Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích phong cách lãnh đạo của ông đặng thành tâm – chủ tịch tập đoàn kinh bắc (KBC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.03 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG ĐẶNG THÀNH
TÂM – CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN KINH BẮC (KBC)
Trên thế giới mỗi một giây có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập, bên
cạnh đó cũng có không ít doanh nghiệp phá sản, đóng cửa. Vậy, sự tồn tại hay
thất bại của doanh nghiệp quyết định bởi yếu tố gì? Chắc chắn yếu tố chủ đạo là
sự lãnh đạo của các nhà quản lý, nhà lãnh đạo, những người có vai trò quyết định
đến sự thành – bại của doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo giỏi còn cần phải có các
tố chất khác biệt. Họ phải có tầm nhìn xa và phải có khả năng kết nối tầm nhìn
đó với những ý tưởng. Họ phải là nhà cải cách và không chống lại sự thay đổi.
Họ là người dám mơ ước và dám trở nên khác biệt. Họ sẵn sàng chấp nhận thất
bại…
Trong khuôn khổ giới hạn của bài nghiên cứu này, tôi xin đưa ra một số những
phân tích về những kỹ năng và tố chất của nhà lãnh đạo thành công mà tôi biết là
anh Đặng Thành Tâm – Chủ tịch tập đoàn Kinh Bắc (KBC) và Tập đoàn Đầu
tư Sài Gòn (Sai Gon Invest Group - SGI) – người giàu nhất Việt Nam năm
2010.
Trên cơ sở sử dụng những kiến thức đã được học từ môn học “Phát triển
khả năng lãnh đạo” cùng với các kiến thức mà tôi lĩnh hội được từ thực tiễn
công tác trong đơn vị. Tất cả những phẩm chất, tố chất và kỹ năng của Đặng
Thành Tâm, tôi sẽ được tập trung phân tích kỹ sau đây, bởi những yếu tố này có
ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh người lãnh đạo và là nền tảng của sự thành
công.
* Một số tố chất của người lãnh đạo cần phải có:
- Sự hiểu biết và ham học hỏi:
Người lãnh đạo không thể điều hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh
vực hoạt động của họ. Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động
của mình, người lãnh đạo còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để
không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri


thức mới. Điều này giúp cho nhà lãnh đạo có một vốn kiến thức sâu rộng vừa


hoàn thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thể để phát triển doanh nghiệp.
Sinh ra trong một gia đình nghèo tại đất cảng Hải Phòng, điều duy nhất mà Đặng
Thành Tâm nhận được từ cha là lòng đam mê học hỏi không ngừng nghỉ. Đi
Liên Xô (cũ) về, ai cũng vác đầy nồi áp suất, xà bông, còn cha Tâm ngày đó
mang về mấy container đầy sách. Cũng không ai ngờ chính đống container đó là
tài sản vô giá mà người cha truyền lại cho các con. "Ba tôi nói hoài, nói mãi về
sự cơ cực của gia đình và nhắc nhở 4 chị em chúng tôi cần phải học. Ba nói
nhiều tới mức chúng tôi ngấm vào máu lòng khao khát học lúc nào không hay”.
Từng học khoa điều khiển tàu biển, ngành sỹ quan chỉ huy, tốt nghiệp thêm bằng
luật, MBA, để rồi trở thành một doanh nhân nổi tiếng, là thành viên hội đồng tư
vấn kinh doanh APEC, thành viên hội đồng tư vấn cao cấp chương trình hoạt
động hậu WTO của Chính phủ.
- Tầm nhìn và sự quyết đoán:
Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo bởi sự
quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo. Bởi xã hội có nhiều
biến chuyển, xu thế phát triển có nhiểu mới mẻ đòi hòi nhà lãnh đạo phải có tầm
nhìn chiến lược thực tế, vạch địch rõ ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi
trước mắt để đưa ra kế hoạch tiến triển công việc. Nếu không có khả năng phán
đoán tương lai thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển lâu dài của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ
có những quyết định kịp thời và sáng suốt.
Người ta nhắc đến Đặng Thành Tâm nhiều trên sàn chứng khoán nhưng ít
ai ngờ trước khi tỏa sáng, chàng thanh niên Tâm đã từng bị... thất nghiệp. Hồi
đó, ngành hàng hải đang rất "hot" bởi mỗi chuyến đi thủy thủ được trợ cấp 50
USD. Nhưng sau này, chuyến tàu ít đi, vậy là hai năm trời chàng thanh niên Tâm
bơ vơ. Đến khi "dạt" vào làm ở công ty của chị gái, tố chất kinh doanh mới được
thổi bùng lên. Sau này khi đã trở thành doanh nhân nổi tiếng, ít ai biết, tiền góp
vốn đổ vào các tập đoàn của người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam có



đến 80% phải đi vay. Nhưng cái giỏi của ông là biến những khoản vay đó trở
thành lợi nhuận kếch xù. Theo ông, cuộc đời kinh doanh là những thách đố, đầy
rẫy niềm vui và cũng không ít nỗi buồn mà con người phải đánh đu."Khó để tìm
mọi thứ vẹn tròn. Nguyên lý cuộc đời là nước luôn chảy chỗ trũng. Nghệ thuật ở
chỗ làm sao đào hố của mình sâu hơn để nước chảy vào".
- Dũng cảm và kiên trì:
Một nhà lãnh đạo tốt không bao giờ đầu hàng khó khăn, thất bại mà quan
trọng là họ biết đối mặt và dũng cảm vượt qua sự khó khăn, thất bại đó đồng thời
để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy thiết thực về quản lý hay chiến lược
kinh doanh. Mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng và nhất là người đứng đầu
nên biết chấp nhận thử thách và kiên trì, giữ vững ý chí cho đến khi nào thành
công thì thôi. Niềm hy vọng và lòng kiên trì, không ngại khó khăn là động lực
lớn để phát triển doanh nghiệp.
- Nhìn xa trông rộng:
Tố chất này khác với niềm say mê, song ở khía cạnh nào đó, nó lại không
tách biệt khỏi niềm say mê. Nếu một người không quan tâm đến một đối tượng,
một vấn đề, một hệ thống nào đó, thì người đó sẽ không chú tâm dành thời gian
tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, người lãnh đạo, ngoài niềm say mê, còn phải có
tầm nhìn, cách nhìn nhận và những ý tưởng nhất định trước những thay đổi, để
từ đó vạch ra những biện pháp phù hợp.
- Óc sáng tạo:
Người lãnh đạo luôn phải suy nghĩ để làm sao đưa ra những chiến lược
thực hiện tầm nhìn một cách hiệu quả nhất. Trong bất cứ cong việc nào, cũng cần
phát huy trí sáng tạo để thực hiện công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất, chất
lượng đảm bảo nhất.
- Khả năng truyền đạt thông tin:
Người lãnh đạo phải có khả năng diễn thuyết và truyền đạt thông tin để
thuyết phục những người khác tin tưởng, nghe theo và làm theo.
- Khả năng làm việc theo nhóm:



Người lãnh đạo cần phải có khả năng hoạt động cùng những người khác,
biết lắng nghe, sống trung thực và cởi mở, biết sắp xếp và bố trí công việc cho
nhân viên một cách khoa học và hợp lý, biết cách giải quyết và dàn xếp những
mâu thuẫn nội bộ.
- Tài xoay xở:
Người lãnh đạo cần có nghị lực rất lớn. Khi khó khăn, họ không nản chí.
Khi công việc xem ra quá khó, họ sẽ tìm cách tiếp cận khác. Họ luôn tìm kiếm
các giải pháp cho vấn đề, đẻ từ đó lựa chọn hướng đi tối ưu.
Khủng hoảng kinh tế năm 1997- 1998 đánh sập nhiều doanh nghiệp thì Khu
công nghiệp Tân Tạo, nơi ông từng làm Tổng giám đốc lại coi khủng hoảng là…
ân nhân. Chi phí cho Dự án Tân Tạo hết khoảng 32 triệu đôla, vốn điều lệ công
ty chỉ vẻn vẹn 1 triệu đôla, đang loay hoay không biết xoay đâu ra tiền thì chạm
trán ngay khủng hoảng. Nhưng cũng chính nhờ nó mà Đặng Thành Tâm có cơi
hội tiếp cận vốn vay ngân hàng. Trong khi nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa vì
suy thoái, thì Đặng Thành Tâm đã chớp cơ hội giá vật liệu xây dựng giảm 50%,
được Nhà nước hỗ trợ lãi suất, ông mạnh dạn vay vốn xây nhà xưởng. Xây xong
cũng là lúc khủng hoảng đi qua, giá cả phục hồi, vậy là lãi được gấp đôi.
- Lòng dũng cảm:
Người lãnh đạo là người có một trong những công việc khắc nghiệt nhất.
Giám đốc điều hành phải luôn xác định rõ, họ là đại diện cho ai và cần phải làm
gì. Họ phải dũng cảm và cương quyết trong các vấn đề liên quan đến sự sinh tồn
và phát triển của doanh nghiệp, như việc bổ nhiệm, sa thải…
Nói về những thất bại của đời mình, vị chủ tịch cười tươi:“Đời tôi thất bại nhiều
rồi, nhưng tôi coi đó là những chi phí cuộc đời bắt mình đánh đổi. Tôi tập cho
mình thói quen không kêu than mà sẵn sàng chấp nhận”.
- Sẵn sàng chấp nhận rủi ro:
Người lãnh đạo tài năng là người không trốn tránh trước thực tế giảm sút,
biết lường trước những kịch bản xấu nhất có thể xảy ra với doanh nghiệp. Khi
đó, họ cần có kế hoạch hỗ trợ.



Trong cuộc khủng hoảng năm 2008, Lúc thị trường đi xuống, nhiều doanh
nghiệp phải bán tháo bất động sản, ông đã tranh thủ mua lại với giá rẻ ở khu
Ngoại giao đoàn, đường Láng Hạ (Hà Nội) và ẵm luôn 1 ha đất ở quận Bình Tân
(TP HCM) với giá 2 triệu đồng mỗi m2. Chiến công lớn gây xôn xao dư luận gần
đây của Đặng Thành Tâm là đánh bật nhiều đối thủ nặng ký để giành được dự án
khách sạn 5 sao Lotus, một trong những dự án hàng đầu Hà Nội với tổng mức
đầu tư lên tới 500 triệu USD do Tập đoàn Riviera (Nhật Bản) làm chủ đầu tư
trước đó. Nhờ vậy mà thị trường ốm yếu, Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh
Bắc vẫn có hàng nghìn tỷ trong tài khoản.
- Kiểm soát thái độ:
Thành công trong kinh doanh dựa nhiều trên thái độ, hơn là năng lực, xét
về mặt tinh thần. Hãy lạc quan với chính mình, người khác và cuộc sống. Hãy
bước vào phòng với lò xo ở mỗi bước chân và nụ cười trên khuôn mặt.
- Nghĩ trước khi nói:
Nghĩ nhanh, dừng lại, rồi nói một cách quả quyết. Một ông chủ đã luyện
tập tự nói chuyện với mình trước khi cất thành lời để có thể nghe được được
giọng nói và sửa đổi khi cần thiết.
- Từ tốn:
Nhanh nhẩu trong lời nói, cử động, tác phong và đi đứng khiến bạn trông
bất an và hốt hoảng. Những người này sẽ dễ bị bỏ qua, không được thăng tiến
hoặc tuyển chọn. Hãy học cách nói chuyện một cách thoải mái, từ tốn và thân
thiện. Không lãng phí thời gian, nhưng hãy nói như thể bạn có tất cả thời gian
trên thế giới này cho những người đang lắng nghe bạn.
- Thẳng thắn:
Tất cả những gì bạn viết hay nói cần phải được thực hiện một cách thẳng
thắn, giản đơn.
- Biết kể chuyện:



Mọi người sẽ hiểu bạn rõ hơn, ghi nhớ những lời bạn nói lâu hơn và cảm
thấy bạn thông minh và thú vị hơn, nếu bạn biết sử dụng các giai thoại để làm rõ
ý của mình.
- Chú ý đến phong cách.:
Quần áo không tạo nên người đàn ông nhưng tạo nên sự khác biệt. Mặc
các trang phục chỉnh tề, chất lượng tốt sẽ làm bạn ra dáng ông chủ hơn. Nhưng
vẻ bề ngoài vẫn không quan trọng bằng cách bạn nhìn nhận sự việc và những gì
mọi người thấy khi nhìn vào bạn.
- Không được để uy hiếp:
Nếu bạn bị phê bình bất công, đừng mắc mưu và lao vào cuộc tranh cãi.
Hãy hỏi lại một cách bình tĩnh: "Vì sao anh lại nghĩ như vậy?", "Anh nói thế
nghĩa là gì?", hoặc "Dựa vào đâu mà anh nghĩ như vậy?".
- Linh hoạt:
Làm sao để vừa nổi bật trong khi vẫn hoà nhập với đám đông.
- Thoải mái với chính mình và người khác:
Nhìn thẳng vào mắt người khác, loại bỏ mọi dấu hiệu của sự phòng ngự,
và hạ thấp giọng. Đừng bao giờ để họ nhìn thấy bạn đang toát mồ hôi.
- Niềm say mê:
Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm được điều gì đó
đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình. Không có sự say mê, thi một nhà
lãnh đạo sẽ không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết.
* Bên cạnh đó, một nhà lãnh đạo cần phải có những kỹ năng:
Lãnh đạo là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các
nhóm và các nguồn lực khác. Lãnh đạo được thử thách và đánh giá qua việc đạt
được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau.
Trước tiên, phải có một vốn kiến thức nhất định về hệ thống luật và thuế trong
kinh doanh, về marketing, tài chính doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, công
nghệ … Đây là yêu cầu tiên quyết vì nó gắn liền với hiệu quả của quá trình ra
quyết định. Và để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thì cần phải có những kỹ



năng cần thiết. Sau đây là một số kỹ năng quan trọng mà một nhà lãnh đạo cần
phải có:
- Kỹ năng lãnh đạo:
Đây là một kỹ năng không thể thiếu. Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự
thành công trong việc thay đổi hệ thống và con người. Thuật ngữ “lãnh đạo”
đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay
đổi. Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con
người một cách năng động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình
quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó. Nếu
bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải
biết khai thác quyền lực của những người khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình
quyết định và làm cho quá trình đó hoạt động.
“Một trong những điều tôi tâm đắc khi theo học ở khoa Điều khiển tàu biển của
Trường Đại học Hàng Hải là chúng tôi được đào tạo để làm chỉ huy - đào tạo để
trước khi ra khơi thì cần phải biết cách lên một hải trình cụ thể, hướng con tàu
chạy trên đại dương mênh mông theo lộ trình đã định. Trên đại dương, dù có bất
đồng chính kiến giữa thủy thủ đoàn thì một con tàu không thể rẽ theo hai hướng,
người thuyền trưởng phải quyết đoán chọn hướng đi đúng đưa con tàu cập bến
an toàn. Chúng tôi cũng được học cách ra hiệu lệnh và làm sao để mọi người
tuyệt đối tuân thủ: dứt khoát, rõ ràng, chuẩn xác - một tố chất quan trọng làm
lãnh đạo. Đây cũng là các lợi thế sau này khi bản thân tôi trở thành doanh nhân
và cũng là yếu tố quan trọng để tôi lãnh đạo doanh nghiệp thành công.”
- Kỹ năng lập kế hoạch:
Nhà quản lý là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của công ty sẽ
hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà lãnh đạo ảnh hưởng
rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa
đến những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để
đảm bảo cho người lãnh đạo có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn

bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được


hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp
dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người quản
lý sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực
thi các quyết định trong quyền hạn của mình.
Đặng Thành Tâm đã từng lênh đênh trên biển và chính những trải nghiệm
đó đã tác động đến tính cách ông nhiều nhất. Công tác sỹ quan chỉ huy dạy cho
ông biết cách ra lệnh, đối mặt với bão tố và lên kế hoạch cho những chuyến đi
dài ngày. Đến sau này, khi trở thành một CEO thành đạt, chính nguyên tắc chỉ
huy thẳng thắn dứt khoát ấy đã giúp cho ông vững vàng chèo lái con thuyền
doanh nghiệp gặt hái thành công.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành qua các bước sau: nhận
diện vấn đề, tìm nguyên nhân của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa
chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này một cách
khéo léo và hiệu quả.
Thất bại lớn mà ông nhớ mãi là chật vật kêu gọi vốn đầu tư cho Khu công
nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh). Quay cuồng vay vốn khắp nơi không ai cho, kêu gọi
thành viên Tân Tạo góp sức cũng không được, ông tưởng mình chết chắc khi dự
án còn đang phôi thai mà nguồn vốn không có. Bơ phờ, mệt mỏi, nhưng ông xác
định rõ, nếu không có vốn đầu tư thì sẽ mất tất cả, công sức bao lâu sẽ đổ hết
xuống sông biển. Nghĩ vậy, ông lại lao đi khắp nơi, tất tả kêu gọi đầu tư. Nhờ
duyên may gặp gỡ kèm tài thương thuyết, vị Tổng Giám đốc trẻ tuổi đã thuyết
phục được nhiều nhà đầu tư rót vốn. Đến nay, sau gần chục năm, Khu công
nghiệp Quế Võ đã có hơn 50 dự án đầu tư được cấp phép và đi vào hoạt động với
tổng vốn đầu tư hàng trăm triệu đôla và hàng nghìn tỷ đồng. Ông ví chấp nhận
thất bại như việc gieo hạt chờ cây nẩy mầm. Khi gieo 10 hạt giống, chỉ cần hai
cây sống là đã thành công. "Hai cây sống sót thì phải chiết cành. Tôi đã phải

học cách chiết để nhân rộng thành công”, vị Chủ tịch tâm sự.
- Kỹ năng giao tiếp tốt:


Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối quan hệ, cái mà
có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo giao tiếp bằng văn nói
và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể,
đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày nay có
được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng giao tiếp tốt
cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia về nhân sự đã
từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được sự sáng
tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc
lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên để khẳng định lòng trung
thành và sự cam kết của người lao động không thể có được bằng việc trả lương
cao. Thực tế là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều
kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ một nhân viên
tốt.
- Kỹ năng giao quyền hiệu quả:
Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài – người có khả năng bổ sung
những khiếm khuyết của bạn. Thay vì biết cách khen ngợi mà hãy phân quyền và
phân bổ công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải có
chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, những người dám đặt
những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để thực hiện nó.
Hiện nay, mô hình hoạt động của Saigon Investment group là tham gia vào nhiều
mảng kinh doanh với xu hướng chuyên biệt hóa và đi sâu vào từng lĩnh vực riêng
lẻ. Tuy dàn trải trên nhiều lĩnh vực vẫn đang hiệu quả và phát huy tác dụng là do
Đặng Thành Tâm chỉ xây dựng những viên gạch nền tảng, còn việc tiếp tục xây
là nhiệm vụ của những người kế thừa.
- Kỹ năng truyền cảm hứng:
Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ nhận được những

điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở thành nhà lãnh
đạo giỏi, bạn cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với
cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề rắc rối,


phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp
lý.


* Tài liệu tham khảo:
1. GRIGGS – MBA program, Giáo trình Quản trị marketing của Trường Đại
học Griggs., 2011.
2. Các bài giảng môn học phát triển khả năng lãnh đạo
3. Tài liệu trên mạng
( />option=com_content&view=article&id=275%3Amarketing-phacach&catid=126%3Am&Itemid=331&lang=vi)



×