HÀ NỘI , 4/ 2014
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN I
LỚP 1405RCLP0111
Môn: “ Tâm lý quản trị kinh doanh”
I. Thời gian, địa điểm:
1. Thời gian:
2. Địa điểm: Sân thư viện trường Đại Học Thương Mại
II. Nội dung:
Gặp mặt thành viên
Bàn bạc trao đổi về đề tài
Lập giàn ý cho đề tài
Phân công công việc
III. Bảng phân công công việc:
HỌ VÀ TÊN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Nguyễn Thị Quyên Phần 2.2 chương II tìm hiểu để tài số 1 của nhóm 1,2,3,4 để
tìm câu hỏi và nhận xét
Đoàn Thị Quỳnh Phần 2.1 chương II tìm hiểu đề tài số 3 của các nhóm còn lại
để tìm câu hỏi và nhận xét
Nguyễn Kim Quỳnh Phần1 chương II
Phạm Thị Thu Quỳnh Phần 2.3 chương II
Phạm Thị Sáng Làm slide + phần 2 chương III
Nguyễn Thị Tịnh Tâm Phần mở đầu + word
Nguyễn Văn Thắng Phần kết luận
Phạm Đức Thịnh Chương I
Đoàn Thị Thoa Phần 1, 3 chương III
Thư kí Nhóm Trưởng
( Kí Tên) (Kí Tên)
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
2
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN II
LỚP 1405RCLP0111
Môn: “Tâm lý quản trị kinh doanh”
I. Thời gian, địa điểm:
1. Thời gian: 3/4/2014
2. Địa điểm: Sân thư viện trường Đại Học Thương Mại
II. Nội dung:
1. Phân chia nhiệm cho bài thảo luận sắp tới
Thuyết trình
Làm slide:
- Phạm Thị Sáng
Tìm hiểu đề tài của các nhóm khác
- Nguyễn Thị Quyên
- Đoàn Thị Quỳnh
2. Đánh giá hoạt động trong bản word và mức độ tích cực của các thành viên
HỌ VÀ TÊN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
CÔNG VIỆC
Nguyễn Thị Quyên Phần 2.2 chương II tìm hiểu để tài số 1 của
nhóm 1,2,3,4 để tìm câu hỏi và nhận xét
Đoàn Thị Quỳnh Phần 2.1 chương II tìm hiểu đề tài số 3 của các
nhóm còn lại để tìm câu hỏi và nhận xét
Nguyễn Kim Quỳnh Phần1 chương II
Phạm Thị Thu Quỳnh Phần 2.3 chương II
Phạm Thị Sáng Làm slide + phần 2 chương III
Nguyễn Thị Tịnh Tâm Phần mở đầu + word
Nguyễn Văn Thắng Phần kết luận
Phạm Đức Thịnh Chương I
Đoàn Thị Thoa Phần 1, 3 chương III
Thư kí Nhóm Trưởng
( Kí Tên) (Kí Tên)
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
BẢNG ĐÁNH GIÁ
NHÓM
Môn: “ Tâm lí quản trị kinh doanh”
LỚP 1405RCLP0111
3
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
STT HỌ VÀ TÊN MSV LHP
CÁ NHÂN KÍ TÊN NHÓM ĐÁNH
GIÁ
KÍ TÊN
GHI CHÚ
1
Nguyễn Thị Quyên
12D120038
K48C1
2
Đoàn Thị Quỳnh
12D120158
K48C3
3
Nguyễn Kim Quỳnh
12D120098
K48C2
4
Phạm Thị Thu Quỳnh
08D120098
K44C2
5
Phạm Thị Sáng
12D120278
K48C5
6
Nguyễn Thị Tịnh Tâm
12D120099
K48C2
7
Nguyễn Văn Thắng
10D120052
K46C1
8
Phạm Đức Thịnh
12D120042
K46C1
9
Đoàn Thị Thoa
12D120043
K48C1
Thư kí Nhóm Trưởng
( Kí Tên) (Kí Tên)
4
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
LỚP 1405RCLP0111
Môn: “ Tâm lý quản trị kinh doanh”
I. Thời gian, địa điểm:
1. Thời gian: …./… /2014
2. Địa điểm: giảng đường V504-trường Đại học Thương Mại
II. Nội dung:
1. Các thành viên trong nhóm tham gia thảo luận:
Thuyết trình:
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
Tham gia nhận xét trả lời câu hỏi phản biện:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………
Các câu hỏi của các bạn trong LHP:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
5
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
2. Đánh giá của giảng viên:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Xác nhận của giảng viên
(Kí tên)
6
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LỜI MỞ ĐẦU
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Tính khí
2. Tính cách
3. Năng lực
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG
1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯƠNG GIA BÌNH VÀ BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG
1.1. Giới thiệu về Trương Gia Bình
1.2. Bối cảnh tác động
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÍ CỦA TRƯƠNG
GIA BÌNH
2.1. Những điểm nổi bật trong tính khí của Trương Gia Bình
2.2. Trương Gia Bình một người theo phong cách dân chủ
2.3. Năng lực cá nhân của Trương Gia Bình
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP
1. MỤC TIÊU
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Bài học kinh nghiệm
2.2. Giải pháp
3. ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
7
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LỜI MỞ ĐẦU
Trong một tổ chức, người lãnh đạo bao giờ cũng đóng một vai trò hết sưc quan
trọng, một tổ chức không thể tồn tại nếu không có người lãnh đạo. Vậy như thế nào để
trở thành một nhà lãnh đạo thành công? Có rât nhiều yếu tố tác động nhưng “ tâm lí
lãnh đạo “ chính là nền tảng cho việc đạt được mục tiêu ấy.
Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí, từ những người có chức vụ quan trọng
đến nhưng người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, trưởng phòng,
nhân viên, thuyền trưởng , cha xứ …. Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các
nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu , có khả năng đề xướng
hướng đi cho mọi người, và quyết định cho các họat động nội bộ. .
Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ và hoạt động
của họ đối với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có thẻ xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp, như lãnh đạo nhóm làm việc có trưởng nhóm Càng ở vị trí
cao, nhà lãnh đạo càng có quyền lực chức vị và trách nhiệm công việc càng lớn.
“Tôi sẽ chỉ rõ con đường trở thành lãnh đạo cho các bạn trẻ” Vâng đó chính là
câu nói – TGĐ Trương Gia Bình khẳng định trên trang tin nội bộ của Tổng công ty
FPT. Và cũng chính câu nói này đã đưa chúng em tới tìm hiểu và nghiên cứu về
Trương Gia bình chủ tịch tập đoàn FPT cũng như “ phong cách lãnh đạo” của ông để
phần nào hiểu được sự thành công của tập đoàn FPT cho đến ngày nay.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên những lí thuyết môn học : “ Tâm lí quản trị kinh doanh” , từ đề tài đã chọn,
nhóm xác định mục tiêu nghiên cứu. Để có được thông tin chính xác và đáng tin cậy,
8
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
nhóm đã nghiên cứu trên các trang Web của FPT hay các báo mạng về doanh nhân,
cũng như các thông tin được lưu truyền thực tế.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. TÍNH KHÍ:
Tính khí là sự biểu hiện về mặt cường độ ( mạnh hay yếu ), tốc độ ( nhanh châm ),
nhịp độ của các hoạt động tâm lí trong những hành vi, cử chỉ, các nói năng của cá nhân.
Tính khí mang đặc tính bẩm sinh, di truyền, thể hiện ở cấu trúc của hệ thần kinh. Khi
xét đến hoạt động của hệ thần kinh, người ta thường xem xét quá trình hưng phấn và ức
chế. Hệ thần kinh có thể được chia thành hệ thần kinh mạnh là hệ thần kinh có cường độ
phản ứng cao và hệ thần kinh yếu là hệ thần kinh có cường độ phản ứng yế. Theo độ cân
bằng giữa quá trình hưng phấn và ức chế có hai loại là hệ thần kinh cân bằng và hệ thần
kinh không cân bằng. Hệ thần kinh cân bằng có thời gian giữa quá trình hưng phấn và
quá trình ức chế tương đương nhau, còn hệ thần kinh không cân bằng có thời gian hưng
phấn ngắn hơn thời gian ức chế
Về tốc độ phản ững có hệ thần kinh linh hoạt và hệ thần kinh không linh hoạt. Hệ thần
kinh linh hoạt có thời gian của một phản ứng ngắn, còn hệ thần kinh không linh hoạt thì
có thời gian của một phản ứng dài hơn .
Có 4 loại tính khí cơ bản: .
Tính khí linh hoạt: Là tính khí có hệ thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt. Cá nhân
có tính khí này thường nhận thức nhanh, nhớ nhanh, phản ứng nhanh nhưng chưa sâu;
hoạt động mạnh mẽ, hăng hái tham gia mọi công việc, nhiệt tình và tích cực trong
công việc; Dễ thích ứng với hoàn cảnh mới; Giao tiếp rộng rãi, thân mật, tình cảm dễ
dàng xuất hiện nhưng dễ thay đổi, chan hòa nhưng dễ hời hợt, vui tính, lạc quan, tính
tìnhcởimở,vuivẻ, dễ gần và bắt chuyện, liên hệ nhanh với mọi người xung quanh.
thiếukiên nhẫn hay bỏ dở công việc. .
Tính khí bình thản: là tính khí có hệ thần kinh mạnh, cân bằng và không linh hoạt.
Những cá nhân có tính khí này nhận thức hơi chậm, phản ứng với kích thích cũng
9
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
chậm; bình tĩnh, chín chắn trong công việc, kiên trì ,
thận trọng, chu đáo trong hành động, làm việc đều đặn, có mức độ, không tiêu phí sức
lực vô ích. Ít nói cười, ít ba hoa; Tình cảm thường kín đóa, kìm hãm được xúc cảm, bề
ngoài như thiếu nhiệt tình, ít chan hòa, thiếu cởi mở nên dễ bị đánh giá là khinh
người, phớt đời, khả năng tự kìm chế, tự chủ cao; Chậm chạp ít biểu lộ sự hăng hái,
xung phong, hay do dự nên bỏ lỡ cơ hội, ít tháo vát, thích nghi môi trường chậm.
Tính khí nóng nảy: Là tính khí của hệ thần kinh mạnh và không cân bằng. Những cá
nhân này nhận thức nhanh nhưng không sâu sắc, dễ bị biểu hiện bề ngoài đánh lừa;
Vội vàng hấp tấp, nóng vội khi đánh giá sự việc; trong công tác họ dũng cảm, can
đảm, hăng hái sôi nổi; Tình cảm bộc lộ mãnh liệt, nhưng dễ thiếu tế nhị; rất thẳng
thắn, trung thực, quảquyết,haynói thẳng, không úp mở quanh co; Kiềm chế kém, dễ bị
xúc động, dễ vui, dễ nóng nảy, dễ phát khùng, bộp chộp phung phí nhiều sức lực nên
dễ bị kiệt sức. Quả quyết nhưng dễ liều mạng, hay mệnh lệnh qui kết đao to búa lớn .
Tính khí ưu tư: Là tính khí của hệ thần kinh yếu. Những cá nhân này
có nhận thức khá sâu sắc, tế nhị, năng lực tưởng tượng dồi dào, phong phú; Trong
những hoàn cảnh quen thuộc họ làm việc tốt và có trách nhiệm đối với công việc đã
được phân công; Tình cảm bền vững và thắm thiết. Tuyít cởi mở nhưng có thái độ
hiền dịu và rất dễ dàng thông cảm với mọi người; Hay tư lự, hay lo lắng và thiếu tự
tin, rụt rè, tự ty, hay suy nghĩ tiêu cực, thiếu tinh thần vươn lên dám nghĩ, dám làm.
Không có loại tính khí nào xấu hoặc tốt hoàn toàn. Tính khí của một người thường
pha trộn cả bốn loại. Hoàn cảnh sống, rèn luyện, giáo dục có thể biến đổi Tính khí.
Giao công việc phù hợp với tính khí của con người họ sẽ hoàn thành công việc hiệu
quả hơn. Cần cư xử với con người theo đặc điểm tính khí của họ.
2. TÍNH CÁCH :
Tính cách là một tổng hợp những thuộc tính tâm lý đặc trưng của cá
nhân, phản ánh mối quan hệ của cá nhân với hiện thực và biểu hiện ở những
hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân đó .
Nội dung là hệ thống thái độ bên trong của cá nhân đối với hiện thực như là đối với xã
hội, đối với lao động, đối với bản thân, đối với tài sản…Thái độ đối với xã hội phản ánh
mối quan hệ giữa cá nhân với tổ chức, với mọi người xung quanh, nó thể hiện tình yêu
thương, tôn trọng, lòng tận tụy…hay sự ghét bỏ, thù hằn, khinh miệt, hờ hững…tinh thần
hy sinh vì mọi người, vì lợi ích chung…; Thái độ đối với lao động là ý thức tổ chức, kỷ
luật, tính yêu lao động, cần cù, tận tâm…; Thái độ đối với bản thân là những đánh giá suy
xét về bản thân mình, những yêu cầu, mục đích đặt ra để thực hiện trong cuộc sống hàng
ngày thể hiện ở lòng tự trọng, tính khiêm tốn, tính tự hào…; Đối với tài sản thể hiện ở
10
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
cẩu thả hay không cẩu thả, hoang phí hay tiết kiệm. Hình thức là sự biểu hiện ra bên
ngoài của hệ thống thái độ của cá nhân trong những hành vi xã hội, thể hiện ở hành vi, cử
chỉ, cách nói năng .Nội dung và hình thức của tính cách được xét theo chuẩn mực đạo
đức xã hội thì được phân thành tốt xấu. .
Khi xét đến sự đồng nhất giữa nội dung và hình thức sẽ tạo ra 4 kiểu tính cách:
- Loại thứ nhất: là loại nội dung tốt và hình thức tốt. Đây là những cá nhân có thái độ
bên trong tốt và biết các thể hiện ra bằng những hành vi, cử chỉ, cách nói năng tốt. Khi
bên cạnh có những cá nhân này thì nhà quản trị có thể yên tâm .
- Loại thứ hai, là loại nội dung xấu và hình thức tốt. Đây là những cá nhân có thái độ bên
trong xấu, nhưng thể hiện ra bên ngoài ở hành vi, cử chỉ, cách nói năng lại tốt. Đây
thường là những người dày dạn kinh nghiệm sống, biết cách che giấu mình bằng những
biểu hiện ra bên ngoài phù hợp với chuẩn mực xã hội, chuẩn mực nhóm. Những cá nhân
này nếu nhà quản trị tin nhầm thì hậu quả sẽ khó lường. .
- Loại thứ ba, là loại nội dung tốt và hình thức xấu. Đây là những cá nhân có thái độ bên
trong tốt, nhưng thể hiện ra bên ngoài xấu. Đây là những người được coi là thiếu kinh
nghiệm sống, nên không biết cách bộc lộ mình ra cho đúng những thái độ tốt ở bên trong.
Nếu nhà quản trị tinh tường, nhìn thấu nội tâm bên trong của họ, chỉ cần huấn luyện một
chút về cách biểu hiện ra bên ngoài nhà quản trị sẽ có một nhân viên kiểu thứ nhất.
- Loại thứ tư, là lọai nội dung xấu, hình thức xấu. Loại này lại không đáng sợ vì chúng ta
đã biết họ xấu nên ít tin họ, do vậ hậu quả xảy ra thường ít nghiêm trọng. Tuy nhiên,
trong cuộc sống không ai có thuần nhất toàn tính cách tốt hoặc toàn tính cách xấu. Chúng
ta thường đánh giá một người là tốt hay xấu dựa trên số lượng những nét tính cách tốt hay
xấu chiếm tỷ lệ nhiều hay ít, nội dung của nó có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với
xã hội, đối với con người trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định. Tính cách phụ
thuộc vào sự giáo dục của xã hội và sự rèn luyện của cá nhân. Xét tính cách phải xem xét
nguồn góc xã hội của cá nhân đó.
3. NĂNG LỰC :
- Năng lực là khả năng của cá nhân có thể thực hiện một hoạt động nào đó, làm cho
hoạt động ấy đạt đến một kết quả nhất định. .
Năng lực được hình thành , thể hiện và phát triển trong hoạt động. Nó chỉ tồn tại trong
mối quan hệ với một hoạt động nhất định. .
Khi đánh giá năng lực của một người, cần chú ý đến nhiều yếu tố bao gồm:
a. Các yếu tố để tạo thành năng lực :
- Các yếu tố thuộc sinh lý, cơ thể bẩm sinh
- Sự giáo dục mà học được hưởng
11
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
- Kinh nghiệm và sự từng trải của họ
- Sự rèn luyện, tập luyện, sự chuyên cần, chăm chỉ… .
b. Các yếu tố trực tiếp trong hoạt động của họ:
- Con đường đi tới kết quả công việc là con đường nào?(cách thức, tính độc lập, độc
đáo, tính sáng tạo, khoa học…)
- Hiệu suất công việc (thời gian, sức lực và tiền bạc, nguyên vậtliệu…)
- Kết quả: mức độ đạt tới về chất lượng, số lượng .
Trong phân công công tác cho một cá nhân, nếu hợp với năng lực của họ, tạo điều
kiện cho họ phát huy tối đa năng lực của mình thì kết quả sẽ rất tốt. Người lãnh đạo
giỏi là người lãh đạo nhìn thấu cả năng lực còn chưa bộc phát của nhân viên để giao
công việc cho họ khiến họ phát huy được năng lực của mình.
12
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG
1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯƠNG GIA BÌNH VÀ BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG
1.1. Giới thiệu về Trương Gia Bình:
Trương Gia Bình sinh ngày 19 tháng 5 năm 1956 tại Nghệ Tĩnh, quê quán Điện
Phong, Điện Bàn, Quảng Nam - Đà Nẵng. Trương Gia Bình cùng nhiều nhà khoa học và
kỹ sư khác, trong đó có Tiến sỹ Nguyễn Thành Nam là người đã sáng lập nên tập
đoàn FPT vào ngày 13/9/1988. Hiện là Chủ tịch HĐQT của FPT, đưa công ty FPT trở
thành công ty công nghệ thông tin hàng đầu việt nam sau 20 năm thành lập và hoạt động.
Con người và tính cách:
- Là một người thông minh và là một người giàu tham vọng từ khi còn rất trẻ.
- Tính cách mạnh mẽ, quyết đoán nhưng cũng rất dân chủ, công bằng, nghiêm khắc
trong công việc.
- Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ gian khó nhưng lại vô cùng lãng mạn, lạc
quan và yêu đời.
- Là người có nghị lực và quyết tâm lớn lao, vô cùng táo bạo.
- Ông Bình thuộc típ người, càng khó khăn, tiềm năng trong ông càng trỗi dậy.
- Ông còn là một người giàu đam mê, nhiệt huyết nhưng cũng rất thực tế.
- Sống tình cảm và gần gũi, cởi mở với mọi người. Ông luôn trân trọng và đề cao công
sức nỗ lực và sáng tạo của mọi thành viên trong đại gia đình FPT.
Đời tư:
Ông Trương Gia Bình là người Hà Nội, con trai của bác sĩ Trương Gia Thọ. Nhà ông
ban đầu ở 91 Thợ Nhuộm, Hà Nội. Ông sống ở Hà Nội từ năm 2 tuổi.
Ông Trương Gia Bình từng là con rể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi kết hôn với
bà Võ Hạnh Phúc và có một cô con gái với người vợ này. Sau khi li dị với bà Phúc, ông
Bình đã kết hôn với người vợ thứ hai là Nguyễn Tuyết Mai (Hiện là chủ tịch công ty du
lịch Vidotour).
Trình độ học vấn.
- Thời phổ thông, ông là học sinh chuyên toán Chu Văn An, Hà Nội.
- Cử nhân Toán, Đại học Tổng hợp Lomonosov, CHLB Nga, năm 1979
- Tiến sĩ Toán Lý, Đại học Tổng hợp Lomonosov, CHLB Nga, năm 1982
- Được phong hàm Phó Giáo sư năm 1991 tại Việt Nam
13
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
Quá trình công tác
- 1983-1985: Nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện Toán học Steclov – Viện Hàn
lâm Khoa học Xô Viết.
- 1989: Nghiên cứu viên tại Viện Max-Plant, Gottinggen, CHLB Đức
- 1988 – 2002: Tổng Giám đốc Công ty FPT
- 1995: Chủ nhiệm Khoa Quản trị Kinh doanh – HSB, Trường Đại học Quốc gia Hà
Nội
- 1998– 2005: Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam
- 2001 đến nay: Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam
(VINASA)
- 2002 – 2009: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần
FPT
- 2009 đến nay: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT.
1.2. Bối cảnh tác động:
Ông thuộc thế hệ thanh niên Việt Nam sinh ra trong khói lửa chiến tranh. Cái đói, cái
rét, đạn bom, chết chóc… đối với ông hoàn toàn không phải là chuyện nghe ai đó kể lại.
Chính những năm chiến tranh ác liệt mà tên bay đạn lạc diễn ra hàng ngày, ngay trước
mắt đã tôi luyện nên một Trương Gia Bình “không biết sợ” và sẵn sàng vượt lên mọi khó
khăn thử thách sau này, ông Bình chia sẻ. Và song cũng nhờ có chiến tranh mà con người
Việt Nam đã kết thành một khối thống nhất “vì độc lập dân tộc, vì thống nhất tổ quốc” và
mỗi thanh niên trong thế hệ ông đều có một niềm tự hào sâu sắc được sinh ra là người
Việt Nam
Năm 1974, một năm trước khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất, ông được chính phủ
Việt Nam cử đi nước ngoài học tập để chuẩn bị cho công cuộc tái kiến thiết và xây dựng
đất nước sau 30 năm chiến tranh. Tại phương Tây, hay chính xác hơn là tại Liên Xô, ông
đã chứng kiến cảnh người Việt Nam bị chửi rủa, khinh bỉ, thậm chí bị đánh đập khi họ
mua hàng gửi về nước. Hóa ra thế giới không hề biết đến niềm tự hào là người Việt Nam
của ông. Tâm hồn ông bị tổn thương nặng nề. Nhưng chính điều đó đã giúp ông mở to
mắt nhìn thẳng vào sự thật: nghèo đi liền với hèn. Sau khi tốt nghiệp phó tiến sĩ toán lý
tại một trường đại học danh giá nhất Liên Xô (MGU), ông cùng một số đồng đội của
mình từ bỏ con đường nghiên cứu khoa học cơ bản để chuyển sang làm kinh tế, hi vọng
mang lại sự giàu có cho bản thân và đất nước. Việc chia tay với nghiên cứu khoa học cơ
bản của ông được nhiều người so sánh với sự kiện Bill Gates bỏ đại học để mở công ty
phần mềm. Cũng như Bill Gates, sự sang ngang của ông đã tác động to lớn đến toàn bộ
tương lai của ngành CNTT Việt Nam và thế giới.
Thời học cấp ba, dù học chuyên toán nhưng cậu học sinh Trương Gia Bình cũng rất
giỏi các môn xã hội, đặc biệt là môn văn và triết học. Cậu thường nói về triết học, trình
14
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
bày các quan điểm dưới góc nhìn và ngôn ngữ triết học. Chính điều này đã ảnh hưởng
không nhỏ tới những phẩm chất lãnh đạo của ông chủ Tập đoàn FPT sau này.
Từng là con rể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng lỗi lạc nhất của Việt Nam
trong thế kỷ 20, ông Bình chịu ảnh hưởng nhiều phong cách lãnh đạo "lấy dân làm gốc"
của vị tướng này. Ông không muốn quyết định một cách độc đoán, quân chủ. Ông thực
tâm muốn thi hành dân chủ. Sẽ có những người vô trách nhiệm, phát biểu lung tung.
Nhưng ông không sợ. Ông tin vào đa số sẽ ủng hộ ông. Nhân viên nào chống quá, cùng
lắm ông cho nghỉ không ăn lương.
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÍ CỦA TRƯƠNG
GIA BÌNH
2.1. Những điểm nổi bật trong tính khí của Trương Gia Bình
Nói về Trương Bình ông có tính cách đa diện nhiều màu sắc, thu hút bạn bằng sự
duyên dáng riêng của mình. Là người sống tình cảm, ông có nét tính cách riêng rât đáng
yêu là ông hay khóc. Cứ mỗi khi nhân viên xin nghỉ việc là ông Bình lại khóc, chính vì lẽ
đó, nhân viên khó lòng “dứt ao ra đi” và hầu như ai cũng muốn gắn bó lâu dài với FPT.
Tuy sống rất tình cảm,sâu sắc nhưng khi cần ông cũng rất quyết liệt và nghiêm khắc ,
thể hiện được cái uy của nhà lãnh đạo. Ông có sự kết hợp của cương và nhu , tuy nghiêm
khắc nhưng cũng rất nhẹ nhàng, tuy quyết liệt nhưng lại rất tình cảm. Ông biết lắng nghe,
cảm nghiệm, thuyết phục mọi người, ông đầy đam mê và cũng đầy sáng tạo và cực kì
quyết đoán.
Ông Bình tôn trọng, quan tâm cả người lái xe lẫn cô tạp vụ,ông luôn ghi nhớ câu
chuyện của từng người để khi gặp lại ông hỏi thăm rất gần gũi. Mỗi khi gặp khó khăn
ông truyền lửa để tạo động lực cho mọi người vượt qua và phân đấu. Có những cô tạp vụ
đã theo FPT 26 năm tức là bằng tuổi của FPT hiện nay.
Nhược điểm là sự cả tin.
Là người thân cận của chủ tịch FPT trong nhiều năm, Cựu CEO Nguyễn Thành Nam
đã viết trong Sử ký FPT về người anh, người bạn lớn Trương Gia Bình như sau:” Nhiều
thế hệ nghệ sĩ” nhân dân” FPT nổi danh ngoài thiên hạ. Cho đên tận bây giờ, có lẽ cũng
chỉ còn có anh Bình vẫn sẵn sàng một mình cởi áo lao lên sân khấu, nhảy xuống bàn bia
để hò hét, ca hát cùng với anh em nhân viên”.
15
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc, người được coi là “cặp bài trùng “ đã từng nhận xét công
khai với bao chí:” Bình có tài thuyết khách, khi Bình nói về vấn đề nào, tưởng chừng thế
giới không thể khác đi được . Nhiều khi người nghe bị thuyết phục không phải về bản
chất của đề tài mà do cách thức thuyết phục của Bình. Kiến cũng phải bò ra nghe. Nhiều
người tin và làm theo , dù nhiều cái Bình nói đâu có đúng, đâu có đơn giản, đâu có dễ
thực hiện…”.
Nói về nhược điểm của Trương Gia Bình TGĐ FPT bảo:” Có đấy. Đó là sự cả tin. Cả
tin vào một số giá trị không thực tiễn, cả tin vào sự chung lý tưởng, chung mục đích của
nhân viên dưới quyền, cả tin vào một số người mới tiêp xúc. Đôi khi cũng phải trả giá về
sự cả tin ấy”.
Cũng có người nói điểm yếu của Trương Gia Bình là quá cầu toàn , cũng vì cầu toàn nên
việc chuyển giao lãnh đạo mất định hướng, trở nên khó khă. FPT liên tục phải thay
tướng, rơi vào trạng thái khủng hoảng về nhân sự cấp cao.
Tóm lại dù là ưu hay nhược điểm nhưng với tất cả nhân viên ông là một người lãnh đạo
hoàn hảo, ông là hình mẫu của hàng nghìn, hàng triệu người, ông tạo nên ước mơ, tạo
nghị lực sống, thay đổi cuộc đời của biết bao con người FPT. Có người nói:” thành công
không phải là mình thành công mà làm cho người khác thành công hơn mình”. Ở FPT họ
cùng nhau sống, cùng nhau làm việc và cùng nhau thành công.
2.2. Trương Gia Bình một người theo phong cách dân chủ
Trương Gia Bình hiện nay đang là chủ tịch hội đồng quản trị FPT,là tâm điểm chú ý
của cả nước với bộ óc tài năng cùng với tập thể những cộng sự xuất sắc quyết tâm làm
nên những thành tích chói lọi chưa từng có trong lịch sử Viêt Nam.
Cũng giống như những nhà lãnh đạo khác, ông đã xây dựng cho mình một phong cách
lãnh đạo riêng, chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân để đưa ra những tác động đến những
người dưới quyền. Ông Bình chịu nhiều ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo “lấy dân
làm gốc” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông không muốn quyết định một cách độc
đoán, quân chủ. Ông thực tâm muốn thi hành dân chủ. Vậy nguyên nhân hay những yếu
tố nào đã tác động đến việc hình thành nên phong cách lãnh đạo ấy của Trương Gia
Bình?
Vào cuối năm 1998, khi FPT tròn 10 tuổi thì Trương Gia Bình đã là một người nổi tiếng
không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở Mỹ. Còn ở Việt Nam quê hương ông, nơi mà một viên tướng
nhỏ của FPT cũng dám mơ làm thủ tướng thì sự nổi tiếng của ông quả là không có giới
16
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
hạn. Là một người thông minh, ông biết cơ hội của mình đã đến và là một người giầu
tham vọng, ông không có ý định để cơ hội cứ thế trôi qua.
Hiện nay, Trương Gia Bình được bổ nhiệm trở lại với vị trí tổng giám đốc của FPT,
một tập đoàn có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, với bề dày những đóng góp cho
sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trong nước, không những thế FPT đã và đang
khẳng định tên tuổi của mình trên thế giới. Bên cạnh đó, tập đoàn FPT đã xây dựng và
tạo lập được nền văn hóa mang bẳn sắc riêng của mình và đã trở thành một trong các
doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp. Qua gần
25 năm phát triển, nhiều truyền thống và giá trị tốt đẹp đã hình thành, đưa FPT trở thành
một công ty với nhiều nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, là niềm tự hào của mỗi thành viên
trong FPT và đóng góp quan trọng vào sự thành công của FPT ngày hôm nay.
Mỗi bước đi, mỗi chặng đường của FPT có lẽ đều gắn liền với hình bóng của vị lãnh
đạo tài ba Trương Gia Bình. Là một người theo phong cách dân chủ, ông thường thu thập
ý kiến của những người dưới quyền, thu hút cả tập thể vào việc ra quyết định, thực hiện
quyết định. Vào thời điểm năm 1998, ông và các cộng sự của mình đã dựng nên một
công ty tin học có tiếng tăm lẫy lừng, bề thế hơn cả Công ty Microsoft lúc mới ra đời. Lễ
kỷ niệm 10 năm và lễ đón nhận Huân chương lao động hạng hai của Công ty FPT là một
sự kiện gây nhiều dư luận đến mức hàng tháng sau dân Hà Nội vẫn còn bàn tán. Thông
thường, sau những thành công như thế thì người ta bắt đầu hưởng thụ. Nhưng Trương
Gia Bình không phải là người thường. Ông chưa có ý định hưởng thụ và ông đã thuyết
phục được hầu hết các cộng sự của mình có chung ý chí đó. Quyết định của ông nhận
được sự ủng hộ tối đa của Lê Quang Tiến, là một trong số ít sáng lập viên có thực quyền
trong công ty đến ngày hôm nay. Ông Tiến cho rằng nền kinh tế Việt Nam (vào thời điểm
đó) là hết sức bi đát, chắc chắn Việt Nam và Trung Quốc sẽ kéo cả thế giới chết theo, vì
vậy thời gian sắp tới sẽ hết sức khó khăn.Một văn kiện quan trọng định hướng cho công
ty tin học số một quốc gia lúc đó là bản "Báo cáo 10 năm công nghệ FPT". Báo cáo dài
10 trang A4 và theo ông Bình tâm sự thì ông đã viết đi viết lại tới 7 lần. Những người gần
gũi ông Bình đều nói rằng ông có khả năng viết rất nhanh và khá hay. Việc ông phải viết
lại tới 7 lần chứng tỏ ông đã rất dao động khi ngồi đúc kết những kinh nghiệm dẫn đến
thành công. Phải chăng ông cảm nhận được rằng, việc lặp lại kinh nghiệm của những
năm tương đối may mắn vừa qua sẽ đảm bảo cho công ty một thất bại chắc chắn và muốn
đạt được thành công trong giai đoạn tiếp theo, FPT cần phải đổi mới toàn diện. Vì thế,
trong "Báo cáo 10 năm công nghệ FPT", ông đã rất khôn khéo chỉ đề cập đến một kinh
nghiệm cốt lõi cần phải gìn giữ bằng mọi giá: Con người FPT, trong đó nhấn mạnh đến
con người hiền tài. Phần kết của bản Báo cáo mới thực sự quan trọng, là mở đầu cho một
17
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
cái mới mà ông muốn hướng mọi người đi theo: “Trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21,
chúng ta đứng trước những thử thách mới và vận hội mới to lớn hơn nhiều mà tiêu điểm
chính của nó là phát triển và xuất khẩu phần mềm”. Lúc đó, không có ai đặc biệt chú ý
đến tuyên bố này và ông Bình hiểu rằng còn quá nhiều việc phải làm để thay đổi tư duy
cũ, để lôi kéo những con người đang hân hoan với chiến thắng bước vào một cuộc chiến
đấu mới gian khổ hơn nhiều, nhưng nếu thành công thì ông sẽ trở thành người Việt Nam
đầu tiên là tỷ phú đôla Mỹ. Trong những ngày này, câu hỏi duy nhất trăn trở trong đầu
ông Bình là: “Làm thế nào để chuyển hướng FPT đang rất thành công ở các lĩnh vực
khác sang xuất khẩu phần mềm”. Ông Bình chịu ảnh hưởng nhiều phong cách lãnh đạo
“lấy dân làm gốc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông không muốn quyết định một cách
độc đoán, quân chủ. Ông thực tâm muốn thi hành dân chủ. Sẽ có những người vô trách
nhiệm, phát biểu lung tung. Nhưng ông không sợ. Ông tin vào đa số sẽ ủng hộ ông. Nhân
viên nào chống quá, cùng lắm ông cho nghỉ không ăn lương… “Mỗi lãnh đạo, nhân viên
đều được chia sẻ ý tưởng và chúng tôi có thể chấp nhận cả những ý tưởng khác biệt, hỗ
trợ cho những ý tưởng đó được triển khai vì cái chung của cả tập đoàn. Chúng tôi tin vào
giá trị đồng đội và làm việc tập thể. Tinh thần đồng đội đó đòi hỏi người lãnh đạo phải
biết lắng nghe, có tính thuyết phục với mọi người, bên cạnh khả năng quyết định một
cách quyết liệt”, ông Trương Gia Bình từng nói.
Trương Gia Bình là người luôn chú trọng đến yếu tố con người, bởi lẽ ông cho rằng
“con người là cốt lõi thành công”. Chính vì vậy mà ông luôn tạo mọi điều kiện và cơ hội
phát triển cho nhân viên của mình. Chẳng hạn như ông mở các lớp đào tạo ngoại ngữ
nâng cao, các kì thi Toefl…cho mọi nhân viên tham gia và ông yêu cầu mọi nhân viên
phần mềm phải giao dịch và báo cáo bằng Tiếng Anh. Không chỉ có vậy, ngay từ khi
đồng hành cùng FPT, ông Bình đã lên kế hoạch xây dựng văn hóa FPT, tạo nên bầu
không khí làm việc thoải mái vui vẻ cho nhân viên, luôn đoàn kết và chia sẻ, không có
bất cứ áp đặt nào, để mỗi người của FPT luôn coi FPT là gia đình thứ hai của mình.
2.3. Năng lực cá nhân của Trương Gia Bình
Buổi ban đầu cái tên FPT gắn với công nghệ thực phẩm. Việt Nam là một nước
nông nghiệp, ông Bình hy vọng vào các dự án viện trợ quốc tế trong lĩnh vực này, nó
cũng là điểm xuất phát làm các đồ sấy khô của nhóm “Nhiệt và chất”. Nhưng doanh vụ
lớn đầu tiên của FPT là đổi máy tính Olivetti lấy các loại hàng của Liên Xô vốn rất quen
thuộc với Việt Nam thời bao cấp. Có thể nói giai đoạn 1988-1991 là giai đoạn đổi hàng
Liên Xô. Giai đoạn 1991-1994 là giai đoạn tham gia thanh toán với Liên Xô (Nga) cho
các công trình thủy điện, đồng thời Tin học đã là một hướng kinh doanh độc lập. Từ
1995, kinh doanh Tin học trở thành chủ đạo, các trung tâm định hướng kinh doanh ra đời
18
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
trong FPT. Năm 1998, sau 10 năm thành lập, FPT khẳng định vị trí số một trên thị trường
Tin học của các ngành kinh doanh này và cũng là nhà ISP đầu tiên của Việt Nam . Trong
quãng thời gian trên, ông Bình học hỏi rất nhiều mô hình tổ chức và quản lý của các Cty
công nghệ hàng đầu, áp dụng những điểm phù hợp vào FPT. Nổi bật là việc lập và bảo vệ
kinh doanh, check point nhân viên và xây dựng một hệ thông tin bảo đảm kiểm soát hiệu
quả kinh doanh (Balance và FIFA). Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Huân
chương Lao động hạng hai của FPT là một sự kiện gây nhiều dư luận đến mức, hàng
tháng sau dân Hà Nội vẫn còn bàn tán. Thông thường sau những thành công như thế thì
người ta bắt đầu hưởng thụ. Nhưng Trương Gia Bình “không phải là người thường”
(đánh giá của ông Hoàng Minh Châu, một nhân vật trong FPT). Ông chưa có ý định
hưởng thụ và đã thuyết phục được hầu hết các cộng sự của mình có chung ý chí đó. Năm
1999, FPT chuyển sang toàn cầu hóa với việc tham gia xuất khẩu phần mềm. Đầu năm
2000, FPT là Cty Tin học đầu tiên đạt chứng chỉ ISO-9001. Năm 2000, triển khai thành
công hệ kế toán Solomon theo chuẩn ERP quốc tế, hệ FIFA/MIS của FPT trở thành hệ
thông tin doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam . Năm 2002 doanh số FPT vượt 100 triệu
USD; năm 2003 vươn lên trở thành nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất tại Việt
Nam. Năm 2002, FPT trở thành Cty cổ phần, rồi tập đoàn hóa. Hiện FPT có khoảng 10
ngàn nhân viên và doanh số đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Thời điểm đầu những năm 2000, ông Bình tung ra lý thuyết Fractal (tính bất biến của cấu
trúc) và Leadership Building (kỹ năng lãnh đạo), đồng thời phát động phong trào học tập
các lý thuyết này trong FPT. “Không nhiều cán bộ FPT hiểu được các lý thuyết này, cũng
như vận dụng chúng có kết quả. Là người lãnh đạo FPT trong những năm qua, Gia Bình
có niềm tin vững chắc vào những giá trị mà FPT đã tích lũy được theo thời gian. Những
giá trị đó rất nhiều cái xuất phát từ những ý tưởng của Bình. Nếu không hiểu FPT, hiểu
những chặng đường FPT đã trải qua, thì cũng khó hiểu được những ý tưởng này. Bình là
một nhà tư tưởng” – TS Bùi Quang Ngọc nhận xét – “Bình nhìn nhận FPT phải có đối
ngoại, đối nội, có thông tin báo chí, có văn hóa, có kinh tế, có tinh thần, có đoàn thanh
niên, có phụ nữ, có thiếu niên nhi đồng (FPT Small)
Để triển khai kinh nghiệm sống còn “con người là cốt lõi của thành công”, ông Bình đã
từng phát động một chiến dịch cầu hiền tài. “Chiếu cầu hiền tài” của ông đăng trên tạp
chí nội san và được nhiều báo khác đăng tải lại, đã gây xúc động mạnh trong giới trẻ. Hai
câu lạc bộ tài năng trẻ FPT ra đời, quy tụ hầu hết những học sinh – sinh viên giỏi nhất
nước, trong đó có nhiều em vừa đoạt các giải cao trong các kỳ thi toán học, tin học quốc
tế. Một trong các nỗ lực cầu hiền tài đã đưa về FPT một ngôi sao sáng trong làng phần
mềm Việt Nam lúc đó là Henry Hùng. Tinh thần “chiến tranh” được ông Bình phát động,
để cho dễ nhớ, ông đã gói gọn mục tiêu của Cty vào 3 chữ số: 528. Số 5 chỉ 5000 lập
trình viên chuyên nghiệp của FPT vào năm 2005, số 2 chỉ 200 triệu doanh số phần mềm
xuất khẩu cũng vào năm đó, số 8 chỉ giá trị của Cty tại thị trường chứng khoán Nasdaq là
8 tỷ USD. Toàn thể nhân viên FPT hừng hực khí thế. Trở thành Công ty bạc tỷ trong
19
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
vòng mấy năm là một chuyện phi thường và ông Bình thổi vào bộ máy FPT quyết tâm
làm chuyện phi thường.
Ý tưởng thứ nhất: Đưa chiến tranh nhân dân vào thương trường. Lịch sử Việt Nam là
lịch sử chiến tranh vệ quốc và chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh. Tại sao người Việt
Nam sẵn lòng hy sinh, đổ máu cho quê hương, mà làm kinh tế lại có nhiều điều không
ổn? Ông Bình để tâm học hỏi trực tiếp từ những vị tướng quân đội và sau này tự tổng kết
trong bài “chiến tranh nhân dân ứng dụng vào quản trị kinh doanh”. Điều này ông đã
dạy cho nhân viên FPT, đồng thời cũng chia sẻ với các doanh nghiệp trong khuôn khổ
khoa Quản trị kinh doanh – ĐHQG Hà Nội, và ông cho rằng sức mạnh đó là riêng có của
người Việt Nam, quốc gia khác, nền văn hóa khác khó lòng học được.
Ý tưởng thứ hai: Genetic. Khi nhìn ra thế giới xem có doanh nghiệp nào tồn tại lâu dài,
tìm hiểu bí quyết tồn tại của nó, ông Bình nhận thấy thương hiệu Sumitomo – Nhật Bản
đã có 400 năm tuổi, nhưng lại có một Công ty Thụy Điển đã tồn tại tới 7 thế kỷ. Ông
Bình phát hiện ra rằng, bất cứ một cái gì trường tồn phải có một cấu trúc hết sức đặc biệt
và có thể đặt tên nó là genetic. Để thiết kế được một hệ thống gen trong Công ty, ông
Bình không biết phải bắt đầu như thế nào, cho dù hết sức ước mong và dù đã xem xét cả
mã Gen của người lẫn ruồi giấm. Khi FPT mới chỉ có 350 người, ông Bình tự so sánh với
một dân tộc thiểu số Việt Nam cũng có 350 người. Một dân tộc đã tồn tại độc lập qua cả
ngàn năm đến tận bây giờ, vì sao họ làm được điều đó? Ông Bình sửa soạn đi tìm dân tộc
này nhằm quan sát cách thức họ sống, ăn nói, trồng cấy, sinh hoạt bên đống lửa… để tìm
cấu trúc. Đang chuẩn bị đi thì lại vớ được một cuốn hương ước, và cho rằng hương ước
hay hơn, nên thu thập rất nhiều về đọc. Ông Bình đã mơ hồ đoán được cấu trúc genetic
nhưng vẫn không thiết kế nổi. Lúc này FPT xuất khẩu phần mềm sang Ấn Độ, ông Bình
bắt đầu nghiên cứu các quan điểm ISO và nhận thấy sự minh bạch của bộ lệnh này, đồng
thời nó là quy trình chung cho toàn bộ tập đoàn. Như là lá, bạn sẽ quang hợp, là hoa bạn
sẽ di truyền vậy. Đồng thời tiêu chuẩn ISO có cả biến dị, bởi có cả giai đoạn “check”, tức
là sau một vòng tuần hoàn phải kiểm tra xem có cải tiến được nó không? Thế là bản thiết
kế bộ Gen của ông Bình đã hoàn tất.
Rất nhiều người trong FPT phản đối mạnh mẽ, làm gì có cái khái niệm đó tồn tại trên
đời, nhưng sau khi ông Bình bắt đầu triển khai làm thì điều này bắt đầu xuất hiện trong
một số cuốn sách. Thật may có một người bạn thân của ông Bình hiểu. Để ép mọi người
sử dụng, ông Bình gần như phải dùng tới “bạo lực, cưỡng chế”, bởi có thể cách ông Bình
giải thích khó hiểu, hoặc cũng có thể mọi người không thích thay đổi. Genetic không chỉ
là nhận thức sâu sắc về một tập đoàn, mà muốn vận hành nó sẽ phải chấp nhận trả giá
bằng 30% thời gian của toàn bộ bộ máy nhân sự trong khoảng từ 1 – 2 năm. Vừa đúng
dịp có cuộc xuất khẩu phần mềm, ông Bình đặt ra khẩu hiệu “Xuất khẩu hay là chết”,
đồng thời cho vận hành genetic. Ông Bình đánh giá, đến nay bộ lệnh của FPT vẫn là bộ
lệnh khác biệt so với các tập đoàn khác, bởi lẽ ông đã tìm mọi cách viết một bộ lệnh đầy
đủ để duy trì sự trường tồn của lệnh này, cũng như cây cỏ trường tồn từ thế hệ này sang
20
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
thế hệ khác. Đó là tìm cách bắt chước thiên nhiên. Ông Bình không biết FPT sẽ tồn tại
được bao lâu, nhưng theo đúng như thiết kế thì cần phải liên tục hoàn thiện, khi đạt đến
đẳng cấp thiên nhiên thì đương nhiên sự tồn tại sẽ được chấp nhận. Gen đòi hỏi mỗi tế
bào phải thuộc bài, phải có hệ thống đào tạo nội bộ. Tại FPT lãnh đạo hành xử giống
nhau, 10 người cũng như 10 nghìn người, phương thức giống nhau dù quy mô khác nhau,
đều theo quân sự lệnh. Ý tưởng genetic có trong đầu ông Bình từ năm 1996, đến lúc xuất
hiện tại FPT đã là năm 2003. Một quá trình đeo đẳng.
Ý tưởng thứ ba: Thác số. Ông Bình dự báo rằng sớm muộn gì cũng có một cuộc lật đổ,
thay đổi vị trí các quốc gia trong tương lai. Ý tưởng này về sau người ta viết thành những
cuốn sách rất nổi tiếng như “Thế giới phẳng”, còn ông Bình gọi nó là thác số. Bởi khi
chưa có internet thì công việc nước nào nước ấy làm, nhưng khi internet ra đời sẽ có một
dòng thông tin chảy từ chỗ có nhiều tin đến ít tin, từ chỗ nhiều tri thức đến chỗ ít tri thức,
đồng thời sẽ có dòng công việc chảy theo dòng thông tin đó. Tương tự như việc phải
chọn độ cao, ngăn đập để làm thủy điện. Trong thác số, nước là kỹ năng, một số lượng
các kỹ năng, cụ thể trong công nghiệp phần mềm là tiếng Anh và lập trình. Ông Bình đẩy
tiếp một bước nữa là “tạo nước” bằng việc mở trường Đại học, hiện nay FPT có khoảng
10 nghìn sinh viên, ngoài ra cũng đào tạo cho khoảng 50 ngàn sinh viên trong các hệ
thống khác. Khi tích đủ lượng nước rồi thì ông Bình ngồi xoa tay xem các tổ máy phát
điện vận hành. Các nước phát triển không ai đi viết lập trình cả, học thì khổ chết cha chết
mẹ, ra đời lương lại không cao, họ thường làm các việc khác. Vì thế ông Bình cho rằng,
trong tương lai các nước phát triển sẽ lười biếng, người ta vẫn giàu có nhưng đến một
ngưỡng nào đó sẽ phải chấp nhận sự lật đổ. Thác số chính là cơ hội của đất nước, trong
cái nghèo lại ẩn chứa một sức mạnh riêng.
21
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP
1. MỤC TIÊU:
- Rút ra được bài học từ những thực trạng về tính cách, năng lực của Trương Gia
Bình, từ đó phát huy những ưu điểm và đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế
những nhược điểm đó.
- Mở rộng giải pháp ấy đến với những người có khí chất và tính cách tương tự
- Dựa vào giải pháp ấy đưa ra những ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh đặ biết
là đối với các nhà lãnh đạo
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Bài học kinh nghiệm
Trương Gia Bình ảnh hưởng sâu sắc từ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Trong kinh
doanh ông là người theo phong cách dân chủ. Phong cách dân chủ đã tạo nên những
thành công cho FPT ngày hôm nay- tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông hàng
đầu Việt Nam và giúp cho FPT có màu sắc riêng, tiêu biểu là văn hóa không phong
bì. Tuy nhiên những nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của ông: sự cả tin, sự
cầu toàn, khó tập hợp ý kiến cũng gây không ít phiền phức trong công ty. Đặc biệt là
sự thay đổi về nhân sự của FPT, đã tạo ra sự khủng hoảng về nhân sự cấp cao của
công ty.
2.2. Giải pháp
Phát huy điểm mạnh :
- Trọng người tài, coi trọng ý kiến nhân viên dưới quyền: điều này sẽ giúp cho
công ty phát triển hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực Game Online mà công ty đang
đảm nhận luôn cần những ý tưởng mới.
- Sự kết hợp giữa cương và nhu: sẽ làm cho nhân viên dưới quyền thoải mái
khi làm việc vừa tôn trọng, nể phục ông.
- Về phần năng lực: Tài năng của Trương Gia Bình là không thể phủ nhận.
Ông cho rằng trường học chỉ cung cấp cho sinh viên lý thuyết. Theo thống
kê, năm 2013 có tới 72000 sinh viên thất nghiệp khi ra trường. Hiểu biết được
điều này, ông khuyên sinh viên Việt Nam nên có kiến thức thực tế nhiều hơn.
Đặc biệt ông chỉ ra rằng, chương trình đào tạo của FPT đáp ứng nguồn nhân
lực công nghệ thông tin chất lượng cho các nước trên thế giới.
Khắc phục điểm yếu :
22
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
- Sự cả tin: Mỗi người mỗi tính cách, suy nghĩ khác nhau, tin tưởng vào nhân
viên là tốt nhưng con người luôn có tính ì. Đối với nhân viên cấp dưới cần
phải có sự giám sát trong quá trình làm việc.
- Trương Gia Bình luôn hòa đồng với tất cả mọi người kể cả nhân viên. Điều
này sẽ tạo ra không khí thoải mái, phát huy tối đa khả năng sáng tạo nhân viên
nhưng giữa nhân viên và người lãnh đạo vẫn cần phải giữ một khoảng cách.
Như vậy sẽ tạo dựng nên uy quyền trong phong cách lãnh đạo của Trương Gia
Bình.
3. ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ
Ông Trương Gia Bình là một trong những thành viên sáng tạo chủ trốt ra FPT .
Từ năm 1988 đến năm 2008 ông giữ chức vụ tổng giám đốc của công ty CP FPT đưa
công ty trở thành công ty công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam sa 20 năm thành
lập và hoạt động.
- 5 giái trị cốt lõi trong con người ông: “ đồng đội, dân chủ, sáng tạo, hiền tài,
trong sáng”
- Bản sắc văn hóa FPT được thể hiện qua 3 điểm chính: ‘’ Tôn trọng dân chủ,
tính tập thể và thực sự quan tâm đến từng con ngươi”
- Dân chủ: mỗi người được tham gia các quyết định, được nói lên các ý kiến của
mình, tự do tiếp cận các lãnh đạo, lãnh đạo phải biết lắng nghe, tôn trọng với
những ý kiến trái ngược, đưa những thông tin để sẻ chia với các cấp dưới
23
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
PHẦN KẾT LUẬN
Phần lớn những người giàu có nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay đều đi
lên từ các lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Rất ít người đi lên từ các lĩnh vực sản xuất như
công nghiệp, công nghệ hay nông nghiệp. thế nhưng Trương Gia Bình của tập đoàn FPT
một con người luôn theo tư tưởng dân chủ “ lấy dân làm gốc” đã trở thành CEO của tập
đoàn phần mềm nổi tiếng và được mọi người vô cùng kính trọng và nề phục, có tiếng tăm
quyền lực và có thể sẽ trở thành người việt Nam đầu tiên là tỷ phú đồng Đôla nếu như
thành công trong việc xuất khẩu phần mềm.
Qua bài tiểu luận này phần nào ta có thể hiểu được con người của Trương Gia bình
cũng như những nhân tố làm nên một con người thành công như bây giờ. Từ đó ta có thể
rút ra được những kinh nghiệm cho chính bản thân mình tỏng quá trình học tập công tác,
hơn hết là chuẩn bị được một hành trang khi bước và ngưỡng của của cuộc đời. và hiểu
ra rằng “Muốn khởi nghiệp cần phải có đam mê , sáng tạo và chu đáo ”
24
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINHDOANH - NHÓM 7 GVHD: NGUYỄN VIẾT
THÁI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhóm sức sống mới (2008), lãnh đạo trong thế giới phẳng, NXB trẻ
2. Harvard Business School Press (2008), lãnh đạo nhóm, NXB Thông tấn
3. Giáo Trình tâm lí quản trị kinh doanh- trường Đại Học Thương Mại.
4.
5. />6. />ve-tieu-chi-de-chon-lanh-dao-FPT-post94727.gd
7. />25