Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý tại ngân hàng bidv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 16 trang )

Kế hoạch tổng thể tăng cường Ứng dụng Công nghệ thông tin và Thương mại điện
tử nhằm nâng cao hiệu quả Sản xuất Kinh doanh và Quản lý tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
MỤC LỤC

1


Lời mở đầu .................................................................................................................................................... 4
1 Giới thiệu doanh nghiệp......................................................................................................... 4
2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại BIDV........................................... 5
2.1 Về nhận thức......................................................................................................................... 5
2.2 Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin................................................................... 5
2.3 Về nguồn nhân lực............................................................................................................. 5
2.4 Về tình hình ứng dụng các giải pháp/ chương trình ứng dụng.............. 6
3 Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh...................................................... 7
3.1 Môi trường kinh doanh................................................................................................... 7
3.2 Năng lực cạnh tranh.......................................................................................................... 7
3.3 Phân tích SWOT................................................................................................................. 10
4 Một số kinh nghiệm ứng dụng từ các ngân hàng khác........................................ 11
5 Chiến lược kinh doanh của BIDV.................................................................................... 11
5.1 Chiến lược kinh doanh.................................................................................................... 11
5.2 Chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử ...12
6 Các giải pháp ứng dụng CNTT trong ngành ngân hàng..................................... 12
7 Kế hoạch tổng thể....................................................................................................................... 12
7.1 Ứng dụng chương trình ERP cho quản trị nội bộ........................................... 12
8 Nâng cấp và triển khai mới các ứng dụng, hỗ trợ cho hệ thống ERP........ 13
8.1Nâng cấp các ứng dụng thương mại điện tử.............................................................. 14
8.2Đồng bộ hóa dữ liệu.................................................................................................................. 14
9 Kế hoạch triển khai.................................................................................................................... 14
9.1Về nguồn nhân lực..................................................................................................................... 14


9.2Các bước tiến hành và thời gian triển khai................................................................. 15
9.3 Dự trù ngân sách........................................................................................................................ 16
Lời kết .............................................................................................................................................................. 17
Tài liệu tham khảo..................................................................................................................................... 17

Lời mở đầu.
2


Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực
tài chính, ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác năng quản lý và hoạt
động kinh doanh đang ngày càng đóng vai trò quan trọng. Nhằm đáp ứng các yêu cầu
phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh trong trong giai đoạn
mới theo chiến lược kinh doanh Ban lãnh đạo đã đề ra, nhóm chúng tôi đã lập “Kế hoạch
tổng thể tăng cường Ứng dụng Công nghệ thông tin và Thương mại điện tử nhằm nâng
cao hiệu quả Sản xuất/Kinh doanh và Quản lý”. Nội dung bản kế hoạch được trình bày
dưới đây.
1. Giới thiệu về doanh nghiệp.
- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
- Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: 04.2220.5544 Fax: 04. 2220.0399
- Website: Email:
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày
26/4/1957, là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam. Năm 2011, BIDV cổ phần
hóa thành công, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần và đến nay BIDV là một trong
ba ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính trên tổng tài sản, với hệ thống trên 500
điểm mạng lưới, hệ thống ATM/POS phủ khắp toàn quốc, tổng số lượng cán bộ nhân
viên trên 16.000 người.
- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: hiện tại, BIDV hoạt động trên 4 lĩnh vực kinh
doanh chính: Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính.

- Khách hàng: với hệ thống sản phẩm, dịch vụ đa dạng, đáp ứng hầu hết các nhu
cầu và loại hình giao dịch trong hoạt động tài chính – ngân hàng, BIDV đang phục vụ ba
nhóm khách hàng chính:
+ Khách hàng doanh nghiệp: có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ
thống các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn; các
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Khách hàng cá nhân: bao gồm các khách hàng là cá nhân và hộ gia đình, với số
lượng trên 3 triệu khách hàng.

3


+ Định chế tài chính và các tổ chức khác: BIDV phục vụ các định chế lớn như
World Bank, ADB, JBIC, NIB…, các tổ chức trong nước phi doanh nghiệp như: Kho
bạc nhà nước, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải Quan, Bảo hiểm xã hội…
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ.
2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại BIDV.
BIDV luôn quan tâm đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản
trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến và đã đạt được những thành tựu
nhất định, được sự ghi nhận của hệ thống các tổ chức tín dụng và các tổ chức công nghệ
thông tin: Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index
và nằm trong TOP 10 CIO tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm 2009 và Khu vực
Đông Nam Á năm 2010. Cụ thể thực trạng công nghệ thông tin của BIDV như sau:
2.1 Về nhận thức: Ban lãnh đạo BIDV luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao việc ứng
dụng CNTT trong hoạt động quản lý và kinh doanh, làm cho việc ứng dụng CNTT được
triển khai sâu rộng, thống nhất đến từng đơn vị thành viên, các điểm mạng lưới và người
lao động.
2.2 Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: đã xây dựng Trung tâm dữ liệu, trang bị
các hệ thống máy chủ AS400, hệ thống lưu trữ, mạng truyền thông, các hệ thống máy
tính và các thiết bị công nghệ liên quan đến tác nghiệp nghiệp vụ được trang bị đầy đủ.

Đặc biệt, BIDV đã xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng, đảm bảo an toàn tối đa an
toàn dữ liệu và đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống. Cơ sở hạ tầng CNTT hiện tại
được đánh giá là đồng bộ, đầy đủ và đáp ứng tốt cho nhu cầu mở rộng các ứng dụng
trong giai đoạn tới đây.
Các qui định, qui trình, hướng dẫn liên quan đến CNTT như: qui trình vận hành
thiết bị CNTT, các qui định về khai thác, sử dụng dữ liệu, chính sách bảo mật thông tin,
các qui định và hướng dẫn thực hành về đảm bảo an toàn thông tin … đã được BIDV
ban hành, hướng dẫn thực hiện tới mọi cán bộ liên quan.
2.3 Về nguồn nhân lực.
+ Nhân lực công nghệ thông tin: đội ngũ công nghệ thông tin được tổ chức qui
mô và hệ thống từ Hội sở chính đến các đơn vị thành viên. Tại Hội sở chính là Ban Công
nghệ và Trung tâm Công nghệ thông tin, với chức năng quản lý, xây dựng chiến lược, kế
hoạch, phát triển và ứng dụng các giải pháp CNTT, tổ chức triển khai ứng dụng CNTT
4


trên toàn hệ thống. Tại các đơn vị thành viên, có các Phòng, tổ điện toán với chức năng
thừa hành, phối hợp triển khai các công tác Hội sở chính đề ra.
+ Các đối tượng sử dụng: toàn bộ nhân viên ngân hàng đều được đào tạo đảm bảo
khai thác tốt các chương trình ứng dụng của ngân hàng, đồng thời sử dụng thành thạo
các chương trình tin học văn phòng, email, internet…
2.4 Về tình hình ứng dụng các giải pháp/ chương trình ứng dụng: bao gồm các hệ
thống ứng dụng tập trung và các chương trình phân tán, cụ thể:
- Hệ thống ứng dụng dành cho giao dịch ngân hàng:
+ Hệ thống corebanking SIBS của hãng Silverlake: bao gồm các module chính
phục vụ giao dịch ngân hàng: chuyển tiền, tín dụng, tiền gửi, tài trợ thương mại, thông
tin khách hàng, sổ cái kế toán.
+ Hệ thống xác thực thông tin khách hàng online: xác thực mẫu dấu, chữ ký,
thông tin và thẩm quyền của khách hàng trên mạng nội bộ.
+ Hệ thống thanh toán điện tử: kết nối trực tiếp với NHNN, các tổ chức tín dụng

trong nước và quốc tế, các định chế tài chính. Hệ thống phát hành thẻ và giao dịch thẻ.
- Các chương trình quản lý nội bộ và phần mềm phục vụ tác nghiệp: Định hạng
tín dụng nội bộ, kế toán nội bộ, quản trị nguồn nhân lực, quản lý tài sản, báo cáo số liệu
kinh doanh và quản trị nội bộ, quản lý văn bản nội bộ, phân loại và đánh giá hiệu quả
khách hàng …
- Cổng thông tin nội bộ của BIDV: hoạt động trên nền Intranet, phục vụ truyền
thông nội bộ, tích hợp một số chức năng giao dịch qua mạng đối với CBNV, cung cấp
các thông tin, tài liệu tham khảo nội bộ.
- Ứng dụng thương mại điện tử: hiện tại, hai hệ thống ứng dụng thương mại điện
tử tiêu biểu của ngân hàng là hệ thống Mobile banking và Internet Banking.
+ Hệ thống mobile banking: cung cấp các dịch chuyển tiền, thanh toán hóa đơn,
truy vấn thông tin sản phẩm và dịch vụ cũng như các giao dịch của khách hàng, bán các
sản phẩm huy động vốn, phát hành thẻ ghi nợ, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng… thông
qua điện thoại đi động sử dụng dịch vụ di động của các mạng di động Viettel,
Mobiphone, Vinaphone.

5


- Hệ thống Internet Banking: được tích hợp tại trang Web của BIDV:
. Ứng dụng BIDV Online cung cấp các dịch vụ: thanh toán hóa
đơn, chuyển tiền (nội bộ, liên ngân hàng), phát hành thẻ, đầu tư tiền gửi có kỳ hạn,
thông tin các tài khoản, liên hệ phản hồi, hỗ trợ khách hàng…
3. Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
3.1 Môi trường kinh doanh.
Với qui mô thị trường hơn 88 triệu dân, 30% dân số sống ở thành thị, và GDP
khoảng 132 tỷ USD, hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam hiện nay được coi là đã
phát triển rất nhanh, nhiều hơn mức cần thiết, bao gồm 101 ngân hàng thương mại nhà
nước, cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài, chi nhánh của các ngân
hàng nước ngoài (không tính các NH chính sách, NH phát triển, công ty tài chính và quỹ

tín dụng). Mức độ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng gay gắt, khi hầu hết
các ngân hàng đều định hướng hoạt động khá trùng lặp nhau, (ngoại trừ một số ngân
hàng nước ngoài nhỏ, định hướng hoạt động chủ yếu là phục vụ khách hàng chính quốc),
các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tương tự như nhau, khai thác các mảng thị trường
giống nhau. Ví dụ, các ngân hàng TMCP lớn, có thương hiệu tốt như BIDV, Vietinbank,
ACB, Techcombank đều định hướng dài hạn phát triển thành ngân hàng bán lẻ, đối
tượng khách hàng chính là cá nhân và hộ gia đình.
Mức độ phát triển mạng lưới các ngân hàng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ
phát triển chung của thị trường kinh doanh ngân hàng đã dẫn tới việc các ngân hàng
dành các nguồn lực để cạnh tranh giành giật thị phần của nhau, việc mở rộng thị trường
chưa được chú trọng đúng mức. Trong quá trình này, lợi thế hiện đang thuộc về các
ngân hàng thương mại lớn, có bề dày hoạt động, mạng lưới rộng, nguồn nhân lực trẻ,
nhiệt huyết và chuyên môn vững vàng, và đặc biệt là có khả năng quản trị rủi ro tốt,
năng lực và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản trị và kinh doanh
cao, chuyên sâu.
3.2 Năng lực cạnh tranh.
Rất nhiều yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh tổng thể của các ngân hàng như
năng lực tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống mạng lưới, danh mục sản phẩm, năng lực
công nghệ… Một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh của mỗi ngân
hàng trong giai đoạn mới hiện nay là khả năng ứng dụng, triển khai công nghệ thông tin
vào các hoạt động quản lý, kinh doanh, ứng dụng thương mại điện tử. Xét riêng hoạt
động kinh doanh, khả năng ứng dụng công nghệ tạo năng lực cạnh tranh thể hiện ở một
6


số những dịch vụ tiêu biểu như Internet banking, mobile banking, các website ngân hàng
(thể hiện khả năng tiếp cận khách hàng, quảng bá, bán sản phẩm qua mạng internet…).
Sau đây là một số so sánh cụ thể với các đối thủ cạnh tranh:
- Dịch vụ mobile banking và các tính năng cung cấp:
Dịch vụ cung

cấp

Vấn
CK
CK
tin
trong
ngoài
thông
hệ
hệ
tin thẻ thống thống
TD
BIDV
X
X
X
X
X
Viecombank
O
O
X
X
O
Viettinbank
O
O
O
X

O
ACB
O
O
O
X
O
Techcombank
O
O
O
X
O
- Dịch vụ Internet banking và các tính năng cung cấp.
Dịch vụ cung
cấp

Vấn
tin
TKTG

Vấn
tin TK
tiền
vay

Chuyển Thanh
tiền
toán
(trong

định
và khác
kỳ
NH)

BIDV
VCB
Viettinbank
ACB
Techcombank

X
X
X
X
X

X
O
X
O
O

TT
hoá
đơn

Phương thức
bảo mật


X
O
X
X
X

PIN + Token
PIN
PIN
PIN
PIN

Vấn
tin
online

Thông
tin lãi
suất,
tỷ
giá…

Thanh
toán
hóa
đơn

Đầu

tiền

gửi

Phương thức
bảo mật

X
X
X
X
X

X
X
X
X
X

X
O
X
X
X

X
X
X
X
X

PIN + Token

PIN
PIN
PIN
PIN

- Các website:
Hình 1 – Website BIDV

7


Hình 2 – Website Vietcombank

Hình 3 – Website Techcombank

Các website đều có giao diện đẹp thân thiện với các tính năng tương tự như nhau:
cung cấp thông tin, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, tích hợp các chức năng
ngân hàng trực tuyến giúp khách hàng giao dịch cũng như ngân hàng bán các sản phẩm,
dịch vụ của mình qua kênh này….
Qua một số so sánh trên, có thể thấy năng lực cạnh tranh qua việc ứng dụng
CNTT giữa các ngân hàng là có sự cách biệt tương đối.

8


3.3 Phân tích SWOT
ĐIỂM MẠNH

ĐIỂM YẾU


- Có thương hiệu mạnh, uy tín trong
nước và quốc tế.
- Có nguồn nhân lực chất lượng cao,
nhiều kinh nghiệm, nhiệt huyết.
- Có hệ thống công nghệ thông tin đồng
bộ, hiện đại, hệ thống các chương trình
ứng dụng tiên tiến. Có khả năng làm
chủ và ứng dụng CNTT
- Có khả năng thiết kế sản phẩm dịch vụ
ngân hàng sáng tạo, mang tính cạnh
tranh cao.
- Đã có kinh nghiệm triển khai hoạt
động thương mại điện tử và đang có
định hướng phát triển mạnh thương mại
điện tử

- Cơ chế nội bộ về việc ra quyết định
và tổ chức thực hiện các quyết sách về
công nghệ thông tin và ứng dụng cho
thương mại điện tử chưa linh hoạt và
nhanh chóng.
- Hệ thống thông tin quản trị nội bộ
chưa được hoàn thiện. Khả năng ứng
dụng và khai thác công nghệ thông tin
chưa sâu.
- Chưa khai thác được thế mạnh
thương hiệu, khả năng mở rộng nền
khách hàng tiềm năng chưa xứng với
tiềm lực sẵn có nên nền khách hàng sẵn
sàng tham gia thương mại điện tử chưa

tốt.
- Khả năng quản trị rủi ro chưa đáp ứng
được tối đa yêu cầu an toàn trong hoạt
động thương mại điện tử

CƠ HỘI

THÁCH THỨC

- Thị trường tiềm năng cho hoạt động

- Cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ
trong nước và quốc tế.
- Yêu cầu về chất lượng dịch vụ của
khách hàng ngày càng cao.
- Tình trạng gian lận trong hoạt động
ngân hàng ngày càng phổ biến. Nhiều
yếu tố rủi ro mới phát sinh, đặc biệt
trong những hoạt động mới như ngân
hàng điện tử.
- Yêu cầu quản lý rủi ro, đảm bảo an
toàn thông tin và yêu cầu an toàn trong
thương mại điện tử ngày càng cao.

ngân hàng còn rất lớn, nhu cầu các sản
phẩm ngân hàng ngày càng tăng cao,
đa dạng.
- Ngày càng nhiều khách hàng có kiến
thức và ý thức sử dụng các dịch vụ của
ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm

dịch vụ mới trên nền công nghệ cao
- Chính phủ có các chính sách ủng hộ
việc ứng dụng, phát triển công nghệ
thông tin, hoạt động thương mại điện
tử

4. Một số kinh nghiệm ứng dụng từ các ngân hàng khác.
9


- Ngân hàng Techcombank là ngân hàng ứng dụng rất sớm các dịch vụ internet
banking. Ngay từ năm 2007 Techcombank đã triển khai các sản phẩm giao dịch trực
tuyến như đầu tư tiền gửi có kỳ hạn, chuyển tiền… và đem lại tiện ích lớn cho khách
hàng, đặc biệt là các khách hàng trẻ, có kiến thức công nghệ. Kết quả là Techcombank
đã thu hút được lượng lớn các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ các ngân hàng khác
như Agribank, Công thương…
- Một số ngân hàng nước ngoài cũng tiêu biểu cho khả năng ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động. Trường hợp NH Mizuho (Nhật Bản) ngay từ khi vào
Việt Nam đã ứng dụng giao dịch online, qua đó, họ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng cho những khách hàng ở xa với chi phí rẻ, chất lượng cao, hầu như xóa bỏ khoảng
cách địa lý, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí cho các khách hàng. Ví dụ: NH Mizuho ở
Hà Nội, nhưng đã phục vụ hầu hết các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Nomura tại Hải
Phòng, các ngân hàng trong nước và liên doanh có mặt tại Hải Phòng không cạnh tranh
được mặc dù có lợi thế về cùng địa bàn hoạt động.
Như vậy, có thể thấy, ứng dụng CNTT và thương mại điện tử đúng hướng trong
hoạt động kinh doanh có thể đem lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các ngân hàng.
5. Chiến lược kinh doanh của BIDV.
5.1 Chiến lược kinh doanh: BIDV xác định chiến lược và tầm nhìn đến năm 2020
là: duy trì vị trí là một trong ba ngân hàng lớn và hiệu quả nhất Việt Nam về mọi mặt:
mạng lưới phủ toàn bộ các tỉnh, thành phố; nền khách hàng; hiệu quả hoạt động; danh

mục và chất lượng sản phẩm, dịch vụ; khả năng đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin
và thương mại điện tử.
Các mục tiêu ưu tiên:
- Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH, các công ty
con, công ty liên kết. Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị
trường tài chính.
- Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị
trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.
- Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh,
tăng hiệu quả, năng suất lao động.
Các giải pháp chiến lược: thực hiện các gói giải pháp cụ thể đã được Ban lãnh
đạo phê duyệt về các cấu phần: tín dụng; huy động vốn; đầu tư; kinh doanh Vốn và tiền
tệ; quản trị rủi ro và giám sát tuân thủ; phát triển ngân hàng bán lẻ; phát triển ngân hàng
10


bán buôn; thương hiệu và phát triển mạng lưới; tổ chức và nhân sự; ứng dụng công nghệ
thông tin và thương mại điện tử.
5.2 Chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử: trên cơ sở
chiến lược kinh doanh BIDV, ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử là
một trong những nội dung cốt lõi, là cơ sở để hệ thống BIDV thực hiện những mục tiêu
đã định. Hai nội dung chiến lược lớn như sau:
- Nghiên cứu và áp dụng mô hình hệ thống ERP cho quản trị nội bộ, có tính mở
đảm bảo khả năng kết nối, trao đổi dữ liệu với các hệ thống core-banking, các hệ thống
thương mại điện tử như mobile banking, internet banking, hệ thống thẻ, hệ thống quản
trị quan hệ khách hàng (CRM) và một số các chương trình do BIDV xây dựng như Quản
lý hồ sơ khách hàng tập trung, chương trình phân bổ thu nhập – chi phí, hệ thống xác
thực thông tin khách hàng online.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và thương mại điện tử nhằm nâng cao khả năng tiếp
cận, mở rộng nền khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả hoạt

động:
+ Ứng dụng mạnh mẽ các chương trình hỗ trợ giao dịch qua internet (internet
banking), qua mạng điện thoại di động (mobile banking).
+ Đẩy mạnh phát triển giao dịch qua thẻ, thiết lập hệ thống mạng lưới các máy
ATM, các điểm giao dịch tự động (Autobank)…
6. Các giải pháp ứng dụng CNTT trong ngành ngân hàng.

-

Một số nhà cung cấp và giải pháp: Hiện tại, các nhà cung cấp giải pháp ERP

nổi tiếng trên thế giới đều có mặt tại Việt Nam như SAP, Oracles, Accnet, Sun…, bên
cạnh những nhà phát triển các hệ thống ERP trong nước như FPT, FAST…Các hệ thống
họ phát triển đã được chứng minh tính hiệu quả thực tế. Tuy nhiên đối với ngành ngân
hàng tại Việt Nam, với qui mô tương đương như BIDV, hiện mới chỉ có NH TMCP
Công thương đang tiến hành ứng dụng ERP, hiệu quả áp dụng thực tế chưa có.
-

Đề xuất giải pháp ứng dụng: Do tính mới mẻ của việc ứng dụng ERP trong

ngân hàng cũng như độ phức tạp trong công tác triển khai, nhóm đề xuất lựa chọn nhà
thầu triển khai là công ty FPT, ứng dụng được xây dựng trên nền tảng ERP của công ty
Oracle.
7. Kế hoạch tổng thể.

7.1 Ứng dụng chương trình ERP cho quản trị nội bộ:

11



Ứng dụng chương trình ERP nhằm hệ thống hóa và thay thế toàn bộ các ứng dụng
quản lý nội bộ theo hướng tập trung, trên nền tảng mạng truyền thông nội bộ, tiến hành
cá biệt hóa ứng dụng của nhà cung cấp theo đặc thù của BIDV, chuyển đổi cơ sở dữ liệu
hiện có sang sơ sở dữ liệu của hệ thống ERP
Các module bao gồm:
-

Kế toán tài chính: áp dụng cho toàn bộ các phân hệ kế toán.

-

Quản lý tài sản.

-

Quản lý kho quỹ.

-

Quản lý nguồn nhân lực và đào tạo.

-

Quản lý kế hoạch

-

Quản lý hành chính và tự động hóa văn phòng.

-


Quản lý thông tin và báo cáo quản trị.

Hệ thống ERP cần thiết kế bộ giao tiếp với các hệ thống Corebanking và các
chương trình ứng dụng khác mà BIDV xây dựng nhằm đảm bảo khả năng đồng bộ hóa
thông tin cho hệ thống ERP
7.2 Nâng cấp và triển khai mới các ứng dụng, hỗ trợ cho hệ thống ERP.
Nâng cấp, tích hợp và chuyển nền tảng hoạt động sang nền mạng nội bộ các
chương trình sau:
- Chương trình Định hạng tín dụng nội bộ: nâng cấp, triển khai thêm cấu phần
định hạng khách hàng cá nhân.
- Nâng cấp chương trình phân loại và đánh giá hiệu quả khách hàng. Xây dựng và
triển khai chương trình quản trị quan hệ khách hàng tập trung.
- Triển khai chương trình quản lý hồ sơ khách hàng tập trung, kết nối với các
phân hệ liên quan trên chương trình core banking SIBS (phân hệ hồ sơ thông tin khách
hàng, tín dụng, bảo lãnh, tiền gửi …)
- Triển khai chương trình phân bổ thu nhập, chi phí nhằm quản lý, đánh giá hiệu
quả từng sản phẩm, dịch vụ cũng như các điểm mạng lưới, đơn vị thành viên.
- Hệ thống xác thực thông tin khách hàng online – nâng cấp và kết nối với các
phân hệ liên quan trên chương trình core banking SIBS
- Cổng thông tin nội bộ của BIDV: nâng cấp, bổ sung một số tính năng như tìm
kiếm thông tin, tài liệu theo một phần nội dung; thiết lập hệ thống thư mục tài liệu
nghiệp vụ, các diễn đàn chuyên môn và cơ chế hỏi/đáp với người dùng.
12


Các chương trình ứng dụng trên cần thiết kế với cơ chế mở để dễ dàng nâng cấp,
đồng thời kết nối và chia sẽ dữ liệu với hệ thống ERP để vừa tận dụng được các cơ sở
công nghệ sẵn có của BIDV, vừa đảm bảo hệ thống ERP được vận hành thống nhất trong
toàn hệ thống, từng bước xóa bỏ tình trạng các ứng dụng vận hành độc lập và cơ sở dữ

liệu bị phân tán.
7.3 Nâng cấp các ứng dụng thương mại điện tử.
- Mobile Banking system: liên kết với toàn bộ các nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông di động để triển khai các ứng dụng dành cho giao dịch ngân hàng qua các mạng
điện thoại di động, ngoài các dịch vụ sẵn có như truy vấn tài khoản, vấn tin giao dịch,
chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, tra cứu các thông tin lãi suất, tỷ giá…, phát triển thêm
các dịch vụ khác như cung cấp thông tin tư vấn tài chính, đầu tư tiền gửi…
- Hệ thống Internet Banking (được tích hợp trên tràn Web của BIDV): ngoài các
dịch vụ có sẵn như truy vấn tài khoản, vấn tin giao dịch, chuyển tiền, thanh toán hóa
đơn, tra cứu các thông tin lãi suất, tỷ giá …bổ sung các dịch vụ mới như: chuyển tiền
quốc tế, tài trợ thương mại, giải ngân, thu nợ, cung cấp thông tin tư vấn tài chính, đầu tư
tiền gửi …
- Mở rộng mạng lưới ATM đến các điểm mạng lưới mới, tập trung phát triển hệ
thống Autobank tại một số địa bàn trọng điểm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải
Phòng.
7.4 Đồng bộ hóa dữ liệu: ngoài các phân hệ của hệ thống ERP, các dữ liệu của các
chương trình ứng dụng khác như đã nêu trên, của hệ thống Core banking phục vụ giao
dịch và hạch toán tự động cần được đồng bộ hóa và kết chuyển về hệ thống ERP vào
cuối ngày (hàng ngày NH tiến hành đóng sổ), đảm bảo khai thác được nguồn dữ liệu
thống nhất, phục vụ cho công tác quản trị, kinh doanh.
8. Kế hoạch triển khai:
8.1 Về nguồn nhân lực:
- Đề xuất bổ nhiệm một Giám đốc dự án ERP, thành lập nhóm chuyên trách triển
khai áp dụng ERP, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai ERP và các chương trình ứng
dụng CNTT đã nêu. Nhóm này gồm các cán bộ lãnh đạo cấp trung của Ban công nghệ,
Trung tâm công nghệ thông tin và các bộ phận liên quan trong ngân hàng.

13



- Nhân lực của BIDV: chịu trách nhiệm xây dựng, nâng cấp các chương trình nêu
trên, dự kiến nguồn nhân lực bao gồm nguồn hiện có của Ban công nghệ và Trung tâm
công nghệ thông tin và bổ sung 30 kỹ sư phần mềm. Tiến độ bổ sung được phân đều
theo các năm, dự kiến 2 năm đầu bổ sung bình quân 15 người/năm và giữ nguyên cho
các năm tiếp theo.
- Nguồn nhân lực thuê ngoài: Nguồn nhân lực của nhà thầu cung cấp hệ thống
ERP.
8.2 Các bước tiến hành và thời gian triển khai.
TT

Hạng mục

Thời gian

1

- Phối hợp với nhà thầu chuẩn bị cho dự án ứng dụng

12 tháng

CNTT.
+ Đưa ra các yêu cầu nghiệp vụ/chuẩn bị đề án chi tiết
trình Ban lãnh đạo.
+ Rà soát, chuẩn hóa các qui trình nghiệp vụ; xây dựng
danh mục các đối tượng cần quản lý, xác định nhu cầu
quản trị, nhu cầu khai thác thông tin
+ Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ
thống máy chủ, mạng truyền thông, các thiết bị ngoại vi,
thiết bị lưu trữ…
2


- Song song với công tác chuẩn bị, tiến hành nâng các

Kết thúc trước khi

các chương trình ứng dụng sẽ ghép nối cùng hệ thống

hệ thống vận hành

ERP.
3

thử 2 tháng.

- Nhà thầu cùng nhóm ERP tiến hành thiết kế, tùy biến

6 tháng

hệ thống theo yêu cầu của BIDV.
4

- Đào tạo nhân viên, người dùng hệ thống: tiến hàng

6 tháng

song song với bước trên.
5

- Tiến hành cài đặt hệ thống, chuẩn bị vận hành thử:


6 tháng.

6

- Vận hành thử hệ thống: trong quá trình thực hiện tác

6 tháng.

nghiệp tiếp tục tìm ra các lỗi vận hành, những sự không
phù hợp của hệ thống. Bộ phận quản lý phải tiếp tục theo
dõi, giám sát quá trình hoạt động, đề ra giải pháp khắc
phục. Tiếp tục chỉnh sủa hệ thống.
14


Bộ phận kỹ thuật hỗ trợ đảm bảo hệ thống hoạt động
thông suốt, thực hiện các công việc chuyên môn về quản
trị hệ thống (cài đặt, điều chỉnh, phân quyền, phân phối,
lưu trữ dũ liệu...).
7

- Nghiệm thu hệ thống, vận hành ổn định và chính thức

4 tháng

triển khai.
8

Tổng thời gian triển khai dự kiến.


28 tháng

8.3 Dự trù ngân sách.
Đơn vị tính: đồng

Stt
1

Hạng mục
Chi phí triển khai áp dụng hệ thống ERP, thay thế

Ngân sách dự kiến
25.000.000.000

toán bộ các chương trình ứng dụng quản trị nội bộ
trước đây.
2

Nâng cấp Chương trình Định hạng tín dụng nội bộ

3

Nâng cấp chương trình phân loại và đánh giá hiệu

750.000.000
1.500.000.000

quả khách hàng. Xây dựng và triển khai chương
trình quản trị quan hệ khách hàng tập trung (tự xây
dựng)

4

Triển khai chương trình quản lý hồ sơ khách hàng

1.200.000.000

tập trung
5

Triển khai chương trình phân bổ thu nhập, chi phí

3.000.000.000

6

Nâng cấp hệ thống xác thực thông tin khách hàng

1.250.000.000

online
7

Nâng cấp Cổng thông tin nội bộ của BIDV

1.000.000.000

8

Nâng cấp hệ thống Mobile Banking


1.800.000.000

9

Nâng cấp hệ thống Internet Banking

2.500.000.000

10

Các thiết bị phần cứng (các thiết bị bổ sung đáp ứng

35.000.000.000

nhu cầu hệ thống ERP và các chương trình ứng dụng
nâng cấp như: máy chủ, máy trạm, thiết bị tường
lửa, thiết bị lưu trữ dự phòng, thiết bị ngoại bị, hệ
thống an ninh…)
11

Dự phòng kinh phí cho các hạng mục thiết bị phần

4.800.000.000

cứng và các chương trình tự xây dựng (10%)
Tổng cộng

77.800.000.000
15



Tổng kinh phí dự kiến cho kế hoạch tổng thể về ứng dụng CNTT và thương mại
điện tử là 77.800.000.000 đồng, trong đó chi phí thiết bị dự kiến khoảng 35.000.000.000
do BIDV đã có nguồn lực cơ sở hạ tầng CNTT rất tốt và đáp ứng yeeuu cầu mở rộng,
khi trển khai kế hoạch chỉ đầu tư mua bổ sung các thiết bị cần thiết, dự kiến hạn chế
tổng chi phí phần cứng chiếm tối đa 45% dự toán kế hoạch.
Lời kết.
Kết thúc môn học, nhóm chúng tôi xin được gửi tới Tiến sĩ Nguyễn Văn Thoan –
Giảng viên môn học - lời cảm ơn chân thành và xin chúc Tiến sĩ mọi điều tốt đẹp.

Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản trị hệ thống thông tin của TS.Nguyễn Văn Thoan.
2. Tài liệu nội bộ BIDV.
3. Tổng hợp báo cáo các NHTM.
4. Báo cáo thống kê 2011 – Tổng cục thống kê.
5. Website
6. Website
7. Website

16



×