Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thuyết minh về làng tranh đông hồ ngành thủ công mỹ nghệ nổi tiếng ở bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.48 KB, 2 trang )

Thuyết minh về làng Tranh Đông Hồ
ngành thủ công mỹ nghệ nổi tiếng ở Bắc
Ninh
Người đăng: Hà Hoàng - Ngày: 22/01/2018

Đề bài: Thuyết minh về làng Tranh Đông Hồ ngành thủ công mỹ nghệ nổi tiếng ở Bắc Ninh

Bài làm
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Đây là những câu ca dao quen thuộc khi nhắc đến một trong những làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi
tiếng tại Bắc Ninh. Nơi lưu giữ không chỉ những giá trị văn hóa tinh thần hồn cốt dân tộc mà còn chứa
đựng những nét đẹp tiềm ẩn của con người vùng kinh Bắc.
Nghe đến cái tên Đông Hồ là nhắc đến một ngôi làng xinh xắn nằm bên cạnh bờ sông Đuống thuộc xã
Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ nay là tỉnh Bắc Ninh cách thủ đô khoảng 35km. Đây là một
trong những ngôi làng nổi tiếng về những bức tranh dân gian đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo tương truyền thì ban đầu ngôi làng có tên gọi khác là làng Mái hay còn có tên gọi là làng Hồ do ngôi
làng nằm bên cạnh bến đò Hồ. Nghề vẽ tranh của làng bắt nguồn từ thời nhà Lê, ở một ngôi làng nghèo
mà hào hoa lịch lãm như vậy vẫn còn tương truyền những câu ca “ làng Mái có lịch có 26 sông tắm mát,
có nghề làm tranh”. Trải qua nhiều thế kỉ với nhiều biến động của lịch sử 17 dòng họ bắt đầu quy tụ về
làng, và cùng chung sức để phát triển nghề làm tranh. Cứ mỗi tháng vào cữ tháng chạp các thuyền từ xứ
Đông xứ Đoài ghé về để “ăn tranh”. KHông khí náo nhiệt rộn ràng khắp nơi tiếng chày giã điệp, chỗ dỡ
ván in tranh.... Ở làng Đông Hồ những người có hoa tay, có thú chơi cầm kì thi họa rất được vị nể.
Tranh Đông Hồ trước kia chỉ được vẽ ra phục vụ cho những dịp Tết Nguyên Đán người dân mua tranh
để dán tường rồi đến cuối năm lại lột bỏ, thay bằng những tranh mới. Tranh không phải vẽ theo cảm
hứng nghệ thuật mà phải dùng đến ván in, thực hiện hoàn toàn bằng tay với các bản màu, mỗi màu dùng
một bản và nét in sau cùng. Chính vì thế nên nó hạn chế tối đa thời gian để “sản xuất” tranh và không
quá đòi hỏi kĩ thuật rườm rà. Tuy nhiên cũng có cái hạn chế là kích thước của tranh không được quá
50cm mỗi chiều vì nó sẽ làm cho tranh bị giảm đi độ tinh xảo. Những nghệ nhân khắc ván đòi hỏi phải là
người yêu nghệ thuật và có tâm hồn nghệ sĩ đồng thời phải đạt đến một trình độ kĩ thuật nhất định.
Công đoạn in tranh không khó lắm bởi chỉ cần đòi hỏi phết màu lên ván rồi in. Giấy in ở đây thường là


loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in thì được bồi giấy điệp làm nề. Giấy điệp này được tạo nên từ vỏ con
sò, con hến nên có chất liệu vô cùng riêng biệt. Những bức tranh khi tạo ra có màu sắc vô cùng ấn tượng
bắt mắt. Những bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng được nhiều người yêu thích và khá phổ biến đó là:
Đám Cưới Chuột, Vinh hoa - phú Quý, Nghi Xuân, hái dừa....thể hiện mong muốn về sự sung túc và no
đủ.
Tranh dân gian Đông Hồ đã trải qua rất nhiều biến cố thang trầm của lịch sử. Có một dạo nghề tranh bị
lãng quên nên đã mai một nhiều. Không ít hộ đã bỏ lại tranh chuyển sang làm nghề vàng mã. Tuy nhiên
một vài năm trở lại đây, nhận ra giá trị mộc mạc, vẻ đẹp sang trọng của tranh Đông Hồ mà nghề tranh đã
được “tái phục hồi” trở thành một trong những thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con
người nhất là dịp tết đến xuân về.


Tranh Đông Hồ đã từng được đem đi triển lãm nghệ thuật trên thế giới và nhận về rất nhiều phản hồi tích
cực từ du khách khắp nơi. Không chỉ lưu giữ những giá trị tâm hồn người Việt mà nó còn thể hiện được
sự tài hoa của con người. Ngày nay, làng tranh dân gian Đông Hồ không chỉ là nơi sản xuất những bức
tranh đẹp, ý nghĩa mà nó còn là địa điểm du lịch hấp dẫn được rất nhiều du khách ghé thăm. Người ta cố
gắng mua một bức tranh Đông Hồ về treo nhà vừa để thể hiện sự sang trọng lại vừa mong muốn an lành
cho gia đình.



×