Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tiếng khóc bi thương của nguyễn đình chiểu qua bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.41 KB, 4 trang )

Tiếng khóc bi thương của Nguyễn Đình chiểu qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Mở bài:
Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao chói lọi trên bầu trời văn học Việt Nam thế kỉ
19. Cuộc đời của nhà thơ là tấm gương sáng, cao đẹp cho nhân cách và nghị lực
của con người hết lòng vì dân, vì nước. Tấm lòng của ông yêu nước thương của
của ông thể hiện sâu sắc qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, một áng văn hùng
tráng, bất hủ muôn đời.

Thân bài:
Ngay câu mở đầu đã cho ta thấy đó là một tiếng khóc của cộng đồng, của dân tộc:

“Hỡi ôi!

Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ.”

Tiếng khóc được bộc lộ trực tiếp qua nỗi lòng Đồ Chiểu và tình cảm của nhân dân
đối với nghĩa sĩ đã hi sinh cho đất nước. Ở đây, các tình cảm đan cài vào nhau,
những nguồn cảm xúc cộng hưởng với nhau trong tiếng khóc thương này, tạo nên
một giọng điệu trữ tình đa thanh, giàu cung bậc.

Trước hết, là nỗi xót thương vô hạn đối với người nghĩa sĩ. Ở đây có nỗi tiếc hận
của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn đang dang dở, chí nguyện chưa thành:

“ – Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ.


– Ôi thôi thôi! Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại
bóng trăng rằm…”

Có nỗi căm hờn những kẻ đã gây nên nghịch cảnh éo le:


“Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui đồn lũy tan tành,
xiêu mưa ngã gió.”

Đó là tiếng khóc của tác giả, của gia đình thân quyến, của nhân dân Nam Bộ và cả
nước. Nguyễn Đình Chiểu đã nhân danh vận nước, nhân danh lịch sử mà khóc
những người dân anh hùng xả thân cho Tổ quốc. Đấy là tiếng khóc có tầm vóc sử
thi, tầm vóc thời đại.

Nhưng xót xa nhất là nỗi lòng của những gia đình mất người thân, tổn thất không
thể bù đắp đối với những người mẹ già, vợ trẻ:

“Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng
thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.”

Câu văn như được viết bằng nước mắt xót thương vô hạn của Đồ Chiểu. Chỉ riêng
một câu văn này cũng cho ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ đối với
các gia đình liệt sĩ. Nhiều niềm cảm thương cộng lại thành nỗi đau sâu nặng, không
chỉ ở trong lòng người mà dường như còn bao trùm khắp cỏ cây, sông núi, tất cả
đều nhuốm màu tang tóc, bi thương:

“Đoái sông cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng…”


Đau thương vô hạn nhưng không bi lụy, vì trong nỗi đau vẫn có niềm cảm phục và
tự hào đối với người nghĩa sĩ. Đó là những người dân thường đã dám dứng lên bảo
vệ từng tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo của mình chống lại kẻ thù hung hãn, lấy
cái chết để làm rạng ngời một chân lí cao đẹp của thời đại – thà chết vinh còn hơn
sống nhục.

“Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ

đầu Tây, ở với man di rất khổ.”

Bằng cả tấm lòng của mình, nhà thơ biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ đã
hi sinh cho đất nước, đời đời nhân dân ngưỡng mộ, Tổ quốc ghi công:

– Ôi! Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ.

– Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà
ưng đinh miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

Những điều phân tích trên đây cho ta thây tiếng khóc của Đồ Chiểu là một tiếng
khóc cao cả, thiêng liêng, khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn
dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc.

Tiếng khóc thương của nhà thơ không chỉ gợi nỗi đau mà cao hơn còn khích lệ
lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp dang dở của những người nghĩa sĩ.
Tiếng khóc tuy bi thiết nhưng không đượm màu tang tóc, thê lương kéo dài bởi nó
mang âm hưởng của niềm tự hào, sự khẳng định về ý nghĩa bất tử của cái chết vì
nước, vì dân mà muôn đời sau con cháu vẫn tôn thờ.


Tác giả đã thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công trạng
những con người tiêu biểu và đẹp nhất nước ta trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ.
Tiếng khóc đó không chỉ gợi nỗi đau thương mà cao hơn nữa còn khích lệ lòng
căm thù và ý chí tiếp nối sự nghiệp dang dở, tinh thần đánh giặc của những người
nghĩa sĩ: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn
kiếp nguyện được trả thù kia; …”

Kết bài:
Với lối văn bình dân, giản dị, dùng nhiều thành ngữ, lời ăn tiếng nói đời thường,

Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng lên hình tượng người nghĩa sĩ vừa bi thương vừa
hùng tráng. Qua “Bức tượng đài nghệ thuật” ấy tác giả gửi gắm một quan niệm
sống tốt đẹp về tình người, tình dời và nghĩa vụ thieng liêng đối với đất nước. Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc cao cả của một tấm lòng giàu tình dân, nghĩa
nước.



×