Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của một số mô hình sản xuất nông nghiệp đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.58 KB, 152 trang )

i
I

I

ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THỊ KIM HUỆ

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2015


i
I

I

ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THỊ KIM HUỆ

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN


XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN ĐIỀN

THÁI NGUYÊN - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được
dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
được cảm ơn và các thông tn trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Dương Thị Kim Huệ


ii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, em đã nhận được giúp đỡ nhiệt tnh của các thầy cô. Em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô.
Để hoàn thành luận văn này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Trần Văn Điền đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trạm Khuyến nông thành phố Thái Nguyên,
Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, Chi cục thống kê thành phố Thái
Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu
phục vụ cho việc thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Dương Thị Kim Huệ


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................... vi MỞ
ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................
1


2. Mục têu nghiên cứu ....................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học, thực tễn của đề tài ....................................................................
3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................................. 4
1.1.1. Mô hình sản xuất nông nghiệp ................................................................................
4

1.1.2. Các nguồn lực tham gia trong mô hình sản xuất nông nghiệp ............................
5

1.1.3. Phát triển kinh tế hộ nông dân ................................................................................
7

1.1.4. Những lý luận cơ bản về khuyến nông ................................................................
12

1.2. Cơ sở thực tễn ...........................................................................................................
18

1.2.1. Quá trình phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ở Việt
Nam........................... 18
1.2.2. Thực trạng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ở Việt
Nam................... 19
1.2.3. Chính sách của Đảng, Nhà nước ..........................................................................
21

1.2.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về hiệu quả nhân rộng của các mô hình
sản


xuất

nông

................................................................................................................. 24

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 30

nghiệp


4

2.1. Đối tương và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................
30

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................
30

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................
30
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................
30

2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................
30

2.3. Các chỉ têu nghiên cứu ............................................................................................. 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................
31


2.4.1. Phương pháp thu thập thông tn ............................................................................
31


4

2.4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tn, viết báo cáo .................................
33

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 34
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên ........................... 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 34
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội....................................................................................... 38
3.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất - hạ tầng ........................................................................ 40
3.1.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội TP Thái Nguyên ................................ 41
3.2. Kết quả triển khai một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên .................................................................................................. 43
3.2.1. Mô hình Trồng trọt ................................................................................................. 45
3.2.2. Mô hình chăn nuôi .................................................................................................. 46
3.2.3. Mô hình nuôi trồng thủy sản .................................................................................
46

3.3. Tình hình dân số và lao động của các hộ điều tra ..................................................
47

3.4. Ảnh hưởng của các mô hình sản xuất nông nghiệp đến phát triển kinh tế hộ
nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ..............................................................
47


3.4.1. Ảnh hưởng tích cực ................................................................................................ 47
3.4.2. Ảnh hưởng không mong muốn .............................................................................
60

3.5. Nhận thức của người dân ..........................................................................................
63

3.6. Hiệu quả áp dụng của các mô hình và các lớp tập huấn ....................................... 66
3.7. Những khó khăn và giải pháp khi xây dựng và triển khai các mô hình sản xuất
nông nghiệp ........................................................................................................................
67

3.7.1. Những khó khăn khi xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ................. 67
3.7.2. Những giải pháp khi xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ................. 68
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................................. 70
1. Kết luận .......................................................................................................................... 70
2. Đề nghị ........................................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 72


5

PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 74


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NTM


:

Nông thôn mới

CNH

:

Công nghiệp hóa

CN-TTCN :

Công nghiệp - tểu thủ công nghiệp

DTTN

:

Diện tích tự nhiên

HĐH

:

Hiện đại hóa

KH-CN

:


Khoa học công nghệ MHSXNN :

Mô hình sản xuất nông nghiệp TP
Thành phố

:


7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên qua các năm (20012 2014).......................................................................................................................... 36
Bảng 3.2: Tình hình phát triển kinh tế, xã hội thành phố Thái Nguyên ................... 38
Bảng 3.3: Tình hình dân số và lao động thành phố Thái Nguyên giai đoạn
2012 - 2014 ............................................................................................................. 39
Bảng 3.4: Kết quả thực hiện các chỉ têu KT-XH chủ yếu TPTN giai đoạn
2012-2014

............................................................................................................. 41

Bảng 3.5: Kết quả xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp qua 3 năm
(2012-2014) ............................................................................................................. 43
Bảng 3.6: Số học viên tham gia tập huấn mô hình sản xuất nông nghiệp qua 3
năm (2012-2014) ....................................................................................................... 44
Bảng 3.7: Tổng diện tích mô hình trồng trọt được triển khai qua 3 năm
(2012-2014) ............................................................................................................. 45
Bảng 3.8: Quy mô thực hiện mô hình chăn nuôi qua 3 năm (2012-2014) ............... 46
Bảng 3.9: Quy mô thực hiện mô hình thủy sản qua 3 năm (2012-2014).................. 46
Bảng 3.10: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra (tính đến
năm 2014)


............................................................................................................. 47

Bảng 3.11: Năng suất, sản lượng trung bình mô hình đạt được (Năm 2014) ...........
47
Bảng 3.12: Chi phí trồng lúa năm 2014 (Tính trên 1 sào) ........................................ 49
Bảng 3.13: Hạch toán kinh tế của mô hình trồng lúa lai năm 2014 (Tính cho
1 sào Bắc Bộ) ............................................................................................................ 50
Bảng 3.14: Chi phí trồng ngô/sào năm 2014(Tính trên 1 sào Bắc Bộ)..................... 51
Bảng 3.15: Hạch toán kinh tế của mô hình trồng ngô năm 2014 (Tính trên 1
sào Bắc Bộ) ............................................................................................................. 52
Bảng 3.16: Chi phí của mô hình chăn nuôi gà năm 2014 ......................................... 54
Bảng 3.17: Hạch toán kinh tế của mô hình chăn nuôi .............................................. 55
Bảng 3.18: Chi phí của mô hình thủy sản năm 2014 (Tính trên 5.000 m2) .............. 57
Bảng 3.19: Hạch toán kinh tế của mô hình thủy sản năm 2014................................ 58
Bảng 3.20: Sự thay đổi phương thức canh tác của các hộ dân .................................
63
Bảng 3.21: Hiệu quả áp dụng .................................................................................... 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất chủ yếu, giữ vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Nó càng trở nên quan trọng đối với một quốc gia với

gần 80% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động làm việc trong các ngành
thuộc lĩnh vực nông nghiệp như đất nước Việt Nam ta.
Có thể khẳng định trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn,
đời sống của các hộ dân cũng như kinh tế của hộ gia đình giữ vai trò quan trọng
không thể thiếu. Xác định nông dân là lực lượng nòng cốt trong quá trình phát triển
kinh tế
- xã hội, dân giàu là tiêu chí của cuộc sống vật chất. Chính sách của Đảng và Nhà
nước ta khuyến khích, tạo điều kiện để mọi người dân làm giàu, dân có giàu thì
nước mới mạnh. Ngày nay để làm giàu, người dân chắc chắn cần phải dựa vào sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, và khả năng áp dụng tến bộ kỹ thuật mới vào
thực tế sản xuất.. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi chương trình xây dựng
nông thôn mới của Đảng và Nhà nước đang được triển khai thì việc áp dụng các
thành tựu khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp và nông thôn được coi
là giải pháp có hiệu quả và thực sự cần thiết.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng, những
công trình công cộng...mà phải tạo được sự thay đổi ở mỗi hộ gia đình từ nhà cửa,
vườn tược thậm chí thay đổi cả từ nhà vệ sinh của người dân nông thôn. Khi đó,
chúng ta sẽ thay đổi được nếp sống của mỗi gia đình, mỗi xóm bản theo hướng
tích cực. Nhìn tổng thể, xây dựng NTM không chỉ làm thay đổi về hạ tầng cơ sở mà
còn tạo sự chuyển biến trong tư duy, nhận thức của người dân, đó chính là vấn
đề lâu dài và rất quan trọng. Phát triển nông nghiệp trong điều kiện hiện nay
không thể theo cách thức đã làm trong quá khứ, mà cần có những nghiên cứu
đưa ra giống mới, phù hợp với tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





2

biện pháp canh tác mới cũng cần phải tương thích với những thay đổi trong quy
trình công nghệ.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ứng dụng các
giống cây trồng, vật nuôi mới đã đóng góp 30% sản lượng của các ngành sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




3

trong nông nghiệp Việt Nam. Những năm qua, với việc tích cực xây dựng các mô
hình sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều địa phương
đã có bước chuyển rõ rệt trên cả lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Trong sản xuất
nông nghiệp, đối với thành phố Thái Nguyên, việc triển khai xây dựng nông thôn
mới đã có những kết quả nhất định. Các mô hình sản xuất nông nghiệp được xây
dựng và triển khai nhằm thay đổi tập quán canh tác cũ của người dân, áp dụng các
tến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp giúp chuyển dịch cơ cấu
cây trồng nhằm nâng cao giá trị hàng hoá, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm,
giải phóng sức lao động đồng thời tăng thu nhập cho người dân. Những mô
hình sản xuất nông nghiệp đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống,
kinh tế người dân nông thôn. Việc tìm hiểu, đánh giá ảnh hưởng của các mô hình
sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết để đề xuất các giải pháp cho chương trình
mục têu quốc gia xây dựng NTM, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Chính vì những lý
do trên mà tôi lựa chọn luận văn nghiên cứu là: “Đánh giá ảnh hưởng của một số
mô hình sản xuất nông nghiệp đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại thành phố

Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục têu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng
thể
Đánh giá ảnh hưởng của một số mô hình sản xuất nông nghiệp đến phát
triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, nhằm đề xuất các
giải pháp nâng cao mức độ ảnh hưởng và mở rộng các mô hình sản xuất nông
nghiệp tốt góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển nông thôn mới tại
Thành phố Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được kết quả triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ở
một số xã, phường có sản xuất nông nghiệp tại Thành phố Thái Nguyên .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




4

- Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của một số mô hình sản xuất
nông nghiệp đến phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên
- Đề xuất một số giải pháp phát triển mở rộng các mô hình sản xuất nông
nghiệp có hiệu quả góp phần xây dựng phát triển nông thôn mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





5

3. Ý nghĩa khoa học, thực tễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học là góp phần hệ thống hóa
một số vấn đề về lý luận và thực tễn cơ bản về mô hình sản xuất nông nghiệp, ảnh
hưởng của một số mô hình nông nghiệp đến phát triển kinh tế hộ nông dân.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho Thành phố, tỉnh Thái Nguyên có cơ sở
khoa học về xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp.
Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng các mô hình sản xuất
nông nghiệp tại TP Thái Nguyên thời gian tới, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình
phát triển kinh tế - xã hội TP Thái Nguyên và đối với các địa phương có điều kiện
tương tự.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




6

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Mô hình sản xuất nông nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm mô hình
Thực tễn hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội rất phong phú, đa dạng và
phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp nghiên cứu có
những ưu thế riêng được sử dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Mô hình là
một trong những phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi, đặc biệt
trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học theo cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có
những quan niệm, nội dung và cách hiểu riêng, góc độ tếp cận về mặt vật lý thì mô
hình là vật cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Theo Trung tâm từ điển học (1997)
[17] khi tếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi mô hình là sự mô phỏng cấu tạo và
hoạt động của một vật thể trình bày và nghiên cứu. Theo Paul và Wiliam (1989)
[18] khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày đơn
giản về một vấn đề phức tạp giúp cho ta sẽ nhận biết được đối tượng nghiên cứu.
Mô hình còn được coi là ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu và còn là kiểu
mẫu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế.
Như vậy mô hình có thể có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó tùy
thuộc vào góc độ tếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mô hình
người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng nghiên cứu.
Dương Văn Hiểu (2011)[5] Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối
tượng nghiên cứu, được diễn đạt hết sức ngắn gọn, phản ánh những đặc trưng
cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu.
1.1.1.2. Khái niệm về mô hình sản xuất nông nghiệp
Mô hình sản xuất: Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con
người nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội bằng những tềm năng, nguồn lực và
sức lao động của chính mình. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





7

minh sự phát triển của các công cụ sản xuất-yếu tố không thể thiếu được cấu
thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




8

trong nền sản xuất. Từ những công cụ thô sơ, công cụ thường nay thay vào đó là
các công cụ sản xuất hiện đại, công dụng đa năng, đã thay thế một phần rất lớn
cho lao động sống và lam giảm hao phí về lao động sống trên một đơn vị sản phẩm.
Mô hình canh tác là mẫu canh tác, thể hiện sự kết hợp của các nguồn lực
trong điều kiện canh tác cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích
kinh tế.
Mô hình trình diễn là một nội dung của dự án khuyến nông được thực
hiện nhằm áp dụng các tến bộ khoa học công nghệ hoặc tến bộ về quản lý có quy
mô phù hợp để làm mẫu nhân ra diện rộng.
1.1.2. Các nguồn lực tham gia trong mô hình sản xuất nông nghiệp
Để phát triển được mô hình sản xuất nông nghiệp thì các ngành sản
xuất, triển khai cần quan tâm xem xét các yếu tố tác động đến quá trình sản xuất,
kinh doanh. Đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thì các yếu tố
như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, trình độ kỹ thuật, lực lượng lao động, các
yếu tố đầu vào, đầu ra... là những yếu tố tác động trực tếp đến kết quả, hiệu
quả kinh tế của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Với sản xuất nông nghiệp
cũng vậy, các yếu tố tác động đến việc phát triển mô hình sản xuất được thể

hiện:
- Yếu tố về con người: Đây là nhân tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến
hoạt động sẩn xuất nông nghiệp. Họ sẽ quyết định đến việc có tếp thu những
tến bộ của khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế,
cũng như hiệu quả xã hội cao nhất.
- Điều kiện tự nhiên:
Với sản xuất nông nghiệp đặc điểm nổi bật nhất là điều kiện tự nhiên, đó
chính là đất đai, thời tiết, khí hậu, thủy văn... Do đó, muốn phát triển sản xuất
nông nghiệp thì cần phải hiểu rõ điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất, để tạo tiền
đề cho việc bố trí cây trồng, vật nuôi đưa vào sản xuất sao cho phù hợp.
- Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội


9

Sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối của các quy luật như quy luật cung
cầu, các chính sách của nhà nước... và chịu tác động của rất nhiều yếu tố đầu vào,
quy mô sản xuất, các nguồn lực như đất đai, lao động, vốn sản xuất, thị
trường, kinh nghiệm sẩn xuất, tến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất...


10

+ Nguồn lực: Nguồn lực hiểu theo nghĩa rộng là tềm năng phục vụ cho sản
xuất: vốn, lao động, tri thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên.
Về lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua
công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động. Tuy nhiên, lao động của các
nông hộ có đông về số lượng nhưng về cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất
lao động thấp, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ
chế thị trường vẫn còn hạn chế. Để phát triển sản xuất nông nghiệp yêu cầu trước

mắt và lâu dài là phải bồi dưỡng một đội ngũ lao động có chất lượng cao phù
hợp với tnh hình mới.
Trình độ kinh nghiệm của người dân trong sản xuất nông nghiệp. Đối với các
giống cây trồng đòi hỏi sự chăm sóc kịp thời và đúng quy trình kỹ thuật mới làm
năng suất tăng, chất lượng tốt. Nếu hộ dân có trình độ, nhận thức, có kinh
nghiệm sẽ lựa chọn được giống cây trồng, biện pháp canh tác, sử dụng phân bón
một cách hợp lý. Ngược lại hộ dân có trình độ, nhận thức tấp, thiếu kinh nghiệm
trong sản xuất sẽ không nắm bắt được kỹ thuật áp dụng sẽ cho kết quả và hiệu quả
thấp.
+Yếu tố thị trường:
Thị trường luôn là khâu cuối cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đặc
điểm của sản xuất nông nghiệp nên yếu tố này ngày càng quan trọng, nó ảnh
hưởng đến quyết định có sản xuất nữa hay không của người sản xuất, hay nó tác
động trực tếp đến hiệu quả kinh tế của ngành
- Nhóm yếu tố kỹ thuật
Giống: Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tếp đến quá trình
sản xuất. Ngày nay, với trình độ khoa học phát triển, ngày càng có nhiều giống tốt
đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, ngoài việc được hướng dẫn cụ thể về quá trình sản
xuất thì người dân cũng cần phải có một trình độ nhất định để khai thác có hiệu
quả các loại giống tốt, thích nghi với điều kiện sản xuất cụ thể.
Thời vụ: Đối với các loại cây trồng đều có đặc điểm sinh trưởng và quy luật
phát triển riêng. Thời vụ gieo trồng được xác định trong quá trình sản xuất. Lịch


11

gieo trồng được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp giữa quy luật sinh trưởng và
phát triển của cây trồng. Như vậy để nâng cao hiệu quả của mô hình sản xuất
nông



12

nghiệp, người nông dân không chỉ biết có chăm sóc đầy đủ, hợp lý mà còn phải
biết bố trí cơ cấu giống cây trồng mùa vụ thích hợp.
Kỹ thuật chăm sóc: Đối với các mô hình sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật chăm
sóc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Người
sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật (Nguyễn Thị Nhàn (2009) [8].
1.1.3. Phát triển kinh tế hộ nông dân
1.1.3.1. Khái niệm hộ, hộ nông dân
- Khái niệm hộ
Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành
kinh tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ” là tất cả những người sống
chung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc và người làm
công, người cùng ăn chung. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về “Hộ”
gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và
cùng có chung một ngân quỹ.
Năm 1981, Haris (London-Anh) trong tác phẩm của mình cho rằng: “ Hộ là
một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động” và trên góc độ ngày, nhóm các đại biểu
thuộc trường phái “Hệ thống Thế giới” (Mỹ) là Smith (1985-Martn và Beitell
(1987), theo Trần Đức Viên (1995) [24] có bổ sung thêm: “Hộ là một đơn vị đảm
bảo quá trình tái sản xuất nguồn lao động thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập
chung
- Khái niệm hộ nông dân
Về hộ nông dân, Frank Ellis (1988) [25] định nghĩa : “Hộ nông dân là các hộ
gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử
dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ
thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị
trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao” .
Trần Đức Viên (1995) [24]cho rằng: “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn

định” và ông coi “hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát
triển nông nghiệp”.


13

Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông
nghiêp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển.


14

Chính vì vậy, cải cách kinh tế ở một số nước những thập kỷ gần đây đã thực
sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chr và cơ bản, từ đó đã đạt được tốc độ
tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm nông dân. Theo Lê Đình
Thắng (1993) [10] cho rằng: Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế
cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn. Đào Thế Tuấn (1997) [12]cho rằng: “Hộ
nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm
cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Theo Nguyễn
Sinh Cúc (2001) [4] cho rằng: “Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số
lao động thường xuyên tham gia trực tếp hoặc gián tếp các hoạt động trồng trọt,
chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực
vật…) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp”.
Như vậy có thể khái quát khái niệm hộ nông dân:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính
là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt
động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như
tểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,…) ở các mức độ khác nhau.
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là

một đơn vị têu dùng. Như vậy hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập
tuyệt đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn
của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, thị trường, xã hộ càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông
dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong
phạm vi một vùng, một nước. Điều này càng có ý nghĩa đối với các hộ nông dân
nước ta trong tnh hình hiện nay.
1.1.3.2. Kinh tế hộ
Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất têu dùng của nền kinh tế nông thôn. Kinh
tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất và các yếu tố khác
nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất. Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, căn
bản dựa vào sự tích lũy, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi nghèo


15

đói và vươn lên giàu có, từ tự cung tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa gắn với thị
trường.


×