Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

BÁO cáo THỰC tập THỦY sản tại CÔNG TY PHÁT TRIỂN KINH tế DUYÊN hải (COFIDEC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 97 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
ĐCTT: Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải (Cofidec)
Địa chỉ: Lô C44/I – C44b/I – C56/II – C57/II, Đường Số 7, KCN
Vĩnh Lộc, Bình Chánh, Tp. HCM.
Thời gian TTTN: 05 tuần
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NGUYỄN TRỌNG LUYỆN

SVTH:
Mã số SV:

Lớp: 05DHTP1

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm
Thành phố Hồ Chí Minh, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô,
đặc biệt là quý thầy cô khoa Thực phẩm đã truyền đạt cho em những kiến thức vô
cùng quý báu về lý thuyết và thực tiễn trong suốt thời gian học ở trường. Em xin gởi
đến thầy Phạm Trọng Luyện, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành
chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
5 tuần thực tập tại Công Ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải (Cofidec), đó cũng
là cơ hội giúp em áp dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực tế, đồng thời
còn học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế ở đây. Qua công việc thực tập này em


nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong việc kinh doanh để giúp ích cho công
việc sau này của bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Công Ty Phát
Triển Kinh Tế Duyên Hải (Cofidec), đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm
hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị quản đốc, điều hành, tổ trưởng, QC, KCS
và các cô chú anh chị công nhân trong xưởng đã hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời
gian qua.
Cuối cùng em xin cảm ơn anh Hoàng Anh phòng nhân sự của Công Ty Phát
Triển Kinh Tế Duyên Hải (Cofidec) đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để
em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề
này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng
góp từ thầy cũng như quý công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 3 năm 2018
SINH VIÊN THỰC HIỆN

i


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP
Họ và tên người hướng dẫn thực tập: Nguyễn Trọng Luyện
Đơn vị thực tập: Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải (Cofidec)
Địa chỉ: Lô C44/I – C44b/I – C56/II – C57/II, Đường Số 7, KCN Vĩnh Lộc, Bình
Chánh, Tp. HCM.
Họ tên sinh viên thực tập:

Mã số SV:
Lớp: 05DHTP1...................................................Khoa: Công nghệ Thực phẩm............
Thời gian thực tập: Từ ngày 27/11/2017............ đến ngày: 29/12/2017.......................
(Ghi chú: Việc đánh giá được thực hiện bằng cách đánh dấu vào cột xếp loại các nội
dung đánh giá trong bảng phía dưới, trong đó loại A: Tốt; loại B: Khá; loại C: Trung
bình; loại D: Kém)
Xếp loại

Nội dung đánh giá

A

B

C

D

I. Tinh thần kỉ luật, thái độ:
1 Thực hiện nội quy Công Ty, đơn vị
2 Chấp hành giờ giấc làm việc
3 Thái độ giao tiếp với CB CNV
4 Ý thức bảo vệ tài sản của Công ty
5 Tích cực trong công việc được giao
II. Khả năng chuyên môn, nghiệp vụ:
1 Đáp ứng yêu cầu công việc
2 Tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
3 Có đề xuất, sáng kiến, năng động trong công việc
III. Kết quả công tác:
Mức độ hoàn thành công việc được giao

Tp. Hồ Chí Minh, ngày....tháng....năm.
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Nơi SV trực tiếp thực tập)

ii


XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY

iii


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
I. Nhận xét
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
II. Đánh giá
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


TP.HCM, ngày

tháng

năm 2018

Giảng viên hướng dẫn

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................i
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP...........................................................ii
XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY............................................................................iii
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.............................iv
MỤC LỤC......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU......................................................x
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................xi
1. Tổng quan nhà máy.................................................................................1
1.1Lịch sử thành lập và phát triển............................................................1
1.2Địa điểm xây dựng...............................................................................4
1.3Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy...........................................................5
1.4Tình hình sản xuất và kinh doanh......................................................11
1.5An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy......................................16
1.6Xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp...............................................18
2. Nguyên liệu và thành phẩm...................................................................22
2.1 Nguyên liệu sản xuất và bán thành phẩm........................................22

2.2 Thành phẩm......................................................................................31
3. Công nghệ sản xuất/chế biến.................................................................43
3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ................................................................43
3.2 Thuyết minh quy trình công nghệ.....................................................44
4. Máy móc, thiết bị...................................................................................65
4.1Các thiết bị chính (nguyên lý, cấu tạo, vận hành).............................65
4.2Các sự cố thường gặp, cách khắc phục và phòng ngừa.....................75
5. Kiểm tra chất lượng................................................................................77
5.1 Phương thức kiểm tra sản phẩm.......................................................77
5.2 Cách thức bảo quản sản phẩm.........................................................78
6. Nhận xét và đề nghị...............................................................................79
6.1. Nhận xét:.........................................................................................79
6.1.1. Hợp lý............................................................................................79
6.2. Nội quy công ty................................................................................81
6.3. Những đề nghị cải tiến.....................................................................82
KẾT LUẬN...................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................86

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
1. TỔNG QUAN NHÀ MÁY
NGUYÊN LIỆU VÀ THÀNH PHẨM
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT/CHẾ BIẾN
MÁY MÓC, THIẾT BỊ

vii



DANH MỤC BẢNG BIỂU

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
Đông Block
COFIDEC
HTQLCL
SXKD
BHLD
T
W
VSV
QC
PD
PTO

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:


Đông theo dạng khối
Coastal Fisheries Development Corporation
Hệ thống quản lý chất lượng
Sản xuất kinh doanh
Bảo hộ lao động
Tiger
White shrimp
Vi sinh vật
Quality control
Tôm thịt xẻ lưng
Tôm thịt chừa đuôi

x


LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta có điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành thủy sản với bờ biển dài và
khí hậu nhiệt đới gió mùa đã góp phần tạo nên nguồn nguyên liệu thủy hải sản rất
phong phú ở Nước ta. Thủy sản Việt Nam rất đa dạng với khoảng 2.000 loài cá,
trong đó có 40 loài có giá trị kinh tế, trên 70 loài tôm, khoảng 32 loài có giá trị kinh
tế, mực có khoảng 100 loài và khoảng 30 loài có thể khai thác.
Tận dụng những ưu thế đó, Nước ta đang ngày càng khuyến khích phát triển
ngành chế bến thủy sản để đem lại nguồn lợi kinh tế cho đất nước ngày càng phát
triển. Muốn phát triển ngành chế biến thủy sản đòi hỏi phải có một lực lượng đào
tạo bài bản, nắm được các quy trình công nghệ chế biến thủy sản tiên tiến và hiện
đại nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và để tham gia xuất khẩu sản phẩm
ra Nước ngoài.
Các sản phẩm thủy hải sản chế biến từ cá, tôm, mực… đã trở nên rất quen thuộc
với người tiêu dùng trong nước cũng như ngoài nước. Hiện nay có các sản phẩm
mới được người tiêu dùng yêu thích và đặc biệt là sản xuất để xuất sang các thị

trường như Nhật, Mỹ… và các nước Châu Âu là các sản phẩm được chế biến từ
Tôm và được đem đi đông lạnh Block.
Vì thế việc tìm hiểu “Quy trình và hệ thống quản lý chất lượng các sản phẩm
tôm đông lạnh Block” là một đề tài hữu ích giúp trang bị thêm những kiến thức bổ
ích cho sinh viên ngành thủy sản, những người chuẩn bị góp sức mình để phát triển
ngành thủy sản nước nhà. Đó là lý do em chọn đề tài này.

xi


1. Tổng quan nhà máy
1.1

Lịch sử thành lập và phát triển

Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải (Cofidec) được thành lập từ 17/7/1987
tiền thân là Công ty Liên Doanh Thuỷ Hải Sản Duyên Hải, giữa hai đối tác là
UBND huyện Duyên Hải và Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu và Đầu Tư Thành phố
(IMEXCO) được thành lập theo quyết định số 172/ QĐ- UB ngày 17/7/1987 của
UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoạt động chính ở trong hai lĩnh vực: Xuất nhập khẩu và nuôi trồng thuỷ sản
trong giai đoạn từ 1987- 1992. Giai đoạn này, doanh nghiệp có các đơn vị hoạch
toán độc lập trực thuộc:
• Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Duyên Hải: thành lập theo quyết định số
112/QĐ.UB, ngày 10/03/1989 của Ủy Ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ: quản lý, nuôi trồng thủy sản, với quy mô diện tích hơn 262 ha đất nuôi
tôm thịt
• Công ty liên doanh nuôi trồng thủy sản Duyên Hải- (COTHYCO): thành lập
theo giấy phép đầu tư số 157/GP ngày 17/01/1991, trong đó có các bên tham gia
liên doanh: Phía Việt Nam: COFIDEC, nước ngoài: TEKHENYCOLTD

(ThaiLand). Nhiệm vụ: xây dựng 20 ha nuôi tôm tại Hào Võ- Long Hòa- Cần Giờ
• Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Giành Hào: thành lập theo quyết định số
120/QĐUB ngày 24/03/1990 của Ủy Ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm
vụ: nuôi tôm tại Thị trấn Giành Hào- huyện Dầm Hơi- tỉnh Minh Hải (nay là Cà
Mau) diện tích trên 200 ha.
Từ tháng 1/1993 đến nay COFIDEC chuyển đổi cơ chế hoạt động trở thành
Doanh nghiệp nhà nước với 100% vốn nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty Thương
Mại Sài Gòn (SaTra Group). Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải (Cofidec) được
thành lập từ 17/7/1987 tiền thân là Công ty Liên Doanh Thuỷ Hải Sản Duyên Hải,
giữa hai đối tác là UBND huyện Duyên Hải và Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu và
Đầu Tư Thành phố (IMEXCO) được thành lập theo quyết định số 172/ QĐ- UB
ngày 17/7/1987 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoạt động chính ở trong hai lĩnh vực: Xuất nhập khẩu và nuôi trồng thuỷ sản
trong giai đoạn từ 1987- 1992. Giai đoạn này, doanh nghiệp có các đơn vị hoạch
toán độc lập trực thuộc:
• Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Duyên Hải: thành lập theo quyết định số
112/QĐ.UB, ngày 10/03/1989 của Ủy Ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
1


Nhiệm vụ: quản lý, nuôi trồng thủy sản, với quy mô diện tích hơn 262 ha đất nuôi
tôm thịt
• Công ty liên doanh nuôi trồng thủy sản Duyên Hải- (COTHYCO): thành lập
theo giấy phép đầu tư số 157/GP ngày 17/01/1991, trong đó có các bên tham gia
liên doanh: Phía Việt Nam: COFIDEC, nước ngoài: TEKHENYCOLTD
(ThaiLand). Nhiệm vụ: xây dựng 20 ha nuôi tôm tại Hào Võ- Long Hòa- Cần Giờ
• Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Giành Hào: thành lập theo quyết định số
120/QĐUB ngày 24/03/1990 của Ủy Ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm
vụ: nuôi tôm tại Thị trấn Giành Hào- huyện Dầm Hơi- tỉnh Minh Hải (nay là Cà
Mau) diện tích trên 200 ha.

Từ tháng 1/1993 đến nay COFIDEC chuyển đổi cơ chế hoạt động trở thành
Doanh nghiệp nhà nước với 100% vốn nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty Thương
Mại Sài Gòn (SaTra Group).
Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải (Cofidec) là một Công ty Nhà nước, hạch
toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản
giao dịch tại ngân hàng.

2


Hình 1.1: Công ty phát triển kinh tế duyên hải ( COFIDEC )
 Tên doanh nghiệp: Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên hải.
 Tên giao dịch: COFIDEC (Coastal Fisheries Development Corporation)

 Nhãn hiệu thương mại:

Hình 1.2: Nhãn hiệu thương mại của Công ty
 Văn phòng giao dịch: 177 Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.01, Tp. HCM.
 Địa chỉ Công ty: 32/4 Lê Văn Khương, phường Thới An, Q.12, Tp. HCM.
 Điện thoại: (848) 7174730
Fax: (848) 7174180
 Nhà máy: Lô C34/I, Đường 2G, KCN Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình
Chánh, Tp. HCM.

Hình 1.3: Nhà máy sản xuất của Công ty
 Điện thoại: (84.8) 3765 7469
Fax: (84.8) 3765 5830
 Giấy phép đăng kí kinh doanh số: 102332 ngày 20/01/1993 do Sở KH- ĐT cấp.
 Mã số thuế: 0301185717- 1, do cục thuế Tp.HCM cấp ngày 07/09/1998
 Email:

Website: www.cofidec.com.vn
3


 Hình thức sở hữu: Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Thương
Mại Sài Gòn – TNHH một thành viên.
 Nghành nghề kinh doanh: Nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến nông lâm
hải sản, súc sản. Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng nông lâm thuỷ hải sản, súc sản,
hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm. Nhập khẩu trực tiếp máy móc thiết bị, vật tư,
nhiên liệu, hàng hoá khác phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị.
 Các sản phẩm chính của Công ty: thủy sản đông lạnh (tôm đông lạnh), rau quả
đông lạnh, trái cây đông lạnh, sản phẩm nội địa.
 Được cấp chứng chỉ ISO 9002 năm 1999 và hệ thống HACCP
1.2

Địa điểm xây dựng

Với địa thế nằm trong khu công nghiệp Vĩnh lộc, đây là một vị thế khá thuận lợi
cho Công ty.
Tuyến đường giao thông chính vào nhà máy sạch đẹp, rộng rãi thuận lợi cho vận
chuyển hàng hóa.
Nhà máy được đặt tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc, do đó nguồn nước và nguồn
điện luôn đảm bảo cho hoạt động chế biến, bảo quản liên tục của nhà máy. Ngoài ra
nhà máy còn có hệ thống cấp điện riêng để khắc phục tình trạng mất điện đảm bảo
cho sản xuất.
Cách nhà máy 25 (km) là sân bay Tân Sơn Nhất, 35 (km) là cảng Sài Gòn, đây là
hệ thống đường giao thông hàng không và đường biển thuận lợi cho việc vận
chuyển hàng hóa.
Ngoài ra Nhà máy còn nằm gần khu dân cư, nhưng không nằm trong khu dân cư,
vấn đề tuyển dụng lao động thuận lợi. Sản phẩm tiêu thụ nhanh và chi phí cho

quảng cáo giảm đi rất nhiều. Mặt khác sẽ không gây ô nhiễm môi trường và bị
nhiễm vi sinh vật từ khu dân cư.
Bao quanh nhà máy là rất nhiều nhà máy khác: như kho đông lạnh, Công ty thủy
sản số 05, Công ty thực phẩm Sài Gòn Food, Công ty Cholimex…… Vì vậy, giữa
các nhà máy sẽ tận dụng được nguồn năng lượng và phế phẩm lẫn nhau giảm được
chi phí vận chuyển và đảm bảo chất lượng bán thành phẩm nhập vào Công ty.

4


1.3

Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy

Khu
Khu xử
lý nước

Khu nghỉ trưa cho công nhân

giặt bảo
hộ lao

Xưởng bánh kem

Khu để bao bì giấy bánh kem

Kho phế liệu

Khu nhập nguyên liệu vào


Kho hóa chất

động

Xưởng
chế biến 2

Xưởng
chế biến
1

Phòn
Khu văn phòng

g máy
Nhà
ăn

Kho lạnh
Khu
Bãi đậu xe

chứa gas
Phòng
bảo vệ

Cổng vào

Lô C34/I, Đường 2G, KCN Vĩnh Lộc, X.Vĩnh Lộc A, H.Bình Chánh, Tp. HCM.


5


Hình 1.4: Sơ đồ bố trí mặt bằng

Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự

Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
 Ban giám đốc:
Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu
sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị trước
pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc có các
chức năng và nhiệm vụ sau đây:
* Chức năng:
- Đại diện cho công ty chịu trách nhiệm trước các cơ quan pháp luật Nhà nước
về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD).
- Quản lí, duy trì và phát triển mọi hoạt động SXKD của công ty.
- Hoạch định nguồn lực cho hệ thống quản lí chất lượng (HTQLCL).
- Thiết lập và duy trì chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của công ty.
6


- Quyết định các hoạt động cải tiến đối với HTQLCL của công ty theo chuẩn
HanzardAralysis Critical Control Point (HACCP), ISO 9001: 2001 và BRC
GLOBAL STANDARD FOOD, ACC.
- Thiết lập thực hiện và duy trì một HTQLCL có hiệu lực và hiệu quả để đạt các
mục tiêu đã đề ra.
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công viêc kinh doanh hàng ngày của công
ty mà không cần phải có quyết định của hội đồng quản trị.

- Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trong
các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị.
- Quyền quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty kể cả
quản lý được bổ nhiệm của giám đốc.
- Quyền tuyển dụng lao động.
- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ:
- Điều hành mọi hoạt động SXKD của Công ty theo pháp luật hiện hành.
- Đề ra chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng cho công ty.
- Xem xét và không ngừng cải tiến hoạt động SXKD phù hợp với yêu cầu khách
hàng và thị trường trong từng thời kì.
- Phổ biến chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng trong toàn bộ công ty
để nâng cao nhận thức, đồng thời động viên và huy động cho mọi người trong công
ty tham gia vào HTQLCL.
- Đảm bảo các quy trình thích hợp được thực hiện để tạo khả năng đáp ứng được
yêu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu chất lượng.
- Xem xét định kì tính hiệu lực của HTQLCL.
- Quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí SXKD của công ty.
- Truyền đạt cho mọi người trong HQLCL thấu hiểu về chính sách chất lượng,
mục tiêu chất lượng và các yêu cầu của khách hàng

Phòng nhân sự- hành chính:
* Chức năng:
- Tổ chức xem xét năng lực nhân viên trong công ty.
- Lập kế hoạch đào tạo khi có yêu cầu của Ban lãnh đạo.
- Tuyển dụng nhân sự khi có yêu cầu của Ban lãnh đạo.

- Tổ chức phòng chống hỏa hoạn và thực hiện các công tác bảo vệ tài sản an
ninh trật tự trong toàn công ty.

7


- Tổ chức bình bầu khen thưởng toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công
ty.
- Kiểm soát và định kì bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa nhà xưởng.
- Tổ chức khám sức khỏe định kì cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công
ty.
* Nhiệm vụ:
- Phối hợp các phòng ban, bộ phận lập kế hoạch tuyển chọn và đào tạo nhân sự.
- Lưu hồ sơ nhân sự trong Công ty.
- Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ đối với từng phòng ban, bộ phận
trong công ty.
- Theo dõi và thực hiện các chính sách: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm lao động và tổ chức khám sức khỏe định kì theo đúng bộ luật lao động.
- Định mức tính lương phù hợp theo từng công đoạn sản xuất để động viên công
nhân viên tăng năng suất lao động.
- Soạn thảo các văn bản theo yêu cầu của Ban lãnh đạo công ty.
- Hướng dẫn khách đến làm việc tại công ty.
- Định kì kiểm tra nhà xưởng và lên kế hoạch bảo trì, sửa chữa nhà xưởng theo
yêu cầu của Ban lãnh đạo công ty.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với người
lao động theo quy định của Bộ luật Lao động
- Nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ,
công nhân cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất- kinh doanh
- Xây dựng các định mức đơn giá về lao động. Lập và quản lý quỹ lương, các
quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng theo các quy định của Nhà nước và hiệu

quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng hợp báo cáo quỹ lương doanh
nghiệp
- Xây dựng chương trình công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ doanh nghiệp, theo
dõi, xử lý các đơn khiếu nại, tố cáo
- Quản lý con dấu của doanh nghiệp theo quy định về quản lý và sử dụng con dấu
của Bộ Công an

Phòng kế toán tài chính:
*Chức năng:
- Quản lí tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
- Quản lí kho thành phẩm, kho vật tư bao bì, kho hóa chất và các dịch vụ hỗ trợ
SXKD tại công ty.
- Mua vật tư, bao bì, hóa chất, nguyên liệu phụ phục vụ SXKD.
*Nhiệm vụ.

8


- Tổ chức công tác kế toán, quản lí tài chính, thu- chi công nợ, nhập xuất vật tư,
hàng hóa, cung ứng kịp thời các sản phẩm phục vụ cho sản xuất như: nguyên phụ
liệu, phụ gia chế biến thủy sản, cung cấp các loại vật tư cho sản xuất.
- Chấp hành nguyên tắc chế độ kế toán đúng theo chính sách pháp luật của Nhà
nước.
- Thảo luận các hợp đồng mua bán hàng.
- Lưu trữ hồ sơ theo lệnh kế toán thống kê.
- Thực hiên đánh giá nhà cung ứng tôm nguyên liệu, vật tư, bao bì, hóa chất và
xe vận chuyển.
- Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của công ty tham mưu cho Giám đốc
trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử

dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành
của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của công ty.
- Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ…trong công ty và
báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc.
- Thực hiện việc chi trả lương, các khoản phụ cấp và các chế độ khác cho CB
CNV toàn công ty.

Cửa hàng kinh doanh nội địa:
- Duy trì và phát triển kinh doanh chế biến các mặt hàng Thủy sản đông lạnh
- Phát triển thêm mặt hàng Nông sản đông lạnh xuất khẩu và sản phẩm chế biến
đang tiêu thụ thị trường nội địa.

Phòng quản lý tài sản và đầu tư
- Thực hiện công tác quản lý, phát triển, khai thác, sử dụng bảo trì, bảo vệ, sửa
chữa cơ sở vật chất, nguyên vật liệu...
- Quản lý sổ sách liên quan đến nguồn vốn.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư, phát triển các khu công
nghiệp.

Phòng kế hoạch kinh doanh:
*Chức năng:
- Quản lí công tác xuất nhập khẩu.
- Quản lí kho thành phẩm, kho vật tư bao bì, kho hóa chất và các hoạt động dịch
vụ hỗ trợ SXKD tại công ty.
- Mua vật tư, bao bì, hóa chất, nguyên phụ liệu phục vụ SXKD.
*Nhiệm vụ:
- Thương thảo bán hàng ghi nhận và đo lường sự thỏa mãn khách hàng.
9



- Thảo các hợp đồng mua bán hàng.
- Xem xét yêu cầu khách hàng và trao đổi thông tin với khách hàng.
- Đề bạc và sắp xếp nhân lực tại phòng nghiệp vụ tổng hợp.
- Theo dõi và đo lường quá trình xem xét yêu cầu khách hàng, quá trình trao đổi
thông tin với khách hàng.
- Kết hợp với phòng TCHC xem xét năng lực và đào tạo, khen thưởng, kỷ luật
nhân viên trong phòng. Quản lí nhân lực an toàn, hiệu suất cao.
- Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch phát triển thị trường nhằm mở rộng thị
trường, tăng thị phần và doanh thu cho Công ty.
- Tổ chức thực hiện việc nghiên cứu thị trường, phân tích, dự báo và nắm bắt các
nhu cầu của khách hàng, xác định các chủng loại mặt hàng cần ưu tiên để chủ động
đề xuất phương án kinh doanh và mở rộng thị trường.
- Đề xuất chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển thị trường.
- Thu thập thông tin về sản phẩm, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
- Thông báo, cung cấp thông tin kịp thời cho phòng kỹ thuật và các phòng quản
lý sản xuất về những thay đổi liên quan đến yêu cầu của khách hàng đối với sản
phẩm trong suốt quá trình sản xuất.

Phòng cung ứng vật tư nguyên liệu
- Mua sắm nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị đáp ứng nhiệm vụ sản xuất
- Lập kế hoạch kinh doanh mua sắm nguyên liệu, thiết bị... đáp ứng nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm của công ty.
- Tìm kiếm và cập nhật thông tin về nhà cung cấp và giá cả của nguyên liệu các
loại thủy hải sản, súc sản...
- Tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện phương án kinh doanh, nhập khẩu.
- Ký hợp đồng bốc xếp, giao nhận với các đơn vị có liên quan theo hợp đồng
- Theo dõi việc thanh toán xuất nhập khẩu.


Phòng quản lý sản xuất
- Tham mưu cho Ban Giám đốc công ty trong công tác hoạch định tổ chức sản
xuất, bố trí nguồn nhân lực phù hợp nhằm đảm bảo kế hoạch mục tiêu của công ty
theo tháng/ quý/ năm.
- Khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống dây chuyền công nghệ của công ty
hướng tới chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu khách hàng và tiết kiệm nguyên liệu
- Thiết kế nơi làm việc, phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động.
- Xây dựng các hệ thống chỉ dẫn và phân công công việc, chỉ dẫn và xác định các
nhiệm vụ ưu tiên.
- Phối hợp xây dựng các chính sách nhân sự đảm bảo nguồn lực đáp ứng sản
xuất.
- Xây dựng kế hoạch tiến độ, kế hoạch năng lực sản xuất.
- Thiết lập các cải tiến trong quá trình sản xuất.
10


- Lập kế hoạch trang bị máy móc, bố trí mặt bằng Nhà xưởng.
1.4

Tình hình sản xuất và kinh doanh

Bên cạnh chính sách giá cạnh tranh, COFIDEC triển khai một loạt giải pháp
đồng bộ nhằm khai thác hiệu quả công suất của nhà máy mới.
Theo tính toán của ban lãnh đạo công ty, từ năm 2017, năng suất lao động tăng
khoảng 30% khi hệ thống dây chuyền đi vào vận hành ổn định. Nhà máy sẽ vận
hành khoảng 70% công suất và dự kiến đạt công suất thiết kế vào năm 2019, tương
đương 8.000 tấn thành phẩm bao gồm nông sản và thủy sản chế biến chiếm tỷ lệ
60/40.
Bước sang năm 2017, COFIDEC đặt mục tiêu 20 triệu USD kim ngạch xuất
khẩu, tăng khoảng 40 % so với năm 2016 (ước đạt 14 triệu USD). Con số này dự

kiến sẽ tăng lên 30 triệu USD vào năm 2019, thời điểm nhà máy vận hành hết công
suất thiết kế.
Nhà máy chế biến nông - thủy sản COFIDEC là dự án trọng điểm của SATRA.
Với diện tích xây dựng 12.000m² trong khuôn viên 25.000m² tại Khu công nghiệp
Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh), nhà máy được trang bị hệ thống máy móc mới hiện
đại gồm năm dây chuyền nông sản (trái cây, nướng, hấp rau củ, chiên máy, chiên
tempura), ba dây chuyền thủy sản (tẩm bột, sushi, hàng luộc, hàng phối trộn) và đặc
biệt là hệ thống máy cấp đông tần sôi nhập khẩu từ Thụy Điển, thiết bị được xem là
tiên tiến bậc nhất hiện nay có khả năng cấp đông những sản phẩm đa dạng kích
thước với công suất lên đến 1.000kg/giờ.
Hệ thống băng chuyền đồng bộ tự động đưa nguyên liệu đến từng bộ phận chế
biến. Máy cấp đông mới giảm tiêu hao điện năng. Chưa dừng lại, công ty tiếp tục
phối hợp với Ban quản lý dự án SATRA khảo sát, đưa thêm máy móc thiết bị vào
các khâu chế biến thay thế lao động thủ công, đồng thời bố trí lại lực lượng lao
động để cải thiện năng suất, tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động và góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh. Sang năm 2017, theo tính toán của ban lãnh đạo công
ty, năng suất lao động tăng khoảng 30% khi hệ thống dây chuyền đi vào vận hành
ổn định. Cũng trong năm tới, nhà máy sẽ vận hành khoảng 70% công suất và dự
kiến đạt công suất thiết kế vào năm 2019, tương đương 8.000 tấn thành phẩm bao
gồm nông sản và thủy sản chế biến với tỷ lệ 60/40.

11


Hình 1.6: Dây chuyền tôm tẩm bột
Ông Hồ Phước Hải, Giám đốc COFIDEC, cho biết: ông được điều động về làm
giám đốc từ 2014, thời điểm SATRA tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy
mới. Nhiệm vụ đầu tiên của tân “thuyền trưởng” khá nặng nề. Bàn giao nhà máy cũ
ở quận 12 nhưng vẫn phải đảm bảo tiến độ sản xuất sau khi dịch chuyển sản xuất về
Nhà máy chế biến thủy hải sản Việt - Nhật, một nhà máy có quy mô nhỏ, diện tích

nhà xưởng khoảng 4.500m2 được SATRA mua lại rồi bàn giao cho COFIDEC sản
xuất tạm trong khi chờ xây dựng nhà máy mới. Từ cuối tháng 6/2016, COFIDEC
tiếp nhận từng phần nhà máy mới và đang tiếp tục hoàn thiện để đưa vào khai thác.
Từ một nền kinh tế đóng cách nay ba thập niên, Việt Nam trở thành quốc gia tiên
phong về hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia hầu hết các Hiệp định Thương mại tự
do (FTA), đặc biệt là trong khoảng thời gian hơn 10 năm trở lại đây. Vấn đề cần lưu
tâm là khi hàng rào thuế quan hạ xuống theo lộ trình thì đồng thời những hàng rào
kỹ thuật cũng sẽ được dựng lên. Vậy nên lựa chọn công nghệ làm khâu đột phá là
quyết định khôn ngoan, không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn chủ động
12


ứng phó với những rào cản phi thuế quan. Nhật Bản là thành viên của Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nếu FTA này được thông qua vào năm
2018 như kế hoạch thì COFIDEC sẽ có lợi thế cạnh tranh đáng kể tại thị trường
chiến lược này, chưa kể 10 quốc gia nội khối còn lại. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực
của COFIDEC là tôm chế biến nằm trong danh mục 12 mặt hàng thủy hải sản được
áp dụng thuế suất 0% ngay khi TPP có hiệu lực.



LÀM ĂN VỚI NHẬT

COFIDEC là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có bề dày lịch sử. Tiền thân của
COFIDEC là Công ty Liên doanh thủy hải sản Duyên Hải được thành lập năm
1987, chuyên sản xuất chế biến nông thủy sản xuất khẩu. Năm 1991, COFIDEC xây
dựng nhà máy đầu tiên, trở thành một trong mười đơn vị tiên phong tại thành phố
tham gia lĩnh vực chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Đầu năm 1993, COFIDEC
chuyển đổi mô hình hoạt động, trở thành doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực
thuộc SATRA theo quyết định của UBND TP.HCM. Cũng trong năm này, hàng thủy

sản của COFIDEC bắt đầu tiếp cận khách hàng Đông Á gồm Hàn Quốc và Nhật
Bản, bên cạnh thị trường Hoa Kỳ.
Khác với thị trường Hoa Kỳ chủ yếu nhập khẩu tôm đông lạnh sơ chế, những nhà
phân phối tại đất nước Mặt trời mọc đặt hàng tôm chế biến sâu có giá trị gia tăng
cao. Nhịp sống công nghiệp khiến người tiêu dùng Nhật ngày càng bận rộn. “Họ
cần những thực phẩm làm sẵn, chỉ cần bỏ lò vi sóng chừng vài phút là dùng được” ông Hải nhận xét. Hiện danh mục sản phẩm từ tôm của COFIDEC đã vượt quá con
số 30 món, chẳng hạn như tẩm bột, chiên xù, cuộn rau củ... Trước khi lọt vào bàn ăn
của người tiêu dùng Nhật Bản, con tôm phải vượt qua tầng tầng lớp lớp sát hạch
chất lượng. Đầu tiên là đầu vào. Vùng nguyên liệu phi tập trung, rải rác ở nhiều địa
phương như Sóc Trăng, Bến Tre, Long An, Khánh Hòa có chứng nhận của Cục
Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Đa dạng hóa nguồn cung giúp công
ty giảm thiểu rủi ro thiếu hụt nguyên liệu trong trường hợp vùng nuôi gặp sự cố.
Thận trọng không bao giờ thừa bởi nuôi tôm công nghiệp là ngành dễ bị rủi ro dịch
bệnh. “Chúng tôi ký hợp đồng với các chủ vuông tôm theo từng năm. Nếu họ làm
tốt công ty mới ký tiếp” - Trưởng phòng Quản lý chất lượng Dương Thị Minh Hiền
13


cho biết thêm: công ty đồng hành cùng nông dân theo dõi, kiểm soát nghiêm ngặt
chất cấm trong suốt quá trình sinh trưởng của tôm. Trung bình, tôm nguyên liệu
phải kiểm tra 10 loại về dư lượng kháng sinh, vi sinh theo danh mục mà đối tác
cung cấp trước khi nhập nguyên liệu vào nhà máy chế biến. Ngoài ra, khi hàng đến
cảng các nước nhập khẩu, cơ quan chức năng ở nước họ sẽ kiểm tra trước khi thông
quan. Ngoài nguồn nguyên liệu nội địa, lãnh đạo công ty cho biết còn có những nhà
cung cấp nước ngoài có thể cung cấp nguyên liệu có giá cạnh tranh.
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu ngành thủy hải sản 9 tháng đầu
năm 2016 đạt 5 tỉ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ. Nhưng bất ngờ hơn cả là lần đầu
tiên rau củ quả qua mặt cả dầu thô (1,7 tỉ USD) và gạo (1,7 tỉ USD), mang về cho
đất nước 1,8 tỉ USD. Dù gương mặt ảm đạm của dầu thô được lý giải là do Việt
Nam chủ động cắt giảm sản lượng do giá dầu thế giới vẫn loanh quanh ở vùng đáy

thì cũng không thể phủ nhận tốc độ tăng trưởng của ngành hàng rau củ quả, đạt
36,1% so với cùng kỳ, cao nhất trong danh sách ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam.
Cú bứt phá ngoạn mục của rau củ quả tác động đáng kể đến cơ cấu xuất khẩu nông
sản, nhất là trong tình thế gạo, mặt hàng nhiều năm được xem là thế mạnh của Việt
Nam, thất thế trước các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường quốc tế. Tín hiệu
tích cực từ thị trường có vẻ như đang ủng hộ COFIDEC. Rau củ và trái cây đông
lạnh của công ty đang chiếm 60% về lượng, tương ứng 40% doanh thu trong mấy
năm gần đây.
Nhóm hàng nông sản xuất khẩu được COFIDEC triển khai từ năm 2000. Uy tín
gầy dựng trong hơn 7 năm cung ứng tôm chế biến khiến đối tác Nhật chủ động đề
nghị COFIDEC cung cấp thêm rau củ và trái cây đông lạnh. Đậu bắp và cà tím là
hai mã hàng rau củ được thử nghiệm đầu tiên. Ông Nguyễn Quốc Minh Hà, Phó
phòng Kế hoạch kinh doanh, cho biết, đối tác vừa cung cấp giống, vừa cử chuyên
gia phối hợp với đội ngũ kỹ sư nông nghiệp của COFIDEC cùng nông dân ra đồng.
Giai đoạn trồng thử nghiệm khá gian nan. Đậu bắp lần lượt thất bại ở Củ Chi, Tây
Ninh, Sóc Trăng... trước khi dừng chân tại huyện Châu Phú, An Giang. Còn điều
kiện thổ nhưỡng tại Đơn Dương, Lâm Đồng mang lại năng suất cao nhất cho cà tím.
Đến mùa thu hoạch, chuyên gia Nhật Bản quay lại nhà máy, lựa chọn và hướng dẫn
công nhân chế biến. Ngoài những món đơn giản như cà tím cắt hạt lựu chiên, cá tím
cắt đôi chiên, cà tím nướng... hay đậu bắp nguyên trái, đậu bắp cắt đôi..., hai loại
14


nông sản này còn được kết hợp với tôm tạo ra nhiều mã hàng mới như cà tím nhồi
tôm chiên, đậu bắp nhồi tôm chiên tempura...
Tiếp thu quy trình canh tác theo tiêu chuẩn Nhật Bản, COFIDEC phối hợp với
nông dân mở rộng danh mục nông sản gồm đậu đũa, bí ngòi, bí đao, khoai lang,
khoai tây, đu đủ xanh, ớt chuông, bắp, khổ qua… Sự kết hợp sáng tạo giữa những
nông sản này với tôm tiếp tục được phát huy, mang đến cho khách hàng thêm nhiều
lựa chọn. Những thành công liên tiếp trong quá trình phát triển vùng nguyên liệu

nông sản có đóng góp không nhỏ của đội ngũ kỹ sư và cán bộ nông nghiệp dày dạn
kinh nghiệm được chia làm hai tổ (mỗi tổ 7 người), bám trụ cùng nông dân tại hai
vùng nguyên liệu quan trọng là An Giang và Lâm Đồng. Mặc dù vậy, khách hàng
nước ngoài có văn phòng đại diện ở TP.HCM vẫn theo sát toàn bộ quy trình sản
xuất của COFIDEC.
Đối với dòng sản phẩm trái cây đông lạnh ăn liền cũng đang được quan tâm phát
triển. Bên cạnh mặt hàng xoài Cát Chu triển khai từ năm 2000, COFIDEC lần lượt
bổ sung thêm đu đủ, thơm, sơri, dưa hấu, dưa vàng, dưa lưới, mít và thanh long.
Hẳn nhiên, danh mục này chưa dừng lại. Thành công của COFIDEC trong quá trình
phát triển vùng nguyên liệu bền vững còn hé mở cơ hội cho ngành rau củ quả giảm
bớt lệ thuộc đầu ra vào Trung Quốc. Phân loại theo thị trường, quốc gia láng giềng
hiện tiêu thụ khoảng 70% sản lượng xuất khẩu của Việt Nam, theo Bộ Công
Thương.
Sang năm 2017, COFIDEC với mục tiêu 20 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, tăng
khoảng 40 % so với năm 2016 (ước đạt 14 triệu USD). Con số này dự kiến sẽ tăng
lên 30 triệu USD vào năm 2019, thời điểm nhà máy vận hành hết công suất thiết kế.
Bên cạnh chính sách giá cạnh tranh, COFIDEC triển khai một loạt giải pháp
đồng bộ nhằm khai thác hiệu quả tăng trưởng công suất của nhà máy mới. Một mặt,
công ty củng cố, mở rộng thị trường xuất khẩu truyền thống là Nhật Bản (hiện
chiếm 70% kim ngạch) và Hàn Quốc (20% kim ngạch). Mặt khác, đầu tư cho hoạt
động xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ quốc tế, tiếp thị trực tuyến... để tìm
kiếm khách hàng mới tại những thị trường giàu tiềm năng như EU, Mỹ, Úc, Trung
Đông... Trên sân nhà, công ty phát triển thêm nhiều sản phẩm mới nhằm khai thác
hiệu quả mạng lưới phân phối ngày càng mở rộng của SATRA, từng bước nâng dần

15


×