Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÀI GIẢNG ĐỘC CHẤT HỌC THÚ Y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 19 trang )

ĐỘC CHẤT HỌC THÚ Y
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHÂT ĐỘC
Từ xa xưa, con người đã có những hiểu biết và sử dụng nhiều chất độc khác nhau
trong đời sống săn bắn và hái lượm. Nhiều di tích khảo cổ trên thế giới; nhiều tư liệu
thành văn và bất thành văn đã chứng tỏ điều đó.
Vì thế, khoa học về độc chất cũng đã hình thành từ lâu đời.
Độc chất học là môn học nghiên cứu về:
Đặc điểm lý – hóa học của các chất độc;
Phương pháp kiểm tra định tính và định lượng chất độc;
Ảnh hưởng, tương tác giữa chất độc và cơ thể sinh vật
(Các quá trình hấp thu, phân bố, biến đổi, tích lũy và thải trừ …của chất độc trong
cơ thể).
Các phương pháp chẩn đoán, dự phòng và điều trị ngộ độc.
Ở phạm vi tài liệu này, chỉ đề cập đến độc chất học Thú y, không đề cập đến lĩnh
vực độc chất học ở người, cây trồng và các sinh vật khác.
2. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC:
Theo cách hiểu thông thường, chất độc (Poison) là những chất hữu cơ và vô cơ có
nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp hóa học, ở liều lượng và nồng độ nhất định, có thể
gây nên những rối loạn hoạt động sống của cơ thể. Các rối loạn này, có thể nhẹ hay nặng
có thể ngắn, lâu dài hay dẫn tới tử vong là tùy thuộc vào bản chất của chất độc và cũng
tùy thuộc cả vào bản chất đặc thù của cơ thể sống bị phơi nhiễm bởi chất độc.
Ở Việt Nam, các chất độc mạnh thường gặp trong tự nhiên là:
Thực vật: Lá ngón, cây trúc đào, cây Thông thiên, hạt mã tiền, cây sừng trâu, nấm
lim, nấm phân ngựa… Cây và củ sắn (khoai mỳ), mầm củ khoai tây v.v…cũng là những
thứ có độc.
Động vật: Nọc rắn, bọ cạp, mủ cóc, nọc ong, rết, cá nóc (có 300 loài cá có độc tố
trên thế giới)…
Khoáng vật: Thạch tín (As), Thần sa, Chu sa (Selen)
Thời cận đại, khi các ngành kỹ nghệ hóa học phát triển, bên cạnh các chất độc
nguồn gốc thiên nhiên, người ta đã tổng hợp được rất nhiều chất độc từ các phòng thí
nghiệm.




Hiện nay trên thế giới, ước tính có khoảng 4,5 triệu chất độc khác nhau. Bao gồm cả
thể rắn, thể lỏng và thể khí.
Mỗi năm, các nước đã tổng hợp chừng 300 ngàn chất độc mới. Có nhiều chất siêu
độc. Độc lực của chúng gấp hàng ngàn lần các chất độc thiên nhiên, cổ điển.
Dioxin, Tabun v.v… là những thí dụ trong số các chất siêu độc đó.
Các chất siêu độc này đã được các thế lực cầm quyền ở nhiều nơi sử dụng làm
phương tiện giết người hàng loạt trong các cuộc chiến tranh hủy diệt.
Dioxin là 1 nhóm những chất siêu độc. Hiện đã có 75 chất Dioxin khác nhau được
quốc tế xếp vào hàng các chất độc thường xuyên gây ô nhiễm môi sinh. Chúng khó phân
hủy, tồn tại lâu bền trong môi trường. Dioxin là 1 trong những chất gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng nhất cho con người và vật nuôi khi bị phơi nhiễm. Nếu nhiễm trực tiếp, 1
gam Dioxin đủ giết 10 triệu người.
Khoa học đã khẳng định: Dioxin là nguyên nhân gây ra 28 chứng bệnh khác nhau.
Các chứng bệnh này đều rất nguy hiểm. Không (hoặc chưa) cứu chữa được. Không
những thế, nó còn để lại di chứng cho nhiều thế hệ con cháu đời sau của những người (và
vật nuôi) bị nhiễm độc. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã sử dụng 175kg Dioxin, pha
trong 1 triệu lít dung dịch để rải tại các vùng căn cứ của ta. (Bắt đầu rải ngày 10-8-1961;
kết thúc 10/1971). Tổng thống Mỹ Clintơn đã thừa nhận có trên 4 triệu người Việt Nam
bị nhiễm độc bởi Dioxin của Mỹ.
* Theo quan điểm hiện đại, có nhiều chất và hợp chất, trước đây không coi là chất
độc, nay phát hiện ra nhiều tác hại của chúng, nên cũng xếp vào nhóm các chất độc, bị
cấm sử dụng
Thí dụ: nhiều thuốc trước đây dùng phòng trị bệnh (Chloramphenicol,
Furazolidon…); nhiều chất dùng trong bảo quản thực phẩm, dược phẩm (Hàn the, lưu
huỳnh…); nhiều chất dùng trộn vào thức ăn gia súc để kích thích tăng trọng (kháng sinh,
hormon…) và rất nhiều chất khác nữa; nay đã cấm sử dụng vì độc tính trường diễn nguy
hiểm, gây nên các bệnh hiểm nghèo cho người tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi (ung
thư, quái thai…)

* Trên lâm sàng, nhiều chất thông thường như: muối ăn (NaCl), nước uống… với
liều lượng cao được đưa vào cơ thể , trong thời gian ngắn, cũng gây ngộ độc. Thí dụ: Nếu
nhầm lẫn cho gà ăn bột cá của lợn; gà sẽ ngộ độc, chết hàng loạt.
Nếu cho trâu bò (nhất là bò sữa) ăn nhiều thức ăn tinh, không đúng cách, cũng sẽ
gây ngộ độc.


* Một số chất, bình thường là “trơ”; nhưng trong những điều kiện nhất định, lại
là nguyên nhân gây độc hại cho cơ thể.
Thí dụ: Silicat. Nếu người và vật nuôi thường xuyên hít thở dạng bụi mịn silicat
vào đường hô hấp, sẽ gây chứng ngộ độc silicosis. Bụi than,tro cũng thế.
Các bụi này còn mang theo các mầm bệnh vi sinh vật vào đường hô hấp. Chúng
đồng thời cùng gây bệnh (Pneumoconiosis ) ở phổi
* Tất cả các loại thuốc Thú y, nếu sử dụng quá liều tối đa tác dụng (dosis tolerata
Maxima) hoặc dùng không đúng cách, sẽ gây ngộ độc thuốc .Đặc biệt ở các loài hoặc
các cá thể có mẫn cảm cao với một loại thuốc nào đó .
Một ngành khoa học mới, nghiên cứu về “bệnh do thuốc”, đã và đang được nhiều
người quan tâm.
*Một lĩnh vực ngộ độc rất quan trọng, vì tính phổ biến của nó ở điều kiện khí hậu
nóng ẩm và trình độ kỹ thuật thấp, tại các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) là
ngộ độc thức ăn.
Khái niệm ngộ độc thức ăn ở đây cần được hiểu:
Trong thức ăn tự chế biến tại trang trại hay thức ăn công nghiệp, đều có thể có
những chất độc hại do vi sinh vật khu trú trong đó sản sinh ra. Một trong những độc tố
nguy hiểm nhất hiện nay đã biết là Aflatocin, do nấm Aspergilus flavus sản sinh ra. Nó
gây ung thư gan cho vật nuôi; nó tồn tại trong sản phẩm chăn nuôi và gây ung thư cho
người tiêu dùng.
3. KHÁI NIỆM VỀ NGỘ ĐỘC
Mọi biến đổi rối loạn về cơ năng hay thực thể của các khí quan hay toàn thân, do tác
động của chất độc, được gọi là ngộ độc.

Phân ra:
Ngộ độc cấp tính: ngộ độc xảy ra rất nhanh . Sau khi hấp thu vào máu 1-2 phút đã
có thể gây chết (hơi ngạt qua đường hô hấp, thuốc qua đường tiêm) hoặc 30 - 60 phút (ăn,
uống qua đương tiêu hóa) 1-2 giờ hoặc hơn (qua đường da và niêm mạc). Có khi sau 1 -2
ngày.
Ngộ độc á cấp tính (bán cấp) xảy ra sau nhiễm độc nhiều ngày, có khi 1 - 2 tuần,
loại này không chết nhanh; nhưng sau điều trị thường để lại di chứng thứ cấp với những
biểu hiện nặng nề hơn. Thí dụ ngộ độc khí clo. Có khi con vật chuyển sang dạng mạn
tính.


Ngộ độc mãn tính: ngộ độc xảy ra chậm nhưng kéo dài, thậm chí diễn ra hằng năm.
Thường do nhiễm độc ở liều lượng nhỏ nhưng lại thường xuyên liên tục. Có hiện tượng
tích lũy chất độc trong cơ thể. Thí dụ thường xuyên dùng nước ngầm ăn, uống hằng
ngày ,có chứa các kim loại nặng như: As, Pb v.v…
4. NGUỒN GỐC NGỘ ĐỘC
4.1. Ngộ độc do chất độc nội sinh (Antacoid)
Đây là những chất độc được sinh ra ngay trong quá trình sống của cơ thể. Do quá
trình trao đổi chất bị rối loạn, tạo ra.
Bình thường, cơ thể sẽ chuyển hóa chúng, đào thải chúng ra ngoài. Trong điều kiện
bất thường (Thí dụ con vật bị suy dinh dưỡng, con vật có bệnh gan, thận…) các chất độc
sẽ tích tụ lại, gây ngộ độc cho cơ thể.
Thí dụ: Urê huyết, xêton huyết, ngộ độc kiềm, ngộ độc acid…
4.2. Ngộ độc do các chất độc ngoại lai. Từ môi trường sống xâm nhập vào cơ thể
(Senobiotic)
a. Từ thức ăn nước uống có chất độc, hoặc bị vấy nhiễm chất độc. Đây là con đường
quan trọng nhất, phổ biến nhất, hay gặp trong chăn nuôi Thú y. Một số trường hợp cần
quan tâm ở nước ta.:
* Củ sắn, lá sắn (khoai mỳ), cỏ 3 lá, hạt đậu mèo, cỏ sudan (cỏ còn non), hạt lanh,
hạt đậu Java, cỏ vòi voi v.v… có chứa Glucozit loại Cyanogenetic. Khi ăn vào cơ thể, các

glucozit này thủy phân cho ra acid cyanhydric (HCN) gây ngộ độc.
* Cây trúc đào, cây thông thiên được trồng ở rất nhiều nơi trong nước ta. Trong cây
có chứa glucozit cường tim. Khi các lá này lẫn trong cỏ, gia súc ăn phải sẽ bị ngộ độc
nặng. Một con bò sữa nặng 300 – 400kg, ăn từ 30 - 40 lá đã có thể chết nhanh chóng,
không cứu chữa được.
* Một số rau họ chữ thập (họ rau cải) có chứa nhiều loại Thioglucozid, con vật ăn
nhiều sẽ bị các rối loạn sau:
- Cừu cái có chửa, ăn nhiều lá cải bắp, cừu con sinh ra có thể bị chết hoặc dị tật bẩm
sinh.
- Thai của các loài gia súc khác bị bướu cổ trước khi sinh .
- Gia súc lớn ăn nhiều cây họ chữ thập sẽ bị dung huyết – tan máu (heamolysis),
nước tiểu có màu đỏ của Heamoglobin.
* Cây rau muối, cây họ chữ thập (rau cải) có hàm lượng Nitrat cao. Nếu ủ lâu chưa
dùng ngay (qua đêm) hàm lượng nitrat càng tăng cao. Dễ gây ngộ độc Nitrat, Nitrit.


* Mầm củ khoai tây, vỏ màu xanh củ khoai tây có chất solanin, gia súc ăn nhiều,
trong cơ thể, solalin sẽ thủy phân giải phóng nhiều chất solanidin gây ngộ độc.
* Cây dương xỉ (rau dớn), cây lác, cây năn, cỏ medicago có chứa chất đối kháng với
vitamin B1. Gia súc ăn nhiều, thường xuyên kéo dài; sẽ mắc chứng thiếu vitamin B1, có
khi rất trầm trọng.
* Nhiều cây họ đậu ở vùng nhiệt đới có chứa các acid amin bất thường không phải
protein (Non protein amino acids).
Có tác dụng đối kháng với các acid amin tương ứng. Con vật ăn nhiều, do tác động
cạnh tranh thay thế, chúng làm rối loạn quá trình trao đổi chất, gây độc hại cho cơ thể.
* Trong lá và hạt cây keo dậu, cây bình linh (leucaena) làm thức ăn bổ sung đạm cho
vật nuôi, có chứa nhiều chất minosin, có tác dụng ức chế tổng hợp Thyroxin (T3 và T4) ở
tuyến giáp trạng, gây bướu cổ cho gia súc.
Trong các loài vật nuôi, loài nhai lại (nhất là dê) ít mẫn cảm hơn. Ngược lại gà mẫn
cảm nhất với mimosin.

* Trong cỏ Medicago sativa (cỏ 3 lá), cỏ dái ngựa, thân cây ngô tươi…có
Phytoestrogen (Estrogen thực vật) nếu ăn quá nhiều sẽ gây chứng động dục giả (âm hộ
sưng to, chảy nhiều dịch nhờn, núm vú lợn con sưng to), gia súc chửa có thể bị sảy thai…
* Nhiều loại rau, cỏ được trồng hoặc mọc tự nhiên ở gần nhà máy, đường giao thông
lớn, có chứa nhiều kim loại nặng như Arsenic, cadmium, chì… Hàm lượng các chất này
tăng cao trong thức ăn, gây ngộ độc mạn tính cho vật nuôi.
* Nhiều loại cây trồng và sản phẩm cây trồng (cây ngũ cốc, cây rau, củ…) Khi phun
thuốc bảo vệ thực vật hoặc sử dụng chất bảo quản, là nguồn tiềm ẩn nhiều hiểm họa ngộ
độc cho người tiêu dùng và cho vật nuôi.
Đây là vấn đề nan giải rất lớn ở Việt Nam hiện nay. Chưa có giải pháp triệt để, hữu
hiệu, để ngăn chặn hiện tượng dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản sản phẩm
trồng trọt 1 cách tràn lan, sai nguyên tắc, vô tổ chức như đã và đang có ở nước ta.
b. Thức ăn bị vấy nhiễm các loại vi sinh vật độc hại.
Có nơi, có lúc, 100% số thức ăn hỗn hợp hoặc nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn
nuôi (ngô, sắn, cám gạo, bột cá v.v…) bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc và độc tố nấm mốc.
Nguy hại nhất và thường gặp là các nấm Aspesilus, Penicillium, Fusarium, nấm muội
than … các nấm mốc này sản sinh nhiều loại độc tố micotocin rất nguy hiểm. Đáng chú ý
là:


• Aspesilus flavus: sản sinh Aflatocin B1, B2, G1, G2 v.v…. gây ung thư gan, thận,
vật nuôi chậm lớn, ỉa chảy, lách bị tổn thương.
• Fusarium (nhiều chủng) thường ký sinh trên ngô bắp, sản sinh độc tố Tricothecen,
F2 toxin (Zearalenone), acid Fusaric…làm giảm khả năng sản xuất, khả năng sinh sản,
thoái hóa buồng trứng, sảy thai. Ở gia cầm (gà) còn bị viêm đường hô hấp nặng.
• Nấm Penicilium (nhiều chủng). Ký sinh nhiều ở các loại ngũ cốc, sản sinh độc tố
Parulin, acid penicillic, citrinin…
Các chất này gây thoái hóa mỡ ở gan, thận.
• Nấm muội than (Staquiobotrix) có nhiều trong rơm do phơi nắng không kịp, bị
mưa ẩm kéo dài. Mốc đen như bột nhọ nồi (nên gọi là nấm muội than)

Độc tố làm suy giảm nặng sức đề kháng của con vật. Khiến chúng dễ mắc các bệnh
truyền nhiễm khác nhau.
Nhìn chung, thức ăn bị nhiễm nấm mốc và độc tố nấm mốc (micotoxin) sẽ gây nhiều
tác hại:
Trước hết làm tổn thương các tế bào gan, gây thoái hóa gan.
Làm tổn thương tế bào thận, viêm thận.
Giảm khả năng đề kháng của con vật, ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, gây nôn mửa, tiêu chảy.
Gây rối loạn sinh sản.
Làm giảm tính thèm ăn của con vật
Làm biến đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn, tạo thành các độc tố thức ăn, phá
hủy các vitamin.
Đặc biệt Aflatoxin gây ung thư gan vật nuôi (nghiêm trọng nhất là vịt)
Các chất độc gây hiện tượng tích lũy, tiềm tàng trong các sản phẩm chăn nuôi (thịt,
trứng , sữa…). Người tiêu dùng bị ngộ độc (trường diễn) bởi các chất độc tiềm tàng đó.
c. Nhiễm độc từ không khí của môi trường sống:
Các khí độc như: NH3, H2S… có nồng độ cao trong không khí (tiểu khí hậu chuồng
nuôi), gây độc.
Các khí độc như: CO2, CO, SO2 v.v… từ các nhà máy, lò gạch….ở gần khu chăn
nuôi thải ra, gây độc .
5. PHÂN LOẠI NGỘ ĐỘC:
• Trên lâm sàng phân ra ngộ độc cấp tính, bán cấp tính và mạn tính như trên đã chỉ
rõ.


• Nếu dựa vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng ngộ độc, chia ra : ngộ độc nhẹ, ngộ
độc nặng, ngộ độc có nguy cơ đe dọa tính mạng và ngộ độc tử vong. 3 loại trên không
chết, loại sau cùng là không thể cứu sống được.
• Dựa vào mức độ lành bệnh sau ngộ độc, chia ra: ngộ độc không để lại di chứng và
ngộ độc để lại di chứng. Thường ngộ độc cấp tính sau khi cấp cứu kịp thời, điều trị tích

cực, con vật qua khỏi, sẽ không để lại di chứng.
Loại hình ngộ độc Á cấp và mạn tính là loại hình thường để lại di chứng lâu dài.
• Dựa vào pháp chế, chia ra ngộ độc ngẫu nhiên và ngộ độc do đầu độc. Khi bị đầu
đôc, không chỉ lo chữa trị con bệnh, còn phải lo giải quyết về khía cạnh pháp luật.
6. CHẨN ĐOÁN NGỘ ĐỘC
Việc chẩn đoán gia súc, gia cầm bị ngộ độc, phân biệt so sánh với bệnh truyền
nhiễm hoặc các bệnh khác, có nhiều phức tạp trên lâm sàng. Chỉ có thể kết luận chắc
chắn ngộ độc (nhất là ngộ độc hàng loạt) khi có những bằng chứng đầy đủ về điều tra
nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, giải phẫu bệnh lý, xét nghiệm hóa học…
Chỉ những trường hợp cụ thể, có minh chứng rõ ràng như: sau khi tiêm thuốc, uống
thuốc, phun thuốc xong ,con vật bị trúng độc, ta có thể dễ dàng sớm khẳng định. Nhưng
các trường hợp khác, thường khó chẩn đoán chính xác ngay, nhất là khi nhiễm độc hàng
loạt, rất dễ nhầm với bệnh truyền nhiễm.
Để phân biệt với bệnh truyền nhiễm, có 2 cơ sở khoa học cần nắm vững:
Bệnh truyền nhiễm có tính đặc thù, mẫn cảm theo loài. Nhiễm độc thì không.
Với bệnh truyền nhiễm, không lập tức đồng loạt trong 1 ngày hay trong 1 giờ, nhiều
con bị. Thông thường, mới đầu chỉ có 1 vài con có dấu hiệu ốm; sau đó 2 - 4 ngày số con
mắc mới vọt tăng cao.
Ngược lại, ngộ độc thì đồng loạt cả đàn, tập trung mắc ngay sau khi ăn, uống có
chất độc
Khi khám lâm sàng, với ngộ độc cấp tính, ta có thể thấy :
• Con vật nôn mửa, ruột co thắt, đau bụng, ỉa chảy, vận động loạng choạng, co giật.
• Thân nhiệt không tăng cao (trừ ngộ độc nhóm Nitrophenol)
• Đồng loạt bị, ngay trong 1 thời gian ngắn.
Trường hợp ngộ độc á cấp tính và mạn tính, nói chung khó chẩn đoán phân biệt . Ta
phải :
Thu thập các tài liệu, dẫn chứng về vệ sinh môi trường, vệ sinh dinh dưỡng.
Kiểm tra lâm sàng.



Mổ khám
Lấy mẫu kiểm tra xét nghiệm chất độc
Chỉ khi nào có đầy đủ các bằng chứng, từ các kiểm tra nói trên , ta mới có thể khẳng
định ngộ độc hay không.
7. XỬ LÝ KHI VẬT NUÔI BỊ NGỘ ĐỘC
Cấp cứu hồi sức.
Ngăn chặn không cho chất độc tiếp tục hấp thu vào máu.
Trung hòa làm biến đổi hoặc loại trừ chất độc ra khỏi nơi bị nhiễm (đường tiêu hóa,
đường hô hấp, da và niêm mạc…)
Xử lý chất độc đã hấp thu vào máu.
Cụ thể:
* Cấp cứu hồi sức: nếu số lượng ít, cho con vật vào nơi mát, thoáng, sạch. Làm hô
hấp nhân tạo nếu con vật bị ngạt. Đảm bảo yên tĩnh, ít vận động.
Nhanh chóng dùng thuốc đối kháng với chất độc để tiêm cấp cứu.
Thí dụ: khi ngộ độc các thuốc bảo vệ thực vật và thuốc chống ngoại ký sinh trùng
nhóm P hữu cơ; ta phải dùng Atropin tiêm bắp.( tác dụng nhanh hơn tiêm dưới da).
* Ngăn chặn không cho chất độc tiếp tục hấp thu vào máu, bằng cách :
• Loại bỏ các thức ăn, nước uống có hoặc nghi có nhiễm độc (ngộ độc qua đường
tiêu hóa)
• Tẩy rửa chất độc bám trên da bằng cách tắm , rửa… (Ngộ độc qua da)
• Loại bỏ các nguồn gốc gây ra khí độc (ngộ độc qua đường hô hấp)
Thường gặp nhất dạng ngộ độc qua đường tiêu hóa. Tại đây, phải làm biến đổi, trung
hòa, hấp phụ các chất độc rồi tẩy trừ chúng ra khỏi đường tiêu hóa.
Để làm biến đổi, ta dùng các chất đối kháng. Thí dụ khi ngộ độc chất kiềm, ta dùng
acid acetic, acid citric v.v… cho uống. Ngộ độc các ancaloid, các cây cỏ có ancaloid ;ngộ
độc protein độc, ngộ độc các kim loại nặng, ta dùng tanin (nước lá chát) cho uống để kết
tủa chất độc.
Để hấp phụ chất độc, ta dùng các chất hấp phụ như: đất sét, cao lanh; tốt nhất là
than hoạt tính cho uống (nếu gấp, dùng than củi nghiền thành bột mịn thay than hoạt).
Khi cần, phải gây nôn (trừ ngựa và loài nhai lại). Thuốc gây nôn thường dùng là

apomorphin, enterotonin. Có điều kiện, ta rửa dạ dày bằng ống thông thực quản .
Chú ý:
Cấm gây nôn, cấm rửa dạ dày, khi:


Con vật có rối loạn trí não, con vật co giật, quá mỏi mệt, suy kiệt, thủy thũng phổi,
rối loạn tuần hoàn, có chửa.
Trình tự tiến hành giải độc ở đường tiêu hóa bằng chất hấp phụ :
Cho uống than hoạt tính .
Cho thuốc tẩy muối (Na2SO4, MgSO4) để tẩy hết than hoạt tính đã hấp phụ chất độc.
(Khi ngộ độc Ba, Pb, thuốc tẩy muối còn có tác dụng đối kháng với Ba và Pb)
Nếu con vật đã xuất hiện ỉa chảy do ngộ độc, ta chỉ cho uống than hoạt, không cần
cho thuốc tẩy .
Khi ngộ độc các chất kiềm hay acid, ta không cho uống than hoạt, chỉ cho uống
nhiều nước để pha loãng. Sau đó dùng chất đối kháng (acid hoặc kiềm) để trung hòa.
* Xử lý chất độc đã vào máu: Kết quả nhất là dùng các chất đối kháng hóa học
(tham khảo thêm ở các sách chuyên khoa độc chất học Thú y)
Với chất độc là kim loại nặng, ta dùng các thuốc: dicaptol, Ca – EDTA để tạo phức
với các kim loại đó, giải phóng các enzyme đã bị kim loại nặng tương ứng khóa chặt, mất
hoạt tính ..
Tăng cường lợi tiểu để thải trừ chất độc (theo nước tiểu); như uống nhiều nước,
nước sắc râu ngô, bông mã đề; hoặc tiếp truyền nước đường glucose (sinh lý ngọt 5%.)
vào tĩnh mạch.
Bên cạnh các giải pháp nói trên, ta phải điều trị triệu chứng như:
Nếu suy giảm hô hấp, ta dùng thuốc kích thích hô hấp (Lobelin, Long não)
Nếu rối loạn tim mạch, dùng thuốc kích thích trung tâm vận mạch, kích thích trực
tiếp tim mạch.
Nếu bị sock ta phải chống sock.
Nếu có rối loạn nước và chất điện giải (thông thường là có rối loạn; Sau khi bị nôn,
ỉa chảy) ta phải truyền dịch bổ sung nước và chất điện giải (Xem sách chuyên khoa Dược

lý học, Chẩn đoán nội khoa...)
Khi gan, thận có rối loạn công năng hoạt động, dùng thuốc hỗ trợ gan, thận (actiso).
Khi cần đề phòng kế phát các bệnh truyền nhiễm, ta dùng thuốc kháng sinh
8. PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC:
Các lĩnh vực quan trọng, ta cần quan tâm để đề phòng ngộ độc một cách chủ động,
tích cực ở Việt Nam hiện nay:
Phòng ngộ độc do các thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất bảo quản sản phẩm nông
nghiệp.


Phòng ngộ độc do cây cỏ có độc (mọc ở bãi chăn, lẫn trong cỏ khi thu hoạch…)
Phòng ngộ độc do thức ăn dự trữ, thức ăn hỗn hợp có nhiễm vi sinh vật (nhất là nấm
mốc)
Phòng ngộ độc do dùng thuốc Thú y.
Phòng ngộ độc do ô nhiễm môi trường (vấy nhiễm cho cây cỏ, nước uống…)
Phòng ngộ độc do hậu quả của chiến tranh hóa học (Nơi bị rải chất độc thời chiến
tranh hoặc các khả năng khác)
Việc phòng ngừa ngộ độc có vai trò quan trọng không chỉ với gia súc, gia cầm, mà
cả với các loài nuôi thủy sản, ong mật …Chúng ta cần quán triệt phương châm : “Phòng
độc hơn giải độc “
9. MỘT SỐ DẠNG NGỘ ĐỘC THƯỜNG GẶP Ở GIA SÚC, GIA CẦM TẠI VIỆT
NAM
9.1. Ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật
Ở Việt Nam, hằng năm sử dụng không dưới 30 ngàn tấn hóa chất bảo vệ thực vật.
Bao gồm nhiều nhóm khác nhau:
Thuốc trừ côn trùng (inserticid)
Thuốc diệt trứng ký sinh trùng (Ovicid)
Thuốc diệt ấu trùng (Larvicid)
Thuốc diệt trứng và ấu trùng (Ovolarvicid)
Thuốc diệt tuyến trùng (Nematocid)

Thuốc diệt nấm (Fungicid)
Thuốc trừ cỏ (Herbicid)
Thuốc trừ sâu thân mềm (Molluskicid)
Thuốc diệt chuột (Raticid)
Thuốc diệt giáp xác cánh cứng (Radenticid)
Thuốc diệt đơn bào (Zoocid)
Thuốc diệt tất cả các loại sinh vật (Omnicid)
Trong thực tế, thường dùng các loại thuốc đa giá, cùng lúc diệt được nhiều loại sâu
bệnh khác nhau.
Trên đây chưa kể đến các thuốc trừ bênh hại do vi trùng, virus. Nếu kể, danh mục
thuốc còn mở rộng thêm rất nhiều.


Thống kê cho thấy: Trên thế giới hiện có trên 1300 chủng loại hoạt chất bảo vệ thực
vật khác nhau.
Trong tương lai, sẽ còn tăng nhiều. Đặc biệt độc lực của chúng sẽ tăng gấp nhiều lần
so với các thuốc hiện nay. Đây là nguy cơ lớn gây độc hại cho giới động vật có ích. Thế
hệ thuốc bảo vệ thực vật thứ 4 đã ra đời. Chỉ cần 10g cho cả 1 ha canh tác. Thế hệ thuốc
bảo vệ thực vật thứ 5 sẽ còn độc hơn nữa. Nếu không có chiến lược sử dụng đúng đắn,
hợp lý, chắc chắn hậu quả cho nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, ong mật v.v…
và cả cho con người, không thể lường hết được.
Về mặt hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật phổ biến đang sử dụng ở Việt Nam có các
nhóm chủ yếu sau:
Các Carburhydro chứa clor.
Các phospho hữu cơ
Các Carbamat
Các hợp chất chiết xuất từ thực vật như nicotin, Pyrethrin, Rotenon…
Các chất khác: thuốc trừ cỏ nhóm Dinitrophenol, các dẫn xuất của acid
phenoxiacetic.v.v…Thuốc diệt chuột với các dẫn xuất cumarin, Phosphur kẽm…
Tất cả các hóa chất bảo vệ thực vật đều độc hại đối với người và vật nuôi; tuy mức

độ có khác nhau, tùy thuộc ở liều lượng và cách dùng.
Trên thương trường hiện nay, Có những tài liệu đã quảng cáo cho 1 số hóa chất bảo
vệ thực vật “ chỉ độc với loài máu lạnh; không độc với loài máu nóng”. Chúng ta cần
cảnh giác, thận trọng với những lời khuyến cáo thương mại đó; cho dù đúng là các động
vật máu nóng có ít bị độc hơn các động vật máu lạnh.
a- Ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Phosphor hữu cơ (P-HC)
* Các hóa chất bảo vệ thực vật nhóm P. hữu cơ đang dùng phổ biến ở Việt Nam, bao
gồm 1 số chế phẩm sau:
1.Monocro-tophos
2. Methylparathion.
3. Monito (Methanidophos)
4. Hinosan (Ediphenphos)
5. Dimethoat (Bi-58)
6. Diazinon (Basudin)
7. Dipterex (Clorophos)
8.Sumithion (Fenitrothion)


9. Kitazin (Iprobenphos)
10. Acephat
11.Malathion(Carbophos)
Các thuốc trên phần lớn dùng để diệt sâu, 1 số diệt nhện, tuyến trùng, nấm, rầy.
Các P. hữu cơ có thể ngấm, trôi vào đất, vào khí quyển (khi phun). Một phần được
phân hủy bởi các phản ứng hóa học, ánh sáng hoặc bởi các vi sinh vật trong đất. Phần lớn
tồn lưu trong môi trường 1 thời gian. Loại phân hủy nhanh cũng phải 1 – 2 tuần; loại
trung bình sau 1- 18 tháng; loại bền vững nếu không phân hủy sau 2 năm trở lên. Hóa
chất bảo vệ thực vật càng chậm phân hủy, càng gây nhiều tác hại xấu đến môi sinh (trong
đất, hại cho sinh vật đất; trôi xuống ao hồ, sông suối hại cho cá tôm…. Thấm sâu xuống
tầng nước ngầm, gây hại cho nguồn nước sạch. Tất cả đều sẽ ảnh hưởng độc hại trực tiếp
hoặc gián tiếp đến đời sống con người và vật nuôi .

* Đặc tính của các P. Hữu cơ.
Căn cứ vào LD 50 (liều gây chết 50% động vật thí nghiệm) trên chuột cống trắng và
chuột nhắt trắng, các chất trong danh mục trên, độc lực cao nhất là chất Monocro (có số
thứ tự 1) LD50 =8 - 23 mg/kg thể trọng, giảm dần đến chất có số thứ tự thứ 10 là
Malathion, LD50 =2800mg/kgTT
* Cơ chế gây ngộ độc ở vật nuôi:
Ảnh hưởng quá trình dẫn truyền xung động
thần kinh, thông qua cơ chế P.hữu cơ phong tỏa,
ức chế enzyme Acetylcholinesteraza(AchE) là
enzyme phân hủy Acetylcholin (1 chất hóa học
trung gian ở các cynap thần kinh). Do đó
Acetylcholin tích lũy lại, gây co giật thần kinh
(lúc đầu). Sau thời gian co giật mạnh liên tục,
con vật suy kiệt do hết năng lượng, từ đó
dẫn tới tê liệt.

Hình 1. Gà trúng độc hợp chất phos pho hữu cơ

Tuy nhiên, ở mỗi loài vật nuôi, tính mẫn cảm của chúng đối với từng loại hóa chất
trên cũng khác nhau. Do đó độ độc trên từng loài vật nuôi cũng sẽ khác nhau. (Tham
khảo thêm ở sách Độc chất học Thú y – ĐHNNI). Mèo thường mẫn cảm P. hữu cơ hơn
chó. Gia cầm ít mẫn cảm hơn gia súc.
* Chẩn đoán ngộ độc:


Do thần kinh, trước hết là thần kinh phó giao cảm bị kích thích mạnh nên có thể
quan sát thấy:
• Co thắt cơ trơn: con vật đau bụng. Khi đứng, cong lưng lên, bồn chồn. Gia cầm sã
cánh, đầu quay về phía lưng. Phế quản co thắt gây khó thở, Cơ bàng quang co thắt, gây
bài nước tiểu liên tục; nhưng ít. Đồng tử mắt co nhỏ, giảm phản xạ với ánh sáng.

• Kích thích các tuyến ngoại tiết: chảy nước rãi, sùi bọt mép, toát mồ hôi, chảy nước
mắt, nhiều dịch phế quản tiết ra làm tăng thêm khó thở.
• Nôn, ỉa chảy và ỉa đái không tự chủ được.
• Suy hô hấp, (khó thở, thở nông)
• Nhịp tim chậm và cuối cùng tim ngừng co bóp .
• Các cơ vân co giật (lúc đầu) sau đó tê liệt. Khi cơ hô hấp tê liệt, con vật ngạt và
chết.
Trường hợp ngộ độc bán cấp hay trường diễn:
Chủ yếu nhận biết qua các dấu hiệu: yếu cơ, liệt cơ, mệt mỏi, ỉa chảy kéo dài. Bệnh
diễn biến có khi vài tháng hoặc cả năm, dẫn đến teo cơ. Nguyên nhân chủ yếu là các sợi
thần kinh – cơ bị liệt. Hệ thống miễn dịch suy giảm, dễ kế phát các bệnh truyền nhiễm.
* Điều trị:
Các biện pháp hạn chế hấp thu chất độc:
• Nếu ngộ độc qua da (phun thuốc trị ngoại ký sinh trùng): tắm xà phòng, dội nước,
tẩy rửa hết, rồi lau khô.
• Nếu ngộ độc qua đường tiêu hóa:
Các bước tiến hành:
Rửa dạ dày cho bò, ngựa, gây nôn cho chó và lợn để tống hết chất độc ra ngoài .
Cho uống than hoạt tính để hấp phụ chất độc 30 – 50g/con (nhiều, ít do linh hoạt của
thầy thuốc thú y)
Nếu con vật không ỉa chảy, dùng thuốc tẩy muối tẩy hết than hoạt đã hấp phụ chất
độc.
Dùng thuốc đối kháng: Atropin 0,5 – 1,0mg/kgTT tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Với gà
mái đẻ có thể dùng tới 4-5 mg/kg tt. Ngoài Atropin còn có các thuốc 2 – PAM
20mg/kgTT tiêm bắp, Toxogonin 2 -8 mg/kg TT.
Bổ sung nước và chất điện giải khi con vật bị ỉa chảy, nôn. Sinh lý ngọt (đường
glucose 5%) và sinh lý mặn (NaCl 0,9%). Khi có điều kiện, dùng dung dịch Lactat,
Ringer…



Cải thiện chất lượng bữa ăn cho gia súc, tăng thêm các vitamin nhóm B và vitamin
C.
Tăng cường tuần hoàn, hô hấp: long não nước, Digitalin, Simpetanin
Chăm sóc hộ lý tốt.
b. Ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật nhóm hợp chất Clor – hữu cơ.
Các hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Clor – hữu cơ thường dùng ở Việt Nam :
Hexaconazol

(Anvil)

Lindan,

Aldrin,

Endrin,

Methoxyclor,

Heptaclor,

Paradiclorobenzen.v.v…
Do tính độc, tính tích lũy và tính bền vững lâu dài trong sinh quyển của các Clor –
hữu cơ; nên nhiều chất đã cấm sử dụng (DDT). 1 số chất dùng hạn chế và có kiểm soát.
Dioxin, chất độc da cam, cũng nằm trong nhóm các chất độc này.
* Cơ chế gây độc:
Làm thay đổi hoạt động của kênh Na+ và K+ ở màng tế bào, nhất là tế bào thần kinh .
Làm thay đổi hệ thống chuyển hóa GABA của tế bào thần kinh.
Kích thích trực tiếp lên các neuron thần kinh.
Gây tích lũy acetylcholin và Serotonin trong não, dẫn đến rối loạn hoạt động thần
kinh.

Nhiều chất gây quái thai, ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác.
1 số chất làm tim nhạy cảm hơn với catecholamin do đó gây loạn nhịp tim.
* Chẩn đoán ngộ độc:
Dựa vào triệu chứng:
Ở đường tiêu hóa: tiết nhiều nước bọt, nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy (cũng giống như
các P- hữu cơ)
Ở thần kinh: con vật bồn chồn (lúc đầu) sợ hãi, sau đó run cơ, mất điều hòa vận
động. Con vật rất mệt mỏi (do rối loạn hệ bơm Na+ và K+ ở các tế bào)
Có những cơn động kinh, co giật toàn thân.
Tim mạch: ngoại tâm thu (tâm thất) nhịp nhanh. Rung tâm thất. Cuối cùng trụy tim
mạch.
Nếu ngộ độc diễn biến chậm, có thể thấy các dấu hiệu nhiễm độc gan: gan to, mở
rộng vùng gan (khi gõ), vàng niêm mạc (mắt)
Chú ý: Từng chất, ở từng loại gia súc, có thêm những biểu hiện riêng. (có thể tham
khảo ở sách Độc chất học Thú y _ĐHNNI)
* Điều trị: Nói chung, như điều trị ngộ độc P- hữu cơ. Có 1 số đặc thù riêng:


Hạn chế tổn thương gan, thận: truyền dung dịch Glucose 20 – 30% từ 500 -800ml
cho đại gia súc, 300 – 500ml cho tiểu gia súc, vitamin B1; Polyvitamin.
Chống co giật, run cơ: uretan, pentotal, Phenobarbital.
Không có thuốc đối kháng đặc hiệu.
Chăm sóc hộ lý tốt.
c. Ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Carbamat.
• Là những dẫn xuất của acid carbamic,
thiocarbamic và dithiocarbamic (hình 2).
1 số thuốc dùng phổ biến ở Việt Nam:
Carbaryl.
Iso procard
Fenobucard

Cartap
Butocarboxim
* Cơ chế và biểu hiện ngộ độc:

Hình 2. Dê trúng độc cacbamid

Các carbamat ức chế enzym acetylcholinesteraza, chủ yếu ở gan. Ở nơi khác có;
nhưng nhanh hồi phục; không bền như P- hữu cơ với enzyme này.
Carbamat ức chế nhiều loại enzym microsom ở gan. Như ức chế NADPH –
citocrom, C- reductaza, aldoza, phosphofructokinaza, glucozo – 6 – phosphataza.
1 số chất có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
Kích thích niêm mạc. Do đó chảy rãi, nôn, ỉa chảy.
Co đồng tử mắt, rối loạn thị giác.
Thở khó, suy cơ, run cơ, co giật.
Loạn nhịp tim
* Điều trị ngộ độc: Thuốc đối kháng là Atropin sulphat.
Cấm sử dụng các thuốc có tác dụng khôi phục clolinesteraza (như Toxogonin,
PAM ). Điều này khác với 2 nhóm hóa chất bảo vệ thực vật nói trên.
Các giải pháp khác, tương tự như giải độc P – Hữu cơ và Clor – hữu cơ.
d - Ngộ độc Sắn ( Khoai mỳ )
Một số thực vật có chứa Glucozid loại Cyanogenetic. Dưới tác dụng của các enzym
đặc hiệu, các cyanogenetic này bị thủy phân cho ra HCN và đường. Một số cyanogenetic
thường gặp trong các cây cỏ :


Trong sắn (khoai mì), trong hạt Lanh, đậu Java, có chất Linamarin (95%) và
Linustatin (5%).
Trong hạt đậu mèo có Vicianin.
Trong hạt và lá đào, mận, táo có Amygdalin.
Trong cỏ sudan non, các loại cao lương có Durrin.

Cỏ ba lá (hoa trắng) có Lotaustralin.
Loại thực vật nào, nếu 100g sản phẩm (lá, quả, củ ..) giải phóng ra 20mg HCN, coi
là thực vật độc; giải phóng ra 60mg là cực độc. Gia súc sẽ chết khi ăn phải 1 lượng các
cây cỏ có Cyanogenetic; nếu lượng đó ăn vào giải phóng ra 3,9mg/kg tt HCN).
Bón phân hóa học và sử dụng các chất kích thích sinh trưởng (2,4D) sẽ làm tăng
hàm lượng Cyanogenetic trong cây cỏ.
Nghiên cứu trên sắn Phú Thọ, Dương Thanh Liêm và một số tác giả khác cho biết:
trong vỏ lụa củ sắn có 7,6mg/100g; vỏ dày 21,6 mg/100g. 2 đầu củ có 16,2 mg/100g.
Ruột củ sắn, phần ăn được có 9,72mg/100g; lõi củ sắn có 15,8 mg/100g.
Lá non giống sắn Dù có 36,48 mg/100g; giống sắn Gòn có 14,76 mg/100g.
Đọt non giống sắn Dù có 44,23 mg/100g; giống sắn Gòn có 18,08mg/100g.
* Sự hình thành ngộ độc: HCN từ glucozid loại cyanogenetic thủy phân ra, sẽ phân
ly thành ion CN- (Cyanid). Các Cyanid kết hợp với Fe +3 có trong các enzym xúc tác quá
trình hô hấp tế bào (đặc biệt cytocrom oxidaza) tạo thành các phức hợp, làm mất họat
tính enzym; do đó nội hô hấp tế bào bị đình trệ; phức hợp CN - với Fe+3 có thể phân ly trở
lại, giải phóng enzym thoát khỏi sự kiềm chế của CN - (CN- không tác dụng tạo phức hợp
với Fe+2 ở Hemoglobin).
Nhưng CN- cũng gắn vào Fe+2 của Hemoglobin, chiếm chỗ của oxy, tạo thành
methemoglobin. Khi thường xuyên ăn sắn hoặc các rau cỏ khác có cyanogenetic, sẽ tác
động xấu lên tuyến giáp trạng, cạnh tranh không cho Iod gắn vào hormon của tuyến giáp
gây bệnh bướu cổ.
Khi ngộ độc sắn, con vật mới đầu thở dốc vì CN- kích thích các cơ quan thụ cảm hô
hấp. Tiếp đó các tế bào, đặc biệt tế bào thần kinh bị ngạt, thiếu oxy (nội hô hấp) do đó
con vật co giật (do ngạt hô hấp). Tiếp theo là tê liệt và chết.
* Phòng ngộ độc: không cho gia súc ăn nhiều các loại thức ăn có cyanogenetic đặc
biệt là sắn. Tùy theo lứa tuổi và khối lượng vật nuôi, cao nhất, cho ăn không quá 30%
khẩu phần (tham khảo thêm ở các tài liệu dinh dưỡng gia súc). Nếu cho ăn tươi, phải


ngâm nước, nấu chín kỹ, khi sôi mở vung để HCN bay theo hơi nước thoát khỏi sắn.

Hoặc ủ men rượu. Nấm men có tác dụng phân giải glucozid và HCN thành ít độc.
* Điều trị ngộ độc: Trường hợp ngộ độc nặng, phải khẩn trương, nếu chậm sẽ không
cứu được. Phảỉ tiến hành theo nguyên tắc:
Tạo thành các phức hợp với CN- ở ngay trong máu, không cho xâm nhập vào tế bào
tổ chức cơ quan.
Tách CN- ra khỏi các enzym mà chúng đã khóa, nhanh chóng giải phóng các enzym
nội hô hấp tế bào.
Thải trừ và trung hòa các thức ăn trong dạ dày, ruột.
Cụ thể tiến hành:
Tiêm tĩnh mạch cho gia súc dung dịch 20% Natri Nitrit. Tiêm chậm. liều 34mg/kgTT để tạo nên hiện tượng methemoglobin. Biến sắt hóa trị 2 của Hemoglobin
thành sắt hóa trị 3.
Lúc này Cyanid (CN-) sẽ kết hợp với sắt 3 của Hemoglobin tạo thành
cyanmethemoglobin. Do đó enzym cytocrom oxidaza được giải phóng trở lại họat động,
cứu con vật khỏi bị ngạt nội hô hấp.
Tiếp theo ta tiêm tĩnh mạch 30ml dung dịch 20% natri thiosulfat (phải đạt 1015mg/kgTT) để giải trừ cyanmethemoglobin.
Nếu hiện tượng methemoglobin nặng, ta tiêm xanh metylen để giải độc. Tiêm tĩnh
mạch (với bò) 50ml dung dịch xanh metylen 1% trong dung dịch glucose 25%.
Tiêm trợ tim: cafein 20% 5-10ml; tiêm dưới da.
Chăm sóc, hộ lý tốt.
e. Ngộ độc muối ăn (NaCl)
Rất thường gặp trong chăn nuôi ở VN; nhất là chăn nuôi gà, lợn. Đôi khi ở bò.
Nguyên nhân:
Cho NaCl vào thức ăn không đúng tỷ lệ quy định.
Nhầm lẫn, cho gà ăn bột cá của lợn (hàm lượng NaCl trong bột cá này cao).
Tuy liều lượng NaCl trong thức ăn bình thường, đúng quy định; nhưng gia súc, gia
cầm không được uống nước đầy đủ. Ngay cả khi lượng NaCl cho ăn thấp; nhưng cơ thể
thiếu nước cũng gây ngộ độc.
Trong thức ăn hỗn hợp, khi trộn không đều, muối chỗ nhiều, chỗ ít sẽ có con bị ngộ
độc.



Thức ăn thừa hàng ngày, nước dưa, nước cà muối, ... được các gia đình tận dụng;
nhưng không chú ý đúng mức, dẫn tới ngộ độc.
Độc tính.
Ở lợn cho ăn 2-4g/kg TT đã gây độc.
Gia cầm 4,5g/kgTT là liều gây chết.
Bò 1000-3000g/con; ngựa 750-2000g; chó 30-60g cho ăn 1 lần đã giết chết con vật.
Trường hợp thiếu nước, liều lượng gây độc thấp hơn rất nhiều. Thí dụ: với lợn, thức
ăn có 2,5% muối sẽ ngộ độc. Nhưng nếu không cho lợn uống nước 24-36 giờ rồi cho ăn
thức ăn có 0,7-0,8% NaCl đã gây độc nặng..
Gia súc non và gia súc có chửa mẫn cảm
muối ăn cao hơn gia súc trưởng thành, không
chửa.
Các ion Natri có vai trò quyết định trong
quá trìng ngộ độc chứ không phải ion Clo.
Khi ngộ độc NaCl, con vật uống nhiều
nước để tăng thải trừ Na+ ra khỏi cơ thể.
Nguy hiểm lớn nhất là áp lực thẩm thấu
của các tế bào thay đổi bởi ngộ độc NaCl.

Hình 3. Triệu chứng gà trúng độc muối

Gia cầm, đặc biệt là gia cầm non rất dễ
bị ngộ độc NaCl vì: thận của chúng không hoàn thiện và vì protein huyết thanh của chúng
thấp hơn các con vật khác (hình 3).
Còn vì vị giác và khứu giác của gia cầm rất kém, chúng không tự phân biệt tốt giữa
mặn, nhạt để tránh.
Lợn, bò ngộ độc: đều rất khát nước, bỏ ăn, chảy rãi đặc dính, nôn, ỉa chảy, dáng điệu
uể oải, ngồi như chó, quay đảo, loạng choạng rồi hôn mê.
Ở gà ngộ độc: khát nước, khó thở, ỉa lỏng, sau đó đầu và cổ quay gập về lưng, quay

cuồng, nằm liệt một chỗ.
Gia súc và gia cầm ngộ độc, sẽ chết sau 24-30 giờ; có khi chết hàng lọat.
Chẩn đoán: mổ khám khó vì ở mỗi con, biểu hiện 1 khác.
Phòng:

thận trọng khi cho ăn thức ăn có NaCl.
cho uống nước đầy đủ.


Trị: không có thuốc đặc hiệu. Cần cho con vật uống nhiều nước (nhưng không cho
uống nhiều đột ngột, gây phì não cấp, bệnh lý càng nặng nề hơn). Dùng các chế phẩm
canxi cho uống hoặc tiêm để cạnh tranh với các ion Na+, giúp giảm thiệt hại.
g. Ngộ độc nấm mốc.
Rất đa dạng. Ở bài này chỉ giới thiệu ngộ độc Aflatocin.
Aflatocin do nấm Aspergillus Flavus và Aspergillus Parasiticus sản sinh ra.
Đã biết được 12 loại Aflatocin khác nhau, được ký hiệu là B1, B2, G1, G2, M1, M2 …
Nấm Aspergillus ký sinh nhiều trên ngô hạt và các hạt cốc khác khi bị ẩm và nóng
* Độc tính: Aflatocin và các chất chuyển hóa của nó trong cơ thể có tác dụng gây rối
lọan hoặc làm ngừng trệ sự tổng hợp AND và ARN; từ đó làm phát sinh các đột biến; tiêu
giảm tổng hợp protein. Hậu quả nguy hiểm là gây ung thư (đặc biệt ung thư gan), quái
thai. Độ mẫn cảm và ngộ độc ở gia súc và gia cầm xếp thứ tự giảm dần như sau:
Gia cầm > lợn > trâu, bò > dê, cừu.
Trong gia cầm, vịt con > gà tây > ngỗng > trĩ > gà dò.
Aflatocin tích lũy lâu, bền, trong các mô của cơ thể vật nuôi. Do đó, người tiêu dùng
nếu thường xuyên sử dụng các sản phẩm này cũng sẽ có nguy cơ ung thư, quái thai.
* Phòng độc:
Kỹ thuật canh tác trên đồng ruộng tốt để hạn chế sự lây nhiễm của nấm mốc.
Bảo quản thức ăn và nguyên liệu chế biến thức ăn tốt. Để nơi khô, mát, có thể hạn
chế nấm mốc phát triển. Sử dụng các chất bảo quản đúng cách, hợp lý để chống nấm
mốc.

Không cho vật nuôi sử dụng thức ăn mốc.
Sử dụng các giải pháp khử độc tính của Aflatocin trong đường tiêu hóa vật nuôi:
dùng các chất hấp phụ như than hoạt tính, khoáng sét, các chất trùng phân.
* Trị: không có thuốc điều trị đặc hiệu. Có thể áp dụng 1 số giải pháp tích cực:
Dùng các chế phẩm sinh học làm vô họat Aflatocin. Thí dụ chế phẩm Mycofix Plus
đang bán trên thị trường của hãng Biomin.
Dùng các chế phẩm có chứa curcumin (bột củ nghệ) cũng có tác dụng hạn chế liên
kết giữa Aflatocin và ADN, giảm quá trình ung thư. Chế phẩm từ Actiso tăng cường công
năng giải độc của gan với các chất độc, trong đó có Aflatocin.



×