Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Khảo sát các khối chức năng của máy huyết học Hema-Screen 8 thông số trong xét nghiệm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 38 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KỸ THUẬT THIẾT BỊ Y HỌC
-----------------------------------------------

TIỂU LUẬN
MÁY XÉT NGHIỆM MÁU
HEMA-SCREEN 8
Giáo viên hướng dẫn : Lê Cao Đăng
Học kỳ 181
Năm học 2018-2019

1 | Tiểu luận


Mục lục
Lời nói đầu ...........................................................................................................................................................................3
Lời cảm ơn ............................................................................................................................................................................6
1.Giới thiệu ..........................................................................................................................................................................7
2.Cài đặt Herma – Screen 8 ................................................................................................................................................8
2.1 Vị trí đặt: .....................................................................................................................................................................8
2.2 Nguồn cung cấp...........................................................................................................................................................8
3.Hoạt động sơ bộ của thiết bị ............................................................................................................................................8
3.1 Phương thức cài đặt.....................................................................................................................................................8
3.2 Ống mao quản ...........................................................................................................................................................10
3.3 Bảng điều khiển phía sau: .........................................................................................................................................11
3.4 Kết nối máy tới máy tính cá nhân: ............................................................................................................................11
3.5 Thiết lập cốc để thực hiện phân tích: ........................................................................................................................12
4.Hướng dẫn sử dụng: ......................................................................................................................................................12
5. Cách thức hoạt động: ....................................................................................................................................................13


5.1 Lựa chọn ngưỡng: .....................................................................................................................................................13
5.2 Chuẩn bị mẫu: ...........................................................................................................................................................14
5.3 Chuẩn bị pha loãng: ..................................................................................................................................................14
5.4 Quá trình đọc mẫu: ....................................................................................................................................................14
5.5 Chu trình rửa: ............................................................................................................................................................15
5.6 Chu trình CHECK: ....................................................................................................................................................15
5.7 Làm sạch ống mao dẫn:.............................................................................................................................................16
5.8 Làm sạch đường đi của Hgb: ....................................................................................................................................16
6. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của HEMA 8: ..........................................................................................................17
6.1. Sơ đồ chức năng: ......................................................................................................................................................17
6.2. Sơ đồ khối: ...............................................................................................................................................................20
6.3. Mạch thủy lực: .........................................................................................................................................................20
6.4 Quang kế HGB ..........................................................................................................................................................25
6.5 Mạch điện ..................................................................................................................................................................28
6.6 Một số hình ảnh.........................................................................................................................................................30
7. So sánh và kết luận …………………………………………………………………………………………………35

2 | Tiểu luận


Lời nói đầu
Chẩn đoán đóng vai trò quan trọng trong ngành y tế, được ví như là “xương sống”
của ngành, vì vậy việc đảm bảo chất lượng xét nghiệm chẩn đoán là vô cùng cần thiết
trong việc cải thiện sức khỏe người dân Việt Nam.
Trước khi bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị, thông thường đều yêu cầu bệnh
nhân làm các xét nghiệm sàng lọc hoặc chẩn đoán để phân tích bệnh trạng. Kết quả
xét nghiệm là dấu hiệu khách quan nhất để bác sĩ có thể phán đoán bệnh tình, đánh
giá trình trạng và mức độ nguy hiểm, khả năng phát triển của bệnh để từ đó có thể
đưa ra biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp.
Là một trong những xét nghiệm sinh hóa được sử dụng phổ biến trong y học hiện

đại, xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng của các cơ quan nội tạng như: thận, gan
hay tim... Từ đó có thể nhanh chóng chuẩn đoán các căn bệnh như: ung thư, tiểu đường,
thiếu học. Ngoài ra, thông qua các xét nghiệm máu, các bác sĩ còn có thể chuẩn đoán
xem người bệnh có nguy cơ mắc bệnh hay không hoặc xem xét sự di truyền bệnh trong
gia đình bệnh nhân. Để hiểu đầy đủ rằng xét nghiệm máu để làm gì, bệnh nhân cần hiểu
đầy đủ các loại xét nghiệm máu được tiến hành tại các bệnh viện.
Hiện nay, tại các bệnh viện, các xét nghiệm máu được sử dụng một cách phổ biến.
Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể kết luận các bệnh liên quan đến máu như
thiếu máu hay ung thư máu, bệnh tiểu đường, bệnh suy gan, suy thận... Xét nghiệm máu
còn giúp phát hiện HIV/AID để ngăn ngừa sự lây truyền trong cộng đồng.
Máy xét nghiệm có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội Viêt Nam nói riêng
và toàn thế giới nói chung. Tại sao nó có sự ảnh hưởng như vậy? Mời mọi người cùng
tìm hiểu chung về một máy xét nghiệm ngày nay.

3 | Tiểu luận


4 | Tiểu luận


5 | Tiểu luận


Lời cảm ơn
Nhóm em xin được gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Lê Cao Đăng đã
hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để chúng em học hỏi tìm tòi trong suốt
quá trình thí nghiệm, được tiếp xúc với những kiến thức, lĩnh vực mới bổ ích đáp
ứng nhu cầu lao động và kĩ năng sau khi ra trường. Bên cạnh đó, có khả năng
nghiên cứu và làm việc theo nhóm, có khả năng tự nghiên cứu, học tập, tiếp thu
kiến thức lâu dài thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc hiện đại.


6 | Tiểu luận


1.Giới thiệu

Hình 1: máy huyết học Hema-Screen 8.
Máy Hema – Screen 8 là một thiết thị bán tự động dùng để theo dõi 8 thông số sau của
máu:
RBC – Hồng cầu ( Số lượng tế bào hồng cầu/𝜇𝑙 máu: 106/ 𝜇𝑙);
WBC – Bạch cầu ( Số lượng tế bào bạch cầu/ 𝜇𝑙 máu: 103/ 𝜇𝑙);
HGB – Nồng độ Hemoglobin trong máu ( Tính theo g/l hay g/dL);
HCT – Dung tích huyết cầu ( Tính ra %);
MCV – THể tích một tế bào hồng cầu ( Đơn vị 𝜇m3);
MPV – Thể tích trung bình tiểu cầu ( Đơn vị 𝜇m3);
PCT – Dung tích khỏi tiểu cầu ( tính ra %);
PLT – Tiểu cầu ( 1000 tế bào/ 1 𝜇𝑙 máu);
Thiết bị đo trực tiếp kích thước và số lượng các thông số sau: RBC, WBC, PLT, HGB,
HCT. Trong khi đó phép tính sau được tính theo thông số bằng phép tính toán:
MCV = (HCTx10)/RBC (𝜇m3)
* Đặc tính kỹ thuật:
7 | Tiểu luận


Đường kính mao mạch
Thời gian đếm
Dung tích mẫu
Độ chính xác

Tỷ lệ pha loãng

Nguồn
Kích thước
Khối lượng
In
Pha loãng
Công suất tối đa hấp thụ
Cầu chì

Đặc tính kỹ thuật
≈ 75 𝜇s
≈ 9s
≈ 20 𝜇l
RBC ± 3%
WBC ± 6%
HGB ± 3%
HCT ± 6%
PLT ± 10%
MCV ± 3%
1: 500 cho WBC và HGB
1: 50000 cho RBC, HCT, PLT
220V – 50Hz
35 x 40 x 46 (H x L x W) cm3
≈ 20kg
Alphanumeric
Ở hai ống bơm
75kW ở 220V
2A ở 220V

2.Cài đặt Herma – Screen 8
2.1 Vị trí đặt:

Thiết bị nên được đặt ở mồi trường sạch, đặt trên bề mặt vững chắc, tránh xa ánh sáng
chiếu trực tiếp từ mặt trời vì có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy và thuốc thử.
2.2 Nguồn cung cấp
Sử dụng nguồn điện xoay chiều ổn định không chia áp với các thiết bị khác. Có ít hơn
10% biến động điện áp so với với điện áp tiêu chuẩn quy định. Điện áp không ổn định
yêu cầu một thiết bị bảo vệ.
Kiểm tra xem nguồn điện AC có đúng giá trị đã ghi trên thiết bị trước khi kết nối.
Yêu cầu:
-Không kết nối với nguồn điện khác với quy định.
-Tắt thiết bị trước khi kết nối với nguồn điện.
-Bắt buộc phải nối đất thiết bị.

3.Hoạt động sơ bộ của thiết bị
3.1 Phương thức cài đặt
Trước khi bật thiết bị cần làm theo các bước sau:
-Mở bảng điều khiển bên bằng cách kéo the opening ring.

8 | Tiểu luận


Hình 2: bảng điều khiển bên của máy.
-Kiểm tra các đường ống đút qua các van điện xoay chiều đếm thủy động.( EV1, EV2,
EV3, EV4).

9 | Tiểu luận


Hình 3: Sơ đồ chức năng.
-Bật Herma ngoài thác trên sẽ gây ảnh hưởng đến thiết bị.
3.2 Ống mao quản

Ống mao quản là 1 dụng cụ đếm vì trên nó có 1 lỗ cỡ micro dùng để hòa tan.

Hình 4: ống mao quản và đầu vào HGB.
10 | Tiểu luận


3.3 Bảng điều khiển phía sau:
Hình ảnh phía sau của máy:

Hình 5: Mặt sau của máy.
Phía sau máy bao gồm:
-Ổ cắm điện
-Công tắc chuyển đồi ON/OFF
-Cầu chì
-Đường ống dẫn dung dịch đẳng trương
-Đầu ra của ống dẫn chất thải
-Cổng kết nối với các thiết bị khác
3.4 Kết nối máy tới máy tính cá nhân:

Hình 6: Sơ đồ kết nối với máy tính.
11 | Tiểu luận


3.5 Thiết lập cốc để thực hiện phân tích:

Hình 7: Cách đặt cốc.

4.Hướng dẫn sử dụng:
* Bảng điều khiển phía trước:
Bảng điều khiển phía trước bao gồm 1 màn hình LCD, 1 bàn phím và 1 đèn LED xanh.

Đèn LED xanh đặt trên bàn phím dùng để cho người dùng nhận ra khi quy trình pha
loãng đang làm việc.
Bàn phím dùng để điều khiển quá trình làm việc của thiết bị.
Trong hình 8 chúng ta thấy hình ảnh bàn phím.

Hình 8: Hình ảnh bàn phím.

12 | Tiểu luận


Chức năng

Nút
1/500
1/100
FUNCTION

Tỷ lệ pha loãng 1:500
Tỷ lệ pha loãng 1:100
Nút “F” hiển thị các ngưỡng giới hạn hoặc xác minh thời gian đếm.
Bạn có thể tăng hoặc giảm các ngưỡng giới trong quá trình hiệu chuẩn hoặc
chỉnh số ID.

RESET

In kết quả cũng như khi xảy ra lỗi.
Xóa (trong quá trình hiệu chuẩn) hiệu chuẩn trước.

WBC/RBC
CHECK


Thay đổi kênh đọc từ RBC thành WBC
Thực hiện quá trình đọc của việc đếm cơ sở và thiết lập <<zero>> quang
phổ( điện thế chuẩn ban đầu).
Vào chương trình hiệu chuẩn. Bật thiết bị ON trong khi giữ “Check”. Màn
hình hiển thị dòng chữ “Check Mode- turn off”. Sau đó tiếp tục nhấn nút
“Sample”. Màn hình hiển thị dòng chữ <<OK WAIT>>.
Bạn đã trong chu trình hiệu chuẩn và thiết bị bắt đầu chu trình rửa.
Để hiển thị thời gian đếm( giữ nút “F” để đi vào hiệu chỉnh tham số và sau
nhấn nút “CHECK”. Thời gian đếm sẽ được hiển thị.

CLEAN
WASH
SAMPLE
* Màn hình:





Tháo nước trong ống mao quản.
Thực hiện chương trình rửa.
Thực hiện quá trình đọc mẫu.

Cho phép hiển thị chữ và số.
Hiển thị kết quả.
Hiển thị các thông báo lỗi khi xảy ra trục trặc.
Điều khiển các giai đoạn hoạt động khác nhau.

5. Cách thức hoạt động:

Bật thiết bị với ON/OFF đặt ở bảng điều khiển phía sau và giữ nó cho khoảng 10 phút.
van điện thực hiện 1 vài chu kỳ đóng mở để tránh sự kẹt của ống thủy lực.
Ngay khi bật ON, dòng chữ WASHING xuất hiện trên màn hình.
Kết thúc của chu trình này là sử dụng thiết bị pha loãng, đặt một cốc chứa đầy dung
dịch đẳng trương và thực hiện việc kiểm tra thiết bị bằng việc nhấn nút “CHECK”. Nó
đọc giá trị RBC và MCV. Nó cho thấy RBC 0 và MCV 0 và nhận dạng số mẫu ID = 0.
Nếu kết thúc chu kỳ “CHECK” không có tin nhắn lỗi xuất hiện, bạn có thể đi đến quá
trình đọc mẫu.
5.1 Lựa chọn ngưỡng:

13 | Tiểu luận


Thiết bị giữ trong bộ nhớ 2 ngưỡng. Ngưỡng đầu tiên là giá trị thấp hơn thể tích ở đơn
3
vị  m cho quá trình đọc RBC, ngưỡng thứ hai là giá trị thấp hơn của thể tích ở đơn vị

 m3 trong quá trình đọc WBC.
Nhấn nút “F” để vào chương trình ngưỡng và thay đổi nó.
Chọn bất kỳ ngưỡng thực hiện các quy trình sau đây: Đầu tiên nhấn “F” sử dụng “UP ”
và “DOWN” tăng hoặc giảm giá trị, nhấn “SAMPLE” để lưu nó và đi bước kế tiếp.
Bây giờ việc chọn ngưỡng đã được hoạt động.
5.2 Chuẩn bị mẫu:
Chuẩn bị cho việc đếm tế bào hồng cầu và bạch cầu trong một mẫu máu nó phải được
pha loãng theo tỉ lệ sau: Bạch cầu 1:500, Hồng cầu 1: 50000
Các pha loãng được chuẩn bị bởi các phương tiện của bộ pha loãng được tích hợp trong
quá trình đếm tế bào.
5.3 Chuẩn bị pha loãng:
Pha loãng 1:500 cho WBC:
Hút vào Diluter 20  l của bạch cầu bằng cách nhấn nút 1:500.

Làm sạch mũi Diluter cẩn thận, chú ý không để kéo rơi giọt máu từ việc mở cửa làm
thay đổi quá trình pha loãng.
Bằng nhấn nút 1:500 gồm các mẫu máu được pha loãng trong cốc, dồn lại giọt đó có
thể dính trên thành cuvette.
Trong quá trình này pha loãng 1:500 được xác định để sử dụng cho việc đếm bạch cầu
và chuẩn bị cho pha loãng đếm hồng cầu.
Pha loãng 1:50000 cho RBC:
Hút vào Diluter 100 ml dung dịch mẫu thu được trong các hoạt động trước đó bằng cách
nhấn nút 1:100. Nhớ lắc nhẹ nhàng cuvette vì tế bào có thể bị lắng dưới đáy cuvette.
Làm sạch mũi cẩn thận chú ý không để kéo rơi giọt máu từ việc mở cửa làm thay đổi
quá trình pha loãng.
Thu thập mẫu được pha loãng trước vào một ly rỗng bằng việc nhấn nút 1:100.
Theo cách này nước dung dịch 1:50000 thu được cần thiết cho việc đếm hồng cầu. Sau
quá trình chuẩn bị dung dịch, quá trình đọc máu có thể được bắt đầu.
5.4 Quá trình đọc mẫu:
Để thu được giá trị của 8 thông số (RBC, Hct, MCV, WBC, Hgb, PLT, Pct, MPV) cần
phải làm qua hai quá trình.
RBC-MODE dùng để đo RBC-Hct-MCV, PLT, MPV, Pct.
14 | Tiểu luận


WBC-MODE dùng để đo WBC-Hgb.
Lưu ý: Ưu tiên bắt đầu với quá trình đọc hồng cầu vì bạch cầu có thể gây ô nhiễm ống
mao quản vì vậy nên chú ý nếu muốn thực hiện việc đếm bạch cầu trước hồng cầu, tốt
nhất nên rửa trước khi kiểm tra.
5.4.1 RBC-MODE:
Đặt ly với pha loãng 1:50000 trên ngăn giữ mẫu của quá trình đếm tế bào và nhấn nút
“Sample” sau khoảng 10 phút, kết quả việc đếm sẽ xuất hiện trên màn hình và cũng thời
gian đó thì được in ra.
Kết thúc quá trình đọc hồng cầu, thực hiện quá trình đọc chỉ với dung dịch đẳng trương

và sau đó nhấn nút RBC/WBC, chuẩn bị quá trình đếm tế bào cho quá trình đọc bạch
cầu.
5.4.2 WBC-MODE:
Cầm một ly với tỷ lệ pha loãng 1:500 và thêm 4 hoặc 5 giọt dung dịch lysuric.
Lắc nhẹ nhàng và chờ 1 phút.
Đặt ly lên bàn để mẫu và nhấn nút “Sample”.
Sau khoảng 10 phút thì kết quả sẽ hiển thị trên màn hình và sau đó 10 phút sẽ được in
ra.
Kết thúc chuỗi quá trình đọc bạch cầu, thực hiện chu kì rửa (nhìn lại hoạt động sơ bộ)
để rửa mao quản.
5.5 Chu trình rửa:
Thiết bị cho phép thực hiện chất tẩy rửa hoặc cho thêm dung dịch đẳng trương vào bằng
cách:
Nạp đầy ly với chất tẩy rửa bằng dung dịch đẳng trương sau đó đặt nó lên cúp holder.
Giữ nút WASH cho đến khi màn hình hiển thị “INSIDE FILLING”. Sau đó thiết bị thực
hiện quá trình hút vào.
Người sử dụng nên thực hiện chương trình này trước khi kết thúc phiên làm việc hàng
ngày.
5.6 Chu trình CHECK:
Chu trình CHECK thực hiện các chức năng sau:
• Đo mức độ ô nhiễm của dung dịch đẳng trương: dung dịch đẳng trương có thể
chứa một số tạp chất. Ngoài ra trong bể dung dịch đẳng trương có thể phát triển
một số vi khuẩn có kích thước cỡ tế bào. Trong trường hợp này một quá trình
đếm nền cao có thể được khám phá và tin nhắn tương ứng xuất hiện trên màn
hình.

15 | Tiểu luận


• Phát hiện sự hiện diện của nhiễu điện: điện cực dương được đặt bên ngoài ống

mao quản và không được bảo vệ trong bất kỳ tình huống nào. Việc thiếu một
thiết bị bảo vệ làm nó nhạy cảm với môi trường bức xạ điện từ. Nhiễu điện như
vậy có thể làm xáo trộn hệ thống đếm phản hồi lại quá trình đếm nền cao. Nó
cũng có thể xảy ra do một số dây nối đất bị hư hay kết nối xấu.
• Kiểm tra dòng chảy của thiết bị: Quá trình này để xác minh không có rò rỉ chất
lỏng.
• Quá trình hiệu chuẩn Calibrate các quang phổ để đọc huyết sắc tố.
5.7 Làm sạch ống mao dẫn:
5.7.1 Sử dụng nút CLEAN:
Bằng việc nhấn nút CLEAN, bơm nhu động sẽ chạy ngược chiều gây ra áp lực qua ống.
Gỡ ly đựng mẫu từ để đựng mẫu.
Kiểm tra lại ống mao dẫn không có bụi.
Nhấn nút CLEAN
Lặp lại 2 lần nếu cần thiết, quan sát lỗ ống.
Thực hiện chu trình rửa với 20ml dung dịch đẳng trương.
5.7.2 Sử dụng chất tẩy rửa:
Nếu chu trình sử dụng CLEAN không thành công thì mình sử dụng chất tẩy rửa.
Đặt ống đầy dung dịch chất lửa lên đế chứa mẫu.
Thực hiện chu trình rửa.
Gỡ cốc và đặt lên đế chứa mẫu một cốc đầy của dung dịch đẳng trương.
Thực hiện chu trình rửa mới.
5.7.3 Sử dụng NaClO:
Gỡ ống mao dẫn từ nút khóa.
Nhúng ống mao dẫn vào trong 50% dung dịch NaClO.
Chờ khoảng 5 phút.
Rửa ống mao dẫn với nước cất.
Vặn ống mao dẫn lại vào nút khóa.
5.8 Làm sạch đường đi của Hgb:
Thực hiện khi vòng tuần hoàn Hgb dơ hay bong bóng siêu nhỏ làm thay đổi giá trị Hgb.
Theo dõi chu trình này để làm sạch ống hút đầu vào Hgb.


16 | Tiểu luận


(1) Đặt một cốc dung dịch dưới ống mao dẫn và một cốc dung dịch NaClO dưới ống
hút đầu vào như hình dưới:
(2) Thực hiện việc đọc hai chương trình WBC/Hgb
(3) Cầm cốc dung dịch NaClO ra và thực hiện việc đọc khác. Không khí sẽ góp phần
làm sạch ống
(4) Thực hiện việc đọc 2 quá trình trên với cốc đầy dung dịch đẳng trương lần nữa.

6. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của HEMA 8:
6.1. Sơ đồ chức năng:

Hình 9: Sơ đồ chức năng.
Trong hình trên mô tả sơ đồ hệ thống bao gồm: 2 máy bơm nhu động (1 cho việc đến
tế bào và một cho việc vận chuyển Hgb), bộ cảm biến ánh sáng dùng để đo thể tích chất
lỏng trong mạch (hay còn gọi là bộ phận đếm thời gian), ống dẫn, bình đựng chất thải,
bơm chân không và hệ thống van điện đóng mở (EV1, EV2, EV3, EV4).
Sơ đồ chức năng (hình 9) của hệ thống bơm thủy lực và lấy mẫu, quá trình đếm thời
gian được giải thích như sau:
• Khi công tác được chuyển sang ON.

17 | Tiểu luận


• Van điện sẽ thực hiện các chu trình đóng mở để tránh bị tắc nghẽn trong đường
ống.
• Máy sẽ chạy ở chế độ chờ, lúc này bơm chân không khởi động và tạo ra một áp
suất chân không liên tục trong mạch thủy lực (vào khoảng 20cmHg).

• Lúc này máy bơm nhu động sẽ khởi động và quay ngược chiều kim đồng hồ
(chu trình làm sạch hệ thống). Bằng cách này áp lực được tạo ra bởi bơm nhu
động sẽ làm sạch từ trong ra ngoài hệ thống ống dẫn. Đồng thời máy bơm chất
thải sẽ được khởi động trong vòng vài giây.
• Khi máy bơm chân không khởi động lần nữa, các van điện EV4 và EV1 sẽ mở
ra để làm đầy thể tích trong ống dẫn. Tiếp đó, khi van EV4 và EV1 đóng lại thì
EV2 và EV3 sẽ mở ra để cho phép chất lỏng trong ống chảy xuống.
• Tiến hành nhấn phím <<Sample>> để bơm chân không khởi động lại lần nữa và
tiến hành chạy lại các bước như trên. Cho đến khi các ống chân không được làm
sạch, van EV4 sẽ mở ra và bắt đầu tiến trình đọc mẫu.
6.1.1. Đo thể tích:
Việc đo thể tích được thực hiện bởi bộ phận cảm biến ánh sáng bao gồm một cặp diot
thu và nhận ánh sáng, hệ thống này được mô tả qua hình 10.

18 | Tiểu luận


Hình 10: Nhóm cảm biến ánh sáng

Hình 11: Ảnh chụp nhóm cảm biến.

Trong hình 10 có thể thấy đoạn ống dẫn chạy qua nhóm cảm biến sẽ được gắn với 2
cảm biến ( 1 ở đoạn đầu và 1 ở đoạn cuối). Cảm biến này là một bộ phận quang học
được tạo bởi một đầu điôt phát và một đầu diot nhận.
Khi ống dẫn chứa đầy nước, việc truyền tải sáng là tối thiểu. Ngược lại khi ống dẫn
không chứa nước việc truyền ánh sáng là tốt nhất. Kết quả này do sự khác biệt về hệ số
khúc xạ ( tỉ lệ giữa cường độ ánh sáng truyền qua và ánh sáng tới, phụ thuộc vào nghịch
đảo bình phương chỉ số khúc xạ).
Sử dụng nguyên tắc này nhóm cảm biến có thể phát hiện sự có mặt của nước trong ống
dẫn, thông qua điểm bắt đầu và kết thúc của thể tích chất lỏng chạy trong ống.

Nếu đường kính ống là không đổi và biết được khoảng cách giữa hai bộ cảm biến thu
nhận ta sẽ tính được thể tích chất lỏng chạy trong đường ống.
Hãy nhìn vào hình 9. Nếu mở van EV4, trong ống dẫn sẽ có dung dịch đẳng trương dịch
chuyển bên trong. Khi dung dịch chảy qua cảm biến đầu tiên thiết bị sẽ bắt đầu đếm
thời gian và khi đến cụm cảm biến thứ 2, thời gian đếm sẽ ngừng lại.

19 | Tiểu luận


6.2. Sơ đồ khối:
Sơ đồ khối của thiết bị được trình bày như hình 12

Hình 12: Sơ đồ khối của thiết bị.
Hệ thống bao gồm các bộ phận:









Analog and Computer section;
WBC/RBC preamplifier;
Hemoglobin photometer;
Display;
Printer;
Keyboard;
Hydraulic, Mechanic and electrical part;

Diluter.

6.3. Mạch thủy lực:
Hình 13 thể hiện sơ đồ cấu tạo của mạch thủy lực bên phải của máy.

20 | Tiểu luận


Hình 13: Sơ đồ cấu tạo mạch thủy lực bên phải máy.
Thiết bị bao gồm 2 mạch thủy lực: 1 mạch thủy lực cho phép thiết bị điện tử đếm số
lượng tế bào, 1 mạch thủy lực dùng để hút máu vào trong quang kế cho quá trình đọc
Hemoglobin.
Tất cả hệ thống ống dẫn đều được nối với một bình đựng chất thải dẫn trực tiếp chất
thải ra ngoài bằng lực đẩy hút được tạo ra bởi một cái máy bơm được đặt ngay trong
bình chất thải. Ngoài ra thiết bị còn có một dòng chân không dùng cho việc hút mẫu,
dòng chân không này được tạo ra bởi một cái bơm chân không với một bình chứa chân
không bằng thủy tinh.
6.3.1 Mạch thủy lực quang kế Hemoglobin
Quang kế đọc Hemoglobin sử dụng một mạch thủy lực riêng. Mạch thủy lực quang kế
này bao gồm (xem hình 14)

21 | Tiểu luận


Hình 14: Mạch thủy lực quang kế Hemoglobin
a) Kim lấy mẫu (2) được đặt ngay bên cạnh ống mao dẫn;
b) Hộp đen (3) chứa quang kế đo sáng và các ống mao dẫn. Bơm nhu động sẽ tạo ra áp
suất hấp từ đó tạo ra dòng chảy trong ống.
c) Bộ ngắt dòng- hay còn gọi là bình nhỏ giọt (4) - là một thiết bị cần thiết để làm gián
đoạn sự dẫn điện của dung dịch bên trong đường ống, do đó ngăn ngừa sự hình thành

ănten điện tử (an electronic antenna) - một thành phần rất nhạy cảm với nhiều điện từ
trường và có thể gây ra khó khăn trong việc đếm số lượng tế bào. Trong thực tế với các
ống mao dẫn vị trí từ kim lấy mẫu đến bình nhỏ giọt thường có một lớp chấn điện.
d) Bơm nhu động (1) sẽ có vai trò điều khiển thời gian cần thiết để hút khoảng 2 ml
mẫu.
Hình 15 sẽ cung cấp cho ta cái nhìn tổng thể về mạch thủy lực quang kế.

22 | Tiểu luận


Hình 15: Mạch thủy lực quang kế Hemoglobin. Chúng ta có thể thấy nó bao gồm kim
hút mẫu, hộp đen bên trong chứa quang kế, bộ nhỏ giọt và bơm nhu động.
6.3.2 Chu trình pha loãng
Trong hình 16 thể hiện hệ thống pha loãng bao gồm 2 ống xilanh, một ống 250µl và
một ống 10ml. (3), ngoài ra còn có một kim lấy mẫu nằm ngay mặt trước của máy. Ở
lần bơm đầu tiên, ống xilanh 250µl sẽ hút mẫu pha loãng vào, thông qua kim lấy mẫu.
Trong cùng thời điểm đó xylanh 10ml sẽ hút dung dịch đẳng trương từ bình chứa (6).
Ở lần bơm thứ hai, ống xylanh 10ml tiếp tục hút dung dịch đẳng trương cho tới khi hút
được đầy ống. Lúc này van điện (4) sẽ mở ra và van (5) sẽ đóng lại, lúc này xảy ra sự
trao đổi hòa trộn dung dịch trong hai ống xilanh với nhau, bằng cách này dung dịch pha
loãng được tạo thành với thành phần bao gồm dung dịch mẫu hòa trộn với 10 ml dung
dịch đẳng trương.
Độ dịch chuyển của pittông trong xilanh sẽ cho tỉ lệ pha loãng từ 1/500 đến 1/100, được
điều khiển bởi 2 nút nhấn nằm trên mặt trước của máy.

23 | Tiểu luận


Hình 16: Mạch pha loãng mẫu


24 | Tiểu luận


Hình 17: Hình ảnh thực mạch pha loãng mẫu.
6.3.3 Mạch xử lí chất thải
Khi mực chất lỏng trong bình chứa tăng lên, nó sẽ được cảm biến mực chất lỏng nhận
diện, lúc này máy bơm chất thải sẽ được khởi động và thải chất lỏng ra bên ngoài.
Máy bơm chất thải được kết nối với cổng J24 trên board CPU, còn cảm biến mực chất
lỏng thì được kết nối với cổng J13 trên board CPU.
Đây là những thành phần của mạch xử lý chất thải:
1) Cáp nối động cơ ống chất thải
2) Cảm biến mực chất lỏng
3) Ống hút
4) Động cơ ống chất thải
5) Ống chất thải
6.4 Quang kế HGB
Việc đọc hemoglobin được thực hiện bởi một quang kế.
25 | Tiểu luận


×