Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở 63 TỈNH THÀNH TRÊN CẢ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.14 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

1. Giới thiệu………………………………………………………………… 2
2. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………. 3
3. Cơ sở nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu…………………………...4
3.1.
Cơ sở lí thuyết……………………………………………………...4
3.2.
Phương pháp nghiên cứu…………………………………………...5

4.Kết quả ước lượng………………………………………………………….6
4.1. Kết quả………………………………………………………………6
4.2. Giải thích kì vọng……………………………………………………8
5.Giải pháp cho các tỉnh dưới góc độ là sinh viên…………………………..9
6.Kiểm tra khuyết tật………………………………………………………..10
6.1.Kiểm định Ramsey………………………………………………….10
6.2.Kiểm định White……………………………………………………10
6.3. Kiểm định Jaque-Bera……………………………………………...11
6.4. Phát hiện đa cộng tuyến…………………………………………….12
Chia sẻ quá trình làm bài.
Số liệu thu thập.
Nguồn thu thập số liệu.

1


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
(FDI) Ở 63 TỈNH THÀNH TRÊN CẢ NƯỚC
Tóm tắt:
Nghiên cứu này ước lượng và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến sự đầu tư
trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài vào các tỉnh thành trên cả nước năm 2015. Kết


quả cho thấy rằng, khi sức mua của người tiêu dùng (CPI), giá trị kim ngạch xuất
khẩu của các tỉnh tăng và các tỉnh có chính sách khuyến khích đầu tư thì lượng vốn
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) cũng sẽ tăng lên. Ngược lại, khi tỷ lệ lao động
từ 15 tuổi trở lên và năng lực cạnh tranh tăng thì có xu hướng tăng thì luồng vốn
FDI lại giảm. Kết quả này mang lại những khuyến nghị cho lãnh đạo các tỉnh và
các doanh nghiệp có mong muốn đầu tư nước ngoài trong việc đưa ra những chính
sách và chiến lược trong kinh doanh.
1.Giới thiệu.
Đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của nhiều
nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.Văn phòng thống kê FDI
Intelligence, thuộc tờ Financial Times (Mỹ) vừa đưa ra công bố, lần thứ hai liên
tiếp, Việt Nam đứng đầu danh sách 14 quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài . Trong danh sách này, khu vực Đông Nam Á còn có 2 quốc gia là Malaysia
và Thái Lan. Cụ thể, FDI Intelligence chấm Việt Nam đạt 6,45 điểm, vị trí tiếp theo
là Hungary với 4,32 điểm và Romania, với 3,48 điểm. Các đối thủ của Việt Nam
tại Đông Nam Á là Malaysia đạt 2,86 điểm và Thái Lan 2,43 điểm. Tương tự, báo
cáo mới nhất của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển cũng khẳng
định, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm nhiều đến khu vực châu Á đang phát
triển. Bằng chứng là trên tổng số 765 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
trong năm 2015 vào các nước đang phát triển, số vốn đầu tư vào các nước châu Á
đang phát triển là 541 tỷ USD và tập trung chủ yếu vào ba thị trường tiềm năng
Việt Nam, Myanmar và Ấn Độ.
Qua những số liệu trên, có thể thấy thị trường Việt Nam là một thị trường hấp
dẫn các nhà đầu tư. Từ đâu, mà chúng ta lại thu hút được nguồn vốn nước ngoài
nhiều như vậy? Làm thế nào để nước ta nói chung và các tỉnh nói riêng có thể tận
dụng lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút vốn?
Sau hơn 30 năm hội nhập, kể từ năm 1986 chuyển từ nền kinh tế hai thành
phần sang nền kinh tế nhiều thành phần có thể thấy bộ mặt kinh tế đất nước đã có
nhiều thay đổi một cách thực sự. Thể hiện ở đời sống của người dân, các dịch vụ
xã hội được nâng cao đặc biệt là chất lượng y tế, giáo dục được cải thiện rất nhiều.

Trong xu thế cả thế giới cùng hội nhập, nước ta cũng không ngoại lệ. Nhưng trong
bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn trong ngân sách, huy động các nguồn
2


vốn thì việc kêu gọi đầu tư nước ngoài là điều vô cùng cần thiết và thiết thực. FDI
là nguồn vốn quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chúng ta, có
thể thấy rõ thông qua các chính sách và ưu đãi của các địa phương dành cho các
doanh nghiệp FDI. Như ưu đãi về việc nộp thuế, giảm bớt các thủ tục hành chính
rườm rà. Để minh chứng cho sự cạnh tranh hút đầu tư nước ngoài chúng ta hãy
nhìn tập đoàn Sam Sung đã tiến quân vào thị trường nước ta như thế nào. Hiện tại,
Samsung có 3 nhà máy được xây dựng ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 7 tỷ
USD. Đi vào hoạt động từ năm 2009, khu phức hợp Samsung Electronics Việt
Nam (SEV) ở Bắc Ninh với số vốn đầu tư 2,5 tỷ USD (2014), hiện là một trong
những nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất và hiện đại nhất của Samsung
trên toàn cầu. Hằng năm cho doanh số xuất khẩu hàng chục tỷ USD. Đây cũng là
một trong những dự án có vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài thành công
nhất tại Việt Nam hiện nay. Từ những thành tích có được tại SEV Bắc Ninh, tập
đoàn Samsung đã quyết định tiếp tục đầu tư thêm một tổ hợp công nghệ mới tại
Thái Nguyên (SEVT) với vốn đầu tư là 3,2 tỷ USD. Nhà máy này vừa đi vào vận
hành hồi đầu tháng 3/2014. Và chỉ sau 20 ngày đi vào hoạt động, SEVT đã xuất
khẩu được 90 triệu USD. Lý do khiến Sam Sung đầu tư mạnh vào Việt Nam là sự
bùng nổ của kinh tế Trung Quốc, khiến sự cạnh tranh với mặt hàng nội địa trở nên
khó khăn. Chế độ chính trị xã hội của nước ta, lao động trẻ dồi dào, cũng là lý do
khiến Sam Sung đầu tư mạnh vào thị trường Việt Nam. Như vậy, nước ta đã tạo ra
lợi thế cho mình bằng sự cạnh tranh về nguồn lao động, không chỉ Việt Nam mới
có nguồn lao động trẻ dồi dào. Nhưng để thu hút đầu tư thì chưa đủ, các chính sách
của Nhà nước, chế độ chính trị - xã hội, cũng góp phần quan trọng không kém
trong việc đưa ra quyết định để đầu tư. Khi các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư
vào một địa phương nào đó, họ nghiên cứu thị trường rất kỹ, xem xét nhiều yếu tố.

Trong các tỉnh ở Việt Nam, thì Đồng Nai và Bắc Ninh là hai tỉnh thu hút vốn nhiều
nhất. Giữa các tỉnh có sự cạnh tranh để thu FDI hay không? Câu trả lời là có. Từ
khi có FDI, GDP của tỉnh Bắc Ninh đã vươn lên đứng thứ hai trong cả nước, trở
thành đô thị loại II nâng giá trị của tỉnh lên một tầm khác. Khi các tỉnh thành, cạnh
tranh nhau đưa ra các ưu điểm, các thế mạnh của vùng, để thu hút FDI nhưng với
mục đích gì. Mục đích thì nhiều, nhưng có lẽ cốt lõi chính là sự phát triển kinh tế
của địa phương, tạo cơ hội làm việc cho người dân. Nâng cao và cải thiện chất
lượng cuộc sống của địa phương mình.
Vì vậy, nghiên cứu này tập tới những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư FDI và giải
thích tại sao có những tỉnh lại nhận được nhiều đầu tư FDI trong bối cảnh Việt
Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế.
2.Lý do và mục đích nghiên cứu.
Như chúng ta biết kể từ khi ra nhập WTO, nước ta bước vào quá trình hội
nhập. Trong bối cảnh đó, chúng ta buộc phải có những xử sự sao cho phù hợp sao
cho đúng với quy tắc quốc tế. Từ đây, kinh tế đất nước bước sang một trang mới
3


được giao lưu với những tiến bộ khoa học, những kỹ thuật tiên tiến. Tuy nhiên,
nước ta cũng gặp không ít khó khăn, điều đó phải kể đến là tình trạng thiếu vốn.
Muốn kinh tế phát triển thì không thế thiếu những nguồn vốn cho đầu tư. Mặt
khác, Đảng đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp
cơ bản. Trên đây, là tất cả lý do nhóm em quyết định chọn đề tài với mục đích đưa
ra những giải pháp để các địa phương tìm được lợi thế của mình không chỉ để thu
hút vốn FDI mà còn để tự phát triển kinh tế của địa phương mình.
3.Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
3.1.Cơ sở lý thuyết
Chỉ số tiêu dùng CPI: sức mua của một địa phương phản ánh cầu của địa
phương đó với hàng hóa. Tiêu dùng nhiều thì cầu cao dẫn đến cung nhiều từ đó
kích thích sản xuất. Mà các chính sách hiện tại đều hướng tới kích cầu để hàng hóa

lưu thông trôi chảy góp phần làm tăng tổng sản phẩm quốc dân (GDP), khi đó nhà
đầu tư sẽ nhận thấy môi trường kinh doanh ở đây có tiềm năng hay không có tiềm
năng để đầu tư vào.
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở nên: nếu tỷ lệ cao chứng tỏ nguồn lao động của
địa phương còn trẻ, năng động trong thời kỳ dân số vàng. Đầu tư FDI chủ yếu là
trong lĩnh vực công nghiệp mà sản xuất là chủ yếu vì vậy nguồn lao động còn trẻ,
năng động và sức khỏe là vấn đề được các nhà đầu tư rất quan tâm.
Năng lực cạnh tranh: thể hiện khả năng cạnh tranh kinh tế, xem đây là một địa
phương có nền kinh tế có khả năng thích ứng ở các điều kiện khắc nghiệt không.
Chính sách khuyến khích thu hút FDI: trực tiếp kích thích các nhà đầu tư.
Kim ngạch xuất khẩu: thể hiện khả năng sản xuất của địa phương cán cân
thương mại, chính sách thương mai của địa phương, ảnh hưởng đến quyết định của
nhà đầu tư.
3.2.Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết trên và căn cứ vào những biến và số liệu thu nhập
được, mô hình ước lượng và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư nước
ngoài FDI có dạng cụ thể như sau:
Log(Y) = β1 + β2CPI + β3LD+ β4NLCT + β5D1 + β6KNXK + u
Trong đó:
Biến phụ thuộc
Tổng vốn đầu tư nước ngoài
(FDI)

Biến độc lập
CPI: Chỉ số tiêu dùng CPI
LD: tỷ lệ lao động từ 15 tuổi
trở nên
4



NLCT: năng lực cạnh tranh
của tỉnh
D1:chính sách khuyến khích
thu hút FDI
D1 =1 có, D1 =0 không
KNXK: kim ngạch xuất khẩu

Mô hình này sẽ ước lượng cho biến phụ thuộc là tổng vốn đầu tư nước ngoài
FDI. Ứng với mô hình, các biến độc lập sẽ có sự thay đổi nhằm tìm ra các yếu tố
ảnh hưởng đến vốn đầu tư.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp OLS được sử dụng để ước lượng cho
mô hình. Xét thấy rằng chúng ta không thể ước lượng cả một tổng thể mà chỉ có
thể ước lượng mẫu. Vì vậy, ta đưa về hàm hồi quy mẫu như sau:
Log(FDI)= β1+ β2CPI + β3LD + β4NLCT + β5KNXK + β6D1 trong đó đây
là các beta mũ.
Trong phương trình hồi quy mẫu ta có thể thấy rõ tác động của các X tới Y.
Phương pháp OLS: trên ý tưởng là tìm ra được các hệ số ước lượng của các
biến độc lập.
Với mục tiêu để tìm β1 mũ và các β2,..6 mũ từ 63 quan sát trên.
Bảng 1: kỳ vọng về các biến độc lập.
Tên biến
CPI

NLCT
D1
KNXK
Chú thích: (+) tác động tích cực, (-) tác động tiêu cực.

Kỳ vọng
+

+/+
+
+

4.Kết quả ước lượng.
4.1.Kết quả
Bảng : Kết quả ước lượng.

5


Hàm hồi quy mẫu:
Log(FDI) = 8,452345 + 0,745690CPI – 0,005071LD – 0,587509NLCT +
0,552355D1 + 1,59*10^-10KNXK
TH1: Với D1= 1
Hàm hồi quy mẫu: log(FDI) = (8,604035 + 0,552355) + 0,732011CPI –
0,004580LD – 0,580537NLCT + 1,65*10^-10KNXK
TH2: Với D1=0
Hàm hồi quy mẫu: log(FDI) = 8,452345 + 0,745690CPI – 0,005071LD 0,587509NLCT + 1,59*10^-10KNXK
Từ đó ta thấy,
Các tỉnh có chính sách khuyến khích đầu tư thì trung bình có số vốn FDI cao
hơn tỉnh không có chính sách khuyến khích là 0,552355 triệu USD
= 0.745690, cho ta biết khi chỉ số giá tiêu dùng tăng thêm 1%, các yếu tố khác
không đổi, thì trung bình vốn đầu tư nước ngoài các tỉnh thành tăng 74.569%. Dấu
của hệ số ước lượng phù hợp với dấu kì vọng.
2

= -0.005071, cho ta biết khi tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên tăng thêm 1%, các
yếu tố khác không đổi, thì trung bình vốn đầu tư nước ngoài các tỉnh thành giảm
0.5071%. Dấu của hệ số ước lượng phù hợp với dấu kì vọng.

3

6


= -0.587509, cho ta biết khi chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tăng thêm 1 đơn
vị,các yếu tố khác không đổi, thì trung bình vốn đầu tư nước ngoài các tỉnh thành
giảm 58.7509%. Dấu của hệ số ước lượng khác với dấu kì vọng.
4

= 0.552355, cho ta biết trung bình vốn đầu tư nước ngoài ở các tỉnh có chính sách
thu hút FDI tăng nhanh hơn các tỉnh không có chính sách thu hút FDI là 55.2355%.
Dấu của hệ số ước lượng phù hợp với dấu kì vọng.
5

= 1.59-10, cho ta biết khi kinh ngạch xuất khẩu tăng thêm 1 triệu USD, các yếu tố
khác không đổi, thì trung bình vốn đầu tư nước ngoài các tỉnh thành tăng 1.59E8%. Dấu của hệ số ước lượng phù hợp với dấu kì vọng.
6

4.2 Giải thích kỳ vọng.
Nhìn vào bảng ước lượng trên, và bảng kỳ vọng đưa ra chúng ta có thể nhìn
thấy được biến lao động tác động tiêu cực đến đầu tư FDI. Điều này, khá phù hợp
với hoàn cảnh hiện nay. Bởi vì, ngày nay nhà đầu tư sẽ quan tâm đến lao động có
tay nghề, có trình độ hơn là lao động trẻ mà không có kinh nghiệm. Vì vậy, đây
chưa thể là điểm cộng hay là điểm thu hút các nhà đầu tư. Đặc biệt, biến năng lực
cạnh tranh tác động tiêu cực là một điều khá bất ngờ. Nhưng có lẽ, khi chúng ta
nghĩ sâu hơn thì điều này khá hợp lý. Khi một tỉnh có năng lực cạnh tranh cao,
đồng nghĩa tình hình kinh tế - xã hội ở đó ổn định. Đặc biệt, đời sống của người
dân sẽ ở mức khá. Mà, đầu tư FDI thì đặc trưng chủ yếu là đầu tư sản xuất. Khi đó,
xây dựng các khu công nghiệp sẽ khiến ô nhiễm môi trường, người dân mất đất,

nếu họ muốn đầu tư vào đó thì chắc chắn tiền giải tỏa mặt bằng, trả tiền công lao
động cho sẽ cao hơn rất nhiều so với nơi khác. Nhưng nói vậy, không có nghĩa
chúng ta phải giảm năng lực cạnh tranh xuống mà cần phải tăng cao hơn nữa, vì
khi đó nền kinh tế nước ta sẽ bớt phụ thuộc vào yếu tố đầu tư nước ngoài.
5.Giải pháp cho các tỉnh dưới góc độ là sinh viên.
Từ bảng ước lượng kết quả trên ta có thể thấy rằng, muốn thu hút vốn đầu tư
FDI vào các tỉnh thì chúng ta phải nâng cao được tiêu dùng của người dân, tức là
kích cầu để chỉ số CPI tăng. Điều này, có nghĩa là các tỉnh phải cải thiện môi
trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh ở đây, chúng ta hiểu rằng là môi
trường bên trong và bên ngoài. Môi trường bên trong chính là các tỉnh phải tự
mình đưa ra những chiến lược, chính sách nhằm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa
của địa phương. Ví dụ như muốn người dân chịu bỏ tiền của mình để mua sắm thì
lãnh đạo có các công cụ như hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tuyên truyền các
sản phẩm, mở các hội chợ triển lãm để người dân có cơ hội tiếp xúc và sử dụng với
hàng hóa. Môi trường bên ngoài, hay môi trường vĩ mô chính là các chính sách
kinh tế của nhà nước. Nhà nước có thể giảm thuế cho các doanh nghiệp, để từ đó
giảm giá dẫn đến việc tăng chi tiêu của người dân.

7


Kết quả ước lượng cho chún ta thấy, tỷ lệ lao động tác động tiêu cực đến nhà
đầu tư. Như chúng ta biết, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, nhưng trên
bảng xếp hạng trình độ lao động thì thứ hạng của ta không cao.Điều này, cho biết
rằng không phải cứ lao động trẻ là điểm mạnh của các địa phương. Bước vào quá
trình hội nhập quốc tế, dẫn đến sự chuyên môn hóa lao động cao. Ngày này, lao
động mà chúng ta cần đến là lao động có tay nghề, có kỹ thuật, được đào tạo chứ
không phải chỉ xét trên khía cạnh trẻ, có sức khỏe. Từ đó, các tỉnh nên chú trọng
vào nâng cao trình độ tay nghề của lao động hơn là dựa vào lý do tôi có nguồn
lao động trẻ dồi dào.

Kim ngạch xuất khẩu, một biến tác động tích cực đến tổng vốn FDI. Như
chúng ta biết, trong vòng mấy thập kỷ qua nước ta đều trong tình trạng nhập siêu.
Nhưng trong vòng mấy năm gần đây, đặc biệt giai đoạn 2012 – 2015 thì cán cân
thương mại đã có sự biến chuyển, trong những năm 2012 – 2015 thì chúng ta đã
thặng sư sản xuất. Tức là, xuất khẩu ngày càng gia tăng. Muốn gia tăng xuất khẩu
thì các tỉnh phải khai thác hiệu quả nguồn lực của địa phương. Các nguồn lực
như tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, rồi là chính con người. Mỗi tỉnh nếu như
khai thác tối đa và có hiệu quả thì chắc chắn không chỉ riêng xuất khẩu mà các
khía cạnh khác đều phát triển.
Tiếp theo, chính sách khuyến khích đầu tư là điều tác động trực tiếp đến các
nhà đầu tư. Một tỉnh mà có những ưu đãi cho nhà đầu tư thì chắc chắn tỉnh đó sẽ
có điểm cộng, bởi điều đó là tất yếu. Chúng ta cũng nên rút ngắn những thủ tục
hành chính rườm rà để tiết kiệm thời gian và chi phí, bởi nếu thời gian cấp giấy
phép hoạt động kinh doanh càng nhanh thì hiệu suất đi vào hoạt động càng nhanh.
Tuy nhiên, điều gì cũng có mặt trái của nó. Việc thu hút đầu tư nhiều FDI cũng
có những tiêu cực của nó. Nhìn vào kết quả ở bảng ước lượng trên, biến năng lực
cạnh tranh tác động tiêu cực đến FDI. Nhưng, chúng ta phải kỳ vọng năng lực cạnh
tranh giữa các tỉnh ngày càng cao lên. Khi biến này tăng, tức là nền kinh tế của tỉnh
đó sẽ phát triển. Một đất nước muốn phát triển bền vững, thì cần phải dựa vào nội
lực của chính đất nước mình. FDI chảy vào nước ta chủ yếu là vào lĩnh vực sản
xuất, nó có thể tạo ra công ăn việc làm, nhưng ở mặt nào đó nó đã làm gia tăng tỷ
lệ thất nghiệp ở độ tuổi trung niên, do đặc thù của sản xuất. Rồi việc xây dựng khu
công nghiệp, khiến nông dân mất đất, khi mà chúng ta chỉ nhìn thấy khoản tiền đền
bù trước mắt và đất sẽ mất đi vĩnh viễn, ông cha ta đã có câu “tấc đất, tấc vàng”.
Những doanh nghiệp có vốn FDI có quá nhiều ưu đãi, miễn thuế 5 năm đầu, nếu
họ đầu tư chỉ 5 năm rồi rút vốn những hậu quả ô nhiễm môi trường sẽ là ai chịu?
Chính là chúng ta. Vì vậy, bài nghiên cứu này cũng muốn nhấn mạnh một điều mặc
dù vốn FDI là quan trọng nhưng chúng ta cần phải bớt phụ thuộc, vì một đất nước
không thể phát triển nếu dựa vào nguồn lực bên ngoài quá nhiều. Mà hãy, tự mình
có nội lực của mình, có những chiến lược lâu dài cho sự phát triển của đất nước.

8


6.Kiểm tra khuyết tật.
6.1.Kiểm định Ramsey

Log(FDI)= 7,207348 + 4,216285CPI – 0,027848LD – 3,334619NLCT +
9,95*10^-10KNXK + 3,152533D1 – 0,131182 (log(FDI))^2+ u
Ho: α1=0 Mô hình gốc không thiếu biến, dạng hàm đúng.
H1: α1 > 0: Mô hình gốc thiếu biến, dạng hàm sai.
Ta thấy Prob(F-statisic) = 0.192041 > 0.05
=>Chưa có cơ sở bác bỏ Ho.
Mô hình có hàm dạng hàm đúng
6.2.Kiểm định White

9


Log(FDI)= β1+ β2CPI + β3CPI^2+ β4LD + β5LD^2 + β6NLCT + β7NLCT^2
+ β7KNXK + β8KNXK^2 + β9CS
Xét cặp giả thuyết:
Ho: Mô hình có PSSS không đổi
H1: Mô hình có PSSS thay đổi
Ta thấy Prob(F-statisic) = 0.876774 > 0.05
=> Chưa có cơ sở bác bỏ Ho. Ho đúng
Mô hình có PSSS không đổi
6.3.Kiểm định Jaccqua – Bera
Xét cặp giả thuyết:
H0 : Yếu tố ngẫu nhiên phân phối chuẩn
H1 : Yếu tố ngẫu nhiên không phân phối chuẩn

10


Ta thấy: Prob = 0.747596 > 0.05 =>Chưa đủ cơ sở bác bỏ H0
=>Yếu tố ngẫu nhiên phân phối chuẩn
6.4 Phát hiện đa cộng tuyến

Từ bảng kết quả eview ta thấy hệ số tương quan giữa biến CPI và biến NLCT là
0.946064> 0.8
= > Mô hình có đa cộng tuyến cao, tuy nhiên đa công tuyến này không gây ảnh
hưởng nên không cần khắc phục.
Chia sẻ về quá trình làm bài.
Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này, nhóm em cũng gặp khá nhiều
khó khăn nhưng cũng đầy những kỷ niệm. Đầu tiên là việc đưa các biến, lúc đầu
nhóm định dùng biến chỉ số phát triển con người (HDI), tổng sản phẩm quốc dân
của các tỉnh (GDP), rồi biến vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên. Nhưng bởi vì
trong quá trình tìm kiếm số liệu gặp những khó khăn nên nhóm đã phải thay đổi
biến. Tiếp theo, đến việc chạy hàm. Ban đầu, chúng em chạy hàm tuyến tính thì
cho ra kết quả ước lượng không hề có ý nghĩa, rồi nhóm chuyển sang một số dạng
11


hàm khi kiểm định khuyết tật đều sai. Đến cuối khi chọn dạng hàm semi – log thì
mới ra kết quả hợp lý với thực tế. Lớp là lớp học hỗn hợp, không có thời gian gặp
nhau chỉ có trao đổi trên lớp và qua nhắn tin nên sự tự giác của mọi người là rất
lớn. Bản thân em, nhóm trưởng cũng không hề có thời gian thuyết trình trước, slide
cũng chưa kịp đọc lại nhưng quả thật hai bạn thuyết trình cùng em là Linh và Nam
Anh đã phối hợp rất tốt. Nhưng, sau bài nghiên cứu em nhận ra sự liên kết giữa các
môn học thật sự quan trọng. Để có thể đứng trên đó nói thì em phải cảm ơn các
thầy cô đã dạy các môn kinh tế đầu tư, môn kinh doanh quốc tế và môn kinh doanh

logistics và đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Trang, giảng viên đang
dạy môn kinh tế lượng mà chúng em đang học. Và, xin cảm ơn đến tất cả các thành
viên : Như Quỳnh, Thái Linh, Nam Anh, Thu Hà, Ngọc Anh những thành viên của
nhóm đã làm nên bài nghiên cứu này. Tuy, thời gian học chỉ có 15 tuần nhưng em
tin rằng đây sẽ là một kỷ niệm đáng nhớ!
Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.

Tổng số vốn FDI, CPI, lao động nguồn từ tổng cục thống kê.
Kim ngạch xuất khẩu nguồn tổng cục hải quan
Năng lực cạnh tranh nguồn cổng thông tin điện tử chính phủ.
Chính sách khuyến khích báo kinh tế các tỉnh.

Biến
Tỉnh

CPI

Lao
động

An Giang

57.61

55.3


Bà Rịa-Vũng Tàu

59.51

51.5

Bắc Giang

57.61

62.50

Bắc Kạn

53.20

70.8

Bạc Liêu

58.44

55.6

Bắc Ninh

59.91

56.2


Bến Tre

60.10

62.8

Bình Định

59.23

58.7

Bình Dương

58.89

63.4

Bình Phước

56.41

59.5

Bình Thuận

58.83

56.5


FDI(biến
phụ thuộc)
93,800
,000.00
759,700
,000.00
447,500
,000.00
300
,000.00
5,700
,000.00
3,663,000
,000.00
173,600
,000.00
58,400
,000.00
3,128,600
,000.00
260,300
,000.00
90,800
,000.00

Năng lực
cạnh tranh

Thu
hút vốn

FDI

57.61



57.61



53.20



58.44


Khôn

59.91 g
60.10



59.23



58.89




56.41



58.83


Khôn

59.51 g

12


Khôn
Cà Mau

54.40

56.5

Cần Thơ

59.81

53.6

Cao Bằng


54.44

68.4

Đà Nẵng

68.34

50.9

Đắc Nông

59.00

60.1

Đăk Lăk

48.96

63.3

Điện Biên

56.48

64.2

Đồng Nai


57.79

54.7

Đồng Tháp

66.39

58,9

Gia Lai

56.83

59.8

Hà Giang

50.45

63.6

Hà Nam

58.49

57.8

Hà Nội


59.00

51.9

Hà Tĩnh

57.20

57.8

Hải Dương

58.37

57.0

Hải Phòng

58.65

55.5

Hậu Giang

58.33

58.9

Hòa Bình


57.13

67.0

Khánh Hòa

55.10

59.1

Hưng Yên

58.69

55.2

Kiên Giang

60.31

55.3

Kom Tum

56.55

58.6

Lai Châu


52.77

59.9

Lâm Đồng

59.04

60.5

Lạng Sơn

54.61

65.9

Lào Cai

62.32

61.9

Long An

60.86

58.5

0

17,900
,000.00

54.40 g
59.81



0
44,300
,000.00

54.44



68.34



0
30,800
,000.00

59.00


Khôn

48.96 g

Khôn

0
1,805,100
,000.00
10,400
,000.00
0
0
355,300
,000.00
1,126,900
,000.00
162,200
,000.00
407,200
,000.00
902,700
,000.00
25,000
,000.00
3,000
,000.00
55,700
,000.00
329,600
,000.00
55,700
,000.00
33,000

,000.00
0
10,100
,000.00
0
0
651,900
,000.00

56.48 g
57.79


Khôn

66.39 g
56.83



50.45



58.49



59.00




57.20



58.37



58.65


Khôn

58.33 g
57.13



55.10



58.69



60.31




56.55


Khôn

52.77 g
59.04



54.61



62.32



60.86



13


Nam Định

59.62


61.1

Nghệ An

58.47

61.0

Ninh Bình

58.51

61.0

Ninh Thuận

57.45

55.4

Phú Thọ

58.37

59.2

Phú Yên

56.15


59.4

Quảng Bình

56.71

58.1

Quảng Nam

61.06

58.3

Quảng Ngãi

59.70

59.5

Quảng Ninh

65.75

54.7

Quảng Trị

57.32


55.0

Sóc Trăng
Sơn La

59.04
57.21

52.2
63.2

Tây Ninh

59.66

57.1

Thái Bình

57.64

61.4

Thái Nguyên

61.21

59.9


Thanh Hóa

60.74

62.6

Thừa Thiên- Huế

56.74

53.7

Tiền Giang

61.36

61.4

TP Hồ Chí Minh

57.55

50.7

Trà Vinh

58.52

57.9


Tuyên Quang

56.81

63.2

Vĩnh Long

59.49

57.8

Vĩnh Phúc

62.56

58.8

Yên Bái

56.64

64.2

115,700
,000.00
206,300
,000.00
43,500
,000.00

600
,000.00
95,000
,000.00
40,000
,000.00
16,600
,000.00
256,200
,000.00
24,100
,000.00
438,900
,000.00
900
,000.00
13,000
,000.00
0
540,600
,000.00
92,100
,000.00
226,100
,000.00
44,000
,000.00
140,500
,000.00
92,100

,000.00
4,100,200
,000.00
2,526,800
,000.00
5,400
,000.00
12,800
,000.00
379,600
,000.00
78,700
,000.00

59.62



58.47



58.51



57.45




58.37



56.15



56.71



61.06



59.70



65.75


Khôn

57.32 g
59.04
57.21




Khôn

59.66 g
57.64



61.21



60.74



56.74



61.36



57.55



58.52



Khôn

56.81 g
59.49



62.56



56.64



14


15



×