Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Sản phẩm Nông nghiệp Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong bối cảnh FTA.Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.19 KB, 40 trang )

MỤC LỤC

1

-1-


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt
ATTP
CN
CNH – HĐH
HTX
KHHTT
KT – CT
LTTP
PTNN
SPNN
SX
XHCN

Nghĩa đầy đủ
An toàn thực phẩm
Công nghiệp
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Hợp tác xã
Kế hoạc hóa tập trung
Kinh tế - chính trị
Lương thực thực phẩm
Phát triển nông thôn


Sản phẩm nông nghiệp
Sản xuất
Xã hội chủ nghĩa

TỪ TIẾNG ANH
Từ viết tắt
AKFTA
ASEAN
EU
FTA
GDP
KITA
VKFTA

Nghĩa đầy đủ
Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Châu Âu
Hiệp định thương mại tự do
Tổng sản phẩm quốc dân
Phòng thương mại và công nghiệp Hàn Quốc
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
DANH MỤC BẢNG.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.

2


-2-


LỜI MỞ ĐẦU.
Năm 1986, từ nền kinh tế KHHTT chúng ta chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành
phần. Từ đó, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng mở rộng quan hệ nhiều mặt với các quốc gia,
các khu vực trên thế giới để bắt kịp xu thế hội nhập của thời đại. Ngày 22/12/1992 quan hệ
ngoại giao giữa hai nước chính thức được thiết lập, mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển của
kinh tế cho hai nước. Sau hơn hai thập kỷ qua, Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn
thứ hai của Việt Nam, là quốc gia có vốn đầu tư FDI lớn nhất tại nước ta. Đặc biệt này
17/12/2015, Hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực đã thúc đấy
hoạt động xuất nhập khẩu của cả hai nước. Tuy nhiên, năm năm trở lại đây cán cân thương
mại giữa hai bên mất cân đối quá lớn, Việt Nam nhập siêu quá nhiều từ Hàn Quốc dẫn đến
3

-3-


thâm hụt nặng cán cân thương mại nặng nề. Như chúng ta biết, Hàn Quốc là một quốc gia có
nhu cầu cao về các SPNN nhất là các mặt hàng thủy sản và nông sản. Những năm qua, chúng
ta không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường Hàn Quốc nhưng sản lượng
và kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa được đúng như kỳ vọng. Việt Nam là một nước nông nghiệp,
thế mạnh xuất khẩu là các mặt hàng nông nghiệp, trị giá xuất khẩu của các SPNN chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong nhóm các sản phẩm xuất khẩu. Năm 2018, năm thứ ba VKFTA có hiệu lực
trong bối cảnh này là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu SPNN sang Hàn Quốc để từ đây
đóng góp một phần nào đó vào việc cân bằng lại cán cân thương mại giữa hai quốc gia.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu các SPNN của Việt Nam sang Hàn Quốc trong bối cảnh
VKFTA có hiệu lực. Trong đó đề án tập trung vào việc xuất khẩu thủy sản nói chung và một số
sản phẩm thuộc mặt hàng nông sản là: hàng rau quả, hạt điều, café và hồ tiêu

Phương pháp nghiên cứu:

-

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng là nghiên cứu mối tương quan
giữa các yếu tố cấu thành của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp toán – thống kê: tổng hợp các tư liệu, tài liệu thứ cấp và sử dụng
Phương pháp so sánh, phân tích để tổng hợp đánh giá. Sử dụng hệ thống biểu đồ, bảng để định
lượng các vấn đề liên quan
Kết cấu đề án:
Ngoài phần mở đầu và phần kết, đề án gồm những nội dung chính sau đây:
Chương 1: Tổng quan ngành nông nghiệp Việt Nam và sự cần thiết của việc thúc đẩy
xuất khẩu sản phẩm nông sản sang thị trường Hàn Quốc.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu SPNN Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu SPNN Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc
trong bối cảnh FTA.Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực

4

-4-


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC.
1.1 Giới thiệu ngành nông nghiệp Việt Nam
1.1.1 Lịch sử hình thành ngành nông nghiệp Việt Nam.

Dân tộc ta có bề dày 4000 năm dựng nước và giữ nước. Từ thời vua Hùng đã có sự tích
bánh trưng bánh dầy, có thể thấy được nghề trồng lúa nước đã xuất hiện từ đó. Nghề trồng lúa

nước ra đời cũng gắn liền với nông nghiệp Việt Nam được hình thành. Như vậy, ngành nông
nghiệp Việt Nam hình thành từ khi nhà nước Văn Lang được thành lập. Nông nghiệp nước ta
thời phong kiến gắn liền với cây lúa.
Theo lịch sử của đất nước thì nông nghiệp cũng ngày càng phát triển. Quá trình phát triển
của nông nghiệp nước ta sau phong kiến được chia làm 3 giai đoạn: 1945 – 1954, 1955 – 1975
và 1975 đến nay.
a) Giai đoạn 1945 – 1954.
5

-5-


Sau cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gặp vô vàn khó khăn về
cả mặt kinh tế và xã hội. Nền kinh tế sau chiến tranh trở nên xơ xác tiêu điều, đặc biệt là nền
nông nghiệp. Đồng ruộng hoang hóa, thiên tai liên miên khiến mất mùa liên tục. Công nghiệp
thì lạc hậu, người dân thì đến 90% là mù chữ, quân địch thì vẫn lăm le. Tình hình lúc đó được
ví là ngàn cân treo sợi tóc. Đất nước phải đối mặt với “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Lúc
đó, Bác Hồ với cương vị là Chủ tịch nước đã đề nghị thực hiện trước hết phải diệt giặc đói.
Tại phiên họp 14/11/1945, Hội đồng chính phủ đã ra Quyết nghị thành lập Bộ canh nông
với nhiệm vụ giải quyết nạn đói và soạn thảo một chương trình PTNN toàn diện phục vụ xây
dựng đất nước. Thực hiện Quyết nghị, ngày 1/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số
69 với nội dung: “Tất cả các cơ quan Canh nông, Thú y, Mục súc, Ngư nghiệp, Lâm chính và
Nông nghiệp tín dụng (HTX và Nông khố ngân hàng) trong toàn cõi Việt Nam thuộc từ nay
thuộc bộ canh nông”.
Chính vì vậy, ngày 14/11/1945 có thể xem là ngày hoạt động chính thức đầu tiên của
ngành Nông nghiệp và PTNN dưới chính thể mới – chính thể dân chủ cộng hòa và là ngày nay
là Cộng hòa XHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

b) Giai đoạn 1955 -1975


Chặng đường 20 năm (1955-1975) là thời kỳ đặc biệt của quá trình xây dựng và phát
triển ngành Nông nghiệp nước ta, khi đất nước bị chia cắt làm hai miền, tiến hành hai chiến
lược cách mạng khác nhau, chịu nhiều thách thức to lớn trong và ngoài nước, dưới chịu ảnh
hưởng nặng nề của chiến tranh.
Trong khi nông nghiệp miền Nam phát triển không ổn định, không đáp ứng được đầy đủ
nhu cầu LTTP của xã hội, thì nông nghiệp miền Bắc đã hoàn thành vai trò mặt trận hàng đầu
trong xây dựng hậu phương lớn, chi viện đắc lực cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam.
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân năm 1975, đất nước được độc lập, tự do, mở ra cơ hội và điều
kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng, thế mạnh về SX nông nghiệp của cả hai miền.
c) Giai đoạn 1976 đến nay.

6

-6-


Trong giai đoạn này cả đất nước bước vào công cuộc xây dựng XHCN. Trước năm 1986
nền kinh tế đất nước là kinh tế KHHTT, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhằm phát triển SX
nhưng giai đoạn này SX nông nghiệp ở miền Bắc vẫn mang nặng tính bình quân, bao cấp; còn
ở miền Nam, phong trào hợp tác hóa phát triển nhanh nhưng không bền vững. Trước tình hình
đó, từ những thí điểm hình thức khoán trong SX nông nghiệp ở Hải Phòng, Vĩnh Phú, Nghệ
Tĩnh năm 1980, Đảng, Nhà nước đã có chủ trương mở rộng hình thức khoán theo Chỉ thị 100CT/TW - chuyển sang cơ chế quản lý mới trong SX nông nghiệp trong cả nước, tạo đà cho
phát triển và đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Năm 1986, đất nước chuyển đổi nền kinh tế từ kinh tế KHHTT sang nền kinh tế nhiều
thành phần Đại hội Đảng VI), Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, cơ
chế, biện pháp mới nhằm giải phóng sức SX, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng
CNH - HĐH. Nhờ vậy, nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta có những chuyển biến
mạnh mẽ.
Sau hơn 30 năm đổi mới, thành công trong lĩnh vực nông nghiệp là một trong những
thành tựu rõ rệt nhất của quá trình đổi mới kinh tế- xã hội Việt Nam thời gian qua. Từ chỗ đất

nước đang khủng hoảng lương thực nghiêm trọng, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương
thực của nước ngoài, nhưng đến nay chúng ta đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu các mặt
hàng nông sản nhiệt đới đứng hàng đầu thế giới, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên
thế giới .
1.1.2

Vai trò của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay, trong nền kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo. Việt Nam vẫn là nước
nông nghiệp, xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng nông sản. Vì thế, nông nghiệp có vai trò rất quan
trọng trong nền kinh tế của đất nước, được thể hiện rõ như sau:
Cung cấp LTTP cho xã hội
Các thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đều có nguồn gốc từ nông nghiệp. Theo Maslow,
nhu cầu sinh lý như ăn, ngủ… là nhu cầu cơ bản, hàng đầu của con người. Chúng ta có thể
không mua quần áo, nhưng không thể không mua thực phẩm đề duy trì sinh hoạt hằng ngày.
Mỗi ngày trung bình mỗi người phải nạp năng lượng là 2000kcal để cơ thể có thể tái tạo sức
lao động một cách tốt nhất. Vì vậy, đảm bảo cung cấp LTTP cho xã hội là quan trọng.
7

-7-


Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành CNSX
Các ngành CN nhẹ như: “chế biến LTTP, chế biến hoa quả, công nghiệp dệt, giấy,
đường…” phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp. Sự tăng trưởng và phát
triển cũng như mở rộng quy mô của nguồn nhiên liệu đầu vào, là yếu tố quan trọng quyết định
đến tốc độ tăng trưởng, quy mô cũng như chất lượng sản phẩm của các ngành CN này.
Cung cấp một phần vốn để CNH
CNH đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ quá độ lên CNXH. Vốn là
điều kiện tiên quyết để thực hiện quá trình CNH. Với lợi thế để phát triển nông nghiệp, nếu
chúng ta có thể tăng kim ngạch xuất khẩu các SPNN, thu về lợi nhuận thì có thể góp phần giải

quyết nhu cầu về vốn.

Đảm bảo an ninh lương thực, góp phần ổn định KT – CT.
Lương thực là một trong những hàng hóa dự trữ quan trọng của dự trữ quốc gia. Nông
nghiệp không những cung cấp đủ các LTTP nhu thiết yếu cho đời sống hàng ngày của nhân
dân, mà còn dư thừa để dự trữ. Mục đích của dự trữ quốc gia là đề phòng các trường hợp thiên
tai, mặt khác là để viện trợ nhân đạo từ đó tạo mối quan hệ chính trị tốt đẹp với nước nhận
được viện trợ. Hơn thế, LTTP xuất khẩu đem về ngoại tệ đóng góp vào GDP giúp nền kinh tế
phát triển tốt hơn.
1.1.3

Các sản phẩm của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp thì được hiểu là chăn nuôi trồng trọt, theo nghĩa rộng thì
được bao gồm lâm nghiệp và thủy sản. Vì vậy, các sản phẩm của ngành nông nghiệp bao gồm
3 mặt hàng chính là nông sản, lâm sản và thủy sản.
Sản phẩm nông sản bao gồm các sản phẩm như: Gạo, chè, hạt tiêu, rau quả, café, hạt
điều, sắn và cá sản phẩm từ sắn…..
Thủy sản bao gồm các mặt hàng chính: tôm, cá, mực, bạch tuộc…
8

-8-


Lâm sản bao gồm các mặt hàng chính: cao su, sản phẩm từ cao su, gỗ và các sản phẩm từ
gỗ.
1.2 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)
1.2.1 Giới thiệu chung về hiệp định.

“Ngày 5/5/2015, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại Tự
do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA). Hiệp định VKFTA có hiệu lực từ ngày 20/12/2015.

Hiệp định gồm 17 Chương (208 Điều), 15 Phụ lục và 01 Thỏa thuận thực thi quy định.
Các Chương chính là:
Chương về thương mại hàng hoá
Gồm các cam kết về thuế quan và các cam kết về quy tắc xuất xứ. Trong đó, các cam kết
về thuế quan nêu rõ các dòng thuế quan hai bên VN và HQ bãi bỏ cho nhau, về hạn ngạch về
thuế quan. Các cam kết về quy tắc xuất xứ chỉ rõ các tiêu chí xuất xứ, cách cộng gộp xuất xứ,
thủ tục nhân chứng xuất xứ …
Chương về thương mại dịch vụ.
Các quy định chung (gọi là cam kết lời văn) cam kết nguyên tắc: MFN, NT, tiếp cận thị
trường với các Phụ lục về Dịch vụ Viễn thông, Dịch vụ Tài chính, Di chuyển thể nhân. Các
biểu cam kết mở cửa dịch vụ cụ thể (gọi là cam kết mở cửa thị trường)
Chương về đầu tư :
Chương về đầu tư trong VKFTA được chia làm 02 phần:
Phần A: Đầu tư, bao gồm các cam kết về nguyên tắc chung (bao gồm các định nghĩa, các
quy định chung về nghĩa vụ Đối xử quốc gia, Đối xử tối huệ quốc…); các cam kết về mở cửa
của từng Bên (Mỗi bên sẽ có một Danh mục bảo lưu các biện pháp/lĩnh vực không phải áp
dụng một số nguyên tắc đầu tư – Danh mục các biện pháp không tương thích) Hiện tại, Phụ lục
về Danh mục các biện pháp/lĩnh vực bảo lưu vẫn chưa được hình thành. Hai bên cam kết sẽ
tiến hành đàm phán về Danh mục này ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực và sẽ kết thúc đàm
phán trong vòng 1 năm.
Phần B: Giải quyết tranh chấp đầu tư, bao gồm phạm vi, nguyên tắc và quy trình thủ tục
giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn phát sinh giữa Nhà nước của một Bên của Hiệp định và
nhà đầu tư của Bên kia. Về cơ bản, các cam kết trong Chương đầu tư phù hợp với Hiến pháp
9

-9-


và các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam như Luật Đầu tư năm 2005. Việc thực hiện
Chương này không đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của pháp luật Việt

Nam. Nội dung của Chương cũng phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật Ký
kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và tương thích với các cam kết quốc tế khác về đầu
tư.
Nội dung chính của hiệp định là: Cam kết về dịch vụ đầu tư, môi trường, chính sách minh
bạch, khuyến khích cạnh tranh bình đẳng, phù hợp với quy định quốc tế góp phần tăng cường
thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Hàn Quốc dành cho Việt Nam ưu đãi cắt, giảm thuế
quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với nhóm hàng nông, thủy sản chủ lực như tôm,
cá, hoa quả nhiệt đới và hàng công nghiệp như dệt, may, sản phẩm cơ khí. Lần đầu tiên, Hàn
Quốc cửa thị trường cho sản phẩm tỏi, gừng, mật ong, tôm tạo cơ hội cho Việt Nam cạnh tranh
với các nước khác trong khu vực. Hàn Quốc cam kết tự do hóa 95,43% số dòng thuế, Việt Nam
cam kết với 89,75% số dòng thuế”.[ . Mục FTA. Bài viết tóm lược Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc]
1.2.2

Những quy định về xuất khẩu SPNN trong hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Hàn Quốc
Trong hiệp định thương mại tự Việt Nam – Hàn Quốc, quy định về xuất khẩu nông sản
nói riêng và hàng hóa nói chung phải tuân theo các cam kết về thuế quan, cam kết về xuất xứ
cụ thể như sau:
“Về cơ bản, các cam kết thuế quan trong VKFTA được xây dựng trên nền các cam kết
thuế quan trong FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), nhưng với mức độ tự do hóa cao hơn.
Nói cách khác, VKFTA sẽ cắt giảm thêm một số dòng thuế mà trong AKFTA chưa được cắt
giảm hoặc mức độ cắt giảm còn hạn chế.
Bảng 1.2.2.1: Số dòng thuế được cắt giảm đối với hàng hóa.

STT

Ngành

1


Nhóm tôm

2
3
4

Nhóm dệt may
Nhóm sản phẩm gỗ
Nhóm hoa quả nhiệt đới

Số dòng thuế cắt giảm
7 dòng (áp dụng hạn
ngạch thuế quan)
24 dòng
64 dòng
18 dòng
10

Kim ngạch nhập khẩu từ Hàn
Quốc (năm 2012)/ Thuế NK
hiện tại
60 triệu USD
21 triệu USD
9 triệu USD
- 10
-


5

6
7
8
9
10

(tươi, đóng hộp)
Nhóm thủy sản (đông lạnh,
đóng hộp) gồm các mặt
hàng cá, cua (trừ mực)
Nhóm tỏi gừng (khô, đông
lạnh)
Nhóm rau quả và nông sản
Mật ong
Các hàng hóa khác (café,
hóa chất, thực phẩm chế
biến…)
Tổng cộng

68 dòng

31 triệu USD

7 dòng

Thuế NK hiện tại từ 27 đến
300 – 400%
800.000 USD
Thuế NK hiện tại 243%


50 dòng
1 dòng
Các dòng còn lại
502 dòng

342 triệu USD
Nguồn:

Để được hưởng ưu đãi thuế quan trong VKFTA, hàng hóa phải đáp ứng được các quy tắc
xuất xứ của Hiệp định. Tiêu chí xuất xứ Theo quy định tại Hiệp định, hàng hóa sẽ được coi là
có xuất xứ tại một Bên (Việt Nam hoặc Hàn Quốc) nếu đáp ứng được một trong các điều kiện
sau:

-

Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu;
Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu và chỉ từ các nguyên liệu có xuất xứ;

-

hoặc
Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất
khẩu nhưng đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ được quy định cụ thể trong Phụ
lục về Quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng (Phụ lục 3-A) hoặc Phụ lục về các hàng hóa
đặc biệt (Phụ lục 3-B).
Thủ tục chứng nhận xuất xứ
Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O), VKFTA vẫn áp dụng quy trình cấp

chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền do nhà nước quy định/ủy quyền
như trong các FTA ký trước đây mà Việt Nam đang thực hiện.

Mẫu C/O được đính kèm theo văn bản Hiệp định.
Đặc biệt, Hiệp định cho phép miễn nộp giấy Chứng nhận Xuất xứ đối với các hàng hóa
nhập khẩu có trị giá hải quan không quá 600 USD (trị giá FOB), hoặc một mức cao hơn nếu
Nước nhập khẩu cho phép. Các FTA Việt Nam đã ký trước đây thường chỉ cho phép các hàng
hóa có trị giá không quá 200 USD được miễn nộp giấy Chứng nhận xuất xứ.”
[. Mục FTA. Bài viết tóm lược Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Hàn Quốc]
11

- 11
-


1.3

Sự cần thiết của việc thúc đẩy xuất khẩu SPNN Việt Nam sang thị trường Hàn
Quốc
Trong vòng hơn 20 năm qua, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã
tăng gần 87 lần, từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên 43,4 tỷ USD năm 2016. Đặc biệt, hàng nông lâm
thủy sản có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản Việt
Nam vào thị trường Hàn Quốc đã tăng mạnh mẽ nhưng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nhu
cầu nhập khẩu mặt hàng này của Hàn Quốc (mỗi năm, Hàn Quốc nhập khẩu khoảng 33 tỷ
USD các sản phẩm nông lâm thủy sản).[ . Mục kinh tế. Bài viết Nông sản
Việt vào thị trường Hàn Quốc: Cẩn trọng với rào cản kỹ thuật của nhà báo Thu Hương]
Thống kê từ Worlds Top Exports cũng cho thấy, năm 2016, xét về doanh số xuất khẩu,
trong 15 đối tác thương mại toàn cầu của Hàn Quốc thì Việt Nam đứng thứ 4 sau Trung Quốc,
Mỹ và Hồng Kông, với doanh thu 32,7 tỷ USD, chiếm 6,6% và là đối tác lớn nhất trong khu
vực Đông Nam Á. Những số liệu trên cho thấy, cán cân thương mại giữa Việt Nam - Hàn Quốc
khi VKFTA thực thi đang nghiêng về phía Hàn Quốc. Số liệu cập nhật từ phía Hàn Quốc còn
cho biết, mặt hàng trái cây nói riêng và mặt hàng nông sản nói chung, người Hàn Quốc đang

sử dụng thường xuyên sản phẩm nhập từ Philippines, Mỹ và Thái Lan. Còn đối với mặt hàng
rau củ thì Trung Quốc, Mỹ, Nhật đang là những nhà cung cấp chính cho họ. Việt Nam chỉ có
thể cạnh tranh thị phần với Trung Quốc và Nhật Bản ở mặt hàng thủy sản .[
. Mục kinh doanh. Bài viết Xuất khẩu nông sản vào Hàn Quốc,
cửa lớn khó qua của nhà báo Duy Khê và Đỗ Phương]
Tuy rằng, các sản phẩm nông nghiệp của chúng ta chưa là thị trường nhập khẩu lớn của
Hàn Quốc, nhưng xét tổng thể thương mại giữa hai quốc gia thì Hàn Quốc vẫn là thị trường
xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, và Việt Nam cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ 6 của
Hàn Quốc. Trên thực tế, theo số liệu của tổng cục thống kê thì nước ta vẫn là nước nhập siêu từ
xứ sở kim chi này. Vì vậy, thúc đẩy các sản phẩm nông nghiệp sang Hàn Quốc là điều cần thiết
và quan trọng.
Thứ nhất cân bằng cán cân thương mại giữa hai bên. Nhiều năm qua, nước ta đều thâm
hụt cán cân thương mại với Hàn Quốc. Nhập siêu từ thị trường này là rất lớn, chúng ta chủ yếu
nhập các linh kiện điện tử, máy móc phụ tùng… Việt Nam hiện nay vẫn là nước nông nghiệp,
12

- 12
-


thế mạnh của chúng ta là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản vì vậy một trong các cách để giảm
thâm hụt cán cân thương mại là đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sang Hàn Quốc.

Nguồn: Tổng cục hải quan
Biểu đồ 1.3.1: Cán cân thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 2013- 2017

Thứ hai, tìm thị trường thay thế Trung Quốc cho các SPNN.
Trung Quốc là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Nhưng lợi nhuận thu về
từ thị trường này không cao do các đặc điểm buôn bán với các thương nhân Trung Quốc, họ là
những người hay cháo trở. Nông dân thường bị trượt giá với kiểu thu mua của người Hoa.

Cũng vì là nước nhập khẩu số một cho các mặt hàng nông sản nên nông dân bị phụ thuộc quá
nhiều vào các nhà buôn Trung Quốc. Đây cũng chính là lý do mà giá của các mặt hàng rau củ
quả thường rẻ khi xuất. Hàn Quốc cũng là một quốc gia có nhu cầu về các sản phẩm nông
nghiệp cao. Theo KITA, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của nước này là
58,1kg/người/năm, mức tiêu thụ cao, cộng thêm việc người dân Hàn Quốc rất thích ăn các loại
quả như ổi, chuối, thanh long của Việt Nam. Từ đó, có thể thấy rằng người Hàn có nhu cầu về
thực phẩm nông nghiệp cao đây là cơ hội để chúng ta tìm thị trường xuất khẩu các mặt hàng
13

- 13
-


nông nghiệp không những thay thế cho Trung Quốc mà còn thu về nguồn ngoại tệ góp phần
làm tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia.
Thứ ba, với thị trường khó tính này các sản phẩm phải đạt chất lượng mới có thể xuất
khẩu từ đó nâng cao năng lực cạnh trang giữa các doanh nghiệp.

14

- 14
-


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SPNN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC.
2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu ở Việt

Nam
2.1.1 Các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

a) Gạo.
Ngành sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp nước ta có những tiến bộ vượt bậc, từ một
nước có nền nông nghiệp lạc hậu sản xuất chủ yếu tự cung tự cấp. Từ một đất nước với nạn đói
cướp đi sinh mạng của hơn hàng triệu người. Thì cho đến hôm nay, Việt Nam đã vươn lên trở
thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan. Những năm qua, chúng ta
không ngừng áp dụng những tiến bộ khoa học cũng như cải tiến các giống lúa để nâng cao sản
lượng lúa và chất lượng. Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đem lại nguồn thu
lớn cho ngân sách và thu nhập cho nông dân. Dưới đây là sản lượng và trị giá xuất khẩu gạo
giai đoạn 2013 – 2017.
Bảng 2.1.1.1: Sản lượng và trị giá xuất khẩu gạo giai đoạn 2013 – 2017

Đơn vị: Sản lượng: nghìn tấn, trị giá: triệuUSD.
Năm

Sản lượng

Trị giá

2013

6580

2920

2014

6380

2960


2015

6580

2790

2016

4800

2150

2017

5078

2610
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2017

Qua bảng trên ta thấy, trị giá và sản lượng gạo năm năm gần đây đều tăng. Tuy nhiên tốc
độ tăng của trị giá không nhanh bằng tốc độ tăng của sản lượng. Như vậy, có thể thấy về mặt
giá trị thì giá cả gạo của chúng ta trên thị trường chưa được cao.

b) Hạt tiêu
15

- 15
-



Theo thống kê, Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Có mặt ở trên 150
quốc gia, hồ tiêu luôn nằm trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Nhưng hồ
tiêu của nước ta chưa có trị giá xuất khẩu cao, nhiều lần các nông dân phải điêu đứng vì hồ tiêu
mất giá. Những năm trở lại đây, nước ta đã có những biện pháp để nâng cao kim ngạch xuất
khẩu hồ tiêu, đưa hồ tiêu Việt Nam có thương hiệu trên thế giới.
Bảng 2.1.1.2.: Sản lượng và trị giá xuất khẩu hồ tiêu giai đoạn 2013 – 2017

Đơn vị: sản lượng: nghìn tấn, trị giá: triệu USD
Năm

Sản lượng

Trị giá

2013

133

890

2014

154

1201

2015

132


1259

2016

178

1429

2017

214

1117
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2017

c) Rau củ quả
Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của
nước ta. Vì vậy, các loại cây ăn quả, rau, củ nhiệt đới được người dân trồng theo mùa vụ và
quanh năm không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng mà còn có giá trị xuất khẩu đem lại nguồn
thu cho người dân. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Bảng 2.1.1.3: Trị giá xuất khẩu rau củ quả giai đoạn 2010 – 2017

Đơn vị: triệu USD
Năm

Trị giá

2013

1073


2014

1488

2015

2397

2016

2461

2017

3051
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2017

Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu thì đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao
nhất. Do đặc điểm về tự nhiên và khí hậu mà nước ta trồng được nhiều loại rau quả nhiệt đới
16

- 16
-


được ưa chuộng trên thế giới và một số loại quả như: vú sữa, măng cụt… có giá trị cao trên thị
trường.

d) Hạt điều

Hạt điều là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Hat điều được trồng chủ yếu ở vùng Tây
Nguyên và Nam Bộ nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp để cây điều sinh trưởng và phát triển.
Hạt điều là mặt hàng nông sản xuất khẩu được của nước ta được ưa chuộng trên thế giới.
Bảng 2.1.1.4.: Sản lượng và trị giá xuất khẩu hạt điều giai đoạn 2013 -2017

Đơn vị: Sản lượng: 1000 tấn, trị giá: triệu USD
Năm
2013
2014
2015
2016
2017

Sản lượng
262
302
328
347
353

Trị giá
1646
1992
2379
2841
3516
Nguồn: Tổng cục thống kê 2017

e) Chè.
Một mặt hàng đem lại nguồn thu cho ngân sách cũng như đóng góp vào cán cân thương

mại là chè. Nước ta nổi tiếng với các thương hiệu chè như: Thái Nguyên, Tân Cương… Ngày
nay, chất lượng chè đang ngày được nâng cao để tăng giá trị xuất khẩu cho mặt hàng này.
Bảng 2.1.1.5: Sản lượng và trị giá xuất khẩu chè giai đoạn 2013 -2017

Đơn vị: Sản lượng 1000tấn, trị giá: triệu USD
Năm
2013
2014
2015
2016
2017

Sản lượng
141
132
127
138
139

Trị giá
229
228
217
228
227
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2017

f) Hàng thủy sản
Thiên nhiên ưu đãi với hơn 3000km đường biển tạo điều kiện cho nuôi trồng đánh bắt
thủy sản ở nước ta. Hàng năm, xuất khẩu thủy sản trị giá hàng triệu đô. Đây là mặt hàng xuất

khẩu đem lại giá trị cao và ngày càng phát triển.
17

- 17
-


Bảng 2.1.1.6: Trị giá xuất khẩu hàng thủy sản giai đoạn 2010 – 2017

Đơn vị: triệu USD
Năm
2013
2014
2015
2016
2017

Trị giá
6693
7825
6568
7036
8315
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2017

g) Café
Đây là mặt hàng có sản lượng xuất khẩu nhiều của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta mới
chỉ xuất khẩu café thô là nhiều nên giá trị chưa được cao.
Bảng 2.1.1.7: Sản lượng và trị giá xuất khẩu café giai đoạn 2010 – 2017


Đơn vị: Sản lượng: 1000 tấn, trị giá: triệu USD
Năm
2013
2014
2015
2016
2017

Sản lượng
1301
1690
1341
1780
1442

Trị giá
2717
3556
2671
3336
3244
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2017

2.1.2 Tiêu chuẩn xuất khẩu đối với các SPNN xuất khẩu
Để xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường nước ngoài thì bắt buộc các doanh
nghiệp phải đáp ứng được tiêu chuẩn của nước sở tại đến nước nhập khẩu. Tùy từng quốc gia
nhập khẩu mà tiêu chuẩn xuất khẩu khác nhau. Ngày nay, khi thực phẩm bẩn đang là vấn nạn
của quốc gia, thì các tiêu chuẩn lại càng khắt khe và ngày càng yêu cầu cao hơn để đảm bảo
sức khỏe người tiêu dùng. “Hiện nay, đa số các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đem xuất
khẩu thì đều sử dụng quy trình VietGAP được viết tắt của từ Vietnamese Good Agricultural

Practices có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và
PTNT ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. Tiêu
chuẩn VietGap ra đời ngày 28-1-2008, đó là kết quả của việc học hỏi các mô hình sản xuất
GAP (từ gọi chung của các tiêu chuẩn GAP) ở các nước trên thế giới như: Malaysia, Thái Lan
và các nước châu Âu…”

18

- 18
-


Ngoài ra, các nhà sản xuất cần phải có những chứng nhận tự nguyện để nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường như:

-

Chứng nhận môi trường: chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ và chứng nhận ISO14001

-

Chứng nhận xã hội: chứng nhận Công bằng Thương mại và chứng nhận SA8000

-

ATTP và chứng chỉ thực hành tốt: chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt GAP và chứng nhận
nhận Thực hành sản xuất tốt.

-


Chứng nhận chất lượng thực phẩm đặc trưng: Chỉ dẫn địa lý GI và chứng nhận Halal

-

Chứng nhận của hàng thủy hải sản ở Châu Á

2.1.3 Đặc điểm thị trường khách hàng của SPNN Việt Nam.
Nói đến thị trường khách hàng SPNN của Việt Nam nói chung và thị trường khách hàng
mặt hàng nông sản nói riêng chúng ta phải nhắc đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,
châu Âu đây là những khách hàng lớn của Việt Nam. Đặc điểm chung của những khách hàng
này là đây đều là những thị trường “khó tính”. Để xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào các
quốc gia này các doanh nghiệp phải vượt qua được các loại hàng rào như: vệ sinh an toàn thực
phẩm, kỹ thuật,.. vô cùng khắt khe và nghiêm ngặt. Mỗi một thị trường này có những yêu cầu
riêng đối với mặt hàng nông sản nhập khẩu từ nước ta.

19

- 19
-


Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Biểu đồ 2.1.3.1: 10 thị trường lớn của Việt Nam

a) Trung Quốc.
Có thể nói, trong một thập kỷ trở lại đây cán cân thương mại giữa Việt Nam – Trung
Quốc đã thâm hụt nặng nề. Điều đó nói lên sự mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước.
Trungg Quốc là một thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, tuy nhiên đây là một thị trường
không hề dễ chơi. Nông dân Việt Nam đã không ít lần lao đao vì các thương nhân Trung Quốc.
Những vụ “giải cứu” dưa hấu, chuối, và gần đây nhất là giải cứu củ cải đã nói lên sự nhọc

nhằn khi buôn bán với người Hoa. Khi xuất khẩu sang thị trường này, nông dân thường bị ép
giá dẫn đến việc thua lỗ. Thậm trí, là việc giữa chừng thương nhân Trung Quốc ngừng thu mua
khiến dư thừa với số lượng lớn. Hiện nay, phía Trung Quốc ngày càng siết chặt các tiêu chuẩn
xuất khẩu đối với các mặt hàng nông sản đây là vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp và nông
dân nước ta.

20

- 20
-


Nguồn: Tổng cục hải quan
Biểu đồ 2.1.3.2: Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc 2006 - 2016

b) Hàn Quốc.
Năm năm trở lại đây, Hàn Quốc là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hàn Quốc là
quốc gia đứng thứ 2 sau Nhật Bản có số vốn đầu tư trực tiếp FDI vào nước ta. Kể từ sau khi
hiệp định thương mại tự do FTA.Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực thì cánh cửa xuất khẩu vào
Hàn Quốc rộng mở hơn, nhưng lại không dễ vào. Dù chúng ta có nhiều ưu đãi về thuế quan
nhưng bên cạnh đó các rào cản kỹ thuật lại càng thắt chặt hơn. Hàn Quốc, có những quy định
phức tạp về mặt kiểm dịch đối với hàng nông sản thực phẩm như nuôi trồng, kiểm tra chứng
nhận và biện pháp xử lý tại chỗ, thủ tục đánh giá rủi ro quá dài. Từ ngày 1/1/2017 Hàn Quốc
áp dụng quy định quản lý mới đối với tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản thực phẩm
nhập khẩu.

c) Nhật Bản.
Nhật Bản là một đất nước đề cao sức khỏe con người cũng như chất lượng cuộc sống.
Đất nước này cũng nổi tiếng với một nền nông nghiệp tiên tiến. Vì vậy, Nhật Bản rất khắt khe
với hàng hóa nhập khẩu đặc biệt là mặt hàng nông sản, đòi hỏi cao về tiêu chuẩn vệ sinh an

toàn thực phẩm. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã bắt đầu quan tâm đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp của nước ta bởi Việt Nam có lợi thế so sánh về điều kiện phát triển các
21

- 21
-


sản phẩm nông sản so với Nhật Bản. Trên thực tế, một số giống rau xanh được người Nhật ưa
chuộng được các chuyên gia Nhật Bản nghiên cứu, áp dụng và trồng thành công tại Đà Lạt,
đặc biệt là dự án trồng rau xà lách giống Hoa Kỳ áp dụng quy trình, kỹ thuật như tại làng
Kawakami Mura - ngôi làng của những người nông dân có mức thu nhập thuộc hàng cao nhất
tại Nhật Bản nhờ trồng rau xà lách. Nhật Bản chính là một thị trường tiềm năng và Việt Nam
cần biết tận dụng lợi thế của mình đẻ khai thác.

d) Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn các mặt hàng nông, thủy sản của nước ta. Đây là đối tác
nhập khẩu hạt điều lớn thứ hai của nước ta sau Trung Quốc. Về đối tác thương mại lớn thứ hai
này, các doanh nghiệp của ta đã có những tổn thất kinh tế không hề nhỏ do đây là một thị
trường không dễ chơi. Đây cũng là quốc gia kiện các doanh nghiệp Việt bán chống phá giá
nhiều nhất. Hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ để đáp ứng được các tiêu chuẩn của họ thì các nhà
sản xuất Việt Nam phải có đủ các loại giấy chứng nhận hàng hóa, và phải nắm rất rõ luật chơi
của thị trường Mỹ. Nếu không, thì hàng hóa bị trả về là chuyện đã xảy ra với các nhà xuất
khẩu.

e) Châu Âu
Đây là một khách hàng lớn của Việt Nam. Thống kê, cho thấy đây là thị trường lớn nhất
của Việt Nam về xuất khẩu nông sản. Tương tự, như các thị trường khác để đáp ứng được
khung tiêu chuẩn của châu Âu là điều không hề dễ dàng. Mặc dù, FTA.Việt Nam – EU đã đem
lại những đãi ngộ cho chúng ta. Nhưng nhìn chung, để hàng hóa nông sản thâm nhập sâu và

rộng vào thị trường này thì các doanh nghiệp vân phải nỗ lực hơn rất nhiều.
Tuy mỗi thị trường có những cơ hội, thách thức riêng cũng như có những tiêu chuẩn khác
nhau. Nhưng các thị trường này đều có những đặc điểm chung:

-

Là những khách hàng có nền kinh tế phát triển.
Hàng rào phi thuế quan khắt khe.
Cửa vào các thị trường rộng nhưng không dễ để chúng ta thâm nhập sâu và rộng.
2.2 Thực trạng xuất khẩu SPNN Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc.
Các SPNN xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc gồm rất nhiều sản phẩm. Nhưng trong
khuôn khổ của đề án này xin nhấn mạnh tới các sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao là: thủy
sản nói chung, rau quả, café, và hạt tiêu.
22

- 22
-


Bảng 2.2.1 Trị giá xuất khẩu một số SPNN sang Hàn Quốc giai đoạn 2013 – 2017

Đơn vị: Triệu USD
Năm
2013
2014
2015
2016
2017

Thủy sản

511
599
571
607
778

Rau quả
28
53
67
62
85

Café
Hạt tiêu
70
19
65
29
55
40
84
35
82
28
Nguồn: Tổng cục hải quan năm 2017

Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng mặt hàng hải sản là mặt hàng có trị giá xuất
khẩu cao nhất trong các mặt hàng nông sản. Hạt tiêu là mặt hàng có trị giá xuất khẩu thấp nhất.
Trong giai đoạn 2014 – 2017 trị giá xuất khẩu hạt tiêu giảm dần và giảm nhanh. Là nước xuất

khẩu café lớn nhất thế giới, nhưng dường như café của nước ta chưa thực sự phổ biến ở Hàn
Quốc, hoặc cũng do nguyên nhân café Việt Nam không đạt được các tiêu chuẩn của Hàn Quốc
hoặc người tiêu dùng Hàn Quốc không ưa chuộng café Việt Nam. Thế mạnh của chúng ta là
trồng trọt, rau quả nhiệt đới là mặt hàng được xuất khẩu khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên,
lượng mặt hàng này chưa đi được vào thị trường Hàn Quốc một cách rộng rãi phản ánh qua trị
giá xuất khẩu qua các năm. Nhìn chung, thì SPNN của chúng ta chưa thực sự xuất khẩu được
nhiều sang Hàn Quốc.

Thủy sản
Bảng 2.2.2: So sánh trị giá xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc với tổng trị giá xuất khẩu
hải sản cả nước giai đoạn 2013 – 2017.

Đơn vị: Triệu USD
Năm
2013
2014
2015
2016
2017

Hàn Quốc
509
651
571
607
778

Cả nước
Tỷ trọng (%)
6681

8.23
7775
7.65
6558
8.66
7048
8.62
8316
9.35
Nguồn: Tổng cục hải quan năm 2017

Những năm gần đây, Hàn Quốc nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam với sản lượng tương đối
nhiều đặc biệt là tôm. Người dân Hàn Quốc rất thích ăn hải sản đây chính là cơ hội cho ngư
dân chúng ta năm bắt để thúc đẩy xuất khẩu hải sản sang thị trường Hàn Quốc. Trị giá xuất
khẩu thủy sản sang thị trường chiếm tỷ trọng tương đối trong trị giá xuất khẩu hải sản của cả
23

- 23
-


nước, dao động từ 7.6% - 9.4%. Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn phải kể đến là Hoa Kỳ,
Trung Quốc, Nhật Bản Và EU. So với các thị trường này thì Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu
thủy sản lớn thứ 4 của nước ta.

Nguồn: Tự tổng hợp
Biểu đồ 2.2.1: Giá trị xuất khẩu thủy sản sang các thị trường năm 2013 - 2017

Trị giá xuất khẩu hải sản sang thị trường chiếm tỷ trọng tương đối trong trị giá xuất khẩu
hải sản của cả nước, dao động từ 7.6% - 9.4%. Đặc biệt, sau khi hiệp định thương mại tự do

FTA VN – HQ có hiệu lực thì kim ngạch tăng vọt, năm 2017 tăng 171 triệu USD so với 2016,
hay 28.17 %. Đây là con số cũng khá ấn tượng, khi mà chúng ta đang cố gắng tăng sản lượng
cũng như kim ngạch xuất khẩu hải sản sang Hàn Quốc vì thị trường châu Âu và Mỹ - thị
trường nhập khẩu hải sản lớn của Việt Nam có những dấu hiệu bão hòa mặt hàng này và tiêu
chuẩn xuất khẩu của hai thị trường châu Âu và Hoa Kỳ ngặt nghèo, các doanh nghiệp rất hay
vướng vào các vụ kiện chống bán phá giá gây tổn thất kinh tế.

Hàng rau quả

24

- 24
-


Nguồn: Vietnamexport
Biểu đồ 2.2.2: 5 thị trường nhập khẩu chính hàng rau quả Việt Nam 2017

Hàn Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu lớn mặt hàng rau quả của Việt Nam.
Nhu cầu của người tiêu dùng Hàn về mặt hàng này là rất lớn. Kể từ khi hiệp đinh VKFTA có
hiệu lực đã có bước nhảy vọt về trị giá xuất khẩu hàng rau củ. Năm 2013 - 2014 kim ngạch
xuất khẩu còn rất khiêm tốn chỉ đạt mức 22 -28 triệu USD. So với các thị trường khác đây là
một con số rất bé đặc biệt là so với các nước nhập khẩu rau quả lớn như Trung Quốc, Hoa
Kỳ….

25

- 25
-



×