Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Dự án gạch không nung đồng tâm tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 43 trang )

Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


THUYẾT MINH DỰ ÁN

NHÀ MÁY GẠCH KHÔNG NUNG
ĐỒNG TÂM

Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH TÂN CƯƠNG
Địa điểm thực hiện: khối Đồng Tâm - thị trấn Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên

Tháng 12/2018

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

1


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


THUYẾT MINH DỰ ÁN

NHÀ MÁY GẠCH KHÔNG NUNG
ĐỒNG TÂM


CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CÔNG TY TNHH TÂN CƯƠNG

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN

Giám đốc

ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT
Tổng Giám đốc

BÙI THANH CƯƠNG

NGUYỄN VĂN MAI

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

2


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ..................................................................................... 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư................................................................................. 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. ......................................................................... 6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ....................................................................... 6

IV. Các căn cứ pháp lý. ..................................................................................... 9
V. Mục tiêu dự án. ........................................................................................... 10
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ................... 12
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ....................................... 12
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.................................................. 12
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. .................................................................... 14
II. Quy mô sản xuất của dự án. ....................................................................... 16
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường. ................................................................... 16
II.2. Quy mô đầu tư của dự án......................................................................... 19
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ......................................... 19
III.1. Địa điểm xây dựng. ................................................................................ 19
III.2. Hình thức đầu tư. .................................................................................... 19
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ............ 19
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. ............................................................. 19
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. ...... 20
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ................ 21
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. ........................................ 21
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .................................. 21
II.1. Công nghệ sản xuất gạch Terrazzo.......................................................... 21
II.2. Quy trình sản xuất gạch lỗ ....................................................................... 23
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ........................... 25
Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

3


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.

......................................................................................................................... 25
I.1. Chuẩn bị mặt bằng dự án. ......................................................................... 25
I.2. Phương án tái định cư. .............................................................................. 25
II. Các phương án xây dựng công trình. ......................................................... 25
III. Phương án tổ chức thực hiện. .................................................................... 26
III.1. Các phương án kiến trúc. ....................................................................... 26
III.2. Phương án quản lý, khai thác. ................................................................ 27
III.3. Giải pháp về chính sách của dự án. ........................................................ 28
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. ........ 28
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ ......................................................................... 30
I. Đánh giá tác động môi trường. .................................................................... 30
I.1. Giới thiệu chung........................................................................................ 30
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. ....................................... 30
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án .................................... 30
II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm trong quá trình
hoạt động dự án ............................................................................................... 31
II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm .............................................................................. 31
II.2. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường ....... 32
IV. Kết luận ..................................................................................................... 33
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN ......................................................................................... 34
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án.................................................... 34
II. Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ. .......................... 36
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. ........................................... 38
III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. .................................................... 38
III.2. Phương án vay. ....................................................................................... 39
III.3. Các thông số tài chính của dự án. .......................................................... 39
Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt


4


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 42
I. Kết luận. ....................................................................................................... 42
II. Đề xuất và kiến nghị. .................................................................................. 42
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ..... 43
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án ............... 43
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. ....................................... 43
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án. ................. 43
Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ................................... 43
Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án. .......................................... 43
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. ................ 43
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án. ......... 43
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. ........... 43
Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án....... 43

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

5


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH TÂN CƯƠNG
Giấy phép ĐKKD số: 0800866969

Đại diện pháp luật: BÙI THANH CƯƠNG - Chức vụ: Giám đốc.
Địa chỉ trụ sở: Ngã tư Phụ Sơn, Thị trấn Kinh Môn, Huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải
Dương
Số năm kinh
STT

Tính chất công việc

nghiệm
(năm)

1

Xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp

10

2

Xây dựng giao thông, thuỷ lợi vừa và nhỏ

10

3

San lấp mặt bằng

10

4


Khai thác, sản xuất, mua bán đá, cát, sỏi, vật liệu xây dựng

10

5

Kinh doanh vận tải hàng hoá

10

II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
 Tên dự án: Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.
 Địa điểm xây dựng: khối Đồng Tâm - thị trấn Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên.
 Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án.
 Tổng mức đầu tư: 12.511.518.000 đồng. (Mười hai tỷ năm trăm mười một
triệu năm trăm mười tám nghìn đồng)
 Trong đó:
Vốn tự có (tự huy động): 5.511.324.000 đồng.
Vốn vay tín dụng:

7.000.194.000 đồng.

III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế - xã hội của Điện Biên nhằm
thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo; phấn đấu trong giai đoạn 2015 - 2020, đưa
Điện Biên ra khỏi danh sách các tỉnh đặc biệt khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng
cách về mức sống của nhân dân so với các vùng khác trong cả nước theo Nghị quyết
Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt


6


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XII, đưa Điện
Biên thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tiến tới trở thành một tỉnh miền núi biên giới
vững mạnh, an ninh chính trị ổn định, kinh tế phát triển, xã hội văn minh và có khối đại
đoàn kết các dân tộc vững chắc;
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước là
sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và đời sống
nhân dân ngày càng được nâng cao. Hệ quả của quá trình này là nhu cầu xây dựng
công trình kiến trúc, văn hóa, khách sạn, các trụ sở văn phòng, khu biệt thự và nhà ở
gia tăng. Theo số liệu thống kê của Vụ kiến trúc - Quy hoạch xây dựng (Bộ xây dựng),
tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tăng mạnh, tỷ lệ đô thị hóa năm 1999 là 23,6%, năm
2004 là 25,8%, dự báo năm 2010 sẽ tăng lên 33% và đến 2025 sẽ đạt 45%. Do vậy nhu
cầu vật liệu xây dựng nói chung và gạch xây nói riêng cho các công trình là hết sức
lớn.
Gạch xây là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong mọi công trình xây dựng và
cũng được phát triển sản xuất khắp đất nước từ các thành phố đến nông thôn miền núi.
Tuy nhiên, vật liệu xây ở nước ta từ xưa đến nay chủ yếu là gạch đất sét nung (chiếm
91.5%). Những năm gần đây, sản lượng gạch xây toàn quốc đã lên tới 22 tỷ viên/năm,
trong đó có tới 60% được sản xuất bằng lò đứng, thủ công tiêu tốn than lớn (210
kg/1000 viên) và còn lại 40% được sản xuất bằng lò Tuynel tiêu tốn than ít hơn (160
kg/1000 viên). Dự báo đến năm 2020, nhu cầu sẽ tăng vào khoảng 42 tỷ viên/năm, cao
gấp đôi so với mức tiêu thụ hiện nay. Nếu toàn bộ nhu cầu về gạch xây dựng đều tập
trung vào sử dụng gạch đất sét nung thì sau 10 năm nữa diện tích đất canh tác của nước
ta sẽ bị xâm phạm nghiêm trọng. Để sản xuất 1 tỉ viên gạch đất sét nung có kích thước
tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1.500.000 m3 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp
(độ sâu khai thác là 2m) và 150.000 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 0,57 triệu tấn

khí CO2 - gây hiệu ứng nhà kính. Bởi vậy việc phát triển gạch không nung để từng
bước thay thế gạch đất sét nung là hết sức cần thiết và cấp bách, nó sẽ đem lại nhiều
hiệu quả tích cực về các mặt kinh tế - xã hội, đồng thời hạn chế được các khí thải độc
hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề an ninh lương thực
của đất nước, góp phần đáng kể tiêu thụ một lượng phế thải của một số ngành khác
như: nhiệt điện, luyện kim, khai khoáng...
Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

7


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

Nhận thức được vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách nhằm hạn chế sản xuất gạch đất sét nung, xóa bỏ các lò gạch thủ
công, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất và ứng dụng vật liệu không nung vào xây
dựng như Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 đã đưa ra lộ
trình: năm 2010 gạch không nung sẽ chiếm tỉ lệ 10-15%, năm 2015 tăng lên 20-25%
và năm 2020 sẽ là 30-40%; Ngày 28/4/2010 Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định
số 576/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không
nung đến năm 2020 với mục tiêu và biện pháp mạnh hơn. Theo đó, từ năm 2011, các
công trình nhà từ 9 tầng trở lên sẽ sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung
loại nhẹ có khối lượng thể tích không lớn hơn 1.000kg/m3 trong tổng số vật liệu xây.
Ba chủng loại vật liệu xây dựng không nung được dùng là gạch xi măng - cốt liệu, gạch
nhẹ và các loại gạch khác. Bên cạnh đó, nhiều nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
khuyến khích, ưu đãi về sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây không nung cũng đã được đề
cập đến.
Từ những phân tích, đánh giá nêu trên, việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất
gạch không nung xi măng cốt liệu với dây chuyền công nghệ mới nhằm sản xuất các

sản phẩm gạch không nung có chất lượng cao cung cấp cho thị trường vật liệu xây
dựng hiện nay tại tỉnh Điện Biên, đặc biệt là huyện Tuần Giáo, một số vùng lân cận là
cần thiết và phù hợp với chủ trương khuyến khích đầu tư của Chính phủ và của tỉnh.
Việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu trên
địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ khai thác được tiềm năng và thế mạnh về nguồn nguyên liệu
là sản phẩm bột đá, đá 0,5 x1 từ mỏ đá Minh Thắng xã Quài Nưa đã được UBND tỉnh
Điện Biên phê duyệt quy hoạch vùng khai thác đá với trữ lượng lớn, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường;
Với năng lực hiện có của doanh nghiệp, cộng với niềm tự hào góp phần đem lại
một môi trường xanh sạch cho đất nước Việt Nam nói chung và khu vực địa phương
nói riêng, Công ty chúng tôi tin rằng việc đầu tư vào “Dự án nhà máy gạch không nung
Đồng Tâm” là một sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

8


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

IV. Các căn cứ pháp lý.
- Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 về hoạt động đầu tư, quyền và
nghĩa vụ của nhà đầu tư, khuyến khích và ưu đãi đầu tư;
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành Luật đầu tư;
- Luật doanh nghiệp số 60/2005-QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng chính
phủ về quản lý vật liệu xây dựng, trong đó có yêu cầu công nghệ sản xuất vật liệu xây
dựng phải đảm bảo mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng thấp, mức độ ô nhiễm

môi trường đạt tiêu chuẩn của khu vực hoặc thế giới.
- Nghị quyết số: 43/NQ - CP ngày 06 tháng 06 năm 2014 của Thủ tướng Chính
phủ về nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính.
- Nghi định số 16/2005/NĐ - CP ngày 07/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về quản lý đầu tư dự án xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ - CP ngày
29/06/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
16/2005/NĐ – CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
- Nghị định số 151/2006/NĐ – CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng
đầu tư và tín dụng xuất khẩu nhà nước.
- Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ Tướng
chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam
đến năm 2020 với mục tiêu phát triển sản xuất gạch xây không nung đến năm 2015 đạt
tỷ lệ là 20 ÷ 25% và năm 2020 là 30 ÷ 40% tổng số vật liệu xây trong nước.
- Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ Tướng chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2010,
Trong đó quy định từ năm 2011, các công trình nhà từ 9 tầng trở lên sẽ sử dụng tối
thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ có khối lượng thể tích không lớn hơn
1.000kg/m3 trong tổng số vật liệu xây.
- Căn cứ thông tư 134/2007/TT-BTC quy định sản phẩm Block thuộc diện đặc
biệt ưu đãi.
Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

9


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

- Căn cứ Thông tư 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng quy định
sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng;

- Thông tư số 06/2010/TT - BXD ngày 26/05/2010 V/v hướng dẫn phương pháp
xác định giá cả máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.
- Văn bản số 896/BXD-VLXD ngày 01/6/2012 của Bộ Xây dựng về việc triển
khai Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 07/4/2014 của UBND tỉnh Điện Biên về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030;
- Văn bản số 2761/KH-UBND ngày 31/7/2014 của UBND tỉnh Điện Biên về việc
ban hành kế hoạch triển khai chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm
2020 và lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, lò cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử
dụng nguyên liệu hóa thạch trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
- Thông tư số 13/2017 TT- BXD ngày 08/12/2017.Quy định sử dụng vật liệu xây
không nung trong các công trình xây dựng.
V. Mục tiêu dự án.
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung từ vật
liệu mạt đá với công nghệ tiên tiến với công suất 10 triệu viên gạch lỗ/năm và 500
nghìn viên gạch terrazzo/năm.
- Giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội của Huyện Tuần Giáo mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế và xã hội,
đóng góp tiền thuế vào ngân sách của Huyện Tuần Giáo.
- Góp phần quan trọng trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển vật liệu xây
không nung trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
- Xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ hiện đại. Tất cả các công đoạn, quy trình
công nghệ đều được thực hiện bằng công nghệ tự động, khép kín, thân thiện với môi
trường.

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

10



Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

11


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Vị trí địa lý: Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ
đô Hà Nội gần 500 km về phía Tây; phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông
Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; phía Tây và
Tây Nam giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh hiện nay là 9.554,097 km2.
Huyện Tuần Giáo có diện tích tự nhiên 157.949,80 ha, trong đó diện tích đất nông
nghiệp là 93.836,96 ha (đất sản xuất nông nghiệp 38.460,08 ha; đất lâm nghiệp
55.126,65 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 250,23 ha); đất phi nông nghiệp 2.410,58 ha; còn
lại là đất chưa sử dụng 19.181,02 ha.
Khí hậu: Huyện Tuần Giáo có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông
tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến bất
thường, phân hoá đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió tây khô
và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 – 230C, chất lượng mưa trung bình từ
1.700 – 2.500 mm, độ ẩm trung bình từ 83 – 85%.

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt


12


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

Do diện tích tự nhiên rộng, địa hình lại bị chia cắt nên khí hậu ở đây bị phân hoá
thành 3 tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng khí hậu Mường Nhé, tiểu vùng khí hậu Mường Lay
và tiểu vùng khí hậu cao nguyên Sơn La và thượng nguồn sông Mã.
Đặc điểm địa hình: Điện Biên có địa hình phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy
núi chạy dài theo hướng Tây dọc biên giới Việt – Lào dài khoảng 100 km với đỉnh Pu
Đen Đinh cao 1.886m và dãy Phu Sang Cáp dài 50 – 60 m. Xen lẫn với các dãy núi
cao là những thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bổ khắp nơi trong địa bàn
tỉnh. Đặc biệt, thung lũng Mường Thanh với bề mặt bằng phẳng đã tạo cho tỉnh có
cánh đồng Mường Thanh rộng lớn.
Địa hình huyện Tuần Giáo hiểm trở và đa dạng. Khu vực núi non của huyện chạy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, sườn vách sừng sững như toà thành thiên nhiên với
70% diện tích là các dãy núi cao từ 800 m trở lên, còn lại là các dãy có độ cao 500 700 m, độ dốc trung bình 120-200. Dãy Pú Huổi Luông (xã Nà Sáy) cao 2.179m so
với mặt nước biển, dãy Pơ Mu (xã Tênh Phông) cao 1.848 m. Núi non của Tuần Giáo
đã ghi nhiều dấu ấn của những trang sử hào hùng: Pú Nhung là căn cứ chống thực dân
Pháp với tên tuổi của anh hùng lực lượng vũ trang Vừ A Dính, Sùng Phái Sinh, hang
Thẩm Púa (xã Chiềng Sinh) là đại bản doanh của Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên
Phủ trước khi chuyển vào xã Mường Phăng (huyện Điện Biên).
Vùng thung lũng hẹp Tuần Giáo chiếm 10% diện tích tự nhiên, địa hình bị chia
cắt, nằm rải rác ở các xã nhưng tập trung vào 4 khu vực chính: Khu Ba ẳng, khu Búng
Lao - Chiềng Sinh, khu Ba Quài - thị trấn, khu Phình Sáng - Pú Nhung. Đất ở đây màu
mỡ, thích hợp cho cây trồng và vật nuôi. Đặc biệt vùng Phình Sáng - Pú Nhung, Ba
ẳng và Toả Tình có khả năng thích ứng với sự sinh trưởng của hoa màu (ngô, đậu
tương) và phát triển cây công nghiệp (chè, cà phê).
Vùng đồi thoải chiếm 25 - 27% diện tích toàn huyện.

Tài nguyên thiên nhiên:
a. Tài nguyên đất
Điện Biên có các nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất
mùn vàng đỏ trên núi. Những loại đất này rất phù hợp để phát triển các loại cây lương
thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng.

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

13


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 108.158 ha, chiếm 11,32% diện tích
đất tự nhiên; trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 309.765 ha (chiếm 32,42%),
diện tích đất chuyên dùng 6.053 ha (chiếm 0,68%). Ngoài ra, Điện Biên còn có 528.370
ha đất chưa sử dụng, chiếm 55,3% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất
đồi núi (96,9%).
b. Tài nguyên rừng
Hiện nay, toàn tỉnh có 348.049 ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ 37%. Trong rừng có
nhiều loại gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao như: lát, chò chỉ, nghiến, táu, pơmu… Ngoài
ra, còn có các loại cây đặc sản khác như cánh kiến đỏ, song mây… Không chỉ có nhiều
loại thực vật quý hiếm, rừng Điện Biên còn có 61 loài thú, 270 loài chim, 27 loài động
vật lưỡng cư, 25 loài bò sát, 50 loài cá đang sinh sống. Trong những năm gần đây, do
nạn đốt rừng và săn bắt chim thú tự do nên lượng chim thú quý trong rừng ngày càng
giảm, một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
c. Tài nguyên khoáng sản
Điện Biên không có nhiều loại khoáng sản, tuy nhiên qua điều tra sơ bộ trên địa
bàn tỉnh vẫn có một số loại khoáng sản chính như than đá, đá đen, vàng, cát, sỏi và các
loại vật liệu xây dựng khác…Hiện, mỏ than mỡ Thanh An có trữ lượng khoảng 156.000

tấn; mỏ cao lanh ở Huổi Phạ trữ lượng khoảng 51.000 tấn; mỏ đá xây dựng ở Tây
Trang; vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Đà; nước khoáng Mường Luân… Tuy
các mỏ này có trữ lượng không lớn, nhưng đây là nguồn lực khá quan trọng để phát
triển các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở địa phương.
d. Tài nguyên nước
Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều nên nguồn
nước mặt ở Điện Biên rất phong phú theo ba hệ thống sông chính là sông Đà, sông Mã
và sông Mê Kông. Đặc điểm chung của các sông suối trong tỉnh là có độ dốc lớn, nhiều
thác ghềnh, nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sông Nậm Rốm. Chất
lượng nước tương đối cao, ít bị ô nhiễm.
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án.
Điểm nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của huyện Tuần Giáo là
các địa phương tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp
đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất; trang trại chăn nuôi hàng hoá mở ra
Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

14


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

hướng đi mới để nông dân xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Việc chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa sản xuất
nông nghiệp, tạo ra sự đổi mới phương thức sản xuất, đưa hàng hoá nông sản ra thị
trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Việc triển khai các chương
trình, dự án trọng điểm đã thu hút, huy động được thêm nhiều nguồn lực đầu tư.
Trong năm 2017, tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đã có
nhiều tiến bộ. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực ước đạt 12.817/12.635 ha đạt
101,4% KH, tăng 257 ha so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách trên địa
bàn ước đạt 33.160 triệu đồng, đạt 74,8% dự toán giao đầu năm. Tổng chi ngân sách

ước đạt 482.621 triệu đồng, đạt 93,2% dự toán giao đầu năm. Sản xuất kinh doanh
công nghiệp và thủ công nghiệp ổn định.
Huyện tiếp tục chỉ đạo các xã triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình xây
dựng nông thôn mới, trong đó phát huy vai trò và nguồn lực trong nhân dân, thực hiện
tốt Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn
với xây dựng nông thôn mới.
Hoạt động của các ngành dịch vụ có bước phát triển khá, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát
triển đạt kết quả tích cực, góp phần vào sự phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn.
Các lĩnh vực văn hoá - xã hội của huyện tiếp tục phát triển, từng bước kết hợp
hài hoà với tăng trưởng kinh tế. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển ổn định, vững
chắc. Hệ thống cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên được tăng cường theo
hướng chuẩn hoá. Công tác xã hội hoá giáo dục và đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh.
Nhiều trường đã chủ động triển khai mô hình trường học mới, góp phần đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục và bước đầu khắc phục được những hạn chế của mô hình giáo
dục truyền thống. Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở từng bước được củng cố và phát
triển; cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư theo hướng hiện đại. Chất lượng dịch
vụ khám, chữa bệnh tiếp tục được cải thiện ở cả 2 tuyến huyện, xã. Trong năm 2017
đã đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 cho 886 học viên và giải quyết
việc làm cho 825 lao động. Các chế độ, chính sách cho các đối tượng chính sách, gia
đình khó khăn, đồng bào dân tộc, miền núi được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ.
Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

15


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.

Điện Biên là tỉnh miền núi đang trong quá trình đô thị hóa, đây được đánh giá là
thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng của ngành vật liệu xây dựng. Hiện nay trên địa bàn
tỉnh cũng như huyện Tuần Giáo đang có một số doanh nghiệp sản xuất gạch không
nung xi măng cốt liệu tuy nhiên mức độ đầu tư dây chuyền sản xuất của các đơn vị này
tỷ lệ công nghiệp hóa, tự động hóa chưa cao nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm.
Ở các nước phát triển, tỷ lệ gạch không nung chiếm tới 70 đến 80% tổng số gạch
xây, còn ở nước ta hiện nay có khoảng 800 cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung
(VLXKN), với tổng công suất là 1.600 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm, chiếm 8% tổng
số vật liệu xây. Trong đó có 31 dây chuyền công suất vừa và lớn với tổng công suất
552 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm (chiếm 33% tổng công suất VLXKN). Số còn lại
(67%) là các dây chuyền có công suất nhỏ, quy mô hộ gia đình. Với sản lượng trên
mới đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường.
VLXKN tại Việt Nam chia thành ba loại: gạch xi-măng cốt liệu chiếm hơn 80%;
gạch bê tông nhẹ, chiếm khoảng 10%, bao gồm bê tông bọt và bê tông chưng áp với
khoảng gần 10 dây chuyền và 7 dự án của các doanh nghiệp đang triển khai đầu tư tại
một số tỉnh thành như Công ty CP gạch khối Tân Kỷ Nguyên (Long An), Công ty CP
Đầu tư phát triển Lũng Lô 2.1 (Nghệ An), Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Minh
Đức (Khánh Hòa), Công ty cổ phần DIC (Đà Nẵng), Công ty Vật Liệu Xây Dựng Vĩnh
Đức (Lâm Đồng), Công ty CP Sông Đà Cao Cường (Hải Dương), Công ty cổ phần
VLXD Cẩm Phả (Quảng Ninh),......; 10% còn lại là gạch không nung khác(gạch đá
ong, vật liệu xây không nung từ đất đồi và phế thải xây dựng, phế thải công nghiệp,
gạch silicát...).
a) Những điểm chung:
- Quá trình sản xuất gạch không nung không sử dụng đến đất nông nghiệp do đó
không ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp. Mặt khác do không dùng đến than
củi… nên tiết kiệm được nhiên liệu, tránh được tình trạng phá rừng tràn lan và không
gây ô nhiễm môi trường.

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt


16


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

- Nguyên vật liệu để sản xuất gạch không nung hết sức phong phú và có sẵn trong
nước như mạt đá, cát vàng, xi măng…, sản phẩm đa dạng.
- Dây chuyền sản xuất gạch sử dụng ít công nhân, do các khâu hầu hết được tự
động hoá. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nhân lực thủ công nhiều nên có thể chỉ
cần tự động hoá một số khâu quyết định chất lượng sản phẩm, còn một số khâu có thể
sử dụng nhân công thủ công thì không cần tự động hoá để giảm mức đầu tư.
- Ưu điểm của gạch không nung so với gạch đất sét nung trong việc xây dựng nhà
cao tầng và kho tàng:
+ Cường độ chịu lực có thể đáp ứng theo nhu cầu sử dụng. Đây là đặc tính mà
gạch nung không thể chịu được. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ rất cao (300 –
400 kg/cm2) thì gạch nung không đáp ứng được. Đối với những vị trí yêu cầu cường
độ thấp (chỉ mang tính chất tường ngăn) thì cho phép giảm lượng xi măng phối liệu để
đảm bảo giá thành vừa phải, tránh lãng phí.
+ Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm cao. Điều này hoàn toàn phù hợp
vào kết cấu của viên gạch và cấp phối vữa bê tông.
+ Kích thước viên gạch lớn hơn nhiều so với gạch nung (gấp từ 2 đến 11 lần thể
tích viên gạch nung), cho phép giảm được chi phí nhân công, đạt được tiến độ nhanh
hơn cho các công trình xây dựng. Ngoài ra lượng vữa dùng để xây tường bằng gạch
không nung và trát giảm tới 2,5 lần so với gạch đất nung.
+ Có thể tiết kiệm được thời gian và tài chính, đơn giản hoá được một số khâu
trong quá trình xây dựng. - Nếu có chất độn nhẹ (ví dụ sỏi keramzit, đá basalt nhẹ, than
xỉ…) thì trọng lượng viên gạch giảm đáng kể. - Đa dạng chủng loại, màu sắc, kích
thước đồng đều và tính thẩm mỹ cao.
- Ưu điểm của gạch không nung so với gạch đất sét nung trong việc lát đường so

với các phương pháp lát khác:
+ Cường độ chịu lực cao
+ Giảm thời gian thi công. Đường, hè sau khi lát xong có thể sử dụng được ngay
lập tức.
+ Trong quá trình thi công, gạch lát không nung không cần trát mạch, do vậy tiết
kiệm vật liệu, nhân công, giảm thời gian thi công và nhất là có tác dụng thoát nước cho
mặt vỉa hè.
Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

17


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

+ Khi cần thiết có thể dễ dàng thay đổi kiểu dáng và kích thước đường hoặc vỉa
hè, trong quá trình sử dụng có thể dễ dàng tháo dỡ các viên gạch lát cũ để thay thế bằng
các viên gạch lát mới một cách nhanh chóng
+ Hình dáng hình học và màu sắc các viên gạch rất đa dạng để tăng tính thẩm
mỹ.
+ Do đặc điểm của gạch xi măng cốt liệu là gạch bê tông tự đông cứng nên trong
quá trình thi công không phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa.
b) Hiệu quả kinh tế kỹ thuật khi sản xuất và sử dụng.
Chỉ tiêu

Vật liệu xây không nung

Gạch đất sét nung

Không dùng đất sét, dùng các loại


Dùng đất sét dẻo mất đất

Nguyên liệu

phế thải công nghiệp tro, xỉ nhiệt

canh tác

sản xuất

điện, đá mạt, xỉ lò cao, xỉ lò gạch,
đá bazan phun trào

Nhiên liệu

Sản phẩm

Không dùng than

Tiêu tốn nhiều hơn 150kg
than/1000viên gạch

Đa dạng, chất lượng cao, cách

Chất lượng thấp hơn, kích

nhiệt tốt, chống thấm cao, cường

thước nhỏ hơn


độ chịu lực cao, kích thước lớn
bằng 5-11 lần thể tích gạch nung

Năng suất lao

Cao: 2-4 người/triệu viên/năm

động
Suất đầu tư
Môi trường

Thấp: 8-14 người/1 triệu
viên/năm

Thấp hơn

Cao hơn

Tốt hơn, sử dụng chất thải công

Ô nhiễm môi trường

nghiệp

Gạch xi măng cốt liệu có kết cấu rỗng thuận lợi cho việc thi công, hệ thống điện
nước, cáp thông tin ngắm trong tường. máng tường có diện tích lớn nhờ lỗ rỗng của
viên gạch tạo thuận lợi cho việc tạo các trụ bê tông.

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt


18


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
Nội dung

STT

Số
lượng

ĐVT

Xây dựng
Phân khu chính
Chi phí san ủi mặt bằng



Chi phí phần xây lắp










3

Hạng mục chung
Nhà xưởng sản xuất
Nhà bếp ăn
Nhà vệ sinh
Bể nước
Sân bê tông
Trạm biến áp 220 KW ( Có hồ sơ
kèm theo)

1
2

Hệ thống phụ trợ
Hệ thống cấp thoát nước tổng thể
Hệ thống PCCC

I
1
2
-

Diện tích
11.359,8
5.679,9
4.321




1.358,9

HT
HT

1
1

III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm được xây dựng tại khối Đồng Tâm
- thị trấn Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm được đầu tư theo hình thức xây dựng
mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của dự án
TT
1
2

Nội dung
Chi phí san ủi mặt bằng
Chi phí phần xây lắp

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

Diện tích (m²)

5.680
4.321

Tỷ lệ (%)
100,00
76,08

19


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

TT

Nội dung

3

Trạm biến áp 220 KW ( Có hồ sơ kèm theo)

Diện tích (m²)

Tổng cộng

Tỷ lệ (%)

1.359

23,92


5.680

100,00

IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Các vật tư đầu vào như: Nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa phương
và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện
dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời, cụ thể:
+ Mạt đá: lấy từ nguồn đá dồi dào tại Tỉnh và các vùng lân cận. Bên cạnh đó khi
chế biến, sàng tuyển than đá ra một lượng đá xít. Lượng đá xít này sẽ được nghiền ra
để thay thế đá tự nhiên, dùng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây không nung.
+ Xi măng: nguồn xi măng lấy từ nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh ...
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến
sử dụng nguồn lao động tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện
dự án.

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

20


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp danh mục đầu tư xây dựng các công trình của dự án
Nội dung

STT


3

Xây dựng
Phân khu chính
Chi phí san ủi mặt bằng
Chi phí phần xây lắp
Hạng mục chung
Nhà xưởng sản xuất
Nhà bếp ăn
Nhà vệ sinh
Bể nước
Sân bê tông
Trạm biến áp 220 KW ( Có hồ sơ
kèm theo)

1
2

Hệ thống phụ trợ
Hệ thống cấp thoát nước tổng thể
Hệ thống PCCC

I
1
2
-

Số
lượng


ĐVT

Diện tích
11.359,8










5.679,9
4.321



1.358,9

HT
HT

1
1

II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1. Công nghệ sản xuất gạch Terrazzo

Gạch terrazzo là vật liệu xây dựng không thể thiếu cho các công trình kiến trúc từ
xưa đến nay. Với đặt tính chịu lực tốt nên trong xây dựng gạch này dùng để lát vỉa hè,
sân vườn, khu vực công cộng,….rất phổ biến. Ngoài ra, gạch terrazzo được thiết kế với
mẫu mã đa dạng, hoa văn phong phú với nhiều màu sắc đẹp mắt thích hợp cho nhiều
công trình khác nhau. Bên cạnh, sản phẩm gạch này cũng được thiết kế với công nghệ
tiên tiến giúp cho quá trình thi công lắp đặt được dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm thời
gian và chi phí nhất.

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

21


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

+ Cấp nguyên liệu:
Lớp thứu 1: Xi măng, bột đá, đá cẩm thạch, phụ gia, hóa chất đặc biệt, sắc tố màu.
Các thành phần vật liệu được cấp vào máy trộn và được trộn khô trước, sau đó thêm
nước vào với một lượng đã được định sẵn va cuối cùng toàn bộ hỗn hợp đó được trộn
lại và xả ra khỏi máy trộn. Toàn bộ chu kỳ này thường được thực hiện trong khoảng từ
4 – 8 phút.
Lớp thứ 2: Xi măng, cát, dolomite. Việc trộn liệu cho lớp thứ hai cũng tương tự như
lớp thứ nhất nhưng vữa cho lớp thứ hai là vữa thông thường và ít thành phần hơn (xi
măng xám loại 32,5 hặc 42,5, cát và một ít nước. Lượng nước trong lớp thứ hai rất ít bởi
vì quá trình ép kín hơi sẽ làm cho lớp thứ hai hút luôn nước của lớp thứ nhất. Hệ thống
trộn cho lớp thứ hai được kết thúc thì sẽ chuyển qua băng tải đến phễu của máy ép.

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

22



Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

+ Máy ép tạo hình: Với công nghệ máy ép thủy lực, hoạt động theo cơ chế ép rung
để tạo ra lực ép lớn tạo sẽ những sản phẩm gạch terrazzo đồng đều, ổn định và đạt chất
lượng cao.

+ Chuyển gạch phơi: Sau khi kết thúc chu trình sản xuất gạch thì sẽ chuyển ra ra
phơi, trong quá trình phơi kết hợp với việc phun nước dưỡng hộ nhằm giúp cho viên
gạch được bền chắc. Sau khi phơi khô, viên gạch được vát, mài láng và đánh bóng tỉ mỉ,
để tạo nên độ sắc sảo của viên gạch.

II.2. Quy trình sản xuất gạch lỗ
Cũng tương tự như gạch Torrezzo, gạch lỗ được sản xuất theo quy trình sau:

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

23


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

1/ Cấp nguyên liệu: Các nguyên vật liệu được vào các phễu chứa liệu nhờ máy
xúc.Tại đây, nguyên vật liệu sẽ được cấp theo công thức phối trộn đã cài đặt.
2/ Máy trộn nguyên liệu: Theo quy định cấp phối thì các cốt liệu (mạt đá, cát,…),
nước và xi măng sẽ được đưa vào máy một cách tự động.Nhờ thời gian đã được cài đặt
sẵn, nên các nguyên liệu được trộn đều.Và sau đó, sẽ được tự động đưa vào ngăn phân
chia nguyên liệu ở khu vực máy tạo hình (hay máy ép tạo block nhờ hệ thống băng tải.
3/ Đây là khu vực chứa khay (palet) làm đế trong quá trình ép và chuyển gạch thành

phẩm ra khỏi dây chuyền. Khay (palet) này có thể làm bằng gỗ ép, tre ép,… nhưng tốt
nhất là bằng nhự tổng hợp siêu bền, chịu lực nén, rung động lớn.
4/ Máy tạo hình: Máy hoạt động theo cơ chế ép kết hợp với rung tạo ra lực rung ép
rất lớn nhờ vào hệ thống thủy lực để hình thành lên các viên gạch block đồng đều, đạt
chất lượng cao và ổn định. Kết hợp với bộ phận tạo hình nhờ ép rung với việc phối trộn
nguyên liệu để tạo ra sản phẩm theo như ý muốn.
5/ Tự động chuyển gạch: Các khay gạch được tự động chuyển và xếp đúng vị trí
định trước nhờ tới máy tự động chuyển gạch.

Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

24


Dự án Nhà máy gạch không nung Đồng Tâm.

CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.
I.1. Chuẩn bị mặt bằng dự án.
- Diện tích đất sử dụng cho dự án 5.680 m2 nằm tại khối Đồng Tâm - thị trấn
Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên.
- Hiện trạng: Đất phi nông nghiệp
- Hình thức: thuê đất nhà nước 50 năm.
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục
về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh
thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.
I.2. Phương án tái định cư.
Khu vực lập Dự án không có dân cư sinh sống nên không thực hiện việc đền bù giải
tỏa và tái định cư.
II. Các phương án xây dựng công trình.

Bảng tổng hợp danh mục các thiết bị của dự án
Nội dung

STT
I

Số
lượng

ĐVT

Xây dựng

Diện
tích
11.359,8

Phân khu chính
1

Chi phí san ủi mặt bằng



5.679,9

2

Chi phí phần xây lắp




4.321

-

Hạng mục chung



-

Nhà xưởng sản xuất



-

Nhà bếp ăn



-

Nhà vệ sinh



-


Bể nước



-

Sân bê tông



Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự án Việt

25


×