Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ở huyện tân kỳ nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.15 KB, 77 trang )

1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƢ
----------o0o-------------

THỰC TRANG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Ở HUYÊN TÂN KỲ - NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGHÀNH NÔNG HỌC

Ngƣời thực hiện: Bùi Đức Duẩn
Lớp:
45K2 – Nông Học
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Ngọc Lân

VINH – 5.2009


2
Lời cam đoan
Xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả trong luận văn này là do tôi nghiên
cứu, trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Vinh, tháng năm 2009
Tác giả
Bùi Đức Duẩn


3


Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài “Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Tân Kỳ-Nghệ An” tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của Trường Đại học Vinh và Khoa Nông – Lâm –
Ngư. Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn tới quý trường cùng ban
chủ nhiệm khoa.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tổ bộ môn Nông học, UBND huyện Tân Kỳ và
3 xã Nghĩa Đồng, Nghĩa Thái và Tân Xuân đã tạo điều kiện cho tôi về tinh thần
cũng như về cơ sở vật chất để tôi tiến hành đề tài nghiên cứu của mình.
Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Ngọc Lân,
người đã luôn bên tôi, giúp đỡ hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, những người thân, và bạn bè gần xa đã
giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian qua, để tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Vinh, tháng 5 năm 2009
Tác giả
Bùi Đức Duẩn


4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….1
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài…………………………...1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………...3
3. Đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu……………………………………...3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………………………...3
3.2. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………..3
3.3. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………….3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài………………………………………….3

4.1. Ý nghĩa khoa học………………………………………………………………..3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn………………………………………………………………..4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………..5
1.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới…………………………………...5
1.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam……………………………………7
1.3. Những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề mà đề tài luận văn tập trung
nghiên cứu, giải
quyết………………………………………………………………………10
1.3.1. Những vấn đề còn tồn tại…………………………………………………….10
1.3.2. Những vấn đề mà đề tài luận văn tập trung nghiên cứu, giải
quyết…………10
1.4. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của khu vực nghiên cứu…………………..11
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nghệ An…………………………...11
1.4.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Nghệ An…………………………………………...11
1.4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Nghệ An…………………………………..11
1.4.2. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Kỳ…………………………12
1.4.2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội……………………………...12
1.4.2.2. Tình hình sản xuất…………………………………………………………13


5
Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………….14
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài……………………………………………………...14
2.1.1. Hệ sinh thái nông nghiệp và dịch hại cây trồng……………………………..14
2.1.2. Biện pháp hóa học phòng trừ dịch hại………………………………………15
2.1.3. Những hiểu biết về thuốc bảo vệ thực vật…………………………………..16
2.1.4. Phƣơng pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật………………………………..20
2.1.5. Một số hiểu biết về cây trồng nông nghiệp…………………………………..27
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài……………………………………………………..30
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu……………………………………………….31

2.3.1. Thời gian nghiên cứu………………………………………………………...31
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………………..31
2.4. Phƣơng pháp thực nghiệm……………………………………………………..31
2.4.1. Phƣơng pháp lấy mẫu………………………………………………………..31
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin……………………………………………..32
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu…………………………………………………….32
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………………………...33
3.1. Vai trò của các thành viên trong gia đình đối với việc sử dụng thuốc BVTV
trong sản xuất nông nghiệp…………………………………………………………33
3.2. Kết quả của việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông
nghiệp…………..38
3.2.1. Một số loài sâu bệnh hại trên cây trồng trên địa bàn huyện…………………38
3.2.2. Các loại thuốc đƣợc sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp…………………...39
3.2.3. Thời điểm dùng thuốc, số lần phun thuốc và thời gian cách ly……………...46
3.2.3.1.Thời điểm phun thuốc cho cây trồng……………………………………….46
3.2.3.2.Số lần phun thuốc và thời gian cách ly trên cây trồng……………………..48
3.2.4. Nồng độ và liều lựợng phun thuốc…………………………………………..49
3.2.5. Cách thức sử dụng thuốc…………………………………………………….52
3.3. Kiến thức tập huấn…………………………………………………………….54
3.4. Hiệu quả kinh tế, phản ứng xã hội, tác động tới môi trƣờng và sức khỏe con
ngƣời của việc dùng thuốc BVTV………………………………………………….58


6
3.4.1. Hiệu quả kinh tế của việc dùng thuốc BVTV………………………………..58
3.4.2. Phản ứng xã hội về việc sử dụng thuốc BVTV……………………………...59
3.4.3. Tác động môi trƣờng của việc dùng thuốc BVTV…………………………...61
3.4.4. Tác động của thuốc BVTV đối với sức khỏe của ngƣời nông
dân…………..63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………...65
1. Kết luận…………………………………………………………………………..65
2. Kiến nghị…………………………………………………………………………66
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….67


7
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
IPM

Nội dung
Quản lý dịch hại tổng hợp
(Integrated Pest Maragement)

BVTV

Bảo vệ thực vật

LD50

Liều độc gây chết 50%

WHO

Tổ chức y tế thế giới

FAO

Tổ chức nông lƣơng thế giới


UBND

Ủy ban nhân dân

KHCN&MT

Khoa học công nghệ và môi trƣờng

USD

Đô la Mỹ

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 1.1

Nội dung
Khối lƣợng thuốc BVTV sử dụng ở Việt Nam từ 1991 1994

Bảng 1.2

Tình hình sản xuất một số cây trồng điển hình tại khu
vực nghiên cứu


Bảng 2.1

Phân loại độ độc của thuốc BVTV theo quy định của
WHO

Bảng 2.2

Phân chia nhóm độc theo Farm chemicals Handbook
(Mỹ)

Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 3.1

Phân loại độ độc của thuốc BVTV của Việt Nam
Đặc điểm, ký hiệu của các dạng thuốc BVTV
Vai trò của các thành viên trong việc quyết định sử dụng
thuốc, thời điểm phun thuốc và chịu trách nhiệm phun
thuốc ở xã Nghĩa Đồng

Bảng 3.2

Vai trò của các thành viên trong việc quyết định sử dụng
thuốc, thời điểm phun thuốc và chịu trách nhiệm phun
thuốc ở xã Nghĩa Thái

Bảng 3.3

Vai trò của các thành viên trong việc quyết định sử dụng

thuốc, thời điểm phun thuốc và chịu trách nhiệm phun
thuốc ở xã Tân Xuân

Bảng 3.4

Sâu, bệnh hại trên cây trồng nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tân kỳ

Bảng 3.5

Các loại thuốc BVTV đƣợc sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp

Bảng 3.6
Bảng 3.7

Thời điểm phun thuốc BVTV cho cây trồng

Thời điểm phun thuốc và thời gian cách ly của một số
loài cây trồng chính vào vụ Đông 2008 và vụ Xuân 2009


9

Bảng 3.8

Nồng độ và liều lƣợng sử dụng thuốc BVTV của ngƣời
dân

Bảng 3.9


Các loại dụng cụ lao động khi sử dụng thuốc BVTV

Bảng 3.10

Nhận thức của ngƣời dân về mức độ nguy hiểm của
thuuốc

Bảng 3.11

Nhận thức của ngƣời dân về mức độ nguy hiểm của
thuốc BVTV của nhóm nghèo và nhóm không nghèo

Bảng 3.12.1

Mức độ quan tâm của ngƣời dân với một số tiêu chí của
thuốc BVTV xã Nghĩa Đồng

Bảng 3.12.2

Mức độ quan tâm của ngƣời dân với một số tiêu chí của
thuốc BVTV xã Nghĩa Thái

Bảng 3.12.3

Mức độ quan tâm của ngƣời dân với một số tiêu chí của
thuốc BVTV xã Tân Xuân

Bảng 3.13


Tỷ lệ ngƣời dân cho rằng môi trƣờng ở địa phƣơng họ
có sự ô nhiễm do việc sử dụng thuốc BVTV

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Nội dung
Hình 1.1

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam, 19901999

Biểu đồ 3.1

Vai trò các thành viên trong việc quyết định sử
dụng thuốc, thời điểm phun thuốc và chịu trách


10
nhiệm phun thuốc ở Nghĩa Đồng
Biểu đồ 3.2

Vai trò các thành viên trong việc quyết định sử
dụng thuốc, thời điểm phun thuốc và chịu trách
nhiệm phun thuốc ở Nghĩa Thái

Biểu đồ 3.3

Vai trò các thành viên trong việc quyết định sử
dụng thuốc, thời điểm phun thuốc và chịu trách
nhiệm phun thuốc ở Tân Xuân

Biểu đồ 3.4


Tỷ lệ các loại thuốc BVTV đƣợc sử dụng trong
sản xuất

Biểu đồ 3.5

Liều lƣợng thuốc BVTV ở Nghĩa Đồng, Nghĩa
Thái, Tân Xuân

Biểu đồ 3.6

So sánh tỷ lệ sử dụng các loại bảo hộ lao động
khi phun thuốc BVTV ở Nghĩa Đồng, Nghĩa Thái,
Tân Xuân

Biểu đồ 3.7

Nơi cất giữ thuốc BVTV ở Nghĩa Đồng, Nghĩa
Thái, Tân Xuân


11
MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Nông nghiệp nước ta đang đi theo con đường phát triển một nền nông nghiệp
bền vững, đảm bảo cho hệ sinh thái ổn định lâu dài. Hơn nữa, vấn đề số lượng và
chất lượng nông sản đang là sự quan tâm hàng đầu của sản xuất nông nghiệp. Ngày
nay mức sống con người đang ngày càng được nâng cao nên yêu cầu về chất lượng
nông sản càng cao và khắt khe hơn. Tuy nhiên, chúng ta đang trong giai đoạn hướng
đến sản xuất nông sản sạch và an toàn nhưng trong thực tế còn nhiều bất cập, khoa

học kỹ thuật còn yếu kém. Cũng giống như nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới, để đối phó với sâu bệnh đảm bảo cho mùa màng năng suất cao chúng ta đã sử
dụng nhiều biện pháp bảo vệ thực vật, nhưng biện pháp được sử dụng rộng rãi nhất
là biện pháp hóa học.
Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng nhiều ở Việt Nam từ những năm 1970 trở
lại đây (Trần Văn Quyền, 2008) [22] cho đến nay nó được sử dụng ngày càng nhiều
về số lượng và đa dạng hơn về chủng loại và mẫu mã sản phẩm. Sử dụng biện pháp
này vào sản xuất bước đầu đã mang lại những mặt tích cực là có tác dụng nhìn thấy
sâu hại chết ngay nhưng về lâu dài nó đã bộc lộ những mặt trái. Việc sử dụng thuốc
hóa học một cách tràn lan, không có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức
năng, không tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng
như ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc, tạo nên tính
chống thuốc của dịch hại, tiêu diệt thiên địch, làm mất cân bằng hệ sinh thái,… Theo
thống kê, ở Thái Lan có 4046 trường hợp bị ngộ độc trong năm 1985, ở Philippin có
824 trường hợp bị nhiễm độc năm 1984. Ở Việt Nam, trong 2 năm 1997-1998 có
trên 3000 vụ ngộ độc thức ăn trong đó có nhiều vụ do hóa chất bảo vệ thực vật
(Nguyễn Duy Trang) (dẫn theo Hồ Thị Thu Giang, 2002) [14].
Ở Việt Nam, theo ước tính hàng năm có tới 20% sản lượng nông sản cây trồng
bị thiệt hại do nông sản gây nên (Nguyễn Công Thuật, 2002) (dẫn theo Phan Thị


12
Thu Hiền, 2008) [18]. Chiến lược bảo vệ cây trồng không những cần phải đạt được
lợi ích kinh tế mà còn phải kết hợp hài hòa giữa sự an toàn về sinh thái, môi trường
và sức khỏe con người, vật nuôi. Đẩy mạnh việc bảo vệ các loài thiên địch-kẻ thù tự
nhiên của sâu hại, duy trì sự đa dạng của chúng trong hệ sinh thái nông nghiệp, tăng
cường và nâng cao sự hiểu biết về đa dạng sinh học cũng như các mối quan hệ giữa
các loài trong hệ sinh thái.
Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng nông nghiệp
là một vấn đề rất quan trọng. Nó cung cấp các thông tin dẫn liệu khoa học để có

được cái nhìn tổng quan hơn về hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay.
Là cơ sở cho việc áp dụng sử dụng biện pháp hóa học hợp lý và các biện pháp IPM
vào sản xuất nông sản sạch-an toàn. Là cơ sở để chính quyền địa phương và các cơ
quan chức năng có định hướng kế hoạch hợp lý, lâu dài trong việc quản lý buôn bán,
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đào tạo tập huấn sản xuất an toàn cho người dân và
kiểm soát chất lượng nông sản từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ trên thị trường.
Mặt khác, giúp người nông dân thấy được thực trạng của chính họ, giúp họ nâng cao
nhận thức và đưa ra những khuyến cáo để họ biết cách sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật hợp lý và an toàn hơn.
Tân Kỳ là một huyện miền núi phía tây của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh
90 km [28]. Nơi đây sự phát triển kinh tế còn rất chậm, người dân chủ yếu dựa vào
nông nghiệp nên cuộc sống còn rất nhiều khó khăn. Hầu hết kiến thức nông nghiệp
mà họ có là do cha ông truyền lại từ đời này qua đời khác. Vì vậy, việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật còn rất hạn chế về mặt hiểu biết, và tác hại do chúng gây ra.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Tân Kỳ-Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật trên cây trồng nông nghiệp tại huyện Tân Kỳ, góp phần cung cấp dẫn
liệu khoa học cho việc sử dụng thuốc BVTV hợp lý trong IPM, nâng cao nhận thức


13
cho người dân nơi đây để sản xuất an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ sức
khỏe con người, vật nuôi và môi trường.
Sau khi nghiên cứu đề tài này, bản thân có thể tự nâng cao kiến thức đã học, kỹ
năng nghề nghiệp và giải quyết một số vấn đề ngoài thực tiễn sản xuất.
3. Đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp của các hộ nông

dân tại huyện Tân Kỳ - Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã: Nghĩa Đồng, Nghĩa Thái, Tân Xuân thuộc
huyện Tân Kỳ - Nghệ An.
3.3. Nội dung nghiên cứu
(1). Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng nông nghiệp của các hộ
nông dân.
(2) Kiến thức và kỹ thuật về sử dụng thuốc BVTV của nông dân.
(3) Tác động của thuốc BVTV về hiệu quả kinh tế, phản ứng xã hội, sức khỏe
và môi trường.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thêm dẫn liệu khoa học cho biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) trên cây trồng nông nghiệp. Trên cơ sở đó có được số lần phun thuốc hợp lý
trong mỗi vụ cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ sức khỏe con người, vật nuôi,
môi trường và cân bằng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua đề tài có thể thấy được thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại huyện Tân Kỳ
một cách tổng quan nhất, từ đó giúp người dân thấy rõ được tình hình sử dụng thuốc
BVTV của họ, cũng từ đó nâng cao được nhận thức và hiểu biết cho nông dân.


14
Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Thuốc hóa học bảo vệ cây trồng được dùng lần đầu tiên trên thế giới vào năm
1885 là thuốc Boocđô được dùng để trừ bệnh cho cây. Tiếp đó là việc sản xuất ra
thuốc trừ sâu hữu cơ, đặc biệt là thuốc clo hữu cơ (DDT) vào cuối những năm 1940,
một kỷ nguyên của biện pháp hóa học phòng trừ dịch hại bắt đầu. Theo PGS. TS. Hà

Quang Hùng (1998): “Biện pháp hóa học ra đời đã đưa lại hiệu quả nhanh chóng,
thuận tiện trong phòng trừ dịch hại, phòng trừ được những ổ dịch và dập tắt nạn dịch
hại có nguy cơ lan tràn” [13]. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất
nông nghiệp đã làm tăng năng suất cây trồng đáng kể và giảm chi phí đầu tư. Theo
Cayxerujxki và Cachiaxki (1975), ở Liên Xô hiệu quả của 1 rúp dùng thuốc bảo vệ
thực vật thu được : lúa mì là 3 rúp, củ cải đường là 20 rúp, cây ăn quả là 10 rúp, cà
chua là 17 rúp. Ngoài việc làm tăng năng suất dùng thuốc bảo vệ thực vật còn làm
tăng năng suất lao động lên 7 - 9 lần [11].
Bên cạnh đó nó đã làm giảm đáng kể lượng lớn thiệt hại do sâu bệnh, cỏ dại
gây ra. Theo tạp chí Zemledelie (Liên Xô cũ) trong bài “Thiệt hại trong nông nghiệp
thế giới” cho rằng: năm 1969 tổng thiệt hại trong nông nghiệp toàn thế giới do sâu
hại gây ra là 29,7 tỷ USD (tương đương 13,8% so với khả năng của mùa màng) do
bệnh gây ra là 24,8 tỷ USD (11,6%) do cỏ dại gây ra là 20,4 tỷ USD (9,5%). Tất cả
là 75 tỷ USD tương đương 35% khả năng của mùa màng, so với sản lượng thực tế
của thế giới (140 tỷ) thì thiệt hại trên chiếm 54% [9]. Theo FAO (1984) trên thế giới
tổn thất do dịch hại gây ra là khoảng 47 - 60 USD/ha, riêng ở Hoa Kỳ thiệt hại 51
USD/ha (dẫn theo Trần Ngọc Lân) [21].
Nhịp độ sử dụng thuốc BVTV trên thế giới ngày một tăng. Theo thống kê của
ngân hàng phát triển Châu Á (1987) mức tiêu thụ thuốc BVTV phòng trừ dịch hại
trên thế giới tính bằng đô la Mỹ như sau: năm 1964 là 950 triệu, 1971 là 2.390 triệu,
1975 là 5.500 triệu, 1980 là 7.500 triệu, 1985 là 16.000 triệu, 1990 là 21.500 triệu và


15
năm 1991 là 26.800 triệu đô la Mỹ. Trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1985,
mức độ sử dụng các loại thuốc hóa học tăng như sau: thuốc trừ cỏ mỗi năm tăng
16,7%, thuốc trừ sâu tăng 11,8% và thuốc trừ bệnh tăng 8,8% (dẫn theo Phạm Văn
Lầm) [19].
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1988 toàn thế giới sử dụng
hết 3,1triệu tấn hoạt chất thuốc BVTV. Các nhóm thuốc được sử dụng chính là

thuốc diệt cỏ 46%, thuốc trừ sâu 31%, thuốc diệt nấm 18%, các loại khác 5%. Riêng
các nước Châu Á trong năm 1985 đã sử dụng tới 16% tổng số thuốc sử dụng trên thế
giới, trong đó thuốc trừ sâu chiếm 75,8%, thuốc trừ cỏ 13,4%, thuốc trừ bệnh 8,4%
(dẫn theo Trần Văn Quyền, 2008) [22].
Trong báo cáo của Đại hội Bảo vệ thực vật quốc tế lần thứ VIII cho thấy: ở
Nhật Bản, 1 ha trồng trọt thu được 74tạ sản phẩm phải dùng hết 11,4kg/ha thuốc hóa
học nguyên chất. ở Mỹ 1ha trồng trọt thu được 26tạ sản phẩm dùng hết 2,3kg/ha
thuốc nguyên chất và ở Liên Xô 1ha trồng trọt thu được 20tạ sử dụng hết 1,2kg/ ha
thuốc nguyên chất [11].
Tại một số nước có nền kinh tế phát triển mức sử dụng thuốc BVTV cũng tăng
rất nhanh. Theo báo cáo trong đại hội bảo vệ thực vật quốc tế lần thứ VIII (1975)
thì năm 1964 ở Liên Xô đã dùng 215.000tấn thuốc để phun cho 74,4triệu ha đất
trồng trọt. Đến năm 1974 khối lượng thuốc được dùng là 364.000 tấn phun cho
125triệu ha [12]. Còn ở Ba Lan con số này cũng tăng lên nhanh chóng, năm 1962 là
51nghìn tấn đến năm 1964 là 66nghìn tấn và năm 1965 là 85nghìn tấn [9].
Ở Bănglađét trong nghiên cứu của FAO về tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật ở nước này cho rằng: "Theo báo cáo của chính phủ, thuốc Bảo vệ thực vật được
sử dụng tăng gấp đôi năm 1992 là 7,350nghìn tấn lên đến 16,2nghìn tấn năm 2001”
(dẫn theo Trần Văn Quyền, 2008) [22].
1.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
Thuốc BVTV bắt đầu được sử dụng ở Việt Nam vào cuối những năm 1920, lúc
đầu chỉ có một số ít các loại thuốc được sử dụng như DDT, Lindan, Parathion ethyl, polyclorocamphere. Sự ra đời của biện pháp hóa học ở Việt Nam đã mang lại


16
những bước chuyển mới cho sản xuất nông nghiệp. Làm tăng năng suất cây trồng
lên đáng kể và giảm chi phí và thời gian lao động. Theo nghiên cứu của Phạm Bình
Quyền và Nguyễn Minh Tuyên trong nghiên cứu sử dụng thuốc hóa học phòng trừ
sâu hại vào thời gian cuối vụ bông ở Ninh Thuận, Đồng Nai, Đắc Lắc: Việc phun từ
1 - 3 lần thuốc trừ sâu hóa học vào thời gian cuối vụ bông đã tạo điều kiện cho năng

suất bông hạt cao hơn so với diện tích không phun thuốc từ 1,5- 4,2tạ/ha [20].
Trong những năm gần đây, lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng đã tăng
lên đáng kể. Cuối những năm 1980, cả nước sử dụng khoảng 10.000tấn/ năm, đến
những năm đầu thập kỷ 1990 là 21.600tấn/năm. Diện tích canh tác sử dụng thuốc
BVTV cũng tăng lên 80 - 90%. Theo Trần Khắc Thi (1995) lượng thuốc BVTV
được dùng ngày càng nhiều, nếu năm 1991 là 21.400tấn, 1992 là 24.415tấn, thì đến
năm 1994 đã là 30.000tấn (dẫn theo Trần Văn Quyền, 2008) [22].
Bảng 1.1. Khối lượng thuốc BVTV sử dụng ở Việt Nam từ 1991 - 1994
Khối lượng thuốc BVTV sử dụng qua các năm
1991
1992
1993
1994
Chủng loại
Khối
Khối
Khối
Khối
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
Thuốc trừ sâu 17590 82,2 18100 73,1 17700 69,1 20500 68,3
Thuốc trừ bệnh 2700
12,6 2800 11,5 3800 14,8 4650 15,5
Thuốc diệt cỏ

500
3,3
2600 10,6 3050 11,9 3500 11,7
Thuốc khác
410
1,9
915
3,7 1050 4,1 1350 4,5
Tổng
21400 100 24415 100 25600 100 30000 100
Nguồn, Trần Khắc Thi (1995), Tạp chí Khoa học kỹ thuật số 1, năm 1995 [22].
Theo số liệu của FAO (2004), trong vòng gần một tập kỷ từ 1991 đến 1998
lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt Nam đã tăng lên gấp đôi, sự tăng
lên này cao nhất là năm 1998 với khoảng trên 40.000tấn [31].


Nghìn tấn

17
50.00
45.00
40.00
35.00
30.00
25.00
20.00
15.00
10.00
5.00
0.00

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

Hình 1.1. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam, 1990-1999

Nguồn, Craig Meiser, DECRG-IE(2004), Báo cáo về sự nghèo nàn của môi sinh
do sử dụng thuốc BVTV ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Hiện nay việc sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam đã đến mức đáng báo động.
Nó đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất, môi trường và sức khoẻ con
người. Theo nghiên cứu tổng thể của Cục Bảo vệ thực vật năm 2000, có 2.500kg
thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng đã được tìm thấy (như Methamidophos, DDT và các
chất hóa học khác), cùng với 4.753lít và 5.645kg thuốc nhập khẩu trái phép và thuốc
trừ sâu giả [31].
Báo cáo thống kê của vụ KHCN&MT năm 2007, lượng thuốc BVTV nhập vào
Việt Nam là 77nghìn tấn; tổng lượng thuốc BVTV trôi nổi, không được phép sử

dụng đang lưu trữ cần tiêu hủy trên cả nước là khoảng 150tấn thuốc nước và thuốc
bột với khoảng 70tấn bao bì [29].
Theo kết quả thanh tra của Cục Bảo vệ thực vật trong đợt thanh tra diện rộng
năm 2002 về quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, trong số 6.840 hộ được
thanh tra việc sử dụng thuốc BVTV có 151 hộ sử dụng thuốc BVTV bị cấm chiếm
2,2%; 126 hộ phun thuốc ngoài danh mục chiếm 1,84%; 32 hộ sử dụng thuốc không
rõ nguồn gốc chiếm 0,46%; 244 hộ sử dụng thuốc không đúng thời gian cách ly
chiếm 3,5%; 1.020 hộ phun thuốc không đúng kỹ thuật (nồng độ, liều lượng, thời
gian phun) chiếm 14,9%; có 1.105 hộ phun thuốc quá nhiều lần trong một vụ sản
xuất chiếm 16,2%; 4.161 hộ sử dụng thuốc BVTV đúng quy trình kỹ thuật chiếm


18
60,8% [6].
Theo nghiên cứu khảo sát tình hình sử dụng thuốc BVTV tại 38 tỉnh thành trên
toàn quốc của Cục BVTV (2006) có đến 81,4% số hộ mua thuốc để ngay trong nhà,
16% để ngoài vườn và 7 % để trong chuồng gia súc. Việc cất giữ thuốc tùy tiện chỉ
là một biểu hiện của sự thiếu hiểu biết: Có 94% số hộ sử dụng thuốc không có
hướng dẫn và chưa đến 20% số hộ được hỏi hiểu biết về tính độc hại của thuốc Bảo
vệ thực vật. Có đến 70% số người pha chế thuốc không teo hướng dẫn và 50% dùng
tay trần để pha chế thuốc. Nhiều loại thuốc clo hữu cơ, chứa thủy ngân, arsen và các
kim loại nặng, thuốc thuộc nhóm lân hữu cơ có độ độc cao như Methyl Parathion,
Methamidophos, Phosphamidon,… đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, các
loại thuốc này vẫn được nhập lậu và sử dụng khá nhiều như Wofatox, Monitor (trên
40% người sử dụng), Kelthan (80% người sử dụng), DDT và 666 (hơn 2% người sử
dụng), (dẫn theo Trần Văn Quyền, 2008) [22].
Số liệu thanh tra của phòng Thanh tra pháp chế, Cục Bảo vệ thực vật năm 2007
cho thấy: 35% số hộ kiểm tra có hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng
kỹ thuật, chủ yếu tập trung vào nhóm nông dân nghèo (dẫn theo Trần Văn Quyền,
2008) [22].

Khi nghiên cứu hiện trạng thuốc BVTV và phân bón trong sản xuất rau tại Hà
Nội Và Ninh Bình, Nguyễn Thị Lan (2003) đã đưa ra kết luận: Thuốc BVTV được
dùng khá đa dạng trong sản xuất rau. Trong tổng số 27 loại đã được người dân sử
dụng thì thuốc trừ sâu chiếm phần lớn 20/27 loại tỷ lệ 74,1%, thuốc trừ bệnh 5/27
loại tỷ lệ 18,5%, còn lại là thuốc trừ cỏ 1 loại và chất kích thích sinh trưởng 1 loại.
Trong số 20 loại thuốc trừ sâu được sử dụng thì dạng hóa học chiếm chủ yếu với
17/20 loại, các loại thuốc sinh học chỉ có 3/20 loại. Đặc biệt là một số loại thuốc trừ
sâu đã bị cấm như: Wofatox và Monitor vẫn được người dân sử dụng. Cũng theo kết
quả nghiên cứu cho thấy: thuốc được phun định kỳ cho rau từ khi cây còn bé. Tại
HTX Văn Đức năm 1999 trên rau bắp cải có hộ phun từ 2 - 3 lần/tuần (tương ứng 15
- 17 lần cho một vụ rau). Năm 2001, 10 - 14 lần phun/ vụ rau. Bên cạnh đó nông dân
còn sử dụng nhiều loại thuốc nhập lậu từ Trung Quốc. Vì theo họ giá thuốc nhập lậu


19
rẻ và phổ tác dụng rộng (dẫn theo Trần Văn Quyền, 2008) [22].
Ở Nghệ An tình hình sử dụng thuốc BVTV cũng có nhiều bất cập, thuốc cấm,
thuốc ngoài danh mục, thuốc không có nguồn gốc xuất xứ tràn lan trên thị trường.
Việc nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các loại cây trồng
còn chưa được chú ý. Cho đến nay chỉ có vài nghiên cứu về tình hình sử dụng và
phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên một số cây trồng nông nghiệp.
1.3. Những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề mà đề tài luận văn tập trung
nghiên cứu, giải quyết
1.3.1. Những vấn đề còn tồn tại
Những nghiên cứu từ trước tới nay chỉ mới tập trung chủ yếu vào mức đầu tư
về mặt kinh tế cho công tác bảo vệ thực vật bằng thuốc hóa học, khối lượng thuốc
được sử dụng, những thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Đặc biệt tại Việt Nam, các nghiên
cứu chỉ mới tập trung vào tình hình sử dụng thuốc BVTV và phân tích dư lượng
thuốc BVTV trên rau là chủ yếu, mà chưa đi sâu trên các loại cây trồng nông nghiệp
khác như lúa, ngô, mía,... những loại cây trồng hiện tại đang mang lại nguồn thu

nhập quan trọng cho nông dân.
1.3.2. Những vấn đề mà đề tài luận văn tập trung nghiên cứu, giải quyết
- Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng nông nghiệp của các hộ nông dân.
- Kiến thức và kỹ thuật về sử dụng thuốc BVTV của nông dân.
- Tác động của thuốc BVTV về hiệu quả kinh tế, phản ứng xã hội, sức khỏe và môi
trường.


20
1.4. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nghệ An
1.4.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Trường Sơn Bắc, có toạ độ địa lý từ
18°35 phút - 19°30 phút vĩ độ Bắc và 103°52 phút - 105°42 phút kinh độ Đông. Với
tổng diện tích là 1.637.068 ha (bằng 1/20 diện tích lãnh thổ Việt Nam), vị trí địa lý
có ý nghĩa quan trọng về tự nhiên kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ An.
Đặc điểm chung của lãnh thổ Nghệ An là một tổng thể tự nhiên nhiệt đới ẩm
điển hình với đủ các loại cảnh quan, tổng thể này lại thay đổi theo mùa và mang đặc
tính khắc nhiệt của miền Trung.
Địa hình có thể chia thành 3 vùng cảnh quan: Vùng núi cao (77% diện tích); gò
đồi (13% diện tích); đồng bằng (10% diện tích) và bị đồi núi chia cắt thành vùng
đồng bằng phù sa và dải cát ven biển.
Khí hậu Nghệ An mang đặc tính nhiệt đới gió mùa với đặc điểm cơ bản là nóng
ẩm và mưa nhiều theo mùa. Hàng năm, đất Nghệ An nhận được trung bình 120 140 Kcal/cm2 bức xạ mặt trời, nhiệt độ trung bình 23 - 24°C, tổng nhiệt độ trên
9000°C, mỗi năm có trên 30 ngày nhiệt độ hơn 40°C và 20 - 25 ngày trên 30°C. Độ
ẩm không khí là 85%, lượng mưa trung bình cả năm là 1.600 - 2.000mm với hai
mùa rõ rệt, mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa nóng từ tháng 4 đến
tháng 10. Điều kiện tự nhiên ở đây phù hợp cho nhiều loài cây trồng nhiệt đới có thể
sinh trưởng phát triển tốt như lúa, lạc, và các cây trồng khác đặc biệt là các loại rau.
1.4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Nghệ An

Nghệ An là một tỉnh đông dân, với số dân 2.951.500 người (2002) mật độ
trung bình toàn tỉnh là 181,8 người/km2. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng:
Vùng đồng bằng 10% diện tích nhưng tập trung đến 80% dân số; vùng núi và gò đồi
chiếm 90% diện tích nhưng chỉ có 20% dân số (cục Thống kê Nghệ An, 2004) [7].


21
1.4.2. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Kỳ
1.4.2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội
Tân Kỳ là một huyện miền núi phía tây của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh
90km. Với diện tích tự nhiên là 725,7km2. Địa hình đồi, xen kẽ núi thấp, đất đỏ vàng
đồi núi, dân số là 137.742 người (2007), trong đó có 29.260 người thuộc dân tộc
thiểu số (Thanh, Thái, Thổ,... ). Chủ yếu người dân sống nhờ vào sản xuất nông
nghiệp vì thế đời sống của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn,
những năm qua người dân Tân Kỳ đã có những cố gắng để có thể có được cuộc sống
như ngày nay.
Đề tài nghiên cứu chủ yếu 3 xã: Nghĩa Đồng, Nghĩa Thái, Tân Xuân.
a. Xã Nghĩa Đồng
Nghĩa Đồng là một xã miền núi nằm về phía Đông Bắc của huyện Tân kỳ cách
thị trấn Lạt 20km, giáp xã Nghĩa Khánh của huyện Nghĩa Đàn, có tổng diện tích tự
nhiên là 1703ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 900ha.
Xã có tổng số hộ 1889 hộ, tổng nhân khẩu 9263 khẩu. Trong đó hộ thuần nông
là 1679 hộ; có 15 xóm, 4 đơn vị trường học.
Là một xã nông nghiệp thuần túy diện tích canh tác bình quân có 800m2, lao
động thiếu việc làm nhiều, điều kiện sản xuất không mấy thuận lợi, trình độ dân trí
và phát triển kinh tế không đồng đều, cơ sở hạ tầng còn cũ kĩ lạc hậu.
b. Xã Nghĩa Thái
Là một xã có địa hình phức tạp, với diện tích tự nhiên là 1093 ha, dân số trung
bình của toàn xã 6356 người (2008) với 1405 hộ, trong đó 3083 người lao động
nông nghiệp và 3215 lao động xã hội, 3380 lao động địa phương.

c. Xã Tân Xuân
Là một xã còn rất nhiều khó khăn, trước đây toàn xã thuộc diện 135. Tuy nhiên
những năm gần đây xã đã vươn lên thoát khỏi nghèo, đến cuối năm 2008 chỉ còn 4
xóm trong địa bàn xã còn nằm trong diện này.
Địa hình chủ yếu là đồi núi, phía Đông giáp xã Nghĩa Đồng và Nghĩa Thái,
phía Nam giáp xã Tân Phú và Giai Xuân, phía Tây giáp Nghĩa Sơn - Quỳ Hợp, phía


22
Bắc giáp Nghĩa Đức - Nghĩa Đàn.
Diện tích tự nhiên của xã là 2038,6 ha với đất nông nghiệp là 804,4 ha. Dân số
là 4785 người.
1.4.2.2. Tình hình sản xuất
Nông nghiệp là ngành chủ đạo của đời sống người dân huyện Tân Kỳ, qua tìm
hiểu đã thấy được tình hình sản xuất một số cây trồng điển hình tại khu vực nghiên
cứu trong hai năm 2007 và 2008 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất một số cây trồng điển hình tại khu vực nghiên cứu
Năm
Địa
điểm
loại CT
Tổng
Toàn
Lúa
huyện
Ngô
Tân Kỳ
Lạc
Mía
Tổng


Lúa
Nghĩa
Ngô
Đồng
Lạc
Mía
Tổng

Lúa
Nghĩa
Ngô
Thái
Lạc
Mía
Tổng
Lúa
Xã Tân
Ngô
Xuân
Lạc
Mía

2007
Diện
tích
(ha)
12.900
6699
5639

1175
448
1714
670
869
2
25
870,7
560,4
125,8
25,4
42,6
1021
278
31
13
584

2008

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(tấn)

45,7
40,2

15,1
588

30.602
22.651
1771
225.760

54,75
47
24
800

3668,25
4084,3
4,8
2000

54,1
36
16
500

3034
459
40
2130

44
1222

33
101
15
20
660
38.544
Chƣơng 2.

Diện
tích
(ha)
13.896
6796
7001
809
4227
1704
670
848
8
25
1008,2
561,9
254,8
18
40,5
1060
243
76
34

525

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(tấn)

51,6
38,4
17,6
580

35.096
26.880
1427
245.166

59,5
48,5
26
900

3986,5
4112,8
20,8
2250


55
31,1
20
500

3092,1
799,2
36
2025

51
37
20
680

1227
280
68
35.727

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài


23
2.1.1. Hệ sinh thái nông nghiệp và dịch hại cây trồng
Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống bao gồm các loài sinh vật tác động qua
lại với môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định,
sự đa dạng về loài và chu trình tuần hoàn vật chất.
Hệ sinh thái nông nghiệp vốn là hệ sinh thái tự nhiên được con người biến đổi

để sản xuất lương thực, thực phẩm, sợi và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Hệ sinh thái đồng ruộng là sự tồn tại cuả sinh vật (bao gồm các sinh vật sống
như cây trồng, cỏ sại, chuột, sâu hại, côn trùng ăn thịt, ký sinh, chim, ếch, nhái,... )
trong môi nhất định (bao gồm đất, nước, không khí,... ).
Hệ sinh thái nông nghiệp có khả năng tạo ra khối lượng nông sản có ích cho
con người. Con người không ngừng cải tạo, hoàn chỉnh theo hướng có lợi cho con
người, cho nên hệ sinh thái nông nghiệp đơn giản, ít thành phần loài hơn hệ sinh thái
tự nhiên.
Hệ sinh thái nông nghiệp kém bền vững cho nên muốn tồn tại phải có sự tác
động của con người. Tuy nhiên, cây trồng theo quy luật tự nhiên là thức ăn của
nhiều loài sinh vật. Hệ sinh thái nông nghiệp càng được chăm sóc, cây trồng càng
trở thành nguồn thức ăn tốt cho sinh vật đó. Chúng hoạt động mạnh, tích lũy số
lượng phát triển thành dịch tác động đến toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp. Các loài
sinh vật gây hại cho cây chiếm giữ những khâu nhất định trong chuỗi dây chuyền
dinh dưỡng, tham gia một cách tự nhiên vào chu trình chuyển hóa vật chất trong tự
nhiên. Dich hại cây trồng là trạng thái tự nhiên của hệ sinh thái nông nghiệp.
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp cho thấy một trong những nguyên nhân chủ
yếu gây tổn thất về năng suất và phẩm chất cây trồng là dịch hại. Dịch hại làm giảm
năng suất và làm cho cây trồng không thể tiến hành tạo năng suất một cách bình
thường. Sinh vật gây hại còn tiất ra các chất có tác động làm rối loạn hoạt động sống
của tế bào, làm ảnh hưởng đến phẩm chất cây trồng, làm giảm giá trị hành hóa của
nông sản. Nói chung dịch hại gây tổn hại cho cây trồng ở nhiều mặt (số lượng và
chất lượng nông sản), mức độ gây hại khác nhau tùy loài cây trồng và vùng sinh
thái.


24
Sâu hại cây trồng là trạng thái tự nhiên của hệ sinh thái nông nghiệp. Nói về tác
hại của một loài sinh vật nào đó thực ra là xét dưới góc độ lợi ích của nó đối với con
người. Trong tự nhiên không cso loài sinh vật gây hại cũng như không có loài sinh

vật nào hoàn toàn có lợi. Thực ra mỗi loài sinh vật đều có một vị trí nhất định trong
mạng lưới dinh dưỡng của hệ sinh thái, chúng thực hiện những chức năng riêng
trong chu trình chuyển hóa vật chất của tự nhiên.
2.1.2. Biện pháp hóa học phòng trừ dịch hại
Biện pháp hóa học phòng trừ dịch hại là biện pháp sử dụng hợp lý các chất hóa
học trong phòng chống sâu, bệnh và cỏ dại gây hại cây trồng nhằm kìm hãm sự phát
triển của dịch hại ở dưới mức gây hại kinh tế nhưng không ảnh hưởng đến sự phát
triển của cây trồng và thiên địch.
Biện pháp hóa học sử dụng thuốc BVTV phòng trừ dịch hại có điểm mạnh là
tiêu diệt dịch hại nhanh, ngăn chặn được nạn dịch trong thời gian ngắn, đưa lại kết
quả nhanh, trực tiếp đem lại hiệu quả kinh tế, dễ sử dụng và có khả năng áp dụng ở
nhều vùng khác nhau.
Nhược điểm của biện pháp hóa học là sẽ tiêu diệt cả các loài sinh vật có ích, gây
ra hiện tượng kháng thuốc của dịch hại, xuất hiện các loài dịch hại mới phá hoại mạnh
hơn, làm ô nhiễm môi trường, gây độc cho người và động vật.
Để khắc phục những hạn chế của biện pháp hóa học là sử dụng thuốc phải tuân
thủ các nguyên tắc như: đúng loài sâu bệnh cần phòng trừ và ngưỡng kinh tế, đúng
ký sinh, ăn thịt cần bảo vệ, đúng thuốc và thuốc có tính chọn lọc, đúng nồng độ và
liều lượng, đúng kỹ thuật, đúng lúc, đúng phạm vi.
2.1.3. Những hiểu biết về thuốc bảo vệ thực vật
a. Khái niệm về thuốc Bảo vệ thực vật
*)Thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa
học được dùng để phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, chuột… hại cây trồng và nông sản.
*)Tên thương mại (tên thương phẩm): là tên do công ty sản xuất hoặc phân phối đặt
ra để phân biệt sản phẩm của công ty này và công ty khác.
*)Tên hoạt chất: là thành phần hóa học chủ yếu có tác dụng tiêu diệt dịch hại.


25
*)Chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng rất nhỏ cũng

có thể gây độc cho sinh vật, phá hủy các chức năng cơ bản của sinh vật và có thể
làm cho các sinh vật đó chết.
*)Tính độc là đặc tính vốn có của chất độc, là khả năng gây độc cho sinh vật của
một hợp chất nào đó.
*)Nồng độ: là tỷ lệ giữa lượng thuốc cần dùng để pha với một đơn vị thể tích (đơn vị
tính là %, g/l… ).
*)Liều lượng: là lượng chất độc được tính bằng gam hay miligam cần có để gây
được một tác động nhất định lên cơ thể sinh vật. Hoặc có thể được tính là lượng
thuốc cần dùng cho một đơn vị diện tích ( kg/ha, lít/ha… ).
*)Liều gây chết trung bình (Median Lethat Dose) ký hiệu là LD50: là liều lượng
chất độc cần thiết để gây chết cho 50% số cá thể dùng trong thí nghiệm là chuột
hoặc thỏ. Đơn vị tính là mg hoạt chất trên 1 kg vật thí nghiệm.


×