Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Tiểu luận về nông nghiệp chất lượng cao và áp dụng cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.36 KB, 65 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang hướng tới việc
phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Bên
cạnh các quốc gia vẫn giữ hướng phát triển nông nghiệp truyền thống,
đã có không ít quốc gia bắt đầu tiếp cận với nền nông nghiệp chất
lượng cao để nâng cao hiệu quả nông nghiệp.
“ Nông nghiệp chất lượng cao” không còn là một khái niệm mới me
với nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Israel, Nhật Bản.... Tuy nhiên
đới với Việt Nam việc phát triển nền nông nghiệp theo hướng này vẫn
chỉ đang ở những bước đầu. Nước ta vẫn khá quen với những nền
nông nghiệp thâm canh với quy mô nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Đó cũng là
lý do nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ
cấu kinh tế (Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản chiếm tỷ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
38,50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38% - năm 2014). Hơn nữa, chất
lượng nông sản của nước ta vẫn chưa được đánh giá cao trên thị trường
thế giới. Số lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa nhiều.
Đặc biệt, nông sản nước ta vẫn chỉ thâm nhập thị trường nước ngoài với
chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của
nhiều nước trên thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân chính
khiến cho Việt Nam nên áp dụng nền nông nghiệp chất lượng cao vào
sản xuất. Việc áp dụng nông nghiệp chất lượng cao là phương pháp hiệu
quả giúp nâng cao chất lượng nông sản cả trong nước và xuất khẩu. Phát
triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao là một vấn đề cần thiết đối
với nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Muốn vậy trước hết chúng ta cần có cái nhìn cụ thể, chính xác về “nông
nghiệp chất lượng cao”. Đồng thời phải thấy được những tiềm năng để
phát triển nông nghiệp. Nâng cao chất lượng nông nghiệp cần được thực
hiện một cách có hệ thống, tổ chức.
Bài tiểu luận sẽ góp phần đưa ra cái khái niệm cụ thể hơn về nền nông
nghiệp chất lượng cao. Sau đó đưa ra bức tranh về nền nông nghiệp chất



1


lượng cao của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới như Mỹ, Israel,
Nhật Bản.... Bên cạnh đó còn chỉ ra những tiềm năng cũng như hạn chế
của Việt Nam trong việc phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Quan
trọng hơn sẽ đưa ra một số giải pháp để giải quyết cũng như thúc đẩy
nông nghiệp phát triển.
Nông nghiệp chất lượng cao có vai trò rất lớn trong việc chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp cũng như nâng cao chất lượng nông nghiệp. Đây chính
là bước thúc đẩy Việt Nam trở thành một quốc gia có nền nông nghiệp
phát triển trên thế giới.

NỘI DUNG
I.
1)

Khái quát về nền nông nghiệp chất lượng cao
Định nghĩa về nền nông nghiệp chất lượng cao
Nông nghiệp chất lượng cao là nền nông nghiệp phát triển với
những phương thức tổ chức sản xuất tiến bộ đáp ứng với yêu
cầu về quy mô sản xuất mang tính hàng hoá, tập trung,
chuyên canh cao. Các phương thức tổ chức sản xuất thích hợp
là trangj trại, gia trại… có quy mô lớn; hoặc có thể các nông
hộ được tổ chức liên kết sản xuất (các hợp tác xã kiểu mới)…
nhằm hình thành các vùng chuyên canh, tập trung.

Đặc điểm của nền nông nghiệp chất lượng cao
-Sản phẩm chất lượng cao phải có ưu thế nổi trội về phẩm chất (như

hương vị, mẫu mã, độ đồng đều, thành phần dinh dưỡng…)
2)

- Sản phẩm mang tính độc đáo cao, giàu lợi thế so sánh trong cạnh
tranh nhờ những yếu tố giới hạn về phạm vi và qui mô phát triển như
điều kiện sinh thái, kỹ thuật thâm canh, phẩm chất giống…. Những
sản phẩm này được coi như những “đặc sản” và luôn được ưa chuộng
cao trên thị trường tiêu thụ.
- Sản phẩm chất lượng cao đòi hỏi đáp ứng các chỉ tiêu về an toàn
thực phẩm nhờ được sản xuất theo các qui trình kỹ thuật và công nghệ

2


tiến bộ, hiện đại được quản lý và xác nhận chất lượng ở phạm vi quốc
gia và quốc tế
- Nhiều nước trên thế giới hiện áp dụng các chỉ tiêu của qui trình “Sản
xuất nông nghiệp tốt (GAP)” để xác nhận chất lượng nông sản đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất xứ của sản phẩm. Tại Việt Nam
hiện cũng đang thúc đẩy phát triển nông sản sản xuất theo qui trình
GAP với các tiêu chuẩn Viet GAP và Global GAP nhằm đáp ứng yêu
cầu về chất lượng sản phẩm an toàn, sạch ngày càng cao của thị
trường nội tiêu cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia vào
thị trưòng xuất khấu một cách hiệu quả, đặc biệt với những thị trưòng
khó tính nhưng giàu tiềm năng kim ngạch như các quốc gia Bắc Mỹ,
EU, Úc v.v…
Như vậy, sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cần hội đủ các yếu tố
cả về phẩm chất lẫn về tiêu chuẩn sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
Đây là những yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh cao cho nông sản chất
lượng cao trên thị trường tiêu thụ thông thường cũng như những thị

trường khắt khe, khó tính.
Nông nghiệp chất lượng cao phát triển cơ bản dựa trên kỹ thuật sản
xuất thâm canh, ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học - công nghệ,
trong đó nông nghiệp công nghệ cao ngày càng khẳng định vai trò
động lực thúc đẩy quá trính phát triển nông nghiệp cả về lượng lẫn về
chất
Ứng dụng công nghệ cao trong nông - lâm - ngư nghiệp là áp dụng
một cách hợp lý các kỹ thuật tiên tiến nhất trong chọn tạo giống mới,
chăm sóc nuôi dưỡng cây, con bằng hệ thống thiết bị tự động, điều
khiển từ xa, chế biến phân bón vi sinh cho cây trồng, thức ăn chăn
nuôi (gồm cả thuỷ sản), thuốc thú y, bảo vệ thực vật, công nghệ tự
động trong thuỷ lợi, công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông - thuỷ
sản, công nghệ xử lý chất thải bảo vệ môi trường… Trong đó, công
nghệ sinh học giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển nông nghiệp
công nghệ cao.

3


Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã đem lại những
bước phát triển đột phá với những ưu thế trong sản xuất. Cụ thể như
hàng loạt giống mới được tạo ra với những ưu thế về năng suất, chất
lượng kháng sâu bệnh, chịu hạn, chịu mặn… mang lại hiệu quả cao
trong sản xuất , phương pháp canh tác hữu cơ sau bệnh, an toàn vệ
sinh thực phẩm, kỹ thuật canh tác trong nhà kính (có hệ thống điều
khiển tự động hoặc bán tự động đối với các yếu tố nhiệt, ẩm, ánh sáng,
phân bón, nước tưới…) giảm bớt sự lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Đồng thời, việc sử dụng các vật liệu mới như nilon che phủ để chống
cỏ dại, giữ ẩm đất, có thể tự phân huỷ khi cây lớn, sử dụng các phế
liệu nông nghiệp như trấu, mùn cưa… làm giá thể trồng cây đảm bảo

vô trùng, thoáng khí, giữ ẩm tốt, tự động hoá, cơ giới hoá trong quá
trình sản xuất, vận chuyển sản phẩm, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản,
chế biến nông sản…
Nông nghiệp chất lượng cao là nền nông nghiệp phát triển với những
phương thức tổ chức sản xuất tiến bộ đáp ứng với yêu cầu về qui mô
sản xuất mang tính hàng hoá, tập trung, chuyên canh cao
Các phương thức tổ chức sản xuất thích hợp là trang trại, gia trại… có
qui mô lớn; hoặc có thể các nông hộ được tổ chức liên kết sản xuất
( các hợp tác xã kiểu mới)… nhằm hình thành các vùng chuyên canh,
tập trung. Như vậy, nền nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao cần
được phát triển có định hướng và được tổ chức sản xuất với những
phưong thức phù hợp, đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả của qui mô sản
xuất, năng lực đầu tư đồng thời phát huy tính năng động trong quá
trình phát triển.
Vai trò của nền nông nghiệp chất lượng cao
1 Đảm bảo an ninh lương thực
Nền nông nghiệp chất lượngcao giúp đảm bảo an ninh lương thực cho
các quốc gia. Vấn đề an ninh lương thực luôn là một vấn đề đáng quan
tâm của hầu hết các nước trên thế giới. Để đảm bảo điều này cần đến
sự phối hợp của nhiều biện pháp, bao gồm: chính sách, cán cân xuất
nhập khẩu và đặc biệt là việc phát triển nông nghiệp lương thực ở
3)

4


quốc gia. Ngày nay, các nước đang dần tiến đến việc sản xuất lương
thực nhằm mục đích xuất khâu. Trước hết cần đảm bảo nguồn lương
thực dự trữ trong nước. Phát triển nông nghiệp chất lượng cao sẽ là
một bước tiến quan trọng trong ván đề đảm bảo an ninh lương thực.

Nghiên cứu của các nhà khoa học 13 nước hàng đầu thế giới vừa được
công bố ở London (Anh) cũng khẳng định vai trò và trách nhiệm của
khoa học trong việc ngăn chặn khủng hoảng môi trường, đảm bảo
cung cấp lương thực chất lượng và giảm tác động của biến đổi khí
hậu. Trong khi 12 triệu hécta đất nông nghiệp bị suy thoái hàng năm,
các sự kiện thời tiết cực đoan đã gây tổn thất nông nghiệp toàn cầu tới
11,4 tỷ USD trong năm 2011. Khoảng 1,3 tỷ tấn lương thực hàng năm,
chiếm 1/3 sản lượng lương thực để nuôi sống con người trên toàn cầu,
đang bị tổn thất hoặc bị lãng phí.
Thách thức trong vài thập kỷ tới là hòa nhập khoa học vào cuộc chiến
tăng sản xuất lương thực mà không gây tổn hại môi trường; đồng thời
giảm tổn thất lương thực sau thu hoạch, góp phần tăng cường an ninh
lương thực toàn cầu.
Các chuyên gia Liên hợp quốc và các nhà khoa học quốc tế cũng nhấn
mạnh trách nhiệm của khoa học trong bối cảnh 1,4 tỷ người trên thế
giới đang sống dưới mức nghèo khổ và 2 tỷ người đang sống ở các
khu vực khô hạn. Trong 4,9 tỷ hécta đất nông nghiệp trên thế giới, có
tới 3,7 tỷ hécta đang được sử dụng để chăn thả và trồng các loại cây
làm thức ăn cho gia súc.
Chính vì thế vấn đề nông nghiệp chất lượng cao có vai trò thúc đẩy
sản lượng lương thực, từ đó đảm bảo cân bằng lương thực quốc gia.
Hiệun nay vấn đề biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề nóng của
toàn cầu. Một nghiên cứu mới bao gồm các nhà nghiên cứu đến từ
MIT (Viện công nghệ Massachusetts - Massachusetts Institute of
Technology) đã chứng minh những mối tương tác nói trên có thể khá
quan trọng, cho thấy những người làm chính sách cần đưa cả hai yếu
tố: ấm lên toàn cầu và ô nhiễm không khí vào để tính toán khi tìm
cách giải quyết vấn đề an ninh lương thực.
Nghiên cứu này đã xem xét chi tiết sản lượng toàn cầu của 4 loại cây
lương thực hàng đầu gồm: lúa gạo, lúa mì, ngô và đậu tương – chiếm


5


hơn một nửa lượng calo tiêu thụ của con người trên toàn cầu. Nghiên
cứu dự đoán các ảnh hưởng sẽ thay đổi rất đáng kể giữa các vùng khác
nhau, và một số loại cây lương thực bị tác động mạnh hơn so với loại
cây lương thực khác hoặc bị tác động mạnh hơn bởi các yếu tố khác:
Ví dụ, lúa mì rất nhạy cảm với tiếp xúc ozone, trong khi đó ngô lại bị
tác động bất lợi nhiều hơn do nhiệt độ.
Nông nghiệp chất lượng cao sẽ giúp tăng năng suất đồng thời với các
chính sách phát triển xanh sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng của môi
trường đối với nông nghiệp.
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới sẽ đạt 9 tỉ người
vào năm 2050. Cùng với sự gia tăng dân số, thế giới còn phải đối mặt
với vấn đề biến đổi khí hậu, nhiên liệu hóa thạch tăng giá, hệ sinh thái
suy thoái cũng như tình trạng khan hiếm đất và nước – tất cả đang
khiến các phương thức sản xuất lương thực hiện hành không còn bền
vững. Trước những thách thức này, sự cải tiến về công nghệ sản xuất
nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng.
Trang công nghệ TechNewsWorld của Mỹ có bài giới thiệu về nông
nghiệp đô thị. Nông nghiệp đô thị là mô hình trồng trọt và chăn nuôi
bên trong và xung quanh thành phố. Nó đồng nghĩa với việc sản xuất
lương thực ngay tại các khu vực dân cư đông đúc, với nhiều loại hình
khác nhau như vườn rau tự nhiên, vườn rau trong nhà lưới (ngăn sâu
hại xâm nhập) và canh tác nông nghiệp trong môi trường có kiểm soát
(CEA).
CEA là một công nghệ trồng trọt tiên tiến, kết hợp giữa kỹ thuật, khoa
học cây trồng và những công nghệ quản lý dựa trên máy tính nhằm tối
ưu hóa các hệ thống canh tác, chất lượng cây trồng cũng như hiệu quả

sản xuất. Theo đó, nó cho phép nhà nông điều chỉnh các yếu tố môi
trường theo ý muốn, bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, độ pH và hàm lượng
dinh dưỡng trong đất. Mô hình trồng trọt này cho phép chuyển đổi các
nhà máy, nhà kho, tòa nhà bị bỏ hoang thành các trang trại hữu dụng.
Với CEA, nhà nông kết hợp mô hình nuôi thủy sản với mô hình thủy
canh (trồng cây trong nước) nhằm tạo ra hệ thống thủy canh tích hợp
sinh học. Đây là một hệ thống sản xuất lương thực bền vững, kết hợp
hài hòa giữa trồng các loại rau quả với nuôi thủy sản trong một môi

6


trường cộng sinh, tuần hoàn và khép kín. Không chỉ ứng dụng vào
trồng trọt trong nhà, CEA còn được các trường đại học hoặc công ty
sử dụng vào việc nghiên cứu những thay đổi của môi trường đối với
cây trồng, chẳng hạn như nghiên cứu sự quang hợp khi so sánh một
cây được trồng dưới ánh sáng cảm ứng và một cây được trồng với ánh
đèn LED.
Như vậy nông nghiệp chất lượng cao có một vị trí quan trọng trong
việc đảm bảo an ninh lương thực trước những thách thức về môi
trường và dân số thế giới. Nông nghiệp chất lượng cao sẽ là bước đệm
đảm bảo nguồn lương thực dự trữ cũng như cung ứng cho xuất khẩu
của quốc gia. Vì thế cần phải chú trọng phát triển nông nghiệp chất
lượng cao để đảm bảo an ninh lương thực thế giới cả ở hiện tại và
tương lai.
Tăng sức cạnh tranh cho hàng nông sản trên thị trường
Sản phẩm nông nghiệp ngày càng gặp phải nhiều rào cản thương mại
do các nước nhập khẩu dựng lên dưới hình thức chống bán phá giá,
chống trợ cấp, nhằm khống chế thị phần, bảo hộ cho sản xuất trong
nước. Những rào cản kể trên đã trực tiếp tác động làm giảm tính cạnh

tranh công bằng của hàng nông sản các nước trên thị trường thế giới.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao sức cạnh tranh
hàng nông sản, đặc biệt là ở các nước nông nghiệp là việc làm vừa cấp
bách, vừa lâu dài phải gắn liền trong tổng thể chiến lược xây dựng nền
nông nghiệp chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Có thể thấy rõ vai trò quan trọng của nền nông nghiệp chất lượng cao
trong lộ trình nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản:
Xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao đi liền với cải tạo, phát
triển các loại giống có năng suất cao và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ
thuật, tổ chức lại sản xuất sẽ tạo sức mạnh cung cấp cho thị trường
những lô hàng nông sản lớn. Thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa, xây
dựng vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến và thực hiện đa dạng
hóa sản phẩm, phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã cổ phần nông
nghiệp, qua đó hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông
nghiệp. Có chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là
2

7


đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ
cao. Đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học (giống cây trồng và vật
nuôi, kể cả những giống có gien chuyển đổi thích nghi với điều kiện
canh tác khắc nghiệt của nông dân vùng sâu, vùng xa); công nghệ sau
thu hoạch. Những biện pháp này được thực hiện sẽ giúp tăng năng
suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, là yếu tố quan trọng trước hết
để hàng nông sản có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao đòi hỏi thực hiện đánh giá
cụ thể, chọn lọc các mặt hàng nông sản có khả năng cạnh tranh để chú

trọng phát triển cũng như có biện pháp khắc phục những yếu kém của
những mặt hàng còn hạn chế về khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Trong đó, chú trọng các giải pháp đồng bộ về kỹ thuật và kinh tế làm
cho sản phẩm thích ứng với thị trường. Xác định rõ chủng loại và thị
trường xuất khẩu chủ yếu, bảo đảm giống tốt cho cây trồng xuất khẩu.
Xây dựng một danh mục hàng hóa nông sản cho xuất khẩu. Lựa chọn
những loại đặc sản thị trường thế giới đang có nhu cầu lớn, dễ trồng
mà các nước trong khu vực không có hoặc chưa chú ý sản xuất nhằm
giảm bớt áp lực cạnh tranh, áp dụng khoa học - kỹ thuật để tăng tỷ
trọng xuất khẩu sản phẩm. Ðối với các sản phẩm chế biến cần lựa
chọn loại sản phẩm xuất khẩu vào thị trường nào tương đối rộng rãi và
chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Nền nông nghiệp chất lượng cao gắn liền với việc xây dựng và phát
triển thương hiệu cho các mặt hàng nông sản. Việc xây dựng thương
hiệu không khó, cái khó là làm sao phát triển và giữ vững được
thương hiệu sau khi đã xây dựng. Muốn vậy, điều quan trọng nhất là
phải bảo đảm chất lượng của nông sản đúng theo yêu cầu của người
tiêu dùng và của thị trường. Việc hình thành các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh hàng nông sản có quy mô lớn, tăng cường xây dựng
các chuỗi cung ứng nông sản... sẽ là cơ sở ban đầu để hình thành các
thương hiệu mạnh của các doanh nghiệp và nông sản trên thị trường
thế giới.
Kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống
thông tin thị trường từ Trung ương đến các địa phương; thành lập các
điểm thông tin thị trường ở các vùng chuyên canh có tỷ suất hàng hóa
lớn; phối hợp hoạt động của các điểm thông tin với hoạt động của các
tổ chức khuyến nông, các câu lạc bộ, các hiệp hội ngành hàng và
doanh nghiệp; tăng cường việc theo dõi, nghiên cứu thị trường quốc
tế, thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp và nông dân; duy trì và


8


phát triển các trang điện tử trên mạng Internet về nông sản và các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng nông sản; đặt vấn đề với các
tổ chức quốc tế, đề nghị trợ giúp kỹ thuật xây dựng thí điểm sàn giao
dịch nông sản và nâng cao năng lực xúc tiến thương mại đối với hàng
nông sản; có chính sách khuyến khích các địa phương, các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh hàng nông sản tham gia các hội chợ nông
sản trong nước và quốc tế, xây dựng các trung tâm giao dịch và giới
thiệu sản phẩm nông nghiệp ở nước ngoài… cũng là những nhiệm vụ
đặt ra để xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao và nâng cao sức
cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản.
Ngoài ra, vai trò của Nhà nước đối với phát triển nền nông nghiệp chất
lượng cao cũng vô cùng quan trọng trong, thể hiện qua các chính sách
hỗ trợ nhằm xóa đói giảm nghèo và giúp đỡ nông dân trong phát triển
sản xuất nông sản có quy mô lớn, sản xuất theo quy hoạch; thực hiện
hợp đồng bán sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu;
chính sách hỗ trợ nông dân mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất,
sơ chế, chế biến, bảo quản... nhằm nâng cao năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, với sự hợp tác, nỗ lực từ
nhiều phía là cơ sở để xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao, từ
đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản góp phần xây dựng
nền nông nghiệp ở các nước sớm đi lên sản xuất hàng hóa lớn và có
thương hiệu quốc gia mạnh trên thị trường nông sản thế giới.
Nông nghiệp chất lượng cao gắn với phát triển bền vững
Phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Khái niệm
về phát triển bền vững được đưa ra với sự động thuận cao của các
quốc gia trên thế giới là: “Phát triển bền vững là quá trình có sự kết

hợp chặt chẽ, hợp lý và hai hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, đó là:
phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”
3

Phát triển nông nghiệp bền vững là một cấu thành quan trọng của phát
triển bền vững. Phát triển nông nghiệp bền vững được hiểu một cách
khái quát là: nâng cao chất lượng môi trường và nguồn lực được dùng
trong nông nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu nông sản cho con người và
nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp, đảm bảo khả thi về kinh tế đi
đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân và ngông thông
trong dài hạn.

9


Nền nông nghiệp chất lượng cao gắn với phát triển bền vững là nền
nông nghiệp phát triển trên cơ sở thâm canh cao nên nông nghiệp chất
lượng cao cũng được xác định như một giải pháp đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững khi đồng thời hướng tới các mục tiêu hiệu quả cao
về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Một số loại hình sản xuất của
nông nghiệp chất lượng cao như: nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, nông nghiệp hữu cơ, canh tác sinh học - canh tác sinh thái… đều
chú trọng không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật
nuôi mà còn đảm bảo để hệ môi trường sinh thái được cải thiện, bảo
vệ một cách tích cực.
Tại Việt Nam, trong những giai đoạn vừa qua, quá trình công nghiệp
hoá, đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, tạo nên áp lực ngày càng cao
trong khai thác, sử dung các nguồn tìa nguyên, đặc biệt tài nguyên đất,
nước…. Trong bối cảnh đó, nông nghiệp chất lượng cao là yêu cầu
phát triển tất yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm

thiểu các áp lực trong khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường sinh thái.
4)

4

Một số nền nông nghiệp chất lượng cao trên thế giới
Nền nông nghiệp Israel
Nền nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp
điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là
một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng
đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích
đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước
hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm
2014, 24,2% diện tích Israel là đất nông nghiệp. Hiện nay,
nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu.
Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực
lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu
cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập
khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường.

- Thành tựu của nền nông nghiệp:
10


• Hình thức tổ chức nông nghiệp:
Phần lớn nông nghiệp của Israel được tổ chức theo hình thức hợp tác
xã, hình thành từ các thập kỷ đầu của thế kỷ 20. Thúc đẩy bởi cả ý
tưởng và hoàn cảnh thực tế, các nhà tiên phong đã tạo ra hai hình thức
nông nghiệp mới: kibbuttz, một cộng đồng tập thể với phương tiện sản

xuất chung và mỗi thành viên được hưởng lợi ích từ công việc của
chính mình, và moshav, kiểu hợp tác xã của làng trong đó mỗi thành
viên sử dụng đất của mình để sản xuất, nhưng đầu vào và đầu ra (kể cả
marketing) được thực hiện tập thể, theo một đầu mối. Cả hai hình thức
lao động tập thể này đều được tạo ra để hiện thực hóa giấc mơ cộng
đồng nông nghiệp dựa trên bình đẳng xã hội, hợp tác và tương trợ lẫn
nhau. Ngày nay, sản lượng nông nghiệp của các hợp tác xã này vẫn
chiếm đa số áp đảo trong sản xuất nông nghiệp, kể cả phục vụ thị
trường nội địa lẫn xuất khẩu.

• Quản lý đất đai
Đất đai ở Israel được nhà nước quản lý rất chặt chẽ và được tận dụng
triệt để. Nhà ở của dân thì xây trên các triền núi đá, còn đất đồng bằng
tuyệt đối sử dụng cho trồng trọt và canh tác. Israel đi tiên phong trên
thế giới trong lĩnh vực cải tạo đất hoang mạc, sa mạc thành đất nông
nghiệp trù phú. Có thể hiểu đơn giản quy trình này như sau: San bằng
đất hoang mạc, sỏi đá; Phủ lên đó 1 lớp đất dày, ít nhất là 1/2 m;
Trồng các loại cỏ hoặc cây dại không cần tưới nước khoảng từ 3-5
năm, để biến đất chết thành đất màu. Sau quá trình cải tạo này, đất
hoang mạc biến thành đất nông nghiệp và được giao cho các chủ đất
(nhà đầu tư) để tiến hành sản xuất. Do vậy, bước vào thế kỷ 21, Israel
là nước duy nhất trên thế giới đã mở rộng được diện tích rừng và quỹ
đất nông nghiệp.

• Đầu tư R&D và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản
xuất nông nghiệp
Các ứng dụng R&D có định hướng trong nông nghiệp đã được tiến
hành tại Israel từ đầu thế kỷ 20. Lĩnh vực nông nghiệp hiện nay của

11



nước này hầu như gắn chặt với khoa học và công nghệ, với các tổ
chức Chính phủ, các viện nghiên cứu, công nghiệp và hợp tác xã. Tất
cả phối hợp với nhau nhằm tìm kiếm các giải pháp để giải quyết các
vấn đề trong nông nghiệp mà nước này gặp phải. Đối mặt với hàng
loạt các vấn đề, từ giống di truyền, kiểm soát bệnh dịch tới canh tác
trên đất cằn, R&D trong nông nghiệp của Israel đã phát triển các công
nghệ để tạo ra sự biến chuyển ngoạn mục không chỉ trong số lượng
mà cả chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của đất nước. Các phát
kiến nổi tiếng của Isreal được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động nông
nghiệp có thể kể đến như: công nghệ tưới nhỏ giọt, kén tồn trữ lương
thực, kiểm soát côn trùng theo phương pháp sinh học, công nghệ chăn
nuôi bò sữa công nghiệp, sản xuất thực phẩm từ khí nhà kính… Chìa
khóa của thành công này là nhờ các thông tin hai chiều giữa bản thân
các nhà khoa học và các nhà nông. Thông qua mạng lưới dịch vụ mở
rộng nông nghiệp (và sự tích cực tham gia của nhà nông vào toàn bộ
tiến trình R&D), các vấn đề trong nông nghiệp được chuyển trực tiếp
tới các nhà nghiên cứu để kiếm tìm giải pháp. Từ đó, các kết quả
nghiên cứu khoa học cũng được nhanh chóng chuyển tới đồng ruộng
để thử nghiệm, thích nghi và điều chỉnh.
Israel là nước hàng đầu về xuất khẩu các thực phẩm được trồng trong
nhà kính. Israel xuất khẩu hơn 1,3 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp mỗi
năm, ngoài ra còn xuất khẩu 1,2 tỷ USD các sản phẩm và công nghệ
đầu vào cho nông nghiệp.
Nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng sản lượng, cải thiện chất lượng và
tiết kiệm nhân công, các sáng chế về máy móc nông nghiệp cũng như
thiết bị điện tử phụ trợ đã được ra đời và áp dụng nhanh chóng và rộng
rãi vào đời sống. Đặc biệt là các máy móc, thiết bị phục vụ đất trồng
trọt, chống xói mòn, các máy gieo hạt, thu hoạch và các thiết bị phù

hợp cho thâm canh tăng vụ, tưới tiêu (tự động hóa)… Nhiều thiết bị tự
động khác cũng được sử dụng trong chăn nuôi như máy vắt sữa, máy
thu hoạch trứng, các hệ thống cho ăn tự động… và các máy móc phục
vụ sau thu hoạch như máy phân loại sản phẩm, máy đóng gói, hệ

12


thống kho trữ và đặc biệt là hệ thống vận tải chuyên biệt. Những công
nghệ phát triển trong nước cũng chú trọng tới việc kiểm soát bón phân
tự động hóa (thông qua hệ thống máy tính), có thể bón phân qua nước
tưới tiêu, các biện pháp kiểm soát độ ẩm, tạo môi trường trong lành
cho trồng hoa, các thực phẩm trái mùa…

• Quản lý nhà nước về nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp Israel hỗ trợ và kiểm soát toàn bộ các hoạt động nông
nghiệp của đất nước, gồm cả việc duy trì các tiêu chuẩn cao đối với
các sản phẩm cây trồng và vật nuôi, đề ra các kế hoạch thúc đẩy, phát
triển nông nghiệp thông qua các hoạt động nghiên cứu và thị trường
(kể cả marketing). Từ nhiều năm nay, nông nghiệp Israel được Chính
phủ nước này kiểm soát chặt chẽ thông qua hệ thống trợ cấp sản xuất
và định mức nước tiêu thụ cho mỗi mùa vụ. Hiện nay, nước này cũng
kiểm soát định mức sản xuất và chất lượng của một số sản phẩm nông
nghiệp như sữa, trứng, gà con và khoai tây.
Các chương trình nghiên cứu nhằm gia tăng lượng nước để tưới tiêu
cũng đang được tiến hành, chủ yếu thông qua tăng lượng nước mưa
(tạo mưa nhân tạo), khử mặn trong nước và sử dụng các hệ thống lọc
nước để tái sử dụng. Các nghiên cứu mới đã dẫn tới việc khai thác
nước mặn ở các bể chứa nước khổng lồ tại sa mạc Negrev, dùng cho
một số giống cây phù hợp.


Cũng như nhiều nước khác, nông nghiệp Israel cũng phải chịu áp lực
bởi lượng nhân công phục vụ trong lĩnh vực này ngày càng ít đi (giảm
40% từ năm 1960 tới năm 1996). Mặc dù vậy, lượng nhân công ít ỏi
trong nông nghiệp ngày nay lại đem lại sản lượng lớn hơn so với trước
kia. Trong đầu những năm 1950, một nông dân có thể cung cấp đủ
lương thực cho 17 người thì vào năm 1994, mỗi người trong số họ đã
có thể nuôi được 90 người.

13


Nền nông nghiệp Mỹ
Nước Mỹ có ngành nông nghiệp tân tiến, hiện đại nhất thế giới. Lao
động nông nghiệp chiếm khoảng 1% trong tổng dân số 322 triệu
người Tính đến tháng 4-2014, lực lượng lao đông Mỹ, ( labor force ),
gồm có tổng số 155 triệu ,421 nghìn người, trong đó, lao động nông
nghiệp có 1 triệu,879 nghìn người, chiếm tỷ lệ khoảng 0,7%. Đất đai
Mỹ có diện tích 9,161,923 km2, trong đó, đất khả canh chiếm
18,1%. Theo thống kê nông nghiệp, công bố trong tháng 2 năm 2014 ,
thì năm 2012, tổng số nông trại ở Mỹ có 2,109,363 cái, trung bình mỗi
trại có diện tích 434 acres, ( 1 acre = 0.4015 ha ). Năm 2012, tổng giá
trị nông phẩm đạt $394.6 tỷ, tăng 33% so với năm 2007, trong đó thu
về các sản phẩm trồng trọt $219.6 tỷ, sản phẩm chăn nuôi đạt $171.7
tỷ.
5

Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về xuất cảng nông phẩm, xuất cảng đậu
nành đạt $24.7 tỷ, chiếm 50.5%, bắp, đạt kim ngạch $9.3 %, luá mi
$8.2 tỷ, chiếm 18% thị phần xuất cảng nông phẩm của toàn thế

giới.Từ năm 1960 đến năm 2014, Mỹ luôn luôn có thặng dư về mậu
dịch nông nghiệp, xuất khẩu nông nghiêp năm 2012 đạt $141.3 tỷ, và
ước tính năm 2014 đạt $149.5 tỷ, chiếm hơn 10% tổng số kim ngạch
xuất khẩu của toàn ngành và thặng dư mậu dịch nông nghiệp lên đến
trên $ 38.5 tỷ.

- Thành tựu của nền nông nghiệp:
• Cơ giới hóa nền nông nghiệp
Vào đầu thế kỷ 20, phải có 4 nông dân mới sản xuất nông phẩm đủ
nuôi cho 10 người, ngày nay, một nông dâm Mỹ có thể cung cấp đủ
lương thực nuôi 100 người Mỹ và 32 người đang sống tại các nước
trên thế giới.
Cơ giới hoá nông nghiệp được thực hiện rất sớm tại Hoa kỳ, nhưng
phát triển manh nhất là vào những thập niên 1940 đến thập niên 1970,
thời kỳ kết hợp cơ giới với việc sử dụng phân hoá học, cải tiến hạt
giông và là giai đoạn thực hiện cách mạng xanh. Năm 1907, cả nước

14


chỉ có 600 máy kéo, đến năm 1950 , số máy kéo lên đến 3,400,000
cái. Chi phí máy móc chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tồng chi phí đầu tư
vào sản xuất nông nghiệp. Có những máy liên hoàn , kết hợp máy kéo
với máy cày, máy gieo trồng, máy gặt, rất hiện đại giá mỗi cái giá
$100,000. Cơ giới hoá gần như thay thế sức người, sức vật tại Mỹ. Sự
kết hợp cơ giới với cải tiến trong kỹ thuật canh tác và chế biến nông
sản đang làm thay đổi phương pháp sản xuất và phân phối lương thực
tại Mỹ và tại các nước trên toàn thế giới.
Nhờ cơ giới hoá và cải thiện kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi gia
súc, sản lượng nông nghiệp tăng lên đến 75% mỗi năm, giải quyết

được nạn thiếu hụt thực phẩm trên thế giới. Cơ giới hoá là một bước
tiến rất lớn trong ngành nông nghiêp Mỹ và các nước trên toàn thế
giới.

• Ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp
Trên thế giới, kỹ thuật trông cây GMC đã áp dụng từ năm 1996 trên
diện tích 17 triêu ha, đến năm 2013 diện tích trông cây GMC tăng lên
100 lần với diện tích 175 triêu ha. Năm 2012 , nước Mỹ có 69.5 triệu
ha cây trồng biến đổi gen, bao gồm đâu nành, bắp, bông vài, củ cải
đường, đu đù và vài loại hoa màu khác. Hiện nay, tỷ lệ đất trồng cây
biến đổi gen chiếm một tỷ lệ rất lớn, 98% với củ cải đường, 91% với
đậu nành, 88% với bông vải, và 85% đối với bắp.
Nhờ tạo được cây trồng chuyển đổi gen, có đặc tính mới, như chiu
được khí hậu lạnh hoặc nóng, trồng đưọc trên đất mặn, có đặc tính
chống được sâu bệnh, chống cỏ dại, kéo dài thời gian bảo quản, nông
sản thu hoạch nhiều và lâu hư thối Điểm nổi bật là loại cây trông
GMC cải thiện được môi trường vì ít dùng thuốc trừ sâu, ít dùng thuốc
diệt cỏ, khí hậu bớt ô nhiễm, giảm bớt lượng CO2 .Nông dân ít tiếp
xúc hoá chất, người tiêu thụ được hưởng thức ăn bổ dưỡng hơn, thực
phảm ít chứa chất độc hại.

15


Theo ước tính từ giai đoạn 1996 đến 2012 , nhờ áp dụng trồng cây
GMC, thu nhâp đã gia tăng $117 tỷ, trong đó 58% do giảm chi phí sản
xuất, 42% do tăng năng suất.
Việc áp dụng kỹ thuật sinh học trong nông nghiệp có nhiểu mặt tích
cực, tuy nhiên cũng có một số tiêu cực đang bàn cãi như làm thay đổi
đặc tính thiên nhiên, làm gia tăng dị ứng do cây trồng mới mang lại,

một số vi trùng gây bệnh sẽ kháng lại thuốc chữa trị. Mặt khác, kỹ
thuật trồng cây GMC theo diện đại trà, đã làm cho các công ty chuyên
cung cấp giống, như Monsanto, Syngenta, thu được một số tiền lời
quá lớn, lợi tức phân bổ không cân đối giữa các công ty cung cấp hạt
giống và nông dân sản xuất.
Nước Mỹ sẽ là vựa lương thực, cung cấp, nuôi sống dân sô của toàn
thế giới. Với sức mạnh của nông nghiệp Mỹ, trong tương lai, ngành
nông nghiệp Mỹ sẽ là một khí giới bảo vệ nước Mỹ. Sức mạnh của
nông nghiệp Mỹ, một ngày nào, có thể là khí giới mạnh hơn bất kỳ
loại khí giới nào hiện có trên thế giới.

Nền nông nghiệp Nhật Bản
Trước khi trở thành một trong vài nước công nghiệp hàng đầu thế giới,
Nhật Bản cũng là một nước nông nghiệp với tỉ lệ nông dân trong tổng
dân số tương đương với Việt Nam. Trước Minh Trị Duy Tân vào năm
1868, tới 80% dân số Nhật Bản làm nghề nông và lúa là nông sản
chính. Các phương pháp thâm canh cần nhiều lao động được phát triển
vì mỗi hộ gia đình chỉ có một diên tích ruộng hạn chế. Những đặc
điểm nông nghiệp này đã làm gia tăng các thông lệ trong canh tác
cũng như những tập tục ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn hóa Nhật Bản.
6

- Thành tựu của nền nông nghiệp:


Phát triển khoa học-kỹ thuật nông nghiệp

16



Để phát triển nông nghiệp, Nhật Bản coi phát triển khoa họckỹ thuật nông nghiệp là biện pháp hàng đầu. Nhật Bản tập
trung vào các công nghệ tiết kiệm đất như: tăng cường sử
dụng phân hoa học; hoàn thiện công tác quản lý và kỹ thuật
tưới tiêu nước cho ruộng lúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại
trà những giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét; nhanh chóng
đưa sản xuất nông nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng
suất...

Để phát triển khoa học-kỹ thuật nông nghiệp, Nhật Bản chủ
yếu dựa vào các viện nghiên cứu nông nghiệp của Nhà nước
và chính quyền các địa phương. Viện quốc gia về khoa học
nông nghiệp được thành lập ở cấp Nhà nước là cơ quan có
trách nhiệm tổng hợp gắn kết toàn bộ các viện nghiên cứu cấp
ngành thành một khối. Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu
nông nghiệp cũng tăng cường liên kết nghiên cứu vối các
trường đại học, các xí nghiệp tư nhân và các hội khuyến nông;
liên kết vối các tổ chức này và các tổ chức của nông dân để
giúp nông dân tiếp cận công nghệ, trang thiết bị tiên tiến, giúp
tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng
ổn định.



Cải cách ruộng đất

Cải cách ruộng đất năm 1945 và 1948 đã tạo động lực kích
thích mạnh mẽ nông nghiệp phát triển, mở rộng việc mua bán
nông phẩm và tăng nhanh tích lũy.

Để duy trì, bảo vệ những vùng đất tốt dùng cho mục đích

nông nghiệp, năm 1969 Nhà nước đã ban hành Luật Cải tạo
và phát triển những vùng đất có khả năng mở rộng sản xuất

17


nông nghiệp. Đến năm 1970, Luật Đất đai nông nghiệp và
Luật Hợp tác xã nông nghiệp được sửa đổi bổ sung đã nối
rộng quyền hạn cho thuê, phát canh đất sản xuất nông nghiệp
cũng như quyền quản lý cho các tập đoàn và các hợp tác xã
(HTX) nông nghiệp. Năm 1975, Nhật Bản quyết định thực
hiện chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện, bao gồm:
đảm bảo an toàn lương thực; xem xét lại chính sách giá cả;
hoàn thiện cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh các công trình phúc lợi
trong các làng xã. Đồng thời chương trình "Đẩy mạnh sử
dụng đất nông nghiệp" được triển khai. Chương trình này
được bổ sung vào năm 1980, và nhờ vậy nó giữ vai trò quan
trọng trong việc hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Từng hộ sản xuất riêng lẻ, vối quy mô quá nhỏ thì không thể
có đủ điều kiện kinh tế và kỹ thuật để HĐH quá trình sản xuất
nông nghiệp hàng hóa lớn. Năm 1995 số lượng nông trại giảm
791 nghìn cái (giảm 18,7%) so vối năm 1985. Quy mô ruộng
đất bình quân của một nông trại có sự thay đổi theo hướng
tích tụ ruộng đất vào các trang trại lớn để tăng hiệu quả sản
xuất. Xu hướng này thể hiện rõ nhất trong giai đoạn 19901995, qui mô đất lúa bình quân/hộ tăng từ 7180m2 lên
8120m2.




Phát triển sản xuất có chọn lọc, nâng cao chất lượng nông sản

Bước ngoặt của chính sách nông nghiệp của Nhật Bản thực sự
bắt đầu khi Luật Nông nghiệp cơ bản được ban hành vào năm
1961, với hai phương hướng chính sách chủ yếu: Phát triển
sản xuất có chọn lọc, cụ thể là đẩy mạnh sản xuất những sản
phẩm có nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng và giảm sản xuất
những nông phẩm có sức tiêu thụ kém; Hoàn thiện cơ cấu
nông nghiệp, kể cả việc phát triển những nông hộ và HTX có
năng lực về quản lý kinh doanh và canh tác.

18


Trong những năm 1960 và 1970, sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế Nhật đã đẩy thu nhập của nhân dân tăng đáng kể.
Cũng trong thời gian này, lao động trong nông nghiệp giảm
xuống khoảng 50%, song năng suất lao động lại tăng bình
quân hàng năm 5-8% nhờ tăng cường cơ giới hoa và cải tiến
quy trình kỹ thuật. Đây là tỷ lệ tăng bình quân cao nhất ở
những nước phát triển.

Các ngành thực phẩm chế biến phát triển, giúp cho người dân
sống ở nông thôn có thêm nhiều việc làm, thu nhập được cải
thiện, do đó Nhật Bản đã tạo cho mình một thị trường nội địa
đủ lốn cho hàng hoa công nghiệp tích lũy lấy đà chuyển sang
xuất khẩu. Khi sản xuất hàng hóa lớn phát triển, Nhật Bản tập
trung đất đai, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển nông hộ
lớn hoặc trang trại để tạo điều kiện cơ giới hóa, tăng năng suất
lao động, tăng khả năng cạnh tranh.




Phát triển các hợp tác xã và các tổ chức kinh tế hợp tác xã dịch
vụ

Hợp tác xã có vị trí rất quan trọng trong phát triển nông
nghiệp ở Nhật Bản. Hầu hết những người nông dân đều là xã
viên của HTX nông nghiệp. Chính phủ rất coi trọng thể chế
vận hành các HTX nông nghiệp và đã ban hành, thực hiện
nhiều chính sách giúp đỡ phát triển, không ngừng mở rộng
quy mô sản xuất nhằm giúp người nông dân thoát khỏi cảnh
đói nghèo và cùng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Theo
Luật Hợp tác xã nông nghiệp, năm 1972 Liên hiệp các HTX
nông nghiệp quốc gia Nhật Bản chính thức được thành lập và
được Chính phủ giao thực hiện các mục tiêu về phát triển
nông nghiệp và nông thôn. Hệ thống HTX nông nghiệp Nhật
Bản được phân làm 3 cấp, hoạt động vối tôn chỉ dựa vào sự

19


nỗ lực hợp tác giữa các HTX nông nghiệp cấp cơ sở, các liên
đoàn cấp tỉnh và cấp trung ương tạo thành một bộ máy thống
nhất hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Vai trò của
các HTX và tổ chức kinh tế HTX dịch vụ đã thúc đẩy quá
trình tích tụ, tập trung ruộng đất và chuyên môn hóa sâu theo
hướng thương mại hóa trong nông nghiệp nước này.

Nền nông nghiệp VIỆT NAM

1Vai trò nông nghiệp với nền kinh tế Việt Nam
7 Nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) hàng năm của Việt Nam
Để nghiên cứu vai trò của SX nông nghiệp đối với tăng trưởng
GDP ở Việt Nam ta quan sát số liệu từ năm 2000 đến 2014 và sử
dụng mô hình định lượng như sau:
a) Số liệu năm 2000 – 2014
Bảng 1 ghi lại giá trị Tổng sản phẩm quốc nội GDP, ước tính theo
giá hiện hành của quý I năm 2015 và Tổng giá trị SX nông nghiệp
theo các năm 2000 – 2015
II.

Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

GDP ước tính
theo giá hiện
hành (quý I
2015) (tỷ đồng)
441646
474855
527056
603688

713071
837858
973791
1211806

Giá trị SX
nông
nghiệp (tỷ
đồng)
108203,27
110166,36
121222,88
136071,28
155520,79
176955,61
198653,36
245996,62

20

Cơ cấu của giá
trị SX nông
nghiệp/ GDP
(%)
24,50
23,20
23,00
22,54
21,81
21,12

20,40
20,30


2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

1478695
1645481
1980914
2535008
2950684
3584261
3937856

326791,60
344070,08
407672,10
557955,26
580399,54
658787,17
713539,51

22,10
20,91

20,58
22,01
19,67
18,38
18,12

Bảng 1: Tổng sản phẩm quốc nội GDP và tổng sản phẩm
nông nghiệp năm 2000 - 2014
(nguồn:
Tổng
cục
thống
kê,
trang
web
/>Theo bảng trên, giá trị SX nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn trong
tổng sản phẩm quốc nội, từ 18 – 20%. Có thể nhận xét rằng theo lộ
trình công nghiệp hóa của đất nước, cơ cấu SX nông nghiệp với tổng
sản phẩm SX trong nước giảm nhẹ, nhưng vẫn ở tỉ lệ cao (18,2% năm
2014)

b) Phân tích vai trò của SX nông nghiệp đến GDP hàng năm và
tăng trưởng GDP – mô hình kinh tế lượng giản đơn
Sử dụng phân tích kinh tế lượng ta ước lượng sự phụ thuộc GDP
của VN hàng năm vào 2 Biến Giá trị SX nông nghiệp (NN)

- Biến Giá trị GDP bị giảm trong những năm Việt Nam chịu ảnh
hưởng từ khủng hoảng kinh tế (từ năm 2008) (KH). Biến KH là
biến giả , nhận giá trị “0” khi Việt Nam chưa chịu khủng hoảng
kinh tế, giá trị “-1” trong những năm khủng hoảng.

Mô hình hồi quy lý thuyết:

Trước hết ta có bảng các mẫu số liệu sau:

21


GDP
44164
6
47485
5
52705
6
60368
8
71307
1
83785
8
97379
1
12118
06
14786
95
16454
81
19809
14

25350
08
29506
84
35842
61
39378
56

NN
108203
,3
110166
,4
121222
,9
136071
,3
155520
,8
176955
,6
198653
,4
245996
,6
326791
,6
344070
,1

407672
,1
557955
,3
580399
,5
658787
,2
713539
,5

KH
0
0
0
0
0
0
0
0
-1
-1
-1
-1
-1
-1
-1

Sử dụng phần mềm phân tích Kinh tế lượng Gretl cho ta kết quả:
Model 1: OLS, using observations 1-15

Dependent variable: GDP
Heteroskedasticity-robust standard errors, variant HC1

22


coefficient std. error t-ratio p-value
------------------------------------------------------------const
-223263
42677.3
-5.231 0.0002 ***
NN
6.04241
0.270263 22.36 3.78e-011 ***
KH
287398
74919.7
3.836 0.0024 ***
Mean dependent var 1593111 S.D. dependent var 1162649
Sum squared resid 1.51e+11 S.E. of regression 112256.4
R-squared
0.992009 Adjusted R-squared 0.990678
F(2, 12)
463.3911 P-value(F)
4.36e-12
Kết quả cho ta hệ số
Vậy, SX nông nghiệp đóng góp một phần lớn trong tăng trưởng
GDP của VN, khi giá trị SX nông nghiệp tăng 1 tỷ đồng thì trung
bình tổng sản phẩm quốc nội tăng 6.04 tỷ đồng. Trong những năm
Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế (từ năm 2008)

trung bình tổng sản phẩm quốc nội bị giảm do chịu ảnh hưởng
khủng hoảng là 287398 tỷ đồng.
Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế
biến
8

Chế biến nông sản, thực phẩm là chế biến sản phẩm của ngành
trồng trọt và chăn nuôi. Muốn có nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến phải phát triển nông nghiệp. Ta xét số liệu sản
lượng cây công nghiệp của nước ta năm 2014:
Cây công
nghiệp
Chè (búp)

phê
(nhân)
Cao
su
(Mủ khô)

Sản lượng
(nghìn
tấn)
746.2
1055.8
660.0

23



Hồ tiêu
Hạt điều
Dừa

98.3
308.5
1095.1

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bên cạnh đó ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam
năm 2014 khai thác 2569,9 nghìn tấn, chế biến 2277.7 thành phẩm;
lâm nghiệp khai thác 12309,1 nghìn tấn gỗ.
Nông nghiệp có vai trò chủ đạo trong việc cung cấp đầu vào cho
các ngành công nghiệp chế biến.
Đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất thực chất là đảm bảo một trong
các yếu tố chủ yếu của sản xuất, nghiên cứu ưu nhược điểm trong
công tác cung cấp nguyên liệu đồng thời có biện pháp đảm bảo
cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại và quy cách phẩm chất.
Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu
trong nước, đảm bảo an ninh lương thực
9

Nhu cầu về lương thực thực phẩm là nhu cầu cơ bản, cần thiết nhất
trong
phát
triển
kinh
tế

hội.

Do đó, việc phát triển nền nông nghiệp Việt Nam thoả mãn các nhu
cầu về lương thực, thực phẩm trở thành điều kiện quan trọng để ổn
định xã hội, ổn định kinh tế. Bảo đảm nhu cầu về lương thực, thực
phẩm không chỉ là yêu cầu duy nhất của nông nghiệp, mà còn là cơ
sở phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế - xã hội.
Trong phạm vi ví dụ, ta sẽ phân tích sản lượng của lương thực
chính ở Việt Nam: lúa gạo. Theo ước tính của bộ nông nghiệp Mỹ
USDA, sản lượng lúa của Viêt Nam năm 2014 đạt 44,8 triệu tấn,
sản lượng gạo 28 triệu tấn. Việt Nam nhập khẩu phần lớn gạo từ
Căm-pu-chia và một lượng nhỏ gạo nếp từ Lào được dùng để đáp
ứng nhu cầu trong nước, do phần lớn gạo được trồng ở đồng bằng
sông Cửu Long hoàn toàn phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Kim
ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam từ Căm-pu-chia mùa vụ
2013/14 vẫn duy trì ở mức 100.000 tấn. Tuy không có số liệu chính

24


thức về lượng gạo nhập khẩu, vì lúa từ Căm-pu-chia được chuyển
vào Việt Nam phần lớn qua đường tiểu ngạch thông qua những
chiếc thuyền nhỏ, khiến cho việc theo dõi rất khó khăn, nhưng để
đáp ứng nhu cầu trong nước năm 2014 Việt Nam sản xuất được 28
triệu tấn gạo, so với kim ngạch nhập khẩu gạo từ Campuchia chỉ
100.000 tấn, nông nghiệp SX lúa gạo của Việt Nam đáp ứng hầu
hết nhu cầu trong nước, tạo nền tảng vững cahwcs cho phát triển an
ninh lương thực.

10 Nông nghiệp tạo việc làm cho bộ phận lớn lực lượng lao động

Việt Nam


Bảng sau gồm các số liệu về cơ cấu lao động theo ngành nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ giai đoạn 2000 – 2012:


cấu
lao
động
theo
ngành
(%)
2000
2001
2002
2003
2004

Nông
nghiệ
p

Công
nghiệ
p

Dịc
h vụ

62,2
60,3

58,6
57,2
56,1

13
14,5
15,4
16,8
17,4

24,8
25,1
26
26
26,5

25


×