Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

THỬ NGHIỆM mô HÌNH NUÔI lươn THƯƠNG PHẨM (MONOPTERUS ALBUS ZUIEW 1793) TRONG vèo BẰNG THỨC ăn VIÊN CÔNG NGHIỆP có bổ SUNG FUCTO OLIGOSACCHARIDE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.6 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

---   ---

ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NĂM 2018

THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN
(MONOPTERUS ALBUS ZUIEW 1793)
THƯƠNG PHẨM TRONG VÈO BẰNG THỨC ĂN VIÊN
CÔNG NGHIỆP CÓ BỔ SUNG
FUCTO - OLIGOSACCHARIDE

GVHD : ThS. NGUYỄN HỒNG LINH
SVTH : VÕ ANH ĐỨC
LỚP

: NÔNG HỌC

MSSV: :1611031078

Năm học 2018 - 2019


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU....................................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................................................... 2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................................... 3


1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................................................................................... 3
2. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN.................................................................................3
2.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI.......................................................................................................................... 3
2.2. TÍNH ĂN.......................................................................................................................................... 3
2.3. SINH SẢN........................................................................................................................................ 4
2.4. SINH TRƯỞNG............................................................................................................................... 4
2.5. TẬP TÍNH SỐNG............................................................................................................................. 4
3. CÁC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG LÊN TĂNG TRƯỞNG CỦA LƯƠN...........................................5
3.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC........................................................................................... 5
3.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC.......................................................................................... 5
4. SƠ LƯỢC VỀ FRUCTOOLIGOSACCHARIDE (FOS).......................................................................7
5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ FOS LÊN ĐỘNG VẬT THỦY SẢN........................................................7
6. TÌNH HÌNH NUÔI LƯƠN HIỆN NAY TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG............8
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................10
1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI..............................................................................10
2. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM....................................................................................................................... 10
2.1. HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM.............................................................................................................. 10
2.2. LƯƠN DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM............................................................................................ 10
2.3. THỨC ĂN VÀ CHO ĂN................................................................................................................. 10
2.4 CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ............................................................................................................. 11
2.5. CÁC CHỈ TIÊU CẦN THEO DÕI TRONG THÍ NGHIỆM................................................................11
2.5.1 THEO DÕI CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG....................................................................................11
2.5.2. CÁC CHỈ TIÊU THỦY LÝ HÓA CẦN PHÂN TÍCH......................................................................11
2.5.3. THEO DÕI TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG, NĂNG SUẤT VÀ FCR CỦA LƯƠN.....................12
3. CÁC CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.......................................................12
4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................... 1


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

1. Đặt vấn đề
Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu được báo cáo của Đại học Cần Thơ, Viện nghiên
cứu nuôi trồng thủy sản III, về sinh sản nhân tạo lươn thành công và Chi cục Thủy sản
Vĩnh Long đã ứng dụng, chuyển giao quy trình sản xuất lươn giống nhân tạo đã góp
phần chủ động nguồn giống cho việc nuôi thương phẩm của tỉnh Vĩnh Long và các
tỉnh lân cận. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói
riêng, nuôi lươn thương phẩm được nông hộ áp dụng nuôi khá phổ biến ở hình thức
nuôi lươn trong bể lót bạt, bể xi măng hình thức nuôi này thuận tiện trong việc cho ăn,
dễ quản lý, dễ kiểm soát trong môi trường bể nuôi, tuy nhiên trở ngại trong hình thức
nuôi này là phải có diện tích đất mặt bằng tương ứng quy mô nuôi, chi phí đầu tư xây
dựng bể nuôi cao và chi phí sản xuất cao do trong quá trình nuôi phải thay nước và
cung cấp nước hàng ngày cho bể nuôi, việc xử lý nguồn nước thải trong bể nuôi trước
khi xả thải ra môi trường bên ngoài thì khó khả thi (do quá trình nuôi phải thay nước
hàng ngày), hạn chế trong việc nuôi tăng năng suất.
Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi phần lớn người nuôi sử dụng thức ăn tươi sống,
hoặc thức ăn tự chế điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn, đồng
thời việc định kỳ bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng, kích
thích tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch tự nhiên của vật nuôi và làm tăng chi phí
đầu tư.
Vì thế, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng của động
vật thủy sản, kích thích sự tiêu hóa và hấp thu để tăng tốc độ tăng trưởng của vật nuôi
đang là vấn đề nhận được sự quan tâm hiện nay. Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về
chất kích thích miễn dịch lên động vật thủy sản trong đó có prebiotics. Prebiotics được
xem là chất kích thích hệ miễn dịch tự nhiên, kích thích tăng trưởng, tăng cường khả
năng kháng bệnh cho một số đối tượng thủy sản một cách hiệu quả (Chang, 2003).
Trong các loại prebiotics thông dụng hiện nay, sử dụng cho nông nghiệp và thủy sản
phổ biến là Inulin, Fructo-oligosaccharide (FOS), Mannan Oligosaccharide (MOS),
Galacto-oligosaccharide (GOS) đang được chú ý nhiều nhất. Ở Việt Nam, những
nghiên cứu về các chất prebiotic lên động vật thủy sản chưa được thực hiện nhiều.
Việc nghiên cứu ảnh hưởng của chất miễn dịch như Fructo-oligosaccharide lên các đối

tượng thủy sản là cần thiết.
Từ thực tế trên cho thấy rằng đề tài “Thử nghiệm mô hình nuôi lươn (Monopterus
albus Zuiew 1793) thương phẩm trong vèo bằng thức ăn viên công nghiệp có bổ
sung fructooligosaccharide” cần được thực hiện.

1


2. Mục tiêu của đề tài
Nhằm giúp cho nông hộ có thêm lựa chọn phương thức nuôi lươn thương phẩm mới
(nuôi vèo) giảm việc thay nước mô hình nuôi, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi
phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.
Tận dụng những ao nuôi có diện tích nhỏ (500m 2-1000m2) lựa chọn nuôi đối tượng có
giá trị kinh tế.
3. Nội dung nghiên cứu
Theo dõi các yếu tố môi trường nước mô hình thí nghiệm nuôi lươn vèo trong ao đất.
Xác định ảnh hưởng của FOS lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn.
Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi thí nghiệm.

2


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
(Trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích
những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, những kết quả nghiên cứu mới
nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, đánh giá những khác biệt về trình độ Khoa Học
và Công Nghệ (KH&CN) trong nước và thế giới, nêu được những gì đã giải quyết rồi,
những gì còn tồn tại, chỉ ra những hạn chế cụ thể, từ đó nêu được hướng giải quyết luận giải, cụ thể hóa được tính cấp thiết của đề tài và những vấn đề về (KH&CN) mà
đề tài đặt ra nghiên cứu).

2. Sơ lược đặc điểm sinh học của lươn
2.1. Vị trí phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993); Rainboth (1996), vị trí phân
loại của lươn đồng như sau:
Ngành

Chordata
Lớp

Actinopterygii
Bộ

Synbranchiformes
Họ

Synbranchidae
Giống
Loài

Monopterus
Monopterus albus, Zuiew 1793

Ở Việt Nam, lươn (Monopterus albus) phân bố rất rộng trong tự nhiên do có đặc tính
sinh lý, sinh thái phù hợp với điều kiện khí hậu từng vùng. Từ lâu, đối tượng này được
người dân nuôi phổ biến với nhiều mô hình nuôi khác nhau. Ở Đồng bằng sông Cửu
Long, nghề nuôi lươn bước đầu đang đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Lươn
là đối tượng rất kinh tế có tiềm năng phát triển nghề nuôi theo quy mô công nghiệp.
2.2. Tính ăn
Lươn có ruột ngắn, không cuộn khúc. Tỉ lệ chiều dài ruột so với chiều dài thân trung
bình 0,67%. Lươn đồng có miệng rộng, độ mở cửa miệng rất to, răng sắc bén, dạ dày

có dạng hình ống dài và vách dày nằm dọc theo chiều dài cơ thể nên lươn đồng là loài
ăn động vật và có thể ăn những thức ăn có kích thước lớn. Ngoài tự nhiên thức ăn chủ
yếu là cá, cua và tép (Lý Văn Khánh, 2008).
Theo Ngô Trọng Lư (2002), lươn là loài ăn tạp, thích ăn động vật có mùi tanh. Khi còn
nhỏ thức ăn của lươn là động vật phù du, khi trưởng thành thức ăn là động vật đáy
như: tôm, cá con, ấu trùng côn trùng thủy sinh, đặc biệt lươn thích ăn thức ăn có mùi

3


tanh. Tuy nhiên, tính ăn còn thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cơ thể, cơ
sở thức ăn trong môi trường sống. Ngoài ra, lươn còn có khả năng nhịn đói từ 1 - 2
tuần và trọng lượng có thể giảm đi một nửa.
Lươn có tập tính bắt mồi vào ban đêm. Khi kích cỡ không đồng đều và thiếu thức ăn
lươn có thể ăn lẫn nhau. Tốc độ tăng trưởng của lươn từ 25 - 28 0C, nhưng nhìn chung
tốc độ tăng trưởng chậm. Ở ngoài môi trường tự nhiên sau một năm lươn có thể đạt
trọng lượng 200 - 300 g/con. Trong điều kiện nuôi, sau 8 - 10 tháng lươn có thể đạt
kích cỡ khoảng 200 g/con (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004).
Khi nuôi trong ao, thức ăn tốt nhất cho lươn là giun đất. Ngoài ra, có thể cho lươn ăn
phế phẩm lò mổ… có thể tập cho lươn ăn cám, bã đậu, các loại rau quả băm vụn. Lươn
đồng có tính lựa chọn thức ăn rất cao, vì vậy cần phải thuần dưỡng, tập cho lươn quen
dần thức ăn ngay từ đầu.
2.3. Sinh sản
Lươn là loài có hiện tượng sinh sản lưỡng tính (trong tuyến sinh dục có cả tinh sào và
trứng xen kẽ lẫn nhau) . Ở miền Bắc nước ta, cỡ lươn nhỏ hơn 20cm hoàn toàn là cái,
cỡ 36 - 47cm lươn ở thời kỳ lưỡng tính, cỡ lớn hơn 54cm hầu hết là lươn đực
Ở miền nam mùa lươn đẻ chủ yếu là vào tháng 5 - 6 dương lịch, có thể đẻ vào mùa
phụ tháng 8 - 9 dương lịch.
Lươn làm tổ đẻ ở những nơi như bờ ruộng, ven kênh mương, bờ ao,… Trước lúc đẻ
lươn đực có tác dụng đào hang. Hang thường có hình chữ ‘U’ cao hơn mặt ruộng

khoảng 5 - 10cm.
Trước khi lươn cái đẻ, lươn đực còn có nhiệm vụ phun đầy bọt trong tổ để lươn cái đẻ
trứng lên đám bọt đó. Lúc đầu đám bọt có màu trắng, khi trứng sắp nở, đám bọt
chuyển sang màu vàng ngà. (Nguyễn Xuân Giao, 2009)
2.4. Sinh trưởng
Lươn 1 tuổi dài 27cm nặng 18 - 60g.
Lươn 2 tuổi dài 36 - 48cm nặng 40 - 100g.
Lươn con năm thứ nhất lơn nhanh về chiều dài, sang năm thứ hai trọng lượng tăng lên
là chủ yếu.
Ở miền Bắc nước ta con lớn 62cm nặng 300g, ở lòng chảo Điện Biên Phủ (Lai Châu)
có con lươn nặng 900g. Ở miền Nam có con nặng 1,5kg. (Nguyễn Xuân Giao, 2009)
2.5. Tập tính sống
Lươn thường thích ở nơi đất thịt pha sét, đất bùn. Màu sắc của lươn biến đổi theo môi
trường sống. Hang lươn lớn hay nhỏ tùy theo kích cỡ của lươn, hang có nhiều ngõ
4


ngách.
Lươn hoạt động mạnh vào mùa hè, hay đi kiếm ăn vào ban đêm, có khi sống thành
bầy đàn đi kiếm ăn. Theo nhân dân cho biết, lươn có thể sống được 2 - 3 tháng ở lớp
đất sâu dưới 1m ở ruộng khô nẻ, vì có thể nhờ vào cơ quan hô hấp phụ thở bằng họng,
da. (Nguyễn Xuân Giao, 2009)
3. Các nghiên cứu ảnh hưởng lên tăng trưởng của lươn
3.1 Những nghiên cứu ngoài nước
Theo Yang et al. (2000) đã báo cáo lượng protein và năng lượng thô là những nguyên
tố chính mà ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của lươn và mức độ thích hợp của hàm
lượng protein, lipid, khoáng, carbohydrat là 35,7%, 3 - 4%, 3%, 24 - 33% tương ứng.
Lươn nuôi sử dụng thức ăn tự chế tại nông hộ và thức ăn viên công nghiệp cho kết quả
hệ số FRC là 3,68 và 1,29 tương ứng với từng loại thức ăn. Ngoài ra Liu et al. (2000),
đề nghị rằng khẩu phần ăn tốt nhất đối với nuôi tăng trưởng lươn chứa lượng protein

35,7%, lipid 3 - 4%, glucose 23 - 24%, tỉ số giữa protein và năng lượng là 31,6% và
38,9%.
Theo Quingsong Tan and Ruiguo He (2007) lươn được nuôi với loại hình nuôi lồng, bè
tại vùng miền nam Trung Quốc và nhóm nghiên cứu đã báo cáo rằng khẩu phần ăn có
bổ sung vitamin E có ảnh hưởng đáng kể đến sự thành thục của lươn và bảo vệ mô từ
quá trình oxy hóa lipid. Khẩu phần ăn có bổ sung vitamin C có tác động đến đáp ứng
thể dịch, khẩu phần ăn có bổ sung vitamin D và A sẽ kích thích hiệu quả trong việc hấp
thu lượng Canxi ở lươn, nhóm tác giả này đề nghị mức độ cung cấp bổ sung các
khoáng chất A, E, C và E vào khẩu phần ăn của lươn nên là 14.000 IU/kg, 5000 IU/kg,
2200 mg/kg và 270 mg/kg.
Lươn được nuôi phổ biến trên thế giới với nhiều hệ thống nuôi khác nhau từ hệ thống
nuôi ao quảng canh, hệ thống nuôi ao/bể bán thâm canh tới hệ thống nuôi bể tuần hoàn
thâm canh (Gooley & McKinnon, 2004).
Nuôi lươn trong ao/bể khi nhiệt độ môi trường nước tăng lên sẽ làm tăng tỉ lệ trao đổi
chất ở lươn và kết quả ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của lươn. Lươn sẽ phát triển
tốt ở nhiệt độ trong phạm vi 24 - 260C (Heisnbroek, 1991).
Theo nghiên cứu của Rebecca A. Colo et al. (2014) ghi nhận ấu trùng giun đầu mốc
(Gnathostoma Spinigerum) ký sinh trên lươn sống được thu mẫu ở ngoài tự nhiên, từ
cơ sở nuôi và việc buôn bán ngoài chợ tại Thái Lan, Việt Nam và một vài quốc gia
Châu Á.
3.2 Những nghiên cứu trong nước
Lươn kiếm mồi bất kỳ thời gian nào trong ngày, nhưng thường bắt mồi vào ban đêm.

5


Những người khai thác lươn dựa vào tập tính này và tập trung đánh bắt lươn vào ban
đêm là chủ yếu. Có hai hình thức bắt mồi ở lươn: Bắt mồi thụ động: lươn không chủ
động đi tìm mồi mà nhô đầu lên miệng hang, chờ mồi bơi đến rồi đớp lấy; Bắt mồi chủ
động: lươn chủ động đi tìm mồi. Lươn rút vào bùn tìm bắt động vật nhỏ như: giun

nước, ấu trùng côn trùng, tôm, tép, cá con, ốc, hến, … (Phạm Văn Quỳnh, 2013).
Theo nghiên cứu của Viện Nuôi trồng thủy sản III (2010), thực nghiệm mô hình nuôi
lươn thương phẩm trên bể lót bạt tại nông hộ thuộc địa bàn huyện Châu Thành - tỉnh
An Giang và huyện Vĩnh Thạnh - thành phố Cần Thơ với thức ăn sử dụng lươn là ốc
bươu vàng kết hợp với thức ăn viên cho kết quả hệ số FCR trung bình là 6,1.
Thức ăn cho lươn nuôi thương phẩm có thể sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau, khi sử
dụng thức ăn viên công nghiệp hàm lượng protein của thức ăn là từ 30 - 35% với khẩu
phần cho ăn từ 1 - 3% trọng lượng thân, đối với thức ăn cho lươn ăn là thức ăn tươi
sống (cá tạp, cua, ruột ốc, phụ phẩm lò mổ, …) thì khẩu phần cho ăn từ 4 - 8% trọng
lượng thân. Khi cho ăn bằng thức ăn chế biến cần cung cấp một số chất bổ sung như
premix khoáng, vitamin và thức ăn phải được nấu chín để loại bỏ những kháng chất
dinh dưỡng cũng như giảm thiểu sự ô nhiễm nguồn nước từ sản phẩm thức ăn dư thừa.
Hàng ngày nên quan sát mức độ ăn của lươn để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, cho
lươn ăn vừa đủ, không để lươn bị đói nhưng cũng không cho thức ăn dư thừa sẽ gây ô
nhiễm nguồn nước nuôi hoặc lươn ăn nhiều quá sẽ bị bội thực và chết. Giai đoạn đầu
mới nuôi cho lươn ăn với mức khẩu phần thấp hơn khi lươn đã lớn (Nguyễn Văn
Khánh và ctv, 2012).
Theo báo cáo của La Ngọc Thạch (2014) khi nuôi lươn thương phẩm việc lựa chọn
nguồn giống thì quan trọng, lựa chọn lươn giống bằng cách quan sát ngoại hình, lươn
khỏe, đều cỡ, có màu sáng đặc trưng của loài, thân màu vàng có chấm rõ, không bị sây
sát, không bị mất nhớt, vận động co trườn nhanh nhẹn. Những con lươn có màu nhợt
nhạt, có khi màu vàng xanh hoặc xám tro thì chủ yếu là khó nuôi, tăng trưởng chậm.
Lươn giống trước khi thả vào bể nuôi phải được tắm trong dung dịch nước muối nồng
độ 3% từ 3 - 5 phút, tiến hành loại bỏ những con lươn yếu bơi lờ đờ, lươn bị sây sát
hoặc có dấu hiệu bệnh.
Thí nghiệm vể ảnh hưởng của các lợi thức ăn tăng trưởng của lươn được Hồ Thị Bích
Ngân (2008) tiến hành bố trí thí nghiệm trong 151 ngày với 3 nghiệm thức là thức ăn
công nghiệp, thức ăn chế biến và thức ăn tươi. Kết quả cho thấy, tăng trưởng về khối
lượng không có sự khác biệt có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nghiệm thức sử dụng thức
ăn tươi và nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến, giá trị SGR đạt 1,11% - 1,12%/ngày

cao hơn hẳn so với nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp 0,94%/ngày. Tỷ lệ sống
trung bình của lươn cao nhất ở nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến 91,5±5,3%, kế
đến đó là ở nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp 89,2±10,4% và thức ăn tươi

6


88,5±5,2%. Như vậy, loại thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ tươi sống của lươn nuôi.
Lươn có khối lượng là 1 gam có thể nuôi theo mô hình sử dụng giá thể là đất + lục
bình, ống PVC và nilon. Tuy nhiên kết quả về tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng về khối
lượng và chiều dài của lươn đồng ở nghiệm thức sử dụng giá thể là dây nilon tốt hơn
sử dụng giá thể là đất + lục bình và giá thể là ống PVC. (Trần Thị Bích Như và Dương
Hải Toàn, 2012).
4. Sơ lược về fructooligosaccharide (FOS)
Fructooligosarcharides là một prebitic có nguồn gốc thực vật; là hợp chất
oligosarchacides thuộc nhóm carbohydrat không được tiêu hóa bởi enzym; được tìm
thấy trong nhiều loại thực phẩm phư hành tây, măng tây, atiso, tỏi, lúa mì, chuối, cà
chua và mật ong. Cấu trúc hóa học của FOS bao gồm một phân tử đường glucose liên
kết với chuỗi fructose thông qua liên kết β(2,1) glucoside. Công thức tổng quát của
đường FOS là GFn, trong đó n là số nhóm fructose (n = 2 - 60) (Roberfroid and
Delzenne, 1998).
Kết quả của các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng của hợp chất oligosaccharide
như sau:
Gia tăng mật độ và chiều dài của nhung mao ruột và loại thải chúng ra ngoài theo
phân, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của những mầm bệnh này vào trong cơ thể để gây
bệnh. Vì vậy, tỉ lệ bệnh do vi khuẩn thấp và gia tăng tỷ lệ sống của vật nuôi.
Kết dính mầm bệnh vi khuẩn trong đường ruột và loại thải chúng ra ngoài theo phân,
giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của những mầm bệnh này vào trong cơ thể để gây bệnh.
Vì vậy, tỉ lệ bệnh do vi khuẩn thấp và gia tăng tỷ lệ sống của động vật nuôi
Tăng khả năng kháng bệnh do vi khuẩn

Trong nuôi trồng thủy sản FOS có thể được trộn vào thức ăn hoặc làm giàu thức ăn
tươi sống.
5. Một số nghiên cứu về FOS lên động vật thủy sản
Các nghiên cứu bổ sung FOS vào thức ăn cho đối tượng thủy sản chủ yếu được thực
hiện trên một loài cá kinh tế như cá rô phi (Oreochromis), cá Hồi vân (Onchorhynhus
mykiss), cá tầm (Huso huso), cá tra (Panggasianodon hypophthalmus) và tôm sú
(Penaeus monodon)….Tuy nhiên các kết quả thu được không giống nhau.
Nghiện cứu bổ sung FOS vào thức ăn của cá tra giống trong 90 ngày với liều lượng
0% (đối chứng), 0,5%, 1%, 1,5% và 2% đã cho thấy tỉ tiêu tăng trưởng tăng trọng
(WG), tăng dài (LG), tốc độ tăng trưởng theo ngày (DWG), tốc độ tăng trưởng đặc biệt
(SRG), tỉ lệ sống ở nghiệm thức 0,5% và 1% cao hơn các nghiệm thức còn lại và hệ số
tiêu tốn thức ăn thì thấp hơn. Hoạt tính các men tiêu hóa như amylase (ở dạ dày và
7


ruột), pepsine, chymontrisine và tổng vi khuẩn đường ruột ở nghiệm thức 0,5% và 1%
đều tăng cao hơn các nghiệm thức còn lại (p<0,05) (Lê Thị Mai Anh, 2013).
Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung FOS lên tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và sức khỏe của
tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) được Đặng Trần Tú Trâm nghiên cứu năm
2013. Với kết quả, sau 90 ngày bố trí thí nghiệm với các nồng độ bổ sung FOS là 0%,
0,1%, 0,2%, 0,4% và 0,8% thì không có sự sai khác về tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng
giữa các nghiệm thức (p>0,05). Tuy nhiên, số liệ về tỉ lệ sống, và các chỉ tiêu tăng
trưởng của tôm sú khi bổ sung 0,2% - 0,4% FOS vào thức ăn có xu hướng cao hơn so
với các nghiệm thức khác. Còn kết quả về các chỉ tiêu sinh lý cho thấy, khi bổ sung
FOS với liều 0,4% đã cải thiện được sức khỏe của tôm sú, các chỉ số gan tụy và cơ thịt
cao hơn so với các nghiệm thức khác (p<0,05).
Ảnh hưởng của FOS lên cá bống tượng đã được Renjie et al. (2010) nghiên cứu bổ
sung vào thức ăn ở mức 1,5% và 3% trong 30 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy tốc
độ tăng trưởng, số lượng hồng cầu trong máu và mức hemoglobin (Hb) của nhóm cá
có bổ sung FOS vào thức ăn tăng đáng kể (p<0,05) so với đối chứng. Ngoài ra, hoạt

động của enzyme tiêu hóa trong dạ dày và ruột (protease, lipase và amylase) của nhóm
có bổ sung FOS vào thức ăn cũng tăng (p<0,05) so với nhóm đối chứng.
Bổ sung fructooglisaccharides chuổi ngắn (ScFOS, Profeed 95%) trong 8 tuần với liều
lượng 0 g/kg, 0,4 g/kg, 0,8 g/kg, 1,2 g/kg và 1,6g/kg thức ăn cho thấy ScFOS có hiệu
quả trong việc gia tăng vi sinh đường ruột, tăng tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng đối với
tôm thẻ chân trắng và hiệu quả cao nhất khi bổ sung 0,4 g/kg thức ăn (Zou et al.,
2007).
Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy, khi bổ sung FOS vào thức ăn cho đối tượng thủy
sản đã làm gia tăng tốc độ tăng trưởng cũng như tỉ lệ sống của đối tượng nuôi. Đồng
thời các chỉ tiêu sinh lý và hoạt tính của enzyme tiêu hóa cũng có sự gia tăng khi bổ
sung FOS vào thức ăn. Tùy theo đối tượng nuôi, giai đoạn phát triển mà nồng độ FOS
bổ sung vào thức ăn khác nhau.
6. Tình hình nuôi lươn hiện nay tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Ở Đồng Tháp, nghề nuôi lươn đặc biệt phát triển mạnh ở Tam Nông, toàn huyện có
trên 200 hộ nuôi với hơn 1.200 bể, đa phần bể đều có diện tích từ 10 - 15m 2, phần lớn
là bể xi măng là chủ yếu theo phương thức nuôi lươn sử dụng bắp làm giá thể, con
giống chủ yếu được thu gom từ tự nhiên, thức ăn cho lươn đa số sử dụng thức ăn tự
chế (phối trộn giữa cá tạp, ốc bươu vàng và thức ăn công nghiệp).
Ở thành phố Cần Thơ, mô hình nuôi lươn hiện nay chủ yếu là nuôi trong bể lót bạt, tập
trung ở các huyện: Vĩnh Thạnh (839 bồn), Cờ Đỏ (187 bồn), mùa vụ nuôi lươn quanh
năm. Nguồn lươn giống phần lớn thu gom từ tự nhiên. Lươn giống bán nhân tạo đã

8


được nhiều địa phương trên địa bàn thành phố nghiên cứu và cho sinh sản thành công
như Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn lươn giống này vẫn
còn hạn chế do giá lươn giống cao (kích cỡ 1.000 con/kg giá bán từ 2000 - 3.500
đồng/con) và nguồn giống không đủ cung cấp cho nuôi thương phẩm. Theo ghi nhận
từ các hộ nuôi với giá lươn thịt từ 100.000 - 125.000 đồng/kg, người nuôi lươn thu lợi

nhuận từ 39.000 - 55.000 đồng/kg lươn thương phẩm (Trung tâm khuyến nông khuyến
ngư Thành phố Cần Thơ, 2015).
Riêng ở Vĩnh Long, Theo chi cục thủy sản Vĩnh Long 2017 diện tích nuôi lươn thương
phẩm ngày càng thu hẹp do lợi nhuận thấp và rủi ro cao (so với sản xuất lươn giống)
nên nhiều hộ nuôi lươn thương phẩm chuyển sang sản xuất lươn giống. Hiện nay, tổng
diện tích nuôi lươn thương phẩm chỉ đạt diện tích 5.300 m2 tập trung chủ yếu ở Long
Hồ, Mang Thít và Tam Bình. Các hộ nuôi lươn thương phẩm đa số để cung cấp lươn
hậu bị cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh. Còn đối với tình hình sản xuất giống,
hiện toàn tỉnh có 22 cơ sở sản xuất lươn giống với diện tích là 2,56 ha tập trung chủ
yếu ở Long Hồ, Mang Thít và Tam Bình. Sản lượng giống lươn hàng năm cung cấp
cho thị trường là khoảng 8 triệu con.

9


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Thời gian thí nghiệm: 5 tháng
Địa điểm thực hiện: tại Trại giống thủy sản Vĩnh Long, xã Tân Hội, Thành phố Vĩnh
Long
2. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 3 lần lặp
lại. Cả 2 nghiệm thức đều sử dụng thức ăn viên công nghiệp 40% đạm
Nghiệm thức 1: Không có bổ sung FOS vào thức ăn trong suốt giai đoạn nuôi
Nghiệm thức 2: có bổ sung 1% FOS vào thức ăn suốt giai đoạn nuôi.
2.1. Hệ thống thí nghiệm
Ao đất được chọn là những ao nuôi có vị trí thuận lợi gần hệ thống thủy lợi dễ dàng
cho việc cung cấp nước cho ao, ao nuôi có diện tích 500m2, độ sâu tối thiểu từ 1m.
Thí nghiệm được bố trí trong 6 vèo/lồng đặt trong ao với quy cách vèo 2m 2 (1m x 2m x
1m). Đáy giai lưới đặt cách đáy ao ít nhất 0,5m để nước lưu thông hạn chế ô nhiễm,

mực nước trong vèo sâu 0,5m. Nước trong ao được trao đổi một tháng 2-3 lần, theo
thủy triều.
Hệ thống vèo thí nghiệm cần thiết làm thành 2 hệ thống: 1 hệ thống mắt lưới nhỏ phù
hợp với giai đoạn nhỏ, và 1 hệ thống lưới mắt to cho giai đoạn sau khi nuôi 1 tháng vì
nếu sử dụng hệ thống lưới mắt nhỏ đến giai đoạn lớn sẽ dễ bị tắc nghẽn do thức ăn
thừa và chất cặn bã tiết ra từ đối tượng nuôi bám vào thành lưới ảnh hưởng đến trao
đổi nước, khí trong vèo nuôi.
2.2. Lươn dùng trong thí nghiệm
Lươn giống bố trí thí nghiệm được mua từ cơ sở sản xuất giống lươn nhân tạo. Lươn
giống có kích thước tương đối đồng đều, màu sắc tốt, hoạt động bơi lội nhanh nhẹn.
Do lươn được bố trí trong vèo nên cần chọn lựa lươn có kích cỡ lớn để thuận tiện trong
quản lý, khối lượng trung bình khoảng 10g/con.
Con giống sau khi mua về được tắm với dung dịch nước muối 0,3% và được trữ trong
bể từ 7-10 ngày trước khi bố trí thí nghiệm.
2.3. Thức ăn và cho ăn
Khi bố trí lươn vào vèo khoảng 10 ngày đầu lươn được cho ăn bằng cá tạp + thức ăn
viên protein (40%) để tập ăn.
Sau thời gian 10 ngày sẽ cho lươn ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp với mức
10


protein 40% + bổ sung FOS vào khẩu phần ăn của lươn ở nghiệm thức 2. Lươn được
cho ăn với khẩu phần ăn 5% trọng lượng thân/ngày, lươn được cho ăn 2 lần/ngày, thời
gian cho ăn là lúc 8h sáng và 18h tối hằng ngày.
Thức ăn viên sẽ được phun qua một lớp FOS (đã pha loãng với nước theo tỉ lệ 1%
FOS/kg thức ăn) ở thí nghiệm 2; sau đó phun qua 1 lớp dầu mực và để khô ở nhiệt độ
phòng, có thể trữ ở tủ mát để cho ăn dần trong 2 - 3 ngày.
Sau khi cho lươn ăn khoảng 1 giờ thì tiến hành kiểm tra: cân, đánh giá và loại bỏ
lượng thức ăn thừa nhằm điều chỉnh khẩu phần cho ăn hợp lý và hạn chế việc ô nhiễm
nguồn nước nuôi.

2.4 Chăm sóc và quản lý
Trong quá trình nuôi định kỳ khoảng 10 ngày tiến hành trao đổi nước mới vào ao nuôi
với định mức thay nước là khoảng 30 - 40% nhằm cung cấp nguồn nước tốt cho vèo
nuôi giảm thiểu mối nguy về mầm bệnh gây hại trên lươn nuôi. Mỗi lần thay nước vệ
sinh sạch sẽ các chất cặn lắng dưới đáy vèo. Quá trình cho ăn theo dõi kỹ để thu gom
những thức ăn dư thừa để tránh lãng phí việc tiêu tốn thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm
chất lượng nguồn nước nuôi.
Định kỳ bổ sung vitamin, khoáng chất vào thức ăn cung cấp cho lươn đồng đều ở cả 2
nghiệm thức.
2.5. Các chỉ tiêu cần theo dõi trong thí nghiệm
2.5.1 Theo dõi các yếu tố môi trường
Định kỳ hàng tuần và những lúc môi trường biến động (mưa, nắng nóng hay lạnh đột
ngột) tiến hành triển khai việc thu mẫu các chỉ tiêu môi trường nước trong vèo nuôi để
so sánh đánh giá.
2.5.2. Các chỉ tiêu thủy lý hóa cần phân tích
Nhiệt độ nước đo bằng nhiệt kế thủy ngân
Oxy hòa tan (DO): đo bằng máy
pH: đo bằng test kit
NH3: đo bằng test kit
NO2: đo bằng test kit
Thời gian thu mẫu môi trường là 6h sáng và 14h chiều cùng ngày.

11


2.5.3. Theo dõi tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và FCR của lươn.
Theo dõi và thu mẫu của lươn ở cả 2 nghiệm thức như sau:
Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của lươn được kiểm tra 15 ngày/lần và thu 30
con/lần/vèo, để đánh giá sự tăng trưởng của lươn.
Tỉ lệ sống, năng suất và FCR được đánh giá vào cuối chu kỳ nuôi, để tính toán hiệu

quả lợi nhuận của mô hình.
3. Các chỉ tiêu tính toán, phân tích và xử lý số liệu
+ Tỷ lệ sống - Survival - SR (%)
SR = (Số lươn cuối thí nghiệm/Số lươn thả ban đầu) x 100
+Tăng trưởng tuyệt đối khối lượng theo ngày (Daily Weight Gain - DWG)
DWG (g/ngày) = (WC - Wđ)/t
+ Tăng trưởng tuyệt đối chiều dài theo ngày (Daily Length Gain - DLG)
DLG (cm/ngày) = (Lc - Lđ) /t
+ Hệ số tiêu tốn thức ăn (Feed Conversion Rate - FCR):
FCR = Thức ăn sử dụng/ khối lượng lươn tăng
+ Năng suất lươn nuôi (kg/m2) = Khối lượng lươn thu hoạch/ Diện tích nuôi
Ghi chú:
Wđ, WC: Khối lượng ban đầu và khối lượng cuối của lươn
Lđ ,Lc: Chiều dài ban đầu và chiều dài cuối của lươn
T: thời gian thí nghiệm (ngày)
4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu xử lý theo chương trình Excel và SPSS
So sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào bảng ANOVA một nhân tố với phép
thử DUCAN ở mức ý nghĩa (p<0,05).

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. KS. Nguyễn Xuân Giao. 2009. KỸ THUẬT NUÔI NHÍM, DẾ, LƯƠN, RẮN,
TRĂN. NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ. HÀ NỘI. 153.
2. La Ngọc Thạch, 2014. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi lươn đồng. Tài liệu tập huấn
khuyến nông - Khuyến ngư.
3. Lê Thị Mai Anh, 2013. Ảnh hưởng của oligo-saccharide trong thức ăn lên một số
chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng của cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus). Luận

văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ.
4. Lý văn Khánh, Phạm Thị Thanh Vân, Nguyễn Hương Thùy và Đỗ Thị Thanh
Hương, 2008. Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sinh sản của lươn đồng
(Monopterus albus). Tạp chí khoa học. Đại học Cần Thơ.
5. Ngô Trọng Lư, 2002. Kỹ thuật nuôi cá Quả, cá Chình, cá Chạch, cá Bống Bóp,
Lươn. NXB Hà Nội. 120.
6. Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Hiệp và Hà Thị Ngọc Nga, 2012. Kỹ thuật sản
xuất giống và nuôi lươn ở Đồng Bằng sông Cửu Long. 62.
7. Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004. Giáo trình Kỹ Thuật Nuôi Thủy Đặc
Sản. Trường Đại học Cần Thơ. 59.
8. Phạm Văn Quỳnh, 2013. Nghiên cứu nuôi thương phẩm lươn (Monnopterus albus
Zuiew, 1793). Luận văn tốt nghiệp, khoa Nông Nghiệp, trường Đại Học Hải Phòng.
9. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt Đồng bằng
sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ. 316.
10. Gooley, G. J. and L. J. McKinnon, 2004. Australian eel equaculture industy
developmental strategy and business analysis. Fisheries research and developmaental
corpo ration and primary industries research victoria. Project No. 200/264, 74 pp.
11. Quingsong Tan and Ruiguo He, 2007. Effect of Dietary Supplementation of
Vitamins A, D3, E and C on yearling rice field Eel (Monopterus albus). Serum Indices,
Gonad Development and Metabolism of Calcium and Phosphorus.
12. Rebacca A. Cole, A nindo Choudhury, Leo G.Nico and Kathryn M.Grifin, 2014.
Gnathostoma spp. In Live Asian Swamp Eels (Monopterus spp.) from Food markets
and Wild Population, United State.



×