Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

CHUYÊN ĐỀ FORCEPS SẢN KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SẢN PHỤ KHOA
-------------------------------------

Chuyên đề:
FORCEPS SẢN KHOA

Bác Sĩ Huỳnh Thị Thu Thảo
Lớp Ck II 2010- 2012
Chuyên Ngành Sản Phụ Khoa

Năm 2010


MỤC LỤC
FORCEPS SẢN KHOA
MÔ TẢ DỤNG CỤ
CHỨC NĂNG CỦA FORCEPS
CHỈ ĐỊNH CỦA FORCEPS
CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA FORCEPS
ĐIỀU KIỆN
KỸ THUẬT ĐẶT FORCEPS
SANH FORCEPS TRONG CÁC TRƯỜNG HP CỤ THỂ
TAI BIẾN CỦA FORCEPS
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo

3
5
13
16


17
18
22
29
36
39
40

1


MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Mô tả được những thành phần chính của Forceps.
Phân tích những chỉ đònh, chống chỉ đònh giúp sanh bằng Forceps.
Trình bày những điều kiện đặt Forceps.
Trình bày kỹ thuật đặt, kiểm tra và kéo Forceps.
Kể được những biến chứng của Forceps cho mẹ và con.
Ứng dụng được vào thực tế lâm sàng.

2


FORCEPS SẢN KHOA

Forceps ra đời từ khoảng giữa thế kỷ XVII bởi Peter Chamberlen với ý đònh
ban đầu là để kéo thai.
Đến giữa thế kỷ XIX, đã có những cải tiến quan trọng trong lý thuyết cấu
tạo, thực hành thủ thuật nhằm làm giảm bớt nguy cơ khi sử dụng forceps.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, việc sử dụng forceps đã đạt được những
tiến bộ đáng kể, chỉ đònh forceps trở nên rất rộng rãi, và vì vậy cũng đã ghi nhận
được nhiều biến chứng cho cả mẹ và con.
Giữa thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của gây mê hồi sức và phát minh ra
kháng sinh, mổ lấy thai đã dần dần đẩy lùi forceps về đúng với vò trí của nó.
Ngày nay, forceps sản khoa được hiểu như là một dụng cụ được sử dụng để
kéo thai qua ngã âm đạo, bằng cách đặt một lực lên đầu thai nhi mà không gây
sang chấn cho cả thai nhi và người mẹ. Nếu việc sử dụng có gây sang chấn cho
thai nhi hay cho người mẹ, khi đó dụng cụ này mất hết ý nghóa là forceps sản khoa,
để trở thành một dụng cụ để kéo thai đơn thuần.
TẦN SUẤT
Nói chung, sanh Forceps giảm song song với sự tăng tần suất mổ bắt con
trong 2 thập niên vừa qua (DiMarco và cs, 2000).
Theo Kozak và Weeks (2002):
Năm 1980
Năm 2000
MBC
16,5%
22,9%
Forceps
17,7%
4%
Sanh hút
0,7%
8,4%
Theo BS Nguyễn Duy Tài và BS Tô Mai Xuân Hồng năm 2003 tỷ lệ sanh

Forceps tại BV Hùng Vương TP.HCM là 3,75%.
MÔ TẢ DỤNG CỤ
Mỗi forceps bao gồm hai cành tách biệt nhau, gọi là cành Trái hay cành
Phải. Gọi là cành Trái hay cành Phải tùy theo nó sẽ được đặt vào bên trái hay bên
phải của khung chậu người mẹ.
Hai cành được khớp với nhau bởi một khoá. Khoá có thể là khoá trượt
(Kielland) hoặc khoá chéo (Simpson) hoặc khoá ốc vít (Tarnier) hoặc hai cành
hoàn toàn không khớp nhau bằng khoá (Suzor).

3


(nguoàn: Kevin P. Hanretty, Obstetric Illus., 6th, 2003)

(nguoàn: Danforth’s Ob. & Gyn., 10th, 2008)
Khoùa cheùo
(Forceps Simpson)

4


(nguoàn: Kevin P. Hanretty, Obstetric Illus., 6th, 2003)

(nguoàn: Danforth’s Ob. & Gyn., 10th, 2008)
Khoùa oác vít
(Forceps Tarnier)

(nguoàn: Williams Ob., 2005)

5



(nguon: Danforths Ob. & Gyn., 10th, 2008)
Khoựa trửụùt
(Forceps Kielland)

Khoựa cuỷa Forceps Salinas

6


(nguồn: Danforth’s Ob. & Gyn., 10th, 2008)
Khóa của Forceps Laufe
Mỗi cành forceps được chia ra làm bốn phần : thìa, thân, khóa và tay cầm.

(nguồn: McGraw-Hill, 2006)
Các phần của Forceps
Thìa có thể có hay không có cửa sổ. Cửa sổ có thể là cửa sổ giả. Dạng có
cửa sổ nhiều hơn dạng đặc cho phép giữ đầu thai nhi chặt hơn. Thìa nối tiếp với
tay cầm bởi cán làm cho dụng cụ có độ dài cần thiết. Cán hoặc song song như
forceps Simpson hoặc bắt chéo như forceps Tucker-McLane.
Mỗi thìa của forceps đều có hai độ cong chính: độ cong đầu và độ cong chậu,
độ cong đầu tương ứng với chiều cong của đầu thai và độ cong chậu phù hợp với
hình dạng khung chậu của người mẹ. Độ cong đầu nên đủ rộng để ôm chặt đầu
thai nhi mà không gây chèn ép. Độ cong chậu tương ứng nhiều hay ít với khung
chậu nhưng thay đổi đáng kể tùy theo loại forceps khác nhau. Nhờ có hai độ cong
này, ta có thể đònh hướng được forceps khi sử dụng. Tùy theo loại forceps mà độ
cong đầu hay độ cong chậu sẽ thay đổi (cong nhiều hay ít). Ngoài hai độ cong trên,
còn có thể có thêm độ cong tầng sinh môn (Piper, Tarnier).


7


(nguồn: Ob. & Gyn. Illus. Color Text, 2003)
Tùy theo cấu trúc và chức năng có thể phân ra nhiều loại forceps khác nhau
nhưng có thể phân ra làm ba nhóm chính : (1) Nhóm các forceps cổ điển như
forceps Simpson, Tucker-McLane...(2) Nhóm các forceps chuyên dùng để xoay
như Kielland và (3) Nhóm dùng sanh đầu hậu ngôi mông như forceps Piper.

(nguồn: Williams Ob, 2005)

8


(nguồn: Danforth’s Ob. & Gyn.)
Forceps Simpson (thông dụng)
Bao gồm:
- Thìa rỗng
- Độ cong đầu
- Độ cong chậu
- Thân song song
- Khóa kiểu Anh (gồm một hốc đònh vò trên cán chổ nối với tay cầm,
khớp với một hốc tương tự nằm trên cán đối diện)

(nguồn: Williams Ob., 2005)
Forceps Tucker-McLane
- Thìa đặc (không có cửa sổ)
- Khóa kiểu Anh
- Thân bắt chéo chồng lên nhau và gần nhau


(nguồn: Williams Ob., 2005)

(nguồn: Danforth’s Ob. & Gyn.)
9


Forceps Kielland
- Khóa trượt
- Độ cong chậu rất nhỏ
- Trọng lượng nhẹ hơn các loại trên

(nguồn: Danforth’s Ob. & Gyn.)
Forceps Barton và Piper

(nguồn: Ob. Normal & Problem Preg., S. G. Gabbe, 2007)
Các loại Forceps.
CHỨC NĂNG CỦA FORCEPS

10


Ngày nay, ta chỉ còn giữ lại ở forceps các chức năng: (1) kẹp, (2) xoay, (3)
kéo.
Kẹp
Khi kẹp đòi hỏi phải giải quyết hai vấn đề: (1) khả năng kẹp giữ chắc chắn,
(2) áp lực đặt lên đầu thai nhi.
Chắc chắn rằng sẽ có một áp lực đặt lên đầu thai nhi khi kẹp, nhưng chúng
ta có thể cố gắng làm cho áp lực này giảm đến mức tối thiểu bằng cách lựa chọn
đúng chủng loại forceps, kích thước phù hợp với các kích thước ước đoán của đầu
thai và tình trạng của đầu thai lúc có quyết đònh đặt forceps. Việc sử dụng cửa sổ

giả như forceps Luikart cũng như việc cắt tầng sinh môn đều một phần nhằm vào ý
đồ làm giảm bớt áp suất lên đầu thai.
Việc kẹp giữ vững chắc có phần nào làm tăng áp lực lên đầu thai tuy nhiên
không phải là tuyệt đối vì việc sử dụng dụng cụ thích hợp và đặt các cành ở đúng
vò trí sẽ làm giảm đáng kể áp lực đặt lên đầu thai mà không làm giảm đi khả năng
kẹp giữ chắc chắn của forceps.
Tuy nhiên nên nhớ rằng áp lực đặt lên đầu thai nhi còn chòu ảnh hưởng của
lực kéo. Khi bắt đầu kéo, áp lực đặt lên đầu thai nhi sẽ tăng lên và tỉ lệ thuận với
sức kéo đã sử dụng. Với một lực kéo trung bình, áp lực ghi nhận được lên đầu thai
nhi là khoảng 2,3 KgF với người con so và khoảng 2 KgF với người con rạ, do trở
kháng của tầng sinh môn của người con so lớn hơn của người con rạ.

(nguồn: McGraw-Hill, 2006)
Nguyên tắc: thìa Forceps phải áp trên má thai nhi, trục của Forceps là trục chẩm
cầm
A. Sổ kiểu chẩm cùng
B. Sổ kiểu chẩm vệ.
Xoay
Do trục của thìa forceps mở ra một góc nhọn so với trục của cán nên nếu ta
xoay forceps theo trục của cán thì thìa forceps sẽ vạch ra một hình nón với đỉnh ở
11


đầu thìa và đáy ở chân thìa. Chính hình nón này sẽ gây tổn thương nặng nề cho âm
đạo và tầng sinh môn khi ta tiến hành xoay theo trục của cán. Ngược lại, nếu lấy
trục của thìa làm trục xoay, thì cán forceps sẽ vạch ra một hình cung lớn ở phía
ngoài khoảng không, còn thìa không làm tổn thương âm đạo và tầng sinh môn.
Vì vậy nguyên tắc quan trọng nhất khi xoay là phải xoay theo trục của thìa
chứ không bao giờ được xoay theo trục của cán.


(nguồn: Oxorn-Foote, Human Labor & Birth, 1990)
Hình trên: Kỹ thuật xoay forceps SAI
Hình dưới: Kỹ thuật xoay forceps ĐÚNG
Kéo
Khi kéo bao giờ cũng kéo theo đúng cơ chế sanh của ngôi thai.
Các forceps cao (đặt khi đầu thai ở vò trí 0) và forceps trung bình (đặt khi
đầu ở vò trí +1/+2) nay đã bò từ bỏ và được thay thế bằng mổ lấy thai an toàn hơn
cho mẹ và con. Ngày nay, khi forceps chỉ còn được phép thực hiện ở các vò trí
trung bình thấp (+2/+3) và thấp (+3) thì vấn đề kéo trục không còn là vấn đề lớn
nữa. Lúc này, lực kéo sẽ có phương hơi xuống dưới hoặc có phương nằm ngang,
sau đó hướng lên trên. Thực hiện lực kéo đặt theo phương này không phức tạp vì
không bò cản bởi xương cùng và xương vệ, nên không đòi hỏi bộ phận kéo trục.

(nguồn: Thực hành SPK)
Hướng kéo của Forceps
12


Lực kéo sử dụng là lực của cẳng tay, không nên sử dụng lực của vai, và nguy
hiểm hơn cả là sử dụng sức nặng của cả thân người để cố gắng kéo.
Cho dù đã được giới hạn như vậy, nhưng lực kéo trung bình vẫn là khoảng
18 KgF với người con so và khoảng 13 KgF với người con rạ.
CHỈ ĐỊNH CỦA FORCEPS
- Mẹ rặn không chuyển
Đây là chỉ đònh cổ điển và chiếm đa số các trường hợp có chỉ đònh làm
forceps.
Bất xứng đầu chậu cần phải được loại trừ và cơn co tử cung cũng phải được
điều chỉnh thật tốt trước khi có chỉ đònh sử dụng forceps.
Ngày nay, forceps không còn đơn thuần là một công cụ để phụ giúp sanh khi
“sanh không được”, mà đã có những chỉ đònh sử dụng rộng rãi hơn trước nhiều.

- Mẹ mắc các bệnh nội khoa
Bao gồm các bệnh hô hấp (suyễn, lao, tâm phế mãn...) và các bệnh tim
mạch (huyết áp cao, suy tim, các bệnh van tim - thường là các bệnh van tim hậu
thấp...).
Chỉ đònh giúp sanh ở đây nhằm hạn chế hay loại trừ sự gắng sức trong giai
đoạn sổ thai có thể gây nguy hiểm cho mẹ.
Hội chứng tiền sản giật - sản giật
Vết mổ lấy thai cũ.
Trong trường hợp này, việc giúp sanh nhằm thu ngắn thời gian sổ thai là giai
đoạn có thể gây nhiều nguy hiểm cho vết mổ lấy thai cũ, đồng thời cũng giảm
đáng kể trở kháng của tầng sinh môn (do lực kéo của forceps và việc cắt tầng sinh
môn).
Thai non tháng
Suy thai (hoặc có những biến động quan trọng của nhòp tim thai)
Tuy nhiên nên nhớ rằng khi đầu thai đã đi vào trong tiểu khung thì tim thai
thường có khuynh hướng chậm do phản xạ kích thích dây thần kinh X. Monitoring
tim thai sẽ ghi nhận được biểu đồ mang nhòp giảm sớm - biến động này không có ý
nghóa suy thai.
Đầu ngưng quay ở kiểu thế sau hoặc kiểu thế ngang
Trong trường hợp này, thường phải loại trừ khả năng có một bất xứng đầu
chậu tiềm ẩn, đặc biệt là ở eo giữa, với các khung chậu dạng nam hay dẹp. Khi đó
đầu thai có thể lọt nhưng không xuống thêm được và ngưng quay ở eo giữa (vò trí
từ +1 đến +2).
Có thể can thiệp xoay với dụng cụ, nhưng không ít trường hợp phải biết
ngừng thủ thuật đúng lúc khi đã nhận ra được bất xứng đầu chậu (kéo thấy khó
khăn hay nặng tay).
13


Ở đây, ta nên chọn sử dụng các loại forceps chuyên biệt cho eo giữa như

Kjelland, Barton.
Forceps Piper trên đầu hậu ngôi mông
Piper đã phát minh ra một loại forceps chuyên biệt cho đầu hậu ngôi mông.
Savage đã hoàn chỉnh cách sử dụng và áp dụng nó một cách thường qui. Nhiều tác
giả Anh - Mỹ đã tán đồng việc sử dụng forceps Piper trên đầu hậu ngôi mông một
cách có hệ thống. Với chúng ta, forceps Piper còn chưa được áp dụng một cách
rộng rãi.
Greenhill cho rằng nên sử dụng forceps Piper sau một thủ thuật kéo đầu hậu
vừa tay không đạt kết quả (chỉ đònh này khá rộng rãi), mà không nên cố gắng tiếp
tục lấy đầu hậu với các thủ thuật nặng nề khác. Ông cũng cho rằng forceps Piper
cho phép bảo vệ được thai nhi tránh khỏi các sang chấn do thủ thuật nặng nề.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA FORCEPS
Không có một chỉ đònh rõ ràng.
CTC chưa mở trọn.
Bất xứng đầu chậu rõ.
Đầu chưa lọt.
Thiếu kinh nghiệm của người thực hiện thủ thuật.
ĐIỀU KIỆN
Ngôi
Ngôi thai phải là ngôi chỏm, ngôi mặt cằm trước, đầu hậu ngôi mông.
Không còn vấn đề bàn cãi với ngôi trán vì tự nó không có cơ chế sanh ngã
âm đạo.
Ngày nay do tử suất của ngôi mặt cằm sau và ngôi mặt cằm ngang quá cao
(do có bất xứng đầu chậu tiềm ẩn, do ước đònh sai vò trí của ngôi thai...) nên nhiều
tác giả khuyên rằng không nên sử dụng forceps cho ngôi mặt cằm sau và ngôi mặt
cằm ngang nữa. Trong trường hợp này, mổ lấy thai đã cải thiện đáng kể tiên lượng
của sơ sinh ngôi mặt.
Ngôi đã lọt thật sự đến những vò trí trung bình thấp hoặc thấp. Không có bất
xứng đầu chậu ở eo giữa và eo dưới (hiển nhiên là bất xứng đầu chậu ở eo trên đã
được loại trừ do ngôi thai đã lọt). Cần chú ý đến những yếu tố làm chẩn đoán sai

độ lọt như bướu huyết thanh, chồng xương sọ và những bất thường của khung
chậu.

14


(nguồn: Oxorn-Foote, Human Labor & Birth, 1990)
Phân loại sử dụng Forceps theo vò trí của đầu

Đánh giá độ lọt của ngôi (WHO)

15


Đánh giá độ lọt theo ACOG 2cm=+1, 4cm=+2, 6cm=+3. (Current Diag. & Treat. In
Ob-Gyn)

Đánh giá độ lọt dựa vào nguyên tắc số 3 của Crichton khi khám bụng.
(Danforth’s Ob. & Gyn., 10th Edit, 2008)
2/5 của đầu thai sờ được trên khớp vệ ( trừ trường hợp đầu có bướu huyết thanh và
dấu hiệu chồng xương)=> ngôi đã lọt.
Ối đã vỡ
Cổ tử cung đã mở trọn thật sự. Nếu cổ tử cung chưa thật sự mở trọn không
bao giờ được sử dụng forceps vì thìa sẽ ngoạm rách cổ tử cung khi kéo.
Những yếu tố khác cần lưu ý:
Phải biết rõ kiểu thế để có thể đặt hai cành forceps vào đúng vò trí của nó
trên đầu thai nhi. Kiểu thế có thể bò chẩn đoán sai do bướu huyết thanh to, do chủ
quan không khám kỹ, do hiện tượng uốn khuôn, chồng xương. Xác đònh kiểu thế

16



được thực hiện bởi khám đường khớp dọc và các thóp. Khi đầu còn cao, có thể
phải xác đònh tai sau.

(nguồn: Danforth’s Ob. & Gyn.)
Nhận diện kiểu thế
Ước lượng trọng lượng thai
Forceps là dụng cụ giúp sanh được dùng cho những trường hợp thai nhi non
tháng. Không nên dùng forceps để giúp sanh cho những thai nhi ước lượng to trên
3,5 kg.
Thông tiểu và thông khoan (thụt tháo phân) trước khi làm thủ thuật rất quan
trọng này. Nếu vội vã thực hiện thủ thuật với bàng quang căng đầy, có thể xảy ra
các tình huống như : (1) chính bàng quang căng đầy nước tiểu và trực tràng đầy
phân cản trở cuộc sanh diễn tiến bình thường; (2) khi căng đầy, bàng quang và trực
tràng sẽ dễ bò sang chấn khi sanh hơn là khi chúng ở trong tình trạng trống.
Tầng sinh môn phải được cắt rộng đúng mức.

PHÂN LOẠI SANH FORCEPS THEO VỊ TRÍ CỦA ĐẦU VÀ MỨC ĐỘ XOAY
CỦA ĐẦU
Theo ACOG (2000)
Loại thủ thuật
Tiêu chuẩn
Đầu thập thò
1. Nhìn thấy đầu thai nhưng chưa tách các môi
17


(outlet)


AH
2. Phần sọ thai đến sàng chậu
3. Đầu hướng theo đk trước sau của eo dưới
4. Đầu thai tựa vào TSM
5. Đầu không xoay quá 45 độ
Đầu thấp (low) Đầu lọt ≥ +2cm
Đầu xoay ≤ 45 độ
Đầu xoay ≥ 45 độ
Đầu trung bình Đầu lọt < +2cm
(midpelvic)
KỸ THUẬT ĐẶT FORCEPS
Chuẩn bò sản phụ trước khi làm thủ thuật
Sản phụ nằm tư thế sản phụ khoa, đầu cao 45 độ, hai đùi dang rộng, hai bàn
chân đặt lên 2 giá đỡ.
Sát khuẩn vùng âm hộ, trải khăn vô khuẩn, thông tiểu, người thực hiện thủ
thuật và người phụ đội mũ, mang găng và khẩu trang, vô cảm bằng tê tại chỗ hay
tốt nhất là tê vùng (tê thần kinh thẹn trong hay tê xương cùng) .
Chỉ đònh, điều kiện
Chỉ được phép thực hiện thủ thuật khi có đúng chỉ đònh và có đủ điều kiện.
Nếu chỉ đònh không đúng hay không có đủ điều kiện thì không được thực hiện thủ
thuật.
Lựa chọn dụng cụ thích hợp
Với kiểu thế ngang, ta nên chọn forceps Kjelland, Barton.
Với đầu uốn khuôn dài, ta nên chọn forceps DeLee - Simpson.
Với những thai nhỏ ký, ta nên chọn những forceps cỡ nhỏ; với những thai to
hơn, ta nên chọn những forceps có kích thước lớn hơn.
Đònh hướng
Cần đònh độ nghiêng của mặt phẳng đứng dọc của forceps trùng với mặt
phẳng đứng dọc của ngôi thai, đồng thời, xác đònh cành sau và cành trước trước khi
đặt.

Đặt cành

Nguyên tắc
Forceps được đặt theo chiều cong đầu. Chiều cong đầu phải phù hợp với kích
thước đầu thai. Đường kính lưỡng đỉnh của đầu thai tương ứng với khoảng cách lớn
nhất giữa 2 thìa được đặt. Cho nên, đầu thai chỉ được giữ chắc chắn khi trục dọc
của thìa tương ứng với đường kính chẩm cằm sao cho phần lớn của thìa nằm trên
mặt, trong khi bờ lõm của thìa hoặc hướng theo đường khớp dọc (kiểu chẩm trước)
18


hoặc hướng theo mặt (kiểu chẩm sau). Đặt như vậy, Forceps sẽ không trượt và dễ
kéo. Khi Forceps đặt chéo với một thìa trên trán và một thìa khác đối diện vùng
mõm trâm chũm thì kẹp giữ ít chắc chắn hơn và đầu thai dễ bò chấn thương do
chèn ép.
Đa số với Forceps, nếu một thìa đặt trên trán và một thìa đặt trên chẩm thì
không khớp cành được hoặc nếu khớp được thì sẽ trượt khi kéo. Vì thế, Forceps
phải được đặt trực tiếp 2 bên của đầu thai dọc theo đường kính chẩm cùng.
Các bước đặt cành
Cầm cành forceps như cầm dao mổ hay như cầm cần kéo đàn vó cầm.
Cầm cán cành trái bằng tay trái và đặt vào bên trái khung chậu người mẹ
(cành sau).
Cầm cán cành phải bằng tay phải và đặt vào bên phải khung chậu người mẹ
(cành trước).
Thí dụ: với kiểu thế chẩm chậu trái trước, cành sau là cành trái và cành
trước là cành phải. Khi đó:
Đặt cành trái: Tay trái cầm cành trái, đăït vào bên trái khung chậu người mẹ
theo hướng thẳng đứng. Hai ngón tay (ngón 2,3) hoặc hơn hai ngón tay của bàn tay
phải đưa vào bên trái, phần sau của âm hộ và đi vào âm đạo, áp sát vào cạnh bên
trái đầu thai, có thể tìm điểm chuẩn là lỗ tai thai nhi. Tay cầm của cành trái được

kẹp giữa ngón cái và 2 ngón tay của bàn tay trái như cầm viết, hạ dần cành
Forceps và đỉnh của thìa được đẩy nhẹ nhàng vào âm đạo giữa đầu thai với mặt
lòng của những ngón tay bàn tay phải. Rút bàn tay phải ra, nhờ người phụ giữ cố
đònh cành đã đặt.

19


(nguồn: Thực hành SPK)
Cách đặt cành trái

(nguồn: Current Diag. & Treat. In Ob-Gyn)
Đặt cành trái
Đặt cành phải: Tương tự, tay phải cầm cành phải đặt vào bên phải khung chậu
người mẹ, đưa vào âm đạo theo hướng thẳng đứng. Hai ngón tay (ngón 2,3) hoặc
hơn hai ngón tay của bàn tay trái đưa vào bên phải, phần sau của âm đạo, áp sát
vào cạnh bên phải đầu thai nhi để hướng dẫn cho cành phải, có thể tìm điểm chuẩn
là lỗ tai thai nhi. Tay cầm của cành phải được kẹp giữa ngón cái và 2 ngón tay của
bàn tay phải như cầm viết, hạ dần cành Forceps và đỉnh của thìa được đẩy nhẹ
nhàng vào âm đạo giữa đầu thai với mặt lòng của những ngón tay bàn tay trái.
Khi đặt phải nhẹ nhàng, tuyệt đối không được dùng sức cố gắng đẩy thìa vào
trong âm đạo. Thìa forceps phải giống như được “trôi” vào đúng vò trí của nó.

20


(nguồn: Thực hành SPK)
Cách đặt cành phải và khóa cành

Đặt cành phải

21


(nguồn: Current Diag. & Treat. In Ob-Gyn)
Khớp cành
Khớp cành
Phải khớp dễ dàng. Nếu có khó khăn phải ngừng thủ thuật. Không nên cố
gắng vì trong những trường hợp khớp cành khó khăn thường có những sai lầm trong
thủ thuật.
Kiểm tra
Vì không thể kiểm tra trực tiếp xem forceps có nằm đúng theo đường đỉnh gò má, nên ta phải sử dụng những yếu tố gián tiếp để kiểm tra.
Không kẹp vào phần mềm đường sinh dục
Mặt phẳng đứng dọc của forceps phải trùng với mặt phẳng đứng dọc đi qua
đường khớp giữa của ngôi thai.
Mặt phẳng tạo bởi thân forceps phải cách thóp sau một đến hai khoát ngón
tay.
Đối với những forceps có cửa sổ, không cho được một đầu ngón tay qua cửa
sổ.
Chỉ khi nào có đủ ba yếu tố này, ta mới có thể tiếp tục qua thì kéo.
Kéo
Kéo theo cơ chế sanh của ngôi thai.

22


(nguồn: Thực hành SPK)
Chú ý cắt TSM theo đường chéo bên sau khi đã gây tê, cắt đúng thời điểm.
Tháo cành
Tháo cành khi đầu đã thập thò âm hộ, hai bướu đỉnh chuẩn bò sổ.
Cành nào đặt sau sẽ được tháo trước, cành nào đặt trước sẽ được tháo sau.

Vừa tháo cành, vừa giữ tầng sinh môn.
Sau khi thai sổ, kiểm tra vết hằn của hai thìa forceps trên đầu bé sơ sinh,
đánh giá tình trạng sức khỏe sơ sinh, kiểm tra đường sanh của người mẹ.

SANH FORCEPS TRONG CÁC TRƯỜNG HP CỤ THỂ
Sanh đầu kiểu thế chẩm chậu trái trước

23


(Williams Ob., 2005)
Cành trái của Forceps Simpson được cầm bằng tay trái
Thìa được đưa vào bên trái khung chậu giữa đầu thai và các ngón tay phải của
người thực hiện thủ thuật.

Hướng xoay của cành trái.
Sau đó đặt cành phải và khóa cành.

24


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×