Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Luyện tập mĩ thuật lớp 1 chủ đề 1 tiết 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.1 KB, 3 trang )

LỚP 1
Môn: Mỹ Thuật 1, tuần 3
CHỦ ĐỀ 1 : NÉT VẼ ĐẦU TIÊN
Tiết 2: VẼ HÌNH TAM GIÁC
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được ba màu cơ bản. Kích thích gợi nhớ và trí tưởng tượng của
HS về các hình ảnh từ hình tam giác.
2. Kỹ năng: Vẽ được hình tam giác cơ bản và hình ảnh tưởng tượng từ hình tam
giác.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
+ giáo viên:
- Sách Mĩ thuật lớp 1
- Hình ảnh trừu tượng hình tam giác
- Hình minh họa cách thực hành.
+ Học sinh:
- Sách học Mĩ thuật lớp 1
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy,…
2. Phương pháp và hình thức tổ chức:
+ Phương pháp:
- Gợi mở
- Trực quan
- Vấn đáp
- Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau.
+ Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh


*Khởi động:
-Kiểm tra đồ dùng học tập.
-Ổn định tổ chức lớp.
-Tự kiểm tra
-Giới thiệu chủ đề: Nét Vẽ Đầu Tiên
-Chốt hoạt động tiết 2: Vẽ hình tam giác
-Xem sách
1. Hướng dẫn tìm hiểu:
-Cho Hs quan sát hình tam giác
-Quan sát
+Hình tam giác được vẽ bằng nét gì? Kể tên
các nét?
-Gv tóm tắt: Hình tam giác được vẽ bằng nét
thẳng, có thể vẽ theo nhiều hướng khác nhau
với 3 cạnh. Ba màu cơ bản trong hộp màu đó là
đỏ, vàng, xanh lam.

+Hình tam giác được vẽ bằng nét thẳng,
bao gồm ba nét là nét ngang/ dọc, nét
xiên trái, nét xiên phải.
-Lắng nghe, quan sát


-Cho Hs thực hành vẽ hình tam giác vào sách
và tô màu cơ bản vào hình.
+Em tưởng tượng được hình gì từ hình tam
giác đứng/ ngược/ rẽ phải?
-Gv tóm tắt: Từ hình tam giác ta có thể tượng
được nhiều hình khác nhau ,hoặc, từ hình ảnh
nào đó ta mường tượng thành hình tam giác.

-Cho Hs thực hành vẽ hình tưởng tượng từ
hình tam giác vào sách.
-Cho Hs quan sát hình ảnh, tổ chức trò chơi:
tìm hình tam giác.

1

3

2

4

5
+Em hãy tìm ra hình nào gần giống với hình
tam giác?
+Có bao nhiêu tam giác trong hình ảnh đó?
-Gv tóm tắt: Khi kết hợp nhiều hình tam giác
với nhau ta có thể tạo ra một hình ảnh khác từ
trí tưởng tượng, hoặc, hình ảnh nào đó bao
quát bởi hình tam giác.
2. Hướng dẫn thực hiện:
-Gv hướng dẫn Hs cách thực hành vẽ con cá
từ hình tam giác
-B1: Vẽ hình tam giác thành thân cá, đuôi cá
-B2: Vẽ chi tiết phụ (mắt, vây)
-B3: Vẽ màu.
-Gv hướng dẫn Hs tạo bể cá
-B1: Cắt hình cá ra khỏi giấy rời
-B2: Sắp xếp dán hình vào bể cá trong sách.

-B3: Tô màu bể cá, vẽ thêm chi tiết cho sinh
động.

-Hs thực hành vẽ hình tam giác vào
sách (vẽ lại ba hình như mẫu).
+Tam giác đứng: ngọn núi, nón lá, cây,
mái nhà,...
Tam giác ngược: vỏ kem ốc quế, râu
ông già noel,…
Tam giác rẽ phải: lá cờ, mũi tên,…
- Hs thực hành vẽ hình tưởng tượng từ
hình tam giác vào sách.

-Tham gia trò chơi, quan sát hình ảnh
tìm hình tam giác
+ Hình 1 : cây noel có 4 hình tam giác
chồng lên nhau
Hình 2 : 1 chiếc nón lá hình tam giác
Hình 3 : Chiếc nón được bao bọc 1
hình tam giác
Hình 4: Chuồn chuồn được bao bọc 1
hình tam giác
Hình 5: Cá thù lù có 2 hình tam giác
(thân cá, đuôi cá).

-Lắng nghe

-Lắng nghe, quan sát.

-Thực hành vẽ cá:

-B1: Vẽ hình tam giác thành thân cá,
đuôi cá
-B2: Vẽ chi tiết phụ (mắt, vây)
-B3: Vẽ màu.


3. Hướng dẫn thực hành:
-Yêu cầu Hs vẽ- cắt dán tạo bể cá trong sách.
-Lưu ý: vẽ, tạo hình phải cân đối và sắp xếp
các hình ảnh, chi tiết hợp lí.
4. Trưng bày giới thiệu sản phẩm:
- Hướng dẫn Hs trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn Hs thuyết trình về sản phẩm của
mình. Gợi ý các Hs khác tham gia đặt câu hỏi
để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn
nhau.
5. Nhận xét đánh giá:
- GV nhận xét đánh giá giờ học, tuyên dương
Hs tích cực, khuyến khích các Hs chưa hoàn
thành bài.
* Dặn dò: xem bài mới, tìm hiểu về hình ảnh
giống hình vuông và hình chữ nhật.

-Tạo bể cá:
-B1: Cắt hình cá ra khỏi giấy rời
-B2: Sắp xếp dán hình cá vào bể cá
trong sách.
-B3: Tô màu bể cá, vẽ thêm chi tiết cho
sinh động.
-Một vài Hs hoàn thành lên trưng bày

bài vẽ cho các bạn quan sát, nhận xét.
-Lắng nghe
-Ghi nhớ.

IV/ Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..



×