Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sổ tay lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.64 KB, 21 trang )

SỔ TAY HƯỚNG DẪN
“LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐỊA PHƯƠNG”

Thái Nguyên, 9 - 2014


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
3PAD
GTSX

Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển
nông lâm nghiệp
Giá trị sản xuất

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHCL

Kế hoạch chiến lược

KHĐT

Kế hoạch đầu tư


KHHĐ

Kế hoạch hành động

KHPT

Kế hoạch phát triển

KTXH

Kinh tế xã hội

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

PTKT

Phát triển kinh tế

PTKTXHĐP

Phát triển kinh tế - xã hội địa phương

SLGP


Dự án tăng cường năng lực địa phương

SMART
SWOT

Cụ thể - Đo đếm được - Phù hợp - Thực tế - Có
quy định thời gian thực hiện
Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức.

TCKH

Tài chính Kế hoạch

TDĐG

Theo dõi và Đánh giá

TNMT

Tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VOICE
XĐGN

Xã làm chủ đầu tư nhằm tăng cường năng lực
và quyền hạn cộng đồng

Xóa đói giảm nghèo

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Tài liệu này được biên soạn nhằm mục đích hướng dẫn các huyện và
các xã áp dụng các phương pháp mới trong quá trình lập kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm. Các phần hướng dẫn sau đây được thiết
kế một cách cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng đối với người đọc.
Sổ tay này không phải là tài liệu lý thuyết mang tính lý luận cao mà tập
trung đi vào hướng dẫn cụ thể những việc gì phải làm, làm bao giờ và khi nào
2


thì làm công việc đó. Vì vậy, sổ tay này coi như là khuôn mẫu cho quá trình
lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Nhóm công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương sẽ thực
hiện tuần tự các bước theo hướng dẫn để hoàn thiện bản kế hoạch của địa
phương mình. Trong quá trình sử dụng tài liệu cần tham khảo thêm bộ Tài liệu
đào tạo lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế - địa phương của dự án
SLGP để nắm thêm về các khái niệm cơ bản cần sử dụng như thế nào là mục
tiêu, thế nào là chỉ số...
Phần I của Sổ tay sẽ hướng dẫn quy trình cụ thể từng bước một trong
quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp xã.
Phần II của Sổ tay sẽ hướng dẫn quy trình cụ thể từng bước một trong
quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp huyện.
Phần III của Sổ tay sẽ hướng dẫn quy trình cụ thể từng bước một trong
quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp tỉnh.

Phần phụ lục sẽ đưa ra cho người đọc một số mẫu biểu chủ yếu sử
dụng trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
mình. Xin lưu ý rằng mẫu biểu chỉ là gợi ý, các chỉ tiêu cụ thể có thể thêm
hoặc bớt cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng xã, từng huyện.
Anh (chị) sẽ hoàn toàn tự tin làm chủ được việc lập kế hoạch chiến lược
phát triển kinh tế địa phương sau khi đã đọc và hiểu thấu đáo nội dung của tài
liệu này. Chúc các Anh (chị) thành công. Mọi thông tin phản hồi và giải đáp
vướng mắc xin liên hệ:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên: 02803857840. Cellphone:
0913344599

PHẦN THỨ NHẤT
QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CẤP XÃ
I. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết
1. Thành lập nhóm nòng cốt (tổ công tác) lập kế hoạch
Tổ công tác có trách nhiệm nghiên cứu các văn bản liên quan và thực
hiện lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong đó Văn
3


phòng UBND xã có trách nhiệm tổng hợp hoàn thiện kế hoạch. Tổ công tác
lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã chính là Ban Phát triển xã.
Cấp thôn là Tổ phát triển thôn.
Đối với các xã nằm ngoài Chương trình 135, thì cần thành lập Ban Phát
triển xã, Tổ phát triển thôn và Ban giám sát xã như sau:
a. Ban phát triển xã:
Ban Phát triển xã do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, các
chức danh UBND xã, Trưởng các Đoàn thể, Trưởng thôn (luân phiên). Ban
Phát triển xã có trách nhiệm quyết định các vấn đề quan trọng đối với kinh tế xã hội của xã dựa trên cơ sở nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

b. Tổ phát triển thôn: Tổ phát triển thôn do Trưởng thôn làm tổ trưởng,
các đoàn thể và một số người dân có uy tín trong thôn làm thành viên. Tổ phát
triển thôn căn cứ nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong thôn quyết định
những vấn đề phát triển thôn, đề xuất với Ban phát triển xã đối với những vấn
đề phức tạp không thuộc thẩm quyền.
c. Ban giám sát xã: Ban giám sát xã có trách nhiệm giám sát các hoạt
động của Ban phát triển xã và tổ phát triển thôn. Thành phần Ban giám sát xã
bao gồm Chủ tịch HĐND xã và Trưởng các Đoàn thể, hiệp hội trên địa bàn
xã.
2. Lên lịch cho công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội:
a. Lịch lập kế hoạch phát triển xã do tổ công tác chuẩn bị
Tổ công tác lập kế hoạch phải có kế hoạch cụ thể cho quá trình lập kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội. Sử dụng mẫu biểu số 01 tại phần phụ lục 1 của
Sổ tay này để lên lịch cho các hoạt động. Chậm nhất đến 30/4 hàng năm thì
các thôn phải triển khai lập xong kế hoạch thôn cho năm tiếp theo và chậm
nhất 31/5 hàng năm các xã phải tiến hành xong các bước lập kế hoạch. Lịch
lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được dán công khai tại trụ sở UBND
xã làm căn cứ chỉ đạo, điều hành trong quá trình lập kế hoạch. Lưu ý khi lập
kế hoạch tại mỗi thôn cần có ít nhất 01 cán bộ xã tham gia, hướng dẫn.
b. Lịch họp thôn do Trưởng thôn chuẩn bị
Lịch họp thôn sử dụng mẫu biểu số 02. Thành phần họp thôn bao gồm
tổ phát triển thôn, một thành viên trong Ban Phát triển của xã và đại diện các
hộ dân trong thôn. Trưởng thôn chủ trì họp thôn đồng thời phân công nhiệm
vụ việc vẽ sơ đồ và ghi chép họp thôn, nếu có điều kiện có thể đắp sa bàn thôn
để việc phát hiện các vấn đề trực quan hơn.
II. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương
1. Xây dựng kế hoạch phát triển thôn

4



Hàng năm phòng Tài chính Kế hoạch huyện phải thông báo nguồn lực
phát triển cho xã để xã phân bổ cho các thôn theo tiêu chí cụ thể (cấp xã tự
quyết định về tiêu chí phân bổ sau khi tham khảo ý kiến của tỉnh, huyện).
Trước khi tiến hành họp thôn thì xã phải tổng hợp và thông báo nguồn
lực cho tất cả các thôn được biết năm tới toàn xã có bao nhiêu kinh phí để đầu
tư và phát triển sản xuất. Đối với những nguồn vốn mới có thì phải tổ chức
phân bổ hợp lý theo các tiêu chí do xã tự lựa chọn. Sau khi thông báo nguồn
lực phát triển cho các thôn (nếu có) thì mới được tiến hành các buổi họp thôn
theo lịch đã xác định. (Sử dụng mẫu số 17a để thông báo nguồn lực). Chậm
nhất là tháng 4 hàng năm phải tiến hành xong các buổi họp thôn về đề xuất kế
hoạch phát triển thôn.
1.1. Bước 1: Họp thôn lần 1: Trưởng thôn chủ trì và cử 01 thành viên
trong tổ phát triển thôn làm thư ký cuộc họp, Thư ký cần ghi chép trung thực
các vấn đề đã được cuộc họp thảo luận, thống nhất. Trước khi cuộc họp diễn
ra Trưởng thôn cần thu thập được cơ sở dữ liệu của thôn (sử dụng mẫu biểu số
5 để tổng hợp).
- Vẽ sơ đồ thôn (hoặc đắp sa bàn): Khi vẽ sơ đồ thôn cần ghi chép cụ
thể theo mẫu biểu số 03. Ghi chép những vấn đề thể hiện trên sơ đồ thôn. Chỉ
cần phản ánh những nét chung nhất về thôn: địa hình, phân bố dân cư, đất
canh tác, đường giao thông, công trình cấp nước, hệ thống điện…(Vẽ theo
kiểu mô phỏng, không cần quá chính xác).
- Trưởng thôn huy động sự tham gia của người dân trong việc thảo luận
các vấn đề kinh tế - xã hội trong thôn và ghi chép cụ thể từng lĩnh vực theo
mẫu biểu số 07. Cách làm là chia thành các nhóm thảo luận (có đề cử một
người làm trưởng nhóm thảo luận). Phân chia nhóm thảo luận theo nhóm
những người cùng sở thích (ví dụ như các nhóm quan tâm đến trồng rừng,
nhóm quan tâm đến chăn nuôi gia súc, nhóm quan tâm đến giáo dục, y tế, xã
hội, nhóm quan tâm đến cơ sở hạ tầng…). Trong quá trình thảo luận các nhóm
cùng nhau phát hiện ra các vấn đề, tồn tại của thôn (tham khảo thêm về vấn

đề/tồn tại ở phụ lục số IV). Các vấn đề phát hiện và nguyên nhân cũng như là
các hoạt động dự kiến khắc phục phải được các thành viên trong nhóm thảo
luận và thống nhất, người hướng dẫn (nếu có) chỉ gợi ý chứ không quyết định
thay cho các thành viên trong nhóm thảo luận. Nhóm trưởng nhóm thảo luận
ghi chép theo mẫu biểu nộp kết quả cho Trưởng thôn. Sau khi kết thúc thảo
luận nhóm sẽ sử dụng mẫu biểu số 08 để tổng hợp. Trưởng thôn có trách
nhiệm tổng hợp ý kiến các kết quả thảo luận nhóm theo mẫu biểu số 08.
- Sau khi tổng hợp xong các vấn đề và các hoạt động dự kiến khắc phục
sẽ tổ chức chấm điểm thứ tự ưu tiên của các hoạt động này. Sử dụng mẫu biểu
số 09 để mọi người cùng chấm điểm. Có thể sử dụng nhiều cách khác nhau
để chấm điểm và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các hoạt động song tuyệt đối
5


không được bỏ qua bước chấm điểm sắp xếp thứ tự ưu tiên trong quá trình lập
kế hoạch.
- Sau khi mỗi người tự chấm điểm theo tiêu chí đối với các hoạt động
đề xuất thì tổ trưởng tổng hợp lại số điểm và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên với số
điểm từ cao xuống thấp. Sử dụng mẫu biểu số 10 để tổng hợp.
- Kết thúc họp thôn mỗi thôn phải có biên bản họp thôn ghi lại quá trình
thảo luận và thống nhất những vấn đề phát triển thôn. Mẫu biểu sử dụng ghi
biên bản họp thôn là mẫu biểu số 12.
1.2. Bước 2: Họp thôn lần 2
- Sau khi họp thôn lần 1 và thảo luận thống nhất, Trưởng thôn tổng hợp
thành bản đề xuất kế hoạch phát triển thôn trong đó sắp xếp các hoạt động
theo thứ tự ưu tiên1 đã được thôn biểu quyết. Sử dụng mẫu biểu số 11 để tổng
hợp đề xuất KHPT thôn. Biểu số 11 do trưởng thôn tổng hợp cần đầy đủ, chi
tiết các hoạt động đề xuất về nội dung đề xuất, thời gian và nguồn lực cần
thiết của các đề xuất. Đưa bản đề xuất này ra cuộc họp thôn lần 2 và thảo
luận, thống nhất thêm 1 lần nữa về thứ tự ưu tiên trong đó xem xét chủ yếu về

khả năng cung cấp kinh phí cho các hoạt động đó, ưu tiên các hoạt động có sử
dụng kinh phí do người dân đóng góp để thực hiện.
- Bản đề xuất KHPT thôn đã được thông qua tại cuộc họp thôn lần 2 sẽ
được gửi cho Ban phát triển xã để tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
của xã. Trưởng thôn gửi lên cho xã các các biểu: 07, 08, 09 (nếu có), 10, 11
kèm theo biên bản các buổi họp thôn.
2. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Trước khi tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
xã thì Tổ công tác xây dựng kế hoạch phải hoàn tất các số liệu về kinh tế - xã
hội của xã hiện nay. Sử dụng mẫu biểu số 05 để tổng hợp cơ sở dữ liệu của xã.
Số liệu tại biểu số 05 được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu thôn tại biểu số 04 (xã
phát cho các thôn biểu mẫu số 04 để Trưởng thôn điền vào và nộp lại cho xã).
Kết quả tổng hợp biểu số 5 phải được rà soát kỹ, so sánh, đối chiếu với số liệu
hiện có để phát hiện các sai số, chênh lệch và các nguyên nhân sai lệch số
liệu. Ngay sau bước điều tra cơ sở dữ liệu xã cần tổng hợp các vấn đề về kinh
tế - xã hội của toàn xã.
2.1. Bước 1: Thu thập thông tin kinh tế - xã hội của xã. Kết quả thu thập
thông tin kinh tế - xã hội của xã phải được soạn thảo thành văn bản.
Các thông tin cần thu thập về kinh tế - xã hội của xã như sau:
+ Đặc điểm vị trí địa lý, các đặc điểm tự nhiên của xã.
1

Thứ tự ưu tiên được xác định bằng cách giơ tay hoặc phát hạt ngô (sỏi) đồng đều cho người dự họp, tuỳ lựa
chọn mục tiêu ưu tiên mà bỏ nhiều hay ít hoặc không bỏ hạt ngô (sỏi) vào các ống bơ đại diện cho các hoạt
động .

6


+ Dân số, lao động của xã

+ Tình trạng nghèo đói, tệ nạn xã hội, bảo vệ rừng….
+ Các hoạt động sản xuất chủ yếu
+ Cơ sở hạ tầng của xã có những gì, thiếu những gì?
+ Điểm mạnh của xã so với các xã khác trong huyện và so với các xã
khác trong tỉnh là gì?
+ Điểm yếu của xã so với các xã khác trong huyện và so với các xã
khác trong tỉnh là gì?
+ Xã có những cơ hội nào để phát triển kinh tế - xã hội trong một vài
năm tới (chú ý: cơ hội là những xu hướng kinh tế, xã hội thuận lợi chứ không
phải xuất phát từ điểm mạnh của mình).
+ Có thách thức nào đối với xã trong phát triển kinh tế - xã hội trong
những năm tới đây không? (chú ý: thách thức là những xu hướng kinh tế, xã
hội bất lợi chứ không phải xuất phát từ những điểm yếu, điểm hạn chế của
mình)
+ Mô tả định tính một số nét của xã sau thời điểm hiện tại 10 năm như
thế nào? (Chú ý là mô tả khái quát và đó là khả năng đạt được của xã trong
phạm vi tiềm năng của địa phương).
2.2. Bước 2: Thu thập thông tin định hướng từ huyện, tỉnh:
Tổ công tác cần thu thập thông tin về những chương trình, dự án đang
được thực hiện trên địa bàn xã, tập trung vào những chương trình, dự án do
tỉnh, huyện làm chủ đầu tư. Những thông tin này cần được thường xuyên cập
nhật cho đến khi kết thúc việc lập kế hoạch hàng năm. Các thông tin này được
sử dụng để đối chiếu với kết quả lập kế hoạch và là cơ sở đề xuất các nguồn
vốn thực hiện kế hoạch. Sử dụng mẫu biểu số 06 để tổng hợp.
2.3. Bước 3: Tổng hợp kế hoạch đề xuất phát triển kinh tế - xã hội của
xã từ kế hoạch phát triển thôn:
*, Tổng hợp biểu 07, 08 của xã dựa trên biểu 07, 08 của các thôn: Quá
trình tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã cần thiết có sự tham
gia của cả Ban phát triển xã. Có thể chia nhóm để tổng hợp như nhóm tổng
hợp các vấn đề kinh tế, nhóm tổng hợp các vấn đề xã hội – môi trường, nhóm

tổng hợp các vấn đề quản lý nhà nước - nội chính…
Trình tự tổng hợp như sau:
Tổng hợp Vấn đề & Nguyên nhân: Các nhóm liệt kê, phân tích, thảo
luận và chỉnh sửa cách phát biểu các vấn đề và nguyên nhân tương ứng trong
mẫu biểu số 7 và 8 thuộc từng lĩnh vực.

7


Xác định Mục tiêu: Căn cứ vào các vấn đề và nguyên nhân đã chỉ ra,
nhóm tổng hợp xác định mục tiêu cần đạt được theo cách phát biểu ngược lại
với vấn đề đã nêu.
Nếu phát biểu ngược lại không khả thi thì tìm một mục tiêu tương
đương khác diễn tả trạng thái khi các nguyên nhân được giải quyết (tham khảo
phụ lục số IV) Ghi lại mục tiêu vừa xác định vào cột Mục tiêu trong biểu số 8.
Tổng hợp giải pháp: Tổng hợp giải pháp cụ thể xác định theo nguyên
tắc đã nói ở trên và ghi vào cột Giải pháp.
*, Tổng hợp các biểu 13a từ biểu 11 của các thôn:
Tổng hợp hoạt động đề xuất: Tổng hợp các đề xuất từ kế hoạch phát
triển thôn theo biểu số 13a. Lưu ý rằng biên bản cuộc họp xã về các đề xuất
chỉ ghi các hoạt động được đảm bảo bằng nguồn lực cho trước, còn biểu số
13a phản ánh tất cả các đề xuất được phát hiện, cột đề xuất nguồn lực hàm ý
kiến nghị với cấp trên và có thể được ưu tiên xem xét vào các năm tiếp theo.
2.4. Bước 4: Họp xã thống nhất danh mục các đề xuất hoạt động (biểu
13a) trong năm kế hoạch: Cuộc họp do Trưởng Ban Phát triển thôn chủ trì
thảo luận các vấn đề như sau:
Những đề xuất về các hoạt động của các thôn như thế có hợp lý không?
Có đề xuất nào đã được các chương trình, dự án của tỉnh, của huyện giải
quyết, phần còn lại xã có kinh phí hỗ trợ không?, người dân có tự làm được
không hay là bắt buộc phải có sự hỗ trợ? nếu có thì kinh phí mà xã làm chủ

đầu tư đã thông báo có hỗ trợ tất cả các đề xuất không hay chỉ hỗ trợ được
một phần? Phần đề xuất còn lại cần hỗ trợ bao gồm những hạng mục nào,
nguồn lực cần có là bao nhiêu?.
2.5. Bước 5: Tổng hợp chung kinh tế - xã hội của xã và dự thảo kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội: Căn cứ các kết quả tổng hợp như trên và cơ sở
dữ liệu của xã đã xác định, tổ công tác hoàn chỉnh biểu kế hoạch số 14 trên cơ
sở dự báo những tác động có thể có của các hoạt động dự kiến đến các chỉ tiêu
kinh tế - xã hội của toàn xã.
- Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã:
Chuẩn bị Phần I: Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương

Nội dung phần này sẽ được lấy báo cáo đánh giá hàng năm của xã và
các phân tích như đã thực hiện tại bước chuẩn bị trên đây. Phần này xem chi
tiết tại Phụ lục 3.
* Cách viết lời cho mục Tồn tại. Thông tin về tồn tại được lấy tại biểu số
07 của toàn xã.
(Chiều mũi tên thể hiện việc sắp xếp lại các ý trong mẫu biểu tổng hợp
để chuyển sang các mục tương ứng của phụ lục 3 kết hợp với bổ sung từ ngữ
nhằm diễn tả câu hoàn chỉnh).
8


Tồn tại
Lĩnh vực Lâm nghiệp, giao thông thủy lợi

Viết lại lời và đưa vào Dự thảo
Lĩnh vực Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm
nghiệp
Nhiều diện tích đất lâm nghiệp bị bỏ trống

Những tồn tại chính trong lĩnh vực là:
Hệ thống đường giao thông bị xuống cấp
Năng suất Lúa, Ngô thấp, chất lượng
Thiếu nước tưới cho đồng ruộng
cây mía hàng hóa thấp.
Hệ thống nước sạch phục vụ người dân trong Còn nhiều diện tích đất lâm nghiệp bị bỏ
thôn chưa được xây dựng
trống, chưa có dịch vụ cung cấp cây con
trồng rừng tại một số thôn bản.
Năng suất trong chăn nuôi thấp, quy mô
nhỏ lẻ, manh mún, nguồn giống chăn
nuôi tốt chưa được giới thiệu, cung ứng
tại các thôn bản.
Nông nghiệp + trồng trọt
Lĩnh vực Thủy lợi
Năng suất lúa thấp
Lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn xã hiện
Chưa có dịch vụ cung cấp cây con trồng rừng đang gặp những khó khăn, cụ thể:
tại thôn bản
Thiếu nước tưới tiêu phục vụ canh tác
Năng suất ngô còn thấp
trên một số cánh đồng (hoặc cũng có thể
Chất lượng cây mía hàng hóa thấp
viết “Thiếu nước tưới cho đồng ruộng”
Chăn nuôi, thú y
Lĩnh vực Môi trường
Năng suất chăn nuôi thấp
Hệ thống nước sạch phục vụ người dân
Quy mô nhỏ lẻ, manh mún
trong một số thôn bản chưa được xây

Nguồn giống chăn nuôi tốt chưa được giới dựng
thiệu hoặc tổ chức cung ứng tại thôn bản
Lĩnh vực Giao thông
Hệ thống đường giao thông bị xuống
cấp.

* Cách viết lời cho mục Nguyên nhân (Thông tin về nguyên nhân cũng được
lấy từ biểu 07 của toàn xã.
Nguyên nhân
Lĩnh vực Lâm nghiệp, giao thông thủy lợi

Viết lại lời và đưa vào Dự thảo
Lĩnh vực Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm
nghiệp
+ Năng suất & chất lượng cây trồng thấp là
do giống kém chất lượng hoặc chưa phù
hợp, thiếu phân bón, nước tưới, đất đai
thoái hóa và do người dân thiếu kiến thức
khoa học kỹ thuật. Thêm vào đó, công tác
thông tin dự báo về tình hình sâu bệnh
chưa kịp thời cũng là một nguyên nhân
bổ sung.
+ Một số tồn tại trong lâm nghiệp là do
hiện tại chưa có kế hoạch trồng rừng, ý
thức người dân về công tác trồng rừng chưa
cao. Đặc biệt, hiện chưa có tổ chức nào
đứng ra lo việc cung cấp cây con giống

Chưa có kế hoạch trồng rừng. Ý thức của
người dân về việc trồng rừng chưa cao

Do không đủ nguồn lực, nguồn kinh phí để
đầu tư, tu sửa và làm mới hệ thống giao
thông
Hệ thống kênh mương bị hư hỏng và xuống
cấp nặng
Không có nguồn nước sạch, nguồn nước xa
khu dân cư

9


Nguyên nhân

Viết lại lời và đưa vào Dự thảo
trồng rừng tại địa bàn một số thôn.
+ Thực trạng về chăn nuôi trong xã xuất
phát từ những nguyên nhân như: Không
có nơi chăn thả, người dân ít được tập huấn
kỹ thuật, giá bán các sản phẩm chăn nuôi
thấp, công tác phòng bệnh chưa được chú
trọng, vốn đầu tư cho chăn nuôi còn thấp
và chưa có cán bộ cung cấp thông tin về
các loại giống tốt.
Nông nghiệp + trồng trọt
Lĩnh vực Thủy lợi
Giống kém chất lượng. Giống lúa chưa phù Hiện trạng thiếu nước tưới tiêu trong xã
hợp, Thiếu nước tưới
hiện nay là do hệ thống kênh mương bị hư
Kiểm soát sâu bệnh chưa đảm bảo
hỏng và xuống cấp nặng.

Chưa có tổ chức nào đứng ra lo việc cung
cấp cây con giống trồng rừng tại địa bàn
một số thôn
Thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật
Giống chưa đảm bảo, Thiếu phân bón, Đất
đai thoái hóa, Thiếu kiến thức khoa học kỹ
thuật
Chăn nuôi, thú y
Lĩnh vực Môi trường
Không có nơi chăn thả
Hiện trạng thiếu các Hệ thống nước sạch
Ít được tập huấn kỹ thuật
tại một số thôn bản là do không có nguồn
Giá bán các sản phẩm còn thấp
nước sạch hoặc do nguồn nước xa khu dân
Công tác phòng bệnh chưa được chú trọng
cư.
Vốn đầu tư cho chăn nuôi còn thấp
Chưa có cán bộ cung cấp thông tin về các
loại giống tốt
Lĩnh vực Giao thông
Thực trạng của lĩnh vực Giao thông
trong xã là do không đủ nguồn lực, nguồn
kinh phí để đầu tư, tu sửa và làm mới hệ
thống giao thông

Chuẩn bị Phần II: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm tới
Trình bày về dự báo tình hình
Người viết cần tham khảo ý kiến của lãnh đạo xã, ban ngành để đưa ra
nhận định tổng quát về xu hướng diễn biến các mặt Kinh tế - Xã hội trong thời

gian tới (Xem thêm hướng dẫn trong phụ lục 3).
Thuyết minh Mục tiêu phát triển của toàn xã, mục tiêu cụ thể và
giải pháp thực hiện của từng lĩnh vực:
Cách viết phần này cũng tương tự trình bày trong Bước 1. Tuy nhiên, người
viết cần khái quát các mục tiêu chính, cố gắng tóm tắt nhóm mục tiêu bằng
các câu ngắn mang tính tổng quát. Mục tiêu cụ thể được lấy từ biểu 08 của
toàn xã. Xem ví dụ dưới đây để có thêm chi tiết về cách viết lại mục tiêu.
10


Cách tóm tắt mục tiêu:
Mục tiêu
Lĩnh vực Lâm nghiệp, giao thông thủy lợi,
Nông nghiệp, Chăn nuôi, thú y
Trồng các diện tích đất lâm nghiệp bị bỏ
trống
Nâng cấp đường giao thông liên thôn và liên

Đưa nước tưới về đồng ruộng
Có hệ thống nước sạch phục vụ người dân
trong một số thôn bản
Nâng cao năng suất lúa
Nâng cao năng suất ngô
Nâng cao chất lượng cây mía hàng hóa
Chăn nuôi, thú y
Nâng cao năng suất chăn nuôi
Mở rộng quy mô chăn nuôi

Viết lại lời và đưa vào Dự thảo
Lĩnh vực Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm

nghiệp
* Năng suất, chất lượng sản phẩm cây lúa,
mía, ngô được nâng cao.
* Năng suất, chất lượng trong chăn nuôi
được cải thiện, quy mô chăn nuôi mở
rộng.
* Các diện tích đất lâm nghiệp bị bỏ trống
được trồng bổ sung.
* Đồng ruộng có nước tưới đầy đủ.
* Phấn đấu các thôn bản có nước sạch
(Đây là mục tiêu lớn, dài hạn. Vì thế cần
đưa thêm mệnh đề chỉ sự cố gắng, nỗ lực
của toàn xã)
….vv

Cần hiểu mục tiêu ở đây liên quan trực tiếp đến việc giải quyết các tồn
tại đã chỉ ra. Có thể không giải quyết dứt điểm được những tồn tại ở địa bàn
nhưng các hoạt động, giải pháp sẽ giúp khắc phục một phần vấn đề đã chỉ ra.
Trình bày về các giải pháp chính
Tương tự như trên, cần tóm tắt nhóm giải pháp bằng các câu ngắn mang
tính chất đại diện dựa trên kết tổng hợp phần giải pháp. Giải pháp cũng có thể
được tìm thấy tại biểu số 08 toàn xã.
Trình bày về tổ chức thực hiện
Giống như hướng dẫn trong phụ lục 3, phần này cần nêu bật được cơ
cấu tổ chức thực hiện các hoạt động, có chỉ rõ trách nhiệm từng ban ngành,
từng cá nhân liên quan đến việc điều hành, chỉ đạo thực hiện tổng thể các hoạt
động trong khung đề xuất. Ngoài ra, cần trình bày chi tiết về những yêu cầu
đối với việc tổ chức thực hiện đặc biệt đối với một số đề xuất mới, đặc thù.
2.6. Bước 6: Họp toàn xã về dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
- Tiến hành họp xã về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã. Thảo

luận về nội dung dự thảo kế hoạch, tập trung vào các nội dung: Đánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch, mục tiêu kế hoạch năm tới và danh mục các hoạt
động đề xuất.
- Căn cứ kết quả hội nghị tổ công tác hoàn chỉnh phần lời và tổng hợp
phần biểu tổ công tác trình Chủ tịch UBND xã ký ban hành dự thảo kế hoạch
PTKTXH địa phương gửi phòng Tài chính - Kế hoạch xem xét, đề xuất với
Tổ công tác của huyện về mức hỗ trợ kinh phí cho xã trong khả năng cân đối
của huyện. Bước này cần được thực hiện xong trước 30/6 hàng năm. Các biểu
gửi lên huyện bao gồm: 13a, 14, 14a.

11


- Trong giai đoạn này tổ công tác cấp xã cần chủ động liên hệ với tổ
công tác cấp huyện để sớm thống nhất một số vấn đề liên quan đến kinh phí
cho địa phương. Trong điều kiện khó khăn nhất ngân sách của huyện không
hỗ trợ được thêm cho ngân sách xã thực hiện nhiệm vụ thì ngay lập tức tổ
công tác của xã điều chỉnh lại ngay một số hạng mục trong kế hoạch và nếu
cần thiết thì điều chỉnh mục tiêu kế hoạch.
3. Hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã, kế hoạch
hành động, kế hoạch theo dõi và đánh giá.
- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã hoàn thiện, tổ công tác
tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (kế hoạch hành động theo biểu
mẫu số 15). Kế hoạch hành động là căn cứ để theo dõi, đánh giá thực hiện kế
hoạch trong năm.
- Tiếp theo căn cứ kế hoạch hành động xây dựng kế hoạch theo dõi và
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã. Sử
dụng mẫu biểu số 16 cho kế hoạch theo dõi và mẫu biểu số 17 cho kế hoạch
đánh giá. Chú ý về thống nhất nội dung và số liệu giữa kế hoạch theo dõi và
kế hoạch đánh giá.

Kết thúc quá trình lập kế hoạch cấp xã cần phải hoàn thiện được các
biểu 13a, 14, 14a, 15, 16, 17 và phần thuyết minh kế hoạch viết bằng lời văn.
4. Phê duyệt và công khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã
- UBND xã dự thảo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã trong năm
2010 và dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 trình HĐND xã
thông qua tại kỳ họp HĐND cuối năm. Ở kỳ họp HĐND nếu có thể các đại
biểu sẽ đánh giá sắp xếp lại thứ tự ưu tiên. Cách đánh giá có thể sử dụng là
mỗi lĩnh vực được tối đa 100 điểm, mỗi đại biểu cho điểm các hoạt động
thuộc lĩnh vực đó sao cho tổng bằng 100. Tổng hợp kết quả của tất cả các đại
biểu sẽ có được tổng điểm của mỗi hoạt động, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ
trên xuống làm căn cứ để phân bổ nguồn lực (kể cả hoạt động đầu tư XDCB).
- Căn cứ kết quả kỳ họp HĐND xã, Tổ công tác trình Chủ tịch UBND
xã ra Quyết định phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phê
duyệt kế hoạch hành động, kế hoạch theo dõi đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã mình. Chậm nhất là ngày 31/12 hàng
năm phải phê duyệt được kế hoạch của năm tiếp theo.
- Công khai kế hoạch tại trụ sở UBND xã bằng cách dán kế hoạch trên
bảng gồm 2 loại: Kế hoạch bằng giấy A4 và kế hoạch phóng to bằng giấy A0
để nhân dân được biết. Cần công khai các biểu:
+ Biểu tổng hợp kế hoạch theo mẫu số 14, biểu XDCB 14a.
+ Biểu kế hoạch hành động theo mẫu số 15.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch tổ công tác cần phân công thành
viên theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Đây là nội dung quan
12


trọng để có thêm thông tin trong công tác lập kế hoạch các năm tiếp theo. Các
mẫu biểu kế hoạch phải được lưu trữ theo từng năm tại UBND xã.

PHẦN THỨ HAI

QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CẤP HUYỆN
I. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết
1. Thành lập nhóm nòng cốt (tổ công tác) lập kế hoạch
Trong quý I các huyện, thị xã phải thành lập xong nhóm nòng cốt (tổ
công tác) lập kế hoạch phát triển KTXH của địa phương mình. Thành phần
nhóm nòng cốt bao gồm:
- Lãnh đạo UBND huyện (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch): Tổ trưởng.
- Trưởng hoặc phó phòng Tài chính - Kế hoạch: Tổ phó.
- Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện, thị xã: Tổ phó
- Lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã: Tổ viên.
- Thủ trưởng các Đoàn thể: MTTQ, Đoàn Thanh niên, Phụ nữ, Nông
dân...: Tổ viên
- Các chủ tịch UBND xã: Tổ viên.
Tổ công tác có trách nhiệm thực hiện lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong đó Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm
chủ trì, tổng hợp hoàn thiện kế hoạch.
2. Lên lịch cho công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội:
a. Lịch lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện do Phòng Tài
chính - Kế hoạch chuẩn bị.
Tổ công tác lập kế hoạch phải có kế hoạch cụ thể cho quá trình lập kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội. Sử dụng mẫu biểu số 18 tại phần IV của Sổ
tay này để lên lịch cho các hoạt động.
b. Lịch họp tổ công tác do tổ trưởng phê duyệt.
Trong quá trình lập kế hoạch sẽ phải họp tổ công tác để thảo luận về
những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phòng Tài chính - Kế
hoạch dự kiến lịch cho các cuộc họp tổ công tác trình tổ trưởng phê duyệt và
mời các thành phần dự họp.
II. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương
1. Bước 1: Thu thập dữ liệu về kinh tế - xã hội của huyện, thị xã; thu
thập thông tin định hướng đầu tư trên địa bàn huyện:

- Dữ liệu kinh tế xã hội của huyện, thị xã có thể được thu thập ngay khi
bắt đầu công tác lập kế hoạch. Thực hiện theo mẫu biểu số 20. Trong quá trình
tổng hợp biểu dữ liệu có thể bổ sung thêm những thông tin cần thiết cho quá
13


trình lập kế hoạch của huyện sau này. Dữ liệu thu thập phải được phản ánh
theo chuỗi, tức là số liệu liên tục trong những năm gần đây của địa phương để
có thể dễ dàng nhận thấy xu thế của quá trình phát triển.
Thu thập thông tin định hướng đầu tư của TW, tỉnh đối với huyện, thị
xã: tổ công tác cần thu thập thông tin về những chương trình, dự án đang được
thực hiện trên địa bàn huyện, tập trung vào những chương trình, dự án do Bộ,
ngành Trung ương, các Sở ngành cấp tỉnh làm chủ đầu tư. Những thông tin
này cần được thường xuyên cập nhật cho đến khi kết thúc việc lập kế hoạch
hàng năm. Sử dụng mẫu biểu số 21 để tổng hợp.
2. Bước 2: Họp tổ công tác lần thứ nhất về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
- Họp tổ công tác lần thứ nhất về những nội dung liên quan đến cơ sở
dữ liệu về kinh tế - xã hội của huyện. Có những dữ liệu nào cần thêm để lập
kế hoạch được tốt hơn. Có những số liệu nào chưa chính xác có thể làm sai
lệch các nhận định, đánh giá về kinh tế - xã hội của địa phương. Trong bước
này tổ công tác cũng thảo luận về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của địa phương là gì? Tầm nhìn đến năm 2020 của huyện, thị xã
như thế nào. Sử dụng công cụ phân tích SWOT theo mẫu biểu số 19 và tham
khảo thêm Tài liệu lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội do dự án SLGP đã
cung cấp trong các lớp tập huấn của dự án.
Tiếp theo các bước thảo luận này sử dụng mẫu biểu số 22 phân tích các
vấn đề kinh tế - xã hội của huyện. Tham khảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của các xã và căn cứ vào hiện trạng của mỗi ngành, lĩnh vực để phát hiện
các vấn đề, tồn tại của huyện, thị xã. Mỗi thành viên trong tổ công tác đề xuất
theo mẫu biểu, nộp lại cho chủ trì cuộc họp để cùng thống nhất, thảo luận. Có

thể chia nhóm thảo luận theo từng ngành, lĩnh vực để các vấn đề phát hiện
được thống nhất cao hơn. Kết thúc thảo luận phải có được bản tổng hợp về
các vấn đề theo biểu mẫu số 23 để làm cơ sở cho các bước tiếp theo. Nếu có
thể thì Phòng Tài chính Kế hoạch nghiên cứu kết quả thảo luận và sắp xếp lại
theo cây vấn đề, cây mục tiêu.
- Xác định thứ tự ưu tiên theo mục tiêu kế hoạch: Từ biểu số 23 các
thành viên trong tổ công tác bình chọn và thống nhất về thứ tự mục tiêu ưu
tiên cho năm kế hoạch. Cách sắp xếp thứ tự ưu tiên xin tham khảo thêm Tài
liệu lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội do dự án SLGP biên soạn.
3. Bước 3: Tổng hợp đề xuất các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
Phương pháp tổng hợp: Kết hợp giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của cấp xã và kết quả thảo luận tổng hợp của tổ công tác huyện.
Cách tổng hợp như sau: Lần lượt tổng hợp các hoạt động dự kiến trong
kỳ kế hoạch vào biểu số 23a từ kết quả thảo luận tại biểu số 23, đối với từng
mục tiêu kỳ kế hoạch nếu hoạt động dự kiến tại biểu số 13a của các xã mà phù
hợp với mục tiêu ưu tiên của huyện thì đưa vào biểu 23a. Đó là các hoạt động
14


được ưu tiên bố trí các nguồn vốn để thực hiện trong năm kế hoạch của huyện.
Đối với các đề xuất khác của các xã không nằm trong mục tiêu ưu tiên của
huyện thị cần có văn bản thông báo cho xã biết và huy động nguồn lực khác.
4. Bước 4: Tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thị

Ở bước này Phòng Tài chính Kế hoạch chủ trì tổng hợp các biểu còn lại
của kế hoạch: biểu 24, 25, 26, 27, 28. Phương pháp tổng hợp sử dụng một số
công cụ ước lượng, thống kê hiện hành.
5. Bước 5: Họp tổ công tác lần thứ 2:
Xem xét những vấn đề đã phát hiện và những giải pháp, hoạt động dự
kiến có phù hợp với hướng đi đã xác định trong tầm nhìn hay không (góp

phần đạt được tầm nhìn). Giải pháp hoạt động đó có thực sự cấp bách không.
Nếu có thì đó là giải pháp tốt, có thể xem xét đưa vào thực hiện trong năm
2011.
Xem xét, cân đối nguồn lực cho các hoạt động ưu tiên. Hoạt động nào
đã được đảm bảo theo thông tin định hướng đã thu thập được từ bước 2.
Thông báo nguồn lực từ ngân sách huyện đầu tư cho các hoạt động nào của
từng xã (nếu có). Các hoạt động nào cần đề xuất với tỉnh, Trung ương.
Thảo luận về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như vậy đã sát với
hoạt động chưa, danh mục các công trình XDCB và các hoạt động chủ yếu có
phù hợp với mục tiêu kế hoạch và có đảm bảo nguồn lực thực thi không.
6. Bước 6: Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo mẫu đề
cương tại phụ lục số 3 và một số gợi ý về cách làm tại phụ lục số 4 và hướng
dẫn quy trình xã tại phần I sổ tay này.
- Sau khi hoàn chỉnh phần lời và tổng hợp phần biểu UBND huyện trình
HĐND huyện tại kỳ họp HĐND và gửi dự thảo kế hoạch PTKTXH địa
phương về Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, đề xuất với Tổ công tác của tỉnh
về mức hỗ trợ kinh phí cho huyện trong khả năng cân đối của tỉnh. Bước này
cần được thực hiện xong trước ngày 30/6 hàng năm.
- Trong giai đoạn này tổ công tác cấp huyện cần chủ động liên hệ với tổ
công tác cấp tỉnh để sớm thống nhất một số vấn đề liên quan đến kinh phí cho
địa phương. Trong điều kiện khó khăn nhất ngân sách của tỉnh không hỗ trợ
được thêm cho ngân sách huyện thực hiện nhiệm vụ thì ngay lập tức tổ công
tác của huyện điều chỉnh lại ngay một số hạng mục trong kế hoạch và điều
chỉnh mục tiêu kế hoạch.
- Khi có kết quả thảo luận với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thì
tổ công tác hoàn thiện kế hoạch bao gồm các biểu dự toán thu chi ngân sách
của huyện. (nếu thấy cần thiết có thể họp tổ công tác một lần nữa để thống
nhất).
15



7. Bước 7: Hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện,
kế hoạch hành động, kế hoạch theo dõi và đánh giá.
- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã hoàn thiện, tổ công tác
tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (kế hoạch hành động theo biểu
mẫu số 15). Kế hoạch hành động là căn cứ để theo dõi, đánh giá thực hiện kế
hoạch trong năm.
- Tiếp theo căn cứ kế hoạch hành động xây dựng kế hoạch theo dõi và
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Sử
dụng mẫu biểu số 16 cho kế hoạch theo dõi và mẫu biểu số 17 cho kế hoạch
đánh giá. Chú ý về thống nhất nội dung và số liệu giữa kế hoạch theo dõi và
kế hoạch đánh giá.
8. Bước 8: Phê duyệt và công khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của huyện
- UBND huyện trình HĐND huyện tại kỳ họp cuối năm về dự thảo báo
cáo tình hình kinh tế xã hội năm vừa qua và dự thảo kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội năm tới. Ở kỳ họp HĐND nếu có thể các đại biểu sẽ đánh giá sắp
xếp lại thứ tự ưu tiên. Cách đánh giá có thể sử dụng là mỗi lĩnh vực được tối
đa 100 điểm, mỗi đại biểu cho điểm các hoạt động thuộc lĩnh vực đó sao cho
tổng bằng 100. Tổng hợp kết quả của tất cả các đại biểu sẽ có được tổng điểm
của mỗi hoạt động, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống làm căn cứ để
phân bổ nguồn lực (kể cả hoạt động đầu tư XDCB).
- Căn cứ kết quả kỳ họp HĐND huyện, tổ công tác (phòng TC-KH)
trình Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và phê duyệt kế hoạch hành động, kế hoạch theo dõi
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã mình.
Chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm phải phê duyệt được kế hoạch của năm
tiếp theo.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện (kể cả các biểu kế

hoạch và biểu giao các nguồn vốn đầu tư XDCB) sau khi được phê duyệt phải
được gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch tổ công tác cần phân công thành
viên theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Đây là nội dung quan
trọng để có thêm thông tin trong công tác lập kế hoạch các năm tiếp theo. Hồ
sơ lập kế hoạch và các biểu kế hoạch chính thức phải được lưu trữ tại phòng
TC-KH huyện.

*
*
*
PHẦN THỨ BA
QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CẤP TỈNH
Về cơ bản quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp tỉnh
cũng tương tự quy trình lập kế hoạch phát triển KTXH cấp huyện. Hệ thống
16


mẫu biểu sử dụng chung với mẫu biểu cho cấp huyện. Chỉ có một số điểm
khác biệt nhỏ, cụ thể quy trình lập kế hoạch như sau:
I. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết
1. Thành lập nhóm nòng cốt (tổ công tác) lập kế hoạch
Trong quý I Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh thành lập xong
nhóm nòng cốt (tổ công tác) lập kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh. Thành
phần nhóm nòng cốt bao gồm:
- Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tổ trưởng.
- Trưởng phòng Tổng hợp – Quy hoạch của Sở KHĐT: Tổ phó.
- Cán bộ kế hoạch các Sở, ngành: Tổ viên.
- Thủ trưởng các Đoàn thể: MTTQ tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên, Hội LH

Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh,...Tổ viên
- Lãnh đạo phòng Kế hoạch – Tài chính huyện, thị xã: Tổ viên.
Tổ công tác có trách nhiệm thực hiện lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong đó Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì,
tổng hợp hoàn thiện kế hoạch.
2. Lên lịch cho công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội:
a. Lịch lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh do Sở Kế hoạch
và Đầu tư chuẩn bị.
Tổ công tác lập kế hoạch phải có kế hoạch cụ thể cho quá trình lập kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội. Sử dụng mẫu biểu số 18 của Sổ tay này để lên
lịch cho các hoạt động.
b. Lịch họp tổ công tác do tổ trưởng phê duyệt và phải phủ hợp với tiến
độ xây dựng kế hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu.
Trong quá trình lập kế hoạch sẽ phải họp tổ công tác để thảo luận về
những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phòng Tổng hợp –
Quy hoạch dự kiến lịch cho các cuộc họp tổ công tác trình tổ trưởng phê duyệt
và mời các thành phần dự họp.
II. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương
1. Bước 1: Thu thập dữ liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh
- Dữ liệu kinh tế xã hội của tỉnh có thể được thu thập ngay khi bắt đầu
công tác lập kế hoạch. Thực hiện theo mẫu biểu số 20. Trong quá trình thu
thập dữ liệu cần liên hệ chặt chẽ với Cục Thống kê và phòng kế hoạch của các
Sở, ngành.
2. Bước 2 Họp tổ công tác lần 1 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
địa phương.
- Họp tổ công tác lần thứ nhất: Thảo luận về những điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức của địa phương là gì: (căn cứ vào cơ sở dữ liệu kinh
tế - xã hội của tỉnh đã thu thập được). Tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh như
17



thế nào. Sử dụng công cụ phân tích SWOT, cây vấn đề, cây mục tiêu đồng
thời tham khảo thêm Tài liệu lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội do dự án
SLGP đã cung cấp trong các lớp tập huấn của dự án.
Tiếp theo các bước thảo luận này sử dụng mẫu biểu số 22 để tổng hợp,
phân tích các vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh. Mỗi thành viên (nhóm thành
viên theo ngành, lĩnh vực) trong tổ công tác đề xuất theo mẫu biểu, nộp lại
cho chủ trì cuộc họp để cùng thống nhất, thảo luận. Kết thúc thảo luận phải có
được bản tổng hợp về các vấn đề theo biểu mẫu số 23 để làm cơ sở cho các
bước tiếp theo.
3. Bước 3: Họp tổ công tác lần thứ 2:
Trước khi bước vào họp tổ công tác lần 2 thì Sở Kế hoạch và Đầu tư
tổng hợp các hoạt động đề xuất từ kết quả thảo luận lần 1 và Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của cấp huyện và các Sở ngành (kèm theo danh mục
công trình đầu tư XDCB). Nội dung cuộc họp tổ công tác lần thứ 2 bao gồm
các nội dung:
Xem xét những vấn đề đã phát hiện và những giải pháp, hoạt động dự
kiến có phù hợp với hướng đi đã xác định trong tầm nhìn hay không (góp
phần đạt được tầm nhìn). Giải pháp hoạt động đó có thực sự cấp bách không.
Nếu có thì đó là giải pháp tốt, có thể xem xét đưa vào thực hiện trong năm
2011.
Tiếp theo cần xem xét những hoạt động, những giải pháp đưa ra trong
kế hoạch phát triển các huyện, các Sở ngành trong tỉnh (căn cứ trên báo cáo
kế hoạch của các đơn vị gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư hàng năm) có phù hợp
với bước đi của tỉnh hay không. Khả năng cân đối vốn của tỉnh cho các hoạt
động đó như thế nào? Cần Trung ương hỗ trợ cụ thể những công trình, dự án
hay là cơ chế chính sách gì?
Kết thúc bước này cần có được danh mục các hoạt động, công trình
XDCB theo thứ tự ưu tiên. Sử dụng nhiều cách khác nhau để sắp xếp thứ tự
ưu tiên. Tham khảo bộ tài liệu đào tạo của dự án SLGP.
4. Bước 4: Tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Quy trình và cách thức tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp
tỉnh tương tự như cấp huyện. Trong quá trình tổng hợp kế hoạch chú ý cân đối
với phân bổ ngân sách của Sở Tài chính cho các đơn vị.
5. Bước 5: Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương
- Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gửi các ngành,
địa phương lấy ý kiến tham vấn.
- Sau khi hoàn chỉnh phần lời và tổng hợp phần biểu Sở Kế hoạch và
Đầu tư trình UBND tỉnh ký ban hành dự thảo kế hoạch PTKTXH địa phương
gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định hiện hành (tháng 7 hàng năm).
- Khi có Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính thì tổ công tác hoàn thiện kế hoạch (nếu thấy cần thiết có thể
18


họp tổ công tác một lần nữa để thống nhất mục tiêu và hoạt động năm kế
hoạch).
6. Bước 6: Hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kế
hoạch hành động, kế hoạch theo dõi và đánh giá.
- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã hoàn thiện, tổ công tác
tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (kế hoạch hành động theo biểu
mẫu số 15). Kế hoạch hành động là căn cứ để theo dõi, đánh giá thực hiện kế
hoạch trong năm. Kế hoạch hành động được gửi Văn phòng UBND tỉnh để
tổng hợp thành chương trình công tác hàng năm và ban hành Quyết định của
Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ trọng tâm trong năm kế hoạch.
- Căn cứ kế hoạch hành động xây dựng kế hoạch theo dõi và đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sử dụng mẫu
biểu số 16 cho kế hoạch theo dõi và mẫu biểu số 17 cho kế hoạch đánh giá.
7. Bước 7: Phê duyệt và giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh
- UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm về dự thảo báo cáo

tình hình kinh tế xã hội năm vừa qua và dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm tới. Ở kỳ họp HĐND nếu có thể các đại biểu sẽ đánh giá sắp xếp
lại thứ tự ưu tiên. Cách đánh giá có thể sử dụng là mỗi lĩnh vực được tối đa
100 điểm, mỗi đại biểu cho điểm các hoạt động thuộc lĩnh vực đó sao cho
tổng bằng 100. Tổng hợp kết quả của tất cả các đại biểu sẽ có được tổng điểm
của mỗi hoạt động, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống làm căn cứ để
phân bổ nguồn lực (kể cả hoạt động đầu tư XDCB).
- Căn cứ kết quả kỳ họp HĐND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉnh sửa,
hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phối hợp với Sở Tài chính trình
UBND tỉnh ban hành Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch. Chậm nhất là ngày 15/12
hàng năm phải phê duyệt được kế hoạch của năm tiếp theo.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sau khi được phê duyệt
phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổ công
tác cần phân công thành viên theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch. Đây là nội dung quan trọng để có thêm thông tin trong công tác lập kế
hoạch các năm tiếp theo./.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2016-2020 tỉnh Thái Nguyên - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên.
2. Bộ Tài liệu tập huấn lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa
phương - Dự án SLGP tháng 10/2008.
3. Bộ Tài liệu tập huấn Theo dõi và Đánh giá dựa trên kết quả phát triển
kinh tế - xã hội - Dự án SLGP tháng 2/2009.
4. Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển thôn/xã (VDP/CDP)
có sự tham gia.

20


5. Sổ tay thực hiện Chương trình Địa phương làm chủ đầu tư nhằm tăng
cường năng lực và quyền hạn cộng đồng.
7. Tài liệu tham khảo lập kế hoạch kinh tế - xã hội của 2 tỉnh Hoà Bình
và Bắc Kạn.

21



×