Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Dịch tễ và các yếu tố nguy cơ của đột quỵ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.01 KB, 2 trang )

TAI BIẾN MẠCH NÃO
Định nghĩa TBMN theo Tổ chức Y tế thế giới (1989; 2004): Khởi phát đột
ngột các thiếu sót thần kinh có tính chất khu trú hoặc lan toả kéo dài trên 1
giờ, có thể dẫn đến tử vong, do nguyên nhân mạch máu, có bằng chứng trên
phim chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não.
1. Dịch tễ học
Tai biến mạch não (TBMN) là bệnh lý thần kinh hay gặp nhất và là một cấp
cứu lớn trong y học, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau các
bệnh lý về tim mạch và ung thư đồng thời là một bệnh gây tàn phế mắc phải ở
người trưởng thành, là gánh nặng cho gia đình bệnh nhân và xã hội. Mặc dù
TBMN vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng nếu được phát hiện và điều
trị kịp thời sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như tỷ lệ di chứng.
TBMN gặp ở mọi nơi, mọi quốc tộc, trên thế giới có khoảng 15 triệu đột
quị/năm. Ở Việt nam, tần suất mắc bệnh là 75 trường hợp/100.000 dân, tỷ lệ
tử vong khoảng 30%. Bệnh tăng lên rõ rệt theo tuổi (phổ biến nhất ở lứa tuổi
60 - 80), nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.
TBMN xảy ra quanh năm nhưng gặp nhiều hơn về mùa lạnh và những tháng
chuyển mùa (tháng 2,3,10,11) hoặc vào những ngày thay đổi thời tiết đột
ngột, nhiệt độ càng thấp thì TBMN càng nhiều, đặc biệt bệnh xảy ra nhiều vào
lúc sáng sớm.
TBMN là một vấn đề cần được quan tâm không chỉ đối với bệnh nhân và gia
đình mà còn đối với toàn xã hội.
2. Các yếu tố nguy cơ của TBMN: yếu tố nguy cơ (YTNC) của bệnh được chia
làm hai nhóm: nhóm không thay đổi được và nhóm có thể thay đổi được.
3.1. Nhóm không thay đổi được:
- Tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều.
- Nam mắc nhiều hơn nữ từ 1,5 - 2 lần.
- Tiền sử gia đình có người tăng huyết áp và TBMN (Bố, Mẹ, anh chị em ruột)
tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
- Chủng tộc: Ở Mỹ, người da đen mắc bệnh nhiều hơn người da trắng.



3.2. Nhóm có thể thay đổi được:
- Tăng HA là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất, tăng HA làm tăng nguy cơ cả
nhồi máu não và chảy máu não. Gọi là tăng HA khi ≥ 140/90 mmHg.
- Thuốc lá: làm tăng độ nhớt của máu, làm giảm yếu tố bảo vệ HDL (một
loại cholesterol có lợi), hoạt hoá tiểu cầu, ngộ độc tế bào nội mô. Hút
thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh tim (nhồi máu cơ tim) và nguy cơ nhồi
máu tăng gấp 1,5 lần. Sau bỏ thuốc từ 2 - 3 năm mới giảm nguy cơ.
- Các bệnh tim: hẹp hai lá, rung nhĩ (do thấp tim), nhồi máu cơ tim (cũ và
mới).
- Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua và TBMN cũ là các yếu tố nguy cơ
quan trọng của tất cả các loại TBMN. Chảy máu thuỳ não làm tăng 3,8 lần
nguy cơ chảy máu tái phát.
- Rối loạn mỡ máu: tăng mỡ máu làm tăng tỷ lệ TBMN gấp 1,5 - 2 lần, giảm
mỡ máu làm tăng nguy cơ chảy máu não.
- Đái tháo đường: nguy cơ nhồi máu não tăng lên gấp 2 - 3 lần, mặt khác đái
tháo đường còn làm tăng tỷ lệ tử vong sau TBMN.
- Nghiện rượu: uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ chảy máu não.
- Béo phì không là nguy cơ trực tiếp gây TBMN nhưng gián tiếp qua bệnh
tim mạch.
- Một số yếu tố khác như căng thẳng tâm lý, nhiễm lạnh, uống thuốc tránh
thai, ăn mặn, tăng axit uric máu, ít hoạt động thể lực…
Việc phát hiện và điều trị dự phòng các YTNC của TBMN có thể làm giảm tỷ
lệ tử vong cũng như tỷ lệ tái phát bệnh (giảm khoảng 30% tỉ lệ mắc mới
TBMN nhờ vào điều trị thuốc hạ HA; giảm 20 - 25% nguy cơ tái phát của
nhồi máu não nhờ vào điều trị thuốc chống ngưng tập tiểu cầu; giảm 60 - 80%
nguy cơ huyết khối não trong trường hợp rung nhĩ nhờ vào điều trị thuốc
chống đông đường uống; giảm 65% nguy cơ nhồi máu một bên sau phẫu thuật
hẹp động mạch cảnh ≥ 70% khi hẹp đã có triệu chứng).




×