Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

CHUYÊN ĐỀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 9 trang )


CHUYÊN ĐỀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 1: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch
được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
Câu 2: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
C. một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ
Câu 3: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’.
B. Từ cả hai mạch đơn.
C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.
D. Từ mạch mang mã gốc.
Câu 4: Một ADN có hiệu giữa nuclêôtit Ađênin một loại nuclêôtit khác bằng 12,5%
so với tổng số
nuclêôtit. Tỉ lệ phần trăm mỗi loại nuclêôtit của ADN là:
A. A = T = 32,5%; G = X = 17,5%.
B. A = T = 31,25%; G = X = 18,75%.
C. A = T = 12,5%; G = X = 37,5%.
D. A = T = 37,5%; G = X = 12,5%.
Câu 5: Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ để phá vỡ liên kết hidro và làm
tách 2 mạch đơn của
phân tử. Hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử ADN thứ nhất
có tỉ lệ giữa nucleotit loại
A/G lớn hơn phân tử ADN thứ hai. Có các kết luận được rút ra:
I. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất nhỏ hơn phân tử ADN thứ hai.


II. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất bằng phân tử ADN thứ hai.
III. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN không phụ thuộc vào tỉ lệ A/G.
IV. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất lớn hơn phân tử ADN thứ hai.


Số kết luận có nội dung đúng là:
A. 3.
B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 6: Một ADN chứa 1755 liên kết hiđrô và có hiệu số giữa nuclêôtit loại X với 1
loại nuclêôtit khác
là 10%. Chiều dài của ADN trên là:
A. 4590 Å.
B. 1147,5 Å.
C. 2295 Å.
D. 9180 Å
Câu 7: Qúa trình nào sau đây chỉ xảy ra ở tế bào chất ?
A. Qúa trình nhân đôi ADN
B. Qúa trình phiên mã
C. Qúa trình dịch mã
D. Cả 3 quá trình trên
Câu 8: Cho 1 mạch ADN có trình tự 5’ AGG GGT TXX TTX 3’. Trình tự trên mạch bổ
sung là
A. 3’ TXX XXA AGG AAG 5’
B. 5’ TXX XXA AGG AAG 3’
C. 3’ TXX GGA AGG AAG 5’

D. 5’ TXX GGA AGG AAG 3’
Câu 9: Một phân tử mARN có tỉ lệ giữa các loại ribonucleotit là A = 2U = 3G = 4X.
Tỉ lệ % mỗi loại
ribonucleotit A,U, G, X lần lượt:
A. 10%, 20%, 30%, 40%.
B. 48%, 24%, 16%, 12%.
C. 40%, 30%, 20%, 10%.
D. 12%, 16%, 24%, 48%.
Câu 10: Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:
A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy
lactôzơ
B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy
lactôzơ
C. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A
D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A


Câu 11: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu
trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon
khác?
A. 1
B.2
C.3
D.4
Câu 12: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
A. 5BU
B. động vật nguyên sinh
C. Vi khuẩn
D. virut hecpet
Câu 13: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen

điều hòa là
A. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu
trúc.
B. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng vận
hành.
D. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi
động.
Câu 14: Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa
thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên
kết hidrô giữa G với X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên
mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết
với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của
gen đột biến được tạo ra là:
A. 179.
B. 359.
C. 718.
D. 539.
Câu 15: Các bazơ nitơ dạng hỗ biến kết cặp bổ sung không đúng khi ADN nhân đôi
do có
A. vị trí liên kết C1 và bazơ nitơ bị đứt gãy.
B. vị trí liên kết hidrô bị thay đổi.
C. vị trí liên kết của nhóm amin bị thay đổi.


D. vị trí liên kết photpho di-este bị thay đổi.
Câu 16: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột
biến:
A. làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các
crômatít.

B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN.
C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.
D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.
Câu 17: Sự liên kết giữa ADN với histôn trong cấu trúc của nhiễm sắc thể đảm bảo
chức năng
A. lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
B. phân li nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi.
C. tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi.
D. điều hòa hoạt động các gen trong ADN trên NST.
Câu 18: Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm:
A. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu.
B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.
C. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.
D. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu.
Câu 19: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14 và tất cả các cặp NST tương đồng đều
chứa nhiều cặp gen dị hợp. Nếu không xảy ra đột biến gen, đột biến cấu trúc NST
và không xảy ra hoán vị gen, thì loài này có thể hình thành bao nhiêu loại thể ba
khác nhau về bộ NST?
A. 7.
B. 14.
C. 35.
D. 21.
Câu 20: Sự co xoắn ở các mức độ khác nhau của nhiễm sắc thể tạo điều kiện
thuận lợi cho
A. sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào.
B. sự tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào.
C. sự biểu hiện hình thái NST ở kì giữa.
D. sự phân li và tổ hợp NST trong phân bào.



Câu 21: Thực chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự
A. làm thay đổi vị trí và số lượng gen NST.
B. sắp xếp lại những khối gen trên nhiễm sắc thể.
C. làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
D. sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST.
Câu 22: Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là
A. sợi ADN.
B. sợi cơ bản.
C. sợi nhiễm sắc.
D. cấu trúc siêu xoắn.
Câu 23: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu:
AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế
bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A. AaBbDDdEe và AaBbdEe.
B. AaBbDddEe và AaBbDEe.
C. AaBbDDddEe và AaBbEe.
D. AaBbDddEe và AaBbdEe.
Câu 24: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN
và prôtêin histon là
A. nuclêôxôm.
B. polixôm.
C. nuclêôtit.
D. sợi cơ bản.
Câu 25: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu
trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này
thành codon mã hóa aa khác? (Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG
cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho asparagin)
A. 1
B. 2
C. 3

D. 4


Câu 26: Đoạn Ôkazaki tạo ra trong quá trình nhân đôi ADN là
A. các đoạn êxôn của gen không phân mảnh
B. các đoạn intrôn của gen phân mảnh
C. đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 5’=> 3
D. đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 3’ => 5’
Câu 27: Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở
cả enzim ARN –
pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza?
I. Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.
II. Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần
đoạn mồi.
III. Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.
IV. Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.
V. Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với
các nuclêôtit của mạch ADN khuôn.
Số phương án đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 28: Câu 24 [V-ID: 15410]: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu
phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
I. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
II. Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
III. Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ => 3’ để
tổng hợp mạch mới theo
chiều 3’ => 5’.

IV. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp,
còn mạch kia là của ADN
ban đầu.
V. Enzim ADN pôlimeraza tự tổng hợp 2 mạch mới bổ sung với 2 mạch khuôn
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 29: Cho các đặc điểm về sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân
thực như sau:
1. Chiều tổng hợp. 2. Các enzim tham gia.
3. Thành phần tham gia. 4. Số lượng các đơn vị nhân đôi.
5. Nguyên tắc nhân đôi. 6. Số chạc hình chữ Y trong một đơn vị nhân đôi.


Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi ADN ở E.coli về:
A. 1, 3, 4, 6.
B. 1, 2, 4, 6.
C. 2, 4.
D. 3, 5.
Câu 30: Do phóng xạ nên một gen bị đột biến hậu quả làm mất đi aa thứ 12 trong
chuỗi polipeptiti do gen điều khiển tổng hợp .Biết gen đột biến ít hơn gen bình
thường 7 liên kết hidro . Khi một gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số
nucleotit mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp giảm đi bao nhiêu so với gen
chưa đột biến
A.A= T = 2 ; G = X = 1
B. A= T = 62 ; G = X = 31
C.A = T = 64 ; G = X = 32
D.A = T = 31 ; G = X = 62
Câu 31: Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường quy định . Ở

một phép lai , trong số các loại giao tử đực thì giao tử mang đột biến lặn chiếm
15% , trong số các giao tử cái thì giao tử mang đột biến chiếm 20 % . Theo lí
thuyết , trong số các các thể đột biến ở con lai , thể đột biến chiếm tỉ lệ
A. 4 /25
B. 3/32
C. 8/25
D. 3/100
Câu 32 : : Điểm khác nhau trong quá trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân
chuẩn và sinh vật nhân sơ là
I. sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân
tử ADN.
II. ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử
ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một
điểm.
III. các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật
nhân sơ dài hơn các đoạn Okazaki ở
sinh vật nhân chuẩn.
IV. mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5’- 3’ còn
ở sinh vật nhân sơ là 3’ – 5’.
Số phương án đúng là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 33 : Một mạch có 1200 nucleotit và số nucleotit loại G chiếm 20% tổng số
nucleotit của gen. Mạch 1 của gen chứa 200 nucleotit loại T và số nu loại X chiếm


15% tổng số nucleotit của mạch. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng ?

I. Mạch I của gen có A/G =15/26
II. Mạch I của gen có (T+X)/(A+G)=19/41
III. Mạch II của gen có A/X = 2/3
IV. Mạch II của gen có (A+X)/(T+G)=5/7
A.3
B.4
C.2
D. 1
Câu 34: Một gen dài 425 nm và có tổng số nucleotit loại A và nucleotit loại T là
40% tổng số nu của gen. Mạch I của gen có 200 nucleotit loại T và số nucleotit loại
X chiếm 20% tổng số nucleotit của mạch. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Mạch I của gen có G/X=2/3
II.Mạch II của gen có (A+X)/(T+G)=53/72
III. Mạch II của gen có G/T = 25/28
IV. Mạch II của gen có 20% số nu loại X
A. 1
B. 3
C.4
D.2
Câu 35: Số vòng xoắn trong 1 phân tử ADN có cấu trúc dạng B là 100000 vòng.
Bình phương 1 hiệu
của adenin với 1 loại nucleotit khác bằng 4.1010 nucleotit trong phân tử ADN đó.
Biết rằng số nucleotit loại A
lớn hơn loại nucleotit khác.
Cho các phát biểu sau:
I. Phân tử ADN trên có 1000000 Nucleotit.
II. II. Phân tử ADN trên có tỉ lệ A = T = 600 000 Nucleotit.
III. Chiều dài của phân tử ADN là: 3400000 Å.
IV. IV. Phân tử ADN trên có tỉ lệ nucleotit loại A chiếm 20%.

Số phát biểu sai là:
A. 1.
B.4.
C. 3.
D. 2.
1.A
11.C
21.D
31.B

2.D
12.A
22.C
32.B

3.D
13.C
23.C
33.A

4.B
14.D
24.A
34.A

5.B
15.B
25.B
35.D


6.C
16.A
26.C

7.C
17.A
27.B

8.A
18.C
28.D

9.B
19.A
29.C

10.B
20.D
30.B



×