Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Chuyên đề NUÔI cá kết hợp TRỒNG RAU THỦY CANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.6 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
LỚP: NÔNG HỌC K16
----o0o----

KHUYẾN NÔNG

Chuyên đề: NUÔI CÁ KẾT HỢP TRỒNG RAU
THỦY CANH

GVHD: Đoàn Vĩnh Phúc
Thành viên nhóm 1:
1. Nguyễn Duy Khánh
2. Phạm Triển Chiêu
3. Trương Phúc Duy
4. Lê Hoàng Ninh
5. Đặng Thị Bích Quyên

Vĩnh Long, 10/2018.


LỜI CẢM TẠ
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của mọi người. Trong suốt thời gian từ
khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
giúp đỡ của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Chúng em xin gửi đến thầy cô của khoa
hoa học nông nghiệp cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báo cho chúng em trong thời gian học tập tại trường. Chúng em chân thành
cảm ơn thầy Đoàn Vĩnh Phúc đã tận tình hướng dẫn nhiệt tình cho chúng em. Do trình
độ lí luận cũng như kinh ngiệm thực tế còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh


được những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báo
của cô và các bạn để kiến thức được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Vĩnh Long, ngày 16 tháng 10 năm 2018

Nhóm sinh viên thực hiện


Khóa học: 16
Tên chuyên đề: Mô hình nuôi cá kết hợp trồng rau thủy canh
Mục tiêu:
Sau khi kết thúc chuyên đề này, học viên có thể:
-

Hiểu biết về mô hình: là lợi dụng chất thải từ phân cá để cũng cấp dinh dưỡng
cho cây, sau đó nước được lọc thông qua rễ cây và tái lưu thông trở lại bể cá.

-

Có thể áp dung mô hình này ở các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long: nguồn
nước ngọt dồi dào và không bị ô nhiễm, ở nơi đi lại thuận tiện..

-

Nhận ra được lợi ích của mô hình.

Các nội dung chính:
Nội dung 1: Các đối tượng nuôi thích hợp
Nội dung 2: Thiết kế và kỹ thuật của mô hình
Nội dung 3: Lợi ích và khó khăn của mô hình

Thời gian dự kiến: 95 phút
Kế hoạch chi tiết:
Nội dung/ hoạt
động

Phương
pháp

Thời gian

Tập huấn viên

Yêu cầu
nguồn lực

Khởi động

Trình chiếu
video

Khoảng 5 phút

Chọn lọc một
video trên
internet để mô
phỏng mô hình
tập huấn

Tài liệu, miro,
laptop


Giới thiệu mô
hình

Thuyết minh

5 phút

Giới thiệu sơ
lược về mô
hình

Tài liệu, miro

Nội dung 1

Tư vấn kỹ
thuật

15 phút

Giới thiệu về
các đối tượng
nuôi thích hợp

Tài liệu cho tập
huấn viên và
nông dân, miro

Nội dung 2


Thuyết trình

30 phút

Trình bày về

Tài liệu cho tập


phương pháp
chuẩn bị, thiết
kế bể và kỹ
thuật chọn
giống, chăm
sóc, phòng
bệnh cũng như
thu hoạch rau
và cá.

huấn viên và
nông dân, miro

Giải lao

Tự do

10 phút

Nội dung 3


Thuyết trình

15 phút

Nói lên lợi ích
và khó khăn
của mô hình,
đưa ra hướng
giải quyết

Tài liệu cho tập
huấn viên và
nông dân, miro

Tổng kết

Thuyết trình

15 phút

Tồng hợp lại
mô hình

Tài liệu, đồng
nghiệp hỗ trợ
chuyễn miro
cho nông dân,
miro


Giải đáp câu
hỏi

Trả lời câu hỏi


MỤC LỤC
CHƯƠNG I LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
CHƯƠNG II GIỚI THIỆU...............................................................................................................................2
CHƯƠNG III NỘI DUNG...............................................................................................................................3
3.1. MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG NUÔI ĐANG PHÁT TRIỂN CHO MÔ HÌNH HIỆN NAY.........................................3
3.1.1 Cá mè vinh (Barbodes gonionotus)..................................................................................................3
3.1.2 Cá rô phi (Oreochromis sp)...............................................................................................................3
3.1.3 Cá chép (Cyprinus carpio)..................................................................................................................5
3.1.4 Cá lóc (Channidae).............................................................................................................................5
3.2 MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG RAU.....................................................................................................................6
3.2.1 Cải thìa (Brassica rapa chinensis).......................................................................................................6
3.2.2 Xà Lách (Lactuca sativa var. capitala L.).............................................................................................6
3.3. THIẾT KẾ MÔ HÌNH...............................................................................................................................7
3.3.1 Chọn vị trí xây dựng...........................................................................................................................7
3.3.2 Thiết kế bể nuôi..................................................................................................................................7
3.4. KỸ THUẬT MÔ HÌNH.............................................................................................................................8
3.4.1 Chuẩn bị bể nuôi................................................................................................................................8
3.4.2 Quản lý rau.........................................................................................................................................8
3.4.3 Quản lý cá nuôi...................................................................................................................................9
3.4.4 Quản lý chất lượng nước.................................................................................................................11
3.4.5 Thu hoạch.........................................................................................................................................12
3.4.6 Một số lưu ý trong phòng bệnh cho cá nuôi...................................................................................12
3.5 LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN CỦA MÔ HÌNH................................................................................................13
3.5.1 Ưu điểm............................................................................................................................................13

3.5.2 Nhược điểm......................................................................................................................................13
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN..............................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................15


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
BẢNG
Bảng 3.4.6 Các thông số về chất lượng nước, nhu cầu thức ăn và tốc độ tăng trưởng
của 7 loài thủy sản thường được sử dụng trong aquaponic thương mại ....................10
HÌNH
Hình 1.1 Mô hình trồng rau nuôi cá đang là xu hướng mới ở nước ta ........................1
Hình 2.1 Mô hình trồng rau nuôi cá .............................................................................2
Hình 3.1.1 Cá mè vinh (Barbodes gonionotu) .............................................................3
Hình 3.1.2 Cá rô phi (Oreochromis sp) ........................................................................3
Hình 3.1.3 Cá chép (Cyprinus carpio) .........................................................................4
Hình 3.1.4 Cá lóc (Channidae) ....................................................................................4
Hình 3.2.1 Cải thìa (Brassica rapa chinensis) .............................................................5
Hình 3.2.2 Xà Lách (Lactuca sativa var. capitala L.) ..................................................6


CHƯƠNG I LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu ăn uống của con
người ngày càng được nâng cao, đặc biệt là nhu cầu ăn uống sạch. Trong đó thì mô
hình trồng rau nuôi cá kết hợp đem lại nhiều lợi ích như cung cấp thực phẩm tươi,
sạch, cấp thời mà lại tiết kiệm chi phí và sức khỏe lao động so với trồng cây trên cạn
và nuôi cá riêng biệt. Khi đó việc trồng rau sạch như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí
mà đã bảo đảm an toàn sức khỏe cho bạn, nên càng phù hợp với cuộc sống con người
hiện đại ngày nay. Vì vậy nhóm quyết định tìm hiểu chuyên đề này với mong muốn
mang những kiến thức nhóm có được giúp người lao động có những kỹ năng cần thiết
để mạng lại hiệu quả kinh kế cao nhất từ mô hình này.


Hình 1.1 Mô hình trồng rau nuôi cá đang là xu hướng mới ở nước ta
Nguồn từ: />
1


CHƯƠNG II GIỚI THIỆU
Mô hình trồng rau nuôi cá đang là xu hướng trồng rau mới và đầy tiềm năng được các
nhà vườn quan tâm. Mô hình này lợi dụng chất thải từ phân cá để cũng cấp dinh dưỡng
cho cây, sau đó nước được lọc thông qua rễ cây và tái lưu thông trở lại bể cá. Trên thế
giới, nhiều mô hình trồng rau nuôi cá đã được cấp chứng nhận hữu cơ bởi cơ quan
USDA. Nó được đánh giá là mô hình thân thiện với môi trường và người lao động.
Mô hình này thực hiện nuôi cá trong bể kết hợp với trồng rau trên giá thể. Giá thể
trồng rau là các viên đá xốp nhỏ, điển hình như các viên sét. Các loại này nhẹ nên dễ
nổi trên nước, hơn nữa có khả năng giữ nước trong thời gian dài. Nước từ bể cá được
bơm hoặc chảy qua khu trồng rau theo trọng lực tùy theo nơi bạn bố trí bể cá.

Hình 2.1 Mô hình trồng rau nuôi cá
Nguồn từ: />
2


CHƯƠNG III NỘI DUNG
3.1. MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG NUÔI ĐANG PHÁT TRIỂN CHO MÔ HÌNH HIỆN
NAY
3.1.1 Cá mè vinh (Barbodes gonionotus)
Cá mè vinh là loài cá ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm thực vật thủy sinh (rau
muống, bèo, rong,...), côn trùng, ngoài ra cá cũng ăn thức ăn chế biến.
Cá tăng trưởng tương đối nhanh, sau 6 - 8 tháng nuôi đạt trọng lượng bình quân 0,3
kg/con.


Hình 3.1.1 Cá mè vinh (Barbodes gonionotu)

3.1.2 Cá rô phi (Oreochromis sp)
Cá rô phi là loài cá đặc trưng vùng nhiệt đới. Các yếu tố môi trường thích hợp cho sự
sinh trưởng và phát triển cá rô phi: nhiệt độ 24 - 32 0C, pH 6 - 8,5. Cá rô phi là loài
rộng muối, cá sống trong nước ngọt, lợ và mặn (32‰). Cá tăng trưởng khá, sau 8
tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân 300 - 400 g/con.

3


Hình 3.1.2 Cá rô phi (Oreochromis sp)

4


3.1.3 Cá chép (Cyprinus carpio)
Cá chép phân bố rộng, cá sống chủ yếu trong nước ngọt. Nhiệt
độ thích hợp cho cá ché phát triển từ 22 - 320C, pH 7 - 8.
Cá sống tầng đáy là chủ yếu, thức ăn của chúng bao gồm các
sinh vật đáy (nhuyễn thể, ấu trùng côn trùng, thực vật thủy sinh...). Cá ăn được thức ăn
chế biến (cám, tấm, bột ngũ cốc, cá tạp, phế phụ phẩm nhà bếp...).

Hình 3.1.3 Cá chép (Cyprinus carpio)

3.1.4 Cá lóc (Channidae)
Là loài cá dữ, phàm ăn, tính ăn rộng: Cá nhỏ ăn : giáp xác, chân chèo, ấu trùng bọ gậy,
ấu trùng côn trùng, tôm co n, nòng nọc, các loại cá nhỏ khác. Cá trưởng thành ăn tạp:
cá, ếch, nhái, tôm...

Chúng ăn mạnh vào mùa hè, khi nhiệt độ giảm xuống dưới 120C cá ngừng kiếm ăn. Cá
béo vào trước mùa đẻ, cá ở vùng nước lợ béo hơn ở vùng nước ngọt.

Hình 3.1.4 Cá lóc (Channidae)

5


3.2 MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG RAU
3.2.1 Cải thìa (Brassica rapa chinensis)
Cải thìa hay Cải bẹ trắng, còn có tên là Bạch giới tử là một loài cải thuộc họ cải cùng
họ với cải thảo, cải bẹ xanh. Cải thìa là loại rau rất gần gũi với các món ăn của người
Việt Nam
Cải thìa mọc cao khoảng 23cm, cuống dày, có nhiều gân và chứa nhiều nước, hoa nhỏ
màu vàng mọc trên các cuống cao. Cải thìa có vị ngọt, tính mát, không độc, hạt vị cay,
tính ấm. Trong thành phần cấu tạo chất thì cải thìa ít năng lượng (20 cal/30 gr), giàu
acid folic, kali, potassium, calcium, vitamin C, vitamin A, và đặc biệt là chứa nhiều
glucosinolat

Hình 3.2.1 Cải thìa (Brassica rapa chinensis)

3.2.2 Xà Lách (Lactuca sativa var. capitala L.)
Rau xà lách có nhiều giống khác nhau, thân thuộc loại thân thảo, có dịch trắng như sữa
trong cây, bộ rẽ rất phát triển và phát triển nhanh
Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 15 - 250c
Ánh sáng: ánh sáng trung bình trong ngày 10 - 12 giờ/ngày rất thuận lợi để cây phát
triển
Độ ẩm đất khoảng 70-80%
Đất: xà lách không kén đất. đất thoát nước tốt Ph: 5.8 - 6.6


6


Hình 3.2.2 Xà Lách (Lactuca sativa var. capitala L.)
3.3. THIẾT KẾ MÔ HÌNH
3.3.1 Chọn vị trí xây dựng
Khi chọn địa điểm để nuôi cá cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Tiện đi lại và chăm sóc quản lý.
- Nguồn nước: vấn đề quan trọng hàng đầu trong nuôi cá là phải đảm bảo nguồn nước
tốt và cấp tiêu chủ động. Khi lót mủ xong, vô nước. Ngâm 1-2 ngày cho sạch hoá chất
từ mủ, xả bỏ nước. Cũng có thể ngâm mủ trước khi lót vào bể nếu có điều kiện, cấp
nước mới vào và xử lý nguồn nước.
Xử lý sát trùng nguồn nước: Avaxide 1cc/m3 (Công ty Anova)
3.3.2 Thiết kế bể nuôi
Quy cách bể: Làm khung hình chữ nhật bể nuôi tốt từ 15m2 trở lên, bể nhỏ quá, nhiệt
độ nước dễ biến động, cá dễ bệnh và không có sản lượng
- Tùy theo khổ mủ có bán ở thị trường ta sẽ tính trước mới thiết kế bể nuôi để không
lãng phí thừa hoặc thiếu mủ. Cách tính:
* Dài đáy bể + 2 lần cao (vách đứng)
* Rộng đáy bể+2 lần chiều cao
* Chiều nào vừa với khổ mủ thì lấy chiều đó làm khổ, chiều còn lại là số mét mủ phải
mua
Khoảng cách trụ đứng: 0,5m – 1,2m một cây, đảm bảo cho chắc chắn để khi bơm nước
vào không bị sạt. Chiều cao được tính từ mặt đất trở lên là 1m - 1,2m. Trụ đứng là cọc
tre. Nếu chiều cao bể nuôi là 1,5m, phải làm trụ đứng bằng nống đá, khoảng cách giữa
2 trụ gần hơn. Có thể làm trụ nống đá chen thêm cọc tre (cây) để chắc chắn và giảm
chi phí

7



- Bốn vách có thể đóng nẹp ván, tre hoặc có thể bện đăng tre. Khoảng cách giữa 2
nan: 1-2cm hay lưới kẽm B40. Lót mê bồ xung quanh theo khung đã cố định sẵn, sau
đó lót mủ 2 da. Khi lót mủ, xếp góc sao cho sát mí, những li nhỏ cho ở bên trong, bên
ngoài chỉ chừa một li lớn ốp sát vào đóng nẹp cho phẳng để sau này dễ vệ sinh bể
Đáy đổ lớp cát cho bằng phẳng, lót lớp đệm hoặc bao cũ giữa lớp cát bảo vệ mủ khỏi
thủng khi trong cát có vật cứng
Phần đáy bể là kỹ thuật cần quan tâm trong việc thiết kế bể, đáy có độ dốc nghiêng về
phía thoát, độ dốc là 10/9, nơi thoát nước làm một vùng trũng để khi xả nước sẽ tạo
dòng xoáy như thế sẽ rút bả tốt hơn làm phẳng. Nơi đây nên bện một cái hom tre,
khoảng cách giữa 2 nan hom dầy, thưa tùy theo cá nhỏ lớn để chắn cá và thoát bả tốt
Có ống tràn để ổn định mực nước khi mưa đêm. Đường cấp và thoát về 2 phía đối
xứng và không chung với nguồn cấp.
3.4. KỸ THUẬT MÔ HÌNH
3.4.1 Chuẩn bị bể nuôi
Dọn sạch, làm phẳng khu vực bố trí bể. Cát đổ nền đáy bể cho phẳng để thoát bã tốt
Bao cũ hoặc đệm cũ lót ngăn giữa cát và mủ để không thủng mủ và là lớp đệm tốt. Trụ
đứng, cọc, cây đóng ngang, ván, nẹp, mê bồ hoặc lưới kẽm B40
Mủ 2 da, dây chằng bể, lưới che bảo vệ cá
Ống nhựa Bình Minh ϴ60, có nắp đậy (nếu đường thoát nước gần). ϴ90 (nếu đường
dẫn thoát nước xa)
Ống nhựa Bình Minh dài 90cm, phi 60, ống nối phi 60, làm ống tràn
3.4.2 Quản lý rau
Hạt giống
có thểm tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản hoặc siêu thị
Ngâm ủ và gieo hạt
Để hạt nảy mầm tốt, nên ngâm hạt ở nhiệt độ khoảng 40-45 độ C trong vòng 3-4 giờ.
Sau đó rửa sạch, ủ qua 1 đêm. Bạn cũng có thể gieo hạt trực tiếp, nhưng hạt lâu nảy
mầm và tỷ lệ nảy mầm thấp hơn
Sau đó đem hạt đã ngâm gieo vào bầu. Sau khi gieo xong tưới nước bằng vòi phun nhẹ

Cấy rau
Khi gieo rau cải thìa được khoảng 2 tuần thì tiến hành tỉa cấy. Trồng cây cách cây
15cm, hàng cách hàng 20cm

8


Sau khi cấy thì tiến hành tưới nước cho cây và che phủ trong vòng 5 ngày
Chăm sóc
Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường
xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá
nắng nóng đều phải che phủ cho cây
Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng, bổ sung dung dịch dinh dưỡng:
Trong quá trình cây sinh trưởng cây sẽ hút dung dịch trong bể, vì vậy dung dịch sẽ
cung cấp không đủ, chú ý bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng thường xuyên cho cây
(thông thường 1 lần/tuần) để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng
Trong quá trình trồng cần tiến hành tỉa lá già, sâu bệnh để nấm bệnh không phát triển,
bắt sâu nếu thấy sâu hại xuất hiện, không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Cần bón KOH để ổn định pH
3.4.3 Quản lý cá nuôi
Chọn loài cá nuôi
Phải chọn hộ làm giống có uy tín, nên tìm hiểu kỹ và kiểm tra cá bố mẹ, quan sát đàn
cá, đều cỡ đồng nhất màu, lội thành bầy, màu sắc bóng mượt đặc trưng của từng giai
đoạn. Có thể bắt cá bầy (lồng 4-5) để ương lên rồi lọc lồng. Để hạn chế bắt nhầm cá đã
lượt nhiều lần sẽ chậm lớn
Cá đem về phải xử lý: Tắm cá bằng muối hột hoặc thuốc có gốc iode để phòng, trị
ngoại ký sinh như nấm, sán lá, trùng bánh xe... Nếu có xây xát sẽ mau lành vết thương
Thí dụ: Iodine – complex: Nồng độ ngâm là 1cc/m3 (1 khối =1.000lít; nồng độ tắm là
10cc/m3 thời gian 5-10 phút, như vậy ta có nồng độ là 10cc/1000l =1cc/100lít nước
thời gian 5-10 phút). Nếu thau nước chứa cá để tắm chỉ có 10lít, tức là dùng 0,1cc

thuốc hay 1/10 cc. Rất khó rút thuốc. Do đó ta sẽ pha loãng như sau:
- Cách pha: Rút 1cc thuốc pha trong 1lít nước sạch, lúc này ta có 1.000cc thuốc đã
pha. Như vậy ta có 1.000cc/1.000 lít (1m3=1.000 lít), làm phép tính đơn giản, ta có
1cc/1 lít, lúc này nồng độ thuốc đã pha cũng y như nồng độ thuốc nguyên chất
1cc/m3 .Thau chứa cá 10lít. Nếu ngâm ta lấy 10cc, nếu tắm ta lấy 100cc thời gian 510 phút
Chú ý: Khi tắm cá, chú ý có thời gian nhất định; tính nồng độ thuốc cần dùng; pha sẳn
thuốc, cho thuốc từ từ vào cá, theo dõi phản ứng của cá để xử lý kịp thời, vì đôi khi
nhắm chừng không đúng, hoặc cá bị mệt do vận chuyển xa. Sau khi tắm cá thì đưa cá
vào bể nuôi, ngày sau mới cho cá ăn hoặc nếu nhập giống sớm thì chiều tối cho ăn
Mật độ nuôi

9


Phải đồng đều, màu sắc sáng, bơi lội nhanh nhẹn. Cỡ cá từ 200 - 400 con/kg
Từ 60-100 con/m2 bể. Nếu khu vực nào cúp điện thường xuyên có thể nuôi với mật độ
thấp (60 con/m2), cỡ cá lồng 10
Từ tháng 1 đến tháng 6: Mùa nước trong, có thể thả từ 80-90con/m2 bể
Từ tháng 7 đến tháng12: Mùa nước đổ, có thể thả 90-100con/m2
Vận chuyển và thả cá
Nên vận chuyển cá lúc trời mát để tránh gây tổn thương cho cá. Nên thả cá lúc sáng
sớm hay chiều mát. Trước khi thả cá cần ngâm bao trong nước ao từ 20 - 30 phút để
cân bằng nhiệt độ bên trong bao và bên ngoài môi trường nước. Khi nhiệt độ bên trong
và bên ngoài bao tương đối cân bằng thì mở miệng bao cho nước bên ngoài vào trong
bao, sau đó hạ từ từ cho cá bơi ra ngoài
Thức ăn
Cá giống mới thả ngày đầu sẽ không cho ăn, qua ngày hôm sau thì mới bắt đầu cho cá
ăn. Thức ăn cho cá trong thời gian đầu (khoảng 2 tuần) là cá tạp xay nhuyễn, cá tạp
cho cá ăn được rữa sạch, loại bỏ hết rác lẫn trong cá, sau đó giảm lượng cá tạp lại và
trộn vào 2 – 3% thức ăn viên công nghiệp. Cho cá ăn tập trung tại sàn ăn để dễ quản lý

và giảm hao hụt thức ăn, rãi thức ăn ít và chậm cho cá ăn hết mới rãi tiếp. Mỗi bể có 2
sàn ăn, có kích thước 0,5 x 0,5 m/sàn, sàn đặt cách thành bể 0,5 m và cách dưới mặt
nước 5 cm. Chuẩn bị thức ăn cho cá ăn trong ngày (4 lần/ngày), thức ăn được bảo quản
trong thùng mướp có ướp đá cục.
Tiếp theo đó cứ giảm lượng cá tạp và tăng dần lượng thức ăn viên công nghiệp lên
(tuần thứ 3) đến khi cá đã quen sử dụng với thức ăn viên công nghiệp đạm cao 40 – 42
% thì chuyển sang cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp hoàn toàn. Thức ăn được rãi
đều trên mặt bể nhằm đảm bảo tất cả cá có thể bắt được mồi, hạn chế sự phân cỡ của
cá. Khi mới chuyển sang thức ăn viên công nghiệp nên trộn them men tiêu hóa vào
thức ăn để giúp cá tiêu hóa và hấp thu tốt. Thời gian tập cho c ăn khoảng 10 – 15 ngày.
Khẩu phần cho cá ăn lúc nhỏ (1 tháng đầu) 15 - 20% khối lượng thân/ngày và cho cá
ăn 4 lần/ngày. Tháng thứ 2 thì cho cá ăn 10 - 14%, còn từ tháng thứ 3 trở đi cho cá ăn
5 - 7% trọng lượng thân/ngày. Vào tháng thứ 4 thì cho cá ăn 2 - 3 lần/ngày vào buổi
sáng (7 – 8 giờ), buổi chiều (16 – 17 giờ) và buổi tối (20 – 21 giờ). Khi cho cá ăn cần
quan sát khả năng bắt mồi của cá để tăng giảm lượng thức ăn cũng như theo dõi tình
trạng sức khỏe của cá. Thay nước cho bể nuôi: cần quan sát cá nuôi mỗi ngày, tiến
hành thay nước khi phát hiện nước dơ và cá thường ăn ít, thậm chí rất ít do nước quá
dơ. Thay nước là giải pháp tốt nhất, tạo điều kiện tốt cho cá nuôi ăn mồi và tăng
trưởng

10


3.4.4 Quản lý chất lượng nước
Thay nước
Thay nước khi chất lượng nước xấu đi, nước có mùi hôi,... cá nổi đầu vào sáng sớm,
chỉ nên thay nước khoảng 20 - 30% để tránh tình trạng cá bị sốc. Việc thay nước sẽ
tăng thêm oxy, giảm các chất độc trong hệ thống nuôi, kích thích cá hoạt động và bắt
mồi. Lưu ý khi thay nước phải xác định được nguồn nước cấp có đảm bảo yêu cầu hay
không để tránh tình trạng làm xấu đi hoặc ô nhiễm chất lượng nước trong bể nuôi

Cường độ ánh sáng
Cần giảm cường độ ánh sáng trong bể cá để hạn chế tảo phát triển. Tuy nhiên không
nên để quá tối dễ khiến cá lo sợ và stress, trừ lúc thu hoạch
Bảng 3.4.6 Các thông số về chất lượng nước, nhu cầu thức ăn và tốc độ tăng trưởng của
7 loài thủy sản thường được sử dụng trong aquaponic thương mại

Oxy
Trong bể nuôi lượng oxy hoà tan trong nước có sự biến động giữa ngày và đêm, thấp
nhất vào lúc sáng sớm và cao nhất lúc 3 giờ chiều. Biện pháp để tăng cường và ổn
định oxy ở mức cao là thay nước khi nước có màu quá xanh hay xám
Oxy từ 0 - 0.3mg/l thì cá con có thể sống nếu nhiệt độ thấp; 0.3 – 1mg/l thì cá có thể
chết nếu nhiệt độ cao; 1 – 5mg/l thì cá sống, nhưng phát triển chậm; > 5mg/l thì nồng
độ lý tưởng đối với cá
pH
pH trong hệ thống nuôi biến động theo sự phát triển của tảo. PH tăng khi tảo quang
hợp và phát triển mạnh. Nếu pH nước xuống dưới 7 thì dùng vôi nông nghiệp
11


CaCO3 hoặc Dolomite (đá vôi đen - CaMg(CO 3)2) bón với lượng 2 - 3 kg/100m 2, pH =
6.5-9 là thích hợp cho hầu hết các loài cá
Địch hại
Để hạn chế các đối tượng làm tổn hại tớ cá chúng ta cần có lưới chắn và nước trước
khi vào hệ thống nuôi phải qua lọc
3.4.5 Thu hoạch
Rau cải thìa có thể thu hoạch sau 40-60 ngày trồng
Chu kỳ vụ nuôi nếu cho ăn cá thường từ 3- 4 tháng.(tính từ cá lồng 5-6). Nếu cho ăn
thức ăn viên thời gian nuôi đến thu hoạch là 4-5 tháng. Có con đạt 700-800g nhưng
trọng lượng bình quân đạt 400g - 500g, bể 15m2, mật độ 100 con/m2 có thể đạt sản
lượng từ 350kg - 650kg (tùy vào kỹ thuật của hộ nuôi)

3.4.6 Một số lưu ý trong phòng bệnh cho cá nuôi
Nguyên nhân cá bị bệnh: Cá mắc bệnh là kết quả tương tác giữa ba nhân tố: Môi
trường - Tác nhân gây bệnh - Ký chủ (bản thân cá)
- Yếu tố môi trường: sự biến động lớn về nhiệt độ, pH, và hàm lượng oxy thấp sẽ gây
sốc hoặc làm cho cá suy yếu.
- Tác nhân gây bệnh: bao gồm bệnh truyền nhiễm (virus, vi khuẩn, nấm), bệnh ký sinh
trùng (nguyên sinh động vật, giun sán, giáp xác...), và các sinh vật gây nguy hiểm cho
cá (côn trùng nước, cá dữ, rắn, ếch, chim,...) làm tổn thương đến cá tạo điều kiện cho
bệnh ký sinh hay bệnh truyền nhiễm phát triển
- Yếu tố ký chủ: sức đề kháng của cá đối với bệnh
- Yếu tố con người - Kỹ thuật nuôi: Vận chuyển, đánh bắt làm tổn thương cá - Quản lý
chăm sóc không tốt, mật độ thả nuôi quá cao
Để hạn chế dịch bệnh xảy ra cho cá cần làm tốt các khâu
- Cải tạo bể nuôi: nhằm hạn chế mầm bệnh phát triển và tạo môi trường thuận lợi cho
cá phát triển
- Chọn giống tốt và xử lý cá: không nên thả cá mật độ quá dầy. Cá khoẻ, không dị
hình, không bị xây sát. Cá khi mới mang về tắm trong nước muối, pha 15 g muối trong
1 lít nước, ngâm cá trong 15 phút (lưu ý không được để cá thiếu oxy trong khi đang
ngâm cá)
- Thay nước: khi thay nước cần lưu ý phải đảm bảo nguồn nước tốt, chỉ thay nước khi
cần thiết để tránh làm sốc cá; mỗi lần thay chỉ nên thay khoảng 20 - 30% tổng lượng
nước trong ruộng nuôi

12


- Chăm sóc cá tốt để tăng sức đề kháng bệnh: cho cá ăn đầy đủ về số lượng thức ăn
cũng như thành phần dinh dưỡng phải đảm bảo. Vào những ngày thời tiết xấu nên
giảm lượng cho ăn và tăng cường thức ăn giàu dinh dưỡng
3.5 LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN CỦA MÔ HÌNH

3.5.1 Ưu điểm
Trồng rau thủy canh tĩnh có nhiều ưu điểm:
Cung cấp nguồn thực phẩm tươi ngon và an toàn
Mô hình đơn giản mà phù hợp với mọi loại cây, từ rau ăn lá đến cây kích thước lớn
hơn như cà chua, cà tím…
Nhờ có lớp giá thể rắn nên các mảnh vụn, chất không tan bị mắc lại và được lọc trước
khi nước trở lại bể cá
Không khí có thể len lỏi giữa các viên đất nên dễ dàng cung cấp ôxy cho rễ
Có thể nuôi giun đất trong lớp giá thể để tăng khả năng phân giải chất thải
Là phương pháp ứng dụng công nghệ cao
Thích nghi với nhiều điều kiện trồng khác nhau
Tiết kiệm chi phí. Có lợi nhuận cao
Giảm thiểu sức lao động so với phương pháp truyền thống
Hiệu quả cao: Một phần là do có thể trồng nhiều vụ trong năm, trồng liên tục và trồng
gối vụ
3.5.2 Nhược điểm
Trồng rau thủy canh tĩnh có một số nhược điểm sau:
Để đầu tư lớp giá thể tốt hơi tốn kém
Khả năng các khoảng trống trong lớp giá thể sẽ bị tắc theo thời gian. Cần thiết thường
xuyên vệ sinh lớp giá thể
Môi trường nước dễ bị thay đổi pH do tính chất giá thể
Khó quản lý trong công tác chăm sóc
Thị trường đầu ra nhỏ lẻ
Dinh dưỡng không cung cấp đủ cho cây trồng

13


CHƯƠNG IV KẾT LUẬN
Nuôi cá kết hợp trồng rau, phân cá thải ra làm phân bón trực tiếp cho rau, kích thích

cây rau sinh trưởng và phát triễn tốt, rau lọc nước và thải lại xuống ao cho cá. Đây là
một phương pháp tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, ít tốn kém trong sản xuất, nông dân
giảm bớt được chi phí cho việc chăm sóc và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần
bảo vệ môi trường, tăng thêm thu nhập cho người dân. Đây còn là con đường mới đã
giúp nhiều hộ nông dân cải thiện nền kinh tế ngay tại mảnh đất nhà mình và là mô
hình phát triển bền vững góp phần phát triền nền nông nghiệp Việt Nam.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu môn hệ thống nuôi thủy sản kết hợp
2. />3. />
15



×