Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Công nghệ xử lý nước thải của công ty ajinomoto việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.69 KB, 35 trang )

Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây thế giới đang hội nhập nền kinh tế hiện đại hóa, công
nghiệp hóa. Thế nhưng thế giới chỉ chú trọng đến vấn đề kinh tế phát triển nhanh hay
chậm mà bỏ qua những vấn đề khác vô cùng quan trọng, trong đó có vấn đề xử lý nước
thải trong công nghiệp. Tuy vấn đề xử lý nước thải không ảnh hưởng trực tiếp đến tình
hình phát triển kinh tế của Công ty nhưng nó lại là một vấn đề mang tính cấp thiết, đòi hỏi
công ty phải có phương án xử lý nhanh lẹ vì tác hại của nó là vô cùng to lớn.
Hiện nay, theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, trung
bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm, trên 200.000
trường hợp được phát hiện ung thư mà một trong những nguyên nhân là do sử dụng
nguồn nước bị ô nhiễm. Không những thế, nước thải ô nhiễm còn ảnh hưởng trầm trọng
đến các sinh vật nước, động thực vật…gây ra những biến đổi tiêu cực trong đời sống của
chúng như đột biến gen, chậm phát triển, vòng đời bị rút ngắn…Tuy nhiên, những mắc
mát do nước thải ô nhiễm gây ra là không đáng có nếu các tổ chức, cá nhân tự ý thức
được tránh nhiệm của mình.
Hiểu được điều đó, trên thế giới đã phát minh ra nhiều công nghệ xử lý nước thải
với mong muốn đem lại nguồn nước sạch cho người sử dụng. Việc cần làm của các công
ty, các nhà máy ngay bây giờ là áp dụng công nghệ xử lý nước thải vào hệ thống sản xuất
của mình. Đừng bao giờ vì lợi nhuận mà gây ra những hậu quả xấu để người dân phải
gánh chịu, bảo vệ nguồn nước cũng như là bảo vệ chính mình.
Xuất phát từ những ảnh hưởng tiêu cực của nước thải ô nhiễm, ta nhận thấy rằng
muốn có một nguồn nước sạch từ nước thải công nghiệp thì phải có công nghệ xử lý nước
thải. Vậy công nghệ xử lý nước thải là gì? Quy trình xử lý ra sao? Nó có tác động như thế
nào đến môi trường và con người? Để trả lời cho các câu hỏi đó và cung cấp những kiến
thức hữu ích về công nghệ xử lý nước thải, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài:
“Công nghệ xử lý nước thải của công ty Ajinomoto Việt Nam”.


2. Mục tiêu nghiên cứu

Nhóm 8

1


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

2.1 Mục tiêu chung
Phân tích công nghệ xử lý nước thải của công ty Ajinomoto Việt Nam từ đó đánh giá
những thành tựu, hạn chế cũng như đề ra các giải pháp để hoàn thiện công nghệ xử lý
nước thải của công ty Ajinomoto Việt Nam.
2.2 Mục tiêu cụ thể
 Phân tích công nghệ xử lý nước thải trên thế giới.
 Phân tích công nghệ xử lý nước thải của công ty Ajinomoto Việt Nam.
 Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công nghệ xử lý nước thải cho công ty
Ajinomoto Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công nghệ xử lý nước thải của công ty Ajinomoto Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
 Nội dung nghiên cứu: công nghệ xử lý nước thải của công ty Ajinomoto Việt Nam
gồm: tổng quan về quy trình xử lý nước thải và quy trình xử lý nước thải của công ty
Ajinomoto Việt Nam.
 Không gian nghiên cứu: Công ty Ajinomoto Việt Nam
 Thời gian nghiên cứu: tháng 10/2018
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp lấy từ trang web của công ty, các bài báo cáo đã được công bố trên
mạng internet, số liệu lấy từ Tổng cục thống kê, Bộ tài nguyên…
4.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
 Mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích đánh giá công nghệ xử lý nước
thải trên thế giới.
 Mục tiêu 2: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích đánh giá công nghệ xử lý nước
thải của công ty Ajinomoto Việt Nam.
 Mục tiêu 3: Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp để phân tích, lựa chọn và đề
xuất các giải pháp đẩy mạnh công nghệ xử lý nước thải của công ty Ajinomoto Việt Nam.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty Ajinomoto Việt Nam
Nhóm 8

2


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

Chương 2: Công nghệ xử lý nước thải của công ty Ajinomoto Việt Nam
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp về công tác bảo vệ môi trường cho công ty
Ajinomoto Việt Nam

Nhóm 8

3



Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM
1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Ajinomoto Việt Nam
1.1.1 Lịch sử hình thành
 Tập đoàn Ajinomoto
Vào đầu thế kỷ 20, Giáo sư Kikunae Ikeda, Trường Đại học Hoàng Gia Tokyo đã
khám phá ra một vị độc đáo có trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc, đặc biệt là trong
những món ăn ngon. Vị này không giống với 4 vị cơ bản đã được biết đến là mặn, chua,
ngọt và đắng. Sau khi tách thành công glutamate từ tảo biển (konbu), ông đặt tên cho vị
mới này là Umami. Umami được mô tả là vị ngon hay vị ngọt thịt và được tạo ra bởi
glutamate.
Glutamate là một trong hơn 20 axít amin được tìm thấy trong các thực phẩm tự
nhiên và đóng vai trò chính trong việc hình thành nên chất đạm trong cơ thể. Glutamate
hiện diện trong hầu hết các mô cơ và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người.
Xuất phát từ khám phá của Giáo sư Kikunae Ikeda, vào năm 1909 tập đoàn
Ajinomoto được thành lập tại Nhật Bản, sản phẩm Bột ngọt AJI-NO-MOTO lần đầu tiên
được giới thiệu trên thị trường, khởi đầu cho một thương hiệu quen thuộc và nổi tiếng tại
Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới.
Một năm sau đợt bán ra đầu tiên của sản phẩm, Saburosuke Suzuki đã bắt đầu bán
sản phẩm AJI-NO-MOTO tại Đài Loan và Hàn Quốc như để chứng minh lời khẳng định
của ông rằng AJI-NO-MOTO thực sự là một phát minh mang tính toàn cầu. Doanh thu
bán hàng đã vượt trên cả dự kiến của ông. Sản phẩm nhanh chóng lan rộng tới các cửa
hàng thực phẩm, các nhà hàng và thậm chí cả các hộ gia đình. Sự việc này thúc đẩy
Saburo Suzuki, con trai của Saburosuke đi Trung Quốc để khởi sự việc kinh doanh. Năm
1916, một văn phòng chi nhánh đã được thành lập tại Thượng Hải. Năm tiếp theo sản

phẩm đã vượt qua biên giới Châu Á và thậm chí một văn phòng đã được thành lập tại

Nhóm 8

4


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

New York. Những nỗ lực không ngừng để cải thiện chế độ ăn uống trên khắp thế giới
thông qua vị Umami đã được tiếp nối cho đến ngày nay.
Qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, tập đoàn Ajinomoto có 113 nhà máy sản xuất
ở 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, hoạt động trong ba lĩnh vực chính là thực
phẩm, axít amin, dược phẩm và các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe với hơn 1.700 sản
phẩm các loại, tạo ra hơn 30.000 việc làm và đạt doanh thu hơn 10 tỉ đô la Mỹ mỗi năm.
Tập đoàn Ajinomoto với thế mạnh về axít amin chiếm hơn 60% thị phần trên thế
giới, và hiện nay đang củng cố vị trí vững mạnh trên thế giới của mình hơn nữa bằng việc
mở rộng và áp dụng các công nghệ liên quan đến axít amin trong lĩnh vực lên men, tinh
chế, tổng hợp và ứng dụng.
Với tôn chỉ “đóng góp những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực thực phẩm và sức
khỏe trên qui mô toàn cầu nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”, Tập
đoàn Ajinomoto đã và đang đóng góp cho sự phát triển chung của các nền kinh tế bằng
cách tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên toàn thế giới.
 Công ty Ajinomoto Việt Nam

Hình 1.1: Công ty Ajinomoto Việt Nam
Nhóm 8


5


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên
(Nguồn: )

Tên chính thức: Công ty Ajinomoto Việt Nam
Địa chỉ: KCN Biên Hòa 1, Phường An Bình, Thành Phố Biên Hòa, Đồng Nai
Loại hình pháp lý: Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài
Website:
Được thành lập từ năm 1991, Công ty Ajinomoto Việt Nam là công ty 100% vốn
đầu tư nước ngoài thuộc Tập đoàn Ajinomoto, Nhật Bản.
Từ nguồn vốn ban đầu là 8,3 triệu USD với công suất 5.000 tấn/năm, đến nay tổng
vốn đầu tư của công ty đã lên đến hơn 53 triệu USD với công suất 42.000 tấn/năm.
Song song với quá trình mở rộng nhà máy và tăng công suất, Công ty Ajinomoto
Việt Nam còn chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm. Từ sản phẩm đầu tiên là
bột ngọt mang thương hiệu AJI-NO-MOTO, đến nay Công ty đã đưa ra thị trường
nhiều loại sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu người tiêu dùng như hạt nêm
cô đặc Aji-ngon, bột ngọt cao cấp Aji-plus, giấm ăn LISA, mayonnayse LISA.
Trong quá trình sản xuất, vấn đề bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu.
Hệ thống xử lý nước thải của công ty được lắp đặt theo công nghệ và tiêu chuẩn
của Nhật Bản. Bằng phương pháp xử lý vi sinh và lắng lọc, nước thải của công ty
đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của nhà nước. Công ty
Ajinomoto tự hào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên trong ngành
chế biến thực phẩm tại Việt Nam đạt chứng chỉ ISO 14001 về hệ thống quản lý
môi trường.
Công ty cũng đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001-2000 nhằm đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn chất lượng,

vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Hiện Công ty Ajinomoto Việt Nam có hai trụ sở văn phòng tại TP.HCM và Hà Nội,
hai nhà máy sản xuất bao gồm Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa hoạt động từ năm 1991 và
Nhà máy Ajinomoto Long Thành hoạt động từ năm 2008. Ngoài ra công ty có 5 trung tâm
phân phối lớn tại các tỉnh Hải Dương, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai và Cần Thơ cùng
Nhóm 8

6


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

62 chi nhánh kinh doanh và hơn 280 đội bán hàng trên toàn quốc. Tổng số nhân viên làm
việc tại Công Ty Ajinomoto Việt Nam lên đến hơn 2.400 người.
Bằng những ý tưởng và sản phẩm được liên tục cải tiến, Ajinomoto Việt Nam làm
giàu bữa ăn cho hàng triệu gia đình, góp phần mang đến cho mọi người dân Việt Nam một
chuẩn mực sống tốt đẹp và khỏe mạnh hơn. Trong quá trình phát triển, Ajinomoto Việt
Nam luôn chú tâm đến việc vận hành quy trình sản xuất cũng như áp dụng những công
nghệ thân thiện với môi trường và con người Việt Nam.
Ajinomoto Việt Nam sẽ không ngừng đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của
Việt Nam, và sẽ luôn giữ vững vị thế là một trong những công ty thực phẩm hàng đầu.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Ajinomoto Việt Nam
Ngày 22/2/1991, Công ty Ajinomoto Việt Nam chính thức được thành lập với nhà
máy Ajinomoto Biên Hòa đặt tại KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai.
Năm 1992, chính thức vận hành sản xuất và tung ra thị trường bột ngọt
AJINOMOTO.
Năm 1997, áp dụng công nghệ lên men vi sinh sử dụng trực tiếp nguồn nguyên liệu
trong nước để sản xuất bột ngọt.

Năm 2000, hạt nêm Aji-ngon ra đời, trở thành sản phẩm tuyên phong trong ngành
hàng hạt nêm tại thị trường Việt Nam.
Năm 2005, phát triển mở rộng tăng cường các kênh bán hàng truyền thống và hiện
đại trên 63 tỉnh thành toàn quốc.
Năm 2006, Mayonnaise Aji-ngon, sản phẩm Mayonnaise đầu tiên sản xuất trong
nước, được tung ra thị trường với tên gọi ban đầu là LISA.
Năm 2008, khánh thành nhà máy Ajinomoto Long Thành và tung ra thị trường sản
phẩm cà phê lon BIRDY.
Năm 2009, trung tâm phân phối miền Nam đi vào hoạt động, trở thành trung tâm
phân phối chủ lực cho thị trường toàn quốc.
Năm 2010, phát triển và tung ra thị trường dòng sản phẩm gia vị niêm sẵn AjiQuick.
Nhóm 8

7


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

Năm 2012, khánh thành trung tâm phân phối miền Bắc và tung ra thị trường nước
tương Phú Sĩ.
Năm 2013, khánh thành phân xưởng nước hầm xương và thịt, đánh dấu bước cải
tiến quan trọng nguyên liệu sản xuất hạt nêm Aji-ngon, đồng thời tung ra thị trường cà
phê và trà sữa birdy hòa tan 3 in 1.
Năm 2014, khánh thành phân xưởng gia vị bột tại nhà máy Ajinomoto Long Thành
và đưa vào vận hành hệ thống lò hơi sinh học tại nhà máy Ajinomoto Biên Hòa giúp tiết
kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường.
Năm 2015, tung ra thị trường mơ ngâm đường Ume Chan, sản phẩm tiên phong của
tập đoàn Ajinomoto bên cạnh trà Matcha sữa Birdy 3 in 1 và các sản phẩm gia vị lẩu AjiQuick.

Năm 2016, đang xây nhà máy Ajinomoto Long Thành 2, viện nghiên cứu và phát
triển sản phẩm mới.
1.2

Nhóm 8

8


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Ajinomoto Việt Nam
(Nguồn: )
1.2.2 Chức năng – nhiệm vụ từng phòng ban
a. Ban giám đốc công ty
Tổng giám đốc: Là đại diện cao nhất của công ty Ajonomoto ở Nhật bản cũng là
người có quyền hạn cao nhất của công ty. Có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chiến
lược kinh doanh, chia lãi kiếm được từ hoạt động kinh doanh…
Phó tổng giám đốc thứ nhất: Là người đại diện bên Nhật Bản, vừa là giám đốc sản
xuất, có nhiệm vụ quản lý quá trình sản xuất từ khâu mua nhiên liệu đến khi ra sản phẩm.
Phó tổng giám đốc thứ hai: Là người đại diện cao nhất bên Việt Nam, có trách
nhiệm phụ trách các hoạt động có tính chất liên quan đến các cấp chính quyền nhà nước.
b. Các phòng ban
 Phòng hành chánh tổng hợp: Gồm 3 bộ phận:


Nhóm 8

9


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

- Bộ phận nhân sự: Phụ trách công tác tuyển dụng và quản lý các hoạt động về lao
động tiền lương, các chính sách cho người lao động và nội quy, quy định của công ty.
- Bộ phận hành chính quản trị: phụ trách các hoạt động về hành chính giao tế,
quan hệ với các cơ quan nhà nước, quản lý về mặt đời sống an ninh.
- Bộ phận Logistic (hậu cần): Phụ trách hoạt động vận tải hàng hóa, kho hàng và
quản lý kho.
 Phòng kế toán: Phụ trách các vấn đề liên quan đến tài chính của công ty
 Phòng kinh doanh: chia làm 02 bộ phận
- Bộ phận bán hàng: Phụ trách công tác quản lý chi phí bán hàng, báo cáo bán
hàng, báo cáo doanh thu, hàng tồn kho, hỗ trợ các hoạt động bán hàng, điều hành xe bán
hàng của công ty và quảng cáo.
- Bộ phận mua hàng: Phụ trách công tác mua hàng: Nguyên liệu, thiết bị…
 Phòng quản lý chất lượng: Phụ trách công việc phân tích và kiểm tra chất
lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, lập hồ sơ kiểm tra chất lượng sản
phẩm để có số liệu thông tin chính xác kịp thời phản ánh cho các phân xưởng, phòng ban
chức năng và báo cáo ban giám đốc để ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm.
 Phòng kỹ thuật: Quản lý máy móc, thiết bị, đảm bảo tính an toàn về tính năng
kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển sản xuất.
 Bộ phận sản xuất: Phụ trách toàn bộ qui trình sản xuất khép kín, tạo ra các sản
phẩm của công ty đồng thời xây dựng lắp đặt, bảo trì máy móc, thiết bị nhà xưởng.
1.3 Tầm nhìn – sứ mệnh của công ty

1.3.1 Tầm nhìn
Tầm nhìn: “Trở thành một công ty xuất sắc thật sự tại Việt Nam với những “Đặc
trưng riêng có” trong lĩnh vực thực phẩm và sức khỏe.”

1.3.2 Sứ mệnh
Sứ mệnh: “Chúng tôi đóng góp vào sự phát triển hơn nữa của đất nước Việt Nam,
góp phần mang lại hạnh phúc và sức khỏe cho người dân tại Việt Nam thông qua văn hóa
ẩm thực và phát triển nguồn thực phẩm.”

Nhóm 8

10


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

1.4 Các sản phẩm của công ty
 Bột ngọt: Đây là sản phẩm chủ lực của công ty, được chia làm 2 loại:
 Ajinomoto thường: Có mặt trên thị trường từ năm 1992 cho đến nay.
 Ajinomoto Plus: Dòng sản phẩm bột ngọt cao cấp xuất hiện từ năm 1997, chủ yếu
dành cho các nhà hàng, khách sạn. Điểm khác biệt chính là độ tinh khiết của dòng này cao
hơn gấp 3 lần so với sản phẩm bột ngọt thường nhưng giá cả thì chỉ mắc hơn 2 lần.
 Gia vị dạng lỏng
 Giấm gạo LISA: Được ủ và lên men tự nhiên 100% từ gạo theo quy trình kiểm
soát chất lượng của Nhật Bản, đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe người sử dụng. Giấm
gạo LISA với vị chua nhẹ và mùi thơm đặc trưng, rất thích hợp để chế biến nước chấm,
trộn gỏi, làm rau trộn hoặc chế biến đồ chua.
 Ajimayo: Được làm từ trứng gà tươi, dầu hạt cải và giấm lên men tự nhiên, có vị

chua béo hài hòa phù hợp với khẩu vị người Việt, mang đến vị ngon tuyệt vời cho nhiều
món ăn như rau trộn, bánh mì, hải sản và thịt chiên, nướng…
 Nước tương đậu nành LISA: Được làm từ nguyên liệu đậu nành chọn lọc bằng
phương pháp lên men tự nhiên, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm
bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Nước tương đậu nành LISA mang đến một hương vị
tinh tế, đậm đà cho món ăn. Nước tương đậu nành LISA đặc biệt thích hợp dùng để làm
nước chấm, làm gia vị ướp thức ăn hay nêm nếm trong các món xào, kho…
 Gia vị tiện dụng:


Bột tẩm chiên giòn Aji Quick: Là sự kết hợp giữa gia vị nêm sẵn và bột chiên

khô. Aji Quick giúp các món chiên ngon hơn với vị hài hoà, hương thơm đặc trưng và có
độ giòn tự nhiên, không làm khô cứng mà vẫn giữ được vị ngọt, dinh dưỡng của nguyên
liệu. Aji Quick, tiện lợi sử dụng vì không cần phải tẩm ướp nguyên liệu hay pha bột với
nước.
 Bột cà ri tiện dụng Aji Quick: Là sự kết hợp giữa bột cà ri tự nhiên và gia vị nêm
sẵn. Aji Quick tiện dụng cho việc nấu nướng vì không mất thời gian tẩm ướp cũng như
nêm nếm và có thể áp dụng đa dạng cho các món kho, xào, xốt … với hương vị cà ri mới.
Nhóm 8

11


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

 Hạt nêm Aji-ngon: Được làm từ nước dùng của xương hầm và thịt cùng với
một lượng cân đối các gia vị khác như muối, đường, mononatri glutamate…làm tăng

hương vị thơm ngon cho các món ăn. Với tinh chất xương hầm và thịt, hạt nêm Aji-ngon
mang đến hương thơm, vị ngon ngọt và đậm đà cho món ăn.
 Café lon Birdy: Là sản phẩm của tập đoàn Calpis, một tập đoàn lớn của Nhật
chuyên sản xuất nước uống, phân phối thông qua hệ thống bán hàng của Ajinomoto. Là
café đóng lon đầu tiên tại Việt Nam. Sản xuất theo công nghệ tiên tiến tại Nhật Bản giúp
giữ nguyên hương vị của những hạt café Robusta.
 Phân bón sinh học Ami-Ami: Được sản xuất bằng công nghệ lên men vi sinh
hiện đại của Nhật Bản, hình thành từ qui trình lên men sản xuất axít amin với nguyên liệu
chính là rỉ đường và tinh bột khoai mì. Sau khi ủ lên men rồi ly tâm, dịch lên men được
tách ra thành 2 phần: axít amin dùng để phục vụ cho sản xuất thực phẩm và dược phẩm,
axít glutamic để sản xuất bột ngọt và phần khác là nước cái. Nước cái chứa rất nhiều đạm
vi sinh và thành phần khoáng vi lượng được trung hòa, sau khi được điều chỉnh độ đạm,
độ pH… cho ra thành phẩm phân bón hữu cơ sinh học AMI-AMI dạng lỏng.
1.5 Các thành tựu mà công ty đạt được
Ngày 5/6/2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam đã trao tặng Công ty Ajinomoto Việt Nam giải thưởng về môi trường
“Thương Hiệu Xanh” bền vững do những đóng góp và nỗ lực trong công tác cải tiến và
bảo vệ môi trường xanh - sạch. Giải thưởng này đã khẳng định vị trí một thương hiệu
luôn nỗ lực để cải tiến và bảo vệ môi trường, hòa cùng thiên nhiên để tạo nên một môi
trường xanh sạch, góp phần mang đến cho xã hội một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngày 18/4/2009, sản phẩm AJI-NO-MOTO của công ty Ajinomoto Việt Nam đã
được vinh dự đón nhận giải thưởng “Thương hiệu An toàn Vệ sinh Thực phẩm” và “Sản
phẩm An toàn Vệ sinh Thực phẩm” 2009. Giải thưởng do Cục An toàn Vệ sinh Thực
phẩm – Bộ Y tế trao tặng, nhằm góp phần tuyên truyền cho tháng hành động “An toàn Vệ
sinh thực phẩm”.

Nhóm 8

12



Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

Năm 2013, Công ty Ajinomoto Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng doanh nghiệp
kinh tế xanh cho sự phát triển bền vững từ Bộ Tài nguyên.
Năm 2014, Công ty Ajinomoto Việt Nam vinh dự là 1 trong 65 doanh nghiệp đạt
được Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.
Ngoài ra, Công ty Ajinomoto Việt Nam còn triển khai nhiều hoạt động đồng hành
cùng xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết của xã hội như Dự án Bữa ăn học
đường, Phát triển hệ thống Dinh dưỡng Việt Nam.

Nhóm 8

13


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY AJINOMOTO
VIỆT NAM
2.1 Tổng quan công nghệ xử lý nước thải trên thế giới
2.1.1 Tác hại của nước thải đến môi trường và sức khỏe con người
Ngày nay, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa khá nhanh cùng sự gia tăng dân số
ngày càng gây áp lực đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở
nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải
và chất thải rắn. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ như ở các

ngành công nghiệp dệt may giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 11, chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) có thể lên đến
700mg/1 và 2.500mg/1, hàm lượng chất rắn lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho
phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần;
H2S vượt 4,2 lần; NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm nặng các nguồn
nước bề mặt trong vùng dân cư.
Ở nhiều quốc gia đang phát triển, hơn 70% nước thải công nghiệp chưa qua xử lý
được xả vào nguồn nước và gây ô nhiễm nguồn nước cấp (WWAP, 2009). Nước thải công
nghiệp có thể chứa một loạt các chất gây ô nhiễm. Một số nguồn lớn nhất của chất thải
công nghiệp độc hại bao gồm khai thác mỏ, nhà máy bột giấy, thuộc da, các nhà máy
đường và sản xuất dược phẩm.
Trong nhiều trường hợp, nước thải từ ngành công nghiệp không chỉ xả trực tiếp ra
sông, hồ… mà còn thấm xuống lòng đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và các giếng
ngầm. Ở các nước đang phát triển, điều này thường khó để phát hiện khi việc quan sát,
giám sát thường khá tốn kém. Ngay cả khi được phát hiện, việc xử lý có thể cũng vô cùng
khó khăn.
Các hợp chất hữu cơ và các kim loại nặng phát sinh từ các công đoạn sản xuất trong
công nghiệp, nếu không được xử lý và thải ra môi trường bên ngoài thì có thể gây ra tác
động đến sức khỏe con người và các thảm họa môi trường. Ngành công nghiệp phải có
Nhóm 8

14


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

trách nhiệm đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra nằm trong tiêu chuẩn cho phép và chấp
nhận chi phí cho việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn

tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng.
Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là
do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn
cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống,
con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn
gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l.
Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat,
Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE)
là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm
Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá,
Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu,
thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm,
phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng
Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với
calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là
nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan,
Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương,
thiếu máu.
Không chỉ môi trường và con người bị ảnh hưởng bởi nước thải mà còn rất nhiều
sinh vật nước, động vật cũng bị ảnh hưởng một cách trầm trọng. Chẳng hạn như đột biến,
giảm tuổi thọ, không phát triển hoặc chậm phát triển…

Nhóm 8

15



Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

Tóm lại, để giảm thiểu tối đa những tác hại do nước thải ô nhiễm gây ra thì các công
ty, các nhà máy sản xuất kinh doanh cần có hệ thống xử lý nước thải hiện đại nhất đảm
bảo nguồn nước khi thải ra môi trường đã xử lý chặt chẽ, an toàn.
2.1.2 Tầm quan trọng của công nghệ xử lý nước thải
Chính vì những tác hại ở trên mà vấn đề xử lý nước thải luôn được đặt lên hàng đầu.
Một giải pháp hoàn hảo nhất trong lúc này chính là việc xây dựng các hệ thống xử lý
nước thải. Việc xử lý nước thải một cách triệt để nhất vừa giúp cho môi trường của chúng
ta trở nên trong sạch hơn. Sức khỏe của con người được cải thiện khiến cho hoạt động sản
xuất được thông suốt tăng hiệu quả kinh tế. Ngoài ra lợi ích của việc xử lý nước thải còn
giúp cho chúng ta có thể bảo vệ được một cách tối đa nhất nguồn nước sạch sinh hoạt
hàng này. Quản lý nước thải triệt để đem lại nhiều lợi ích to lớn cho kinh tế, xã hội và môi
trường, đầu tiên là lợi ích về y tế. Nước thải chưa qua xử lý là nguyên nhân dẫn đến nhiều
hệ lụy xấu cho sức khỏe. Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế, ước tính mỗi năm có 9000
người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm.
Một lợi ích khác ngày càng được chú ý hơn là tận dụng năng lượng tái tạo từ nước
và chất thải như biogas, vừa giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, vừa có nguồn năng lượng
sạch. Biogas giúp tạo ra năng lượng điện, cơ năng hay nhiên liệu để nấu nướng, sưởi ấm
trong nhà với chi phí thấp, đảm bảo sức khoẻ hơn so với nhiên liệu gỗ và các nhiên liệu
sinh học khác.
Quản lý nước thải cũng đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp. Sẽ có thêm hàng ngàn
việc làm cho người lao động tham gia vào lĩnh vực vệ sinh môi trường, quản lý nước thải,
đem đến giá trị kinh doanh hàng năm nếu quan tâm đúng mực đến tầm quan trọng của vệ
sinh môi trường.
 Luật về xử lý nước thải:
Theo điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thu gom, xử
lý nước thải, cụ thể như sau:

 Các khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và hệ thống thu
gom, xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Hệ thống xử lý nước
Nhóm 8

16


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

thải phải bảo đảm đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh của các cơ sở
trong khu công nghiệp và phải được xây dựng, vận hành trước khi các cơ sở trong khu
công nghiệp đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp gần nhau có thể kết hợp sử dụng
chung hệ thống xử lý nước thải tập trung.
 Các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tòa nhà cao tầng, tổ hợp công trình dịch vụ,
thương mại phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo quy
hoạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.
 Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống thu gom nước mưa và
thu gom, xử lý nước thải theo các hình thức sau: tự xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của
cơ sở đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường; bảo đảm yêu cầu
nước thải đầu vào trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công
nghiệp hoặc làng nghề theo quy định của chủ sở hữu hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công
nghiệp hoặc làng nghề; chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý bên ngoài cơ sở phát
sinh theo quy định: Đối với nước thải nguy hại thì được quản lý theo quy định về quản lý
chất thải nguy hại; đối với nước thải không nguy hại thì chỉ được phép chuyển giao cho
đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.

Nhóm 8


17


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006
Bảng 2.1: Các thông số quy định nước thải Công nghiệp
ST
T
1
2
3
4
5

Thông số

Đơn vị

Nhiệt độ
Màu
pH
BOD5 (20oC)
COD

6

Giá trị C


oC
Pt/Co
mg/l
mg/l

A
40
50
6 đến 9
30
75

B
40
150
5,5 đến 9
50
150

Chất rắn lơ lửng

mg/l

50

100

7


Asen

mg/l

0,05

0,1

8

Thuỷ ngân

mg/l

0,005

0,01

9

Chì

mg/l

0,1

0,5

10


Cadimi

mg/l

0,05

0,1

11

Crom (VI)

mg/l

0,05

0,1

12

Crom (III)

mg/l

0,2

1

13


Đồng

mg/l

2

2

14

Kẽm

mg/l

3

3

15

Niken

mg/l

0,2

0,5

16


Mangan

mg/l

0,5

1

17

Sắt

mg/l

1

5

18

Tổng xianua

mg/l

0,07

0,1

19


Tổng phenol

mg/l

0,1

0,5

20

Tổng dầu mỡ khoáng

mg/l

5

10

Nhóm 8

18


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

21

Sunfua


mg/l

0,2

0,5

22

Florua

mg/l

5

10

23

Amoni (tính theo N)

mg/l

5

10

24

Tổng nitơ


mg/l

20

40

25

Tổng phốt pho (tính theo P )

mg/l

4

6

26

Clorua

mg/l

500

1000

27

Clo dư


mg/l

1

2

28 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ

mg/l

0,05

0,1

29

Tổng hoá chất BVTV phốt pho hữu cơ

mg/l

0,3

1

30

Tổng PCB

mg/l


0,003

0,01

31

Coliform

VK/100ml

3000

5000

32

Tổng hoạt độ phóng xạ α

Bq/l

0,1

0,1

33

Tổng hoạt độ phóng xạ β

Bq/l

1,0
1,0
(Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường)

Trong đó:
Cột A: quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi
xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Cột B: quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi
xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Ngoài ra, các cá nhân hay tổ chức khi không tuân thủ theo luật xử lý nước thải sẽ bị
xử phạt theo quy định của pháp luật.

Nhóm 8

19


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

2.1.3 Thực trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải trên thế giới
 Singapore: Tái sử dụng nước thải thành nước uống an toàn: Ngày nay, một
trong những những cơ quan quan trọng của quốc gia đồng thời là trụ cột của chiến lược
bền vững nước Singapore là NEWater - một nhà máy xử lý nước thải lớn nhất tại
Singapore. Tại đây, nước thải được xử lý bằng kỹ thuật màng tiên tiến và khử trùng bằng
tia cực tím, sau đó nguồn nước tái chế này có thể uống an toàn.
 Nam Phi: Quản lý nước thải dựa trên cách tiếp cận quyền con người:
Trong nhiều thập kỷ qua và cho đến tận năm 1994, chính sách công và khuôn khổ pháp lý
ở Nam Phi dựa trên phân chia chủng tộc đã ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của đời

sống - xã hội. Kết quả là có tới 20 triệu người Nam Phi sống mà không có điều kiện vệ
sinh cơ bản. Với sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc, một chính sách mới đã được
thực hiện dựa trên một hệ thống dân chủ cũng mở rộng pháp luật và chính sách liên quan
đến quản lý nước thải.
Ngày nay, chính sách quản lý nước thải của Nam Phi dựa trên cách tiếp cận quyền
con người, nghĩa là một quá trình phát triển con người phù hợp với các tiêu chuẩn nhân
quyền quốc tế và được thúc đẩy, bảo vệ và thực hiện những quyền này. Cách tiếp cận dựa
trên quyền con người được thể hiện thông qua quyền được thông tin và sự tham gia của
công chúng trong các hoạt động liên quan đến quản lý nước thải như: việc thực hiện các
dự án tái sử dụng nước thải theo chiến lược tái sử dụng nước quốc gia, cải tạo và nâng cấp
các nhà máy xử lý nước thải và giảm ô nhiễm từ các công trình xử lý nước thải, tăng hiệu
quả sử dụng nước và giảm lượng nước thải đô thị phát sinh.
 Jordan: Tăng cường chính sách tái sử dụng nước thải: Jordan là một trong
những quốc gia có lượng nước bình quân tính trên đầu người thấp nhất thế giới. Cuộc
khủng hoảng Syria, sự gia tăng dân số, và sự thay đổi lượng mưa tại khu vực càng làm
trầm trọng hơn tình trạng khan hiếm nước. Jordan đã thiết lập các tổ chức, mạng lưới và
thực hiện chính sách về hợp tác công tư để thực thi các chính sách tái sử dụng nước thải.
Theo đó, chính sách về quản lý nước thải năm 1998 đã tập trung vào 4 nhóm vấn đề
chủ yếu như sau: Cải thiện các điều kiện vệ sinh, giải quyết tốt hơn chăm sóc y tế công
Nhóm 8

20


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

cộng, tăng cường kiểm soát ô nhiễm nước, và xem xét việc tái sử dụng nước để thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội.

 Phần Lan: Hợp tác địa phương và xuyên biên giới về quản lý nước thải: Phần
Lan có nguồn nước tái tạo phong phú với các hồ và sông nội địa chiếm 10% diện tích cả
nước. Phần Lan có một cách tiếp cận toàn diện đối với quản lý nước thải cả ở cấp quốc
gia và ở cấp khu vực với tư cách là một thành viên của Liên minh Châu Âu. Một yếu tố
tích cực nữa là trong quản lý nước thải của Phần Lan là mức độ phát triển và đầu tư công
nghệ cao.
Phần Lan cũng tham gia rất tích cực trong các lĩnh vực về quản lý nước thải
như: Tiếp cận thông qua hoạt động của Uỷ ban Helsinki (HELCOM) để bảo vệ hệ sinh
thái độc đáo của Biển Baltic, thực hiện các công ước quốc tế như Công ước Basel và
Stockholm.

Nhóm 8

21


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

2.2 Công nghệ xử lý nước thải của công ty Ajinomoto Việt Nam
2.2.1 Giới thiệu quy trình xử lý nước thải của Công ty Ajinomoto Việt Nam
Công ty Ajinomoto Việt Nam đã xây dựng Hệ thống Quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2004 và ban hành chính sách “Không phát thải” với tỉ lệ chất thải được
tái chế trên 99%. Tại nhà máy Ajinomoto Biên Hòa một trong những điểm nổi bật chính
là hệ thống thác nước thuộc hệ thống xử lý nước thải Ajinomoto. Thác nước được xây
dựng tại đầu ra cuối cùng của quy trình xử lý nước thải tại nhà máy Biên Hòa.

Hình 2.1: Thác nước thuộc hệ thống xử lý nước thải tại Ajinomoto Biên Hòa
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Công ty Ajinomoto Việt Nam)

Nước thải sau khi được xử lý sẽ chảy qua hệ thống tiểu cảnh, hồ nước và chảy tạo
thành thác nước trong xanh. Đây không chỉ là một điểm tham quan khi đến với nhà máy
Ajinomoto mà còn giúp tăng thêm mảng xanh vốn có đúng với thông điệp “Nước sạch,
cuộc sống trong lành” mà Công ty đang hướng đến. Với vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng cho
hệ thống xử lý nước thải Ajinomoto với hệ thống khử nitơ bằng vi sinh vật theo công
nghệ Nhật Bản xử lý đạt 3.400 m3 nước/ngày đêm. Nước thải sau khi xử lý đã đạt chất
lượng loại A theo tiêu chuẩn của Chính phủ Việt Nam. Công ty Ajinomoto Việt Nam đang
nỗ lực hiện thực hóa cam kết góp phần giữ gìn môi trường bền vững và cân bằng sinh thái
của lưu vực sông Đồng Nai.
Nhóm 8

22


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

Mô hình xử lý nước thải bẳng phương pháp vi sinh được áp dụng ở nhà máy
Ajinomoto Việt Nam từ năm 1991, đến nay hệ thống xử lý nước thải của Công ty có thể
nói là hiện đại bậc nhất Việt Nam. Quá trình tổng quát bao gồm: Điều hòa pH trong nước
thải; lọc cặn sinh học; nitrat hóa và bổ sung vi sinh vật phân giải; lắng bùn hữu cơ và cặn.
Nước thải sau khi xử lý sẽ được thải trực tiếp ra môi trường.
Nước thải trong công ty bao gồm: Nước thải từ kho chứa, nước thải từ các cụm sản
xuất bột ngọt (xưởng lên men, tinh chế, đóng gói), nước thải sinh hoạt…

Nhóm 8

23



Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

2.2.2 Quy trình xử lý nước thải của Công ty Ajinomoto Việt Nam
Nước thải

Bể điều hòa

Tháp lọc sinh học

Các bể yếm khí
Bể lắng 1
Bể tẩy màu (bể
khuấy 1)

Bể khuấy 2
Bể khuấy 3
Bể lắng cuối

Máy ép bùn

Ami

Nước thải ra sông
Sơ đồ 2.1 Quy trình xử lý nước thải Công ty Ajinomoto Việt Nam
(Nguồn: )
 Nước thải
Nhóm 8


24


Quản trị công nghệ

GVHD: ThS. Võ Ngọc Niên

Dòng nước thải ban đầu đi qua một song chắn rác để loại bỏ tất cả các thành phần có
kích thước lớn có trong dòng nước thải. Điều này thường được thực hiện cùng với một
song chắn rác tự động trong nhà máy. Hoạt động của màn chắn rác diễn ra có tốc độ phụ
thuộc vào sự tích lũy trên màn chắn hoặc tốc độ dòng chảy. Các chất rắn được thu gom và
sau đó xử lý. Màn chắn rác hoặc song chắn rác có kích thước khác nhau được sử dụng để
tăng cường quá trình loại bỏ chất rắn. Nếu chất rắn thô không được loại bỏ, nó sẽ bị cuốn
theo trong đường ống và bộ phận chuyển động trong nhà máy xử lý, và có thể gây ra thiệt
hại đáng kể và giảm hiệu quả trong quá trình xử lý.
 Bể điều hòa
Quá trình điều hòa pH trong nước thải: Nước thải được bơm vào hệ thống bể điều
hòa, có lắp đặt sẵn ống sục khí nhằm làm giảm bớt mùi hôi. Trong quá trình sục khí,
NaOH và H2SO4 được cho vào các bể để điều chỉnh độ pH của nước thải. Dòng chảy
trong bể điều hòa yêu cầu phải được kiểm soát do sự thay đổi khi xả thải thông thường
bao gồm việc bỏ qua một số tiêu chuẩn và làm sạch, và cũng có thể bao gồm thiết bị sục
khí. Việc làm sạch có thể được dễ dàng hơn nếu bể chứa ở cuối nguồn của việc sàng lọc
và loại bỏ các phần lắng.
 Bể ổn định
Đây là nơi chứa nước thải của các nhà máy, xí nghiệp trong vòng 1 ngày. Bể điều
hòa có chức năng đảm bảo nồng độ và lưu lượng của nước thải ở mức ổn định, bao gồm
cả nồng độ pH. Dưới đáy bể điều hòa được lắp đặt hệ thống máy thổi khí, máy sục khuấy
đảo liên tục nhằm tránh tình trạng lắng cặn và tách mùi hôi cho các bể xử lý phía sau.
Nước thải sau khi được xử lý ở đây có thể giảm tới 30% COD và BOD.

 Tháp lọc sinh học
Quá trình lọc sinh học: Nước thải sẽ được đưa vào tháp lọc sinh học được lọc tuần
hoàn liên tục nhằm lục hết cặn. Do nhà máy sản xuất thực phẩm nên trong nước thải sản
xuất không được chứa những chất độc hại. Quá trình xử lý vi sinh: bao gồm các công
đoạn: khử nitrat, nitrat hóa, khử glucose, nước thải được cho chảy tràn vào các bể yếm khí
1, sục khí 1, sục khí 2, suc khí 3, yếm khí 2, sục khí 4.
Nhóm 8

25


×