1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------
NGUYỄN MỸ NHUNG
QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KNIH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN
Phản biện 1: TS. Nguyễn Hồng Cử
Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Văn Song
Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc
sĩ Quản lý Kinh tế họp tại Trường Đại Học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 12 tháng 08 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quận Sơn Trà là địa bàn có hoạt động du lịch diễn ra sôi động.
Hàng năm, Sơn Trà đóng góp hơn 400 tỷ đồng vào NSNN, trong đó
nguồn thu từ lĩnh vực du lịch chiếm 25% trong tổng thu ngân sách
toàn quận.
Việc áp dụng cơ chế “tự khai, tự nộp thuế” dưới sự kiểm soát
của cơ quan thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế số
78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 đã trao quyền cho DN nói chung và
DN du lịch nói riêng được tự quyết định trong việc kê khai, tính và
nộp thuế. Tuy nhiên, tình hình kê khai và nộp thuế GTGT của các
DN du lịch là quá thấp, chưa phản ánh đúng quy mô, thực tế hoạt
động kinh doanh của DN. Tình trạng gian lận thuế, trốn thuế dưới
nhiều hình thức tinh vi, khó phát hiện dẫn đến thất thoát về thuế
GTGT ngày càng lớn. Với lý do đó, đề tài “Quản lý thuế giá trị gia
tăng đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà,
thành phố Đà Nẵng” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở phân tích thực trạng để đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT
đối với các DN du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng trong thời gian đến.
- Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản
về quản lý thuế GTGT; Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản
lý thuế GTGT đối với các DN du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, giai
đoạn 2013 – 2017; Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản lý thuế GTGT đối với các DN du lịch trên địa bàn quận Sơn
Trà trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN du lịch trên
địa bàn quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về
công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN du lịch trên địa bàn
quận Sơn Trà.
- Về mặt không gian: Các nội dung trên được nghiên cứu trên
địa bàn quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.
- Về mặt thời gian: Giai đoạn 2013-2017 và các giải pháp
được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong 5 năm tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Luận văn sử dụng thông tin
số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo về nhiệm vụ thu NSNN
các năm, giai đoạn 2013-2017.
- Phương pháp phân tích: Tác giả sử dụng tổng hợp các
phương pháp: Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp kế thừa.
5. Bố cục đề tài:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế.
Chương 2: Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các
doanh nghiệp du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị
gia tăng đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà,
thành phố Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1.1. Một số khái niệm
a. Thuế Giá trị gia tăng
Thuế GTGT là loại thuế gián thu tính trên phần giá trị tăng
thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất,
lưu thông đến tiêu dùng và được thu ở khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch
vụ.
b. Quản lý thuế Giá trị gia tăng
Quản lý thuế GTGT là hoạt động quản lý Nhà nước của cơ
quan thuế tác động đến để đảm bảo thực thi pháp luật về thuế GTGT
với mục đích thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thuế GTGT cho NSNN.
1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp du lịch
Đặc điểm quản lý thuế đối với các doanh nghiệp du lịch:
- Hoạt động kinh doanh du lịch mang tính thời vụ, phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Đối tượng phục vụ của doanh nghiệp du lịch luôn di động và
phức tạp hơn so với các ngành khác.
- Giá thành của sản phẩm du lịch mà các doanh nghiệp cung
cấp thường xuyên thay đổi theo thời vụ.
- Du lịch là một ngành mang tính tổng hợp cao, bao gồm nhiều
ngành nghề khác nhau, hoạt động hiện nay trong các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch, dịch vụ hết sức phong phú. Các hoạt động này có
quy trình công nghệ khác nhau, doanh thu và chi phí kinh doanh
cũng không giống nhau.
- Sản phẩm của hoạt động du lịch và dịch vụ nói chung không
có hình thái vật chất, không có quá trình nhập, xuất kho.
- Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch của các
doanh nghiệp được tiến hành đồng thời, ngay cùng một địa điểm.
1.1.3. Ý nghĩa của quản lý thuế GTGT đối với các doanh
nghiệp du lịch
- Đảm bảo nguồn thu thuế GTGT ổn định cho NSNN.
- Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế nói chung và thuế
GTGT nói riêng của NNT.
- Bảo vệ quyền lợi, sự công bằng về thuế GTGT giữa các DN,
tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh,
làm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, góp phần hoàn thành các
mục tiêu kinh tế xã hội.
1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.2.1. Tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế
- Tuyên truyền pháp luật về thuế là hoạt động nhằm phổ biến,
truyền bá những tư tưởng, quan điểm, nội dung cơ bản của chính
sách thuế, quản lý thuế đến NNT.
- Hỗ trợ NNT là công tác hướng dẫn cụ thể các Luật thuế,
cung cấp và giải đáp vướng mắc về thủ tục và nội dung các sắc thuế.
- Công tuyên truyền, hỗ trợ NNT nhằm nâng cao ý thức trách
nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT.
- Các hình thức tuyên truyền như qua hệ thống tuyên giáo; tờ
rơi; áp-phích; các phương tiện thông tin đại chúng; trang thông tin
điện tử… Hình thức hỗ trợ cho NNT như tập huấn, đối thoại, giải
đáp qua điện thoại, trực tiếp tại CQT, bằng văn bản…
Các tiêu chí đánh giá: Số bài viết tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng; Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại
CQT trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ; Số lượt NNT
được giải đáp vướng mắc qua điện thoại trên số cán bộ của bộ phận
tuyên truyền hỗ trợ; Tỷ lệ văn bản trả lời NNT đúng hạn; Số cuộc đối
thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên
truyền hỗ trợ.
1.2.2. Lập dự toán thu thuế
Lập dự toán thu thuế là việc xác định các chỉ tiêu dự toán và
xây dựng các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu đề ra.
Trên cơ sở xây dựng dự toán thu hàng năm, Cơ quan thuế thực
hiện quản lý thu các khoản theo dự toán, đảm bảo đạt và vượt dự
toán. Dự toán thu thuế thường được chia làm ba loại: dự toán năm,
dự toán quý, và dự toán tháng.
Các tiêu chí đánh giá công tác lập dự toán thu thuế: Tổng thu
thuế GTGT qua các năm; Tỷ lệ thực hiện thu so với dự toán; Tỷ lệ
thực hiện thu so với năm trước.
1.2.3. Tổ chức thu thuế
a. Tổ chức bộ máy quản lý thuế
Bộ máy quản lý thuế được tổ chức hợp lý, thực hiện đầy đủ
các chức năng QLT sẽ phát huy được tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ
thống thuế và ngược lại sẽ kìm hãm và hạn chế tác dụng của bộ máy.
Các tiêu chí đánh giá: Tỷ lệ cán bộ làm việc tại 4 chức năng
quản lý thuế chính (gồm: đội KK-KTT&TH, đội QLN-CCN, đội KTKTNB và đội TT-HT-NV-DT); Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở
lên; Số cán bộ giảm hàng năm trên tổng số cán bộ của CQT; Số cán
bộ được tuyển dụng mới trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế.
b. Đăng ký, kê khai, nộp thuế
- Đăng ký thuế: là việc NNT kê khai những thông tin của NNT
theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan thuế để bắt đầu thực
hiện nghĩa vụ về thuế với nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Kê khai, tính thuế: là việc NNT tự kê khai và tự xác định số
thuế phải nộp phát sinh trong kỳ tình thuế theo quy định của Luật
thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Nộp thuế là việc NNT thực hiện nộp tiền thuế vào NSNN
(trực tiếp hoặc theo phương thức điện tử) theo đúng thời hạn quy
định.
Các tiêu chí đánh giá: Tỷ lệ DN khai thuế qua mạng trên số
DN đang hoạt động; Số tờ khai thuế bình quân trên một cán bộ bộ
phận kê khai và kế toán thuế; Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ
khai thuế đã nộp; Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải
nộp; Số tờ khai thuế không có lỗi số học trên số tờ khai thuế đã nộp.
1.2.4. Hoàn thuế
Hoàn thuế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh
hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đã
trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được
khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp
tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế.
Các tiêu chí đánh giá công tác hoàn thuế: Số hồ sơ hoàn thuế
được giải quyết đúng hạn trên số hồ sơ hoàn thuế phải giải quyết; Sự
hài lòng của NNT đối với công tác quản lý hoàn thuế của CQT.
1.2.5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và xử lý vi phạm pháp
luật về thuế
a. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Kiểm tra thuế, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của CQT
đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ
thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa
vụ nộp thuế, nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực thi nghiêm
chỉnh.
- Kiểm tra thuế được thực hiện dưới hai hình thức: Kiểm tra
tại trụ sở CQT và Kiểm tra tại trụ sở NNT
- Thanh tra thuế được tiến hành trong các trường hợp: thanh
tra theo kế hoạch; thanh tra đột xuất khi phát hiện NNT có dấu hiệu
vi phạm pháp luật về thuế; …
Các tiêu chí đánh giá công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế: Tỷ
lệ DN đã thanh tra, kiểm tra; Tỷ lệ DN thanh tra, kiểm tra phát hiện
có sai phạm; Số thuế truy thu bình quân một cuộc thanh tra,kiểm tra;
Số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận
thanh tra, kiểm tra.
b. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế của NNT
Xử lý vi phạm pháp luật về thuế là các hoạt động của chủ thể
có thẩm quyền căn cứ và các quy định hiện hành áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các tổ chức cá nhân vi
phạm pháp luật về thuế.
Cơ quan thuế phải xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm
pháp luật thuế, tránh trường hợp người bị xử lý, người không, gây
bất công bằng trong hiện nghĩa vụ thuế.
Các tiêu chí đánh giá công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế
của NNT: Tỷ lệ số quyết định xử lý vi phạm đã ban hành trên số
quyết định phải xử lý, Số tiền phạt vi phạm, Số lỗ giảm và số thuế
khấu trừ giảm sau kiểm tra.
c. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Cưỡng chế là biện pháp hành chính mà cơ quan quản lý thuế
áp dụng nhằm đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế của NNT khi NNT không
thực hiện, trốn tránh trách nhiệm nộp thuế của mình theo quy định
của pháp luật.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
trích tiền từ trong tài khoản của người nộp thuế, thông báo hóa đơn
không còn giá trị sử dụng, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp... và các biện pháp
khác theo quy định của pháp luật.
Các tiêu chí đánh giá công tác cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính thuế: Tỷ lệ tiền nợ thuế GTGT với số thực hiện thu thuế
GTGT, Tỷ lệ tiền thuế GTGT đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh; Tỷ
lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng hạn.
1.2.6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
- Khiếu nại: Là việc công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật,
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Tố cáo: là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan,
tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích
của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
chức.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.3.1. Nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.2. Nhân tố từ cơ quan quản lý nhà nƣớc
a. Chính sách và pháp luật về Thuế
b. Công tác phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước
1.3.3. Nhân tố thuộc về đối tƣợng nộp thuế
1.3.4. Các nhân tố khác
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH
2.1.1. Đặc điểm xã hội
Quận Sơn Trà có diện tích: 59,32 km2, chiếm 4,62% diện tích
toàn thành phố; dân số (năm 2016) đạt 162.342 người; gồm 07 đơn
vị hành chính cấp phường. Hiện nay, Sơn Trà là quận loại 1 thứ ba
của thành phố Đà Nẵng, sau các quận Liên Chiểu và Hải Châu.
Hạ tầng đô thị phát triển, liên thông với các quận huyện khác
tạo điều kiện thúc đẩy kết nối giao thương, phát triển du lịch. Diện
mạo đô thị văn minh hiện đại được hình thành khá rõ nét; các lĩnh
vực văn hóa, giáo dục được chú trọng đầu tư. Tuy nhiên, Sơn Trà
hiện nay cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn: Hạ tầng đô thị đang
trong quá trình khớp nối, nhiều điểm nóng về môi trường chưa được
xử lý triệt để, công tác quản lý trật tự đô thị còn bất cập, hạn chế.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Trong một vài năm gần đây, lĩnh vực du lịch của quận đã có
nhiều khởi sắc theo hướng tích cực đã thu hút khách du lịch đến
tham quan, nghỉ ngơi. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng
dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó, ngành dịch vụ có tỷ
trọng lớn nhất và tăng lên nhanh.
Kinh tế quận duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Tổng giá trị
sản xuất trên địa bàn tăng bình quân 16,88%/năm. Tổng thu Ngân
sách toàn quận tăng dần qua các năm từ 2012-2016. Kết quả thu
ngân sách trên địa bàn quận Sơn Trà hằng năm luôn đạt và vượt chỉ
tiêu đề ra
2.1.3. Đặc điểm của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn
quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Số lượng các DN du lịch ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng
ngày càng lớn trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, từ 21.71%
năm 2012 lên 28.26% năm 2016. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh
du lịch của các DN là một ngành kinh doanh dịch vụ đặc thù, rất khó
kiểm soát về việc kê khai thuế, phần lớn các DN du lịch trên địa bàn
có đặc điểm: Mang tính nhỏ lẻ, hình thức kinh doanh chưa chuyên
nghiệp; quy mô nhỏ, số vốn đầu tư thấp; lao động ít; đội ngũ lao
động có tay nghề không đồng đều, phần lớn chưa qua đào tạo; công
tác kế toán thuế chưa được coi trọng; phần đa các DN thiếu tự giác
trong việc thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đối với Nhà nước.
Trong những năm gần đây, nhờ công tác quản lý thuế được
chú trọng, ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT ngày càng được
nâng cao. NNT đã tự giác hơn trong việc khai thuế, nộp thuế.Tuy
nhiên, còn những DN lợi dụng lỗ hỏng của pháp luật để trốn thuế.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ
2.2.1. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế
- Về công tác tuyên truyền: Chi cục thuế Sơn Trà đã triển
khai công tác tuyên truyền ở tất cả các khâu, các bộ phận dưới nhiều
hình thức phong phú, đa dạng. Một số kết quả cụ thể:
Bảng 2.1. Kết quả công tác tuyên truyền đối với các doanh
nghiệp du lịch giai đoạn 2013 - 2017
2013 2014 2015 2016
Chỉ tiêu
Số bài đăng trên trang thông
15
22
30
2017
40
52
tin điện tử ngành (Số)
Số biển báo, pano, áp phích
1.054 1.168 2.500 3.790 6.064
(biển)
Số buổi đối thoại, lớp tập
11
13
16
18
22
4
4
4
5
6
huấn đã tổ chức (buổi)
Số buổi đối thoại, lớp tập
huấn đã tổ chức/Số cán bộ
của bộ phận tuyên truyền, hỗ
trợ (buổi)
(Nguồn: Các báo cáo tổng kết của Chi cục Thuế quận Sơn Trà từ 2013
đến 2017)
- Về công tác hỗ trợ: Chi cục thuế đã thực hiện hỗ trợ người
nộp thuế thông qua nhiều hình thức: Hỗ trợ trực tiếp, qua điện thoại
hoặc giải đáp chính sách bằng văn bản…
Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc trên số cán bộ của bộ
phận tuyền truyền, hỗ trợ NNT tăng lên qua các năm, từ 40 lượt năm
2017 tăng lên 66 lượt năm 2016. Tỷ lệ văn bản trả lời đúng hạn năm
2017 cũng tăng gần 6% so với thời điểm năm 2013 cho thấy công tác
hỗ trợ NNT càng ngày càng được chú trọng về chất lượng.
2.2.2. Công tác lập dự toán thu thuế
Dự toán thu thuế GTGT, cụ thế đối với các DN du lịch cũng
được Chi cục thuế giao chỉ tiêu cụ thể. Kết quả thực hiện dự toán thu
thuế GTGT đối với các doanh nghiệp du lịch thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Kết quả thực hiện dự toán thu thuế GTGT đối
với các doanh nghiệp du lịch giai đoạn 2013-2017
Tổng thu thuế GTGT đối với các DN du lịch tại Chi cục thuế
Năm
Dự toán Thực hiện
Tỷ lệ thực hiện so
Tỷ lệ thực hiện
so với năm trước
(tr.đ)
(tr.đ)
với dự toán (%)
2013
25.435
23.556
92,61
154,52
2014
25.109
21.354
85,05
90,65
2015
23.315
28.315
121,44
132,60
2016
26.420
29.735
112,55
105,02
2017
28.581
34.242
119,81
115,16
(%)
(Nguồn: Các báo cáo tổng kết của Chi cục Thuế quận Sơn Trà từ 2013
đến 2017)
Kết quả thu thuế GTGT đối với các DN du lịch luôn đạt trên
85% so với dự toán được giao. Tuy nhiên, công tác lập dự toán vẫn
chưa hợp lý, chưa thực sự bám sát thực tế, thời gian xây dựng dự
toán thường quá sớm nên số ước thực hiện thường không chính xác.
2.2.3. Công tác tổ chức thu thuế
a. Tổ chức bộ máy quản lý thuế: Chi cục được tổ chức theo
mô hình trực tuyến chức năng gồm: Ban lãnh đạo và 10 Đội chức
năng. Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được chú trọng. Cơ sở
vật chất tiện nghi và đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ cho công tác QLT.
b. Đăng ký, kê khai, nộp thuế
- Đăng ký thuế: Số lượng DN kinh doanh du lịch đăng ký
hoạt động kinh doanh tăng dần qua các năm từ 2013-2017 (từ 399
đơn vị năm 2013 lên đến 721 đơn vị năm 2017). Tuy nhiên, tỷ lệ DN
du lịch đóng MST tăng từ 7,52% năm 2013 lên 9,99% năm 2017.
- Kê khai, nộp thuế
+ Về kê khai thuế: Đến ngày 31/12/2017, 100% số doanh
nghiệp tại Chi cục đã thực hiện việc kê khai thuế điện tử. Số lượng tờ
khai phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn tăng lên cả về số lượng và chất
lượng, thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tình hình nộp tờ khai GTGT của các doanh
nghiệp du lịch giai đoạn 2013-2017
Số tờ
Năm
Số tờ khai thuế đã nộp
khai thuế
Số tờ khai thuế nộp
đúng hạn
Tỷ lệ tờ
Số
Tỷ lệ tờ
phải nộp
Số lượng
khai thuế
lượng
khai nộp
(tờ khai)
(tờ khai)
đã nộp
(tờ
đúng hạn
2013
1.715
1.539
(%)
89,70
khai)
1.437
(%)
93,42
2014
1.943
1.788
92,03
1.685
94,26
2015
2.248
2.139
95,15
2.020
94,45
2016
2.580
2.488
96,42
2.398
96,38
2017
2.957
2.894
97,87
2.847
98,38
(Nguồn: Các báo cáo tổng kết của Chi cục Thuế quận Sơn Trà từ 2013
đến 2017)
+ Về nộp thuế: Tính đến 31/12/2017, số DN du lịch đăng ký
nộp thuế điện tử đạt 96,26%. Tỷ lệ thuế GTGT đã nộp luôn đạt trên
85% cho thấy các giải pháp QLT được triển khai mạnh mẽ thời gian qua
đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT.
2.2.4. Công tác hoàn thuế
Công tác hoàn thuế GTGT cho DN được Chi cục thực hiện
chặt chẽ theo các quy định của Luật Thuế, hạn chế tối đa việc DN kê
khai thuế không đúng để trục lợi từ NSNN, thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị hoàn thuế đối
với các doanh nghiệp du lịch giai đoạn 2013-2017
Số
lượng Số hồ sơ đã Tỷ lệ hồ sơ
Năm
hồ sơ
giải quyết đã giải quyết
tiếp
cho NNT trên số hồ sơ
Số hồ sơ đã Tỷ lệ hồ sơ
giải quyết
giải quyết
đúng hạn đúng hạn trên
cho NNT
số hồ sơ phải
(hồ sơ)
giải quyết (%)
81,25
24
92,31
24
75,00
23
95,83
20
14
70,00
13
92,86
2016
35
28
80,00
28
100,00
2017
52
43
82,69
43
100,00
nhận (hồ
(hồ sơ)
tiếp nhận (%)
2013
sơ)
32
26
2014
32
2015
(Nguồn: Các báo cáo về công tác hoàn thuế của Chi cục Thuế quận
Sơn Trà từ 2013 đến 2017)
Tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết hoàn thuế trên số hồ sơ tiếp nhận
luôn đạt trên 70% cho thấy Chi cục đã từng bước kiểm soát khá tốt
quá trình hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên, tỷ lệ số hồ sơ không được
hoàn thuế còn khá cao và ngày càng tăng.
2.2.5. Công tác kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật về
thuế
a. Công tác kiểm tra thuế
- Việc kiểm tra thuế tại cơ quan quản lý thuế được thực hiện
kịp thời, thường xuyên. Tỷ lệ HSKT đã kiểm tra tại trụ sở CQT trên
số HSKT phải kiểm tra tăng dần qua các năm, từ 87,72% năm 2013
đến 93,88% năm 2017. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa đạt so với kế
hoạch được giao là 100% số HKST phải được kiểm tra.
- Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT đối với các DN du lịch
đạt được kết quả khả quan.Tuy nhiên, tỷ lệ thuế GTGT truy thu qua
các cuộc kiểm tra chưa cao (dưới 45%), thể hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Kết quả công tác kiểm tra thuế đối với các doanh
nghiệp du lịch giai đoạn 2013 – 2017
Đơn vị: %
2016
2017
Chỉ tiêu
2013
2014
2015
Tỷ lệ DN đã kiểm tra
16
19
18
20
22
Tỷ lệ DN kiểm tra có
65
64
67
78
80
23,25
17,08
26,01
34,51
42.80
sai phạm
Tỷ lệ số thuế GTGT
truy thu qua kiểm tra
(Nguồn: Các báo cáo tổng kết của Chi cục Thuế quận Sơn Trà từ 2013
đến 2017)
b. Công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế
- Chi cục đã thực hiện nghiêm túc việc xử phạt vi phạm hành
chính đối với NNT chậm nộp HSKT theo quy trình. Tuy nhiên, tỷ lệ
tờ khai nộp trễ hạn trên số tờ khai đã nộp còn chiếm trên 5% trong
các năm 2013-2015, riêng năm 2017, tỷ lệ này giảm còn 4,28%.
- Việc xử lý vi phạm phát hiện được thông qua kiểm tra tăng cả
về số lượng và số tiền phạt. Năm 2013, chi cục thuế đã ban hành 42
quyết định xử lý và phạt 221 triệu đồng, năm 2017, ban hành 128
quyết định với số tiền phạt 884 triệu đồng.
c. Công tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Số tiền nợ thuế GTGT liên tục tăng cao giai đoạn 2013-2015.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ thuế GTGT trên tổng số thực hiện thu GTGT của
DN du lịch lại giảm vào năm 2017 xuống còn 21.81%.
- Chi cục Thuế đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải
pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Tuy nhiên, công tác thu
hồi nợ thuế còn gặp nhiều khó khăn.
2.2.6. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
Chi cục luôn chú trọng giải quyết kịp thời, thỏa đáng các đơn
khiếu nại, tố cáo của NNT. Kết quả được thể hiện cụ thể ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Kết quả giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của các
DN du lịch liên quan đến thuế GTGT giai đoạn 2013-2017
So sánh
Chỉ tiêu
2013 2014 2015 2016 2017
2017/2013
(%)
Khiếu nại (đơn)
1
3
2
1
1
100
Tố cáo (đơn)
1
2
1
0
0
0
(Nguồn: Các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Chi cục Thuế Sơn
Trà giai đoạn 2013-2017)
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN SƠN TRÀ
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
- Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT luôn được Chi cục
triển khai có trọng tâm, trọng điểm.
- Công tác lập dự toán thu thuế từng bước ứng dụng các
phương pháp hiện đại.
- Công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế đã được hiện đại hóa
bằng CNTT.
- Công tác giải quyết hoàn thuế thực hiện đúng quy trình.
- Quy mô số lượng DN kiểm tra và hiệu quả đều tăng so với
cùng kỳ năm trước đảm bảo công bằng pháp luật thuế.
- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện kịp
thời, thỏa đáng, góp phần tạo dựng niềm tin cho NNT.
2.3.2. Những hạn chế
- Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã được đổi mới và đa
dạng hơn nhưng chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NNT.
- Phương pháp phân tích và lập dự toán thu còn khá thủ công
- Công tác theo dõi, đôn đốc NNT kê khai thuế theo quy định
chưa thường xuyên liên tục.
- Chi cục Thuế còn lúng túng trong công tác triển khai, hướng
dẫn cũng như giải quyết hồ sơ hoàn thuế cho NNT.
- Thời gian kiểm tra còn kéo dài, hiệu quả chưa thực sự cao.
- Một số cán bộ thuế cập nhật chính sách không kịp thời, cách
hiểu chính sách chưa đồng nhất, do đó xử lý khiếu nại chưa phù hợp.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Chính sách thuế nói chung và chính sách thuế GTGT hiện
nay còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và thay đổi liên tục.
- Công tác phối hợp trong nội bộ CQT và giữa CQT với một
số các cơ quan chức năng có liên quan chưa chặt chẽ.
- Các DN du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà chưa thật sự hiểu
biết pháp luật, chưa tự giác kê khai và nộp thuế đầy đủ, kịp thời.
- Các nguyên nhân khác: Ứng dụng CNTT trong QLT chưa ổn
định, thói quen mua hàng không lấy hóa đơn còn phổ biến…
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Các dự báo
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của các luật thuế gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi
trình Chính phủ. Theo đó, đối với thuế GTGT, theo Bộ Tài chính, để
phù hợp với thông lệ quốc tế, sẽ đề nghị nâng thuế suất 10% đối với
thuế GTGT như hiện hành lên mức 12%.
3.1.2. Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế trong thời gian tới
- Hiện đại hóa toàn diện công tác QLT cả về phương pháp
quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế.
- Nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ;
kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch
vụ cho người nộp thuế.
- Nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát
tuân thủ pháp luật của người nộp thuế;
- Ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để
nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.
3.1.3. Quan điểm, mục tiêu quản lý thuế GTGT của Chi
cục Thuế quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
- Đảm bảo thu đúng, thu đủ nguồn thuế GTGT.
- Đạt mục tiêu thu NSNN cao nhất trong điều kiện giảm tới
mức thấp nhất các chi phí cho công tác quản lý thuế.
- Tăng cường đến mức cao nhất sự tuân thủ tự nguyện của đối
tượng nộp thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.
- Hoàn thành các chương trình cải cách hành chính, hiện đại
hoá ngành thuế nói chung và hiện đại hóa công tác quản lý thuế
GTGT nói riêng theo đúng kế hoạch và lộ trình của ngành và tuân
thủ đúng các quy trình quản lý thuế GTGT đã đề ra.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN SƠN TRÀ
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT
- Về công tác tuyên truyền
+ Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tuyên truyền
với các cơ quan thông tin báo chí.
+ Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ hiến chính sách
thuế như tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh tại Chi cục thuế,
qua ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền, qua website, email, …
+ Chủ động thực hiện khảo sát, phân loại nhu cầu của từng
nhóm NNT nhằm áp dụng các hình thức tuyên truyền phù hợp.
+ Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ tuyên
truyền cho cán bộ làm công tác tuyên truyền.
- Về công tác hỗ trợ NNT
+ Xây dựng, triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ NNT. Trong
đó, chú trọng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử.
+ Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm nhận
nhiệm vụ hỗ trợ NNT.
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt, thảo luận về chính sách thuế
giữa các công chức thuế làm công tác hỗ trợ NNT để trao đổi, học
tập kinh nghiệm lẫn nhau và thống nhất với nhau về các nội dung tư
vấn, hỗ trợ.
+ Thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại với NNT để kịp
thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả
góp phần đổi mới phương thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT.
3.2.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán thu thuế
- Ứng dụng các phương pháp hiện đại trong dự báo và lập dự
toán thu NSNN.
- Xây dựng các mô hình dự báo, dự báo sự thay đổi các cơ
chế, chính sách, pháp luật nói chung, pháp luật thuế nói riêng.
- Thường xuyên khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh của
các DN kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Trên cơ sở đó, xây dựng
và cập nhật hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu người nộp thuế đầy đủ.
- Đẩy mạnh việc đào tạo cán bộ trực tiếp làm công tác lập dự
toán thu thuế.
3.2.3. Đẩy mạnh công tác tổ chức thu thuế
a. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực quản lý thuế GTGT
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy
+ Xây dựng và tổ chức bộ máy QLT theo mô hình kết hợp hợp
lý giữa quản lý thuế theo chức năng với quản lý thuế theo đối tượng.
+ Kiện toàn bộ máy Chi cục Thuế theo hướng tinh gọn.
+ Phân bổ lại nguồn lực phù hợp với mô hình quản lý theo
chức năng; tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thuế GTGT
+ Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị cho cán bộ công chức thuế.
+ Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật cán bộ, công chức.
+ Tăng cường kiểm tra công vụ, kiểm soát nội bộ chặt chẽ.
b. Tăng cường công tác quản lý đăng ký thuế, kê khai, nộp
thuế
- Tăng cường kiểm tra, rà soát tình hình kê khai thuế, tích cực
đôn đốc việc kê khai nộp thuế, phát hiện và xử lý kịp thời các trường
hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp.
- Phối hợp tốt giữa các bộ phận, các phòng có liên quan để kịp
thời cập nhật các biên bản, thông báo, quyết định.
- Thường xuyên rà soát dữ liệu trên ứng dụng quản lý thuế tập
trung TMS để đảm bảo số liệu của NNT được đầy đủ, chính xác,
3.2.4. Nâng cao chất lƣợng công tác hoàn thuế
- Hoàn thiện quy trình quản lý hoàn thuế GTGT tại cơ quan
thuế các cấp.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hoàn thuế GTGT, đồng thời, công
khai thủ tục, kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế của NNT.
- Tăng cường công tác kiểm tra hoàn thuế theo nguyên tắc
quản lý rủi ro.
- Đẩy mạnh hiện đại hoá công tác quản lý hoàn thuế gắn với
cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho NNT.
3.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp
luật về thuế
a. Đối với công tác kiểm tra NNT
- Tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở CQT và tại trụ sở
NNT phấn đấu đạt tỉ lệ 100% số DN kiểm tra do Cục Thuế giao.
- Nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra.
- Thường xuyên giám sát việc kê khai thuế của các cơ sở kinh
doanh đã được khảo sát, kiểm tra.
- Duy trì và tăng cường công tác kiểm tra hóa đơn để chấn
chỉnh, phát hiện các trường hợp có dấu hiệu vi phạm và xử lý.
- Tổ chức đánh giá kết quả kiểm tra theo từng tháng, quý, triển
khai kịp thời các văn bản mới liên quan đến nghiệp vụ thuế.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý thuế, công tác kiểm tra thuế.
- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ
b. Đối với công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế
- Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế,
- Tăng cường kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
về thuế qua đó kịp thời khắc phục sai sót trong quá tình xử lý vi
phạm về thuế.
- Xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp cán bộ, công chức
thuế có hành vi dung túng bao che, tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp
luật về thuế.
c. Đối với công tác cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về nợ thuế.
- Thường xuyên bám sát tình hình biến động nợ.
- Triền khai quyết liệt các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng
chế nợ thuế.
- Thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, quan
tâm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn khách quan cho doanh
nghiệp.
- Xóa nợ ảo và nợ không có khả năng thu hồi.
3.2.6. Hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về
thuế
- Nghiêm túc thực hiện đúng quy trình, quy chế giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân mà Tổng cục Thuế đã ban hành.
- Sắp xếp, bố trí nơi tiếp công dân, đảm bảo điều kiện cơ sở
vật chất cần thiết phục vụ công tác tiếp công dân.
- Xây dựng kế hoạch tiếp dân, đồng thời niêm yết công khai
thời gian làm việc, lịch tiếp dân.
- Bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực tốt làm công
tác tiếp dân và giải quyết đơn thư, khiếu nại.
3.2.7. Các giải pháp khác
a. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
quản lý thuế
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong nội bộ ngành thuế.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trung gian trao đổi dữ liệu
ngành thuế với bên ngoài.
- Tăng cường ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ thuế điện tử.
b. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng
trong công tác quản lý thuế
- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan liên quan
(Công an, Sở Kế hoạch & Đầu tư...) để thu thập thông tin về DN.
- Tăng cường phối hợp với KBNN, Đài truyền thanh quận…
trong công tác tuyên truyền các chính sách thuế.
- Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành trong các lĩnh vực
nhà hàng, khách sạn.
c. Tập trung xây dựng cở sở dữ liệu về người nộp thuế
Tập trung xây dựng cở sở dữ liệu về người nộp thuế, đảm bảo
đầy đủ, chính xác, có tính liên kết, tích hợp, hệ thống và lịch sử…