Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận các định chế tài chính phi ngân hàng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.78 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN VỀ CÁC ĐỊNH CHẾ
TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG Ở
VIỆT NAM

Giáo viên:
Nhóm:
Lớp:


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc
độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao của thế giới. Trong sự phát triển vượt bậc ấy, không thể
không kể đến công lao của các kênh lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế. Các kênh tài chính
[Type text]

Page 2


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]


này đóng vai trò lớn trong việc phân phối hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, từ đó thúc
đẩy nền kinh tế phát triển.
Đến lượt nó, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng kéo theo sựu phát triển của
cả hệ thống tài chính nói chung và cả thị trường tài chính, trung gian tài chính nói riêng. Bên
cạnh đó, xu thế hội nhập cũng là một yếu tố góp phần mạnh mẽ của các trung gian tài chính.
Các trung gian tài chính với những ưu thế về quy mô hoạt động, tính chuyên nghiệp và
các dịch vụ tài chính đặc thù ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển vốn trong
nền kinh tế. Sự phát triển của kênh dẫn vốn gián tiếp này được biểu hiện qua một thực tế rằng
ngày càng nhiều các loại hình trung gian tài chính ra đời và hoạt động tại Việt Nam; một trong
số đó là các Công ty Tài chính. Đây là một loại hình trung gian tài chính khá mới ở nước ta và
đã có sự tăng nhanh về số lượng trong 10 năm trở lại đây. Vậy vấn đề đặt ra là, các Công ty Tài
chính này đã thành lập và đang hoạt động như thế nào? Có hiệu quả hay không? Liệu Việt Nam
có phải là một mảnh đất giàu tiềm năng phát triển do loại hình trung gian tài chính này?...
Xuất phát từ những mối quan tâm đó, nhóm chúng em đã lựa chọn “Các định chế phi
ngân hàng ở Việt Nam” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển của các Công ty Tài chính và Công ty bảo
hiểm tại Việt Nam trong thời gian qua, tiểu luận đưa ra dựu đoán về sự phát triển của các Công
ty Tài chính và công ty bảo hiểm trong thời gian đó; từ đó đưa ra những phương hướng, giải
pháp nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển đó.
2.2

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích trên, tiểu luận có các nhiệm vụ sau đây:



Nghiên cứu một số Công ty Tài chính và công ty bảo hiểmđiển hình từ đó phác họa một
bức tranh toàn cảnh về thực trạng phát triển của các Công ty Tài chính và công ty bảo
hiểm tại Việt Nam trong thời gian qua.



Dựa trên xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tiểu luận đưa ra dự báo về sự
phát triển của các Công ty Tài chính và công ty bảo hiểm trong tương lai.

Từ những mặt hạn chế đã rút ra trong phần nghiên cứu thực trạng. Tiểu luận đưa ra
phương hướng và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các công ty Tài chính và công ty bảo
hiểm trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
3.1
[Type text]

Đối tượng nghiên cứu:
Page 3


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số Công ty Tài chính đã thành lập và đang hoạt
động tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:

3.2

Khi nghiên cưu về các Công ty Tài chính, tiểu luận chỉ bao gồm việc phân tích các khía

cạnh sau: quá trình phát triển, cách thức sử dụng và huy động vốn, tương tác với các tổ chức
tài chính khác.
4. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp luận nghiên cứu của Tiểu luận là dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác –
Lenin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Ngoài ra, Tiểu luận còn sử dụng phượng pháp nghiên cứu truyền thống như tổng hợpphân tích, đối chiếu – so sánh, hệ thống hóa.
TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM
TẠI VIỆT NAM

CHƯƠNG 1.

1. Tổng quan về các công ty tài chính tại Việt Nam:

1.1

Một số Công ty Tài chính tại Việt Nam:

1.1.1. Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC):
Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) là một tổ chức tín dụng phi
ngân hàng, tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí, thành lập ngày 19/6/2000 với phương châm
hoạt động “Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”. Ngày
18/03/2008, PVFC chính thức chuyển thành Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt
Nam. Đây là bước chuyển mình từ Công ty 100% vốn Nhà nước lên Tổng Công ty cổ phần.
Điều này đã thay đổi căn bản cơ chế hoạt động và quản lý doanh nghiệp. Điều kiện thuận lợi,
nền tảng phát triển để PVFC đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đặt mục tiêu đến năm 2010 trở
thành Tập đoàn Tài chính.
PVFC hoạt động ở 5 mảng lớn, đó là:



Đầu tư



Dịch vụ tài chính doanh nghiệp



Thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp: PVFC cung cấp các gói sản phẩm và dịch vụ
sau: thu xếp vốn, bảo lãnh, bao thanh toán, đồng tài trợ, uỷ thác cho vay, nhận uỷ thác
cho vay, tín dụng cho các tổ chức kinh tế.



Dịch vụ tài chính cá nhân: Bao gồm huy động vốn cá nhân; tín dụng cá nhân (cho vay

[Type text]

Page 4


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]

trả góp đảm bảo bằng lương, cho vay thế chấp tài sản, cho vay cầm cố chứng từ có
giá, cho vay mua nhà trả góp, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ); mua bán kỳ hạn.


Kinh doanh tiền tệ.

1.1.2. Công ty Tài chính Cao su (RFC):

Công ty Tài chính Cao su (RFC) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1998.
Công ty Tài chính Cao su là đơn vị thành viên, là công cụ tài chính thiết yếu của Tổng Công ty
Cao su Việt Nam.
Công ty Tài chính Cao su tập trung phục vụ các dự án theo định hướng phát triển của
Tổng Công ty Cao su Việt Nam đến năm 2020 mà Chính Phủ đã phê duyệt theo quyết định số
96/QĐ-TTG ngày 17-7-2006, trong đó ưu tiên các dự án:


Phát triển mở rộng diện tích trồng cao Su



Phát triển công nghiệp chế biến mủ và chế biến gỗ cao su.



Phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp cao su.



Các dự án đầu tư thủy điện, xi măng, thép, đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng và kinh
doanh địa ốc và các dự án đầu tư khác của Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam. Công ty
Tài chính Cao su thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu sau: huy động vốn, tín dụng, đầu
tư, kinh doanh, dịch vụ tài chính.

Ngoài các tập đoàn trên, nhiều tập đoàn và tổng công ty khác của Việt Nam cũng mở
Công ty Tài chính như Điện Lực, Bưu điện, Dệt May, Xi Măng, Sông Đà... Bên cạnh các Công
ty Tài chính trong nước, các tập đoàn nước ngoài cũng đổ xô thành lập Công ty Tài chính 100%
vốn nước ngoài.
1.1.3. Công ty Tài chính Prudential Việt Nam (PruFC):

Prudential (Vương quốc Anh) là một trong nhưng tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu
thế giới với hơn 20 triệu khách hàng và quản lý các quỹ đầu tư trên 530 tỷ USD (tính đến ngày
31.12.2007). Được cấp phép hoạt động tại Việt Nam năm 1999. Trên đà thành công trong lĩnh
vực bảo hiểm nhân thọ và quản lý quỹ, Prudential thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một
thành viên Tài chính Prudential Việt Nam (Prudential Finance). PruFC chính thức tham gia vào
thị trường tín dụng Việt Nam từ ngày 9.10.2007, và được cấp phép tăng vốn điều lệ từ 120 tỷ
đồng lên 370 tỷ đồng vào tháng 5.2008. Tín dụng tiêu dùng là một lĩnh vực còn mới tại thị
trường Việt Nam. Sứ mệnh của Prudential Finance là xây dựng một Công ty Tài chính tiêu dùng
có quy mô lớn tại Việt Nam, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ lấy khách hàng làm trọng
tâm nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống đa dạng của khách hàng. Mục tiêu của Prudential Finance
là đạt được dư nợ 1 tỷ đô la Mỹ trong vòng 5 năm hoạt động.
[Type text]

Page 5


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]

PruFC sẽ hoạt động trên hai lĩnh vực: huy động vốn và cung cấp tín dụng tiêu dùng .
1.2

Cách huy động vốn của công ty tài chính:

1.2.1. Phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu:
Các Công ty Tài Chính muốn phát hành trái phiếu cần phải đăng ký và được sự đồng ý
của Ngân hàng Nhà Nước về số lượng phát hành, và nếu lượng đăng ký mua không bằng lượng
phát hành thì Công ty phải báo cáo lại với Ngân hàng Nhà Nước số lượng đã phát hành với chi
tiết cụ thể.



Tín phiếu là một giấy chứng nhận nợ của cá nhân, của công ty, trong đó các điều
kiện hai bên tự thỏa thuận với nhau. Là giấy tờ có giá do công ty tài chính phát hành,
mục đích là huy động vốn trong ngắn hạn ( dưới 1 năm).
• Kỳ phiếu là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền
nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu
hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác. Nó sẽ trả một số tiền
nhất định một cách vô điều kiện và ghi rõ tên người thụ hưởng. Nó được xem là một
loại trái phiếu ngắn hạn với thời gian đáo hạn là khoảng trên dưới 1 năm nhưng
không quá 7, 8 năm và công ty tài chính phát hành để huy động vốn dài hạn. Kỳ
phiếu nó dùng thanh toán cho các bên xuất nhập khẩu.
• Thương phiếu là giấy nhận nợ trong quan hệ mua bán trả chậm giữa các doanh
nghiệp và công ty tài chính. Trong quan hệ giao dịch buôn bán của doanh nghiệp
và công ty tài chính thì các khoản mua bán trả chậm được phát sinh thường xuyên
do đó tạo điều kiện cho thương phiếu phát triển. Thương phiếu thường có thời
gian tối đa là 90 ngày bằng với một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, thời hạn của thương phiếu có thể được thỏa thuận giữa bên thụ hưởng
và bên nhận nợ
1.2.2. Phát hành chứng chỉ tiền gởi:
Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng của người dân, thị trường cho vay tiêu dùng
tín chấp ngày càng phát triển mạnh mẽ khi dư nợ cho vay của các công ty tài chính tiêu dùng
luôn tăng. Điều này buộc các công ty tài chính phải linh động hơn trong việc tìm kiếm nguồn
vốn đầu vào, trong đó phát hành chứng chỉ tiền gửi đang được xem là giải pháp huy động vốn
hiệu quả nhất.
Ngày 31/12/2013, Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành Thông tư 34/2013/TT-NHNN cho
phép các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng trong đó có Công ty tài chính được phép phát hành
các loại giấy tờ có giá, bao gồm chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn.
Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước
ngoài. Đối tượng mua giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài phát
[Type text]


Page 6


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]

hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng
nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng.
Đối với các Chứng chỉ tiền gởi, các Công ty Tài Chính chỉ báo cáo với Ngân hàng Nhà
Nước về số lượng Chứng chỉ tiền gởi sau khi đã phát hành, điều này giúp các công ty này chủ
động được thời gian và nguồn vốn của mình, cũng như giúp giảm chi phí huy động vốn vì lãi
suất cho Chứng chỉ tiền gởi có thể thấp hơn so với chi phí đi vay trung, dài hạn với Ngân hàng
nước ngoài bao gồm cả chi phí hoán đổi tiền tệ, phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Với hình thức huy động vốn bằng cách phát hành Chứng chỉ tiền gởi, các Công ty này đã
chủ động hơn trong việc huy động vốn của mình, đặc biệt là có thể đa dạng hóa các kỳ hạn huy
động theo nhu cầu của công ty, giúp tăng nguồn cung và thanh khoản cho thị trường thứ cấp, từ
đó giúp việc phát hành Chứng chỉ tiền gởi trên thị trường sơ cấp của Công ty Tài Chính được
thuận lợi hơn.
1.2.3. Nhận tiền gởi của tổ chức:
Điểm a khoản 1 Điều 108 Luật các tổ chức quy định: “Công ty tài chính được thực hiện
một hoặc một số hoạt động ngân hàng như: Nhận tiền gửi của tổ chức”; Như vậy, Công ty tài
chính chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức, không được nhận tiền gửi của cá nhân. Và qua đó
chúng có thể huy động được vốn bằng cách nhận tiền gởi từ các tổ chức sau đó đem đi đầu tư.
1.2.4. Vay vốn từ các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài, hoặc vay Ngân
Hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn:
Nguồn vốn đem cho vay của công ty tài chính chủ yếu đến từ huy động vốn trung và dài
hạn (thông qua phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu... cho các tổ chức, doanh
nghiệp). Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của
các công ty tài chính luôn từ 210 đến 230%. Có nghĩa là, trong 10 đồng cho khách hàng vay,
công ty tài chính huy động được từ phương thức này chỉ khoảng 4-5 đồng, phần còn lại phải
trông chờ vào những nguồn khác. Nguồn khác ở đây, theo lãnh đạo một công ty tài chính, đến

từ đi vay trên liên ngân hàng hoặc vay nước ngoài và phần lớn là vốn tự có do ngân hàng hoặc
tổ chức tín dụng mẹ cấp từ đầu mà lãi suất vay lại của các ngân hàng có thể tới 17-20% một
năm. Ngoại trừ vay vốn trên liên ngân hàng, các công ty này còn đươc tập đoàn mẹ ở nước
ngoài cấp vốn hoặc đứng ra bảo lãnh để vay vốn ngoại lãi suất thấp hơn.
1.3

Các cách sử dụng vốn của công ty tài chính

1.3.1. Cho vay tiêu dùng:
Vay tiêu dùng là hình thức vay tín chấp hoặc vay thế chấp dùng cho mục đích tiêu dùng
cho cá nhân và gia đình.. Đối với việc vay vốn công ty tài chính để tiêu dùng, có các mục đích
[Type text]

Page 7


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]

vay vốn sau:


Vay tiền mua đồ nội thất gia đình



Vay tiền mua hoặc sửa chữa nhà cửa



Vay tiền mua xe trả góp (xe máy, ô tô, xe tải, v.v…)




Vay tiền mua vật dụng gia đình



Vay tiền đi học hoặc du lịch



Vay tiền chữa bệnh

Cùng nhiều mục đích vay vốn khác mà không phải để kinh doanh được gọi là vay vốn
tiêu dùng. Hiện tại, hầu hết các công ty tài chính tại Việt Nam đều có sản phẩm tín dụng cho
vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân.
1.3.2. Cho vay kinh doanh:
Cho vay sản xuất kinh doanh là sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn để
thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong nước.
Phương thức cho vay:


Cho vay từng lần (có thể trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần).



Cho vay hạn mức tín dụng.




Cho vay theo dự án đầu tư.

1.3.3. Cho thuê tài chính:
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy
móc thiết bị, phương tiên vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài
chính giữa: Bên cho thuê là các công ty Cho thuê tài chính và Bên thuê là khách hàng.


Bên cho thuê (công ty CTTC) cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận
chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của Bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với
các tài sản thuê trong suốt quá trình thuế.



Bên thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã
được hai bên thoả thuận và không được hủy bỏ hợp đồng thuê trước thời hạn. Khi kết
thúc thời hạn thuê, Bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê
lại tài sản đó theo các điều kiện đã được hai bên thoả thuận.

Tài sản cho thuê là các tài sản được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu; còn mới hoặc
đã qua sử dụng được phép giao dịch, được Bên thuê sử dụng để phục vụ cho hoạt động của
mình, gồm:
[Type text]

Page 8


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]



Phương tiện vận chuyển



Máy móc, thiết bị thi công



Dây chuyền sản xuất



Thiết bị gắn liền với bất động sản



Các động sản khác không bị pháp luật cấm.



Các tài sản đó được Công ty CTTC mua theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền
sở hữu đối với các tài sản này trong suốt thời hạn cho thuê.

1.3.4. Cho vay bất động sản:
Bất động sản đó là Tài sản không di, dời được bao gồm:


Đất đai.




Nhà ở, công trình gắn liền với đất đai; kể cả tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây
dựng đó.



Các tài sản khác gắn liền với đất đai.



Các tài sản khác do pháp luật quy định.

Như vậy cho vay bất động sản là các công ty Tài Chính cho vay để các cá nhân thực hiện
nhu cầu mua những thứ trên.
1.3.5. Bảo lãnh:
Công ty Tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình
đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của Công ty Tài chính phải được thực hiện theo quy
định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà
nước.
1.3.6. Các hoạt động khác:
Các nghiệp vụ khác được phép thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành,
gồm:
1. Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.
2. Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng.
3. Tham gia thị trường tiền tệ.
4. Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng.
5. Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh
[Type text]

Page 9



[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]

nghiệp.
6. Được quyền nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức,
cá nhân theo hợp đồng.
7. Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách
hàng.
8. Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và
các dịch vụ khác
1.4

Tương tác với các tổ chức kinh tế khác:

1.4.1. Ngân hàng:


Công ty tài chính tiêu dùng: Công ty tài chính loại này cung ứng phần lớn nguồn
vốn của mình cho các gia đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hoá tiêu
dùng như các đồ đạc nội thất (giường, tủ) và các đồ gia dụng (tủ lạnh, máy giặt...)
hoặc sửa chữa nhà cửa. Hầu hết các khoản cho vay đều được trả góp định kỳ. Một
cách cho vay khác là cấp thẻ tín dụng cho khách hàng để họ mua sắm ở hệ thống cửa
hàng bán lẻ. Do các khoản vay của loại công ty tài chính này khá rủi ro nên công ty
thường chỉ cho vay những khoản tiền nhỏ và với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường.
Khách hàng của các công ty tài chính tiêu dùng vì vậy cũng thường là những người
không thể tìm được khoản tín dụng từ những nguồn khác và do vậy họ thường phải
chịu lãi suất cao hơn thông thường. Các công ty tài chính loại này có thể do các ngân
hàng thành lập nên nó thường bị kiểm soát bởi ngân hàng mẹ, nhận trợ cấp và vay

vốn lãi suất thấp từ ngân hàng mẹ hoặc vay từ các ngân hàng khác. Ngoài ra nó còn
có các hoạt động tương tự với ngân hàng mẹ. Công ty Tài chính được mở tài khoản
tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi Công ty Tài chính đặt trụ sở chính và các ngân
hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng
ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Bên cạnh đó,
Công ty Tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và duy
trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.



Công ty chứng khoán: Theo quy định của Pháp Luật Việt Nam Công ty Tài Chính
được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác. Làm
đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp.
Cho nên sau khi huy động được vốn công ty tài chính sẽ mua cổ phiếu đầu tư vào các
công ty khác đẻ kiếm lời do đó nó phải liên kết với các công ty chứng khoán để dễ
dàng nắm được tình hình chứng khoán để dầu tư cũng như dễ dàng trong việc phát
hành trái phiếu, cổ phiếu.

[Type text]

Page 10


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]


Một số tổ chức khác: Ngoài ra trong quá trình hoạt động nó còn liên kết tương tác
với các tổ chức khác như: quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và các tổ chức tín dụng khác
để có thể linh hoạt và hoạt động được một cách tốt nhất.


2. Tổng quan về các công ty bảo hiểm tại Việt Nam:

2.1


Một số công ty bảo hiểm tại Việt Nam:

Bảo hiểm nhân thọ:
2.1.1. Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt):

Là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tiên trên thị trường từ năm 1996, Bảo Việt Nhân
thọ đi tiên phong trong việc cung cấp, hoạch định các giải pháp tài chính ưu việt cho khách
hàng nhằm mang lại một cuộc sống an lành và hạnh phúc. Bảo Việt Nhân thọ có hệ thống mạng
lưới 60 Công ty thành viên, hơn 300 điểm phục vụ khách hàng trên toàn quốc với đội ngũ hơn
1.500 cán bộ chuyên môn cao và gần 40.000 tư vấn viên chuyên nghiệp.
2.1.2. Công ty THHH bảo hiểm Prudential:
Công ty bảo hiểm Prudential, công ty đứng đầu thế giới chuyên về lĩnh vực bảo hiểm
nhân thọ, dịch vụ tài chính ở Luân Đôn, đã đến lần đầu tiên ở Việt Nam và thành lập văn phòng
đại diện tại Hà Nội. Hai năm sau, Prudential chính thức mở văn phòng thứ hai tại thành phố Hồ
Chí Minh. Thông qua công cụ phân tích Prudential, khách hàng có thể nhận thức rõ ràng tình
trạng tài chính của mình. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và kinh nghiệm từ một
thương hiệu lâu năm, Prudential cam kết sẽ mang lại khách hàng những giải pháp hiệu quả nhất
cho công việc của mình. Năm 2004, sở hữu thị phần lớn nhất, Prudential trở thành công ty bảo
hiểm đứng đầu ở Việt Nam. Ngoài ra, công ty còn mở thêm chi nhánh ở 63 tỉnh thành. Năm
2011 đánh dấu lần thứ 10 Prudential nhận giải thưởng Rồng Vàng. Đến với Prudential, khách
hàng sẽ luôn luôn được lắng nghe và được thấu hiểu.
2.1.3. Công ty TNHH bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA):
AIA Việt Nam là đại diện ở Việt Nam của tập đoàn AIA đã có 90 năm kinh nghiệm hoạt
động trong lĩnh vực bảo hiểm. Được thành lập vào tháng 2, 2000, trong vòng 13 năm, AIA Việt
Nam luôn luôn cố gắng phục vụ khách hàng với những sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Với hơn

500 nhân viên và 18,000 đại lí, AIA luôn tự hào là sự chọn lựa đầu tiên của khách hàng, qua
việc AIA đã phục vụ hơn 320,000 bảo hiểm hợp đồng cho khách ở Việt Nam. Bên cạnh đó, AIA
vinh dự được nhận những giải thưởng danh giá như:” Thương hiệu nổi tiếng", “Rồng vàng”,
“Top 20- Sản phẩm và dịch vụ đáng tin cậy cho người tiêu dùng.
AIA là công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài đầu tiên cho phép cung cấp sản
phẩm nhóm tại thị trường Việt Nam: bảo hiểm nhân thọ nhóm, bảo hiểm tử vong và tàn tật do
[Type text]

Page 11


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]

tai nạn, bảo hiểm hỗ trợ viện phí nhóm.


Bảo hiểm phi nhân thọ:
2.1.4. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh):

Bảo Minh là một trong 3 doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam, hiện đang cung
cấp hơn 100 sản phẩm bảo hiểm trên thị trường. Với phương châm "Tận Tình Phục Vụ" - Bảo
Minh đang không ngừng nỗ lực nhằm đem đến cho khách hàng các sản phẩm đa dạng, thiết
thực với phong cách phục vụ tận tâm, nhanh chóng và chi phí tiết kiệm nhất.
2.1.5. Công ty TNHH Bảo hiểm Bảo Việt - Tokio Marine (BVTM):
Đi vào hoạt động vào năm 1996, công ty bảo hiểm Bảo Việt Tokio Marine là một liên
doanh giữa tập đoàn bảo hiểm bảo Việt đứng đầu cả nước lĩnh vực bảo hiểm và Tokio Marine,
một công ty bảo hiểm danh giá tại Nhật. Bảo Việt Tokio marine cung cấp cho khách hàng
những dịch vụ bảo hiểm đa dạng như bảo hiểm thương mại (bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm văn
phòng, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển, bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm du lịch… Bảo
Việt Tokio Marine là một thương hiệu ngày càng trở nên phổ biến, có thể được chứng minh qua

việc Bảo Việt Tokio Marine đã có nhiều cơ hội hợp tác không chỉ những khách hàng Nhật như
truyền thống mà còn có những công ty quốc tế.
2.1.6. Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon (Việt Nam):
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực bảo hiểm, tập đoàn tài chính Fubon đã quyết
định mở rộng hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, tạo nên một công ty con. Vào ngày
23/12/2010, sau khi đã nhận được giấy phép hoạt động từ bộ tài chính Việt Nam, công ty bảo
hiểm nhân thọ Fubon được thành lập với trụ sở chính đặt ở Hà Nội và chi nhánh ở Hồ Chí
Minh. Với triết lí kinh doanh:”tin cậy, thân thiệt, chuyên nghiệp và sáng tạo”, Fubon đã gia
nhập vào thị trường Việt Nam bằng việc tạo dựng mạng lưới dịch vụ bảo hiểm với bảo hiểm
nhân thọ, bảo hiểm tài sản và ngân hàng. Năm 2009, Fubon đã hợp nhất hai công ty con Funbon
Life và ING Life. Năm 2010, Fubon đã thu hút nhiều sự quan tâm từ giới báo chí tài chính ở
Đài Loan: Công ty dịch vụ tốt nhất bởi tạp chí Commonwealth và tạp chí Next. Sử dụng đường
lối marketing linh hoạt và đội ngũ nhân viên tiêu chuẩn, Fubon đã đạt được những bước ngoặt
quan trọng trong việc nâng cao nhận thức khách hàng.
2.2

Cách thức huy động vốn và sử dụng vốn của công ty bảo hiểm

2.3

Tương tác với các tổ chức tài chính khác

2.4

Sự gia nhập vào thị trường tài chính

TÌNH HÌNH, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH
VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

CHƯƠNG 2.


[Type text]

Page 12


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]
1. Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam:
1.1

Qúa trình hình thành và phát triển:

1.2

Cách thức huy động và sử dụng vốn:

1.3

Sự tương tác với ngân hàng:

2. Công ty bảo hiểm Bảo Việt:

Qúa trình hình thành và phát triển:

2.1

Trong những năm gần đây, Bảo hiểm Bảo Việt là một trong những doanh nghiệp tiên
phong trong việc triển khai mô hình kinh doanh theo định hướng quản lý tập trung, đa dạng hóa
sản phẩm và kênh phân phối, đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro và xây dựng hệ thống công nghệ
thông tin tiên tiến nhằm mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo và giá trị lâu bền.













1964: Công ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập theo Quyết định 179/CP của Chính
phủ ngày 17/12
1965: Chính thức đi vào hoạt động kinh doanh Bảo hiểm Phi Nhân thọ từ ngày 15/01
với trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh duy nhất tại Hải Phòng
1965 -1974: Phục vụ một nhóm nhỏ khách hàng là các đơn vị kinh tế Nhà nước kinh
doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và tàu biển ở miền Bắc
1975-1982: Là doanh nghiệp bảo hiểm Nhà Nước lớn nhất và duy nhất trên toàn lãnh
thổ Việt Nam với mạng lưới rộng khắp và các sản phẩm bảo hiểm đa dạng như bảo
hiểm hàng không, bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tàu sông – tàu
cá…
1989: Phát triển thành Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam theo Quyết định số 27TCQĐ-TCCB ban hành bởi Bộ Tài chính ngày 17/02
1996: Được xếp hạng “Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt”, là một trong 25
doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam
1996-2007: Trong giai đoạn này, Bảo Việt tiếp tục đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ với slogan “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”.
2007: Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đổi tên thành Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo
Việt (tên giao dịch là Bảo hiểm Bảo Việt) với slogan Niềm tin vững chắc, cam kết
vững bền

2013: Bảo hiểm Bảo Việt tăng vốn điều lệ từ 1.800 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, trở
thành doanh nghiệp đứng đầu về quy mô vốn điều lệ trong lĩnh vực Bảo hiểm Phi
Nhân thọ tại Việt Nam.

2.2

Cách thứ huy động vốn:

2.2.1.Nguồn vốn tự có:
[Type text]

Page 13


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]

Công ty bảo hiểm có thể là công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh, chi
nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngoài, công ty 100% vốn nước ngoài hay tổ chức môi giới
bảo hiểm. Mỗi loại hình doanh nghiệp có thể có các cách thức khác nhau để huy động nguồn
vốn ban đầu của mình.
Muốn được phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm thì phải đảm bảo mức
vốn pháp định cần thiết. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể quy định mức vốn điều lệ cao hơn mức
vốn pháp định. Trong quá trình hoạt động, vốn của doanh nghiệp có thể được bổ sung thêm từ
kết quả hoạt động kinh doanh mang lại.
2.2.2. Doanh thu và thu nhập:
Doanh thu của công ty bảo hiểm là toàn bộ số tiền công ty bảo hiểm thu được trong một
giai đoạn kinh doanh nhất định, thường là một năm. Doanh thu bao gồm:
• Thu từ kinh doanh bảo hiểm như doanh thu của các nghiệp vụ bảo hiểm gốc, thu từ
hợp đồng nhận tái bảo hiểm.
• Thu từ hợp đồng nhượng tái bảo hiểm.

Doanh thu có ý nghĩa quan trọng đối với các công ty bảo hiểm. Thông thường, lượng vốn
ban đầu nhiều hay ít chỉ là tiền đề hoạt động của công ty. Doanh thu mới là yếu tố quyết định sự
tồn tại và phát triển của công ty bảo hiểm. Doanh thu càng lớn chứng tỏ số lượng khách hàng
càng lớn, đảm bảo nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” của hoạt động bảo hiểm và là cơ sở để giàn
trải, san se rủi ro.
Ngoài ra, còn có thu từ hoạt động đầu tư là nhân tố quan trọng làm gia tăng lợi nhuận
của doanh nghiệp bảo hiểm bao ngoài phần thu nhập từ hoạt động bảo hiểm. Trong nền kinh tế
thị trường, bảo hiểm là nhà đầu tư quan trọng, một công ty tài chính thực thụ, một tụ điểm tài
chính quan trọng giữa tài sản lớn của xã hội. Nguồn thu này bao gồm:
• Các khoản lãi tiền gửi ngân hàng
• Thu từ lợi tức cổ phần
• Lãi từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
• Thu từ kinh doanh tiền tệ, bất động sản,…
Nguồn thu này có tác dụng to lớn trong việc bảo toàn và phát triển vốn để bổ sung, tăng
cường quỹ bồi thường; đồng thời có điều kiện để giảm phí bảo hiểm, tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước.
Ngoài các nguồn thu trên còn có các khoản khác cấu thành trong cơ cấu thu nhập của
công ty bảo hiểm như thu từ dịch vụ giám định, xét bồi thường,…
2.3

Cách thức sử dụng nguồn vốn:

2.3.1. Bồi thường tổn thất và trả tiền bảo hiểm:
[Type text]

Page 14


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]



Trả tiền bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi đến hạn hợp đồng hoặc
khi sự cố bảo hiểm xảy ra. Số tiền chi trả cũng như các nghiệp vụ phát sinh của các
bên được quy định trước trong hợp đồng.
• Trả tiền bảo hiểm trong bảo hiểm tai nạn, bệnh tật, ốm đau cần phải khám chữa, điều
trị, phẫu thuật. Số tiền chi trả có thể được xác định trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh
có tính đến chế độ bảo trợ xã hội hoặc trên cơ sở số tiền bảo hiểm đã được ấn định
trên hợp đồng.
• Trả tiền bồi thường tổn thất trong các hợp đồng bảo hiểm thiệt hại khi các rủi ro xảy
ra.
Ngoài phần chi phí bồi thường, Các công ty bảo hiểm còn phải thực hiện các nội dung
chi phí kinh doanh khác như chi hoàn phí bảo hiểm gốc, chi lương, dịch vụ mua ngoài, đề
phòng hạn chế tổn thất, chi hoa hồng, chi đại lý, giám định…
2.3.2. Cho vay có thế chấp:
Đối với công ty bảo hiểm, hoạt động đầu tư thông qua cho vay có vai trò rất quan trọng
thể hiện ở những đặc điểm sau:





Tuân thủ các tiêu chuẩn tài chính
Tạo thu nhập ổn định cho công ty bảo hiểm
Cung cấp cho xã hội một kênh huy động vốn
Góp phần khuyến khích vào việc tiêu thụ các sản phẩm bảo hiểm

Với tính chất là một công cụ đầu tư, khi tiến hành cho vay, các công ty bảo hiểm cũng
phải chịu một số hạn chế nhất định như hạn chế đối với số tiền tối đa được phép cho vay hay
hạn chế về đồng tiền cho vay.
Hiện nay, các khoản cho vay có thế chấp của công ty bảo hiểm chủ yếu đảm bảo bằng

bất động sản. Ngoài ra, các khoản vay theo đơn vị bảo hiểm nhân thọ ngày càng có xu hướng
gia tăng. Đây cũng là một hình thức thu hút thêm khách hàng cho công ty bảo hiểm ở Việt Nam
hiện nay.
2.3.3. Đầu tư chứng khoán:
Đây là một công cụ đầu tư được các công ty bảo hiểm sử dụng rộng rãi nhất. Ở nhiều
nước, tỷ lệ này có thể lên đến 80% trong tổng vốn đầu tư công ty bảo hiểm.
Thu nhập từ các hoạt động đầu tư chứng khoán đem lại cho các công ty bảo hiểm là rất lớn.
Ngoài ra đầu tư chứng khoán có tính thanh khoản cao vì công ty bảo hiểm có thể nhanh chóng
bán các loại chứng khoán ra thị trường nếu nhu cầu chi trả tiền mặt là cần thiết. Chứng khoán
mà các công ty bảo hiểm đầu tư thường là trái phiếu và cổ phiếu.

[Type text]

Page 15


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]


Trái phiếu: Là hình thức đầu tư chủ yếu, trong đó trái phiếu Chính phủ được ưu tiên
hàng đầu, vì tính an toàn cao và có lãi. Trái phiếu công ty có rủi ro cao hơn trái phiếu
chính phủ nhưng lại có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Đầu tư vào trái phiếu chủ yếu chịu
sự tác động của rủi ro lãi suất. Do trái phiếu có những lợi thế nhất định như có thời
gian đáo hạn dài nên tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm nhân thọ loại trừ rủi ro
lãi suất.
• Cổ phiếu: Cổ phiếu là hình thức đầu tư lớn thứ hai sau trái phiếu chính phủ, được
công ty quan tâm bởi tính sinh lợi của nó. Khi công ty bảo hiểm đầu tư vào cổ phiếu,
họ được hưởng các quyền đối với công ty với tư cách là cổ đông, được sở hữu và chia
cổ tức với mức độ tương đương với tỷ lệ cổ phần mà họ nắm giữ. Quyền lợi mà công
ty bảo hiểm được hưởng lúc này tùy theo họ nắm giữ cổ phiếu thường hay cổ phiếu

ưu đãi. Ngoài phần lãi thu được từ cổ tức còn có thể thu được lãi vốn. Đó là thu nhập
mà công ty bảo hiểm có được do sự chênh lệch giữa giá thị trường hiện tại và giá
mua vào cổ phiếu.
Tóm lại, đầu tư vào chứng khoán có tỷ suất sinh lợi cao hơn so với các hình thức đầu tư
khác. Các công ty bảo hiểm thường có xu hướng đầu tư giá trị lớn vào danh mục này. Cùng với
sự phát triển của thị trường chứng khoán trong những năm qua, việc đầu tư vào thị trường
chứng khoán của các công ty bảo hiểm ngày một gia tăng.
2.3.4. Đầu tư bất động sản:
Hình thức đầu tư này cũng đóng vai trò quan trọng vì:


Duy trì sự ổn định giá trị, việc đầu tư vào bất động sản ít chịu ảnh hưởng bởi tác động
của yếu tố lạm phát.
• Phát huy tác dụng khuếch trương, quảng cáo, nâng cao hình ảnh công ty
• Cung cấp nơi làm việc thuận lợi cho khách hàng để thắt chặt thêm mối quan hệ với
họ.
Chính vì những lí do trên mà hiện nay nhiều công ty bảo hiểm chiếm vị trí vững chắc trên thị
trường bất động sản. Ví dụ như ở Đài Loan, công ty bảo hiểm Cathay Life vào cuối những năm
90 sở hữu tài sản lên đến 189 tòa nhà tại Đài Loan, trong đó công ty chỉ sử dụng 106 tòa nhà, số
còn lại cho thuê.
Tuy nhiên việc đầu tư vào bất động sản có rủi ro thị trường cao và có tính thanh khoản
thấp. Do đó, các hoạt động kinh doanh bất động sản của công ty bảo hiểm luôn phải chịu những
hạn chế nhất định. Những số liệu thống kê về thị trường bảo hiểm các nước OECD năm 1989
cho thấy đầu tư vào bất động sản của công ty bảo hiểm chiếm tỷ trọng không lớn.
2.3.5. Đầu tư khác:
Ngoài những hình thức đầu tư trên, công ty bảo hiểm còn có thể đầu tư dưới các hình
[Type text]

Page 16



[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]

thức khác như: góp vốn liên doanh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, cầm cố, thế chấp, ký cược
ký quỹ dài hạn,.. tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia.
Sự tương tác với các định chế khác:

2.4

Quan hệ hợp tác kinh doanh bền vững với các Tập đoàn Bảo hiểm/Tái Bảo hiểm hàng
đầu trên thế giới như AIG, AXA, Amlin, Munich Re, Swiss Re, Hannover Re, thị trường
Lloyd's, Atrium Space, Catlin, ACE, Hiscox, SCOR, SpaceCo, Watkins,…cũng như với các
Công ty Bảo hiểm/Tái Bảo hiểm có uy tín ở trong nước; giúp gia tăng và khẳng định năng lực
nhận bảo hiểm của Bảo hiểm Bảo Việt, đảm bảo khả năng tài chính cho các hợp đồng có giá trị
bảo hiểm lớn lên tới hàng triệu Đôla Mỹ.
Thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác lâu dài với các Công ty Môi giới Tái Bảo hiểm (Aon,
Marsh, JLT, Gras Savoye Willis, ...); các Công ty Giám định và tính toán tổn thất (Airclaims,
CTA, GAB Robbins, …); các Hãng luật có uy tín (BLG, Clyde & Co, …) để cung cấp các sản
phẩm bảo hiểm và dịch vụ sau cấp đơn có độ tin cậy và chất lượng cao nhất trên thị trường bảo
hiểm Việt Nam.
Liên kết với những Ngân hàng có thương hiệu và uy tín hàng đầu trên thị trường Việt
Nam như HSBC, Vietcombank, MaritimeBank, Techcombank, HDBank… Bảo hiểm Bảo Việt
thể hiện tầm nhìn chiến lược đối với thị trường bán lẻ tiềm năng thông qua những chương trình
bảo hiểm cung cấp qua kênh ngân hàng (Bancassurance) mang lại nhiều lợi ích lớn cho khách
hàng như: Tiếp cận những sản phẩm tài chính “trọn gói”, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của
khách hàng, chi phí hợp lý, được hưởng các dịch vụ kết hợp trước và sau bán hàng tối ưu,…

3. Kết luận về tình hình, thực trạng phát triển của các công ty tài chính và công ty bảo

hiểm tại Việt Nam:

3.1

Công ty tài chính:

3.2

Công ty bảo hiểm:

3.2.1. Những thành tựu đạt được trong năm 2015 và 2016:
Thị trường bảo hiểm đã có một năm tăng trưởng mạnh nhất trong nhiều năm qua, trong
đó thị trường bảo hiểm nhân thọ tăng mạnh nhất trong 10 năm gần đây, theo nhận định của các
nhà điều hành thị trường và công ty bảo hiểm.
Trong năm 2015, thị trường bảo hiểm đã đạt được một số kết quả tích cực, cụ thể là:


Tổng doanh thu bảo hiểm là 81.636 tỷ đồng, trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm
đạt 68.024 tỷ đồng (tăng 21,43%, mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2015),
doanh thu hoạt động đầu tư đạt 13.612 tỷ đồng.

[Type text]

Page 17


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]








Tổng tài sản đạt 201.132 tỷ đồng (tăng 17,2%), trong đó, các DN bảo hiểm (DNBH)
phi nhân thọ là 69.473 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ là 131.659 tỷ đồng.
Đầu tư trở lại nền kinh tế 152.543 tỷ đồng (tăng 14%), trong đó các DNBH phi nhân
thọ là 33.406 tỷ đồng; các DNBH nhân thọ là 119.137 tỷ đồng.
Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đạt 115.959 tỷ đồng (tăng 21,3%), trong đó các
DNBH phi nhân thọ là 15.699 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ là 100.260 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu bằng 42.388 tỷ đồng (tăng 1,59%), trong đó các DNBH
phi nhân thọ là 19.072 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ là 23.316 tỷ đồng.
Chi trả quyền lợi bảo hiểm là 21.160 tỷ đồng, trong đó các DNBH phi nhân thọ ước
đạt 13.177 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 7.983 tỷ đồng.
Tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước đạt 7.200 tỷ đồng, tăng 10,4%; tổng
doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm là 550 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ
năm 2014.

Đặc biệt, năm 2016, thị trường bảo hiểm đã có một năm tăng trưởng mạnh nhất, trong đó
thị trường bảo hiểm nhân thọ tăng mạnh nhất trong 10 năm gần đây, theo nhận định của các nhà
điều hành thị trường và công ty bảo hiểm. Năm 2016, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế Việt
Nam, thị trường bảo hiểm tiếp tục tăng trưởng tích cực. Tính đến 31/12/2016, thị trường bảo
hiểm có 62 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH)
phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 13 doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Nếu so với thời điểm năm 2012, đã
tăng thêm 4 DNBH nhân thọ và 1 DN môi giới bảo hiểm.










Tổng doanh thu ngành bảo hiểm đạt xấp xỉ 102.000 tỉ đồng, trong đó tổng doanh thu
phí bảo hiểm ước đạt 86.049 tỉ đồng, tăng 22,74%; doanh thu hoạt động đầu tư ước
15.718 tỉ đồng, theo bà Phạm Thu Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo
hiểm, Bộ Tài chính.
Riêng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng cao kỷ lục với mức tăng 30,5%, doanh
thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 12,5%.
Bộ Tài chính ước tính các công ty bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế 186.570 tỉ
đồng, tăng 16% so với năm 2015, với tỷ lệ khoảng 75% là đầu tư dài hạn; đồng thời
đã chi trả quyền lợi bảo hiểm 25.870 tỉ đồng.
Tổng tài sản các doanh nghiệp bảo hiểm đạt xấp xỉ 240.000 tỉ đồng, tăng hơn 18%;
tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp đạt xấp xỉ 145.000 tỉ đồng, tăng 24%;
tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt gần 53.000 tỉ đồng, tăng hơn 15%.
Thị trường bảo hiểm đã có một năm tăng trưởng mạnh và quan trọng hơn, đà tăng
trưởng tích cực nhiều khả năng được nối tiếp trong năm 2017, theo giới kinh doanh
bảo hiểm.

3.2.2. Kết luận chung
[Type text]

Page 18


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu khởi sắc tích cực: GDP tăng
trưởng cao, thu hút đầu tư lớn, lạm phát thấp, thị trường tài chính ổn định, thị trường bảo hiểm
cũng đã duy trì được mức tăng trưởng cao, phát triển ổn định. Với những nỗ lực không ngừng

của cơ quan quản lý trong việc điều chỉnh cơ chế chính sách bắt kịp những biến động của thị
trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với việc không ngừng
hoàn thiện phát triển hoạt động kinh doanh bền vững của các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm trên
thị trường, thị trường bảo hiểm đang ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí trong nền kinh tế xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ tài
chính cho các nhà đầu tư, thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế, thực hiện các chương trình
mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ.
DỰ BÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH
VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI VÀ GIẢI PHÁP
1. Dự báo tình hình phát triển của các công ty tài chính và công ty bảo hiểm ở Việt
Nam trong tương lai:
1.1
Dự báo tình hình phát triển của các công ty tài chính ở Việt Nam trong tương lai

CHƯƠNG 3.

Trong tương lai, các Công ty Tài chính sẽ phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng


Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và ổn định. Việc hội nhập
với nền kinh tế thế giới và khu vực của Việt nam đạt được nhiều thành tựu đáng khích
lệ, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước
• Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam đã được ban hành tương đối đày
đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các Công ty Tài chính phát triển, hoạt động an toàn có
hiệu quả.
• Thứ ba, nhiều tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã không
ngừng phát triển do vậy cần có riêng các tổ chức tài chính để phục vụ và đáp ứng nhu
cầu hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tạo công cụ tài chính lớn để đầu tư ra
ngoài tổng công ty
1.2
Dự báo tình hình phát triển của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam trong tương

lai:
Thị trường bảo hiểm ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí trong nền kinh tế - xã hội,
góp phần thực hiện thành công các giải pháp chủ yếu về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, cụ thể như sau:


Thứ nhất, thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, củng cố
các cân đối lớn của nền kinh tế và hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế. Thị trường bảo hiểm
đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn, ổn định cho nền kinh tế, góp phần
củng cố cân đối lớn của nền kinh tế về đầu tư và tiết kiệm với tổng số tiền đầu tư trở
lại nền kinh tế tăng trưởng bình quân 17%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Theo

[Type text]

Page 19


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]

thống kê của các DNBH, khoảng 80% các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công
trình kinh tế lớn của Nhà nước đã được các DNBH bảo vệ về mặt tài chính trong
trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm mà không cần phải sử dụng đến nguồn kinh phí
hỗ trợ thiệt hại từ ngân sách nhà nước, góp phần triển khai thành công chính sách tài
khóa thắt chặt, tiết kiệm chi tiêu ngân sách. Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm còn
góp phần vào công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, từ đó đổi mới mô hình tăng trưởng
theo hướng nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh với việc thực hiện tái cơ cấu toàn
diện các DNBH về bộ máy, tổ chức, mạng lưới kinh doanh, năng lực tài chính, sản
phẩm bảo hiểm và năng lực quản trị DN theo Quyết định 1826/2012/QĐ-TTg.



Thứ hai, bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội. Cho đến hết năm 2015, thị trường
bảo hiểm đã tạo lập công ăn việc làm cho trên 400.000 lao động với thu nhập ổn định,
được đào tạo về tài chính, bảo hiểm. Ngoài ra, hiện nay khoảng 10 triệu người có bảo
hiểm y tế, sức khỏe (6 triệu bảo hiểm nhân thọ, 4 triệu bảo hiểm phi nhân thọ); hơn
12 triệu học sinh được bảo hiểm sức khỏe, tai nạn (tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm hơn
60%); 18 triệu lượt khách được bảo hiểm trách nhiệm hàng không (tỷ lệ thâm nhập
100%); trên 12 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt (tỷ lệ thâm nhập
100%); trên 1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm trách nhiệm hành khách vận
chuyển đường bộ (tỷ lệ thâm nhập khoảng 61%). Những người được bảo hiểm nói
trên đã có thể tự thu xếp, bảo vệ về mặt tài chính và được bảo hiểm chi trả bồi thường
khi không may xảy ra tai nạn, ốm đau, mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ ngân
sách nhà nước.



Thứ ba, bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư. Cho đến nay, thị trường bảo hiểm đã và
đang bảo vệ cho hầu hết tất cả các loại hình tài sản bao gồm công trình xây dựng, tài
sản của mọi thành phần kinh tế từ Nhà nước, tư nhân đến đầu tư nước ngoài; mọi
ngành kinh tế từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; với đa dạng loại hình bảo hiểm
từ bảo hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm hàng không,
bảo hiểm hàng hải cho đến bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính,
gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản... Theo báo cáo của
các DNBH, tổng giá trị kinh tế tài sản được bảo hiểm của khu vực DN thuộc mọi
thành phần kinh tế lên tới gần 10 triệu tỷ đồng. Một số tài sản, công trình lớn đã và
đang được bảo hiểm bao gồm vệ tinh Vinasat 1 và Vinasat 2 (hơn 1.034 triệu USD),
Thủy điện Sơn La (hơn 15.066 tỷ đồng), Nhà máy lọc dầu Dung Quất (hơn 3.300
triệu USD). Có thể nói, bảo hiểm đã thể hiện vai trò là một công cụ, giải pháp tài
chính hữu hiệu giúp cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh mà không cần
sử dụng đến các giải pháp tín dụng và dự phòng tài chính khác.


[Type text]

Page 20


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]


Thứ tư, thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế. Trong quá trình đàm phán các
hiệp định thương mại song phương và đa phương của Việt Nam, bảo hiểm là một
trong các điều kiện đàm phán quan trọng góp phần vào thành công của tiến trình đàm
phán. Các cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm trong các hiệp định thương mại đã
góp phần thúc đẩy hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn có mức độ
bảo hộ cao như: Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản... Bên cạnh đó, việc
tham gia thị trường của các công ty bảo hiểm nước ngoài, của các nhà đầu tư chiến
lược nước ngoài vào các DNBH trong nước không chỉ nâng cao năng lực tài chính,
năng lực quản trị điều hành, nghiệp vụ chuyên môn bảo hiểm cho thị trường bảo
hiểm, mà còn góp phần xây dựng hình ảnh môi trường đầu tư lành mạnh, thu hút các
nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực liên quan khác.



Thứ năm, thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ
thông qua các chương trình bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản, xây dựng
chương trình bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm năng lượng nguyên tử.

Phương hướng và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các công ty tài chính và
công ty bảo hiểm ở Việt Nam:
2.1
Phương hướng và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các công ty tài chính ở

Việt Nam:
• Thứ nhất cần phải có các chính sách khuyến khích, đẩy mạnh việc thành lập các
Công ty Tài chính hoạt động độc lập cũng như hạn chế sự lệ thuộc của các Công ty
Tài Chính vào các tập đoàn , các tổng công ty như hiện nay. Điều này sẽ giúp nâng
cao tính năng động cảu các Công ty Tài chính. Cùng với cạnh tranh sẽ thúc đẩy các
Công ty Tài chính phát triển.
• Thứ hai, cần bổ sung thêm một số điều khoản trong quy định thành lập Công ty Tài
chính, cụ thể là Công ty Tài chính khi thành lập cần phải có mục tiêu và chiến lược
nhất định với những lớp đối tượng khách hàng nhất định. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc
độ chuyên môn hóa trong hoạt động tài chính, giúp các Công ty Tài chính biết tận
dụng được những thế mạng cũng như nâng cao tính chuyên nghiệp của mình, từ đó
giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
• Thứ ba, các Công ty Tài chính cần phải nâng cao khả năng tiếp cận của khách hàng
đối với các dịch vụ tài chính mà công ty cung cấp. Danh sách các gói sản phẩm và
dịch vụ đưa đến khách hàng phải được liệt kê ngắn gọn, dễ hiểu, thủ tục cho vay cũng
cần nhanh chóng và thuận tiện.
• Thứ tư, cần phải đẩy mạnh đầu tư bào hệ thống cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ tài
chính theo hướng hiện đại. Đây là vấn đè cs ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển
của các Công ty Tài chính nói riêng và hệ thống tài chính Việt Nam nói chung.

2.

[Type text]

Page 21


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]



Cuối cùng, nên nói rộng các lĩnh vực kinh doanh được pháp đối với các Công ty Tài
chính có vốn đầu tư nước ngoài vì đây là những công ty có tiềm lực tài chính lớn
cũng như những kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động tài chính, sự có mặt của các
Công ty Tài chính này sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh và do đố thúc đẩy hệ
thống tài chính Việt Nam phát triển

2.2

Phương hướng và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các công ty bảo hiểm ở
Việt Nam:

Trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lập vào cuối năm 2015,
các hiệp định thương mại tự do với các đối tác chiến lược của nền kinh tế thế giới như khối EU,
khối các nước trong TPP chính thức được ký kết. Thị trường bảo hiểm cũng sẽ có nhiều cơ hội
để phát triển như gia tăng nhu cầu đối với bảo hiểm, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư
vào thị trường bảo hiểm, sự thâm nhập của phương thức quản lý mới, việc ứng dụng công nghệ
hiện đại, kinh nghiệm từ các nước phát triển vào quản lý và phát triển bảo hiểm...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong năm qua, thị trường bảo
hiểm vẫn còn một số điểm cần tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo phù hợp với sự phát triển của thị
trường. Cụ thể là:


Một là, thị trường mặc dù tăng trưởng cao, ổn định nhưng quy mô vẫn còn nhỏ so với
tiềm năng. Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm trên GDP hiện nay mới chỉ đạt mức 2%,
thấp hơn so với mức trung bình của khối ASEAN (3,35%), châu Á (5,37%) và thế
giới (6,3%).



Hai là, hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm vẫn còn chưa phù hợp với pháp luật

liên quan như: Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng…; Luật Khám bệnh, chữa
bệnh, Luật Phòng cháy, chữa cháy chưa tạo điều kiện cho các DNBH tiếp cận thông
tin nhằm kiểm soát tình trạng trục lợi bảo hiểm. Một số chính sách về quản lý tài
chính, thuế, đầu tư vẫn chưa thực sự khuyến khích DN mua bảo hiểm nhóm, bảo
hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí cho người lao động; chưa có ưu đãi DNBH mở rộng
kinh doanh tại các vùng sâu, vùng xa hoặc đầu tư vào các sản phẩm bảo hiểm an sinh
- xã hội.



Ba là, số lượng sản phẩm bảo hiểm tuy nhiều song chưa đa dạng, đa số sản phẩm
được thiết kế cố định, trọn gói, khó điều chỉnh, chia nhỏ theo nhu cầu đa dạng của
bên mua bảo hiểm, kênh phân phối đại lý bảo hiểm còn thiếu chuyên nghiệp, thị
trường bảo hiểm vẫn còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, thiếu hợp tác, hỗ
trợ lẫn nhau trong chia sẻ thông tin phòng chống trục lợi bảo hiểm, làm giảm năng
lực cạnh tranh của toàn thị trường.

[Type text]

Page 22


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]


Bốn là, bối cảnh hội nhập quốc tế làm gia tăng sức ép cạnh tranh giữa các DNBH
trong nước với các tổ chức bảo hiểm ở nước ngoài vốn có nhiều kinh nghiệm và ưu
thế vượt trội. Trong khi đó, năng lực tài chính của nhiều DNBH trong nước chưa thực
sự vững mạnh, công nghệ quản trị điều hành chưa được hiện đại hoá, trình độ đội ngũ
cán bộ bảo hiểm và năng lực cạnh tranh còn hạn chế.


3. Triển vọng thị trường bảo hiểm năm 2016:

Năm 2017 được xem là năm bản lề của nhiều thay đổi cho nền kinh tế Việt Nam trước
thềm hội nhập với việc hình thành AEC, các hiệp định tự do thương mại quan trọng dự kiến
được chính thức ký kết, là năm một số luật có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kinh doanh bảo
hiểm bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm cũng cần nỗ lực hoàn thiện trên mọi phương diện
để bắt kịp xu thế thời đại, đảm bảo phát triển bền vững phù hợp với quá trình mở cửa song vẫn
đảm bảo quyền lợi của DNBH trong nước cũng như quyền lợi của bên mua bảo hiểm. Trên cơ
sở đánh giá cơ hội, tiềm năng và những thách thức đặt ra trong thời gian tới, năm 2017 thị
trường bảo hiểm Việt Nam sẽ tập trung vào các mục tiêu sau:


Thứ nhất, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân đạt mức cao và ổn định (trên
15%/năm), phấn đấu tổng doanh thu thị trường đạt tỷ lệ 3-4% so với GDP vào năm
2020.



Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đáp ứng
được các cam kết hội nhập, giảm bớt các thủ tục hành chính, phấn đấu đến năm 2020
sẽ tuân thủ hoàn toàn các nguyên tắc quản lý, giám sát bảo hiểm do Hiệp hội Các nhà
quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS) ban hành. Tăng cường, đổi mới phương thức nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo
hiểm.



Thứ ba, nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh

của các DN. Xây dựng, tuân thủ và có cơ chế đảm bảo thực hiện đầy đủ các chuẩn
mực, nguyên tắc tiên tiến về quản trị DN.



Thứ tư, nâng cao tính chuyên nghiệp của hệ thống đại lý, phát triển các kênh phân
phối mới, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin vào quá trình bán hàng và phân
phối sản phẩm bảo hiểm.



Thứ năm, khuyến khích các sản phẩm bảo hiểm mới mang tính đột phá, đáp ứng linh
hoạt nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Có cơ chế khuyến khích để phát triển các
sản phẩm bảo hiểm mang tính an sinh, xã hội cao, các sản phẩm bảo hiểm có phạm vi
và tác động lớn tới đời sống kinh tế- xã hội.

[Type text]

Page 23


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]

Để nắm bắt được những tiềm năng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thành
được những mục tiêu về phát triển thị trường bảo hiểm đã đề ra, cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp:
 Về phía cơ quan quản lý:


Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo

hành lang pháp lý minh bạch, vững chắc cho thị trường phát triển bình đẳng, bền
vững, đảm bảo không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước, triển
khai xây dựng các quy định pháp lý theo đúng lộ trình đã cam kết nhằm vừa thực
hiện cam kết, vừa bảo đảm cho sự an toàn của thị trường và các DN trong nước.



Cơ chế chính sách được xây dựng theo hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính, tăng
cường năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các DN,
thúc đẩy phát triển sản phẩm bảo hiểm mới, kênh phân phối mới, khuyến khích DN
đầu tư phát triển các công nghệ hiện đại để tiếp cận rộng hơn tới mọi đối tượng khách
hàng. Phương thức quản lý, giám sát sẽ được đối mới theo hướng tăng cường đối
thoại trực tiếp, nắm bắt sát sao tình hình của DN để kịp thời giải quyết khó khăn,
vướng mắc của DN trong quá trình hoạt động.



Tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý, giám sát với
các cơ quan quản lý giám sát các nước. Tận dụng các hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức
quốc tế như IAIS, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á để tăng cường
năng lực quản lý, giám sát của đội ngũ cán bộ quản lý, năng lực quản trị DN cho thị
trường bảo hiểm.

 Về phía các DNBH:


Để có thể đứng vững và phát triển trong quá trình hội nhập, các DN cần tự rà soát,
điều chỉnh các quy trình kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực tài
chính và chất lượng phục vụ, phát triển sản phẩm theo hướng linh hoạt, đáp ứng được
nhu cầu đa dạng của khách hàng. Việc phát triển chiều rộng phải được đi kèm cùng

phát triển chiều sâu thông qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản trị DN, chú trọng tới chất lượng của đội ngũ đại lý và các kênh phân phối, đầu
tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia tính phí.

KẾT LUẬN:
[Type text]

Page 24


[THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH]

Thông qua 3 chương, Tiểu luận nghiên cứu về đề tài “Các định chế tài chính phi ngân
hàng tại Việt Nam” đã đạt được kết quả như sau:
1. Bài tiểu luận đã nghiên cứu một số Công ty Tài chính và Công ty Bảo Hiểm điển
hình tại Việt Nam trên các phương diện: quá trình phát triển, cách thức sử dụng và huy
động vốn, tương tác với các tổ chức tài chính khác; tiểu luận đã rút ra một số kết luận
chung về tình hình thực trạng phát triển.
2.Trong Chương 3, Tiểu luận đã đưa ra dự báo về tình hình phát triển của các Công ty
Tài chính và công ty bảo hiểm trong tương lai; đó là một sự phát triển toàn diện cả về số
lượng và chất lượng, tóm lược vì lý do say đây: nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển
nhanh và ổn định; các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động của
các Công ty Tài chính và công ty bảo hiểm đã được ban hành tương đối đầy đủ; Việt
Nam là một thị trường đông dân với mức thu nhập bình quân đàu người tăng nhanh trong
những năm gần đay; nhu cầu về vốn cảu các Tập đoàn, Tổng Công ty và Doanh nghiệp
lớn của Việt Nam tiếp tục tăng cao; hội nhập kinh tế sâu rộng sẽ ngày càng nhiều Công
ty Tài chính và công ty bảo hiểm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
DANH MỤC THAM KHẢO:
• />• />•


/>


/>
[Type text]

Page 25


×