Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt
Nhân vật Tràng – sự sống được tìm thấy bên bờ vực cái chết
Mở bài:
– Khái quát về tác giả Kim Lân, về tác phẩm Vợ nhặt
– Khái quát về hình tượng nhân vật Tràng
Thân bài:
Số phận, gia cảnh của Tràng
– Hình dáng: áo nâu tàn, đầu trọc nhẵn, lưng to bè như lưng gấu ngoại hình xấu,
thô kệch
– Hoàn cảnh : quá nghèo, lại là dân ngụ cư.
– Tình huống Tràng nhặt vợ (lấy vợ) đã khiến cho người dân xóm ngụ cư phải ngạc
nhiên thậm chí ngay cả Tràng
→ Tình huống truyện độc đáo, vừa lạ, vừa éo le và cũng là đầu mối cho sự phát
triển của truyện tác động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật và
làm nổi bật chủ đề của tác phẩm
Diễn biến tâm trạng của Tràng:
– Lúc đầu: “Mới đầu anh chàng cũng chợn nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình
cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng” → có chút phân vân, do dự
– Sau đó: anh tặc lưỡi : “Chậc, kệ” → quyết định đưa người đàn bà xa lạ ấy về
nhà, chấp nhận cưu mang, phẩm chất nhân hậu của Tràng. Đồng thời cho thấy
niềm khao khát hạnh phúc gia đình người nông dân nghèo khổ này.
– Trên đường dẫn vợ về Tràng như thành một con người khác:
+ “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và
hai mắt thì sáng lên lấp lánh”
+ Trước con mắt tò mò của dân xóm ngụ cư, người đàn bà càng thêm “ngượng
nghịu, chân nọ bước díu cả chân kia” thì Tràng lại “ thích ý lắm, cái mặt cứ vênh
vênh lên tự đắc” ”
– Về đến nhà: “chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng không hiểu sao hắn sợ”. Hắn
thấy thực sự căng thẳng.
Nhận xét: Nhà văn đã diễn tả vừa sinh động, vừa cụ thể, vừa tinh tế vừa sâu sắc
niềm khao khát hạnh phúc, tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người
nghèo khổ đã vượt lên tất cả, bất chấp cả cái đói và cái chết.
– Buổi sáng đầu tiên khi có vợ:
+ Tràng cảm thấy: “trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi
ra”
+ Hắn chợt nhận ra: “xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ”
+ “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu, gắn bó với cái nhà hắn lạ lùng”
+ “Một niềm vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”
+ “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho
vợ con sau này”
Nhận xét: Trong giờ phút có tính chất bước ngoặt ấy, Tràng cảm thấy mình trưởng
thành hơn. Niềm vui sướng hạnh phúc của Tràng đã gắn liền với ý thức và bổn
phận và trách nhiệm
– Nghĩ về tương lai: trong óc anh hai lần hiện ra hình ảnh là cờ đỏ của Việt Minh.
Có lẽ hắn hướng tới cách mạng.
Nhận xét: Tràng là con người có chất tốt đẹp và sức sống kì diệu ngay trên bờ vực
của cái chết, Tràng vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu,
đùm bọc lẫn nhau .Đó chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm
Đánh giá:
Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật một cách sống động và chân thực tác giả đã
làm nổi bật được hình tượng nhân vật Tràng – một đại diện tiêu biểu cho số phận
của người nông dân trong nạn đói lịch sử kinh hoàng 1945. Đó là giá trị hiện thực
của tác phẩm. Tuy nhiên, trong Tràng còn có chất tốt đẹp và sức sống kì diệu, ngay
trên bờ vực của cái chết, Tràng vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và
thương yêu, đùm bọc lẫn nhau .Đó chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Kết bài:
Vợ nhặt là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ đã “biết sống” như con
người ngay giữa thời túng đói quay quắt.