Phân tích tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân
Mở bài:
Kim Lân là một trong nhưng nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của nền văn học Việt
nam thế kỉ 20. Ông thành công khi chọn viết về đề tài nông thôn với những con
người bé nhỏ và cam phận, những vẻ đẹp chân quê bình dị và những phong tục tập
quán độc đáo của làng quê Bắc bộ. Ở đề tài này, tưởng chừng như các nhà văn lớn
như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao đã khai thác hết. Thế mà Kim Lâm
vẫn tìm kiếm được một lối đi độc đáo và hấp dẫn vô cùng. Vợ nhặt là tác phẩm
xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân và là tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt
Nam trước cách mạng.
Thân bài:
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc được kim lân viết trước năm 1954 với tên là Xóm
ngụ cư. Sau này, khi tuyển chọn vào in trong tập Con chó xấu xí (1962), Kim Lân
đổi tên tác phẩm thành Vợ nhặt.
Đặt tên tác phẩm Vợ nhặt là thành công đầu tiên của nhà văn:
Đó là một sự thay đổi táo bạo và độc đáo của nhà văn Kim Lân. Nhan đề Vợ nhặt
gợi tình huống éo le, kích thích trí tò mò người đọc. Thông thường, người ta có thể
nhặt thứ này, thứ khác, chứ không ai “nhặt” vợ bao giờ. Bởi dựng vợ gả chồng là
việc lớn, thiêng liêng, có ăn hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người
Việt, không thể qua quýt, coi như trò đùa.
Vợ nhặt là điều trái khoáy, oái ăm, bất thường, vô lí. Song thực ra nó lại rất có lí.
Vì đúng là anh Tràng đã nhặt được vợ thật. Chỉ một vài câu bông đùa và mấy bát
bánh đúc của Tràng mà có người đã theo về làm vợ. Điều này đã thực sự khiến một
việc nghiêm túc, thiêng liêng trở thành trò đùa. Và ngược lại, điều tưởng như đùa
ấy lại chính là sự thực. Từ đây, bản thân nhan đề tự nó đã gợi ra cảnh ngộ éo le, sự
rẻ rúng của giá trị con người. Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê
thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp
năm 1945.
Xây dựng tình huống truyện độc đáo là thành công thứ hai của Kim Lân:
Tình huống truyện diễn ra khá đơn giản nhưng lại hết sức bất ngờ. Anh Tràng là
một người vừa nghèo, vừa xấu lại là dân ngụ cư. Cái số phận ấy gần như mặc định
rằng anh không thể lấy được vợ. Thế mà anh lại lấy được vợ ngay giữa lúc đói khát
cùng cực. Ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh, đe dọa ghê gớm
đến sự sống của con người..
Tình huống lạ và độc đáo. Anh Tràng lấy được vợ, thậm chí có vợ theo. Thời buổi
đói khát này, người như Tràng nuôi thân chẳng xong mà dám lấy vợ. Chẳng phải
thế mà việc Tràng có vợ đã tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên với tất cả mọi người trong
xóm ngụ cư. Với bà cụ Tứ thì đây giống như một giấc mơ hay sự đùa giỡn của số
phận hoặc ông trời muốn thử thách lòng bà cụ khốn khó ấy. Thậm chí đã có những
thời điểm chính Tràng cũng chẳng thể nào tin được vào điều đó.
Tình huống truyện không chỉ tạo ra một hoàn cảnh “có vấn đề” cho câu chuyện mà
còn nén trong đó ý đồ nghệ thuật của nhà văn, đồng thời gợi mở các khía cạnh giá
trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Đó là một tình huống độc đáo vừa kì quặc,
vừa oái ăm, vừa vui mừng, vừa bi thảm và tủi nhục của người nông dân trước cách
mạng tháng Tám. Họ không thể sống một cuộc sống đàng hoàng trong cảnh đói
khát nhưng ở họ, tình yêu thương, tấm lòng cảm thông, che chở, cưu mang còn lớn
lắm.
Hiện thực bi thảm của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua câu
chuyện lấy vợ của Tràng:
Câu chuyện mở ra bối cảnh xã hội làng quê Bắc bộ trước cách mạng. Đó là một bối
cảnh thê lương đến đáng sợ. Cuộc sống con người chênh vênh như con diều nhỏ
trước gió bão. Cái đói tràn vào xóm ngụ cư làm thay đổi cuộc sống bình lặng ở
đây. Nó âm thầm đi vào từng căn nhà, từng cuộc đời và gậm nhấm sự sống một
cách khủng khiếp. Cái đói bao trùm lên xóm ngụ cư một không khí ảm đạm, chết
chóc, tang ma với những hình ảnh rũ rượi, vật vờ, gục ngã.
Cái đói hiện lên khuôn mặt từng người, từng gia đình, làng xóm. Tất cả trầm lặng
trong một nỗi buồn khó chia sẻ được. Chiều chiều, khói đóng rấm nahf có người
chết phủ lên một bóng mờ hư ảo như chốn địa ngục. Tiếng khóc thút thít, tỉ tê, ho
hắt làm nát cả lòng người. Cái đói tàn phá cả sức trẻ và nhan sắc của cô gái. Sau
hai lần gặp lại mà trong thị “rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sộp hẳn đi,
trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Điều đó không khỏi
làm Tràng ngạc nhiên. Anh không ngờ, chỉ mấy ngày đói khát mà thị đã thành ra
thế ấy. Từ sự ngạc nhiên đi đến lòng cảm thương. Thế nên, hắn mới cởi mở mời thị
ăn cái gì đó. Hành động vô tư nhưng nói lên tình yêu thương con người trong
nghịch cảnh của nhân vật này.
Rồi cái đói hiện lên rõ ràng và chân thực hơn khi nhà văn miêu tả cảnh nhà trang.
Nhà anh nghèo, cũng chăng có gì. Ngoài kia đói, trong này cũng đói chẳng kém.
Bữa ăn được cho là thịnh soạn nhất dùng để đón con dâu mới về lại là bữa cháo
cám. Ai cũng ngậm ngùi, thấy “miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ họng”.
Mở rộng hơn, hiện lên khung cảnh tàn tạ của xóm làng. Không khí tối tăm, ảm
đạm thê lương trùm lên làng xóm. Từng hình ảnh được nhà văn dựng lại hết sức
chân thực và xúc động. Đáng thương nhất là bọn trẻ con. Chúng “ngồi ủ rũ dưới
những xó đường, không buồn nhúc nhích”, khác hẳn tính cách hồn nhiên thường
ngày. Người sống “xanh xám như những bóng ma nằm ngổn ngang…”. “ Người
chết như ngả rạ”. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu
lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn
ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng
đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không
khí vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
Đó là hiện thực bi thảm và khủng khiếp mà nhân dân đã trải qua. Nó có sức mạnh
lên án, tố cáo một cách gay gắt, mãnh liệt tội ác thực dân và phát xít đã đẩy nhân
dân ta vào cảnh thảm sầu, bi đát. Hơn hai triệu người đã chết vì đói. Thé nhưng,
trong hoàn cảnh đói khát cùng quẫn đó, con người vẫn thể hiện tấm lòng nhân hậu,
tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ cho nhau
Hình ảnh những con người giàu lòng nhân hậu:
Nhân vật Tràng:
Hình dáng: áo nâu tàn, đầu trọc nhẵn, lưng to bè như lưng gấu ngoại hình xấu,
thô kệch mang dáng dấp của một người nông dân.
Hoàn cảnh : quá nghèo, lại là dân ngụ cư.
Tình huống Tràng nhặt vợ (lấy vợ) đã khiến cho người dân xóm ngụ cư phải ngạc
nhiên, bà cụ Tứ – mẹ Tràng cũng ngạc nhiên và ngay chính bản thân Tràng cũng
ngạc nhiên
Tình huống truyện độc đáo, vừa lạ, vừa éo le và cũng là đầu mối cho sự phát triển
của truyện tác động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật và làm
nổi bật chủ đề của tác phẩm
Tâm trạng của Tràng
Lúc đầu: “Mới đầu anh chàng cũng chợn nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình
cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Trong lòng anh có chút phân
vân, do dự, chưa biết tính thế nào.
Sau đó: anh tặc lưỡi : “Chậc, kệ”. Anh quyết định đưa người đàn bà xa lạ ấy về
nhà bất chấp hiểm họa đang rình rập. Hnahf động ấy thể hiện phẩm chất nhân hậu
của Tràng. Sự quyết định và hành động của Tràng cho thấy niềm khao khát hạnh
phúc gia đình người nông dân nghèo khổ này.
Cái “chặc lưỡi” liều lĩnh của Tràng không phải là sự liều lĩnh bột phát mà lxuất
phát từ một tấm lòng nhân hậu không thể chối từ. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng
chứa đừng nhiều tình thương trong cảnh khốn cùng
Trên đường dẫn vợ về Tràng như thành một con người khác: “Mặt hắn có một vẻ gì
phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp
lánh” . Trước con mắt tò mò của dân xóm ngụ cư, người đàn bà càng thêm
“ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả chân kia” thì Tràng lại “thích ý lắm, cái mặt
cứ vênh vênh lên tự đắc”. Có lúc lúng ta lúng túng, tay nọ xoa vào vai kia khi đi
bên người đàn bà
Về đến nhà: “chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng không hiểu sao hắn sợ”. Đó
chính là sự căng thẳng của Tràng. Trong cùng một lúc anh phải đối diện với rất
nhiều sự kiện, rất nhiều cảm xúc. Thế nên, biểu hienj cảm xúc trong nhân vật liên
tục thay đổi. Chính Tràng cũng không hieur điều gì đang thay đổi trong hắn nữa.
Nhà văn đã diễn tả vừa sinh động, vừa cụ thể, vừa tinh tế vừa sâu sắc niềm khao
khát hạnh phúc, tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ
dã vượt lên tất cả, bất chấp cả cái đói và cái chết
Buổi sáng đầu tiên khi có vợ: Tràng cảm thấy: “trong người êm ái, lửng lơ như
người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. Rồi hắn chợt nhận ra: “xung quanh mình có cái
gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ”. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu, gắn bó với
cái nhà hắn lạ lùng. Hắn thấy “một niềm vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập
trong lòng”. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải
lo lắng cho vợ con sau này. Trong giờ phút có tính chất bước ngoặt ấy, Tràng cảm
thấy mình trưởng thành hơn. Niềm vui sướng hạnh phúc của Tràng đã gắn liền với
ý thức và bổn phận và trách nhiệm
Chính hạnh phúc gia đình đã khiến cho Tràng suy nghĩ nhiều hơn, xa hơn. Hắn
nghĩ đến tương lai. Trong óc anh hai lần hiện ra hình ảnh là cờ đỏ của Việt Minh.
Hắn hướng tới cách mạng, sức mạnh có thể giúp hắn đổi đời và gìn giữ hạnh phúc
đột ngột và lớn lao ấy.
Tràng là con người có chất tốt đẹp và sức sống kì diệu. Ngay trên bờ vực của cái
chết, Tràng vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm
bọc lẫn nhau. Đó chính là tiếng nói nhân đạo của nhà văn đã cẩn thận gói ghém
trong tác phẩm này.
Tất cả những điều trên đã cụ thể hoá ý đồ nghệ thuật của nhà văn Kim Lân khi viết
Vợ nhặt: “Khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con
đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao
khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và hi vọng vào tương
lai”. Từ đây đã làm thay đổi cuộc đời và số phận của Tràng.
Nhân vật bà cụ Tứ – người mẹ nghèo:
Từ xa: bà đi vừa lẩm bẩm, dáng lọng khọng, ho húng hắng
– Tâm trạng: Thấy Tràng reo lên, vồn vã, tâm trạng bà trở nên “phấp phỏng”. Có
cái gì đó bất thường đang chờ đợi bà. Đến giữa sân: “Quái, sao lại có người đàn bà
nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình
thế kia?Sao lại chào mình bằng u?. Bà không ngừng ngạc nhiên trước những gì
đang diễn ra trước mắt mình.
Khi Tràng phân trần, cắt nghĩa: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng
tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng qua nó cũng là cái số cả…”, bà mới
hiểu. Hiểu rồi bà lập tức “cúi đầu nín lặng”. Bà còn “hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự,
vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở
mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng
nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này
không”.
Thế rồi, người mẹ đáng thương ấy cố “nén một tiếng thở dài”ngao ngán và lo lắng.
Một sự nín lặng chất chứa biết bao suy nghĩ. Nhưng trước cuộc đời của con trai, bà
đâu thể chỉ biết buồn tủi hay ai oán. Bà khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn
người đàn bà, lòng đầy thương xót người. Bà thấu hiểu ngay cái cảnh ngộ của
người phụ nữ xa lạ bỗng trở thành con dâu của mình. Người ta có gặp bước khó
khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được…
Rồi bà tự dăn lòng mình: “thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho
con…”. Tiếp đó lại cầu ước: “may ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng
con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu
chứ biết thế nào mà lo cho hết được?”
Trong cái xót xa là niềm vui tột cùng của người mẹ. Bà nhận rõ cái hoàn cảnh éo le
của mình. Bà cũng nhận rõ cái hoàn cảnh bi thảm của người đàn bà kia. Bà chưa
biết thật giả thế nào nhưng miễn con trai bà lấy dduwwocj vợ là cái phúc của nhà
bà rồi. Chúng nó rồi đây sẽ sinh con đẻ cái, bà sẽ có người nối dõi. Là dân ngụ cư,
tiếng đời đã cơ nhục. Lỡ mà không có người nối dõi thì càng thêm nhục nhã.
Nhà văn lại một lần nữa đã vận dụng lối ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật
để diễn tả chân thật và cảm động về những suy nghĩ của người mẹ. Bà “nhẹ
nhàng”: “Ừ thôi thì các con đã phải duyên kiép với nhau, u cũng mừng lòng”.
Nghĩa là bà mở rộng lòng thương yêu đùm bọc, cưu mang con dâu mới. Rồi bà nhẹ
nhàng dặn dò: “nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm
ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba
đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”.
Lúc này, tâm trạng bà bắt đầu vui mừng khác thường nhưng không khỏi không lo
lắng. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Bà vui mừng
vì có dâu mới, niềm vui mới, tương lai mới. Ba buồn vì cảm cảnh cơ hàn, nghĩ về
người chồng đã quá cố không sống đén giwof để chứng kiến con trai nên bề gia
thất. Rồi bà nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng
dặc của mình.
Bữa cơm đầu tiên đón nàg dâu mới chỉ có rau chuối, cháo cám”. Một bữa “cơm
cưới” thật thảm hại nhưng đầm ấm và hoà hợp. Niền tin tưởng về tuowng lai được
nhomsl ên từ trái tim héo hát của người mẹ: “tao tính khi nào có tiền mua lấy con
gà về nuôi, chả mấy mà có đàn gà cho mà xem”. Dù chưa hẳn đã tin vào một ngày
mai khá hơn nhưng bà vẫn mạnh mẽ nhen nhóm cho các con niềm hi vọng tươi
sáng trong tương lai
Với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, nghệ thuật miêu tả tâm lí rất tinh tế và sâu sắc, tác
giả làm nổi bật hình ảnh bà cụ Tứ – người mẹ nghèo nhưng giàu lòng nhân hậu, vị
tha, vun vén hạnh phúc cho con trong cảnh nghèo.Qua đó tác giả khẳng định: ngay
trên bờ vực thẳm của cái chết những người nghèo khổ họ vẫn thương yêu và đùm
bọc lẫn nhau, họ vẫn có niềm tin bất diệt vào cuộc sống vào tương lai.
Hình ảnh người vợ nhặt, hiện thân của cái đói đến cùng cực:
Thị không có tên Nhà văn đã không cho thị một cái tên. Thị vô danh hay thị chính
là cuộc đời vô danh. Cuộc đời thị hay cũng chính là cuộc đời mà cả dân tộc ta đang
trải qua lúc bấy giờ.
Cái đói đã đẩy người dân lao động bình thường cực chẳng đã, phải từ bỏ lòng tự
trọng và danh dự vốn có của mình. Người đàn bà – vợ Tràng hiện lên như một con
ma đói: “áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày
xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Chua xót hơn nữa, chuyện tỏ tình giờ đây chỉ
còn trơ trọi là một câu chuyện sà vào miếng ăn. Thị theo Tràng trước hết vì miếng
ăn. Thị muốn tiếp tục sống. Bản năng sống đang hoàn toàn chiếm lĩnh trong người
đàn bà khốn khổ ấy.
Thị về làm vợ Tràng trong tình cảnh đáng thương không phải bằng hình thức cưới
mà là “nhặt chị” và đánh đổi chỉ bằng mấy câu đùa và mấy bát bánh đúc. Người
đọc cũng bâng khuân tự hỏi thị muons làm vợ Tràng thật, thị cũng tìm kiế hạnh
phúc hay chỉ vì muốn có chỗ nương tựa, thị muốn chạy trốn cái đói.
Khi cùng Tràng về nhà, chị có vẻ ngượng nghịu, xấu hổ: “đi sau Tràng ba bốn
bước, cái nón rách tàng che nghiêng”, “ngồi mớm ở mép giường”. Lúc này, thị
không còn cái vẻ chao chát, chỏng lỏn như ở chợ nữa rồi. Thị ý thức được thân
phận và bổn phận của mình sắp tới.
Nhìn thấy ngôi nhà đổ nát của Tràng “nén tiếng thở dài”. Có lẽ thị thất vọng. Cũng
có thể thị hi vọng. Thị thấy gia cảnh của tràng không khác gì mình. Nghĩa là có thể
hòa hợp được. nghĩa là không quá chênh lệch để phải chuốc lấy nhục nhã. Thị chấp
nhận bước vào cuộc đời Tràng, chấp nhận cảnh sống nghèo khó ấy.
Chỉ sau một đêm. người đàn bà ấy đã hoàn toàn thay đổi. Buổi sớm mai dậy sớm
thị quét dọn, và quần áo, xách nước…. Giờ đây, thị là người đàn bà hiền hậu đúng
mực. Đó là hình ảnh người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình, đem lại
sinh khí cho căn nhà tăm tối của Tràng, đem lại niềm vui sự đổi thay cho Tràng và
mẹ Tràng. Chính mái ấm gia đình và tình yêu thắp sáng cho chị niềm hạnh phúc,
niềm tin yêu về cuộc sống.
Ba số phận khốn khổ gặp tìm được niềm vui trong sự cưu mang giúp họ vượt qua
cuộc sống hiện tại, truyện thể hiện tính nhân đạo độc đáo: trong đói khổ, cận kề cái
chết con người vẫn thương yêu đùm bọc nhau, vẫn gầy dựng hạnh phúc .
Giá trị hiện thực và nhân đạo:
Giá trị hiện thực: Tố cáo tội ác thực dân phát xít qua bức tranh thảm cảnh chết đói
Nhặt vợ là cái khốn cùng của cuộc sống. Cái đói quay quắt đã dồn đuổi đến mức
người đàn bà chủ động gợi ý đòi ăn chỉ vì quá đói. Chỉ cần vài lời nửa đùa, nửa
thật, chị đã chấp nhận theo không Tràng. Giá trị con người bị phủ nhận khi chỉ vì
cùng đường, đói khát mà phải trở nên trơ trẽn, liều lĩnh bất chấp cả e thẹn. Cái đói
đã bóp méo cả nhân cách con người
Giá trị nhân đạo: Tình nhân ái, cưu mang, đùm bọc nhau, khát vọng hướng tới sự
sống và hạnh phúc: Trong hoàn cảnh đói khát nhưng con người vẫn thể hiện được
tình người, lòng nhân ái, sự cưu mang, đùm bọc của những con người nghèo đói là
sức mạnh để họ vượt lên cái chết. Họ đã biết hướng đến sự sống, họ luôn nói
chuỵên tương lai, chuyện sung sướng về sau, đặc biệt là bà cụ Tứ – người mẹ
nghèo luôn nhen lên niềm hi vọng cho con dâu. Đó chính là sức sống bất diệt của
vợ nhặt
Giá trị nghệ thuật:
Tình huống truyện độc đáo, kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động,
miêu tả tâm lí tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị. Tình huống truyện làm nổi bật
sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật, làm rõ tâm lí từng nhân vật.
Kết bài:
Nói về cái cảnh cơ cực, bần hàn nhưng trang văn của Kim Lân không u tối, bần
hàn mà vẫn toát lên những nét yêu đời, trong sáng, tài hoa. Tình huống lạ và éo le
mà Kim Lân sáng tạo đã giấu kín thái độ của người kệ chuyện. Nhưng đằng sau
các câu chữ, vẫn ân chứa tấm lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn với kiếp người
đau khổ, bắng một cái nhìn xót xa, trìu mến, một tấm lòng đôn hậu, trắc ẩn. Giá trị
hiện thực và nhân đạo được lồng trong một tình huống éo le nên càng có sức hấp
dẫn người đọc.