BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------
TRẦN PHẠM THANH THUỶ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÔNG
NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THEO TỪNG
TUYẾN BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ
HỢP
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường
Mã ngành: 60520320
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------
TRẦN PHẠM THANH THUỶ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÔNG
NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THEO TỪNG
TUYẾN BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ
HỢP
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường
Mã ngành: 60520320
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Hoàng Hưng
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2016
3
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : GS.TS Hoàng Hưng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng …. năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT
1
2
3
4
5
Họ và tên
GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn
PGS.TS Huỳnh Phú
PGS.TS Phạm Hồng Nhật
TS Nguyễn Xuân Trường
TS Nguyễn Thị Hai
Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
4
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2016
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trần Phạm Thanh Thuỷ
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 16/12/1989.
Nơi sinh: TP.HCM.
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường
MSHV: 1441810008
I- Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
THEO TỪNG TUYẾN BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước thải theo từng tuyến bệnh viện trên địa bàn
TP.HCM (tuyến công lập và tuyến ngoài công lập).
- Điều tra, khảo sát và thu thập thông tin về hiện trạng xử lý nước thải của các bệnh viện
được lựa chọn trong đề tài về: quy mô hệ thống, quy trình công nghệ, thành phần và tính
chất nước thải phát sinh, hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải, hiện trạng triển
khai công tác bảo vệ và quản lý môi trường.
- Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước thải tại các bệnh viện theo từng tuyến về:
hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải và xây dựng hồ sơ công nghệ xử lý nước
thải của các bệnh viện được lựa chọn.
- Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp.
III- Ngày giao nhiệm vụ: (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề tài):
20/08/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Tháng 10/2016
V- Cán bộ hướng dẫn: GS.TS Hoàng Hưng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trần Phạm Thanh Thuỷ
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Hoàng Hưng đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo
điều kiện thuận lợi, cùng những ý kiến đóng góp sâu sắc nhất cho em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô và Cán bộ của Trường Đại Học Công Nghệ
Thành Phố Hồ Chí Minh đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập.
Cảm ơn các học viên lớp Cao học môi trường 14SMT11 đã hỗ trợ tôi trong quá trình học
tập để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học
tập.
Tác giả luận văn
Trần Phạm Thanh Thuỷ
iii
TÓM TẮT
Luận văn cao học ”Đánh giá hiện trạng hệ thống công nghệ xử lý nước thải theo từng
tuyến bệnh viện trên địa bàn TP.HCM và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp” đã thực hiện
được các nội dung sau:
- Luận văn đã tổng quan được tình hình xử lý nước thải bệnh viện trên địa bàn TP.HCM.
Luận văn đã phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm chính của nước thải bệnh viện khi chưa được xử
lý và khi có các biện pháp xử lý khác.
- Qua việc đánh giá hiện trạng áp dụng các công nghệ xử lý nước thải tại các bệnh viện
cho thấy:
Hầu hết các cơ sở y tế hiện nay đều đã có sự nhận thức đúng đắn, đầu tư đúng mức
vào hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.
Lựa chọn được các công nghệ xử lý nước thải của một số bệnh viện theo từng tuyến.
Từ đó khái quát được hệ thống công nghệ xử lý chung mà tuyến bệnh viện đó đang áp dụng
cho việc xử lý nước thải.
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện theo phương pháp sinh học hiện nay tại các cơ
sở y tế đang chiếm ưu thế hơn các công nghệ truyền thống.
Luận văn cũng đã đánh giá được hệ thống xử lý nước thải theo hướng thân thiện môi
trường dựa trên các tiêu chí đề xuất trong bài báo cáo.
Luận văn đã đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về hệ thống xử lý nước thải phù hợp
cho các bệnh viện theo từng tuyến.
iv
ABSTRACT
Master thesis ”Assessing the current state of technology systems wastewater
treatment according to each hospital level in HCM City and proposed solutions appropriate
management” has done the following:
- Thesis has an overview of the situation of waste water treatment in HCM City
hospitals. Thesis analyzed the main indicators of sewage pollution hospital without
treatment and when other treatment measures.
- By assessing the current state of the application of wastewater treatment
technologies at the hospital showed that:
o Most current medical facilities all have the right awareness, proper
investment in waste water treatment system hospitals
o Technology wastewater treatment hospital under current biological
methods in health facilities are the dominant technology over the traditional
- Thesis solution proposed state management of wastewater treatment systems
suitable for hospital-by-line.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................... ii
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................................. 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ............................................................................................. 3
1.4. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 3
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 3
1.4.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................3
1.5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................................... 6
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..............................................................................6
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...............................................................................6
CHƯƠNG II TỔNG QUAN .............................................................................................................. 7
2.1. Tổng quan về nước thải bệnh viện và các phương pháp xử lý tại Việt Nam ...................... 7
2.1.1. Tổng quan về nước thải bệnh viện ....................................................................7
2.1.2. Các công nghệ xử lý nước thải........................................................................20
2.1.3. Khái quát về tình hình tiêu chuẩn nước thải hiện nay............ 32_Toc481918394
2.2. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................ 35
2.2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội TPHCM ................................................35
2.2.2. Hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM...............37
CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 39
3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................................. 39
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 39
3.2.1. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 39
3.2.2. Tiêu chí để khảo sát và đánh giá công nghệ xử lý nước thải bệnh viện .........41
3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................46
vi
3.2.4. Phương pháp điều tra ...................................................................................... 46
3.2.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu ......................................................... 47
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................... 50
4.1. Kết quả điều tra hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của 06 bệnh viện đã được lựa chọn
........................................................................................................................................................ 50
4.1.1. Công nghệ xử lý nước thải của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới ........................... 52
Công suất ....................................................................................................................................... 52
4.1.2. Công nghệ của hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh viện An Bình ................... 56
4.1.3. Công nghệ của hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện Quận 4 ...................... 60
4.1.4. Công nghệ của hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện đa khoa Xuyên Á......63
4.1.5. Công nghệ của hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện đa khoa Tân Hưng ....67
4.2. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải của 5 bệnh viện trên địa bàn TP.HCM .................... 72
4.2.1. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới .............72
4.2.2. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải của cơ sở bệnh viện An Bình ................78
4.2.3. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Quận 4 ........................... 84
4.2.4. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện đa khoa Xuyên Á ..........89
4.2.5. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Tân Hưng ....................... 93
4.3. Tổng kết đánh giá công nghệ xử lý nước thải của 5 bệnh viện .......................................... 97
4.4. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải bệnh viện theo hướng thân thiện với môi trường ... 101
4.4.1. Cơ sở lý luận về tính thân thiện với môi trường ...........................................101
4.4.2. Các tiêu chí về tính thân thiện môi trường của công nghệ xử lý nước thải ..103
4.4.3. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phù hợp và thân thiện với môi
trường cho ngành y tế ..............................................................................................106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 109
Kết luận........................................................................................................................................ 109
Kiến nghị ..................................................................................................................................... 109
1. Đối với hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài: ..................................................109
2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường:..................................110
3. Đối với các cơ sở y tế áp dụng công nghệ và tổ chức chuyển giao công nghệ: .111
vii
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 112
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn nước cấp và lượng nước thải bệnh viện......................................................... 8
Bảng 2.2. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải bệnh viện................................................... 13
Bảng 2.3. Quy định giá trị nồng độ của các thông số ô nhiễm trong QCVN 28:2010/BTNMT . 14
Bảng 2.4. Nồng độ ô nhiễm trung bình của nước thải bệnh viện và nước thải đô thị… ........... 16
Bảng 2.5. Nồng độ kim loại nặng trong nước thải bệnh viện ......................................................... 16
Bảng 2.6. Nồng độ 1 số chất tổng hợp trong nước thải BV tại khu điều trị................................... 17
Bảng 2.7. Nồng độ vi khuẩn trong bùn thải của NTBV sau xử lý ................................................. 18
Bảng 2.8. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện tại Việt Nam ....................................................... 26
Bảng 2.9. Các loại nhiễm khuẩn, tác nhân gây bệnh và đường lan truyền .................................... 31
Bảng 2.10 Giá trị C của các thông số ô nhiễm................................................................................. 32
Bảng 2.11. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước
mặt....................................................................................................................................................... 34
Bảng 2.12 Dân số TP. HCM phân bổ theo quận ............................................................................ 36
Bảng 2.13. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện ............................................................... 37
Bảng 3.1. Các cơ sở bệnh viện tại Tp. HCM đã được lựa chọn để khảo sát ................................... 40
Bảng 3.2. Các tiêu chí/chỉ tiêu, số điểm lượng hóa và phương pháp đánh giá công nghệ xử lý nước
thải....................................................................................................................................................... 42
Bảng 3.3. Điều kiện lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp ................................................ 46
Bảng 3.4. Phương pháp phân tích mẫu nước ........................................................................................... 48
Bảng 3.5. Giá trị của hệ số K ............................................................................................................ 49
Bảng 4.1. Tóm tắt kết quả điều tra công nghệ xử lý nước thải của 06 cơ sở y tế .......................... 51
Bảng 4.2. Thành phần nước thải đầu vào và đầu ra HTXLNT của bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới .. 73
Bảng 4.3. Thành phần nước thải đầu vào và đầu ra HTXLNT của cơ sở An Bình ...................... 79
ix
Bảng 4.4. Thành phần nước thải đầu vào và đầu ra HTXLNT của BV Quận 4………... 85
Bảng 4.5. Thành phần nước thải đầu vào và đầu ra HTXLNT của Bệnh viện Xuyên Á
……………………………………………………………………………………….. 90
Bảng 4.6. Thành phần nước thải đầu vào và đầu ra HTXLNT của BV Tân
Hưng……………………………………………………………………………………..94
Bảng 4.7. Tổng điểm đánh giá của 5 công nghệ xử lý nước thải lựa chọn………………98
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô tả vấn đề môi trường của nước thải bệnh viện .......................................................... 19
Hình 2.1. Công nghệ 1: Quy trình xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ sinh học .............. 22
Hình 2.2 Công nghệ xử lý nước thải bằng bể sinh học cố định...................................................... 25
Hình 4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ của bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới....................................... 52
Hình 4.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải tại bệnh viện An Bình ........................... 57
Hình 4.3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Quận 4................................................. 61
Hình 4.4. Quy trình công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Xuyên Á ............................... 64
Hình 4.5. Quy trình công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Tân Hưng............................................ 68
1
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, cùng với xu hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ô nhiễm
môi trường luôn là một trong những vấn đề được quan tâm cấp thiết. Tốc độ phát
triển đô thị càng nhanh thì sức khoẻ con người ngày một yếu đi, dẫn đến mắc nhiều
bệnh tật. Chính vì thế, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại các bệnh viện trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ngày một gia tăng; tình trạng quá tải bệnh
viện đã và đang là sức ép không nhỏ cho ngành y tế. Việc quản lý nước thải và dịch
thải lòng phát sinh tại các bệnh viện được ưu tiên hàng đầu trong kiểm soát dịch bệnh
nói chung và đảm bảo an toàn vệ sinh nghề nghiệp cho cán bộ ngành y tế nói riêng.
Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM về số liệu bệnh viện trực thuộc trên địa
bàn, toàn thành phố có 31 bệnh viện thành phố, 23 bệnh viện quận huyện, 47 bệnh
viện ngoài công lập; bình quân mỗi ngày thải khoảng 20.000 – 25.000m3 nước thải,
chưa tính số lượng bệnh viện trực thuộc Bộ ngành, các Trung tâm Y tế và các phòng
khám đa khoa đóng trên địa bàn thành phố. Do đặc điểm nước thải y tế chứa nhiều vi
sinh gây bệnh, các chất bẩn hữu cơ, các chất thải lỏng truyền nhiễm, đặc biệt là dịch
tiết và máu của bệnh nhân nên nước thải y tế hiện nay đang bị ô nhiễm nặng và đòi
hỏi phải có biện pháp xử lý và quản lý nguồn thải một cách đúng đắn và hợp lý. Ngoài
ra yêu cầu tách riêng từng dòng thải để có hướng xử lý chuyên biệt, đảm bảo vệ sinh
môi trường và hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải cũng rất cần thiết.
Đứng trước những đòi hỏi của người dân về sự phát triển của ngành y tế, không
thể không lưu tâm đến hoạt động xử lý nước thải tại bệnh viện. TP.HCM đã có những
nỗ lực đầu tư cho các đơn vị y tế hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn, điển hình
như 100% các Trạm Y tế phường, xã đều có hệ thống xử lý nước thải riêng. Tuy
nhiên việc quản lý và vận hành các hệ thống này chưa nhận được sự chú trọng đúng
mức. Điều này rất nguy hiểm vì nguy cơ lây truyền bệnh là rất cao.
Do đó, nhằm đảm bảo hiệu quả việc khám, chữa bệnh cho người dân cũng như
làm giảm thiểu việc lan truyền nguồn bệnh, bảo vệ môi trường sống của công đồng,
2
cần tiến hành đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải hiện nay tại các bệnh viện,
qua đó đưa ra cái nhìn thiết thực và khách quan nhất về việc xử lý nước thải của ngành
y tế. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp trong xu thế hiện nay.
Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng hệ thống công nghệ xử lý
nước thải theo từng tuyến bệnh viện trên địa bàn TP.HCM và đề xuất các giải pháp
quản lý phù hợp” nhằm đưa ra những đánh giá sơ bộ về hiện trạng và đề xuất biện
pháp thiết thực nhất.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nước thải y tế đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý và
của cả cộng đồng. Các chất thải phát sinh trong hoạt động của các bệnh viện là một
vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm, đánh giá và giải quyết có tầm nhìn và đúng
đắn. Nước thải bệnh viện do đặc thù chứa nhiều các chất nhiễm khuẩn, vi sinh, các
chất gây bệnh, cũng như cả máu và dịch của người bệnh do đó nếu không được xử lý
hiệu quả, có thể trở thành nguồn phát sinh dịch bệnh cho cả cộng đồng.
Mặc dù đại đa số các bệnh viện tại TP.HCM đều được đầu tư trang bị hệ thống
xử lý nước thải riêng biệt tuy nhiên do kinh phí vận hành hệ thống còn cao cùng với
ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp dẫn đến các hệ thống xử lý nước
thải này có vận hành nhưng chưa đảm bảo đủ chuẩn. Do đó, khi xả thải ra môi trường
góp phần làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước cấp cho người dân.
Vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng hệ thống công nghệ xử lý nước thải theo
từng tuyến bệnh viện trên địa bàn TP.HCM và đề xuất các giải pháp quản lý phù
hợp” là cần thiết, nhằm đánh giá đúng hiện trạng của các hệ thống xử lý nước thải
theo từng tuyến bệnh viện hiện nay và đề xuất công nghệ xử lý phù hợp cho các bệnh
viện.
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống công nghệ xử lý nước thải của các
bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP.HCM và một số bệnh viện tư nhân trực thuộc Bộ Y
tế và chịu sự quản lý nhà nước theo địa bàn của Sở Y tế TP.HCM
1.4. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước thải theo từng
tuyến bệnh viện trên địa bàn TP.HCM (tuyến công lập và tuyến ngoài công lập). Từ
đó, đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng của các hệ thống
xử lý nước thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân.
1.4.2. Nội dung nghiên cứu
Điều tra, khảo sát và thu thập thông tin về hiện trạng xử lý nước thải của các
bệnh viện được lựa chọn về quy mô hệ thống, quy trình công nghệ, thành phần và
tính chất nước thải phát sinh, hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải, hiện trạng
triển khai công tác bảo vệ và quản lý môi trường.
Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước thải tại các bệnh viện theo từng
tuyến và xây dựng hồ sơ công nghệ xử lý nước thải của các bệnh viện được lựa chọn.
Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp
1.4.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
1.4.3.1. Phương pháp luận
Hoạt động khám, chữa bệnh là một trong những vấn đề luôn được quan tâm
nhiều nhất. TP.HCM là một thành phố đứng đầu cả nước về kinh tế - xã hội
Những nguyên tắc cơ bản nhất được áp dụng trong nghiên cứu khoa học như:
4
- Nguyên tắc về tính khách quan: Trong nghiên cứu nước thải bệnh viện đòi hỏi
phải xem xét đối tượng một cách khách quan, không thêm bớt, không bịa đặt. Để thực
hiện công tác quản lý nước thải bệnh viện một cách có hiệu quả, các dữ liệu về nước
thải phải được nghiên cứu thu thập một cách chính xác, khách quan dựa vào diễn biến
hiện trạng nước thải bệnh viện trên thực tế.
- Nguyên tắc xem xét sự vật một cách có hiệu quả: tức là xem xét hiện trạng
nước thải bệnh viện một cách tổng thể với đầy đủ những yếu tố cấu thành, liên quan
trong mối quan hệ với các thành tố khác của môi trường sống tự nhiên – kinh tế - xã
hội. Để đạt được kết quả tích cực nhất trong hoạt động nghiên cứu hiện trạng nước
thải bệnh viện trên địa bàn TP.HCM. Các số liệu nghiên cứu phải chính xác và thống
nhất, các nội dung nghiên cứu phải phù hợp với yêu cầu thực tế, các kết luận về đánh
giá nước thải bệnh viện đưa ra phải có căn cứ, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
1.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để đạt được các nội dung nghiên cứu như trên, các phương pháp nghiên cứu
sau đây được áp dụng:
Phương pháp 1: Để phục vụ cho nội dung nghiên cứu: “Điều tra, khảo sát
và thu thập thông tin về hiện trạng xử lý nước thải của các bệnh viện được lựa chọn
về quy mô hệ thống, quy trình công nghệ, thành phần và tính chất nước thải phát sinh,
hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải, hiện trạng triển khai công tác bảo vệ
và quản lý môi trường” thì các phương pháp nghiên cứu sau được áp dụng.
Phương pháp tổng hợp và biên tập tài liệu
Phương pháp này được áp dụng nhằm kế thừa những kết quả từ các chương
trình nghiên cứu, các đề tài khoa học nhằm phục vụ cho dề tài.
Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp này đồng thời cũng nhằm mục đích
tổng hợp, phân tích các tài liệu để tìm hiểu hoạt động khám, chữa bệnh trên địa bàn
TP.HCM. Qua các phân tích đó, đánh giá được các tác động của các cơ sở khám,
chữa bệnh đến môi trường và cộng đồng dân cư.
5
Các thông tin chủ yếu cần thu thập như sau:
- Thu thập các tài liệu tổng quan về hoạt động khám, chữa bệnh và hiện trạng
nước thải của ngành y tế.
- Thu thập tài liệu về ảnh hưởng của nước thải y tế đến môi trường và cộng đồng
dân cư.
- Thông tin về quy trình công nghệ, thành phần và tính chất nước thải
- Thông tin về lượng nước thải phát sinh thực tế
Dựa trên các tài liệu mà đơn vị cung cấp, Tác giả tiến hành phỏng vấn nhân
viên chịu trách nhiệm của từng cơ sở, sau đó xem xét, đánh giá dựa trên tài liệu mà
cơ sở đã cung cấp.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Phương pháp nghiên cứu này nhằm xử lý số liệu đã thu thập. Từ đó, rút ra những
nhận xét đối với các vấn đề đang nghiên cứu.
Phương pháp 2: Để phục vụ cho nghiên cứu nội dung “Đánh giá hiện trạng
công nghệ xử lý nước thải tại các bệnh viện theo từng tuyến về hiện trạng áp dụng
công nghệ xử lý nước thải và xây dựng hồ sơ công nghệ xử lý nước thải của các bệnh
viện được lựa chọn” thì phương pháp nghiên cứu sau được áp dụng
Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng Bộ tiêu chí được đề xuất trong đề
tài “Nâng cao năng lực quản lý môi trường nước tại Việt Nam” năm 2011. Tác giả
gửi bảng tiêu chí để bệnh viện tiến hành tự đánh giá sau đó gửi kết quả về Sở Y tế.
Phương pháp đánh giá: đánh giá dựa vào
Phương pháp 3: Để phục vụ cho nghiên cứu nội dung “Đề xuất các giải pháp
quản lý phù hợp” thì phương pháp nghiên cứu sau được áp dụng
Phương pháp chuyên gia: Tham vấn từ các chuyên gia công nghệ môi
trường nhằm hoàn thiện các giải pháp công nghệ đề xuất.
6
Tác giả dựa trên số điểm theo Bộ tiêu chí để lựa chọn cơ sở y tế có hệ thống
xử lý nước thải hiệu quả nhất.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đề tài này sẽ là cơ sở tham chiếu cho các nghiên cứu sau này trong công nghệ
xử lý nước thải y tế trên địa bàn TP.HCM.
- Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải ở một số bệnh viện tại TP.HCM sẽ giúp
hiểu rõ hơn về hiện trạng công nghệ xử lý nước thải bệnh viện tại TP.HCM, góp phần
làm tăng hiểu biết và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Với tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay thì việc đánh giá hiệu quả xử lý
nước thải bệnh viện tại TP.HCM là cần thiết. Việc không có những biện pháp thích
hợp và hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường, con người và các hoạt
động kinh tế - xã hội của các bệnh viện nói riêng và TP.HCM nói chung.
7
CHƯƠNG II TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về nước thải bệnh viện và các phương pháp xử lý tại Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về nước thải bệnh viện
2.1.1.1. Khái quát chung về nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện là loại nước thải phát sinh trong quá trình điều trị và các
hoạt động khác trong bệnh viện.
2.1.1.2. Nguồn và chế độ hình thành nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện là một dạng của nước thải sinh hoạt và chỉ chiếm một phần
nhỏ trong tổng số lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư. Tuy nhiên, nước thải
bệnh viện cực kỳ nguy hiểm về phương diện vệ sinh dịch tễ, bởi vì ở các bệnh viện
tập trung những người mắc bệnh là nguồn của nhiều loại bệnh với bệnh nguyên học
đã biết hoặc đôi khi còn chưa biết đối với khoa học hiện đại.
Nước thải bệnh viện ngoài ô nhiễm thông thường (ô nhiễm khoáng chất và ô
nhiễm các chất hữu cơ) còn chứa những tác nhân gây bệnh – những vi trùng, động
vật nguyên sinh gây bệnh, trứng giun, virus. Chúng đặc biệt nhiều nếu ở bệnh viện
có khoa truyền nhiễm (lây). Còn nguy hiểm hơn về phương diện dịch tễ là nước thải
của những bệnh viện truyền nhiễm chuyên khoa, các trại điều dưỡng bệnh lao và
những cơ sở lây nhiễm khác.
Người ta chấp nhận rằng tiêu chuẩn thoát nước bằng tiêu chuẩn cấp nước, do
vậy hiển nhiên là lượng nước mà bệnh viện dùng trong một ngày sẽ chính là lượng
nước thải trong một ngày. Theo nhiều tiêu chuẩn quốc gia của các nước thì lượng
nước cấp tính trên một giường đối với bệnh viện là 200 – 250l/ngày, còn đối với bệnh
viện đặc biệt là 500l/ngày. Tuy nhiên, thực tế lượng nước sử dụng lớn hơn nhiều tiêu
chuẩn trên. Tại Việt Nam, theo TCVN 4470-87 lưu lượng nước thải của bệnh viện đa
khoa được xác định như sau: (Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và khu công
nghiệp của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 1996)
8
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn nước cấp và lượng nước thải bệnh viện
STT
Quy mô BV (số giường) Tiêu chuẩn nước cấp Lượng nước thải
l/giường.ngày
m3/ngày
1
<100
700
70
2
100 – 300
700
100 – 200
3
300 – 500
600
200 – 300
4
500 – 700
600
300 – 400
5
>700
600
>400
6
BV kết hợp nghiên cứu và 1.000
>500
đào tạo >700
2.1.1.3. Nguồn gốc nước thải bệnh viện
Nước thải sinh ra trong toàn bộ khuôn viên bệnh viện bao gồm các loại khác
nhau với nguồn thải tương ứng như sau:
- Nước thải là nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích khuôn viên bệnh viện
- Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong bệnh viện, của bệnh
nhân và thân nhân bệnh nhân thăm nuôi bệnh.
- Nước thải phát sinh hoạt động khám và điều trị bệnh
- Nước thải từ các công trình phụ trợ (thiết bị xử lý khí thải, giải nhiệt máy phát
điện dự phòng, giải nhiệt cho máy điều hoà không khí…)
2.1.1.4. Những đặc điểm hóa lý của nước thải bệnh viện
Theo dạng ô nhiễm và cả theo nồng độ thì nước thải bệnh viện không khác nhiều
lắm, thậm chí còn giống nước thải sinh hoạt của khu dân cư. Tuy nhiên, ngoài những
9
ô nhiễm thông thường, trong nước thải bệnh viện còn có cả những chất bẩn khoáng
và hữu cơ đặc thù: các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các đồng vị phóng xạ
được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy
sự có mặt của một vài chất trong số chúng dẫn đến việc giảm hiệu quả làm sạch nước
thải trên công trình xử lý. Ví dụ, người ta quan sát thấy việc giảm hiệu quả xử lý nước
thải bệnh viện bằng biophin nhỏ giọt khi trong nước thải chứa chất kháng sinh
(streptomycin) ở nồng độ 0,7 – 1 mg/l mà thực tế trong những trường hợp riêng biệt
nồng độ streptomycin có thể đến 12mg/l. Như vậy, hiệu quả xử lý nước thải giảm
đáng kể theo các chỉ tiêu hóa học, đặc biệt là chỉ tiêu vi khuẩn.
Việc sử dụng rộng rãi chất tẩy rửa bề mặt (chất hoạt động bề mặt CHĐBM) ở
xưởng giặt của bệnh viện cũng tạo nguy cơ thực tế làm xấu đi mức độ hoạt động của
công trình xử lý. Theo các kết quả nghiên cứu thì hàm lượng CHĐBM trong nước
thải làm xấu đi khả năng tạo huyền phù trong bể lắng, đa số vi khuẩn tụ tập lại trong
bọt. Những chất tẩy rửa riêng biệt ảnh hưởng đến quá trình làm sạch sinh học của
nước thải: chất tẩy rửa anion làm tăng lượng bùn hoạt tính, chất tẩy rửa cation lại làm
giảm đi
Người ta thường khuyến nghị các tiêu chuẩn sau tính trên 1 giường bệnh:
- Các chất lơ lửng: 130g/ngày
- BOD5: 70g/ngày
- BOD20: 80g/ngày
- Nito tính theo amoni: 16g/ngày
- Clo: 18g/ngày
Để chọn cho đúng sơ đồ nguyên tắc của các trạm xử lý nước thải bệnh viện cũng
cần quan tâm tới số liệu về sự dao động nồng độ nước thải trong ngày. Nước thải
bệnh viện khác nước thải sinh hoạt bởi sự dao động đáng kể của nồng độ gây nên bởi
tính không đều của nước thải bệnh viện trong vòng một ngày.
2.1.1.5. Đặc trưng về vi trùng, virus và giun sán của nước thải bệnh viện
10
Điểm đặc thù của thành phần nước thải bệnh viện làm cho nó khác với nước
thải sinh hoạt khu dân cư là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt
nguy hiểm là các dạng truyền nhiễm qua đường tiêu hóa từ người trong thời gian ủ
bệnh ở ngoại trú, hoặc người bệnh không được chăm sóc y tế. Nước thải nhiễm các
vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước.
Những bệnh truyền nhiễm loại này là bệnh tả, thương hàn, phó thương hàn, khuẩn
Salmonella, lỵ, bệnh do amip, bệnh do Lamblia, bệnh do Brucella, bệnh than, giun
sán, viêm gan…Về mức độ nhiễm khuẩn của nước thải ngoài việc tìm những vi khuẩn
gây bệnh còn có thể đánh giá theo những vi khuẩn chỉ thị: chuẩn coli, chỉ số coli hay
số vi khuẩn. Đối với nước thải bệnh viện thì còn thiếu những khảo sát cơ bản, tuy
nhiên có thể giả định rằng ở tiêu chuẩn sử dụng nước từ 500l/ngày/giường bệnh trở
lên thì số trứng giun sán là 10 – 15 trong 1l nước thải.
Như vậy, nước thải bệnh khác nước thải sinh hoạt bởi những điểm sau:
- Lượng chất bẩn gây ô nhiễm tính trên 1 giường bệnh lớn hơn 2 – 3 lần lượng
chất bẩn gây ô nhiễm tính trên 1 đầu người. Ở cùng một tiêu chuẩn sử dụng nước thì
nước thải bệnh viện đặc hơn, nghĩa là nồng độ chất bẩn cao hơn nhiều.
- Sự hình thành nước thải bệnh viện trong vòng 1 ngày và ở những ngày riêng
biệt của tuần là không đều (hệ số không đều K = 25)
- Thành phần của nước thải bệnh viện dao động trong ngày do chế độ làm việc
của bệnh viện không đều
- Trong nước thải bệnh viện ngoài những chất bẩn thông thường như trong nước
thải sinh hoạt còn chứa những chất bẩn hữu cơ và khoáng đặc biệt (thuốc men, chất
tẩy rửa, đồng vị phóng xạ…)
- Trong nước thải bệnh viện có một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh
Từ đó nước thải bệnh viện cần phải xếp vào loại nước thải riêng khác nước thải
sinh hoạt và yêu cầu xử lý phải cao hơn.
11
2.1.1.6. Thành phần, tính chất đặc trưng và khả năng gây ô nhiễm của nước thải
bệnh viện
Thông thường nước thải bệnh viện, trung tâm y tế có thành phần tính chất gần
giống như nước thải sinh hoạt ngoại trừ hàm lượng vi sinh vật có hàm lượng khá cao
* Nước thải là nước mưa
a. Nước mưa quy ước sạch
Loại nước thải này sinh ra do lượng nước mưa rơi trên khuôn viên bệnh viện.
Chất lượng nước mưa khi chảy vào hệ thống thoát nước phụ thuộc vào nồng độ trong
sạch của khí quyển tại khu vực đang xét và đặc điểm mặt bằng bị rửa trôi. Trong các
bệnh viện, các khu vực sân bãi, và đường giao thông nội bộ đều tráng nhựa, không
để hàng hóa hoặc rác rưởi tích tụ lâu ngày trên khu vực sân bãi. Do đó nước mưa khi
bị chảy tràn qua khu vực này có mức độ ô nhiễm không đáng kể và được xem là nước
thải "quy ước sạch" cùng với nước mưa thu gom trên mái các khu nhà trong bệnh
viện.
b. Nước mưa bị nhiễm bẩn
Nước mưa có khả năng bị nhiễm bẩn khi chảy qua một số vị trí và khu vực đặc
biệt như: các giỏ rác đặt ngoài đường, khu vực đặt bồn chứa nhiên liệu cho máy phát
điện dự phòng…Thành phần nước mưa trong trường hợp này sẽ có khả năng chứa
các chất gây bẩn và váng dầu mỡ
* Nước thải sinh hoạt
Là loại nước thải ra sau khi sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt trong bệnh viện:
ăn, uống, tắm rửa, vệ sinh…từ các khu nhà làm việc, các khu nhà vệ sinh, nhà ăn, căn
tin…Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt trong bệnh viện cũng như nước thải
sinh hoạt từ các cụm dân cư đô thị khác có chứa các chất cặn bã, các chất hữu cơ hòa
tan (thông số các chỉ tiêu BOD, COD), các chất dinh dưỡng (nito, phốt pho) và vi
trùng. Chất lượng nước thải sinh hoạt này vượt quá tiêu chuẩn quy định hiện hành và