Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Chiến lược kinh doanh của forest laboratories

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.42 KB, 16 trang )

Chiến lược kinh doanh của Forest Laboratories

1


MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................3
1. Giới thiệu chung về Forest Laboratories...............................................................3
1.1 Tổng quan về Forest Laboratories...................................................................3
1.2 Lịch sử hình thành của Forest Laboratories.....................................................4
1.3 Tư tưởng cốt lõi...............................................................................................4
1.3.1 Giá trị cốt lõi.............................................................................................4
1.3.2 Mục đích cốt lõi........................................................................................5
1.4 Quá trình phát triển..........................................................................................6
2. Phân tích mô hình PEST.......................................................................................6
2.1 Phân tích tình hình kinh tế...............................................................................6
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế..................................................................................6
2.1.2 Lạm phát và lãi suất..................................................................................7
2.1.3 Tỷ giá hối đoái..........................................................................................8
2.2 Tình hình công nghệ........................................................................................8
2.3 Tình hình văn hóa – xã hội..............................................................................9
2.4 Môi trường chính trị - pháp luật......................................................................9
2.4.1 Về hệ thống kinh tế chính trị....................................................................9
2.4.2 Môi trường pháp luật..............................................................................10
3. Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh...........................................................12
3.1 Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng...................................................................12
3.2 Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành.......................................................14
3.3 Năng lực thương lượng của người mua.........................................................14
3.4 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp.....................................................15


3.5 Các sản phẩm thay thế...................................................................................15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................16
2


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu chung về Forest Laboratories
1.1 Tổng quan về Forest Laboratories
Forest Laboratories là công ty cổ phần được thành lập năm 1956. Trụ sở chính
của công ty ở tại địa chỉ 909 Third Avenue, New York, Hoa Kỳ. Giám đốc điều hành
hiện tại là ông Howard Solomon. Hiện nay, Forest có khoảng 5.600 công nhân. Forest
là công ty dược, chuyên sản xuất và bán những loại thuốc kê đơn và thuốc không kê
đơn. Thuốc chủ yếu là trị các bệnh như trầm cảm, Alzheimer, đau thần kinh, tăng
huyết áp, hen suyễn, bệnh tiêu hóa…
Forest Laboratories cũng không ngừng nghiên cứu, phát triển và cung cấp các
sản phẩm thuốc mới khác biệt. Công ty đã thành lập thương hiệu trong lĩnh vực điều
trị các bệnh liên quan đến trung tâm thần kinh và tim mạch, và luôn luôn tìm kiếm cơ
hội sản phẩm mới để điều trị các bệnh trên một dải rộng các vấn đề về sức khỏe. Sự
thành công của Forest Laboratories một phần lớn đến từ khả năng điều chế các loại
thuốc tiềm năng để đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng hoặc cung cấp các sản phẩm
có giá trị cao hơn giá trị hiện tại.
Forest Laboratories là đối tác với các công ty dược phẩm và công nghệ sinh
học để cùng hợp tác phát triển các sản phẩm, cấp phép hoặc mua lại các sản phẩm mới
đầy hứa hẹn từ các công ty trên toàn thế giới. Các phòng thí nghiệm thuộc sở hữu của
công ty tiến hành điều tra nghiên cứu, kiểm tra nghiêm ngặt các loại thuốc được cấp
phép của nó, sau đó tập trung tiếp thị và bán các sản phẩm đó trên thị trường.
Forest Laboratories cùng các công ty con của mình phân phối các sản phẩm tại
nơi sản xuất là Hoa Kỳ và Anh, Ireland... Forest Laboratories không chỉ phân phối
thuốc tại nơi sản xuất mà còn tiến hành xuất khẩu sang các thị trường khác như

Ireland, Hà Lan, Hy Lạp, Ba Lan, Hungary, và các thị trường khác ở Trung Đông và
châu Úc thông qua hệ thống các đối tác tiếp thị sản phẩm tại nước sở tại.
Từ những năm 1956 công ty thành lập chỉ là môt phòng thí nghiệm nhỏ, viện
nghiên cứu và sản xuất thuốc chỉ đáp ứng cho một thị trường nhỏ hẹp, mang tầm nội
địa. Trải qua theo thời gian thì công ty hiện nay đã có 5 công ty con, thị trường đã
vươn xa trên quốc tế, phục vụ thuốc cho rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng tài
sản của công ty tăng lên qua các năm. Ví dụ năm 2005, tài sản của công ty là
2.708.022.000$. Năm 2007 là 2.422.717.000$, đến năm 2009 là 3.795.854.000$. Điều
3


này một lần nữa khẳng định công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngoài ra ta
có thể thấy rằng doanh thu thuần tăng qua các năm như năm 2006 là 2.793.934$, đến
năm 2008 là 3.501.832, và năm 2009 là 3.636.055 chứng tỏ công ty đang tăng trưởng.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã tiến hành liên
doanh, nhượng quyền thương mại, cấp phép đối với nhiều công ty trên các quốc gia
khác nhau như Forest đã cấp giấy phép cho Citalopram ( năm 1996), thiết lập quan hệ
với Nicomed ( năm 2011).
1.2 Lịch sử hình thành của Forest Laboratories
Forest Laboratories được thành lập năm 1956 như là một công ty dịch vụ nhỏ
đóng vai trò trợ giúp nghiên cứu và phát triển để chế tạo ra các loại thuốc cho các
công ty lớn, giàu có hơn. Sau khi công ty phát triển một loại thuốc, nó sẽ bàn giao sản
phẩm mới cho khách hàng của nó, người sau đó sẽ tiếp thị, bán và phân phối ra thị
trường. Công ty đạt được một mức độ thành công trong phân khúc của mình và tìm
thấy một nhu cầu ổn định cho các dịch vụ mà công ty cung cấp trong thời gian cuối
những năm 1950 và đầu những năm 1960. Để bảo vệ công ty khỏi những rủi ro liên
quan với các ngành công nghiệp thuốc, ban quản trị đã quyết định đa dạng hóa sang
thị trường thực phẩm - chủ yếu là bánh kẹo và kem. Sự thay đổi diễn ra vào năm
1977, Hans Loway từ chức, Howard Solomon lên thay đã hướng công ty tập trung vào
sản xuất và phân phối dược phẩm và đã mang đến cho công ty một nguồn lợi nhuận

khổng lồ sau đó. Với nguồn tài chính mạnh, năm 1984 công ty mua lại công ty O’Neal
Jone & Feldman, tạo tiền đề cho công ty mở rộng sang một lĩnh vực thuốc mới-lĩnh
vực thần kinh. Năm 1997 công ty gặp khó khăn do chịu sự cạnh tranh mạnh trong
phân khúc tiêu hóa, do vậy công ty đã đầu tư mạnh cho nghiên cứu trong phân khúc
thần kinh, năm 1998 sản phẩm Celexa ra đời đã tạo nên tiếng vang lớn. Từ đây, đơn vị
kinh doanh này trở thành đơn vị kinh doanh chủ lực của công ty.
1.3 Tư tưởng cốt lõi
1.3.1 Giá trị cốt lõi
Được thành lập từ rất sớm, để có được và duy trì vị trí khá cao trong trong một
lĩnh vực khó, và trong một đất nước có tính cạnh tranh cao như Mỹ thật không dễ
dàng chút nào đối với Forest Laboratories. Hơn nữa, để thực hiện nhiệm vụ và đạt
được tầm nhìn, tất cả các nhân viên công ty và các nhà quản trị phải tuân thủ các
nguyên tắc nguyên lý nền tảng trong công việc cũng như ứng xử của mình. Bởi họ tin
4


rằng, những giá trị cốt lõi này sẽ là kim chỉ nam trên con đường phát triển của công ty
cũng như trên con đường phát triển sự nghiệp của họ.
Là một công ty dược phẩm trong một ngành công nghiệp có tính đặc thù cao,
Forest Laboratories INC luôn tôn trọng pháp luật và các quy định áp dụng riêng cho
ngành công nghiệp liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người. Công ty là một
bộ phận của thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, công ty sẽ không hài lòng với những
hoạt động đơn thuần trong lĩnh vực được pháp luật chấp nhận. Forest Laboratories tự
hào và tích cực thúc đẩy hoạt động chuyên nghiệp gắn với tinh thần tôn trọng pháp
luật cũng như đạo đức nghề nghiệp. Công ty luôn tuân thủ, thực hiện theo các quy
định về kiểm tra, phê duyệt, sản xuất và phân phối các sản phẩm. Vì theo công ty, cả
về mặt đạo đức và nghĩa vụ hợp pháp, các sản phẩm của công ty hoàn toàn xứng đáng
với những người tin tưởng.
-


Reputation (Uy tín) : Công ty cam kết mang đến cho khách hàng những loại
thuốc có chất lượng. Chính vì vậy mà sản phẩm của công ty đã có mặt trên
168 quốc gia.

-

Team work (làm việc nhóm) : ở công ty các nhân viên đều được chia thành
các nhóm làm việc để thúc đẩy các thành viên gia tăng độ gắng kết và tinh
thần đồng đội trong công việc.

-

Respect (Sự tôn trọng) : Forest Lab cam kết tôn trọng pháp luật, các đạo
đức của ngành và tiêu chuẩn nghề nghiệp. Tôn trọng những con người trong
tổ chức nên công ty coi “tài sản lớn nhất của chúng tôi chính là nhân viên
của chúng tôi”

1.3.2 Mục đích cốt lõi
Mục đích cốt lõi là bộ phận thứ hai của tư tưởng cốt lõi, đó là lý do để một tổ
chức tồn tại. Do vậy mục đích cốt lõi của Forest Laboratories cũng đã phản ánh các
động cơ thúc đẩy mọi người để thực hiện công việc của tổ chức. Nó không phải là một
sự hứa hẹn về tiền bạc hay một kết quả kinh doanh tốt. Với họ trách nhiệm và đạo đức
nghề nghiệp được đưa lên hàng đầu.
Mục đích cốt lõi: “Công ty mong muốn sẽ tìm kiếm các sản phẩm dược mới
giải quyết các vấn đề về sức khỏe, mang lại một sự khác biệt trong cuộc sống của
người dân, mang lại một sự hỗ trợ kịp thời cho những con người đang đau khổ.”

5



Forest Lab cho rằng thành công của họ chỉ được ghi nhận khi nhận được sự hài
lòng của khách hàng, khi sản phẩm họ cung cấp luôn có sự đổi mới, toàn vẹn và luôn
được phát triển.
Mục đích cốt lõi trên đã dẫn dắt và thôi thúc Forest Lab không ngừng đổi mới,
không ngừng hoàn thiện sản phẩm. Trong kinh doanh, các công ty thường không có sự
lựa chọn, một là phải đổi mới hoặc có nguy cơ đến một bế tắc. Nhưng Forest Lab lại
khác, hành động của họ xuất phát từ suy nghĩ về đạo đức nghề nghiệp, về công việc
mà họ đang làm liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người. Chính từ mục đích cốt
lõi đó mà công ty chú trọng bồi dưỡng một lực lượng lao động đa dạng và toàn diện
và coi đó là lợi thế cạnh tranh của mình. Các nhà quản trị cấp cao trong Forest Lab đã
nhận định “chúng tôi đạt được các mục tiêu thông qua các cam kết phát triển đa dạng
và tài sản lớn nhất của chúng tôi chính là nhân viên của chúng tôi”. (“At Forest, we
achieve our goals through the commitment, development, and diversity of our greatest
asset,... our employees.”)
1.4 Quá trình phát triển
Quá trình phát triển của Forest Laboratories như sau:
Năm
1967
1977
1984
1986
1996
1998
2002
2006
2010

2011

Sự kiện

Công ty trở thành công ty Cổ phần
Howard solomon làm giám đốc điều hành của công ty, năm này cũng là
năm công ty con Forest Pharmacy thành lập.
Công ty mua công ty O’Neal Jone & Feldman
Công ty mua Aerobid, một loại thuốc trị hen xuyễn
Công ty cho ra đời thuốc Tiazac, một loại thuốc trị tăng huyết áp và đau
thắt ngực.
Công ty cho ra đời thuốc Celexa, một loại thuốc chống trầm cảm.
Công ty bán thuốc Lexapro, một phiên bản của Celexa
Công ty bị kiện vì thuốc Celexa gây dị tật cho trẻ sơ sinh
Công ty kí kết thỏa thuận hợp tác với công ty TransTech Pharma trong
việc phát triển và thương mại hóa thuốc chống bệnh tiểu đường.
Công ty tung ra 3 loại thuốc khác nhau chỉ trong vòng 6 tháng như
Teflaro, Daliresp, Viibryd.

2. Phân tích mô hình PEST
2.1 Phân tích tình hình kinh tế
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
6


Tình hình kinh tế Mỹ từ năm 2008 rơi vào tình trạng tồi tệ do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính bắt đầu ngay tại Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra
khắp toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế Mỹ bị giảm xuống nhanh chóng, rủi ro kinh tế vĩ
mô tăng lên. Và trong thời gian này, Mỹ thắt chặt chính sách tài khóa chi tiêu công bị
cắt giảm. Theo một bài viết trên tạp chí “National Journal” của Mỹ, nền kinh tế lớn
nhất thế giới vẫn có nguy cơ bị nhấn chìm bởi những cơn sóng nợ nần, cho dù có hay
không các gói tiết kiệm cắt giảm chi tiêu. Thậm chí các biện pháp tiết kiệm trong thỏa
thuận sắp tới còn không đủ bù đắp các khoản nợ mới. Tốc độ tăng trưởng chậm chạp
sau suy thoái. Các báo cáo kinh tế đều nhận định Mỹ đã rơi vào tình trạng suy thoái

kinh tế trầm trọng trong nửa đầu năm 2011 với mức tăng trưởng chỉ từ 0,4-1,3%.
Đáng buồn hơn, dự báo kinh tế Mỹ 6 tháng cuối năm cũng không có gì sáng sủa, lạc
quan hơn. Chi tiêu của chính phủ và các tiểu bang đều cắt giảm. Tiêu dùng gần như im
ắng, chỉ tăng ở mức không đáng kể là 0,1% sau mức tăng trưởng 2,1% vào mùa đông
năm ngoái. Chi tiêu cho cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giảm, toàn ngành dược
đang đứng lại.
2.1.2 Lạm phát và lãi suất
Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng chưa
từng có vào cuối năm 2007 và năm 2008. Và cho đến nay tình trạng này cũng chưa cải
thiện lên nhiều lắm. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình hình tài chính Mỹ và thế
giới. Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số CPI tại Mỹ tháng 4/2011 tăng 0,4% so với tháng
3/2011 và cao hơn 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cho cả năm 2011, lạm phát tại Mỹ tăng 3%, tăng mạnh so với mức
tăng chỉ 1,5% trong năm 2010 và là năm có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 2007.
Chỉ số lạm phát lõi cũng ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 4 năm, đạt 2,2%.
7


CPI tăng mạnh trong năm 2011 có sự đóng góp phần lớn của việc giá thực
phẩm leo thang. Cụ thể, thực phẩm đã tăng tới 4,7% trong năm qua, mức tăng cao
nhất kể từ năm 2008.
2.1.3 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái của Mỹ so với các nước là cao nên giá trị các hàng hóa Mỹ mua
sẽ rẻ tương đối so với hàng hóa cùng loại ở nước ngoài. Do đó việc nhập khẩu các
nguyên liệu cho ngành thuốc có phần rẻ. Làm tăng lợi thế cạnh tranh cho các công ty
Mỹ nói chung và công ty Forest Lab nói riêng. Nhưng với một tỷ giá hối đoái cao như
vậy sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa nói chung cũng như thuốc của Mỹ nói riêng sẽ đắt
hơn so các thuốc sản xuất từ Nhật, Đức, Pháp.
2.2 Tình hình công nghệ

Hoa Kỳ là một đất nước có sự đầu tư ngân sách rất lớn cho việc đầu tư và
nghiên cứu. Đây là nơi mà các nghiên cứu được hỗ trợ thực hiện bởi chính phủ, là nơi
có nhiều phát minh sáng chế khoa học nhất, tập trung nhiều nhà khoa học nhất từ
trước đến nay. Mỹ luôn là nước tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào đời sống
kinh doanh và đã có những thành công vượt trội. Rất nhiều công ty của Mỹ đã và đang
áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến trong việc sản xuất và phân phối thuốc. Do đó mà
Công ty Forest cũng không phải là ngoại lệ.
Công nghệ hóa sinh học là một trong những lĩnh vực mà toàn thế giới đặc biệt
quan tâm trong thời gian gần đây. Việc công nghệ hóa sinh học ngày càng phát triển
mạnh và có khả năng xác định chính xác bệnh tật, tìm ra các phương pháp, các loại
thuốc chữa trị mới cho các bệnh hiểm nghèo khó chữa. Công nghệ này thực sự là một
cuộc cách mạng đối với ngành dược nói riêng và các ngành khác nói chung. Cũng như
các công ty dược khác Forest Lab cũng áp dụng công nghệ hóa sinh học này vào các
viện nghiên cứu ở New York.
Tuy nhiên vì đây là công nghệ khá phổ biến nên nhiều công ty cũng áp dụng
công nghệ này. Hơn nữa chi phí cho việc tiếp cận công nghệ này khá cao nên công ty
cũng chưa tạo được lợi thế cạnh tranh đặc sắc. Dưới sự phát triển mạnh mẽ của
internet, công ty đã sử dụng các ứng dụng eCRM để cải thiện dịch vụ khách hàng
truyền thống như là thông tin liên lạc dễ dàng hơn và giải đáp nhanh hơn các vấn đề
của khách hàng, tự động trả lời các câu hỏi quen thuộc, để cho khách hàng tự phục vụ,

8


hoặc cho phép các khách hàng yêu cầu một cuộc điện thoại từ một nhân viên dịch vụ
khách hàng.
2.3 Tình hình văn hóa – xã hội
Hoa Kỳ là nước có nền văn hóa đa dạng, và rất văn minh tiến bộ. Người tiêu
dùng Mỹ quan tâm nhiều tới độ an toàn, nguồn gốc xuất xứ hay sự thân thiện với môi
trường của sản phẩm. Vì có trách nhiệm cao với cá nhân, cộng đồng nên họ luôn đòi

hỏi sản phẩm họ mua phải từ các công ty hoạt động vì lợi ích cộng đồng, vì môi
trường, không bóc lột sức lao động của công nhân…. Họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn
nếu sản phẩm có được những tiêu chí trên. Đặc biệt với các sản phẩm dược thì sự
quan tâm này càng nhiều hơn vì sản phẩm mà họ mua liên quan tới tính mạng chính
họ. Forest Lab gắn hình ảnh chính mình với các hoạt động vì cộng đồng. Công ty
tặng thuốc cho các em nhỏ bị hen xuyễn tại trại trẻ mô côi Mỹ. Đồng thời hỗ trợ các
bệnh viện, tổ chức y tế giúp đỡ khâu kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân. Công ty tạo môi
trường làm việc tốt nhất cho nhân viên của mình. Và nhiều năm liền công ty được
bình chọn là một trong 50 nơi làm việc thân thiện nhất nước Mỹ. Để bảo vệ môi
trường, công ty đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải tiên tiến áp dụng phương pháp hóa
học, sinh học, xử lý bằng sự oxy hóa cao cấp.
2.4 Môi trường chính trị - pháp luật
2.4.1 Về hệ thống kinh tế chính trị
Hoa Kỳ có một cấu trúc chính trị phức tạp, với quyền phán xét đối với một hoạt
động hay một bang đuợc chia cho nhiều cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khác
nhau, một số cơ quan đuợc bầu ra, một số là do chỉ định.
Chính quyền liên bang theo thể thức tam quyền phân lập gồm có ba bộ máy: bộ
máy hành pháp (do Tổng thống đứng đầu), bộ máy lập pháp (Quốc hội) và bộ máy tư
pháp (do Tòa án Tối cao đứng đầu). Chính quyền liên bang và tiểu bang phần lớn do
hai Đảng chính điều hành: Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.
Các thế lực chính trị tại Mỹ:
+ Giới cầm quyền tại Mỹ: Ðảng Cộng Hòa và Ðảng Dân Chủ đang tranh nhau
từng ghế trong quốc hội. Tuy nhiên thái độ chính trị và hành động của hai đảng này
còn chưa có sự thống nhất nên ảnh hưởng khá lớn tới việc kinh doanh ở Mỹ.

9


+ Các hiệp hội: Đây là cách mà các doanh nghiệp trong nước hoặc là các hiệp
hội của một quốc gia liên kết lại với nhau để tự bảo vệ mình, như hiệp hội bảo vệ

nguời tiêu dùng...
Do tầm ảnh hưởng chính trị mạnh nên Mỹ có nhiều thuận lợi hơn các nước
khác trong việc nhận các ưu đãi và có uy tín trong các hiệp hội, tổ chức kinh tế. Môi
trường chính trị như vậy cũng ảnh hưởng ít nhiều tới công ty, công ty nên chú trọng
vào các hành động của mình để không làm ảnh hưởng tới cấu trúc xã hội và tận dụng
những ưu thế hơn người của mình. Các sản phẩm của công ty hầu như đều dãn nhãn là
sản phẩm của Mỹ vì giúp công ty dễ dàng tiêu thụ trên thị trường.
2.4.2 Môi trường pháp luật
Chính phủ Mỹ có những chính sách kinh tế tuyệt vời, vừa giúp cho các công ty
có quyền tự quyết, còn bản thân chính phủ đảm nhận nhiệm vụ tạo ra một cơ sở lành
mạnh để vận hành các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế, và hệ thống luật pháp
của nước Mỹ.
- Do Mỹ là một nước có sự bảo hộ khá cao cho các doanh nghiệp trong nước
bằng nhiều rảo cản thương mại. Forest Lab tận dụng một số rào cản thuế quan và rào
cản phi thuế quan như là một sự thuận lợi của mình.
+ Thuế theo trị giá: đuợc đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần
trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.
+Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng, liên quan đến nguồn nguyên liệu.
+Thuế gộp: bao gồm cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng.
+Thuế theo thời vụ: thay đổi theo thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm.
Các mức thuế:
+ Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nuớc có
quan hệ thương mại bình thuờng (NTR), đuợc áp dụng với những nước thành viên
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành
viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Ngoài ra, còn
có Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN).
+ Mức thuế áp dụng với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Hàng hoá
nhập khẩu từ Canada và Mexico đuợc miễn thuế nhập khẩu hoặc được huởng thuế
suất ưu đãi thấp hơn mức thuế MFN.


10


+ Các hiệp định thương mại tự do song phương hàng hoá nhập khẩu vào Hoa
Kỳ từ những nước có hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ đều được miễn thuế
nhập khẩu hoặc có mức thuế thấp hơn nhiều so với mức thuế MFN.
+ Ưu đãi thuế quan cho những hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ thuộc diện
hưởng lợi của Luật Thương mại.
+Thuế đối kháng hay thuế trợ giá (countervailing duties – CVDs): là loại thuế
đánh vào hàng hóa được hưởng trợ cấp xuất khẩu của chính phủ một nuớc ngoài cấp
cho nguời xuất khẩu khi bán hàng hóa vào Hoa Kỳ.
Một số luật bảo vệ người tiêu dùng, được xem như là hàng rào phi thuế quan:
+ Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (Consumer Product Safety Act)
+ Luật liên bang về các chất nguy hiểm (Federal Hazardous Substances Act)
+ Luật về đóng gói phòng ngộ độc (Poison Prevention Packaging Act)
+ Luật về thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm
- Giá trị cốt lõi mà công ty cam kết là tôn trọng pháp luật, nên công ty kí rất
nhiều cam kết với các hiệp hội tổ chức. Đặc biệt hoạt động trong ngành liên quan đến
sức khỏe, công ty phải kí nhiều cam kết để mang lại một sự đảm bảo cho khách hàng,
các cơ quan chức năng…Trong thời gian gần đây, công ty dính vào nhiều vụ kiện tụng
liên quan tới trách nhiệm sản phẩm trên toàn nước Mỹ. Mười bảy của các vụ kiện cáo
buộc rằng Celexa, Lexapro gây ra hoặc góp phần cho các cá nhân tự tử, hoặc gây ra
một sự kiện bạo lực. Ba mươi tám của những vụ kiện cáo buộc rằng Celexa, Lexapro
gây ra dị tật bẩm sinh hoặc tăng huyết áp động mạch phổi liên tục ở trẻ sơ sinh
(PPHN). Công ty hy vọng rằng trong một nước có thủ tục tố tụng hợp lý sẽ thúc đẩy
việc giải quyết các vụ kiện và mang lại cho công ty một cơ hội để minh oan sản phẩm
của mình.
Công ty thường duy trì $140/năm triệu bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm.
Tuy nhiên hoạt động trong nền kinh tế toàn cầu, lại trong một ngành đặc thù
liên quan đến sức khỏe con người, công ty Forest Lab có thể gặp phải nhiều trở ngại

trong quá trình kinh doanh do các chính sách pháp luật của nhà nước.
+ Các công ty – ít nhất là các công ty hợp pháp – cần phải được chính phủ cho
phép hoạt động kinh doanh. Các tập đoàn cần phải được 1 trong 50 bang cho phép
thành lập và hoạt động. Các công ty cần phải có các loại giấy đăng ký, giấy phép và
giấy cho phép hoạt động do chính quyền địa phương cấp.
11


+ Các công ty cần hệ thống tòa án để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cuỡng chế thi
hành các hợp đồng và giải quyết các tranh chấp thương mại.
+ Chính quyền địa phương bảo vệ lợi ích nguời tiêu dùng. Chính quyền các
bang điều tiết hoạt động của các công ty tư nhân nhằm bảo vệ sức khỏe dân chúng và
bảo vệ môi truờng. Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ nghiêm cấm mọi
loại thuốc có hại, còn Cơ quan Quản lý Y tế và An toàn thực phẩm thì bảo vệ nguời
lao động truớc các tai nạn nghề nghiệp.
+ Quốc hội Mỹ đã thông qua nhiều bộ luật để kiểm soát ảnh huởng đến môi
truờng do các ngành công nghiệp gây ra như ô nhiễm không khí, đất và nước. Sự ra
đời của Cơ quan Bảo vệ Môi truờng Mỹ (EPA) năm 1970 đã tạo tiền đề cho nhiều
chương trình liên bang về bảo vệ môi truờng. EPA đã đề ra và thực hiện các giới hạn ô
nhiễm, đồng thời, xây dựng lịch trình dể các ngành công nghiệp hạn chế ô nhiễm sao
cho phù hợp với các quy chuẩn mới.
3. Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh là công cụ hữu dụng và hiệu quả giúp cho các
doanh nghiệp đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành thông qua sự biến động về khả
năng sinh lợi của ngành. Theo Michael Poter, các doanh nghiệp trong ngành chịu sự
tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
3.1 Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là lực lượng không có trong ngành, nhưng họ
có thể gia nhập ngành nếu họ muốn. Sự gia nhập ngành của các đối thủ tiềm tàng càng
nhiều càng làm giảm khả năng sinh lời, làm giảm thị phần của các công ty hiện có

trong ngành.
- Ngành dược phẩm là một ngành có tiềm năng nhiều hơn thách thức và khả
năng sinh lời cao. Hơn nữa, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nên
nhu cầu chăm lo cho sức khỏe của con người ngày càng được quan tâm. Do đó những
phát minh mới nhằm tạo ra các loại thuốc đặc trị đáp ứng nhu cầu của con người ngày
càng cần thiết. Nhận thấy được lợi ích từ ngành mang lại, nhiều cá nhân, tổ chức rất
muốn gia nhập vào ngành. Nhưng điều này không phải là dễ dàng vì các công ty trong
ngành đã hạn chế việc nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Muốn cạnh
tranh trong ngành đòi hỏi rất cao về kinh nghiệm, công nghệ, kĩ thuật, yêu cầu vốn và
nguồn lực tài chính.
12


- Các quy định của Chính phủ: Ngành dược phẩm, là một trong những ngành
được Chính phủ ban hành những quy định chặt chẽ và có những yêu cầu đặc biệt. Các
công ty trong ngành có khả năng sản xuất đáng kể các sản phẩm của họ mà rất khó để
nhân rộng ra, vì họ có bằng sáng chế để bảo vệ các sản phẩm của họ. Đây chính là một
rào cản lớn đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Nhờ có bằng sáng chế mà lợi
nhuận từ sản phẩm mang lại thường rất cao và luôn ổn định trong suốt khoảng thời
gian được cấp bằng sáng chế.
- Tính kinh tế theo quy mô: Trong ngành dược phẩm thì loại chi phí chiếm tỷ
trọng lớn bao gồm các loại chi phí như R&D, thử nghiệm, sản xuất…Muốn làm giảm
các loại chi phí này thì các công ty trong ngành cần phải sản xuất một số lượng lớn
sản phẩm. Đây chính là hiệu quả của tính kinh tế theo quy mô. Quy mô của công ty
cũng đem lại một lợi thế vô cùng quan trọng. Điều này sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh
tiềm tàng cảm thấy e ngại khi muốn thâm nhập vào ngành vì công ty mới gia nhập
ngành sẽ gặp khó khăn cho vấn đề này, và thường họ sẽ gia nhập ngành với quy mô
nhỏ, hoặc nếu chấp nhận gia nhập ngành với quy mô lớn thì họ cũng gặp rất nhiều rủi
ro do sẽ gặp sự trả đũa rất mạnh từ các đối thủ hiện tại của ngành.
- Lợi thế chi phí tuyệt đối.

Khả năng vận hành sản xuất vượt trội nhờ vào kinh nghiệm quá khứ: Các công
ty trong ngành đã tận dụng được những kinh nghiệm tích lũy dày dạn, các kĩ thuật
công nghệ vào quá trình nghiên cứu sản phẩm, sản xuất cũng như trong quản lý điều
hành công ty. Cho nên họ hoàn toàn có kinh nghiệm hơn hẳn các đối thủ muốn nhập
ngành. Khả năng kiểm soát đầu vào: Vì các công ty đã tồn tại lâu nên có khả năng tiếp
cận được với những nhà cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ, mà chất lượng lại tuyệt vời,
các đối thủ tiềm tàng muốn tìm được các nhà cung cấp như vậy là rất khó. Hơn nữa
công ty sở hữu nguồn lao động dồi dào, với tay nghề và trình độ kỹ thuật cao.
Khả năng tiếp cận vốn: Ngành dược là một trong những ngành mà cần phải có
một nguồn vốn và nguồn lực tài chính hùng mạnh thì mới có thể tồn tại và phát triển
được. Các công ty đang hoạt động trong ngành hoàn toàn có khả năng tiếp cận nguồn
vốn dễ dàng hơn so với các công ty muốn gia nhập ngành nhờ vào uy tín, cũng như
khả năng tài chính đã được chứng minh.
- Rào cản nhập cuộc và sự cạnh tranh: Các công ty muốn gia nhập vào ngành
thì phải có nguồn vốn lớn để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tìm tòi, thử
13


nghiệm và chỉ được phép đưa sản phẩm ra thị trường khi được cấp phép. Nói tóm lại
dược phẩm là ngành có rào cản nhập cuộc cao.
3.2 Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Ngành dược phẩm là một ngành tập trung. Trong ngành có hơn 200 công ty thì
phần lớn thị phần tập trung vào 10 công ty lớn. Biểu đồ dưới đây liệt kê 50 công ty
dược phẩm có doanh số lớn nhất trong năm 2010.

Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành diễn ra mạnh mẽ vì đây là ngành
đem lại tỷ suất sinh lợi cao từ 30%-50% trên vốn điều lệ. Những công ty trong ngành
cạnh tranh khốc liệt với nhau đặc biệt là những công ty dược có tên tuổi như: Pfizer,
Eli Lilly and Co, Johnson & Jonhson…
- Các điều kiện nhu cầu: Nhu cầu về dược phẩm là khá ổn định.

- Rào cản rời ngành: Ngành dược phẩm là ngành đem lại tỷ suất sinh lợi cao.
Nhưng cũng là ngành có rào cản nhập cuộc cao và công ty muốn đi vào hoạt động thì
đòi hỏi nó phải đầu tư một khoảng chi phí rất lớn cho cơ sở vật chất, chi phí để thuê
chuyên gia, chi phí nghiên cứu và phát triển…cho nên các công ty trong ngành sẽ luôn
cố gắng duy trì và mở rộng vị thế của mình hơn là tìm kiếm cơ hội để gia nhập vào
ngành khác. Vì nếu rời bỏ ngành thì phải từ bỏ một khoản vốn rất lớn. Chính vì thế
mà rào cản rời ngành rất lớn. Và đang có xu hướng mạnh lên khi các công ty lớn thực
hiện chiến lược mua lại trong ngành.
3.3 Năng lực thương lượng của người mua
Ngành dược khó có thể phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay bệnh nhân. Vì
vậy khách hàng trực tiếp của họ là các bệnh viện, các trung tâm bảo vệ sức khỏe, hay
14


các quầy thuốc…Những khách hàng này thường mua với số lượng lớn, mua các loại
sản phẩm thuốc ở nhiều công ty dược khác nhau trong nước cũng như ở các nước
khác. Vì vậy họ có năng lực thương lượng với các nhà sản xuất cao.
3.4 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp
Các nhà cung cấp của ngành dược phẩm chủ yếu bao gồm: các nhà cung cấp
nguyên liệu thô và trung gian. mà nguồn nguyên liệu này rất phổ biến trên nhiều quốc
gia khá nhau, và không tạo ra sự khác biệt với các nhà cung cấp khác. Hơn nữa các
nguồn nguyên liệu này không phổ biến với ngành khác... Và các công ty trong ngành
có khả năng tích hợp ngược dòng è Năng lực thương lượng của nhà cung cấp thấp.
3.5 Các sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế thực hiện chức năng tương tự như sản phẩm trong ngành.
Sản phẩm thay thế của ngành dược phẩm chủ yếu là các loại thực phẩm, nước uống
mà có công dụng chữa bệnh hoặc phòng bệnh như trà thảo mộc, nước tăng lực, bông
cải xanh, đậu tương (đậu nành), dâu tây, mâm xôi… Cho nên áp lực từ các sản phẩm
thay thế ở mức trung bình.
Với bảng tóm tắt 5 lực lượng cạnh tranh dưới đây có thể thấy rằng ngành

dược phẩm là một ngành khá hấp dẫn.
Các lực lượng cạnh tranh

Đe dọa

Xu hướng

Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Thấp

Ít thay đổi

Các đối thủ trong ngành

Cao

Ổn định

Năng lực thương lượng của người mua

Cao

Ít thay đổi

Năng lực thương lượng của nhà cung cấp

Thấp

Ít thay đổi


Trung bình

Mạnh lên

Các sản phẩm thay thế

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Bài giảng môn học Quản trị chiến lược, PGS.TS 2015.
2) Quản trị kinh doanh quốc tế, Lê Thanh Bình, 2014.
3) Kinh doanh thời hội nhập, Nguyễn Nho Đạo, 2014.
4) Giáo trình Quản trị chiến lược, Lê Minh Sơn, 2014.
5) Quản trị học đại cương, Trần Như Quỳnh, 2014.

16



×