Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LƯU HIẾU TRUNG

NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CẤP TỈNH (PCI) CỦA TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LƯU HIẾU TRUNG

NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CẤP TỈNH (PCI) CỦA TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2017




CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Nguyễn Quyết Thắng
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 25 tháng 4 năm 2017.

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
TS. Trương Quang Dũng
TS. Lê Tấn Phước
TS. Hà Văn Dũng
TS. Hoàng Trung Kiên
TS. Mai Thanh Loan

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

TS. Trương Quang Dũng


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 31 tháng 03 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LƯU HIẾU TRUNG ................................................ Giới tính: nam
Ngày, tháng, năm sinh: 05/02/1979................................................Nơi sinh: Long An
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh..........................................MSHV: 1541820139
I- Tên đề tài:
Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Long An
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI)
- Đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số năng lực
cạnh tranh (PCI) tỉnh Long An giai đoạn 2011 - 2016.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản, khả thi nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh
tranh (PCI) tỉnh Long An đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 24/9/2016

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/02/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Quyết Thắng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. Nguyễn Quyết Thắng

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Long An” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa
được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong nghiên cứu này
đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lưu Hiếu Trung


ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành đề tài “Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI) của tỉnh Long An”, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các thầy cô
giáo Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã

truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và thực hiện luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn
Quyết Thắng, người đã nhiệt tình chỉ dẫn, định hướng, truyền thụ kiến thức trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các đồng nghiệp, gia
đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tác giả luận văn

Lưu Hiếu Trung


iii

TÓM TẮT
Luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết
Chương II: Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Long An
thời gian qua.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh của Long An.
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh
tranh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là gì? Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, các
chỉ số thành phần, phương pháp tính toán và tổng hợp các chỉ số thành phần thành
chỉ số tổng hợp PCI được đề xuất bởi VCCI.
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh nhằm thu hút đầu tư tại tỉnh Long An những năm qua. Phân tích đánh giá thực
trạng của điểm số PCI và các chỉ số thành phần có so sánh đánh giá với cả nước,
khu vực và các tỉnh lân cận, để biết được vị trí của tỉnh Long An đang nằm ở vị trí

nào so với cả nước và khu vực
Đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút
đầu tư với mục tiêu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Long An
trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Góp phần làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh,
nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư để đẩy nhanh quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở cấp tỉnh hiện nay.


iv

ABSTRACT
Thesis consists of 3 chapters:
Chapter I: Theoretical Foundations
Chapter II: Status of Provincial Competitiveness Index of Long An last time.
Chapter III: A number of measures and recommendations to enhance the
Provincial Competitiveness Index of Long An.
Codify some basic theoretical issues of competition, competitiveness,
competitiveness is what the provincial level? Provincial Competitiveness Index, the
index composition, method of computation and compilation of the index
components into composite index PCI was proposed by VCCI.
Assessing the situation and analyze the factors that affect competitiveness to
attract investment in Long An province over the years. Analysis to assess the status
of PCI scores and indicators comparable components rated for the country, the
region and the neighboring provinces, to know the location of Long An Province is
located in any position than country and region
Propose appropriate solutions to improve competitiveness in order to attract
investment with the goal of accelerating the process of economic development economic development of Long An in the process of industrialization,
modernization and international integration fall.
Contributing to clarify the rationale and practice of competitiveness, improve

competitiveness in order to attract investment to accelerate the process of economic
development - in provincial society today.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ..................................................................... xi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết .......................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
4.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu ...............................................................................3
4.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
5. Dự kiến kết quả đạt được của luận văn ...................................................................4
6. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................4
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................................5

1.1. Tổng luận về năng lực cạnh tranh ....................................................................5
1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh .............................................................5
1.1.2. Năng lực cạnh tranh quốc gia: ...................................................................6
1.1.3. Năng lực cạnh tranh ngành ........................................................................7
1.1.4. Năng lực cạnh tranh địa phương ................................................................7


vi

1.1.5. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp ............................................................8
1.1.6. Năng lực cạnh tranh sản phẩm ...................................................................9
1.1.7. Mối quan hệ năng lực cạnh tranh giữa các cấp độ ..................................10
1.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ...............................................................11
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của PCI .............................................11
1.2.2. Vai trò của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .......................................14
1.2.3. Các chỉ số thành phần và phương pháp đo lường chỉ số PCI ..................16
1.2.4. Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ...................17
1.2.5. Ưu điểm và hạn chế của chỉ số PCI .........................................................17
1.2.5.1. Ưu điểm của chỉ số PCI ........................................................................17
1.2.5.2. Hạn chế của chỉ số PCI .........................................................................18
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số PCI cấp tỉnh.............................................18
1.3.1. Nhóm các nhân tố khách quan .................................................................18
1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan ...........................................................................20
1.4. Kinh nghiệm nâng cao chỉ số PCI trong và ngoài nước .................................24
1.4.1. Kinh nghiệm các nước .............................................................................24
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản...................................................................24
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Singapore..................................................................26
1.4.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc ..............................................................27
1.4.2. Kinh nghiệm của các địa phương trong nước ..........................................28
1.4.2.1. Bài học kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng .....................................28

1.4.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp .......................................................30
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Long An ..................................................32
1.5. Tổng quan một số nghiên cứu về PCI và điểm mới của đề tài.......................33
1.5.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về PCI ....................................33
1.5.2. Điểm mới của đề tài nghiên cứu ..............................................................35
CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................37
THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH LONG AN
THỜI GIAN QUA .....................................................................................................37


vii

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Long An .........................37
2.2. Thực trạng về tình hình thực hiện chỉ số PCI Long An từ 2011 đến 2016.........39
2.3. Phân tích chi tiết thực trạng các chỉ số thành phần PCI của Long An năm
2016 .......................................................................................................................43
2.3.1. Chi phí gia nhập thị trường ......................................................................43
2.3.2. Tiếp cận đất đai ........................................................................................46
2.3.3. Tính minh bạch ........................................................................................48
2.3.4. Chi phí về thời gian .................................................................................51
2.3.5. Chi phí không chính thức ........................................................................52
2.3.6. Tính năng động ........................................................................................54
2.3.7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ...................................................................55
2.3.8. Đào tạo lao động ......................................................................................58
2.3.9. Thiết chế pháp lý .....................................................................................60
2.3.10. Cạnh tranh bình đẳng .............................................................................62
2.4. Đánh giá chung về việc nâng cao chỉ số PCI của tỉnh Long An ....................65
2.4.1. Kết quả khảo sát về việc nâng cao chỉ số PCI của tỉnh Long An ...........65
2.4.2. Đánh giá chung về việc nâng cao chỉ số PCI của tỉnh Long An ............67
2.4.2.1. Ưu điểm ................................................................................................67

2.4.2.2. Tồn tại ...................................................................................................68
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................73
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CẤP TỈNH CỦA LONG AN ....................................................................................73
GIAI ĐOẠN 2017 – 2020 .........................................................................................73
3.1. Định hướng phát triển KT - XH tỉnh Long An giai đoạn 2017 – 2020..........73
3.1.1. Mục tiêu phát triển cụ thể ........................................................................75
3.1.1.1. Mục tiêu kinh tế ....................................................................................75
3.1.1.2. Mục tiêu xã hội .....................................................................................75
3.1.1.3. Mục tiêu về môi trường ........................................................................76


viii

3.1.3. Quan điểm, định hướng và mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh tỉnh Long An đến năm 2020 ...................................................................76
3.2. Giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Long An giai đoạn
2017 – 2020 ...........................................................................................................77
3.2.1. Thực hiện Cải các hành chính .................................................................77
Nhằm cải thiện 04 chỉ số thành phần gồm: (3) Tính minh bạch; (4) Chi phí thời
gian; (5) Chi phí không chính thức; (9) Thiết chế pháp lý. ...............................77
3.2.1.1 Giải pháp đề xuất ...................................................................................77
3.2.1.2. ...............................................................................................................78
Thực hiện giải pháp ...........................................................................................78
3.2.2 Cải thiện việc hỗ trợ doanh nghiệp: .........................................................79
Nhằm nâng cao 04 chỉ số thành phần gồm: (2) Tiếp cận đất đai ; (6) Tính năng
động; (7) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; (8) Đào tạo lao động. .........................79
3.2.2.1 Giải pháp đề xuất ...................................................................................79
3.2.2.2. Thực hiện giải pháp ..............................................................................80
3.2.3. Cải thiện việc gia nhập thị trường của DN ..............................................81

3.2.3.1 Giải pháp đề xuất ...................................................................................81
3.2.3.2. Thực hiện giải pháp ..............................................................................81
3.3.3 Một số giải pháp khác cần tập trung .........................................................82
3.3.3.1 Giải pháp đẩy mạnh xây dựng phát triển hệ thống đường giao thông ..82
3.3.3.2 Giải pháp phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. ...............83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................85
1. Kết luận .............................................................................................................85
2. Đề xuất và kiến nghị ..........................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................89


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1

DN

Doanh nghiệp

2

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

3

ĐKKD


Đăng ký kinh doanh

4

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

5

FDI

(tiếng Anh: Foreign Direct Investment)

6

KCN

Khu công nghiệp

7

KCX

Khu chế xuất

9

KTTT


Kinh tế thị trường

10

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

11 GCNQSDĐ

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

12

HCNN

Hành chính nhà nước

13

NLCT

Năng lực cạnh tranh

14

PCI


15

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

16

TTHC

Thủ tục hành chính

17

UBND

Ủy ban nhân dân

18

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

19

VNCI

Dự án Nâng cao Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam


20

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(tiếng Anh: Provincial Competitiveness Index)


x

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Điểm số, vị trí và xếp hạng PCI Đà Nẵng từ 2010-2016.........................29
Bảng 1.2: Điểm số, vị trí và xếp hạng PCI Đồng Tháp từ 2010-2016……...…..….31
Bảng 2.1. Bảng thống kê các chỉ số thành phần PCI của tỉnh Long An...................41
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát chỉ số Chi phí gia nhập thị trường năm 2016................40
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát chỉ số Tiếp cận đất đai năm 2016..................................42
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát chỉ số Tính minh bạch năm 2016..................................45
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát chỉ số Chi phí về thời gian năm 2016..........................47
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát chỉ số Chi phí không chính thức năm 2016..................49
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát chỉ số Tính năng động năm 2016..................................50
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp năm 2016.............52
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát chỉ số Đào tạo lao động năm 2016................................55
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát chỉ số Thiết chế pháp lý năm 2016.............................56
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát chỉ số Cạnh tranh bình đẳng năm 2016.......................59
Bảng 2. 12: Số lượng phiếu khảo sát chuyên gia......................................................61
Bảng 3.1: Các giải pháp về Cải cách hành chính................................................….74
Bảng 3.2: Các giải pháp về Hỗ trợ doanh nghiêp.....................................................79

Bảng 3.3 : Chính sách khuyến khích đi học nâng cao trình độ chuyên môn…........80
Bảng 3.4: Các nhóm giả pháp về Gia nhập thị trường………………………......…81


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối liên quan giữa năng lực cạnh tranh giữa các cấp độ........................11
Hình 2.1 Vị trí địa lý tỉnh Long An...........................................................................33
Đồ thị 2.1 Xếp thứ hạng PCI tỉnh Long An..............................................................37
Đồ thị 2.2. Chỉ số thành phần PCI của tỉnh Long An so với các tỉnh Vùng KTTĐ
phía Nam năm 2015..................................................................................................43
Đồ thị 2.3 Thống kê điều tra về trình độ năng lực của cán bộ công chức và thái độ
phục vụ đối với doanh nghiệp...................................................................................62
Đồ thị 2.4 Thống kê điều tra 3 trụ cột của phát triển bền vững là phát triển kinh tế xã hội – môi trường của tỉnh Long An .....................................................................63


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Dưới sự tác động của quá trình dịch chuyển sang nền kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò và vị trí của chính quyền địa phương các cấp ngày
càng được phân cấp mở rộng. Các địa phương có quyền chủ động hơn trong việc lập
và thực thi các chiến lược và kế họach phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
mình, mở rộng khả năng thực hiện các quan hệ trực tiếp với các đối tác nước ngoài
để thu hút vốn, công nghệ cũng như hợp tác sản xuất nhằm khai thác hiệu quả hơn
các nguồn lực sẵn có. Xuất phát từ tình hình trên, các địa phương phải tự thân vận
động như một doanh nghiệp theo định hướng thị trường. Các nhà lãnh đạo cần biết
xây dựng địa phương mình thành một sản phẩm hấp dẫn, đồng thời cần biết cách

quảng bá các nét đặt thù của “sản phẩm” này một cách hiệu quả đến các thị trường
mục tiêu của mình.
Sự phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trong những năm qua cũng cho thấy
chính quyền cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội và địa phương. Chính quyền đã đang và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Nhiều địa phương đã thành
công trong việc thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống vật
chất tinh thần cho người dân. Những thành công đó đã khiến các nhà nghiên cứu,
các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm hơn dến vai trò cấp tỉnh mà cụ thể hơn là
cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam.
NLCT được tạo nên từ tập hợp nhiều yếu tố khác nhau, tác động đa chiều,
đan xen và ảnh hưởng qua lại rất phức tạp. Câu hỏi đặt ra là những yếu tố nào tạo
nên sự thành công ở một số địa phương, trong khi một số địa phương khác lại thất
bại trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân. Các nhà nghiên cứu kinh tế,
các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm đến sự khác nhau về hiệu quả điều hành
kinh tế của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam. Từ đó, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI - Provincial Competitiveness Index) được xây dựng để đánh giá năng lực


2

điều hành kinh tế của chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong
phạm vi cả nước.
Trong bảng xếp hạng chỉ số PCI năm 2011, Long An xếp hạng thứ 3/63 tỉnh
thành, thuộc nhóm xếp hạng rất tốt; năm 2012, Long An xếp hạng thứ 16/63 tỉnh
thành, thuộc nhóm xếp hạng tốt; năm 2013, Long An xếp hạng thứ 19/63 tỉnh thành,
thuộc nhóm xếp hạng khá; năm 2014, Long An xếp hạng thứ 7/63 tỉnh thành, thuộc
nhóm xếp hạng tốt; năm 2015, Long An xếp hạng thứ 9/63 tỉnh thành, thuộc nhóm
xếp hạng tốt; năm 2016, Long An xếp hạng thứ 15/63 tỉnh thành, thuộc nhóm xếp
hạng tốt. Nhìn lại kết quả xếp hạng của Long An trong 6 năm qua cho thấy: Long

An là tỉnh có PCI đứng vào nhóm đầu của khu vực và cả nước nhưng hàng năm chỉ
số này không ổn định. Với điều kiện thuận lợi của mình Long An chỉ số PCI thấp
hơn những tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng như Đồng Tháp, thậm chí cả
những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn nhiều. Kết quả đó thực sự đã
ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư kinh doanh, khả năng canh tranh trong
vấn đề thu hút đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh so với các địa phương khác.
Thực tế, việc nâng cao chỉ số PCI để thu hút đầu tư và cải thiện môi trường
kinh doanh trong dài hạn đã được nhiều địa phương quan tâm và có nhiều nghiên
cứu tiêu biểu như: Võ Tấn Thái (2014) cho Khánh Hòa, Phan Đình Hiển (2014) cho
Nghệ An, Nguyễn Văn Mạnh (2015) cho Vĩnh Phúc...Là một cán bộ của Văn phòng
UBND tỉnh, cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp theo dõi và tham mưu thực hiện các
chính sách vể chỉ số PCI của tỉnh. Tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Long An” để phục vụ cho công việc hiện tại và tương
lai của mình với mong muốn tỉnh Long An sẽ phát triển nhanh và bền vững, đúng
với thế mạnh và tiềm năng của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Long An,
từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Long An
đến năm 2020 và các năm tiếp theo.


3

2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh.
- Đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số năng lực
cạnh tranh tỉnh Long An thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản, khả thi nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh
tranh tỉnh Long An đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số năng
lực cạnh tranh tỉnh Long An đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh
Long An.
- Số liệu thứ cấp được lấy từ năm 2011 đến 2016. Số liệu sơ cấp thông qua
điều tra chuyên gia trong khoảng thời gian từ tháng 12/2016 – 2/2017.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
- Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được lấy từ Khảo sát của Phòng thương
mại công nghiệp Việt Nam, niên giám thông kê; các văn bản nhà nước; Số liệu của
UBND tỉnh Long An; số liệu từ các báo cáo của phòng, ban tại UBND tỉnh Long
An, số liệu từ các nguồn nghiên cứu trên báo và tạp chí v.v…
- Dữ liệu sơ cấp: điều tra khảo sát, thu thập ý kiến của các chuyên gia về một
số chỉ tiêu nhằm nâng cao chỉ số PCI tỉnh Long An.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương án tiếp cận và phân tích hệ thống: sử dụng chủ yếu trong nghiên
cứu vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, các chỉ số, tiêu chí cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến


4

chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh , …
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh: các phương pháp này sử dụng
chủ yếu trong việc nghiên cứu bài học, kinh nghiệm, phân tích đánh giá thực trạng

chỉ số NLCT của tỉnh Long An, đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị liên quan
đến nâng cao chỉ số NLCT tỉnh Long An.
- Phương pháp điều tra chuyên gia: nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia
về một số chỉ tiêu nhằm nâng cao chỉ số PCI tỉnh Long An để từ đó có cơ sở khách
quan đề xuất giải pháp và kiến nghị liên quan đến nâng cao chỉ số PCI tỉnh Long An.
5. Dự kiến kết quả đạt được của luận văn
Về mặt lý thuyết: Luận văn sẽ hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về
cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là gì? Chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh, các chỉ số thành phần, phương pháp tỉnh toán và tổng hợp các
chỉ số thành phần thành chỉ số tổng hợp PCI được đề xuất bởi VCCI.
Về mặt thực tiễn: Luận văn kế thừa cách tiếp cận phân tích đánh giá thực
trạng của điểm số PCI và các chỉ số thành phần có so sánh đánh giá với cả nước,
khu vực và các tỉnh lân cận, để biết được vị trí của tỉnh đang nằm ở vị trí nào so với
cả nước và khu vực. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại sự so
sánh điểm số tổng PCI và các chỉ số thành qua từng năm, rồi đánh giá kết luận đề
xuất biện pháp xử lý nên trong đánh giá và nhận định những ưu điểm và hạn chế còn
chung chung chưa thật sự cụ thể nên không thấy được trong các chỉ số hạn chế đang
yếu kém ở các tiểu chỉ số thành phần nào để có giải pháp khắc phục…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ
biểu, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
Chương 2: Thực trạng chỉ số NLCT của tỉnh Long An thời gian qua.
Chươnng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao Chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh của Long An giai đoạn 2017 – 2020.


5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng luận về năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Từ nhiều thập niên trước đây, thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh” đã trở nên
khá phổ biến đối với các nhà kinh tế và hoạch định chính sách trên thế giới với
nhiều quan điểm và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Có rất nhiều thuật ngữ
khác nhau liên quan đến quá trình cạnh tranh giữa các chủ thể được sử dụng song
hành cùng với thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh” (Competitiveness) như: “Sức cạnh
tranh” (Competitive Edge), “Khả năng cạnh tranh” (Competitive Capacity), “Lợi
thế cạnh tranh” (Competitive Advantage) và “Tính cạnh tranh” (Competitivity).
Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng những thuật ngữ này.
Theo quan điểm của K.Marx, “cạnh tranh” là “sự ganh đua đấu tranh gây gắt
giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu
dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch” (dẫn theo Trần Văn Tùng, 2004).
Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị
trường được định nghĩa là “sự ganh đua, kinh địch giữa các nhà kinh doanh trên thị
trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một nhóm
khách hàng về phía mình”. Khái quát lại hệ thống lý thuyết về cạnh tranh cho thấy,
cạnh tranh là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau, là một phạm trù rất rộng
và mang tính lâu dài. Khái niệm cạnh tranh được sử dụng cho cả phạm vi doanh
nghiệp, ngành, địa phương hoặc quốc gia…, và chỉ khác nhau ở mục tiêu được đặt
ra là ở quy mô doanh nghiệp, địa phương hay quốc gia. Trong khi đối với một doanh
nghiệp, mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận cao thì đối với địa phương
hay quốc gia, mục tiêu là tạo việc làm, nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân.
Tóm lại cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể cạnh tranh ganh đua nhau
tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu của mình.
Liên quan đến quá trình cạnh tranh, làm thế nào để hình thành được năng


6


lực cạnh tranh thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, chính phủ
quốc gia, các doanh nhân và cả các nhà nghiên cứu. Từ khái niệm cạnh tranh có thể
hiểu rộng ra năng lực cạnh tranh là tập hợp những điều kiện vốn có hoặc khả năng
đủ để giành thắng lợi, tạo lập được những thuận lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh
tranh (cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp, địa phương hay quốc gia) trong việc thực
hiện cùng mục tiêu nào đó.
Có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc
gia, địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm. Hiện nay vẫn chưa có một lý thuyết nào
hoàn toàn thuyết phục vấn và “chuẩn” về NLCT. Dù vậy, hai hệ thống lý thuyết
với hai phương pháp đánh giá được các quốc gia và các thiết chế kinh tế quốc tế sử
dụng nhiều nhất là: phương pháp do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong
Báo cáo cạnh tranh toàn cầu, và phương pháp do Viện Quốc tế về quản lý và phát
triển (IMD) đề xuất trong cuốn niên giám cạnh tranh thế giới. Cả hai phương pháp
này đều do một số Giáo sư đại học Havard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một
số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng.
Tiếp thu từ những nghiên cứu trên, tác giả cho rằng: Cạnh tranh chính là biện
pháp đặc biệt mà các tập thể, cá nhân quyết liệt nhằm giành về phía mình những điều
kiện thuận lợi hơn từ môi trường bên ngoài và từ các tập thể, cá nhân khác có cùng
mục đích.
1.1.2. Năng lực cạnh tranh quốc gia:
NLCT quốc gia được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Báo cáo
NLCT toàn cầu (GCI) định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng của
nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt
được mức tăng trưởng cao mang lại sự thay đổi tổng sản phẩm quốc nội trên đầu
người theo thời gian”.
Theo đánh giá NLCT quốc gia của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì NLCT
quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao, là tăng năng lực sản
xuất bằng việc đổi mới, sử dụng các công nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liên tục,
quan tâm đến công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.



7

1.1.3. Năng lực cạnh tranh ngành
Theo M.E.Porter (1980), một ngành (sản phẩm hay dịch vụ) là một nhóm
doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm hay dịch vụ mà những sản phẩm hay dịch
vụ này cạnh tranh trực tiếp với nhau. Ngành còn được định nghĩa là một nhóm các
công ty chào bán một sản phẩm hay một danh mục sản phẩm có thể hoàn toàn thay
thế được.
NLCT của một ngành là khả năng đạt năng suất cao, sử dụng đầu vào thấp
nhất để tạo được nhiều đầu ra nhất. Trong cạnh tranh ngành, chủ thể cạnh tranh là
ngành. Cũng có thể hiểu NLCT của một ngành là khả năng ngành đó tạo ra việc làm
và thu nhập cao hơn các ngành khác trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Có rất nhiều cách để phân tích NLCT của ngành, tác giả M.E.Porter
(1980) đưa ra cách phân tích NLCT dựa vào phân tích cấu trúc trong quản trị chiến
lược. Theo đó NLCT ngành bị ảnh hưởng bởi các nhóm nhân tố: điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên; trình độ phát triển khoa học - công nghệ; nguồn nhân
lực; kết cấu hạ tầng; trình độ tổ chức quản lý ngành; thể chế kinh tế - xã hội.
1.1.4. Năng lực cạnh tranh địa phương
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia,
mọi địa phương. Để thực hiện mục tiêu ấy, mỗi quốc gia, địa phương sẽ có những
chính sách và bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Bất kỳ địa phương
nào cũng phải tìm lời giải đáp cho vấn đề là nguồn lực cho đầu tư phát triển ở đâu
và cách thức huy động các nguồn lực ấy như thế nào. Tạo môi trường thuận lợi để
thu hút đầu tư và phát triển DN là lời giải đáp cho mỗi chính quyền địa phương.
“Khả năng một địa phương cấp tỉnh thu hút các DN, các tổ chức và cá nhân đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội theo những mục tiêu đã định chính là NLCT của tỉnh đó”.
Do vậy, một tỉnh có NLCT cao thể hiện ở sự hấp dẫn về đầu tư và kinh doanh đối
với các DN, nhà đầu tư hay là đã tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi,

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đó.
Cạnh tranh giữa các quốc gia nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là
cấp độ cạnh tranh có tính gay gắt, đa dạng hơn trong phạm vi một quốc gia. Cạnh


8

tranh giữa các tỉnh trong một quốc gia có mức độ mềm dẻo và linh hoạt hơn. Đó là sự
ganh đua giữa các tỉnh (vùng) nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên cơ
sở lợi thế của địa phương (vùng) đó sẵn có hoặc tự tạo ra như vị trí địa lý, tài
nguyên thiên nhiên phong phú hoặc chất lượng con người, cơ sở hạ tầng, chính sách
thu hút đầu tư, ... đan xen với sự ganh đua có tính chất hợp tác, liên kết cùng phát
triển dựa trên lợi thế có sẵn của nhau. Vì thế, việc liên kết hợp tác giữa các địa
phương nhằm xoá bỏ giới hạn địa giới hành chính và phân chia các nguồn lực nhằm
bổ sung và hỗ trợ cho nhau để tăng cường NLCT của các tỉnh trở nên rất quan trọng.
Như vậy, thực chất NLCT cấp tỉnh là khả năng các tỉnh ganh đua nhằm thu
hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở lợi thế của địa phương trong mối
quan hệ liên kết với những địa phương khác trong phạm vi quốc gia. Như vậy,
vai trò của chính quyền địa phương là tạo môi trường thúc đẩy thu hút đầu tư
nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Vai trò ấy được xác định trên các
mặt sau: Định hướng phát triển thông qua các quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
đề án, chính sách phát triển kinh tế; Tạo môi trường pháp lý và kinh tế cho các
DN hoạt động và cạnh tranh lành mạnh; Điều tiết hoạt động và phân phối lợi ích
một cách công bằng thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính công; Kiểm tra
giám sát các hoạt động kinh tế theo pháp luật, chính sách đã đề ra.
Để nâng cao NLCT cấp tỉnh, cả nguồn lực vật chất và nguồn lực phi vật
chất (hay nguồn lực mềm) đều rất quan trọng. Trong khi các nguồn lực vật chất dễ
nhận biết, lượng hoá thì nguồn lực phi vật chất không phải lúc nào và ai cũng nhìn
nhận ra được, và nhìn nhận như nhau. Vì thế, khi nói đến NLCT và tạo dựng NLCT
cho địa phương mình, mỗi tỉnh sẽ nhìn nhận và có cách làm khác nhau.

1.1.5. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
NLCT của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra và
duy trì lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần, tạo thu nhập cao và phát triển bền vững.
NLCT của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố
nội lực của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính một cách riêng biệt bằng các
tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp…mà cần


9

đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị
trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp
được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ
cạnh tranh. Trên cơ sở so sánh đó, muốn tạo nên NLCT, đòi hỏi doanh nghiệp phải
tạo lập được lợi thế so sánh với đối thủ của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có
thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được
khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
Thực tế cho thấy, không có một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy
đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt
này và hạn chế về mặt khác. Nhưng không phải vì thế mà các doanh nghiệp không
thể tạo dựng được lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Doanh nghiệp có thể thông
qua việc tạo ra sự khác biệt sản phẩm và dịch vụ, thỏa mãn được thị hiếu khách
hàng bằng những cách thức mà đối thủ cạnh tranh không thể thực hiện hoặc bằng
cách đi trước đón đầu, tạo ra nhu cầu mới cho khách hàng, tận dụng những nguồn
lực có sẵn để tăng giá trị cho khách hàng đồng thời hạ thấp chi phí và giảm giá cả.
Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình thì chưa đủ, bởi trong
điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định. Thực
tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên
trong còn yếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt
như hiện nay. Như vậy, NLCT của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực

và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm - dịch vụ hấp dẫn
người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải
tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Một doanh nghiệp có thể sản xuất kinh doanh một hay nhiều sản phẩm dịch
vụ nên người ta còn phân biệt NLCT của DN với NLCT của sản phẩm dịch vụ.
1.1.6. Năng lực cạnh tranh sản phẩm
Trong thực tế việc đánh giá NLCT của sản phẩm, nhiều khi chúng ta hay chỉ
xem xét trên phương diện định tính. Điều này không tránh khỏi những cảm tính
trong đánh giá, do vậy không đảm bảo tính chính xác. Kết quả của việc đánh giá


10

không chính xác có thể ảnh hưởng không tốt đến các quyết định quản lý liên quan
đến sản phẩm của công ty. Bởi vậy, việc sử dụng các chỉ tiêu định lượng vào việc
phân tích và đánh giá NLCT cho sản phẩm là hết sức cần thiết. Để đo lường sức
cạnh tranh cho một sản phẩm, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: giá cả sản
phẩm, chất lượng sản phẩm và bao gói, doanh thu và sản phẩm, thị phần của sản
phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, khả năng cung ứng của sản phẩm.
NLCT của sản phẩm được tạo ra từ NLCT của doanh nghiệp. Sẽ không có
NLCT của sản phẩm cao trong khi NLCT của bản thân doanh nghiệp thấp. Điều
này cho thấy mối quan hệ giữa NLCT DN ảnh hưởng cơ bản và lâu dài đến NLCT
sản phẩm.
1.1.7. Mối quan hệ năng lực cạnh tranh giữa các cấp độ
Khi nói đến NLCT, các nhà nghiên cứu thường xem xét dưới các cấp độ như:
NLCT của quốc gia, NLCT của địa phương, NLCT của doanh nghiệp/ngành, NLCT
của sản phẩm/dịch vụ. Giữa các cấp độ này đều có mối quan hệ hai chiều tác động
lẫn nhau rất mật thiết, tạo điều kiện cho nhau hay chế định nhau, phụ thuộc lẫn nhau.

Năng lực cạnh

tranh Sản phẩm

Năng lực cạnh
tranh Doanh
Nghiệp

Khu vực đầu tư tư nhân

Năng lực cạnh tranh
Tỉnh

Năng lực cạnh tranh
Quốc gia

Khu vực đầu tư công

NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Sơ đồ 1.1: Mối liên quan giữa năng lực cạnh tranh giữa các cấp độ
Nguồn: Ninh Đức Hùng và Đỗ Kim Chung, 2009
NLCT quốc gia hay của địa phương có thể tạo cơ hội thuận lợi mở đường
cho DN khai thác điểm mạnh, nâng cao NLCT. Ngược lại, việc nâng cao NLCT của


×