Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án xây dựng ở ban quản lý dự án tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.47 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM



NGUYỄN THANH HẢI

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÂY DỰNG Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KTXD Công trình Dân dụng và Công nghiệp
Mã ngành: 60 58 02 08

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM



NGUYỄN THANH HẢI

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÂY DỰNG Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
TỈNH TÂY NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KTXD Công trình Dân dụng và Công nghiệp
Mã ngành: 60 58 02 08

CÁN BỘ HDKH: PGS. TS. NGUYỄN THỐNG
TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỐNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP.HCM ngày 03 tháng 5 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh
Hội đồng

1

PGS. TS. Phạm Hồng Luân

Chủ tịch

2


TS. Trần Quang Phú

Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Quốc Định

Phản biện 2

4

TS. Đinh Công Tịnh

5

TS. Nguyễn Việt Tuấn

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa
chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

PGS. TS. Phạm Hồng Luân


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

TP. HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THANH HẢI

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 19/08/1977

Nơi sinh: Tây Ninh

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng

MSHV: 1541870004

công trình dân dụng và công nghiệp
I. Tên đề tài
Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án xây
dựng ở Ban Quản lý dự án tỉnh Tây Ninh.
II. Nhiệm vụ và nội dung
1. Nhiệm vụ
"Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án xây dựng ở
Ban Quản lý dự án tỉnh Tây Ninh" là đề tài nghiên cứu ứng dụng, mục đích của đề tài
là nghiên cứu thực trạng, phân tích các dữ liệu về các nội dung quản lý dự án nhằm
chỉ ra các yếu tố tác động đến chất lượng quản lý dự án theo các nội dung qui định

trong Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
Từ đó xác định các nguyên nhân chính tác động đến hiệu quả quản lý dự án xây
dựng bằng phương pháp Phân tích thành phần chính (Principal Components Analysis
– PCA) và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý dự án xây dựng tại tỉnh
Tây Ninh thuộc Ban Quản lý quản lý.
Tại Điều 31 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, nội dung quản lý thi công xây dựng
công trình Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:(1) Quản lý chất lượng
xây dựng công trình; (2) Quản lý tiến độ xây dựng thi công xây dựng công trình; (3)
Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; (4) Quản lý chi phí đầu tư xây


dựng trong quá trình thi công xây dựng; (5) Quản lý hợp đồng xây dựng; (6) Quản
lý an toàn lao động, môi trường xây dựng.
Như vậy, nội dung quản lý dự án rất rộng và thời gian thực hiện đề tài không
dài nên tác giả đề xuất nghiên cứu những yếu tố chính gây tác động thường xuyên,
trực tiếp đến hiệu quả quản lý dự án xây dựng là: (1) Chất lượng xây dựng; (2) Tiến
độ thực hiện và (3) Chi phí đầu tư xây dựng. Phạm vi địa lý là địa bàn tỉnh Tây
Ninh.
Hiệu quả hoạt động của quản lý dự án xây dựng là kết quả quản lý đạt được
của Ban Quản lý Dự án xây dựng trong sự tương quan với mức độ chi phí các
nguồn lực, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Do đó, với
03 nội dung quản lý dự án được đề xuất theo trên (quy định tại Nghị định
59/2015/NĐ-CP) thì hiệu quả hoạt động của quản lý dự án xây dựng thể hiện ở các
mặt sau:
(1) Đạt mục tiêu tối đa về chất lượng công trình với mức độ chi phí các nguồn
lực nhất định (Quản lý chất lượng công trình);
(2) Hoàn thành mục tiêu xây dựng trong khoảng thời gian ngắn nhất với mức
độ chi phí các nguồn lực tối thiểu (Quản lý tiến độ xây dựng thi công xây dựng
công trình);
(3) Đạt được mục tiêu hoàn thành dự án xây dựng công trình với mức chi phí

thấp nhất (Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng);
2. Nội dung
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả thực hiện các khảo sát các nhân tố
tác động đến hiệu quả quản lý dự án. Các dữ liệu thu được từ khảo sát bằng phương
pháp thu thập tài liệu, bảng câu hỏi, phỏng vấn chuyên gia... sẽ được tổng hợp phân
tích. Từ kết quả đó, tác giả sẽ nhận định và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý dự án tại khu vực khảo sát là tỉnh Tây Ninh.
Các công việc cụ thể của đề tài gồm:
- Xác định vấn đề: xác định mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi và
phương pháp nghiên cứu của đề tài.


- Tổng thuật tài liệu: Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của
các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài; nêu những vấn đề còn tồn tại;
chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết.
- Các định nghĩa, khái niệm và Cơ sở lý thuyết: Trình bày các định nghĩa,
khái niệm, phương pháp nghiên cứu, phân tích số liệu nghiên cứu...
- Thu thập và Phân tích số liệu khảo sát: Các dự liệu thu thập được xử lý và
phân tích để xếp hạng và định ra các yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý dự
án xây dựng.
- Kết luận: Trình bày những kết quả của Luận văn.
III. Ngày giao nhiệm vụ:

09/2016

IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

04/2017

V. Cán bộ hướng dẫn:


PGS. TS. Nguyễn Thống

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS. TS. Nguyễn Thống

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Đồng thời, các thông tin trích dẫn trong Luận văn được tôn trọng
và đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

NGUYỄN THANH HẢI


ii

LỜI CẢM ƠN
Đề tài này đã được thực hiện trong thời gian qua với sự giúp đỡ rất nhiệt tình
của giáo viên hướng dẫn. Trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu, nếu không
có sự giúp đỡ trực tiếp hoặc gián tiếp của các thầy, các bạn và các anh/chị/em trong
các Ban Quản lý Dự án thuộc các huyện/thị và tỉnh Tây Ninh cũng như những
anh/chị/em trong các công ty xây dựng đã thực hiện những dự án tại Tây Ninh thì

không thể có được kết quả này.
Luận văn này không thể thực hiện được nếu thiếu sự hướng dẫn trực tiếp của
PGS.TS. Nguyễn Thống. Em đặc biệt cảm ơn thầy với lòng nhiệt tình, đã truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích để em hoàn thành bài luận này.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy dạy các môn của lớp 15SXD11,
nhờ các thầy đã trang bị cho kiến thức nền đã giúp em thuận lợi hơn cho việc thực
hiện đề tài Thạc sĩ.
Cảm ơn các bạn cùng lớp đã chia sẻ, trao đổi, phản biện trong quá trình làm
bài, nhờ đó giúp cho nội dung phân tích được tốt hơn.
Cảm ơn các anh/chị/em trong các Ban Quản lý Dự án thuộc các huyện/thị và
tỉnh Tây Ninh cũng như những anh/chị/em trong các công ty xây dựng, đã nhiệt tình
cung cấp các thông tin, ý kiến trong bảng câu hỏi, nhờ đó có được bộ số liệu giúp
hoàn thành được nội dung này.
Tác giả cũng rất mong sự góp ý chân thành của các thành viên Hội đồng Khoa
học để Luận văn này có thể được hiệu chỉnh hoàn thiện hơn.
NGUYỄN THANH HẢI


iii

TÓM TẮT
* Tên đề tài:
Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án xây dựng ở
Ban Quản lý dự án tỉnh Tây Ninh.
* Từ khoá:
Nâng cao hiệu quả quản lý, quản lý dự án, chất lượng, tiến độ, chi phí.
* Tóm tắt:
Đề tài "Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án xây
dựng ở Ban Quản lý dự án tỉnh Tây Ninh" có ba nội dung chính của quản lý dự án
là quản lý chất lượng, quản lý tiến độ và quản lý chi phí.

Trong phạm vi nghiên cứu xác định trên, tác giả đã thiết kế 3 bảng hỏi tương
ứng với 3 lĩnh vực nghiên cứu:
- Bàng hỏi 1: gồm 28 câu hỏi, trong đó có 22 câu hỏi định lượng khảo sát về
các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng dự án xây dựng và 6 câu hỏi định tính
về thông tin các khách thể được hỏi.
- Bàng hỏi 2: gồm 20 câu hỏi định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
tiến độ thực hiện dự án xây dựng;
- Bàng hỏi 3: gồm 14 câu hỏi định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
chi phí thực hiện dự án xây dựng;
Nội dung các câu hỏi được thiết lập dựa trên các nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dự án xây dựng của nhiều người viết. Đồng thời tác
giả cũng tham khảo các ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực quản lý dự án về quản
lý chất lượng công trình.
Qua quá trình nghiên cứu, bằng phương pháp Phân tích thành phần chính
PCA, tác giả đã nhận dạng được các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý
dự xây dựng ở Ban Quản lý dự án tỉnh Tây Ninh. Bằng phương pháp phân tích
thành phần chính PCA, xác định được 9 nhóm nhân tố với 31 yếu tố ảnh hưởng
nhiều nhất đến hiệu quả quản lý chất lượng, tiến độ và chi phí dự án xây dựng, như


iv

trình bày ở chương 4, bao gồm: (1) Công tác khảo sát, thiết kế và thẩm tra; (2)
Giám sát và hệ thống quản lý chất lượng; (3) Công tác chọn thầu và liên quan đến
thi công; (4) Sự chậm trễ và công việc phát sinh; (5) Sai sót thiết kế và năng lực nhà
thầu thi công; (6) Chậm trao đổi thông tin và vấn đề hợp đồng; (7) Công tác thiết kế
và những phát sinh; (8) Những điều kiện không lường trước; và (9) Vấn đề hợp
đồng.
Tuy nhiên, do có những đặc điểm chung và trùng lặp trong các nhóm ảnh
hưởng đến chất lượng, tiến độ và chi phí nên tác giả đã rút kết 9 nhóm nhân tố trên

thành 5 nhóm, đó là:
• Nhóm giải pháp 1: Nâng cao chất lượng khảo sát, thiết kế, lập dự toán
và thẩm tra
• Nhóm giải pháp 2: Thận trọng trong chọn thầu để lựa nhà thầu thi công
có đủ năng lực
• Nhóm giải pháp 3: Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng công trình xây
dựng và tăng cường chất lượng giám sát thi công
• Nhóm giải pháp 4: Soạn thảo và theo dõi hợp đồng chặt chẽ
• Nhóm giải pháp 5: Tăng cường phản hồi thông tin và dự báo các trường
hợp xấu có thể xảy ra


v

ABSTRACT
* Subject:
Analyze and propose solutions to improve the efficiency of management of
construction projects in the Project Management Unit of Tay Ninh province.
* Keywords:
Improving the efficiency management, project management, quality, schedule,
cost.
* Abstract:
The thesis "Analyzing and proposing solutions to improve the efficiency of
construction project management in Tay Ninh Project Management Unit" has three
main topics of the project management, those are the quality management, progress
and cost management.
Within the scope of the research identified above, the author has designed
three questionnaires corresponding to three fields of research:
- Questionnaire 1: 28 questions, including 22 quantitative questionnaires
surveyed on factors affecting quality management of construction projects and 6

qualitative questions on information of respondents.
- Questionnaire 2: composed of 20 quantitative questions about the factors
affecting the management of progress of construction projects;
- Questionnaire 3: there are 14 quantitative questions about factors affecting
the cost management of construction projects;
The content of the Questionnaires is based on studies of the factors that affect
the effectiveness of the management of construction projects by many writers. At
the same time, the author also consulted the opinions of experts in the field of
project management on quality management of works.
Through the research process, by means of Principal Components Analysis
(PCA), the author identifies the groups of factors that influence the effectiveness of
the project management in the project management unit of Tay Ninh province. By


vi

using the PCA method, nine groups of factors were identified, with the 31 most
influential factors affecting the quality, progress and cost of construction projects,
as described in Chapter 4. These include: (1) survey, design and verification; (2)
Monitoring and quality management system; (3) Bidding and construction-related
work; (4) Delays and work arises; (5) Design errors and contractor capacity; (6)
Slow communication of information and contract issues; (7) Design work and the
arising; (8) Unforeseen conditions; And (9) the contract issue.
However, due to the general characteristics and similarities in the groups
affecting quality, progress and cost, the authors have summarized the nine groups of
factors into five groups:
• Group 1: Improve the quality of survey, design, estimation and verification
• Group 2: Careful selection of contractors to select qualified contractors
• Group 3: Set up a quality management system for construction works and
improve the quality of construction supervision

• Group 4: Drafting and monitoring contracts closely
• Group 5: Enhancing feedback and forecasting of possible bad events


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xiii
1.1. Giới thiệu..........................................................................................................1
1.2. Hiện trạng cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, vốn thực hiện của Ban Quản
lý dự án tỉnh Tây Ninh ............................................................................................4
1.3. Sự cần thiết thực hiện đề tài ...........................................................................10
1.4. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu ......................................................................11
1.4.1. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................11
1.4.1.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................12
1.4.1.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................12
1.4.2. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................13
1.5. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật áp dụng ...............................................14
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................14
1.5.2. Phần mềm và kỹ thuật áp dụng ...............................................................14
1.6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................15
1.7. Đóng góp của đề tài........................................................................................15
Chương 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................16
Chương 3 Một số thuật ngữ, khái niệm và Cơ sở lý thuyết ......................................23

3.1. Một số thuật ngữ, khái niệm ..........................................................................23
3.1.1. Công trình xây dựng................................................................................23
3.1.2. Dự án đầu tư xây dựng ............................................................................23
3.1.3. Hoạt động đầu tư xây dựng .....................................................................24
3.1.4. Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng .............................................24
3.1.5. Tổng thầu xây dựng ................................................................................24


viii

3.1.6. Thi công xây dựng công trình .................................................................24
3.1.7. Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng.........................................................24
3.1.8. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ........................................................25
3.1.9. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình .....................................26
3.1.10. Quản lý chất lượng công trình...............................................................27
3.1.11. Quản lý tiến độ xây dựng thi công xây dựng công trình.......................28
3.1.12. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình ................................29
3.1.13. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng ....29
3.1.15. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng ...........................30
3.1.16. Quản lý môi trường xây dựng ...............................................................32
3.1.17. Quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng .......................................33
3.1.18. Hiệu quả ................................................................................................34
3.1.19. Hiệu quả quản lý dự án xây dựng .........................................................35
3.2. Cơ sở lý thuyết ...............................................................................................35
3.2.1. Thu thập dữ liệu ......................................................................................36
3.2.1.1. Xác định kích thước mẫu .....................................................................36
3.2.1.2. Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu ...................................................................37
3.2.1.3. Cách thức thu thập dữ liệu ...................................................................38
3.2.2. Các phương pháp và công cụ nghiên cứu ...............................................39
3.2.2.1. Đánh giá thang đo ................................................................................39

3.2.2.2. Kiểm định khác biệt trung bình tổng thể..............................................40
3.2.3. Lý thuyết về Phân tích thành phần chính (Principal Components
Analysis – PCA) ................................................................................................42
3.2.3.1. Giới thiệu..............................................................................................42
3.2.3.2. Các trường hợp mà phân tích nhân tố được sử dụng ...........................43
3.2.3.3. Kiểm tra sự phù hợp của dữ liệu trước khi phân tích thành phần chính
...........................................................................................................................44
3.2.3.4. Phân tích ma trận tương quan ..............................................................44
3.2.3.5. Mô hình nhân tố ...................................................................................45
3.2.3.6. Cách rút trích nhân tố ...........................................................................45


ix

3.2.3.7. Xoay các nhân tố ..................................................................................46
3.2.3.8. Tiêu chí để xác định số lượng nhân tố rút được trích ..........................46
3.2.3.9. Tiêu chí để đánh giá ý nghĩa của factor loadings .................................47
3.2.3.10. Trọng số nhân tố ................................................................................47
Chương 4 Thu thập và Phân tích số liệu khảo sát .....................................................49
4.1. Bảng hỏi và thu thập dữ liệu ..........................................................................49
4.1.1. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ...............................................................50
4.1.2. Nội dung bảng câu hỏi ............................................................................51
4.1.3. Thu thập dữ liệu ......................................................................................51
4.2. Kết quả khảo sát .............................................................................................51
4.2.2. Thống kê mô tả các chỉ tiêu định tính .....................................................52
4.3. Kết quả phân tích ...........................................................................................58
4.3.1. Kết quả phân tích về quản lý chất lượng.................................................58
4.3.1.1. Kiểm tra hệ số trung bình .....................................................................59
4.3.1.2. Kiểm định thang đo ..............................................................................62
4.3.1.3. Kết quả phân tích PCA.........................................................................67

4.3.1.4. Kết luận về kết quả phân tích hiệu quả quản lý dự án ở nội dung quản
lý chất lượng ......................................................................................................73
4.3.2. Kết quả phân tích về quản lý tiến độ .......................................................74
4.3.2.1. Kiểm tra hệ số trung bình .....................................................................74
4.3.2.2. Kiểm định thang đo ..............................................................................76
4.3.2.3. Kết quả phân tích PCA.........................................................................78
4.3.2.4. Kết luận về kết quả phân tích hiệu quả quản lý dự án ở nội dung quản
lý tiến độ ............................................................................................................81
4.3.3. Kết quả phân tích về quản lý chi phí .......................................................81
4.3.3.1. Kiểm tra hệ số trung bình .....................................................................81
4.3.3.2. Kiểm định thang đo ..............................................................................83
4.3.3.3. Kết quả phân tích PCA.........................................................................84
4.3.2.4. Kết luận về kết quả phân tích hiệu quả quản lý dự án ở nội dung quản
lý chi phí ............................................................................................................87


x

4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dự án xây dựng ...................87
Chương 5 Kết luận ....................................................................................................91
5.1. Kết luận ..........................................................................................................91
5.2. Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án xây dựng ở
Ban Quản lý dự án tỉnh Tây Ninh .........................................................................92
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................96


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1- Bảng tổng hợp kết quả người trả lời.........................................................51
Bảng 4.2 - Kinh nghiệm của làm việc của khách thể được hỏi ................................52
Bảng 4.3 - Vốn chủ sở hữu .......................................................................................53
Bảng 4.4 - Vị trí chức danh của khách thể được hỏi .................................................54
Bảng 4.5 - Lĩnh vực hoạt động..................................................................................55
Bảng 4.6 - Kinh nghiệm tổ chức ...............................................................................56
Bảng 4.7 - Nguồn vốn ...............................................................................................57
Bảng 4.8 - Bảng giá trị trung bình (hệ số mean) .......................................................59
Bảng 4.9 - Bảng tính hệ số Cronbach’s Alpha ..........................................................63
Bảng 4.10 - Bảng tính hệ số tương quan biến tổng ...................................................64
Bảng 4.11 - Bảng tính hệ số Cronbach’s Alpha (lần 2) ............................................66
Bảng 4.12 - Bảng tính hệ số tương quan biến tổng (lần 2) .......................................66
Bảng 4.13 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần 1 ............................................68
Bảng 4.14 - Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 1 .......................................................69
Bảng 4.15 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần 2 ............................................70
Bảng 4.16 - Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 2 .......................................................70
Bảng 4.17 - Kết quả tổng phương sai giải thích .......................................................71
Bảng 4.18 - Kết quả đặt tên 3 nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng ...............72
Bảng 4.19 - Bảng giá trị trung bình (hệ số mean) .....................................................74
Bảng 4.20 - Bảng tính hệ số Cronbach’s Alpha ........................................................76
Bảng 4.21 - Bảng tính hệ số tương quan biến tổng ...................................................77
Bảng 4.25 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlett .....................................................78
Bảng 4.26 - Kết quả ma trận xoay nhân tố ................................................................78
Bảng 4.27 - Kết quả tổng phương sai giải thích .......................................................79
Bảng 4.28 - Kết quả đặt tên 3 nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án ........................80
Bảng 4.29 - Bảng giá trị trung bình (hệ số mean) .....................................................81
Bảng 4.30 - Bảng tính hệ số Cronbach’s Alpha ........................................................83
Bảng 4.31 - Bảng tính hệ số tương quan biến tổng ...................................................83
Bảng 4.32 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlett .....................................................84



xii

Bảng 4.33 - Kết quả ma trận xoay nhân tố ................................................................85
Bảng 4.34 - Kết quả tổng phương sai giải thích .......................................................85
Bảng 4.35 - Kết quả đặt tên 3 nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí dự án ...........86
Bảng 4.36 - Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dự án xây dựng...........90


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 - Cơ cấu trị giá xây dựng 6T/2016 ...............................................................3
Hình 1.2 - Dự báo giá trị xây dựng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2024 (tỷ đồng) ........4
Hình 4.1 - Thống kê kết quả trả lời bảng hỏi ............................................................52
Hình 4.2 - Biểu đồ kinh nghiệm làm việc .................................................................53
Hình 4.3 - Biểu đồ Vốn chủ sở hữu ..........................................................................54
Hình 4.4 - Biểu đồ vị trí chức danh ...........................................................................55
Hình 4.5 - Lĩnh vực hoạt động ..................................................................................56
Hình 4.6 - Biểu đồ Kinh nghiệm tổ chức ..................................................................57
Hình 4.7 - Biểu đồ Nguồn vốn ..................................................................................58


1

Chương 1
Giới thiệu chung
1.1. Giới thiệu
Trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu
vực hoá, toàn cầu hoá trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng,

công tác quản lý đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự
phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do
đó, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng,
và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các dự án,
công trình ở nước ta trong thời gian tới. Từ yêu cầu đó, cũng trong thời gian này,
các tỉnh thành đã thành lập các Ban Quản lý dự án nhằm chuyên nghiệp hóa công
tác quản lý các dự án xây dựng. Các Ban này không chỉ được thành lập ở cấp
tỉnh/thành mà còn có các ban ở các cấp huyện/thị có quy mô nhỏ hơn để quản lý các
dự án nhỏ hơn.
Quản lý dự án (Project Management – PM) là một quá trình phức tạp, bao gồm
công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của một dự án
xây dựng và kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những
mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và khả năng thực hiện
chuyên biệt. Nói một cách khác, Quản lý dự án (QLDA) xây dựng là công việc áp
dụng các chức năng và hoạt động của quản lý xây dựng trong suốt quá trình thực
hiện Dự án nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra.
Hiện nay, công tác QLDA đang ngày càng được chú trọng và mang tính
chuyên nghiệp hơn, nó tỷ lệ thuận với quy mô, chất lượng công trình và năng lực
cũng như tham vọng của chính Chủ đầu tư. Kinh nghiệm cho thấy công trình có yêu
cầu cao về chất lượng, hoặc công trình được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn quốc
gia, quốc tế hoặc có yêu cầu đặc thù… đòi hỏi một ban quản lý dự án có năng lực
thực sự, làm việc với cường độ cao, chuyên nghiệp và hiệu quả.


2

Công tác quản lý dự án xây dựng được thực hiện bởi Ban quản lý dự án, là một
thành phần quan trọng của dự án xây dựng, là một tổ chức, là Chủ đầu tư hoặc đại
diện Chủ đầu tư, có nhiệm vụ điều hành, quản lý dự án trong suốt quá trình thực
hiện dự án.

Trong Ban quản lý dự án, vị trí quan trọng là Giám đốc điều hành dự án
(Project Manager). Đây là người có trình độ và kinh nghiệm quản lý; có bản lĩnh, kỹ
năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm, biết ngoại ngữ nếu Dự án hợp tác với nước
ngoài. Giám đốc dự án hiểu rõ chủ trương, ý đồ của Chủ đầu tư và mọi khía cạnh
của dự án, để truyền đạt lại cho các thành viên khác và phải đưa ra những quyết
định chính xác, hợp lý và khách quan trong quá trình quản lý, nhằm đạt được những
mục tiêu của dự án đã đề ra. Giám đốc dự án sẽ hoạt động liên tục trong suốt quá
trình của dự án, từ khi nghiên cứu lập báo cáo dự án đến giai đoạn thiết kế, giai
đoạn đấu thầu, giai đoạn thi công xây dựng và cuối cùng là giai đoạn nghiệm thu
bàn giao công trình.
Trong những năm gần đây, cả nước nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng,
ngành công nghiệp xây dựng là một trong những nhân tố đóng vai trò rất lớn trong
sự duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tổ chức nghiên cứu quốc tế BMI dự báo năm 2016, tăng trưởng của ngành xây
dựng hạ tầng Việt Nam sẽ là 9,85%. Tốc độ tăng trưởng thực trung bình khoảng
6%/năm trong giai đoạn 2016 – 2024.
Báo cáo BMI quý I/2016 ước tính một loạt danh mục các dự án trọng điểm
quốc gia chuẩn bị triển khai với tổng giá trị xây dựng hơn 246 tỷ USD vào năm
2016 và hơn 274 tỷ USD vào năm 2017 đã duy trì sự tăng trưởng của ngành và tạo
thêm khả năng cho sự phát triển hơn nữa trong tương lai, đặc biệt là lĩnh vực cải tạo
hệ thống hạ tầng giao thông.
Trong khi đó, báo cáo của Tổng cục Thống kê 6 tháng đầu năm 2016 cho biết,
giá trị sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm 2016 đạt 456.000 tỷ đồng trong đó khu


3

vực ngoài nhà nước thực hiện đến 394,2 tỷ đồng. Tính theo giá so sánh, 6 tháng đầu
năm giá trị sản xuất xây dựng tăng trưởng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.


Hình 1.1 - Cơ cấu trị giá xây dựng 6T/2016
(nguồn: Tổng cục Thống kê)
Sự phục hồi của ngành xây dựng Việt Nam đã phản ánh vào kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Thống kê 104 doanh nghiệp xây dựng
đang có cổ phiếu giao dịch trên sàn cho thấy lợi nhuận gộp quý IV năm 2015 đã
tăng bình quân 14,7%; lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 1,8% so với cùng kỳ
năm trước.
Quý I/2016 các doanh nghiệp lớn trong ngành đang có mức tăng trưởng lợi
nhuận trước thuế rất cao từ mức 54,3% đến 263% so với cùng kỳ năm trước. Các
doanh nghiệp lớn này đã chiếm hơn 50% tổng doanh thu của nhóm khảo sát. Biên
lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp cũng được cải thiện đáng kể.
BMI dự báo tổng giá trị xây dựng hạ tầng trong năm 2016 của Việt Nam sẽ đạt
246.868 tỷ đồng.


4

Hình 1.2 - Dự báo giá trị xây dựng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2024 (tỷ đồng)
(Nguồn: Số liệu báo cáo BMI, ngành xây dựng hạ tầng quý I/2016)
Với tình hình dự báo phát triển của ngành xây dựng rất mạnh, và để thực hiện
được tốt vấn đề này thì từ công tác chuẩn bị, quy hoạch, đến quản lý dự án thực
hiện thi công là những vấn đề then chốt. Trong đó, công tác quản lý dự án là cả một
quá trình được thực hiện kéo dài và là nhân tố quan trọng để quyết định sự thành
công, hiệu quả của dự án.

1.2. Hiện trạng cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, vốn thực hiện
của Ban Quản lý dự án tỉnh Tây Ninh
1.2.1. Quyết định thành lập, cơ cấu tổ chức
Ban Quản lý dự án tỉnh Tây Ninh tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định
số 28/2010/QĐ-UBND, ngày 22/6/2010 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc ban hành

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án
tỉnh Tây Ninh.
Gồm 06 phòng chuyên môn, tổng nhân sự 33 người, như sau:
- Văn phòng Ban Quản lý dự án : 07 người
- Phòng Tài chính - Kế toán: 04 người


5

- Phòng Kỹ thuật - Thẩm định: 08 người
- Phòng Quản lý dự án: 07 người
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: 03 người
- Phòng QLDA Phát triển đô thị: 04 người
Sơ đồ tổ chức
GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc 1

Phó giám đốc 2

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Kế hoạch –


Tài chính –
Kế toán

Phát triển
đô thị

Kỹ thuật
– Thẩm
định

Tổng hợp

Văn
phòng,
phòng
quản lý
dự án

Ghi chú:
Quan hệ chỉ huy;
Quan hệ phối hợp.

Ban QLDA tỉnh Tây Ninh thực hiện cơ chế tự chủ về nhân sự theo quy định
của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế
tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;


6

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị, Ban QLDA tỉnh Tây

Ninh xây dựng vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức, trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt hoặc định biên số lượng viên chức, người lao động trong
đơn vị sự nghiệp.
Ban QLDA tỉnh Tây Ninh thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo đúng quy
định của pháp luật và phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.
1.2.2. Vị trí pháp lý
a) Ban QLDA tỉnh Tây Ninh là Ban Quản lý dự án Khu vực trực thuộc UBND
tỉnh.
b) Ban QLDA tỉnh Tây Ninh kiêm nhiệm chức năng Quản lý phát triển đô thị
Trung tâm hành chính tỉnh theo Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của
Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị, quản lý quy hoạch xây dựng được
duyệt và xúc tiến các hoạt động đầu tư xây dựng tại khu vực này.
c) Trụ sở làm việc: Số 86, đường Phạm Tung, khu phố 1, phường 3, thành phố
Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
a) Chức năng:
- Ban QLDA tỉnh Tây Ninh là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc UBND
tỉnh Tây Ninh, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường
xuyên theo quy định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính
phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư 05/2014/TTBTC ngày 06/01/2014 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử sụng các khoản thu
từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân
sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ;


×