Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ nhỏ và vừa tại tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

PHAN THỊ BÍCH LIÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN
DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế tốn
Mã số ngành: 60340301

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

PHAN THỊ BÍCH LIÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN
DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2017




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh Bình Dương” là cơng
trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân. Những kết
quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước
đây. Các số liệu trong luận văn nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp
từ những nguồn thông tin đáng tin cậy.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017
HỌC VIÊN

Phan Thị Bích Liên


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng; Viện
Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM; tất cả quý Thầy Cô đã
cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Xuân Hưng đã tận tâm hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Nếu khơng có những lời hướng dẫn
tận tình của Cơ thì tơi rất khó hồn thiện được luận văn này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm

trong nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn cịn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tơi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của quý Thầy Cô để luận văn
của tôi được hoàn thiện hơn nữa.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017
Tác giả

Phan Thị Bích Liên


iii

TĨM TẮT
Sự thay đổi hình thức DN đã làm cho nhu cầu về thông tin kế toán cũng
thay đổi theo, đặc biệt là thông tin về KTQT. Hệ thống thông tin kế toán không
chỉ phục vụ cho các đối tượng bên ngoài DN như cơ quan quản lý nhà nước, thuế,
kiểm toán, các nhà đầu tư… mà giờ đây với sự vận dụng kế toán quản trị vào công
tác kế toán cịn có vai trị phục vụ đắc lực cho các nhà quản trị DN.
Xuất phát từ một thực tế rằng các DNNVV có tỷ lệ bị thất bại hoặc phá sản
cao hơn rất nhiều so với các DN quy mơ lớn. Một ngun nhân có thể chính là việc
chưa quan tâm đúng mức tới các công cụ KTQT (Nadan, 2010). Mặt khác, tại Tỉnh
Bình Dương các DNNVV chiếm tỷ lệ lớn đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh
tế của tỉnh nên yêu cầu vận dụng kế toán quản trị là rất cần thiết.
Từ tổng quan các nghiên cứu trước và các đặc thù của doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Bình Dương, tác giả bước đầu xác định các nhân tố tác động đến vận dụng
KTQT tại các DNNVV tỉnh Bình Dương gồm 05 nhân tố: Quy mơ doanh nghiệp,
mức độ cạnh tranh của thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, chiến lược kinh
doanh, nhận thức về KTQT của người điều hành doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 5 nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh
hưởng mạnh nhất đến vận dụng kế toán quản trị càng cao trong các DNNVV tại
tỉnh Bình Dương là Quy mô doanh nghiệp (  = 0.384), tiếp đến là nhân tố Chiến

lược kinh doanh (  = 0.376), Nhận thức về KTQT của người điều hành doanh
nghiệp (  = 0.356), Chất lượng nguồn nhân lực (  = 0.349) và cuối cùng là mức
độ cạnh tranh của thị trường (  = 0.116).Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã
đề xuất một số giải pháp có tác động trực tiếp đến các nhân nhằm có các giải
pháp vận dụng kế toán quản trị tại các DNNVV tỉnh Bình Dương một cách hiệu
quả hơn.


iv

ABSTRACT
The change of business form has made the demand for accounting
information also change, especially the information on international accounting.
The accounting information system not only caters to external audiences such as
state management agencies, tax authorities, auditors, investors ... but now with the
use of management accounting in the next task. Math also plays an active role for
business executives.
Derived from the fact that SMEs have a higher rate of failure or
bankruptcy than large firms. One possible cause is the lack of proper attention to
the instruments of international accounting (Nadan, 2010). On the other hand,
SMEs in Binh Duong Province make up a large proportion of their contribution to
the economic development of the province. Therefore, the application of
management accounting is very necessary.
From the overview of previous studies and the characteristics of small and
medium enterprises in Binh Duong, the author first identified the factors that affect
the use of international economics in SMEs in Binh Duong include 5 factors: The
level of competition in the market, the quality of human resources, the business
strategy, the perception of entrepreneurship by international economic operators.
The results show that among the five factors, the greatest influence on the
use of management accounting in SMEs in Binh Duong is the size of enterprises

(= 0.384), followed by personnel The Business Strategy (= 0.376), Enterprise
Entrepreneur's Perception of Entrepreneurship (= 0.356), Human Resource Quality
(= 0.349), and Market Competitiveness (= 0.116). From the above results, the
author has proposed some solutions that have direct impact on individuals to have
solutions to apply management accounting at SMEs in Binh Duong province more
effectively.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ......................................................................................................................iii
ABSTRACT ................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................. x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..................................................................................... xi
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
5.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 4
7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................... 6
1.2 Các nghiên cứu trong nước ................................................................................... 10

1.3 Nhận xét .................................................................................................................. 14
Kết luận chương 2 ........................................................................................................ 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khát quát chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 17
2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................ 17
2.1.2 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ............................ 17
2.1.3 Đặc điểm của DNNVV tại Việt Nam ............................................................... 18
2.1.4 Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam .......................................... 20


vi

2.2.1 Định nghĩa kế toán quản trị ............................................................................... 22
2.2.2 Vai trò c ủa kế toán quản trị ............................................................................... 24
2.2.3 Yêu cầu của kế toán quản trị ............................................................................. 25
2.2.4 Chức năng thông tin c ủa kế toán quản trị ........................................................ 27
2.2.5 Nội dung chủ yếu của kế toán quản trị............................................................. 28
2.2.5.1 Lập dự toán ngân sách phục vụ chức năng hoạch định .............................. 28
2.2.5.2 Hệ thống tính giá thành phục vụ chức năng tổ chức điều hành ................. 29
2.2.5.3 Phục vụ chức năng kiểm soát......................................................................... 31
2.2.5.4 Phục vụ chức năng ra quyết định................................................................... 33
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa......................................................................................................... 35
2.3.1 Quy mô doanh nghiệp ........................................................................................ 35
2.3.2 Mức độ cạnh tranh của thị trường..................................................................... 36
2.3.3 Chất lượng nguồn nhân lực ............................................................................... 38
2.3.4 Chiến lược kinh doanh ....................................................................................... 40
2.3.5 Nhận thức về KTQT của người điều hành doanh nghiệp .............................. 41
2.4 Lý Thuyết nền......................................................................................................... 42
2.4.1 Lý thuyết bất định ............................................................................................... 42

2.4.2 Lý thuyết đại diện ............................................................................................... 44
2.4.3 Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí ................................................................... 45
2.5 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 45
Kết luận chương 2 ........................................................................................................ 53
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên c ứu...................................................................................... 54
3.1.1 Phương pháp chung ............................................................................................ 54
3.1.2 Phương pháp cụ thể ............................................................................................ 55
3.1.3. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ....................................... 55
3.1.3.1 Khung nghiên cứu ........................................................................................... 55
3.1.3.2 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 57


vii

3.2 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 59
3.2.1 Xây dựng thanh đo.............................................................................................. 59
3.2.1.2 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng vận dụng kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bình Dương..................................................................... 59
3.2.2. Xây dựng giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................. 62
3.2.2.1 Quy mô doanh nghiệp ..................................................................................... 62
3.2.2.2 Mức độ cạnh tranh của thị trường ................................................................. 63
3.2.2.3 Chất lượng nguồn nhân lực ............................................................................ 64
3.2.2.4 Chiến lược kinh doanh .................................................................................... 65
3.2.2.5 Nhận thức về KTQT của người điều hành doanh nghiệp........................... 65
3.2.3 Mơ hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh Bình Dương ...................................... 66
3.2.4 Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu .............................................. 67
3.2.4.1 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................. 67

3.2.4.2 Kích thước mẫu khảo sát ................................................................................ 68
3.3 Công cụ phân tích và quy trình thu thập, xử lý dữ liệu ..................................... 68
3.3.1 Công cụ phân tích dữ liệu .................................................................................. 68
3.3.2 Quy trình thu thập dữ liệu .................................................................................. 68
3.3.3 Quy trình xử lý dữ liệu ....................................................................................... 69
Kết luận chương 3 ........................................................................................................ 70
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................................................................... 71
4.1.1.Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Crobach’s Alpha ................... 71
4.1.2. Đánh giá giá trị thang đo – phân tích nhân tố khám phá EFA ..................... 77
4.1.3 Kiểm định tương quan........................................................................................ 85
4.1.4 Kiểm định phương sai ANOVA ....................................................................... 86
4.2 Kiểm định các giả định mơ hình hồi quy bội ..................................................... 88


viii

4.3 Kiểm tra giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập ................ 91
4.4 Mơ hình hồi quy chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản
trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bình Dương ................................... 92
4.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu ................................................................................ 94
Kết luận chương 4 ........................................................................................................ 96
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 97
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 98
5.3. Kết luận chương 5 ...............................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................107
Phụ lục:
Phụ lục 1: Danh sách các Doanh nghiệp khảo sát

Phụ lục 2: Danh sách các chuyên gia
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi khảo sát
Phụ lục 4: Kết quả chạy mơ hình


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DN

Doanh nghiệp

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNSX

Doanh nghiệp sản xuất



Nghị định

CP


Chính Phủ

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

SP

Sản phẩm

TT

Thông tư

BTC

Bộ tài chính

KTQT

Kế toán quản trị

KTTC

Kế toán tài chính

SXKD

Sản xuất kinh doanh


QMCT

Quy mô công ty

CLKD

Chiến lược kinh doanh

CLNNL

Chất lượng nguồn nhân lực

NTNDH

Nhận thức nhà điều hành

MDCT

Mức độ cạnh tranh

VDKTQT

Vận dụng kế toán quản trị


x

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định DNNVV tại Việt Nam

……………………………..18
Bảng 2.2 Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu
trước.............................................47
Bảng 4.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo biến “Quy mô doanh nghiệp”................. 72
Bảng 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo biến “Mức độ cạnh tranh thị trường” ..... 73
Bảng 4.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo biến “Chất lượng nguồn nhân lực” ......... 74
Bảng 4.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo biến “Chiến lược kinh doanh”................. 75
Bảng 4.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo biến “Nhận thức về kế toán quản trị của
người điều hành doanh nghiệp” .................................................................................. 76
Bảng 4.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc “Vận dụng kế toán quản trị
trong các DNNVV tỉnh Bình Dương” ....................................................................... 76
Bảng 4.7 Kiểm định điều kiện thực hiện EFA .......................................................... 79
Bảng 4.8 Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay............................................................ 81
Bảng 4.9 Kiểm định EFA ............................................................................................ 83
Bảng 4.10 Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ............. 85
Bảng 4.11aTóm tắt mơ hình với biến phụ thuộc là vận dụng kế toán quản trị ..... 86
Bảng 4.11bPhân tích ANOVA- Độ tin cậy của mơ hình......................................... 86
Bảng 4.12Bảng kết quả các trọng số hồi quy............................................................ 87
Bảng 4.13Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết ................................................ 93


xi

Bảng 5.1Bảng xắp sếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các yếu tố ............. 97

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 52
Hình 3.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 56
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu chi tiết ...................................................................... 57

Hình 3.3 Các bước thực hiện nghiên cứu .................................................................. 58
Hình 4.1 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi qui .................... 89
Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã ch̉n hóa............................................. 90
Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa......................................... 91


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại tồn cầu hố và mơi trường kinh doanh cạnh tranh gia tăng như
hiện nay, việc doanh nghiệp duy trì hoạt động hiệu quả là một vấn đề khó khăn.
Trong đó, sự thành cơng của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các quyết
định quản trị, những quyết định này thường được xác lập dựa trên cơ sở các thơng
tin kế tốn, nhất là kế tốn quản trị. Vì thế có thể nói, chính chất lượng và hiệu quả
của cơng tác kế tốn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả quản lý, điều
hành tổ chức để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Xuất phát từ u cầu và tính chất
thơng tin cung cấp cho các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức có sự khác biệt
nên thơng tin kế tốn được phân biệt thành thơng tin kế tốn tài chính và thơng tin
kế toán quản trị. Mặc dù kế toán quản trị mới phát triển trong giai đoạn gần đây
nhưng đã minh chứng được sự cần thiết và quan trọng của nó đối với công tác quản
trị, điều hành các tổ chức, doanh nghiệp. Kế toán quản trị đã, đang và dần trở thành
công cụ khoa học giúp nhà quản trị thực hiện tốt các chức năng hoạt động, kiểm
soát và ra quyết định.
Mặc dù có sự nhận thức khác nhau về lợi ích của kế tốn quản trị đối với các
kế hoạch phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong từng quốc gia, nhưng hầu
hết các quốc gia đều có nhận định chung là kế tốn quản trị đóng vai trị quan trọng
trong việc dự toán và lập kế hoạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh; kiểm soát
các nguồn lực, con người và các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
ngồi ra, kế tốn quản trị cịn là một cơng cụ để phân tích, đánh giá việc thực hiện

ác chi phí, doanh thu, lợi nhuận và vai trị quan trọng nhất của kế tốn quản trị là
cơng cụ cho ban quản trị ra quyết định góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Bình Dương là một trong các tỉnh hiện đang phát triển kinh tế với tốc độ vượt
bật nhu cầu về thơng tin kế tốn quản trị là ngày càng cần thiết đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh này. Tính đến nay, Tỉnh Bình Dương có khoảng


2

13.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký
thành lập theo hướng đa ngành nghề nhưng tập trung phần lớn vào nhóm ngành
thương mại – dịch vụ (75%), công nghiệp – xây dựng (24%), cịn lại là các doanh
nghiệp thuộc nhóm ngành nơng lâm ngư nghiệp, khai khống (1%). Các DNNVV
đóng góp đáng kể vào tổng đầu tư toàn xã hội, tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân
sách, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội…Theo báo cáo của
UBND Tỉnh Bình Dương trong năm 2016, các DNNVV giải quyết việc làm cho
khoảng 290.000 lao động, đóng góp cho ngân sách tỉnh tăng dần qua các năm, đóng
góp khoảng 25% vào GDP tỉnh.
Hiện nay đã có rất nhiều tác giả tham gia nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến việc vận dụng KTQT, tuy nhiên với các nghiên cứu nước ngồi thì hạn chế
chính là chưa có bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, còn đối với các nghiên cứu
trong nước thì hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào sử dụng phương pháp nghiên cứu
hỗn hợp để vừa nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại
Bình Dương và vừa cho thấy mức độ tác động của chúng đến việc vận dụng KTQT
như thế nào. Việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Bình Dương chịu sự tác
động của nhiều yếu tố, các nhân tố này có thể làm gia tăng tính khả thi của việc vận
dụng KTQT trong các DNNVV tại Bình Dương, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động,
đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra của các doanh nghiệp này. Do đó việc nghiên
cứu nhằm nhận diện mức độ tác động của từng yếu tố đến việc vận dụng KTQT

trong các DNNVV tại Bình Dương là vấn đề quan trọng và cần thiết, nên tôi chọn
đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh Bình Dương” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bình Dương.
- Mục tiêu cụ thể:


3

Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế tốn quản trị trong
các DNNVV tại tỉnh Bình Dương.
+ Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản
trị trong các DNNVV tại tỉnh Bình Dương.
+ Đề xuất các giải pháp phù hợp để vận dụng KTQT vào các DNNVV tại
Tỉnh Bình Dương.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra
như sau:
Thứ nhất, các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị
trong các DNNVV tại tỉnh Bình Dương?
Thứ hai, mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị
trong các DNNVV tại tỉnh Bình Dương như thế nào?
Thứ ba, các giải pháp các giải pháp cần thực hiện để vận dụng KTQT vào các
DNNVV tại Tỉnh Bình Dương?
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán

quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu là các DNNVV tại tỉnh Bình Dương.
+ Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu, khảo sát được tiến hành trong
năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu


4

- Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài: Các tài liệu, giáo trình có liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài như: các giáo trình về phân tích, thống kê về
hoạt động kinh doanh…
- Các nghiên cứu của tác giả khác: Các đề tài nghiên cứu khoa học; Bài báo
đăng trên tạp chí, luận văn, nghiên cứu trước,…có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong
đó có sự kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và định tính:
- Phương pháp định lượng: Tác giả sử dụng công cụ thống kê với sự hỗ trợ từ
phần mềm Excel và phần mềm SPSS 20.0 để xây dựng mơ hình hồi quy và kiểm
định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa được sử dụng trong nghiên cứu.
- Phương pháp định tính: Được tác giả sử dụng để thống kê, so sánh kết quả
nghiên cứu với các kết quả nghiên cứu liên quan, cũng như đề xuất một số khuyến
nghị phù hợp nhằm nâng cao việc vận dụng kế tốn quản trị trong các DNNVV tại
tỉnh Bình Dương.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa khoa học
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và hệ thống hóa

những vấn đề mang tính lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế
toán quản trị trong các DNNVV; đây sẽ là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu những vấn đề tương tự đối với các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế
toán quản trị trong các DNNVV.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn nêu lên được thực trạng về việc vận dụng kế toán quản trị trong các
DNNVV tại tỉnh Bình Dương, qua phân tích đưa ra những thành cơng và hạn chế
trong việc vận dụng kế toán quản trị trong các DNNVV.


5

Đề tài đã xây dựng được thang đo, đã kiểm định sự phù hợp cũng như độ tin
cậy của các nhân tố tác động đến sự vận dụng kế toán quản trị trong các DNNVV
tại tỉnh Bình Dương, xác định được ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc
vận dụng kế toán quản trị trong các DNNVV tại tỉnh Bình Dương. Từ đó giúp các
doanh nghiệp có những chính sách và phương pháp phù hợp để nâng cao việc vận
dụng kế tốn quản trị.
Bên cạnh đó luận văn đã nêu lên được vai trò và tầm quan trọng của việc vận
dụng kế toán quản trị trong các DNNVV tại tỉnh Bình Dương với những giải pháp
và kiến nghị cụ thể phù hợp với tình hình thực tế.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phục lục, đề tài có kết cấu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kiến nghị và kết luận



6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Theo Scarbrough et al. (1991) trong nghiên cứu với tiêu đề “Japanese
management accounting practices and the effects of assembly and process
automation” thì các DN tại Nhật khơng chú trọng phát triển các phương pháp cải
tiến cho việc đánh giá chi phí sản phẩm và đánh giá hàng tồn kho hơn các nước
phương Tây. Thay vào đó, các chủ cơng ty nhận thức chú trọng nhiều vào sự nỗ lực
cải tiến vào phân tích chi phí cho việc ra quyết định và kiểm sốt chi phí thơng qua
các cơng cụ kỹ thuật KTQT đơn nhất như chi phí mục tiêu và các công cụ kỹ thuật
TQC, TPM, JIT, VE và ROS. Qua điều tra cho thấy việc phát triển công cụ kỹ thuật
trong các mảng này dường như rất cần trong khi hội nhập và hỗ trợ cho các hoạt
động của hệ thống chiến lược.
Vào năm 1996, Bruggeman et al. trong nghiên cứu với tựa đề “Management
accounting changes: the Belgium experience, in Bhimani, A.(ed.).” đã tiến hành
điều tra việc vận dụng KTQT tại các DN Bỉ và phát hiện ra rằng các công cụ kỹ
thuật truyền thống của KTQT vẫn được các nhà quản trị tin cậy sử dụng nhưng
đồng thời các DN cũng chọn lựa sử dụng các công cụ kỹ thuật quản trị mới như
ABC (activity-basedcosting). Mục tiêu nghiên cứu chỉ ra rằng, các doanh nghiệp tại
Bỉ ln có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong công tác KTQT, và việc
áp dụng các kỹ thuật mới trong lĩnh vực này là rất cần thiết. Phương pháp nghiên
cứu được áp dụng chủ yếu trong đề tài này là thống kê mô tả.
Pierce và O‘Dea (1998) khi tiến hành nghiên cứu vận dụng KTQT tại các
DN Ailen trong đề tài “Management accounting practices in Ireland – The
preparers’ perspective” đã đưa ra kết luận rằng các nhà quản trị doanh nghiệp tin
tưởng rằng các công cụ kỹ thuật truyền thống của KTQT như các chỉ tiêu tài chính
về đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của DN vẫn được lựa chọn và chiếm ưu
thế, tuy nhiên việc cập nhật các công cụ kỹ thuật hiện đại của KTQT như ABC, kế



7

tốn chi phí mục tiêu (target costing) … ngày càng được phổ biến. Nghiên cứu này
cũng chỉ ra rằng các cơng cụ kỹ thuật hiện đại đóng vai trị bổ sung chứ không phải
thay thế cho các công cụ kỹ thuật truyền thống.
Ở một khía cạnh khác, Bhimani (2002) trong nghiên cứu “Management
Accounting and Organizational Excellence” đã nhận thức được sự thành công của
hệ thống KTQT liên quan đến các bối cảnh văn hoá và tác giả nhấn mạnh rằng văn
hố tồn hệ thống và văn hố đội, nhóm phải tương thích. Qua việc nghiên cứu sâu
trường hợp cụ thể của tập đoàn Siemens, tác giả đã chỉ ra rằng các nhóm lĩnh hội,
hay sự làm việc nhịp nhàng, ăn ý giữa các cá nhân trong tập thể được gắn chặt với
sự phát triển hệ thống KTQT.
Theo Laitinen (2003), các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của KTQT là do
các nhân tố đóng vai trị động cơ thúc đẩy, và được các nhà nghiên cứu liệt kê cụ
thể như các nhân tố khuyến khích sự thay đổi (ví dụ như sự cạnh tranh của thị
trường, cấu trúc DN, quy mô doanh nghiệp, công nghệ sản xuất sản phẩm); các chất
xúc tác cho sự thay đổi (ví dụ như sự yếu kém về chỉ số tài chính, sự sụt giảm về thị
phần, sự thay đổi của tổ chức...); các nhân tố làm cho q trình thay đổi dễ dàng (ví
dụ như nguồn nhân lực kế toán, mức độ về tự trị, yêu cầu về kế toán …). Sự tương
tác giữa các nhân tố nói trên khuyến khích sự thay đổi khơng chỉ lĩnh vực KTQT
mà cịn các lĩnh vực khác có liên quan như cấu trúc và chiến lược của DN. Sau q
trình nghiên cứu, kết quả thu được đó là Laitinen (2003) đã sắp xếp các nhân tố này
thành sáu nhóm khác nhau bao gồm: nhu cầu thơng tin, thay đổi về công nghệ và
môi trường, sự sẵn sàng thay đổi, nguồn lực để thay đổi, mục tiêu của sự thay đổi và
các yêu cầu từ bên ngoài. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng bốn loại hạng mục khác
nhau của các nhân tố để giải thích sự thay đổi của KTQT bao gồm: các nhân tố của
DN, các nhân tố tài chính, các nhân tố thúc đẩy và các kỹ thuật quản trị. Sự thay đổi
ở môi trường kinh doanh và công nghệ được sử dụng như là các nhân tố khuyến

khích trong việc giải thích sự thay đổi của KTQT và sự thay đổi của các nhân tố
khác của DN như cấu trúc và chiến lược. Mục đích của nghiên cứu chính là xác


8

định các nhân tố tác động đến sự thay đổi của KTQT trong đó sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính là chủ yếu.
Trong luận án tiến sỹ với tiêu đề “Management Accounting Practices in
Jordan – A Contingency Approach” nghiên cứu về việc vận dụng KTQT tại Jordan
(Khaled Abed Hutaibat, 2005) tác giả đã kiểm định mơ hình các nhân tố tác động
đến việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp bao gồm các nhân tố sau:
Quy mô DN (tổng doanh thu hàng năm), Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong
DN, Ngành nghề kinh doanh của DN, Mức độ cạnh tranh thị trường (nội địa & quốc
tế). Để xác định các nhân tố trên, tác giả chủ yếu sử dụng nghiên cứu định tính, tuy
nhiên để áp dụng mơ hình này người dùng cần cân nhắc, cũng như điều chỉnh một
vài đặc điểm nhằm phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, mà tại đó tồn tại
sự khác biệt với Jordan.
Nghiên cứu của Abdel-Kader và Luther (2006) với tựa đề “The impact of
firm characteristics on management accounting practices: A UK-based empirical
analysis” đã chỉ ra đối với các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) trong lĩnh vực công
nghiệp thức ăn và nước giải khát của Anh Quốc các công cụ kỹ thuật KTQT truyền
thống vẫn được các DN quen dùng tiếp tục áp dụng phổ biến, tuy nhiên đồng thời
cũng có dấu hiệu cho thấy các công cụ kỹ thuật của KTQT tiên tiến được áp dụng
như: các thơng tin liên quan đến chi phí chất lượng, các thước đo phi tài chính liên
quan đến nhân viên, các phân tích về điểm mạnh – điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
Theo kết quả nghiên cứu của Abdel -Kader và Luther, R.(2008) ở các DN hoạt động
trong ngành công nghiệp thực phẩm, nước uống tại Anh Quốc, bằng phương pháp
nghiên cứu định tính kết hợp với thống kê mô tả, tác giả xây dựng, kiểm định thành
cơng mơ hình gồm các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT như sau: Nhận

thức về sự bất ổn của môi trường, Quy mô DN, Nguồn lực khách hàng, Thiết kế tổ
chức phân quyền, Kỹ thuật sản xuất tiên tiến (AMT), Quản trị chất lượng toàn diện
(TQM), Quản trị hàng tồn kho Just in Time (JIT). Hạn chế của nghiên cứu này
chính là sự khát biệt trong lĩnh vực công nghiệp thức ăn và giải khát nước này với
các doanh nghiệp khác, đất nước khác khi muốn áp dụng mơ hình này vào các


9

nghiên cứu cụ thể mà đặc điểm ngành nghề, cũng nh v trớ a lý l khụng tng
t.
Hyvoă nen (2007) với đề tài “Strategy, performance measurement techniques
and information technology of the firm and their links to organizational
performance”khi nghiên cứu về vận dụng KTQT trong các DNSX đã cung cấp các
bằng chứng thực tiễn về việc mở rộng chấp nhận vận dụng KTQT trong các DN, sự
ghi nhận về những tiện ích khi vận dụng KTQT cũng như những tiềm năng phát
triển trong tương lai. Các kết quả chỉ ra rằng các thước đo tài chính như phân tích
lợi nhuận biên sản phẩm, dự tốn, kiểm sốt chi phí, … vẫn cịn tiếp tục đóng vai
trị quan trọng trong tương lai, tuy nhiên đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò quan
trọng trong tương lai của các công cụ kỹ thuật đo lường phi tài chính như đo lường
sự hài lịng của khách hàng, thái độ của khách hàng, …
Trong nghiên cứu gần đây của Kober et al.(2007) về hệ thống KTQT và mối
liên hệ của nó đối với chiến lược, các tác giả đã chỉ ra rằng hệ thống KTQT và
chiến lược có mối quan hệ phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau. Kết quả nghiên
cứu cho thấy những kiểm sốt quản trị tương tác trong hệ thống có thể tác động đến
sự thay đổi chiến lược và từ đó sự thay đổi chiến lược này lại phù hợp với những
thay đổi trong DN. Các DN phải chấp nhận việc chiến lược thay đổi phù hợp theo
những sự tác động từ thay đổi của bên ngoài, mặc dù sự thay đổi chiến lược chịu sự
tác động từ những nhóm quản trị cao cấp không đồng nhất về ý kiến, đường lối ...
Và trong những trường hợp này, những hệ thống KTQT được sử dụng để khắc phục

những khó khăn này cũng như hỗ trợ sự thay đổi chiến lược.
Tuan Mat (2010) khi tiến hành khảo sát tại các DNSX tại Malaysia đã chỉ ra
rằng sự thay đổi về mặt cấu trúc DN cũng như chiến lược DN có tác động đến việ c
vận dụng KTQT trong DN. Hạn chế của nghiên cứu chính là tác giả chỉ đề cập đến
cấu trúc vốn và chiến lược DN, trong khi đó vẫn còn khá nhiều các nhân tố khác
bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp tác động đến vận dụng KTQT trong
đơn vị.


10

1.2 Các nghiên cứu trong nước.
Khi tìm hiểu về các nghiên cứu trong nước có đề cập đến KTQT trong
DNNVV thì tác giả nghiên cứu, tập hợp, phân tích và tổng hợp được một số luận
văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, cơng trình nghiên cứu và bài báo tiêu biểu có tính chất,
nội dung về cơ bản có liên quan đến luận án như sau:
[1] Phạm Văn Dược (1997), “Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức
vận dụng KTQT vào các doanh nghiệp Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học
Kinh Tế TPHCM. Luận án đã góp phần tổng hợp các quan điểm về KTQT, phương
hướng xây dựng nội dung KTQT cũng như phương hướng tổ chức vận dụng
KTQTDN. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp cần có để tổ chức vận dụng KTQT
trong các DN Việt Nam. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tính kết
hợp thống kê mơ tả nên chưa chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố đến KTQT của
đơn vị.
[2] Phạm Châu Thành (2001), “Vận dụng KTQT vào các DN thương mại
Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM. Luận án đã tổng hợp
các lý luận về KTQTcũng như thực trạng công tác KTQT trong các DN thương mại
Việt Nam. Từ đó tác giả đề xuất các quan điểm cùng những nội dung chủ yếu vận
dụng KTQT vào các DN thương mại Việt Nam với các mơ hình cụ thể nhằm tạo ra
khả năng vận dụng KTQT vào các DN thương mại Việt Nam một cách có hiệu quả.

[3] Trần Anh Hoa (2003), “Xác lập nội dung và vận dụng KTQT vào các DN
Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM. Luận án của tác giả
đã phân tích thực trạng của hệ thống kế toán Việt Nam nhằm chỉ ra những mặt hạn
chế về cơ cấu tổ chức hệ thống. Bên cạnh đó tác giả đã hệ thống hóa một số nội
dung cơ bản của KTQT phù hợp với yêu cầu và đặc điểm quản lý của DN Việt
Nam. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp khả thi nhằm vận dụng một cách nhanh
chóng và có hiệu quả KTQT vào quản lý các DN Việt Nam.
[4] Nghiên cứu “Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các doanh nghiệp
chế biến gỗ ở tỉnh Bình Dương” luận văn thạc sĩ kinh tế của Phan Văn Út (2004).


11

Nội dung chính của luận văn này là tác giả nghiên cứu cơng tác tổ chức hệ
thống kế tốn quản trị tại các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Bình Dương thơng qua
mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn và các nội dung kế toán quản trị như hệ thống dự
toán, hệ thống kiểm tra đánh giá, các quyết định kinh doanh, hệ thống chứng từ tài
khoản, sổ sách, báo cáo kế toán quản trị. Dựa vào những phân tích này tác giả xây
dựng những nội dung cơ bản của kế toán quản trị trong các doanh nghiệp chế biến
gỗ tỉnh Bình Dương:
- Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán quản trị.
- Xây dựng hệ thống dự toán.
- Xây dựng hệ thống kiểm soát vận hành sản xuất trong các doanh nghiệp
chế biến gỗ.
- Xây dựng hệ thống ra quyết định kinh doanh.
- Xây dựng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo kế tốn quản trị.
[5] Nghiên cứu “Xây dựng mơ hình kế tốn quản trị vận dụng trong doanh
nghiệp sản xuất cơng nghiệp”đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của PGS. TS. Phạm
Văn Dược, TS. Trần Anh Hoa, Th.S Đào Tất Thắng (2006).
Đề tài tập trung giải quyết 3 vấn đề:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán quản trị vận dụng cho doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp. Kế toán quản trị chủ yếu cho các nhà quản trị nội bộ doanh
nghiệp, đặc biệt là cung cấp thông tin hữu ích từ các thơng tin của kế tốn cho các
chức năng quản trị. Việc làm rõ vai trò, chức năng, đối tượng sử dụng thông tin là
cơ sở để định hướng mơ hình và nội dung kế tốn quản trị được vận dụng.
- Khảo sát thực trạng về áp dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp. Thông qua khảo sát tổ chức bộ máy kế toán và nội dung vận dụng
kế toán quản trị trên 50 doanh nghiệp thuộc các loại hình doanh nghiệp như: doanh
nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư
nhân, công ty liên doanh với nước ngồi và cơng ty 100% vốn nước ngồi, thống kê
kết quả cho thấy ngoại trừ các cơng ty 100% vốn nước ngồi có thực hiện kế tốn


12

quản trị một cách đầy đủ, tồn diện và có hệ thống, phần lớn các doanh nghiệp còn
lại chủ yếu thực hiện cơng tác kế tốn tài chính, chưa quan tâm đến việc tổ chức thu
nhận, xử lý, ghi chép và phân tích thơng tin cho u cầu quản trị doanh nghiệp.
Việc thực hiện kế toán quản trị tại Việt Nam chỉ bắt đầu sơ khởi, quá trình vận dụng
tập trung vào một số nội dung cơ bản như kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành,
phân tích báo cáo tài chính.
- Nghiên cứu xây dựng mơ hình kế toán quản trị vận dụng trong các doanh
nghiệp sản xuất cơng nghiệp. Để xây dựng mơ hình vận dụng đề tài đưa ra các quan
điểm chỉ đạo, đó là quan điểm chung, quan điểm thống nhất và kế thừa, quan điểm
phân biệt giữa kế toán quản trị với kế tốn tài chính và quan điểm tương xứng, phù
hợp, đơn giản dễ hiểu. Xuất phát từ các quan điểm đề tài xây dựng mơ hình ứng
dụng, trong đó đặc biệt đi sâu nghiên cứu xây dựng bộ máy kế toán.
Đề tài đưa ra 7 nội dung cơ bản của kế tốn quản trị có thể ứng dụng được
trong các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp:
- Phân loại chi phí.

- Lập dự tốn.
- Phân tích biến động chi phí.
- Phân tích mối quan hệ chi phí –khối lượng –lợi nhuận.
- Chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm.
- Thơng tin thích hợp cho việc ra quyết định.
- Đánh giá trách nhiệm của quản lý.
Đề tài cũng đưa ra một số giải pháp để tổ chức vận dụng kế tốn quản trị
trong doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp:
- Doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của việc vận dụng kế
toán quản trị trong điều hành hoạt động.
- Thống nhất chương trình, nội dung đào tạo của kế toán quản trị trong các
trường đào tạo về kinh tế.


×