Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập có thu trên địa bàn quận phú nhuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
--------------------------------------

HÀ NGỌC TRINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP CÓ THU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
PHÚ NHUẬN
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP.Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
--------------------------------------

HÀ NGỌC TRINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP CÓ THU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
PHÚ NHUẬN
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ HẰNG NGA



TP.Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ HẰNG NGA

TS. PHAN THỊ HẰNG NGA
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày 23 tháng 4 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Phạm Văn Dược

Chủ tịch

2

TS. Trần Văn Tùng

Phản biện 1


3

PGS.TS. Trần Phước

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Thị Thu Hiền

Ủy viên

5

TS. Phạm Mỹ Hạnh

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

PGS.TS. Phạm Văn Dược


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘICHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. HCM, ngày

tháng

năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: Hà Ngọc Trinh

Giới tính : Nữ

Ngày, tháng, năm sinh : 11/06/1988

Nơi sinh : Tp. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành

MSHV

: Kế toán

: 1541850056

I- Tên đề tài :
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ THU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ
NHUẬN.

II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
có thu trên địa bàn quận Phú Nhuận.
- Xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp công lập có thu trên địa bàn quận Phú Nhuận.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập có thu trên địa bàn quận Phú Nhuận.
- Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp công lập có thu trên địa bàn quận Phú Nhuận.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 26/9/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/3/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. PHAN THỊ HẰNG NGA

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. Phan Thị Hằng Nga

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập có thu trên địa bàn quận Phú
Nhuận” mà tôi tự nghiên cứu với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Cô Phan
Thị Hằng Nga là cô hướng dẫn của tôi và tất cả những thầy, cô và bạn bè khác. Số
liệu mà tôi đưa ra trong luận văn là số liệu thật đã được các cơ quan chức năng công

bố, đồng thời kết quả nghiên cứu này là duy nhất cho đến thời điểm hiện nay.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Học viên thực hiện Luận văn

HÀ NGỌC TRINH

năm 2017


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn thạc sĩ này, tôi đã được sự giúp đỡ rất nhiều
của thầy cô và bạn bè. Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô Phan
Thị Hằng Nga - Trưởng phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế, Trường Cao
đẳng Tài chính hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, là người đã hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình, cung cấp cho tôi rất nhiều tài liệu tham khảo quý báu liên quan đến luận
văn và đã động viên, cổ vũ tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Đồng thời tôi cũng
hết sức cảm ơn tất cả các thầy - cô, bạn bè khác đã hết lòng động viên góp ý, cung
cấp một số tài liệu bổ ích và đóng góp rất nhiều ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn
này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô đã tận tình dạy bảo và
truyền đạt các kiến thức nền tảng hết sức bổ ích trong suốt thời tôi theo học chương
trình cao học chuyên ngành kế toán tại trường đại học Công Nghệ Thành phố
(Hutech).
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày


tháng

Học viên thực hiện Luận văn

HÀ NGỌC TRINH

năm 2017


iii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp công lập có thu trên địa bàn quận Phú Nhuận” nhằm mục
đích xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập có thu trên địa bàn quận Phú Nhuận và đo lường mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố này với 232 mẫu khảo sát là các cán bộ viên chức, nhân viên đang làm
việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu trên địa bàn quận Phú Nhuận.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính và phương pháp
định lượng. Nghiên cứu định tính thực hiện phỏng vấn 15 tư vấn viên gồm 03 giám
đốc, thủ trưởng của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận; 03
người làm quản lý trực tếp một số bộ phận trong đơn vị, 09 nhân viên nhằm đánh
giá mức độ phù hợp, dễ hiểu của từ ngữ, nội dung để người đọc hiểu được. Nghiên
cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với
11 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Dữ
liệu thu thập được dùng để đánh giá thang đo bằng phương pháp Cronbach’s Alpha
và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến và kiểm định các giả
thuyết trong mô hình nghiên cứu.
Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên
quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu hình thành nên các thang đo;

11 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập có
thu trên địa bàn quận Phú Nhuận gồm: Môi trường chính trị, môi trường pháp luật,
môi trường kinh tế, môi trường giáo dục, môi trường văn hóa xã hội, môi trường
quốc tế, nguồn kinh phí hoạt động, nguồn nhân lực, trình độ phát triển cơ sở vật
chất kỹ thuật vào hoạt động dịch vụ, tổ chức bộ máy quản lý đơn vị, hệ thống kiểm
soát nội bộ; xây dựng mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu cùng với bảng
câu hỏi khảo sát. Từ đó, tác giả tiến hành khảo sát thực tế, tổng hợp kết quả và xử lý
số liệu khảo sát bằng cách sử dụng excel và phần mềm SPSS.
Thông qua quá trình đánh giá thang đo; kiểm định độ tin cậy (hệ số
Cronbach Alpha); kiểm định giá trị thang đo (phân tích nhân tố khám phá EFA);


iv

kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (mô hình hồi quy tuyến tính)…Luận văn đã
đưa ra kết quả nghiên cứu gồm cả 11 yếu tố đều ảnh hưởng theo chiều dương (+)
đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú
Nhuận. Trong đó, có 03 yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất là yếu tố môi trường giáo
dục (ᵦ = 0,259); môi trường quốc tế (ᵦ = 0,232) và nguồn kinh phí hoạt động (ᵦ =
0,215); các yếu tố còn lại cũng có tác động nhưng ở mức độ không cao bằng: môi
trường kinh tế (ᵦ = 0,206), trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật vào hoạt động
dịch vụ (ᵦ = 0,202), môi trường văn hóa xã hội (ᵦ = 0,200), tổ chức bộ máy quản
lý đơn vị (ᵦ = 0,193), môi trường pháp luật (ᵦ = 0,162), hệ thống kiểm soát nội bộ
(ᵦ = 0,161), nguồn nhân lực (ᵦ = 0,144) và môi trường chính trị (ᵦ = 0,089).
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tác động
trực tiếp đến các yếu tố nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập có thu trên địa bàn quận Phú Nhuận. Tuy nhiên, các đề xuất này chỉ mang
tính chung chung, chưa cụ thể và đi sâu vào từng yếu tố của các yếu tố ảnh hưởng.
Và đây chính là một trong những hạn chế của đề tài. Một hạn chế nữa là phạm vi
nghiên cứu của đề tài chưa được đa dạng, chỉ mới tập trung ở các đơn vị sự nghiệp

công lập có thu trên địa bàn quận Phú Nhuận nên số lượng mẫu không cao, kết quả
chưa bao quát.
Các hạn chế trên sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo.


v

ABSTRACT
This research paper: “The factors affecting performances of the stateowned institutions in Phu Nhuan District” aims to identify the factors affecting
the performances of state-owned institutions in Phu Nhuan District and to measure
the impact on a focus group of 232 government officials working in the area.
Qualititive and quantitative methods are used in this paper. Qualititive
method was arried out through 15 interviews, 03 leaders of state institutions in Phu
Nhuan

District;

03

user

administrator

workparts

son

parts

in


unit

09 emploee to check the appropriateness, legibility of words, comprehensibility.
Qualititive method was used in questionaires with 11 independent factors and one
dependent factor by the convenient sampling method. The data collected are used to
calculate the Cronbach’s Alpha, to analyse the EFA, SPSS and to review the
assumptions in research models.
The measurements are based on gathered information from previous
dissertations related to this subject. There are 11 factors affecting the performances
of the instutions in Phu Nhuan District: politics, law, economics, education, social
factors, international relations, operating budget, human resources, infrastructures,
organizing structures, inspectorate, research method development, presuppositions
and questionnaire questions. Based on these, field studies were carried out,
collected and the data was processed by Excel and SPSS.
Through the evaluation of measurement; the credibility (Cronbach Alpha);
kiểm the evaluation of measurement (analyse EFA); assessing the prepositions
(linear regression model), the conclucsion was that there are 11 positive factors (+)
affecting the performances of the instutions in Phu Nhuan District. Of those factors,
there are 03 factors that have the most powerful impacts: education (ᵦ = 0,259),
international interchanges (ᵦ = 0,232) and operating budget (ᵦ = 0,215); The other
factors also have impacts but not as much: ecnomics (ᵦ = 0,206), infrastructures (ᵦ =

0,202), social (ᵦ = 0,200), organizing structures (ᵦ = 0,193), legal system(ᵦ = 0,162),


vi

domestic inspections (ᵦ = 0,161), human resources (ᵦ = 0,144) and politics (ᵦ =
0,089).

From the results, the author suggests some direct solutions to improve the the
performances of the instutions in Phu Nhuan District. However, those are only
general solutions, not go into details. And this is one of the drawbacks of this paper.
Another drawback is the limited sample size consisting only state institutions.
These drawbacks will be discussed in later research.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... xii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xiv
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................................5
5.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................................5
5.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................5
6. Kết cấu của đề tài ..............................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................................7
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ...............................................................................7
1.2 Các nghiên cứu trong nước ................................................................................9
1.3 Các nhận xét.....................................................................................................13

1.3.1 Những điểm kế thừa của đề tài ..................................................................13
1.4 Khe hổng nghiên cứu .......................................................................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................18
2.1 Tổng quát về đơn vị hành chính sự nghiệp ......................................................18
2.1.1 Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp ....................................................18
2.1.2 Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp .....................................................18
2.2 Tổng quan về hiệu quả hoạt động ....................................................................20


viii

2.2.1 Khái niệm ..................................................................................................20
2.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ......................22
2.3 Pháp luật và cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp ........25
2.3.1 Cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp......................25
2.3.2 Luật ngân sách ...........................................................................................26
2.3.3 Luật kế toán ...............................................................................................27
2.4 Thực trạng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn
quận Phú Nhuận .....................................................................................................28
2.5 Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
lập...........................................................................................................................30
2.5.1 Môi trường chính trị ..................................................................................30
2.5.2 Môi trường pháp luật .................................................................................30
2.5.3 Môi trường kinh tế.....................................................................................31
2.5.4 Môi trường giáo dục ..................................................................................31
2.5.5 Môi trường văn hóa xã hội ........................................................................31
2.5.6 Môi trường quốc tế ....................................................................................32
2.5.7 Nguồn kinh phí hoạt động .........................................................................32
2.5.8 Nguồn nhân lực .........................................................................................33

2.5.9 Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật vào hoạt động dịch vụ ...........34
2.5.10 Tổ chức bộ máy quản lý đơn vị ...............................................................35
2.5.11 Hệ thống kiểm soát nội bộ .......................................................................37
2.6 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................39
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................40
3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................40
3.2 Nghiên cứu định tính .......................................................................................41
3.3 Nghiên cứu định lượng .................................................................................41
3.3.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................42
3.3.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu .........................................................44


ix

3.3.2.1. Biến phụ thuộc ...................................................................................44
Hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú
Nhuận. .............................................................................................................44
3.3.2.2. Biến độc lập .......................................................................................44
3.3.2.3 Hình thành thang đo các biến trong mô hình ......................................48
3.4 Mẫu nghiên cứu ...............................................................................................52
3.5 Các kỹ thuật phân tích ..................................................................................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................55
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................56
4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu ...............................................................................56
4.2 Phân tích và đánh giá độ tin cậy của thang đo: ...............................................58
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha: .....................58
4.2.1.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Môi
trường chính trị” ..............................................................................................59
4.2.1.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Môi

trường pháp luật” ............................................................................................59
4.2.1.3. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Môi
trường kinh tế” ................................................................................................60
4.2.1.4. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Môi
trường giáo dục” .............................................................................................60
4.2.1.5. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Môi
trường văn hóa xã hội” ....................................................................................61
4.2.1.6 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Môi
trường quốc tế” ...............................................................................................61
4.2.1.7 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Nguồn
kinh phí hoạt động” .........................................................................................62
4.2.1.8 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Nguồn
nhân lực” .........................................................................................................63


x

4.2.1.9 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Trình
độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật vào hoạt động dịch vụ” .........................63
4.2.1.10 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Tổ
chức bộ máy quản lý đơn vị” ..........................................................................64
4.2.1.11 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Hệ
thống kiểm soát nội bộ” ..................................................................................64
4.2.1.12 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “hiệu
quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú
Nhuận” ............................................................................................................65
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................66
4.2.2.1. Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập ........................................66
4.2.2.2. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “hiệu quả hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận” .......................70

4.3 Phân tích hồi quy .............................................................................................71
4.4 Kiểm định các giả thiết cần thiết trong mô hình phân tích hồi quy.................79
4.4.1 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy. ...........................79
4.4.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........................................................79
4.4.3 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư .............................................80
4.4.4 Kiểm định về tính độc lập của phần dư .....................................................80
4.5 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội .....................................................81
4.5.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi..............81
4.5.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn .................................82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................84
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................85
5.1 Kết luận ............................................................................................................85
5.2 Kiến nghị..........................................................................................................86
5.2.1 Môi trường giáo dục ..................................................................................86
5.2.2 Môi trường quốc tế ....................................................................................87
5.2.3 Nguồn kinh phí hoạt động .........................................................................88


xi

5.2.4 Môi trường kinh tế.....................................................................................90
5.2.5 Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật vào hoạt động dịch vụ ...........90
5.2.6 Môi trường văn hóa xã hội ........................................................................91
5.2.7 Tổ chức bộ máy quản lý đơn vị .................................................................93
5.2.8 Môi trường pháp luật .................................................................................94
5.2.9 Hệ thống kiểm soát nội bộ .........................................................................95
5.2.10 Nguồn nhân lực .......................................................................................96
5.2.11 Môi trường chính trị ................................................................................97
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng .........................................98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5..........................................................................................99

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................100


xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. ANOVA

: Analysis of variance (Phân tích phương sai).

2.

: Exploratary factor analysis (Nhân tố khám phá).

EFA

3. VIF

: Variance inflation factor (Hệ số phóng đại phương sai).

4. SPSS

: Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm SPSS hỗ

trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp).
5. Tp. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh.

6. ĐVSN


: Đơn vị sự nghiệp.

7. CS

: Chính sách.

8. HĐQT

: Hội đồng quản trị.

9. DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

10. NSNN

: Ngân sách nhà nước

11. KSNB

: Kiểm soát nội bộ


xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Cơ cấu về giới tính....................................................................................56
Bảng 4.2: Cơ cấu về độ tuổi ......................................................................................56
Bảng 4.3: Cơ cấu về vị trí công việc .........................................................................57

Bảng 4.4: Cơ cấu về thâm niên công tác ...................................................................57
Bảng 4.5: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “môi trường chính trị” .........................59
Bảng 4.6: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “môi trường pháp luật” ........................60
Bảng 4.7: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Môi trường kinh tế” ...........................60
Bảng 4.8: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Môi trường giáo dục” .......................61
Bảng 4.9: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Môi trường văn hóa xã hội” .............61
Bảng 4.10: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Môi trường quốc tế” ........................62
Bảng 4.11: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Nguồn kinh phí hoạt động” .............62
Bảng 4.12: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Nguồn nhân lực” ..............................63
Bảng 4.13: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ
thuật vào hoạt động dịch vụ” ....................................................................................64
Bảng 4.14: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Tổ chức bộ máy quản lý đơn vị” .....64
Bảng 4.15: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Hệ thống kiểm soát nội bộ” .............65
Bảng 4.16: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận” ........................................................66
Bảng 4.17: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần.................................67
Bảng 4.18: Bảng phương sai trích .............................................................................67
Bảng 4.19: Ma trận xoay ...........................................................................................69
Bảng 4.20: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần .................................70
Bảng 4.21: Phương sai trích ......................................................................................70
Bảng 4.21: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình ..........................................................72
Bảng 4.22: Bảng phân tích ANOVA ........................................................................72
Bảng 4.23: Bảng kết quả hồi quy ..............................................................................73
Bảng 4.24: Kết quả chạy Durbin-Watson .................................................................80


xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................38

Hình 3.1: Lưu đồ thiết kế nghiên cứu .......................................................................40
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận..........................................43
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy .....................81
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa .............................................82
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa .........................................83


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì
các đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước cũng từng bước đi
vào phát triển ổn định và vững chắc, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới
kinh tế - xã hội của đất nước.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp là các đơn vị quản lý hành chính Nhà nước
như đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, sự nghiệp khoa học công
nghệ, sự nghiệp kinh tế....hoạt động bằng nguồn kinh phí của Nhà nước cấp, hoặc
các nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu từ kết quả hoạt động
kinh doanh hay nhận viện trợ biếu tặng theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để
thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho. Trong quá trình hoạt động, các
đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nước phải có nhiệm
vụ chấp hành nghiêm chỉnh Luật Ngân sách nhà nước, các tiêu chuẩn định mức, các
quy định về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Nhà nước ban hành. Điều này
nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính, tăng cường quản lý kiểm soát chi
quỹ Ngân sách nhà nước, quản lý tài sản công, nâng cao chất lượng công tác kế toán
và hiệu quả quản lý các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Nhà nước đã có nhiều chính sách mới với đối với hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp công lập nhằm tăng cường năng lực hoạt động của các đơn vị. Các chủ

trương chính sách này một mặt đã tạo ra hành lang pháp lý khá rộng rãi cho các đơn
vị sự nghiệp công lập trong việc phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để phát
triển đơn vị. Văn bản chính sách quan trọng áp dụng cho hệ thống các đơn vị sự
nghiệp công lập hiện nay là Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính
phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đến năm 2015
được thay thế bằng Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về
quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Chính sách này được áp dụng
cho tất cả các lĩnh vực cung ứng dịch vụ công. Cùng với sự ra đời và thay đổi khá


2

nhiều trong các chính sách kinh tế xã hội đã có sự tác động mạnh mẽ đến cơ chế
quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập, buộc các đơn vị sự nghiệp công
lập phải chủ động hơn trong các hoạt động quản lý và sử dụng các nguồn lực tài
chính, đảm bảo mục tiêu hoạt động có hiệu quả và thực hiện chủ trương xã hội hoá
trong việc cung cấp các dịch vụ cho xã hội.
Ngoài nguồn kinh phí ngân sách cấp ra, các nguồn thu như nguồn thu học
phí, viện phí, dịch vụ và nguồn thu khác, các tài sản được đầu tư từ các dự án bằng
nguồn vốn vay kích cầu của Thành phố để phục vụ cho hoạt động sự nghiệp và tận
dụng cơ sở vật chất hiện có để tổ chức tốt các hoạt động thu sự nghiệp, thu hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, góp phần bổ sung vào kinh phí hoạt động
thường xuyên, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao; đồng thời nâng cao đời
sống của cán bộ, viên chức của đơn vị từ số tăng thu, tiết kiệm chi trong năm. Điều
đó dẫn đến ngoài việc quản lý tốt công tác chuyên môn để đảm bảo chất lượng,
quản lý tài chính cũng là một yếu tố quyết định sự phát triển của các đơn vị sự
nghiệp công lập.
Thực tế trên đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp công lập phải có cơ chế quản lý
phù hợp. Việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra các yếu tố làm ảnh hưởng đến kết

quả hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận là rất
quan trọng, để từ đó sẽ đề ra giải pháp nhằm mục đích giúp cho việc quản lý các
nguồn thu, chi tại đơn vị được chặt chẽ, rõ ràng và minh bạch, đồng thời số liệu báo
cáo cho các ban ngành được chính xác, thể hiện đúng tình hình hoạt động tài chính
của đơn vị là nhu cầu cấp thiết, cả trong lý luận thực tiễn hoạt động hiện tại và
tương lai của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính, quận Phú Nhuận đã nỗ
lực cải cách trong lĩnh vực tài chính công, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nhằm
huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính phục vụ nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp
hóa – hiện đại hóa, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận đã


3

không ngừng vận động, chuyển đổi cơ chế, khai thác nguồn thu hợp lý, sử dụng
nguồn thu hiệu quả, cung cấp dịch vụ chất lượng cao.
Tuy nhiên, hiện nay đang có những chính sách mới sẽ có tác động ảnh hưởng
rất lớn đến công tác tài chính tại các đơn vị, như việc chuẩn bị thực hiện Nghị định
16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 2 năm 2015 về quy định cơ chế tự
chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Luật phí, lệ phí hay Luật Kế toán số
88/2015/QH 13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội….
Do đó, việc nâng cao kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
trên địa bàn quận là một yêu cầu thực tế, cấp bách và lâu dài. Câu hỏi được đặt ra là
các yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
trên địa bàn quận?
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn
quận Phú Nhuận” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập.
+ Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận.
Câu hỏi nghiên cứu:
+ Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập?
+ Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận?


4

+ Giải pháp nào nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
lập trên địa bàn quận Phú Nhuận?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu: đề tài tập trung vào nghiên cứu các đơn vị sự
nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận.
+ Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu, khảo sát được tiến hành năm
2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp hỗn hợp, bao gồm

phương pháp định tính và định lượng. Việc nghiên cứu thực hiện theo các giai đoạn
sau:
Giai đoạn 1:
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc thảo luận tay đôi, phỏng
vấn chuyên gia nhằm khẳng định và bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh
thang đo và xây dựng bảng câu hỏi nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu định
lượng.
Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhận diện các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận
Phú Nhuận. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát để phỏng vấn nhà quản lý, các
cán bộ viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận. Từ
đó đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện của các đơn vị sự nghiệp
công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận.
Giai đoạn 2:
Nghiên cứu định lượng, từ các biến đo lường ở giai đoạn nghiên cứu định
tính, xác định các yếu tố và các thuộc tính đo lường. Sau khi hiệu chỉnh thang đo
cuối cùng được sử dụng để phỏng vấn chính thức.


5

Phương pháp lấy mẫu là phương pháp thuận tiện. Số mẫu nghiên cứu dựa
theo Hair và cộng sự và số mẫu trong nghiên cứu này là 232. Thực hiện phân tích
dữ liệu điều tra thông qua các kỹ thuật như thống kê mô tả, kiểm định mô hình và
các giả thuyết nghiên cứu.
- Khảo sát các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận thông
qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên
địa bàn quận Phú Nhuận.
- Đánh giá giá trị và độ tin cậy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach Alpha và

phân tích nhân tố khám phá (EFA).
- Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy bằng phần mềm
SPSS.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
- Vận dụng được cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập và kết quả khảo sát để phát triển mô hình
nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận
Phú Nhuận.
- Vận dụng được phương pháp kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội để đo
lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã xây dựng được thang đo, đã kiểm định sự phù hợp cũng như độ tin
cậy của chúng. Xác định được ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận. Từ đó giúp các đơn vị
sự nghiệp công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận có những chính sách và phương
pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phụ lục, đề tài có kết cấu bao gồm 5 chương:


6

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kiến nghị và kết luận



7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
- Nghiên cứu của Choi và Mueller (1984) về “các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển của kế toán và sự liên hệ với chất lượng thông tin BCTC”.
Năm 1984, Choi và Mueller đã đưa ra danh sách chi tiết các nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ thống kế toán bao gồm các nhân tố sau:
+ Hệ thống pháp luật.
+ Hệ thống chính trị.
+ Nguồn gốc sở hữu vốn.
+ Cỡ và độ phức tạp của đơn vị.
+ Đặc điểm xã hội.
+ Mức độ tinh tế, nhạy cảm của môi trường kinh doanh.
+ Mức độ suy luận pháp lý.
+ Chính sách kế toán hiện tại.
+ Tốc độ đổi mới kinh doanh.
+ Bối cảnh phát triển kinh tế.
+ Phát triển của các thành phần kinh tế.
+ Phát triển giáo dục nghề nghiệp và tổ chức nghề nghiệp.
Tuy nhiên, đây là các nhân tố chi tiết chưa được phân nhóm, sau đó 12 nhân
tố này đã được phân loại thành 5 nhóm thích hợp như sau:
+ Môi trường pháp lý.
+ Môi trường chính trị.
+ Môi trường kinh tế.
+ Môi trường văn hoá.
+ Môi trường giáo dục, nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp (Zhang, 2005).
Mặc dù các nghiên cứu của Choi và Mueller (1984) giải quyết các vấn đề
liên quan đến sự phát triển của hệ thống kế toán nhưng suy cho cùng sự phát triển

hệ thống kế toán bao giờ cũng hướng đến việc tạo ra hệ thống thông tin đầu ra có
tính hữu ích cao, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và được sự thừa nhận rộng rãi


×