Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Bác Hồ với thế hệ trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.41 KB, 45 trang )

TIỂU SỬ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc
nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên
cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia
đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy
nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm
đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.
Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á,
châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những côngnhân và những người dân thuộc địa, vừa
lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi
vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để
giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.
Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt
Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào
công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêu sách của
nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của
dân tộc Việt Nam.
Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán
thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây
đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoa chủ nghĩa yêu
nước đến chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922
xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã
hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia
công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế
nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy
viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách
mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập
Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.


Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt
nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm
cán bộ đưa về nước hoạt động.
Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống
nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian từ 1930
đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát
phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương
Đảng ta.
Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người
cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch
Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập
trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây
bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam.
Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung
Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của
Cách mạng tháng Tám.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa
đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng
Giới Thạch ở miền Bắc.
Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp.
Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm
miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tieến tới xóa bỏ Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng
chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ
(1954).
Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng.

Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng.
Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm
vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam.
Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm
vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy
mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng
chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa
cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của mộtngười
cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh
không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ
nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp
quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh
hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH
VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE)
vào năm 1990.

BÁC HỒ VÀ THẾ HỆ TRẺ - HỎI CHUYỆN ĐỒNG CHÍ VŨ KỲ
Làm thư ký cho Bác đã hai mươi bốn năm, có bao giờ anh thấy Bác tự cho mình là một
"ông già" không? Và Bác đã làm gì để chống lại tâm lý "ông già" ấy?
Như tất cả các cụ già Việt Nam, Bác cũng muốn có cái thú vui bình dị của tuổi già như
Bác đã thể hiện trong thơ: Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau. Nhưng ở Bác, tôi không bao
giờ thấy bộc lộ tâm lý mệt mỏi của một "ông già". Chắc đồng chí còn nhớ bài thơ của Bác:
Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm,
Vẫn vững hai vai việc nước nhà.
Kháng chiến dân ta đang thắng lớn,

Tiến bước, ta cùng con em ta!
Xuất xứ của bài thơ là thế này. Sáng 20 tháng 5 năm 1968, Bác dậy sớm hơn để chuẩn
bị 6 giờ 15 tới dự kỳ họp khai mạc của Quốc hội. Vào hội trường, với tư thế trẻ trung và hóm
hỉnh, Bác nói: Lần trước tôi có nói là những thắng lợi của chiến sĩ và đồng bào hai miền làm
cho tôi như trẻ lại 20 tuổi. Nhưng nay nghe nói 78 tuổi, thì tôi thấy già đi. Vì vậy tôi có bài
thơ này: "Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm...". Cả hội trường sôi động hẳn lên. Các đại biểu
Quốc hội ai cũng cảm thấy cùng trẻ lại với Bác.
Từ khi bước chân vào hoạt động cách mạng cho đến lúc từ giã cuộc đời, Bác luôn luôn
quan tâm đến thế hệ trẻ. Năm 1925, Bác đã lo đào tạo nhân tài trẻ bằng cách gửi Lê Hồng
Phong, Trương Văn Lễnh sang học trường quân sự Hoàng Phố, gửi Trần Phú và một số thanh
niên khác sang học trường đại học Phương Đông ở Mát-xcơ-va. Các cháu thiếu niên, nhi
đồng, Bác cũng chú ý nhiều. Đó là những cháu ở Trung Kỳ phải sống lưu lạc vì bố mẹ bị thực
dân Pháp bắt bớ, tù đày, được Bác đưa từ Phi Chít (Thái Lan) sang Quảng Châu để tổ chức
thành nhóm "Thiếu niên tiền phong Việt Nam". Năm 1926, Bác đưa một số cháu sang học ở
Liên Xô kèm theo bức thư gửi Uỷ ban Trung ương Đội Thiếu niên tiền phong trực thuộc
Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Lê-nin: "... Khi chúng tôi nói cho các em nghe về
Lênin, về các bạn, những học trò nhỏ Nga của Lê-nin, các em rất thích và muốn đến nước các
bạn để gặp các bạn, sống với các bạn, học tập các bạn, và thật sự trở thành những học trò của
Lê-nin như các bạn... Chúng tôi hy vọng rằng các đồng chí không từ chối nhận ba hoặc bốn
đồng chí nhỏ tuổi Việt Nam chứ?" Thật là cảm động, Bác lo cho các cháu những điều rất nhỏ,
được viết trong lá thư: "... Vào tháng mấy thì ở Mát-xcơ-va bắt đầu lạnh (vì các em thiếu niên
này từ một nước nóng bức tới, phải chọn lúc thời tiết thích hợp cho các em đi)... Đến Mát-
xcơ-va, các em tới địa chỉ nào?..."
Khởi đầu lịch sử Đảng ta cũng là do lực lượng thanh niên được Bác dìu dắt. Hồi đó, Bác
đã tổ chức "Thanh niên cách mạng đồng chí hội" và tự tay Bác soạn thảo cuốn "Đường kách
mệnh" để giảng dạy.
Năm 1961, trong Đại hội lần thứ ba của Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Bác vui
mừng nói: "Từ chỗ chỉ có một Lý Tự Trọng đến ngày nay chúng ta có 78 vạn đoàn viên Đoàn
thanh niên lao động hăng hái ra sức giúp Đảng xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống
nhất Tổ quốc. Tiến bộ đó làm cho Bác rất vui sướng và trẻ lại. Nó làm cho lòng Bác phơi phới

như hoa nở trong mùa xuân".
Theo anh, trong tất cả các tổ chức của tuổi trẻ, Bác chú ý đến tổ chức nào nhất?
Tất cả các hình thức tổ chức để tập hợp thanh niên, thiếu niên, nhi đồng nhằm phụng sự
Tổ quốc, Bác đều chú ý, quan tâm giáo dục để tổ chức đó ngày càng vững mạnh. Trong đó tổ
chức thanh niên xung phong được Bác đặc biệt quan tâm. Bài hát truyền thống của Thanh niên
xung phong cũng là bài ca chính thức của Đoàn thanh niên bây giờ, được nhạc sĩ Hoàng Hà
phổ nhạc bốn câu thơ của Bác:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền,
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên!
Trên đường đi chiến dịch Biên giới, ghé thăm một lán trại thanh niên xung phong làm
đường, Bác trò chuyện thân mật rồi hỏi "Các cháu có thích nghe thơ không?". Tất cả đồng
thanh: "Chúng cháu thích nghe thơ ạ". Thế là Bác ứng khẩu đọc bốn câu thơ này. Ngay sau
đó, nhiều thanh niên xung phong và cả bộ đội Vệ quốc đoàn đều truyền cho nhau và học thuộc
trong chiến dịch Biên giới.
Về tổ chức thanh niên xung phong, Bác nói với tôi: "qúy hồ tinh, bất quý hồ đa, lựa
tuyển cẩn thận để thanh niên xung phong thật sự là một trường đào tạo thanh niên bằng những
công việc thiết thực". Bác trực tiếp xem và sửa chữa bản điều lệ về nhiệm vụ và bổn phận của
Đoàn thanh niên xung phong.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Bác theo dõi rất sát các hoạt động
của thanh niên xung phong, kịp thời viết bài, nêu gương những điển hình tốt và gửi thư khen
các đơn vị thanh niên xung phong có nhiều thành tích trong xây dựng và chiến đấu.
Tháng 5 - 1968, trong phần viết thêm vào Di chúc, có đoạn: "Những chiến sĩ trẻ tuổi
trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong
chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các
cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ
thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công
cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta".
Như vậy, Bác xem tổ chức Thanh niên xung phong không chỉ để làm những việc cụ thể

như đắp đường, xây cầu, khai hoang..., mà còn là một trường học để rèn luyện và đào tạo cán
bộ tốt cho đất nước. Nếu không nhận thức đầy đủ như vậy tức là chưa thấu hiểu được lời dạy
của Bác đối với thanh niên xung phong.
Là người được thường xuyên gần gũi Bác, chắc anh thấy rất rõ sự quan tâm bồi dưỡng và
giáo dục thế hệ trẻ được thể hiện trong công việc và sinh hoạt thường ngày của Bác?
Một lần, Bác đi công tác xa hơn một tháng, lúc trở về, Bác lại ngồi bên cầu ao vỗ tay gọi
cá đến để cho ăn. Hôm ấy Bác không thấy con cá gáy vây đỏ đến ăn. Bác hỏi tôi. Tôi không
biết trả lời thế nào. Tối, tôi hỏi anh em, được biết không ai câu cả. Khoảng mười ngày sau,
ngồi bên Bác cho cá ăn, Bác bảo: "Kìa, chú coi, con cá gáy vây đỏ miệng đỏ đã đến rồi đấy".
Rồi Bác nói thêm: "Các chú ở nhà chắc không cho cá ăn đều và đúng giờ cho nên nó mới phải
đi kiếm ăn lăng băng như thế". Bác hạ giọng như tự nói với mình: "Đối với con người cũng
thế, nhất là tuổi thanh niên, không quan tâm giữ nếp sống tốt thì cũng như thế". Tôi nghe mà
thấm thía sâu sắc làm sao!
7 giờ sáng ngày 27 tháng 5 năm ấy, tức là trước ngày Thiếu nhi quốc tế 1-6, Bác gọi chị
Thu Trà đến. Hồi đó chị Thu Trà làm chủ tịch Uỷ ban thiếu niên - nhi đồng. Bác hỏi về tình
hình một số cháu học sinh miền Nam nghịch ngợm, Bác nói: ba má các cháu gửi các cháu ra
miền Bắc để yên tâm công tác với niềm tin là được dạy dỗ tốt. Tại sao có tình trạng này? Lỗi
các cháu một phần thì trách nhiệm của các cô các chú gấp mười phần... Bác căn dặn: vì các
cháu xa nhà, thiếu tình cảm gia đình, cho nên phân trách nhiệm cho một số gia đình cán bộ
chăm sóc các cháu như con em trong nhà. Bác cũng nhận chăm sóc con của đồng chí Nguyễn
Hữu Thọ một cháu trai, hai cháu gái.
Ngày 23 tháng 5 năm 1969, Bác tiếp ông Chủ tịch Thượng nghị viện Chi-lê X. Agienđê,
sau này là Tổng thống. Sau đó, Agienđê đã ghi lại những ý nghĩ chân tình của mình trong một
bài báo: "Chúng tôi ngồi quanh một cái bàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh mở chiếc phong bì lấy ra
một tấm ảnh và nói với chúng tôi: "Đây là một kỷ niệm". Chủ tịch lần lượt giới thiệu với
chúng tôi những em thiếu nhi anh hùng miền Nam có nét mặt ngây thơ đang ngồi quây quần
quanh Chủ tịch trong tấm ảnh. Chủ tịch nói: "Tôi rất vui lòng về các cháu thiếu nhi ngày nay...
Hồi còn nhỏ, tôi không làm được những việc mà các cháu đã làm. Thiếu nhi thời tôi cũng
vậy". Sau đó, Chủ tịch mở một quyển vở cũ và với giọng dịu hiền, Chủ tịch đọc những con số
chỉ rõ những thanh niên, thiếu nhi đã đạt được thành tích xuất sắc trong học tập, lao động và

trong những việc làm anh hùng. Con số này ngày một tăng, nói lên sự nỗ lực của thanh niên".
Agienđê kết luận: "Chưa bao giờ một người khi nói với chúng tôi về các em nhỏ lại giáo dục
chúng tôi nhiều như vậy".
Sự quan tâm và niềm tin của Bác Hồ đối với các thế hệ trẻ, người chủ của tương lai, một
phần quan trọng đã được thể nghiệm trong chính thời thanh niên của Bác. Với hai bàn tay
trắng, chàng trai xứ Nghệ Nguyễn Tất Thành 21 tuổi đã quyết tâm đi khắp năm châu bốn biển,
tự kiếm sống, tự học tập để tìm đường cứu nước. Quyết tâm ấy, niềm tin ấy, Bác dồn tất cả
cho các thế hệ trẻ, mùa xuân của xã hội.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC PHẢI TRỞ THÀNH NẾP SỐNG, NẾP NGHĨ
Nhiều nơi có phong trào hưởng ứng đợt vận động Học tập và làm
theo tâm gương đạo đức Hồ Chi Minh sớm và sôi nổi như Hà Nội,
TPHCM, Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Lạng Sơn,
Thái Bình, Bắc Giang...
Việc triển khai cuộc vận động vào đúng dịp chuẩn bị tiến hành cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII càng có ý nghĩa và tác dụng thiết thực
đối với việc nâng cao tinh thần trách nhiệm công dân trong lựa chọn
những người thực sự có đức, có tài để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư, đã truyền
đạt tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị đối với cuộc vận động này.
Theo đó, các cấp, ngành, địa phương trước hết cần thống nhất nhận thức về ý nghĩa, tầm
quan trọng và nội dung của cuộc vận động, xác định đây là chủ trương lớn của Đảng nhằm tạo
ra một sự chuyển biến cơ bản về tư tưởng, ý thức của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân;
ngăn chặn và đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng và phẩm chất đạo đức của một bộ
phận trong xã hội.
Tổng Bí thư nhấn mạnh phải đưa cuộc vận động này vào chiều sâu, huy động sức mạnh
của toàn bộ hệ thống chính trị và hết sức tránh sự phô trương hình thức và kém hiệu quả. Cần
gắn liền cuộc vận động này với việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng về nâng cao
năng lực và sức chiến đấu của Đảng, về đấu tranh chống lãng phí và tham nhũng...
Tổng Bí thư khẳng định đây phải là một đợt sinh hoạt chính trị lâu dài, thường xuyên và
liên tục để cuối cùng trở thành một nếp nghĩ, nếp sống của mỗi con người, mỗi tập thể.

Để cuộc vận động được thực hiện có kết quả, mỗi cấp, ngành, địa phương, đơn vị và cá
nhân cần có nội dung và chương trình hoạt động cụ thể. Mỗi bộ, ngành, đơn vị cần thành lập
các ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động, trong đó các đồng chí thủ trưởng phải trực tiếp làm
Trưởng Ban.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đề nghị các cơ quan báo chí mở các chuyên mục về cuộc
vận động, biểu dương các điển hình tốt và phê phán những biểu hiện xấu nhằm nhân rộng các
yếu tố tích cực và đẩy lùi các yếu tố tiêu cực trong xã hội, góp phần tích cực và có hiệu quả
vào cuộc sinh hoạt chính trị quan trọng này.
HỌC CÁCH “ TỰ NHÌN LẠI MÌNH".
Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặc biệt chăm lo và đặt niềm tin mãnh liệt
vào thế hệ thanh niên. Trong các tác phẩm nói về thanh niên, Bác Hồ luôn chú ý đến việc giáo
dục và rèn luyện thế hệ thanh niên cách mạng “ Vừa hồng – vừa chuyên” đủ sức gáng vác sự
nghiệp cách mạng xây dựng và bảo Tổ quốc, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm
châu. Nhìn lại lịch sử của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đã có bao lớp người sẵn
sàng hy sinh không một chút vụ lợi vì tiếng gọi thiêng liêng của độc lập dân tộc, hòa bình và
hạnh phúc của nhân dân, những tấm gương ấy, những con người ấy chúng ta luôn ghi nhớ, gìn
giữ và phát huy mãi đến mai sau.
Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đoàn viên thanh niên chúng ta phải học cách “
Tự nhìn lại mình”!? một vấn đề tưởng chừng như rất dễ, nhưng kỳ thực lại rất khó để có một
kết cục đúng. Trước hết “ Tự nhìn lại mình” là thể hiện một thái độ trung thực với chính bản
thân, nhưng để tự đánh giá mình một cách khách quan nhất và có thật sự trung thực với chính
mình hay không thì chúng ta phải tự đặt mình ở đâu trong vô vàn các mối quan hệ của cuộc
sống? Đối với người thanh niên cộng sản khi tự đánh giá lại mình phải đặt mình trong sự thể
hiện tình cảm trách nhiệm đối với xã hội, ý thức trách nhiệm hành vi trong các mối quan hệ xã
hội và trách nhiệm về số phận của người khác, của giai cấp, dân tộc. Hằng ngày có những
hành động, thái độ của chúng ta khi thoáng qua sẽ không thấy được tác hại của chúng ( Hoặc
có thể thấy được nhưng phớt lờ vì lợi ích của cá nhân) vì chúng ta cho rằng nó không làm tổn
hại đến cụ thể đối tượng cụ thể nào, nhưng khi có một lý tưởng đúng đối với dân tộc, xã hội,
con người thì những hành động, thái độ đó cần phải được đánh giá lại. Chính vì vậy khi “ Tự
nhìn lại mình” đòi hỏi mỗi chúng ta phải có một tư duy độc lập và một cái tâm trong sáng.

“ Tự nhìn lại mình” để làm gì? Đối với mỗi cá nhân là cơ hội để tự vấn chính mình, gột
bỏ những những nhỏ nhen xây dựng một tâm hồn trong sáng nhằm có một thái độ và hành
động đúng trong công việc, học tập. Nhưng “ Tự nhìn lại mình” còn có một ý nghĩa sâu rộng
hơn nữa đó là thể hiện sức mạnh của một dân tộc, mỗi cá nhân trong một dân tộc đều biết đặt
lý tưởng của dân tộc mình trong từng suy nghĩ và hành động cụ thể thì chắn chắn dân tộc đó
sẽ là một dân tộc mạnh. Ông bà ta có câu nói “Thắng một vạn quân binh không bằng chiến
thắng chính mình”, người biết “ Tự nhìn lại mình” mới thực sự là người có dũng cảm, thanh
niên biết nhìn lại mình là thanh niên có chí khí tiến thủ, mà thanh niên là tương lai và mùa
xuân của dân tộc vì vậy mỗi thanh niên phải luôn tự nhìn lại mình, soi mình vào tấm gương
đạo đức của Bác Hồ và của các thế hệ đàn anh đi trước để học tập và rèn luyện. Mặt khác có
dũng cảm tự nhìn lại mình thanh niên mới có cơ hội để đứng dậy và tiến bộ sau khi vấp ngã.
Vậy lúc nào “ Tự nhìn lại mình”? Phải nói rằng nhìn lại mình là một công việc hàng
ngày của mỗi thanh niên ( Sáng rửa mặt – Tối rửa lòng). Luôn nhìn lại mình trong mỗi công
việc, hành động, thái độ để kịp thời điều chỉnh chính mình. Ở đây “ Tự nhìn lại mình” còn
mang tính nhân văn cao cả nó giúp cho mỗi người tự xây dựng cho mình một nền tảng trí tuệ
và thành trì đạo đức vững chắc để sẵn sàng đứng vững giữa những sóng gió.
Trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn thanh niên đến khi đã làm Chủ
tịch nước, Người luôn đặt mình vào quần chúng nhân dân lao động, trăn trở cùng với nỗi khổ
cực của từng người dân, vui sướng cùng hạnh phúc của mọi người. Tấm gương đạo đức của
người luôn để cho mỗi thanh niên chúng ta phải “Tự nhìn lại mình” trong lao động, học tập và
công tác./.
THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM
Sinh thời Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn
luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý:
"Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi
mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ,
vì thời gian quý báu lắm".
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, một đồng chí cấp tướng đến
làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ,

ngựa không qua được. Bác bảo:
- Chú là chỉ huy mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao
nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên đã không giành
được chủ động.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến chậm mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu,
vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đó đang
bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi
hộp chờ đợi.
Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối
đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: Mưa thế này, Bác đến
sao được nữa, trời hại quá.
Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có
tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:
- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!
Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần xắn đến quá đầu gối, đầu đội nón. Bác hiện ra
giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.
Về sau, anh em được biết: Giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các
đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề
nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác...
Nhưng Bác không đồng ý: "Ðã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết
đến khi nào?
Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ
uổng công!".
Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào

dịp Tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại
Ủy ban Hành chính thành phố để lên chúc Tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ
mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác
khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống,
cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc Tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của
các đại biểu.
Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại
biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc Tết các đại biểu trước. Thật
đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận
phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng
linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân".
Một lần, Bác đi công tác xa hơn một tháng, lúc trở về, Bác lại ngồi bên cầu ao vỗ tay
gọi cá đến để cho ăn. Hôm ấy, Bác không thấy con cá gáy vây đỏ, miệng đỏ đến ăn. Bác hỏi,
đồng chí Vũ Kỳ không biết trả lời thế nào. Khoảng 10 ngày sau, lúc ngồi bên Bác cho cá ăn,
Bác bảo: “Kìa, chú coi, con cá gáy vây đỏ, miệng đỏ đã đến rồi đấy”. Rồi Bác nói thêm: “Các
chú ở nhà chắc không cho cá ăn đều và đúng giờ cho nên nó mới phải đi kiếm ăn xa đàn
không nhớ quay trở về như thế”. Bác hạ giọng như tự nói với mình: “Đối với con người cũng
vậy, nhất là tuổi thanh niên, không quan tâm giữ nếp sống tốt thì cũng như thế”.
Đó chính là sự nhắc nhở của Bác trong việc giáo dục đối với thanh, thiếu niên. Cũng như
việc học tập tích luỹ kiến thức, tu dưỡng rèn luyện đạo đức của mỗi con người nói chung, của
thanh, thiếu niên nói riêng đều phải trải qua một quá trình lâu dài và thường xuyên. Hiện
tượng một bộ phận thanh, thiếu niên ngày nay sống buông thả, mất phương hướng và có tâm
lý hưởng thụ một phần xuất phát từ nguyên nhân không khép mình vào khuôn khổ tổ chức,
sống buông thả…
Thanh, thiếu niên là lứa tuổi “nửa người lớn, nửa trẻ con”, nếu không được quan tâm
giáo dục đến nơi đến chốn rất dễ đi vào con đường lầm lạc, sa ngã. Nhưng muốn thế, trước hết
các bậc phụ huynh, thầy cô giáo ở trường, cũng như những người đứng đầu các tổ chức trực
tiếp quản lý thanh, thiếu niên phải là tấm gương sáng, đi đầu trong việc rèn luyện, tu dưỡng
đạo đức, lối sống cả trong nghiên cứu, học tập và làm việc.
Trong điều kiện hiện nay, khi nhiều gia đình kinh tế khấm khá lên, các bậc phụ huynh vì

lo làm ăn mà không có thời gian dành cho con cái, không có thời gian chăm sóc, giáo dục con
em mình một cách chu đáo, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Không ít sát thủ đang ở
lứa tuổi học sinh, sinh viên phạm tội khi vừa đến cái mốc được làm “công dân”. Một phạm
nhân tuổi học trò đã tâm sự rằng, bố mẹ con lo làm ăn, chẳng ai quan tâm đến con, vì cô đơn
tủi thân nên con đã theo bạn, theo bè, thậm chí cũng không ai để ý xem con đang làm gì? ở
đâu? Thế là con cứ trượt dần, trượt dần… rồi vào trại giam. Lại có một bị cáo khác “tài cao”
nhưng “đức thấp”, vừa bước qua tuổi thành niên, trước vành móng ngựa đã sám hối: “Giá như
tôi được quan tâm và giáo dục tốt hơn thì điều đáng tiếc này sẽ không xảy ra”.
Còn rất nhiều câu chuyện buồn nữa của thanh, thiếu niên mà nguyên nhân chính xuất
phát từ gia đình như bố mẹ li hôn, gia đình không hoà hợp, bố mẹ có quan hệ bất chính, con
cái không hợp tính bố mẹ… Gia đình lẽ ra là tổ ấm, nơi che chở cho con cái thì vô hình dung
lại trở thành nơi đẩy các em đến những chỗ sai trái, lầm lỗi.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cần có những hành động thiết
thực trong việc chăm lo cho thế hệ trẻ, bằng cách gần gũi nhất là trong mỗi gia đình, nhà
trường, tổ chức cần quan tâm tới con em của mình hơn nữa, để các em là những “con cá vây
đỏ, miệng đỏ”, “biết đường đi và biết lối quay trở về” như câu chuyện đầy ý nghĩa mà Bác đã
để lại cho chúng ta./. )
CHÚC TẾT BÁC, NGÂM THƠ BÁC
Buổi sáng đầu giờ làm việc, một ngày giáp Tết năm Â't Tỵ (1965).
Tôi được lệnh theo xe thu thanh của đài Tiếng nói Việt Nam và phủ Chủ
tịch công tác. Hôm ấy, trời không rét lắm, nhưng sao người tôi cứ run lên,
trống ngực đánh thình thình, mặc dầu tôi đã mặc chiếc áo "vét" dầy rất ấm.
Đã sáu giờ. Điện trong vườn phủ Chủ tịch cũng vừa tắt. Những hàng
nhãn thẳng tắp, những cây tùng và những cành thiên tuế dọc theo lối sỏi,
những chậu hồng trắng bên thềm nhà đã khoác một màu xanh mới! Chúng tôi nhanh chân lần
theo bậc thềm đến chờ ở nhà khách.
Trong đoàn, các đồng chí cử tôi mang hoa mừng tuổi Hồ Chủ tịch. Tôi vừa mừng vừa lo.
Đời tôi có bao giờ được diễm phúc lớn lao như thế này? Đồng chí ở vǎn phòng Bác đứng
trước. Tôi cùng các đồng chí khác đứng thành hàng ở bên trong. Tôi đã sắp sẵn những lời
chúc Bác, nhẩm đi nhẩm lại như thuở nhỏ còn đi học vỡ lòng. Các đồng chí dặn tôi cứ bình

tĩnh. Kìa, Bác đã đến. Chúng tôi chạy ùa ra đón Bác. Bác khỏe mạnh, vẻ mặt hồng hào, quắc
thước trong bộ kaki quen thuộc. Chân Bác bước thoǎn thoắt từ thềm đi lên, với đôi dép lốp
giản dị. Tôi đang vội vã sửa lại nếp áp và bó hoa để dâng lên chúc Bác nǎm mới thì Bác đã
đến gần chúng tôi.
Tôi chưa kịp nói: "Thưa Bác" thì Bác đã đưa tay lên rồi:
- Nǎm mới Bác mừng các cháu khỏe!
Tôi sững sờ líu cả giọng:
Thưa Bác nhân dịp nǎm mới, chúng cháu ở Đài Tiếng nói Việt Nam lên mừng Bác mạnh
khỏe, sống lâu muôn tuổi.
Bác nhìn những bông hoa mà tôi dâng lên Bác. Bác lại hỏi: Lại tặng hoa à? Bác nhận lấy
hoa, và ngay lúc đó Bác trao lại cho tôi, Bác nói: Bác gởi tặng lại cô chú ở Đài về cắm lọ cho
vui mấy ngày Tết.Trước đó tôi cũng đã nghe được nhiều chuyện về Bác, biết Bác không ưa
nghi thức. Nhưng tôi thật không ngờ Bác thật giản dị đến như thế.
Tôi đã trấn tĩnh lại và bạo dạn hơn. Bác như một người cha hiền từ và đôn hậu quá?
Sau đó Bác vào phòng. Bác bảo chúng tôi ngồi, chúng tôi còn chần chừ chưa biết ngồi
đâu. Bác chỉ ghế cho từng người ngồi xuống quanh Bác không phân biệt ngôi thứ giám đốc,
nhân viên gì cả. Bác hỏi chúng tôi về công việc làm ǎn, học tập, những tiến bộ, khó khǎn trong
công tác. Đồng chí cán bộ phụ trách báo cáo với Bác từng việc và không dám kéo dài thì giờ
của Bác, đồng chí xin phép Bác cho được thu lời chúc mừng nǎm mới của Bác để phát lên đài
trong đêm giao thừa cho đồng bào miền Nam, đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài
nghe. Bác gật đầu:
- Các chú đã chuẩn bị xong chưa?
- Thưa Bác xong rồi ạ!
Thế là đồng chí thư ký của Bác trình Bác tấm thiếp màu hồng có in hình quốc huy hai
bông lúa trên bánh xe và ngôi sao vàng rất đẹp, dưới là lời chúc Tết của Bác. Bác mở túi áo
lấy đôi kính lão.
Chúng tôi nín thở nghe tiếng Bác chậm rãi, dõng dạc trước máy ghi âm.
"Đồng bào thân mến!
Nhân dịp nǎm mới, tôi gởi lời chúc mừng thân ái nhất đến toàn thể đồng bào miền Bắc
và miền Nam, toàn thể chiến sĩ và cán bộ, đến các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi

đồng, đến kiều bào ta ở nước ngoài.
Tôi thay mặt đồng bào ta gởi lời chúc mừng tốt lành đến nhân dân các nước anh em
trong phe Xã hội Chủ nghĩa, nhân dân các nước trên thế giới, đặc biệt là các bạn A' Phi, Mỹ
La tinh.
Sau đây có vài vần thơ nôm na chúc đồng bào nǎm mới.
Bác dừng lại một lúc hỏi chúng tôi:
Bác đọc như thế nghe có rõ có được không?
- Thưa Bác rất tốt, rất rõ ạ.
Chúng tôi rất mừng tiếng Bác khỏe, tròn và rất ấm. Bác lấy giọng, đọc tiếp những câu thơ
sau:
Chào mừng Â't Tỵ xuân nǎm mới,
Nhà nước ta vừa tuổi hai mươi
Miền Bắc xây dựng đời sống mới vui tươi
Miền Nam kháng chiến ngày càng tiến tới.
Đồng bào hai miền thi đua sôi nổi,
Đấu tranh anh dũng, cả nước một lòng.
Chủ nghĩa xã hội nhất định thắng lợi,
Hòa bình thống nhất ắt hẳn thành công.
Nghe Bác đọc xong, tiếng Bác sang sảng, giọng Bác ấm áp lòng chúng tôi phấn chấn lạ
thường. Đêm giao thừa, đồng bào cả nước, nhất là chiến sĩ đồng bào miền Nam anh dũng sẽ
được nghe tiếng nói của Bác Hồ truyền đi chúc Tết, thật còn gì hạnh phúc bằng. Tôi cứ tưởng
tượng lúc ấy đồng bào miền Nam sẽ đốt hương trầm, hướng cả về đồng bào miền Bắc, để
nghe lời Bác.
Chúng tôi thu tiếng nói của Bác vừa xong, Bác quay về phía tôi bảo:
-Cháu Tuyết ngâm lại cho mọi người nghe đi.
Thật là vinh dự quá bất ngờ. Nhưng tôi cũng lo lắm.
Ngâm trong phòng thu kín thì dễ, lại có đàn tranh, đàn nguyệt, đàn mười sáu dây đệm
đưa giọng ngân vang, giờ đây lại ngâm thơ trước Bác, tôi rất hồi hộp? Làm sao diễn đạt được
chất thép, chất hào hùng trong thơ Bác. Những suy nghĩ ấy chỉ thoáng qua trong phút giây, tôi
mạnh dạn cất giọng ngâm.

Nghe xong, Bác vỗ tay và nói:
-Cháu ngâm được đấy, nhưng cháu phải khiêm tốn và cố gắng rèn luyện thêm, để khi
ngâm cho nhân dân nghe hay hơn nữa.
Nói rồi Bác đứng lên cầm những bông hồng bạch để ở đĩa trang trí trên bàn, tặng chúng
tôi mỗi người một bông. Chúng tôi sung sướng quá? Đồng chí thư ký của Bác Hồ còn cho
chúng tôi biết đấy là hoa trong vườn Bác, do tay Bác trồng và ngày ngày Bác tưới.
Bác lại gọi các đồng chí phục vụ mang kẹo ra và cho chúng tôi chụp ảnh chung với Bác.
Những nǎm gần đây, tôi cũng có dịp được ngâm thơ Bác.
Tôi thường thích ngâm những bài thơ trong "Nhật ký trong tù" Tôi ngâm say sưa những
bài thơ của Bác. Những bài thơ đầy tinh thần lạc quan ấy, mỗi lần ngâm là mỗi lần giúp tôi có
thêm nghị lực. Đấy là những bản anh hùng ca của một chiến sĩ đấu tranh cho tự do:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trǎng soi ngoài cửa sổ,
Trǎng dòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trǎng, hoa, tuyết núi, sông.
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Gần đây những bài thơ của các nhà thơ viết về Bác, tôi ngâm có phần tiến bộ hơn trước.
Chính niềm nhớ thương Bác đã giúp cho tôi thêm nghị lực để có đóng góp mới. Tôi nguyện
luôn vâng lời Bác dạy. Do đó tôi phải cố gắng dìu dắt thêm nhiều giọng ngâm trẻ có trình độ
nghệ thuật cao hơn tôi để đời đời chúng tôi được ngâm thơ ca ngợi công đức Bác, ca ngợi
Đảng thân yêu của chúng ta, ca ngợi nhân dân ta anh hùng.
ĐƯỜNG VỀ PẮC BÓ
Hãy về thǎm quê ta Pắc Bó
Nơi Bác về nguồn nước mới sinh
(Tố Hữu)
Vượt cầu sông Bằng, đi khỏi thị xã khá xa, ô tô đưa chúng
tôi rẽ về cánh đồng Cao Bình mênh mông phủ một màu xanh,

điểm thêm những cây hoa rừng bióc - mạ đỏ đẹp như tấm thổ
cẩm. Thị trấn Nước Hai sầm uất, vẫn còn dấu vết thành quách gần một trǎm nǎm của thời Mạc
Kính Cung đến Mạc Kính Vũ (1592-1688) khi nhà Mạc chạy về Cao Bằng.
Phố Sóc Giang, đồn biên giới ẩn hiện sau từng lượt núi sừng sững, một vị trí xung yếu
bao thời, nơi "quan hà bách nhị do thiên thiết" (chỗ xung yếu, hai người có thể chống được
trăm, do trời đặt ra). Đường này là ngã ba Đôn Chương ngược lại là về bản Nà Toàn - quê
hương'của đồng chí Hoàng Đình Giong tức Vũ Đức, chỉ huy trưởng khu 9 Nam bộ những
ngày đầu kháng chiến ehống Pháp. Kia là lối đi các bản Nà Mạ, Nà Kéo, bản Hoong, bản
Hoàng... đền thờ nhà Lê trước mặt ở dốc chùa Đống Lân, chỗ rừng cây cổ thụ ngả bóng mát
suốt ngày. Sau đền thờ vua Lê là khu Lam Sơn, Hào Lịch - nơi cơ sở cách mạng vững vàng
trong những năm 30. Đến gần bản Hoàng là đền thờ cha con Nùng Tồn Phúc, Nùng Chí Cao,
anh hùng dân tộc có công đánh quân xâm lược Tống từ đầu thế kỷ thứ II.
Dọc con sông trừng, nước xanh trong, từ Pắc Bó chảy ra, giữa dãy Lục Khu, Mã Lịp, mộ
Kim Đồng xây bên sườn vách núi Tẻo Lài, tựa lưng vào những tường đá xanh đen nhấp nhô
như đàn trâu rừng phủ phục bên anh. Con suối êm ả ngày đêm chảy qua trước mộ. Một cây cơ
thụ ngả mình làm cầu đón khách đến thăm. Dòng chữ ghi đậm nét trên bia: "Nhớ ơn liệt sĩ
Nông Văn Dền tức Kim Đồng" nhắc chúng tôi đến với người đội viên thiếu niên cứu quốc dân
tộc Tày do Bác Hồ đào tạo đã vì nước quên mình. Chào Kim Đồng, chúng tôi đi tiếp con
đường về Pắc Bó, bản Nà Mạ - làng Tiền trạm - mở rộng cửa đón khách thập phương đến
thăm khu di tích cách mạng. Ngày trước, mỗi khi giặc Pháp, giặc Nhật lùng sục qua làng,
nhân dân vùng này đưa khăn mặt treo ngoài sàn làm mật hiệu cho "đài quan sát" trên đỉnh núi
Mác biết để báo tin cho "đại bản doanh" Pắc Bó.
Lần trước vào năm 1970, mùa xuân chúng tôi ghé thăm mẹ Kim Đồng. Mẹ già lắm, tuổi
mẹ cao bằng tuổi Bác. Hôm đó mẹ mệt. Cơn rét cuối mùa còn quẩn quanh ở vùng núi cao làm
mẹ khó ở. Mẹ chào khách và mời ngồi bên giường mẹ . Bà mẹ anh hùng đã hiến dâng Kim
Đồng cho Tổ quốc cũng bình thường như mọi bà mẹ Việt Nam khác. Mẹ rất vui mừng khi biết
có khách xa về thǎm, nhưng mắt mẹ lại ứa lệ khi nhìn lên bàn thờ gặp chòm râu và mái tóc
bạc phơ đôn hậu của Bác Hồ và nghĩ đến Kim Đồng ngọc vàng của mẹ. Biết mẹ mệt, chúng
tôi không dám động đến chuyện cũ. Người chị của Kim Đồng pha nước tiếp chúng tôi. Chị kể
chuyện cho nghe về bản làng mới, đẹp kể từ khi có cách mạng về. Đồng chí Lê Duẩn, ngày về

thǎm Pắc Bó, có đến chào mẹ và tặng mẹ chiếc quạt bàn, vì lúc đó Pắc Bó đã có thủy điện
nhỏ. Cả nhà, cả bản gọi chiếc quạt ấy là quạt của Đảng cho.
Ngoài trời mưa, trận mưa núi không to nhưng nghe chừng dữ dội. Nước chảy ào ào dưới suối.
Dòng suối quay nhanh những guồng nước đạp chày giã gạo liên hồi phía đầu bản. Bất giác
chúng tôi nhớ đến câu thơ của Ngô Thì Sĩ thời Lê Cảnh Hưng đã ghi về vùng này:
Cư dân Thái bản Thổ tham Nùng
Mộc lư gái sạn dông tây hướng
Thủy cửu tùy cơ nhật dạ thung...
(Nhân dân quá nửa là người Thái người Tày, người Nùng. Nhà ở dùng tre, gỗ làm sàn xoay
theo hướng đông tây Tùy nước chảy, đặt cối giã gạo, giã suốt đêm ngày).
Ngày nay, vùng châu Hồng Phong (Hà Quảng) không những chỉ có guồng lấy nước và cối giã
gạo bằng nước suối mà nước đã quay các tuốc-bin trên nhà máy thủy điện bên đồi. Điện đã
đưa về tận Pắc Bó thắp sáng cả vùng đồi núi bao la.
Nhà lưu niệm Pắc Bó trên triền đồi đất đỏ. Ngày 8-2-1970 Văn hóa Cao Bằng làm lễ khánh
thành rất trọng thể, từ mùa xuân 1941 Bác về Pắc Bó theo bút tích Bác ghi trong hang đá "8-2-
1941" thì tới nay vậy là vừa đúng 44 năm. Trong cuộc tấn công hèn hạ vừa qua, giặc đã cho
nổ mìn phá hoại cửa hang và phá sạch Nhà lưu niệm Bác, đã gây một sự phẫn nộ cho đồng
bào cả nước và lương tri của nhân dân thế giới.
Bây giờ, từ thị xã Cao Bằng về thăm Pắc Bó, ô tô đi thẳng đến cột kilômét 52. Năm 1961, tức
là "20 năm trước ở hang này" từ Đôn Chương vào, chỉ có đường đi bộ. Ngày ấy, Bác trở về
Pắc Bó, Bác cũng còn đi một đoạn đường ngựa. Dân bản hôm ấy đổ ra đón Bác, đón đồng chí
Tố Hữu, đồng chí Nguyễn Khai và các đồng chí cùng đi. Những màu áo chàm còn thơm mới,
những chiếc áo hoa, nhiều màu đỏ và những giọt nước mắt đầy xúc động:
- Sin hổ lai lố Bác á! (Bác ơi, Bác vất vả quá!)
- Tôi về thăm nhà, sao bà con lại ra đón?
Bác rưng rưng nước mắt. Các cụ, các mẹ cảm động cũng khóc òa. Thanh niên trai gái cả
mấy bản gần xa hôm ấy đều về để biểu diễn Pile, múa khèn chào Bác. Bác hỏi thăm từng
người, từng gia đình và công việc làm ăn trong hợp tác xã, Bác nói:
Cao Bằng, ít nhất phải cao, bằng nơi cao nhất. Hay Cao Bằng lại cao không nơi nào
bằng. Theo phong tục địa phương, đồng bào mời Bác trồng ba bụi trúc để làm kỷ niệm. Ba bụi

trúc Bác trồng, giờ đây đã sinh sôi nẩy nở thành hàng trăm bụi trúc lớn nhỏ. Những khóm trúc
xanh mượt mọc rậm bên bờ suối Lênin, bên cạnh cây ổi ngày xưa Bác dùng lá đun nước thay
chè. Trúc là cây trường thọ, là tượng trưng cho người anh hùng, quân tử bền lòng trước gian
nan. Giờ đây nhân dân địa phương nâng niu từng kỷ vật Bác để lại. Những cây cải xoong Bác
trồng, nay thành hàng dãy, hàng dãy trải dài khắp hai bên bờ suối. Những khúc củi Bác đun dở
trong hang lạnh hình như vẫn còn hơi ấm của người. Phòng bảo tàng Cao Bằng đã sưu tầm
được 314 hiện vật. Bác để lại cho Pắc Bó một chiếc vali mây. Tài sản 30 năm chu du khắp các
nước từ Đông sang Tây. Bác xách về nay vẫn còn đó! Một bộ áo chàm với quyển lịch sử Đảng
cộng sản Liên Xô. Gia tài trong chiếc vali quá nghèo và quá ít, nhưng Bác mang về Pắc Bó,
cho cách mạng Việt Nam, cho cả nước một gia tài vô giá, một ngôi sao Bắc đẩu một ngọn lửa
thần kỳ hướng dẫn và soi sáng con đường đấu tranh giải phóng dân tộc ta. Nhân dân Việt Nam
ngàn đời nhớ ơn Bác.
Trong nhà đồng chí Dương để chiếc linh xa(1) của đồng bào Pắc Bó thờ Bác. Tự tay
một đồng chí họ Dương viết dòng chữ: "Tâm Bá chỉ khiêu thủ chỉ lộ" (Tim Bác ngừng đập
nhưng tay Bác vẫn chỉ đường).
Đại Vinh - Tên Bác đặt, là anh cả của bảy anh chị em con cụ Dương Văn Đình. Ngày
xưa Bác còn ở hang Cốc Bó, Bác mặc áo Nùng rộng tay, đi đầu trần xuống tận bản, tìm kết
nghĩa với gia đình họ Dương, cụ Dương Văn Đình lớn hơn Bác mấy tuổi, Bác gọi là anh. Hai
cụ ngày xưa cứ ngồi bút đàm (2) với nhau suốt buổi. Bác viết chữ nho giỏi lắm. Bác nói với
các cụ già trong bản.
- Tôi già, các bác cũng già cả. Tôi làm cách mạng được, các bác có nên làm cách mạng
không?
- Bác tốt bụng quá đi thôi! Đồng chí Đại Vinh nói tiếng phổ thông chưa nhiều, có đoạn chen
tiếng Nùng. Đồng chí Vĩnh Xuân dịch lại cho chúng tôi nghe. Việc gì Bác cũng làm cả. Ai
Bác cũng thương, cũng giúp. Bác tắm cho trẻ, chữa ghẻ, chốc cho các cháu. Bác là "ông Ké có
thuốc tiên". Bác đến nhà là trẻ con xúm lại đông. Đứa nào Bác cũng cho quà và trò chuyện với
các bạn nhỏ. Quà của Bác ngày tết là một phong bao gói một vài xu, ngày thường thì con
chim, con gà, con cá Bác lấy lá cây hoặc cỏ rừng tết lại. Có những cháu ngày trước Bác tắm
cho giờ đã cầm súng đánh thắng Mỹ và chỉ huy bộ đội đánh bọn xâm lược, Bác kính già yêu
trẻ, Bác đã ví: "Trẻ em như búp trên cành..."

Chao ôi! Bác của chúng ta sao có tấm lòng thương yêu trẻ sâu xa đến vậy!
Từ giã nhà họ Dương, xuống cầu thang gác nhà sàn chị Vương Kim Liên - mẹ của Chí Thâm -
người con gái mang tên làng Sen ở thôn Pắc Bó. Chị trước tên là Hú, Bác đổi lại tên Kim Liên
- tên quê Bác cho chị. Những ngày Bác mới về Pắc Bó, chị theo chồng là anh Đại Lâm lên
thăm Bác. Thấy "ông Ké" ở hang lạnh, chị về bàn với bà con may cho "ông Ké" hai bộ áo
chàm. Chị nghĩ thương "ông Ké" như cha, "ông Ké" gầy làm việc suốt đêm ngày mà ăn mặc
không có gì.
Hôm chúng tôi đến, các em trong bản lại sà vào lòng nghe kể chuyện về Bác, mặc dầu
những chuyện ấy có chuyện các em đã nghe đến lần thứ mấy mươi. Em nào nghe cũng say sưa
như nghe chuyện cổ tích của dân tộc Nùng vậy. Chuyện kể về Bác Hồ ở bản Pắc Bó, có thể
ghi lại thành một pho sách. Nhiều giai thoại đẹp lắm, thần kỳ lắm! Cuộc đời sôi nổi và phong
phú của Bác là những sự thật đẹp hơn những truyền thuyết.
Chuyện về Bác ở thôn Nậm Quang - một bản bên kia mốc l08 - chuyện khi Bác về
nước, cho đến những ngày Bác xuống làng hoạt động. Bác dạy học, Bác tăng gia, Bác giác
ngộ quần chúng, những ngày "cháo bẹ rau măng" sinh hoạt kham khổ của Bác...
Đến Pắc Bó mà chưa đi Khuổi Nậm là điều đáng tiếc. Khuổi Nậm là nơi họp Trung ương
Đảng lần thứ 8. Lần họp ở Khuổi Nậm nằm trong khu rừng vắng phía bên phải dòng suối
LêNin, hai bên là núi cao, dòng suối cạn ở chính giữa. Lán cỏ đơn sơ, tương phản với những
quyết định thật cực kỳ quan trọng: Thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị khởi nghĩa vũ
trang, Bác chủ tọa buổi họp lịch sử này?
Mùa xuân năm 1961, Bác về thăm lại Pắc Bó , tức cảnh, Bác ngâm bốn câu thơ:
Hai mươi năm trước ở hang này,
Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây.
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu,
Non sông gấm vóc có ngày nay.
Bốn câu thơ này giờ đây đã được kẻ to bằng sơn đỏ ở lối vào Khuổi Nậm. ở Khuổi Nậm
có hang Xi Điếng, cao trên mười lăm sải tay, leo lên bằng dây rừng. Hang này không bằng
hang Đầu Gỗ và Hoành Bỗ. Không phải hang giấu cọc gỗ Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo để
đánh đắm thuyền quân giặc. Mà nơi đây, Bác giấu truyền đơn, những lời hịch chính tay Bác
thảo. Những lời kêu gọi cứu nước, đánh Tây đuổi Nhật sắc nhọn như cọc Bạch Đằng và lan

rộng khắp đó đây. Những bức thư ký tên Nguyễn A'i Quốc hừng hực lửa đấu tranh kêu gọi
đồng bào:
- Hỡi các chiến sĩ cách mạng, giờ giải phóng đã đến! Hãy phất cao cờ độc lập, lãnh đạo
toàn dân đánh tan thù chung. Tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đang vang dội bên tai các
đồng chí! Máu nóng các bậc anh hùng đang sôi sục trong lòng các đồng chí!...
Những lời hịch của Bác vang vọng khắp trong Nam ngoài Bắc, trùm lên cả non sông,
đến hôm nay vẫn còn giục giã thanh niên lên đường ra biên giới.
Muốn vào hang phải men theo dòng suối LêNin qua những lớp đá và rừng cây xanh um.
Nơi Bác ngồi làm việc là một phiến đá không lớn lắm. Hang rộng dài không quá một toa tàu
hỏa, từ chân núi trèo lên miệng cao hơn 50 mét. Chỗ Bác nằm bên phải, chỗ các đồng chí bảo
vệ Bác bên trái. Tượng Các Mác do Bác khắc bằng những nhũ đá nhấp nhô giống hình người.
Bác tô điểm thêm một chú vượn dưới chân Các Mác.
Trước khi chúng tôi đến thăm hang này, Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên nhi đồng
Pắc Bó đã kéo nhau về đây làm lễ mang tên Bác cho đoàn, đội của mình. Đội thiếu niên mời
một chiến sĩ cách mạng lão thành châm bó đuốc, tượng trưng cho "năm điều Bác dạy". Ngọn
đuốc sáng nhất là ngọn đuốc "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào". Năm ngọn đuốc bừng lên nơi Bác
Hồ ở và làm việc ngày trước như khí thiêng của sông núi tụ về. Nhiều em gái nhỏ, hôm ấy dậy
sớm hơn thường lệ , cùng các bạn về hang Bác ở. Đường vào hang, em đi mấy lần suýt ngã.
Em nghĩ thương Bác vô vàn. Nghe các cụ kể: lúc ở nước ngoài về Pắc Bó, chân Bác mang
"hài sảo" dây rơm cắt nát bàn chân Bác. Thế mà ngày ngày Bác vẫn "Sáng ra bờ suối, tối vào
hang". Bác ơi? Vì thế hệ chúng cháu mà Bác chịu gian nan cả đời. Giờ tổ chức của chúng
cháu được mang tên Bác, chúng cháu phải ra sức rèn luyện cho xứng đáng. Nghĩ như vậy, các
em lại vui vẻ cùng các bạn đi thắng về hang Pắc Bó một cách khỏe khoắn. Hôm về Pắc Bó,
chúng tôi có gặp nhiều đồng chí cách mạng lão thành, tuổi các đồng chí đều "cổ lai hi" nhưng
đến Pắc Bó chân thêm cứng, tinh thần thêm vững và càng leo ngươi càng khỏe thêm ra. Phải
chăng đây là sức mạnh vô hình do Bác truyền lại?
Bác về Pắc Bó cách đây ngót 50 năm. Ngày ấy Bác bí mật từ nước ngoài về, sau bao
nhiêu năm ròng với hình ảnh anh Ba làm nghề phụ bếp dưới tàu đã rời bến Sài Gòn, vượt sóng
đi khắp năm châu và tìm đường về với Tổ quốc. Chỉ hai bàn tay trắng mà xây dựng một sơn
hà: Bác làm rạng rỡ lịch sử của cha ông từ thuở Vua Hùng dựng nước đến ngày nay. Giờ đây,

chúng ta về Pắc Bó, đường đã mở rộng thênh thang. Đồng chí Lê Duẩn ngày đến Pắc Bó có
căn dặn cán bộ Cao Bằng: "Đường về Pắc Bó phải là con đường Đỏ". Và kể tử ấy đến nay,
trên con đường từ thị xã Cao Bằng về Hà Quảng, nhân dân dã xây dựng bao nhiêu hợp tác xã
cao cấp. Hợp tác xã Bản Ngần đã hơn 7 tấn, hợp tác xã Tiên Hoàng dẫn đầu về trồng cây.
Đường về có hoa đỏ, và với tinh thần Bác luôn luôn bênh cạnh, những chi bộ, Đảng bộ 4 tất
cũng sẽ nảy hở trên khắp dịa phương này. Trong câu cuối bài thơ ghi ở sổ lưu niệm nhà bảo
tàng Pắc Bó, đồng chí Đại Long có viết:
Bác còn sống, sống mãi
Sống trong lòng mọi người
Bảo tàng nay mở cửa
Đón khách bốn phương trời
Đoàn người về Pắc Bó mỗi ngày một đông. Riêng chỉ lấy một ngày chúng tôi có mặt ở
đất lịch sử này: 300 thầy cô giáo và học trò các trường cấp III vừa đến. Sau chúng tôi nữa là
đoàn cán bộ huyện Trùng Khánh. Trước ngày chúng tôi đến: ngày 18-2, đã có trên 600 đồng
bào các dân tộc tấp nập đi về . Các đồng chí phụ trách nhà lưu niệm Pắc Bó không đủ người
thuyết minh, phải điện về tỉnh xin chi viện. Khách từ các tỉnh, thành đến. Khách các nước xã
hội chủ nghĩa các nước tư bản đến. Bạn từ các nước còn đang hoạt động bí mật, nhiều đại biểu
các Đảng anh em đang trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc đến thǎm Pắc Bó để tìm
hiểu thêm cuộc đời của Bác, tìm hiểu thêm những bước đường cách mạng của nhân dân ta
theo ngọn cờ của Bác. Các đồng chí miền Nam cũng lần lượt về quê hương của cách mạng
Việt Nam. Những người "hành hương" về Pắc Bó tất cả đều một lòng kính yêu Bác là con
người Việt Nam đẹp đẽ nhất, anh hùng nhất.
Về Pắc Bó để học tập cuộc sống, tinh thần tự do của một chiến sĩ vĩ đại suốt đời đấu
tranh không mệt mỏi.
Đường về Pắc Bó tuy xa tít tận biên giới phía bắc, nhưng lòng ta vẫn luôn luôn hướng
về đó. Vì đó là con đường Bác về Tổ quốc. Đối với chúng ta, đó là con đường Bác vạch ra cho
ta đi đến tương lai.
Tự hào thay chúng ta có Pắc Bó, quê hương của cách mạng Việt Nam, nơi chôn nhau
của những người bị áp bức đứng lên làm cách mạng. Nơi đó, Bác đã gieo mầm sống và thắp
lên ngọn lửa soi sáng hang tối rộng thênh thang, soi sáng xã hội Việt Nam nô lệ và tối tăm để

dẫn đường cho chúng ta vượt qua muôn ngàn hy sinh gian khổ tiến đến quãng trời độc lập, tự
do. Pắc Bó? Đó là mầm sống của sự sống, là "Nơi bác về nguồn nước mới sinh".
BÁC ĐÃ DẠY TÔI YÊU THƯƠNG CON TRẺ
Vào cuối tháng tư năm 1964, Đại hội Liên hoan Phụ nữ "5 tốt" toàn miền Bắc họp tại
Thủ đô. Tất cả đại biểu về dự phần lớn là rất trẻ, nhiều cô còn trẻ hơn con dâu út của tôi, duy
chỉ tôi là đầu đã bạc.
Hội trường Ba Đình bữa đó bỗng náo nhiệt hẳn lên khi nghe tin Bác đến.
Bác đến vào giữa lúc họp. Thật quá bất ngờ. Tiếng hô "Bác Hồ muôn năm" vang lên bắt
đầu từ những hàng thế trên cùng, phút chốc loan đi khắp cả phòng họp rộng lớn này. Tôi
mừng vui và cảm động đến chảy nước mắt. Nhất là khi Bác lên bàn nói chuyện thân mật, Bác
lại nhắc đến tên tôi. Tôi run lên, thú thật tôi không còn tin ở tai mình nữa. Tôi cứ tưởng mình
đang nằm mơ! Bên cạnh tôi, cháu Trương Thanh Trúc, diễn viên đoàn văn công quân đội ghé
sát vào tai tôi nói khẽ : "Mẹ Hoan, Bác nhắc đến tên mẹ!". Lúc đó tôi mới tin là không phải
trong mơ, mà là sự thật. Trong đời tôi, đây là một vinh hạnh quá lớn, một điều mà chưa bao
giờ tôi dám nghĩ đến. Tôi là một người phụ nữ bình thường ở một khu phố nhỏ, một người thợ
thủ công già, thế mà Bác lại quan tâm đến công việc làm của tôi!
Thì ra nãy giờ tôi mải ngắm Bác... Giờ đây, tiếng Người vẫn bên tai. Mãi mãi trong đời
tôi ghi tạc lời dạy của Người:
"Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ
nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân, tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm
là tay trái của hạnh phúc".
Rồi Bác giải thích điều thứ 5 trong phong trào "5 tốt" vấn đề xây dựng gia đình nuôi dạy
con cái, Bác nói: "Gia đình có nghĩa cũ và nghĩa mới, nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Rộng ra nữa là
đồng bào cả nước đều là anh em trong một đại gia đình. Ta có câu hát:
Nhiễu diều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Rộng hơn nữa chúng ta có đại gia đình xã hội chủ nghĩa:
Lọ là thân thích ruột rà
Công nông thế giới đều là anh em.
Đã là đại gia đình, thì sự săn sóc dạy dỗ cũng không chỉ nhằm làm cho con cháu mình

khỏe và ngoan. Mà phải cố gắng giúp đỡ cho tất cả các cháu đều ngoan và khỏe. Về việc này
chúng ta có những gương mẫu như cụ Lê Thị Hoan (Bác nhắc đến tên tôi). Cụ Hoan đã có
công giáo dục mấy chục cháu xấu trở thành những cháu tốt. Nếu tất cả chị em phụ nữ ta đều
cố gắng làm được như cụ Hoan thì chắc rằng con cháu của chúng ta đều sẽ ngoan và tốt.
Hội trường hướng về phía tôi vỗ tay ầm vang. Lúc này tôi lúng túng quá, chẳng biết làm
gì. Tôi cúi mặt xuống, không dám ngẩng lên. Bác lại căn dặn các cấp Đảng bộ, chính quyền
cần thiết thực giúp đỡ phong trào 5 tốt không ngừng tiến lên, để phụ nữ được đóng góp nhièu
cho cuộc chống Mỹ cứu nước.
Sau cùng với giọng nói đầm ấm, Bác vui vẻ hỏi:
Già như cụ Hoan, sao cụ Hoan làm được? Tại sao các cô chưa làm được? Thế các cô có
làm không?
Mọi người đều đáp:
- Có ạ? Bác lại hỏi:
- Bao giờ làm?

×