Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

cách phân tích soạn thảo hợp đồng ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.24 KB, 2 trang )

Cách phân tích và soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Trước hết tụi e cần biết mặt hàng trong hđ ngoại thương là gì? Sau đó-> lên google search 1 số hợp đồng
mẫu của mặt hàng đó ( cách đơn giản nhất ), nhưng đây là hđ thực tế nên có rất nhiều sự khác biệt, cũng
như có những quy tắc gọi là thông lệ của ngta
 Đọc kỹ các ví dụ trong sách Nghiệp vụ ngoại thương ở phần lý thuyết và 1 số hợp đồng tham khảo ở
phụ lục(những hợp đồng đầy đủ phía sau ấy nhá để so sánh vs phần khuyết thiếu phía trước), vì đây là
những điều khoản chuẩn nhất và đầy đủ nhất ( nhưng có thể là thừa 1 số nội dung so vs hđ mình làm :p )
, đọc hiểu, viết ra nghĩa tiếng việt để hiểu rõ vấn đề.
 Lập ra 1 bản tóm tắt theo đề mục để dễ học :
Vd: điều khoản tên hàng:-với hàng nông sản thì gồm: tên+quy cách+loại+nước sản xuất+mùa vụ
Đơn giá gồm x+y+z+…
( lát nữa a sẽ nói kỹ vô từng điều khoản sau ;)
I.
phân tích hợp đồng:
 là cho nhận xét đúng sai về các điều khoản của hợp đồng ấy, phần nào đúng phải nói đúng, thiếu nói
thiếu, sai nói sai 1 cách rõ ràng chứ ko lẫn lộn
 trình bày chặt chẽ, mỗi điều khoản là 1 stt, mỗi nhận xét là 1 gạch đầu dòng, nói rõ ràng sai ở điểm gì,
thiếu những thông tin gì, ví dụ ở điều khoản chứng từ kèm theo thanh toán: ko dc ghi thiếu các chứng từ
ko, mak phải nói thiếu cụ thể là các chứng từ nào.


II.

Soạn thảo:
 Viết lại hợp đồng, giữ lại những thông tin đúng, loại bỏ thông tin sai, thừa, sửa thành thông tin
đúng,bổ sung những thông tin còn thiếu
 Bằng tiếng anh nên các em cần đọc kỹ các ví dụ để nắm rõ cấu trúc, viết đi viết lại sẽ quen à, đọc
thêm từ vựng chuyên ngành để mở rộng vốn từ nhé! anh văn xuất nhập khẩu ấy ^^!
Sau đây a sẽ trình bày vào từng điều khoản nhé!
1. Tên hàng: trong sách cũng ghi vs từng loại hàng thì cách quy định sao rui đấy
-nông sản=tên nông sản+quy cách(loại)+nước sản xuất+mùa vụ


Ví dụ:Vietnam white rice long grain, 5% broken, crop in 2009( gạo trắng vn hạt dài, 5% tấm, vụ năm 2009)
-máy móc: tên+nhà sản xuất: ví dụ : Honda Motor…
Ví dụ phân tích điều khoản tên hàng mặt hàng gạo nhé:
-thiếu xuất xử, loại hạt, quy cách chính(loại ½), vụ năm sản xuất
2. Chất lượng:
Cái dễ nhất là theo mẫu
Các chất hóa học thì theo hàm lượng chất( phân).
Tiêu chuẩn hàng hóa( phải ghi rõ số tiêu chuẩn, năm và cơ quan ban hành tiêu chuẩn): dành cho máy móc
Ví dụ phân tích: chất lượng: Như mẫu
Như mẫu là hợp lý, nhưng phải ghi rõ thêm ai đưa ra mẫu, có bao nhiêu mẫu, ai giữ mẫu, mẫu được 2 bên
ký tên, niêm phong, ghi số niêm phong, ngày tháng năm niêm phong và phải ghi câu” mẫu hàng là 1 bộ
phận ko tách rời khỏi hợp đồng này)
3.Số lượng: bao gồm số lượng+ dung sai(%) quyền ai chọn dung sai
4.giá cả: tiếng anh cho nên: ghi đồng tiền tính giá+mức giá+ theo điều kiện incoterms( cảng đi nếu fob, cảng
đến nếu cif) , dẫn chiếu theo incoterms năm nào
Tổng giá trị hợp đồng ( dung sai+ai chọn dung sai) , phải ghi tổng số tiền bằng chữ


Lưu ý dấu chấm , phẩy ngăn cách đơn vị vì là tiếng anh nhé
5.bao bì-ký mã hiệu: gồm : chất liệu bao bì, số lớp bao bì, cách may miệng bao, trọng lượng tịnh, trọng
lượng bì mỗi bao, số bao. Hàng được đóng trong bao nhiêu cont bao nhiêu feet? Trong mỗi cont có bao
nhiêu bao. Ngoài ra trên bao bì phải ghi các nội dung: tên hàng, xuất xứ, trọng lượng tịnh,, trọng lượng cả
bì, ký hiệu hướng dẫn ( tùy mặt hàng:ví dụ gạo: ko dùng móc)
6.giao hàng: thời hạn giao hàng
Tên cảng đi
Tên cảng đến
Có cho phép giao hàng từng đợt hay ko( nếu hàng nhiều mới có cái này)
Có cho phép chuyển tải hay ko( nếu quãng đường đi xa, ví dụ từ vn qua châu âu chẳng hạn thì mới quy
định)
Địa điểm giao hàng về số lượng, chất lượng cuối cùng ở đâu, cơ quan nào giám định, hàng hóa cuối cùng

Thông báo giao hàng của ng bán, ng mua gồm những gì( trong giáo trình đã ghi)
Lưu ý: có phần thưởng/phạt xếp dỡ đó, chỉ vs hđ mình thuê tàu chuyến( tức hàng cực nhiều=vài trăm ngàn
tấn chẳng hạn) thì mới có, chứ hàng số lượng ít đi tàu chợ thì ko có cái này nhé, thừa là sai đó
7.bảo hiểm: chỉ có trường hợp mua bán theo cif hay cip, có mua bảo hiểm mới quy định điều kiện nào
8. thanh toán: thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, thể hiện thanh toán 100% giá trị hóa đơn vào tải
khoản của ng bán, tại ngân hàng nào
Vs L/C các e xem ví dụ trong sách để biết rõ cần các thông tin gì nhé! ngày mở, nơi mở, thời hạn……….
(tạm thời cứ theo thời gian trong ví dụ lun, sau này học thanh toán sẽ biết thời gian thế nào là hợp lý )
Các chứng từ:-cũng xem trong ví dụ đó lun, khá đầy đủ, nhưng tùy hàng mak cần hay ko 1 số chứng từ nhé!
ví dụ máy móc thì đâu cần kiểm dịch thực vât đâu ha )
Tất cả các chứng từ phải ghi rõ số lượng bản gốc, bản copy, cơ quan cấp chứng từ(nếu ko rõ thì ghi cơ quan
có thẩm quyền cấp) và các ghi chú cần thiết trên chứng từ đó như thế nào
Các điều khoản còn lại ít gặp, ráng đọc và dịch trong sách nhé! chúc mọi ng học tốt môn nền này để sau này
học các môn khác dễ dàng hơn
Soạn thảo thì như anh nói, đọc các ví dụ và ghép thành bài ) làm nhiều sẽ quen, mak làm dần đi, sau này sẽ
đọc hiểu chứng từ ko ak
Nguồn: Khóa 16 cùng vui! - anh Tuấn Anh k15 (FB: Sky Pro)



×