Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

đề cương ôn tập kỹ thuật và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.61 KB, 18 trang )

Câu 1. ĐỊnh nghĩa môi trường
Theo nghĩa rộng, “Môi trường là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật
thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một
môi trường”.
Từ điển “Di sản Hoa Kỳ” định nghĩa: “Môi trường là sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều
kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ “
Luật Môi trường năm 1993 của nước CHXHCN Việt Nam, định nghĩa: “Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và của thiên nhiên”.
Câu 2. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên
Chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên (nguyên liệu, năng lượng, khoáng sản,
đất, sinh vật, khí hậu, cảnh quan ), có trên trái đất và trong không gian vũ trụ…
Tài nguyên được khai thác và sử dụng trong quá trình sản xuất-phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu
vật chất và đời sống tinh thần của xã hội loài người…. Trên trái đất, tài nguyên thiên nhiên phân
bố không đồng đều. Có những quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên thiên nhiên phong phú
và đa dạng. Có những vùng lãnh thổ nghèo tài nguyên thiên nhiên, cả về chủng loại và khối lượng.
Hầu hết các nguồn tài nguyên quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo,
đều được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử phát triển…
Câu 3 Nêu quan hệ giữa dân số và tài nguyên rừng
Câu trả lời có phân tích và đảm bảo các ý sau đây:
- Dân số ngày một tăng (lấy số liệu minh chứng).
- Diện tích rừng ngày một suy giảm (lấy số liệu minh chứng).
- Dân số tăng làm tăng thêm nhu cầu chặt gỗ lấy củi, phá rừng làm rẫy, chăn thả gia súc, khai
thác gỗ kinh doanh…đã làm thu hẹp tài nguyên rừng.
- Việc gia tăng khai thác, săn bắt các sản vật quý trong rừng đã làm cho nhiều loài động thực vật
quý hiếm đang bị cạn kiệt dần và đang có nguy cơ diệt vong.
Câu 4. Phân loại tài nguyên
tài nguyên thiên nhiên được khái quát thành 2 nhóm chính: Tài nguyên tái tạo và tài nguyên
không tái tạo
Tài nguyên tái tạo (Renewable resources): Là những loại tài nguyên mà sau khi khai thác và
sử dụng, khối lượng vật chất lại tiếp tục được phục hồi và tái tạo dựa vào quy luật và trật tự


tự nhiên đã hình thành để tồn tại, sinh sôi Năng lượng mặt trời, nước, gió, sóng biển, tài nguyên
sinh học (động, thực vật) là những tài nguyên tái tạo.
Tài nguyên không tái tạo (Non-renewable resources): Là những tài nguyên không có khả
năng phục hồi. Sau khi khai thác và sử dụng, khối lượng vật chất tài nguyên không tái tạo bị
mất đi hoặc biến đổi thành sản phẩm khác.Các loại khoáng sản, nhiên liệu hoá thạch (than đá,
dầu mỏ, khí đốt, v.v…) là đại diện của các loại tài nguyên không tái tạo.
Câu 5. Nêu khái niệm phát triển


- Khái niệm phát triển (gọi đầy đủ là phát triển kinh tế-xã hội) mới được xuất hiện trong các giáo
trình kinh tế-xã hội cách đây không lâu, nhưng bản chất và nội dung của phát triển thì đã hình
thành từ buổi đầu bình minh lịch sử của loài người.
-Phát triển là quá trình hoạt động nhằm bảo đảm sự sinh tồn (existence) và nâng cao chất lượng
cuộc sống (quality of life) thông qua sự tăng trưởng của cải vật chất và đời sống tinh thần .
- Trong suốt chặng thời gian dài của lịch sử, bằng các kỹ thuật hái lượm, săn bắt, loài người đã biết
tận dụng tài nguyên thiên nhiên để tồn tại .
-Cùng với thời gian, nhu cầu về nâng cao chất lượng cuộc sống ngày càng lớn, con người ngày
càng biết tận dụng triệt để các tiến bộ khoa học kỹ thuật để chinh phục và khai thác thiên nhiên,
nhằm hướng tới một cuộc sống ngày càng đầy đủ hơn về vật chất và tinh thần, sức khoẻ và trường
thọ
- Như vậy, có thể khẳng định rằng: Phát triển là qui luật chung của mọi thời đại, mục tiêu trọng tâm
của mọi quốc gia, trách nhiệm chính trị của mọi chính phủ.
- Phát triển là hoạt động tự nhiên tất yếu của mỗi cá nhân và cộng đồng loài người. Trên thế giới,
từng quốc gia đều có các chương trình phát triển kinh tế-xã hội riêng, với các mục tiêu được cụ thể
hoá bằng các chỉ tiêu về vật chất như nhà ở, cơm ăn, áo mặc... và đời sống tinh thần như giáo dục,
văn hoá, nghệ thuật, du lịch, giải trí v.v...
Câu 6. Trình bày mối quan hệ giữa phát triển và môi trường
- Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người
- phát triển là quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó
- Như vậy, giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

- Để phát triển, bảo đảm sự tồn tại và nâng cao chất lượng cuộc sống, cần phải khai thác, chế
biến và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
- Hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên lại sản sinh một lượng phế thải, chất độc
hại làm tổn hại đến môi trường.
-Mặt khác, xu thế chạy đua với sự tăng trưởng kinh tế sẽ gây ra sự khai thác thái quá tài nguyên
thiên nhiên; lãng phí tài nguyên không tái tạo; sử dụng quá mức tài nguyên tái tạo sẽ làm cho tài
nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, môi trường ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm
trọng và điều đó lại quay lại tác động tiêu cực đến cuộc sống của từng con người và cả cộng
đồng
Câu 7. Trình bày khái niệm phát triển bền vững
- Phát triển bền vững (Sustainable development) là hình thức phát triển nhằm cải thiện và nâng
cao chất lượng cuộc sống con người trong phạm vi khả năng chịu đựng được của các hệ nuôi
dưỡng sự sống và giảm tối thiểu tác động xấu đến môi trường, bảo toàn được tính đa dạng và sự
sống lâu bền trên trái đất.
- Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” Uỷ ban thế giới về Môi trường và
Phát triển (World Committee of Environment and Development WCED) đã định nghĩa phát triển
bền vững là “Phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại, mà không gây trở ngại cho
việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” .


- Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà. Khi nỗ lực đạt tới một mục tiêu về tăng
trưởng kinh tế-xã hội, phải kết hợp với mục tiêu tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường . Khi vấn đề bảo vệ môi trường được coi là một chỉ số hiệu quả của một dự án phát triển
thì: phát triển và bảo vệ môi trường không còn khái niệm đối lập mà đó là hai mặt quan trọng của
một quá trình phát triển . Như vậy phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt
chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Câu 8. Trình bày mục tiêu phát triển bền vững
- Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh
thần và văn hoá, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hoà giữa con
người và tự nhiên (); phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển

kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường . Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt
được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống
nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần
cho các thế hệ mai sau. .
- Mục tiêu phát triển bền vững xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ
hội học hành, có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo, giảm
tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao
trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần. .
- Mục tiêu phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu
quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi
trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự
trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi
trường. .
- Mục tiêu phát triển kinhh tế là phát triển các ngành công, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch… bằng
các biện pháp không tổn hại tới môi trường .
Câu 9. Trình bày quan hệ giữa dân số và tài nguyên đất đai
- Gia tăng dân số làm gia tăng nhu cầu xây dựng nhà ở và các hoạt động công cộng khác . Do
vậy, diện tích đất đai bị thu hẹp dần. Cường độ khai thác đất canh tác ngày một tăng, làm cạn kiệt
chất hữu cơ, giảm các chất dinh dưỡng, làm cho đất ngày một bị suy thoái, hoang hoá, bạc màu ..
ước tính rằng, hằng năm, trên thế giới có gần 70 nghìn km 2 đất canh tác bị hoang mạc hoá do sự
gia tăng dân số . Đối với nhiều vùng đất ngập nước, quá trình nhiễm mặn, phèn hoá do tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp của sự gia tăng dân số đang ngày một xẩy ra mạnh mẽ .
- Hiện nay, trên thế giới cuộc sống của gần một tỷ người đang bị đe doạ do sự hoang mạc hoá 1/3
diện tích đất canh tác và chính do sự gia tăng dân số. Suy thoái tài nguyên đất là vấn đề toàn cầu.
Tuy vậy, tính bức xúc của nó càng cao hơn đối với các nước nghèo, đang phát triển. .
- Dân số các nước nghèo tăng nhanh hơn, trong khi nông nghiệp vẫn là phương thức sản xuất chủ
đạo, kỹ thuật canh tác lạc hậu, vì vậy mà quá trình chiếm dụng và suy thoái đất diễn ra mạnh mẽ
hơn.



Câu 10. Liệt kê một số ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường
Câu trả lời có phân tích và đảm bảo các ý sau đây:
- Nghiên cứu hiện trạng lớp phủ, sử dụng đất.
- Nghiên cứu biến động môi trường
- Nghiên cứu tràn dầu
- Nghiên cứu tai biến thiên nhiên
- Nghiên cứu khí tượng thủy văn
- Nghiên cứu địa chất
Câu 11. Nêu vai trò chức năng của không khi
Câu trả lời đảm bảo được các ý sau đây:
- Duy trì sự sống cho con người và các loại động vật.
- Cung cấp sự cháy
- Bảo vệ con người khói tác động từ các tia cực tím, tia tử ngoại
- Bảo vệ trái đất bằng cách đốt cháy các thiên thạch nhỏ
- Sưởi ấm trái đất nhờ hiệu ứng nhà kính.
- Sử dụng trong một số ngành công nghiệp.
Câu 12. Trình bày các nguyên nhân làm ô nhiễm không khi
Không khí bị ô nhiễm do các nguyên nhân sau:
- Đốt nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt v.v…) trong các nhà máy nhiệt điện, lò hơi,
lò nung, và bếp đun nấu gia đình đã sản sinh và phát tán trong không khí một lượng lớn CO2,
SOX, NOX …
Công nghiệp luyện kim phát thải một lượng lớn SO2, CO2 và bụi kim loại nặng. Đặc biệt nhà
máy luyện nhôm thải ra một lượng lớn các hợp chất flo có hại cho sức khoẻ con người.
- Công nghiệp hoá chất được coi là thủ phạm sản sinh ra nhiều hợp chất gây ô nhiễm không khí
nhất, kể cả về số lượng và mức độ độc hại. Nhà máy phân đạm phát tán amôniac và NO X, nhà
máy phân lân phát thải các hợp chất lưu huỳnh, flo. Các cơ sở lọc dầu thải ra một lượng lớn SO 2
các hợp chất cac bua-hydro và một số dư lượng các chất độc hại như acêton, amôniac, benzen…
(0. 5điểm)



- Sử dụng các hoá chất trong nông nghiệp và lâm nghiệp, trong đó có phân hoá học và thuốc bảo
vệ thực vật phun thả từ máy bay xuống đồng ruộng và các cánh rừng đã gây ô nhiễm nghiêm
trọng bầu không khí trên diện tích rộng lớn.
- Giao thông vận tải được coi là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Các
phương tiện giao thông cơ giới khi hoạt động sẽ phát thải các chất khí như CO 2, CO, các hợp
chất cacbua hydro, các aldehit, NOX, SOX… Trong quá trình hoạt động, máy bay được coi là thủ
phạm gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Một máy bay Boeing 727 bay qua Đại Tây Dương
thải ra 70 tấn CO2. Khi khởi động và xuất phát, một máy bay thải ra một lượng khí gây ô nhiễm
tương đương với 7000 ô tô 4 chỗ ngồi.
(
Câu 13. Nêu vai trò chức năng của tài nguyên nước
Câu trả lời đảm bảo được các ý sau đây:
- Điều hòa khí hậu
- Là thành phần chiếm 2/3 lượng cơ thể.
- Là dung môi.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể con người, động thực vật.
- Sư dung trong nông nghiêp: trông lua, rau mau, nuôi trông thuy san.

- Sử dụng trong công nghiệp: công nghiệp nhuộm và thủy điện.
Câu 14. Trình bày nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước
Có hai loại nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước: Do (1) các hoạt động tự nhiên và (2) do các hoạt
động nhân tạo.
- ô nhiễm tự nhiên xảy ra theo chu kỳ. Nguyên nhân chính là các trận mưa lũ lớn, bào mòn và rửa
trôi xác động vật thực vật thối rữa, các chất mùn, các chất khoáng và chất hữu cơ, các hợp chất
sắt và thành phần hoá học khác rồi hoà vào nguồn nước trong ao hồ, sông suối, vực chứa. Các
chất ô nhiễm này hoà tan vào các nguồn nước mặt và ngấm xuống các nguồn nước dưới đất. Một
sự biến đổi tự nhiên bất lợi nữa gây ra ô nhiễm nước là quá trình ngấm nước mặn vào các nguồn
nước ngọt, kể cả nước mặt và nước dưới đất.
- Ô nhiễm nhân tạo phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều. Có thể chia nguyên nhân ô nhiễm nhân

tạo thành 3 loại:
Ô nhiễm từ các khí bụi
Ô nhiễm từ các chất thải rắn


Ô nhiễm từ các chất thải lỏng.
- Khói, bụi, các hợp chất khí độc thải ra từ các ống khói nhà máy, các phương tiện giao thông, từ
các bãi thải, v.v... bay lơ lửng trong không gian, tự rơi và đột nhập vào các nguồn nước hoặc
cuốn theo các trận mưa.
- Các chất thải rắn từ công nghiệp và sinh hoạt được đổ tập trung thành các bãi rác, bãi thải, các
tụ điểm, hoặc đựng trong bể chứa là nguồn gây ô nhiễm nước. Một số lượng rất lớn các chất độc
hại với thành phần và tính chất khác nhau từ các tụ điểm này chảy tràn vào các nguồn nước mặt
hoặc ngấm vào các nguồn nước dưới đất. Tương tự như vậy, trên các đồng ruộng, các dư lượng
phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật chứa nhiều hợp chất hoá học độc hại, trong đó
có thủy ngân (Hg), chì (Pb), và arsen (As) cũng chảy tràn và ngấm vào các dòng nước.
- Các chất thải lỏng là nguồn gây ô nhiễm lớn và phức tạp nhất đối với các nguồn nước. Nước
thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi cả về thành
phần và tính chất ban đầu. Nước thải được chia làm 3 loại: nước thải đô thị, nước thải công
nghiệp, và nước thải nông nghiệp.
- Nước thải đô thị bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải từ các cơ sở vệ sinh. Nước thải đô thị
được tập trung vào các mạng lưới thoát nước của thành phố, khu dân cư.
- Nước thải nông nghiệp có thành phần giống như nước thải sinh hoạt vì nguồn ô nhiễm chủ yếu là
nước chảy tràn từ các ổ phân chuồng, hố xí, trại chăn nuôi, v.v…
- Nước thải công nghiệp hình thành từ các quá trình sản xuất của các nhà máy sản xuất hoặc chế
biến sản phẩm. Thành phần của nước thải công nghiệp rất phức tạp, phụ thuộc vào đặc tính của
quá trình sản xuất, chế biến, công nghệ, nguyên liệu đầu vào và lượng nước cần cho quá trình
công nghệ. Nước mỏ, nước thải sau quá trình tuyển quặng cũng là nước thải công nghiệp.
- Bằng nhiều con đường khác nhau, các thành phần ô nhiễm bao gồm các chất lỏng hoà tan, các
chất lơ lửng, các hợp chất hoá học độc hại từ các chất thải xâm nhập vào các nguồn nước mặt và
nước ngầm, làm biến đổi thành phần hoá học, sinh học và tính chất vật lý của nước.

Câu 15. Trình bày vai trò, chức năng của tài nguyên đất
- Đất là tài nguyên thiên nhiên vô giá. Loài người và thế giới sinh vật trên cạn sinh trưởng và tồn
tại trên mặt đất hoặc trong lòng đất.
- Đất là địa bàn cho các công trình xây dựng của loài người nhằm vươn tới nền văn minh và chất
lượng cuộc sống cao hơn.
- Đất là “tư liệu sản xuất đặc biệt”, là “đối tượng lao động độc đáo” cho nền sản xuất nông
nghiệp nuôi sống các thế hệ loài người.


- Các hệ sinh thái trên cạn đều tồn tại trên đất. Độ phì nhiêu của đất là một tính chất độc đáo duy
nhất, nó là điều kiện cho các hệ sinh thái khác duy trì và phát triển. Vì vậy, đất được coi là vật
mang (Carrier) các hệ sinh thái trên cạn. Giữ gìn tài nguyên đất cũng là gián tiếp giữ gìn sự cân
bằng của các hệ sinh thái trên mặt đất.
- Là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải.
- Địa bàn lọc nước và cung cấp nước.
Câu 16. Nêu các nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất
Nguyên nhân do tác nhân hóa học, sinh học, vật lý và chất thải đô thị
1. Ô nhiễm do tác nhân hóa học như sau:
- Chất thải hoá học từ các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp
- Phân bón hoá học
- Thuốc bảo vệ thực vật
- Chiến tranh hóa học
2. Ô nhiễm do sinh học
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm sinh học đất là do chất thải từ các nhà vệ sinh, các bãi thải, các tụ
điểm rải thác đô thị, tập quán bón phân bắc tươi… nơi tồn tại nhiều nhất các vi sinh vật. ở nước
ta, nhiều vùng dân cư không có thói quen xây dựng hố xí gia đình, gia súc chăn thả phóng uế bừa
bãi là nguyên nhân gây ô nhiễm sinh học đất, là điều kiện cho các vi khuẩn, trực khuẩn kiết lị,
thương hàn, tả và các ký sinh trùng (giun sán) trú ngụ, sinh sôi, là nguyên nhân gây bệnh nguy
hiểm cho con người đặc biệt là các loại bệnh đường ruột.
Ở các vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam, tập quán dùng phân bắc tươi và phân chuồng tươi để

bón cho cây trồng vẫn còn phổ biến. Số lượng phân tươi của nội thành Hà Nội thải ra hàng năm
là xấp xỉ 0,5 triệu tấn. 2/3 trong số đó được nông dân các khu vực ngoại thành chuyên chở về
bón ruộng và các cánh đồng rau gây mất vệ sinh môi trường sống và ô nhiễm sinh học đất rất
trầm trọng.
3. Ô nhiễm do tác nhân vật lý
Ô nhiễm nhiệt
Có 2 nguồn tác nhân gây ô nhiễm nhiệt cho đất:
Một là do các nước thải làm mát máy từ các nhà máy công nghiệp như nhiệt điện, cơ khí, nhà
máy điện nguyên tử…Sau khi làm mát máy, nước thải nóng chảy thấm vào đất có thể làm cho
nhiệt độ của đất tăng lên làm ảnh hưởng khu hệ sinh vật đất, làm đất bị khô cằn, chai cứng.
Hai là do các nguyên nhân cháy rừng hoặc đốt rừng làm rẫy. Bị hun nóng, nhiệt độ của đất có
thể tăng đột ngột, tiêu diệt nhiều loài sinh vật trong đất, làm đất khô cứng và mất tính năng sản
xuất. Nhìn chung, khi nhiệt độ trong đất tăng sẽ làm giảm hàm lượng ôxy, gây ra các rối loạn
việc phân giải chất hữu cơ, làm đất chai cứng, mất chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến năng suất cây
trồng.
Ô nhiễm phóng xạ


Nguyên nhân gây ra ô nhiễm phóng xạ đất là các chất phế thải từ các mỏ khai thác quặng phóng
xạ, các trung tâm nghiên cứu phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử, các bệnh viện dùng chất
phóng xạ và các vụ thử vũ khí hạt nhân. Các chất phóng xạ thâm nhập vào đất, gây ô nhiễm đất
rồi thông qua chu trình dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến động vật và con người. Xâm nhập vào cơ
thể người các chất phóng xạ có thể làm thay đổi cấu trúc tế bào, gây ra các bệnh về di truyền và
ung thư.
4. Ô nhiễm do chất thải đô thị
Chất thải rắn (Solid waste) đô thị là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất. ở nhiều nước trên
thế giới trong đó có Việt Nam, chất thải rắn đô thị đang là vấn nạn. Do chưa có nhà máy xử lý,
chất thải rắn đô thị thường được đổ bừa bãi trên các bãi đất trống hoặc chôn lấp khu vực ngoại
thành. Với thành phần rất phức tạp, bao gồm các loại thức ăn thừa, rác thải nhà bếp, làm vườn,
đồ dùng hỏng, gỗ, thủy tinh, cao su, nhựa, giấy v.v… sự phân hủy rác thải đô thị tại các tụ điểm

này sản sinh ra nhiều chất độc hại. Nước rỉ từ các bãi chôn lấp rác bị ô nhiễm chất hữu cơ và các
kim loại nặng rất cao, các sản phẩm này chảy tràn, ngấm xuống đất, gây ô nhiễm môi trường đất
và nước ngầm.
Câu 17. Trình bày vai trò, chức năng của rừng
- Rừng là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên, là hợp phần quan trọng cấu thành sinh
quyển. Rừng là yếu tố địa lý hình thành cảnh quan tự nhiên, tác động mạnh mẽ đến các thành
phần môi trường: không khí, đất đai, nước, thảm thực vật. Chính vì vậy mà rừng không những
chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế, xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi
trường.
- Rừng có khả năng điều hoà nhiệt độ. Tuỳ thuộc vào mùa và thành phần thực vật, rừng có khả
năng điều tiết làm giảm lượng bức xạ ánh sáng mặt trời. Bức xạ sóng ngắn đựợc hấp thụ, cường
độ bức xạ sóng xanh và hồng ngoại giảm rõ rệt. Nhiệt độ không khí và đất rừng được điều hoà,
khí hậu rừng ấm hơn về mùa đông và mát hơn về mùa hè.
- Rừng có khả năng làm sạch không khí. Rừng được xem là những lá phổi xanh lọc bụi. ước tính
rằng: trong rừng lượng bụi được giảm 8-10 lần. Rừng cũng có thể lọc các tia phóng xạ.
- Rừng là tác nhân làm giảm tiếng ồn. Rừng có khả năng làm giảm tiếng ồn, có thể lọc các âm
thanh tần số cao gây khó chịu cho con người. ở các nước tiên tiến, người ta trồng những dải cây
xanh dọc các xa lộ để giảm tiếng ồn từ các phương tiện giao thông.
- Rừng là kho chứa cacbon là nguồn sản xuất ôxy. Quá trình quang hợp, nhờ chất diệp lục của
cây xanh, rừng đã hấp thụ phần lớn CO2 và sản sinh ôxy cho sự sống. Rừng đóng vai trò quan
trọng của vòng tuần hoàn và cân bằng hàm lượng ôxy và CO 2 trong khí quyển. Việc chặt phá,
khai thác quá mức, nạn cháy rừng sẽ làm cho thảm thực vật rừng bị suy thoái, dư lượng dioxit
cacbon sẽ ngày một gia tăng trong khí quyển, hiệu ứng nhà kính và kéo theo là sự nóng lên toàn
cầu sẽ là nguyên nhân gây thảm hoạ về môi trường.
- Hiện tượng thoát hơi nước sinh học từ cây rừng làm tăng độ ẩm, tạo mây mưa, làm giảm nhiệt
độ, khí hậu rừng nhờ thế mà ôn hòa hơn, tác dụng tốt đến sức khoẻ con người. Mặt khác, trong


rừng, quá trình bốc hơi nước xẩy ra ít và chậm hơn nhiều so với những vùng đất trống, vì vậy,
không khí trong rừng mát mẻ hơn.

- Không khí trong rừng có khả năng diệt khuẩn và chữa bênh. Theo Francoir (1982) con người
sống gần rừng có thể chữa được nhiều bệnh tâm sinh lý. Không khí trong rừng chứa nhiều hoạt
tính diệt khuẩn của cây thông, tùng, long não, bạch đàn, quế… có lợi cho việc chữa bệnh.
- Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn. Thảm thực vật rừng như một
chiếc ô lớn làm giảm tốc độ rơi của nước mưa xuống đất và phân đều lượng nước mưa trên khắp
các diện tích bề mặt. Nhờ có hệ thống rễ cây ngắn dài chằng chịt trong đất, nhờ có các loài động
vật đất, đất rừng rất xốp có khả năng thẩm thấu và giữ nước rất cao, hút thấm phần lớn lượng
mưa đầu nguồn làm hạn chế dòng chảy trên bề mặt chống xói mòn, nhưng lại cung cấp nước cho
các sông suối, tạo ra sự cân bằng chế độ thủy văn. Rừng có tác dụng che chắn gió, bảo vệ con
người và của cải vật chất trước các trận bão tố, cuồng phong; giữ cho những cánh đồng ven biển
không bị bão cát lấp vùi.
- Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì
nhiêu của đất. Các sản phẩm rơi rụng của thực vật trên mặt đất là cơ sở hình thành tầng thảm
mục rừng và mùn đất. Đây cũng là nơi cư trú và cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật, các loại
côn trùng và động vật đất, tạo môi trường thuận lợi cho động vật và vi sinh vật đất phát triển và
có ảnh hưởng đến các quá trình xẩy ra trong đất. Hệ rễ cây và động vật đất ăn sâu len lỏi trong
lòng đất tạo nên một hệ thống thông khí và cấp nước tự nhiên rất tốt cho đất rừng.
Câu 18. Nêu nguyên nhân suy thoái rừng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm
nguyên nhân chính, sau đây:
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp: Dân số thế giới ngày một tăng nhanh, nhu cầu sản xuất và cung cấp
lương thực, thực phẩm ngày càng lớn, diện tích rừng ngày một thu hẹp nhường chỗ cho đất nông nghiệp. Đây
là nguyên nhân chính làm giảm diện tích và suy thoái tài nguyên rừng. ở một số nước trên thế giới trong đó có
các nước Đông Nam á, tập quán du canh du cư của một số dân tộc ít người là nguyên nhân quan trọng
làm suy giảm diện tích rừng.
- Nhu cầu lấy củi: Trong hầu hết các nước chậm phát triển, nhiên liệu chính cho sinh hoạt vẫn là củi đốt. Uớc
tính vẫn có gần 2 tỷ người trên thế giới sử dụng gỗ củi để nấu ăn và sưởi ấm vào mùa đông. Chặt phá rừng
cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Trong
cuối thế kỷ 20, nhờ công nghiệp phát triển, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng khí ga, điện, dầu mỏ làm
nhiên liệu phục vụ sinh hoạt. Tuy vậy, dân số thế giới tiếp tục tăng nhanh, lại tập trung chủ yếu ở các

nước nghèo, chậm phát triển, vì vậy, việc chặt phá rừng làm củi đốt vẫn tiếp tục tăng.
- Chăn thả gia súc: ở nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là Nam Mỹ và Châu Phi, những trang trại
chăn nuôi lớn nhỏ đều có nhu cầu chăn thả trâu bò và các loài gia súc trên các đồng cỏ lớn. Việc
không ngừng mở rộng các cánh đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng.
- Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Gỗ và các nguồn tài nguyên rừng khác là nguồn lợi to lớn
cho các quốc gia. Tại nhiều nước, việc khai thác tài nguyên rừng phục vụ cho phát triển kinh tế


và xuất khẩu vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức, vượt quá khả năng
tái sinh lại không có các chương trình khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp hợp lý là nguyên
nhân làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước.
- Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản: Nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao
hơn, nhiều diện tích rừng trên thế giới đã bị chặt phá để lấy đất trồng các loại cây công nghiệp và
các cây đặc sản phục vụ cho kinh doanh. Những cây công nghiệp và cây đặc sản tiêu biểu là cà
phê, cao su, chè, hạt điều, coca, cacao …
- Cháy rừng: Chỉ tính trong những năm gần đây, hàng triệu héc ta rừng bị cháy khắp các vùng
lãnh thổ trên thế giới: ở Mỹ, ở Nga, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Indonesia… Cháy rừng là nguyên
nhân làm hủy hoại tài nguyên rừng một cách nhanh chóng.
Câu 19. Trình bày phương pháp chồng xếp bản đồ trong đánh giá tác động môi trường
- Nguyên lý của phương pháp này là dựa trên sự phân tích tổng hợp các lớp bản đồ.
- Mỗi lớp bản đồ chứa đựng một loại thông tin không gian và thuộc tính. Thuộc tính đặc trưng môi trường
được xác định bằng cấp độ. Ví dụ: Vùng ô nhiễm vừa thể hiện màu nhạt, vùng ô nhiễm nặng màu
sẫm hơn. Độ dốc của mặt đất được phân và thể hiện thành nhiều mức khác nhau.
- Để xét khả năng thích hợp đất đai tại khu vực nghiên cứu cho một mục đích cụ thể, ví dụ để
trồng một loại cây, ta tiến hành chồng xếp các loại bản đồ liên quan lại với nhau.
- Tổ hợp độ đậm nhạt hoặc màu sắc cho phép nhận định một cách tổng hợp và nhanh chóng về
sự thích hợp của từng khu vực trên bản đồ.
- Phương pháp chập bản đồ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.
- Kết quả xem xét thể hiện trực tiếp thành hình ảnh, thích hợp với việc đánh giá các phương án
sử dụng đất.

- Máy tính với các phần mềm tương thích, cho phép phân tích tổng hợp và so sánh các tổ hợp
điều kiện thiên nhiên và môi trường tại từng địa điểm, với rất nhiều thông số và các chỉ số về
môi trường chi tiết.
Câu 20. Trình bày đặc điểm các yếu tố môi trường tự nhiên trên ảnh viễn thám

Hình 3. Đường cong phản xạ phổ của các đối tượng
- Đất trống: đường cong phổ phản xạ của đất trống tăng đều từ vùng sóng tử ngoại, có hình dáng
đơn giản và tương đối đồng đều. Tuy nhiên quy luật chung là giá trị phổ phản xạ của đất tăng dần


về phía sóng có bước sóng dài. Các cực trị hấp thụ phổ do hơi nước cũng diễn ra ở vùng 1,4; 1,9
và 2,7 µm.
- Thực vật: Khả năng phản xạ phổ của thực vật xanh thay đổi theo độ dài bước sóng. Trên đồ thị
thể hiện đường đặc trưng phản xạ phổ thực vật xanh và các vùng xạ phổ chính.
Khả năng phản xạ phổ của mỗi thực vật một khác nhau và đặc tính chung nhất về khả
năng phản xạ phổ của thực vật là:
- Thực vật phản xạ mạnh nhất với kênh cận hồng ngoại.
- Thực vật phản xạ yếu nhất với kênh đỏ
- Trong khoảng ánh sáng nhìn thấy thực vật phản xạ mạnh nhất với màu xanh lá cây (green)
- Nước: Cũng như các đối tượng thực vật, khả năng phản xạ phổ của nước thay đổi theo bước
sóng của bức xạ trong nước và thành phần vật chất có trong nước. Khả năng phản xạ phổ ở đây
còn phụ thuộc vào bề mặt nước và trạng thái của nước. Trên kênh hồng ngoại và cận hồng ngoại
đường bờ được phát hiện rất dễ dàng, còn một số đặc tính của nước cần phải sử dụng dải sóng
nhìn thấy để nhận biết.
Thông thường trong nước chứa nhiều tạp chất hữu cơ và vô cơ. Vì vậy, khả năng phản xạ
phổ của nước phụ thuộc vào thành phần, trạng thái của nước: Nước đục có khả năng phản xạ cao
hơn nước trong, nhất là ở những dải sóng dài.
Câu 21.ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu môi trường khi hậu và khi tượng
- Khí hậu và khí tượng là một trong những đối tượng đầu tiên được nghiên cứu bằng phương
pháp viễn thám. Tư liệu viễn thám đã theo dõi và ghi nhận những sự biến đổi môi trường tự

nhiên trong khí quyển như sự phân bố nhiệt, sự vận động của các khối không khí và quan hệ của
chúng với đặc thù của mặt đệm.
Kết quả phân tích tư liệu viễn thám cho phép xây dựng mô hình chuyển động của không khí, mô
hình vận động của mây, mô hình chuyển động bất đồng nhất trong mặt phẳng nằm ngang và
chuyển động đối lưu của không khí theo chiều thẳng đứng.
- Mây là tập hợp những sản phẩm ngưng kết hoặc thăng hoa của hơi nước ở các độ cao khác
nhau. Các tấm ảnh viễn thám có thể ghi nhận và tập trung mô tả các thông số của các tầng mây,
bao gồm: cấu trúc tầng mây, độ che phủ của mây, độ cao v.v...
- Trên cơ sở phân tích, giải đoán ảnh viễn thám, bản đồ các lớp mây được thành lập. Có thể thành
lập bản đồ mây theo chu kỳ 5 ngày, 2 tuần, 1 tháng, hàng quý v.v... cho từng vùng và cho toàn
khu vực. Đây là những tài liệu quan trọng phục vụ cho việc dự báo xa tình hình diễn biến của khí hậu.
- Kết quả giải đoán các tư liệu viễn thám cũng sẽ cho phép xác định mối quan hệ giữa sự hình
thành mây và tính chất bề mặt địa hình trái đất, đặc biệt là sự hình thành mây trên khu vực các
đỉnh núi cao.
-Trên cơ sở nguyên lý thống kê có thể thành lập bản đồ đa thời gian về mức độ che phủ các tầng
mây đối với bề mặt đất ở các vùng khác nhau, thời điểm khác nhau.


- Các tư liệu viễn thám là cơ sở để nghiên cứu theo dõi sự di chuyển của các khí áp và gió. Phân
tích các tấm ảnh viễn thám từ vệ tinh địa tĩnh có thể dự báo được tốc độ và hướng di chuyển của
gió. Chính nhờ các tư liệu này mà sớm xác định được các thông số về dự báo khí tượng, góp
phần hạn chế những thảm họa thiên nhiên do các cơn lốc, bão gây ra.
- Phương pháp viễn thám cho phép xác định cường độ bức xạ của mặt trời. Kết hợp với các trạm
quan trắc mặt đất, các kết quả nghiên cứu tư liệu viễn thám sẽ cho phép xác định sự phân bố cân
bằng bức xạ ở các vùng địa lý khác nhau trên trái đất.
Trên cơ sở của phương pháp phân tích tư liệu viễn thám có thể xác định được chế độ nhiệt của
không khí theo thời gian và không gian; xác định sự chênh lệch nhiệt độ của bề mặt trái đất do sự
phân bố đất đá có thành phần thạch học khác nhau.
Câu 22. ứng dụng kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu môi trường biển và đại dương
- Ba phần tư diện tích bề mặt đất là biển và đại dương.

- Các hoạt động của biển và đại dương là tác nhân điều tiết khí hậu và các yếu tố môi trường trên
bề mặt trái đất.
- So với lục địa, ở ngoài biển và đại dương, các phương tiện và các trạm quan trắc ít hơn nhiều,
có nhiều vùng rộng lớn của đại dương không có trạm quan trắc, vì vậy, phương pháp viễn thám
vệ tinh chiếm vị trí quan trọng.
- Viễn thám là các tư liệu tin cậy để nghiên cứu các thông số về biển và đại dương và sự biến
động của chúng, bao gồm:
Xác định các thông số của dòng chảy
Nghiên cứu cấu trúc sóng biển
Theo dõi hoạt động các dòng hải lưu
Phát hiện và theo dõi các vùng ô nhiễm dầu mỏ và các loại ô nhiễm khác trên biển và đại
dương
Nghiên cứu cấu trúc và quy luật di chuyển của các lớp băng phủ trên các đại dương và 2 cực.
- Để nghiên cứu các dòng hải lưu và theo dõi sự chuyển động các khối nước người ta dùng ảnh
hồng ngoại kết hợp với các tư liệu ảnh về quy luật vận động của sóng biển, sự phân bố nhiệt độ
của nước v.v… Từ ảnh viễn thám không những theo dõi sự vận động của băng, mà còn cập nhật
tình trạng tan băng do hiệu ứng nhà kính.
- Song hành với các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, ngành hàng hải cũng ngày
một phát triển mạnh mẽ làm cho tình trạng ô nhiễm biển và đại dương ngày một tăng. Một đặc
thù của ô nhiễm biển và đại dương là trong môi trường thể lỏng các chất ô nhiễm dễ hoà tan, dễ
dàng được di chuyển theo các dòng chảy và phát tán trên diện rộng. Trong những năm gần đây, ô
nhiễm nước biển đã trở thành vấn đề trọng tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.
- Tư liệu viễn thám là một trong các phương tiện phục vụ có hiệu quả chương trình monitoring
môi trường biển: phát hiện vị trí, phạm vi và mức độ ô nhiễm. Trong các hiện tượng ô nhiễm
biển và đại dương thì dầu mỏ là tác nhân nguy hiểm nhất.


- Tràn dầu mỏ do nhiều nguyên nhân: tàu chở dầu bị đắm, sự cố giàn khoa trên biển, đánh đắm
các giàn khoan cũ, chiến tranh vùng vịnh v.v…ảnh viễn thám cho phép phát hiện, khoanh vùng
và theo dõi qua trình vận động các khu cực tràn dầu trên biển nhanh chóng và hiệu quả.

Câu 22. ứng dụng kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu môi trường thủy văn
- Nghiên cứu thủy văn lục địa là một trong những hướng trọng tâm của kỹ thuật viễn thám. Xử lý
tư liệu viễn thám cho phép xác định hầu hết các thông số về hệ thống thủy văn lục địa, bao gồm:
 Cơ cấu mạng lưới thuỷ văn từng vùng, từng khu vực.
 Hình dạng và kích thước các vật thể chứa nước như các ao, hồ, sông, suối, các vùng
đóng băng, tuyết phủ...
 Chế độ và sự biến đổi lưu lượng, cường độ dòng chảy trong hệ thống thủy văn, dự báo
các tai biến tự nhiên do nước như cường triều, lũ lụt...
 Xác định các thành phần ô nhiễm trong nước.
- Nghiên cứu ô nhiễm nước bằng phương pháp viễn thám cho ưu điểm nổi bật so với phương
pháp truyền thống, vì nó cho phép xác định sự phân bố không gian của ô nhiễm, cung cấp
thông tin liên tục và nhanh chóng.
- Bộ cảm trên máy bay, vệ tinh sẽ thu nhận được những vật chất và hàm lượng ô nhiễm thông
qua sự biến đổi hệ số phản xạ so với hệ số phản xạ của nước sạch.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp viễn thám cho kết quả tốt nhất để nghiên
cứu ô nhiễm nhiệt của các nguồn nước, khi sử dụng phương pháp ghi nhận phản xạ hồng
ngoại sóng dài bằng các máy quét.
- Trên các tấm ảnh, nước có nhiệt độ cao có màu sáng; nước lạnh, màu sẫm. Cường độ tông
màu là hàm số của nhiệt độ nguồn nước.
Câu 23. ứng dụng kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu địa mạo-địa chất
Việc ứng dụng viễn thám để nghiên cứu thạch quyển rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào
khả năng tư liệu, mục đích và phạm vi ứng dụng của đối tượng nghiên cứu
- Địa mạo: Kết quả thu nhận trên các tư liệu viễn thám cho phép xác định các hình thái địa hình
và các đặc tính địa mạo trên bề mặt trái đất.
- Các ảnh hồng ngoại, ảnh đa phổ cho phép nghiên cứu đặc tính địa mạo rất hiệu quả, đặc biệt là
việc phân biệt các trầm tích đệ tứ.
- Hình thái bồi tích của bề mặt địa hình do kết quả vận động của nước mặt là đối tượng được thể
hiện khá rõ nét trên ảnh viễn thám.
- Những thung lũng, các lưu vực cạn, ruộng bậc thang, những dải cát ven biển là những đặc
trưng địa hình có thể theo dõi trên các ảnh viễn thám.

Nhờ có độ tương phản lớn nên các dải cát hẹp ven biển rất dễ được phát hiện, giải đoán kể cả
trong trường hợp chiều rộng của dải cát nhỏ hơn so với độ phân giải tối thiểu của ảnh.
- Kết quả giải đoán ảnh ở các giải phổ khác nhau cho phép theo dõi các hiện tượng quá trình
ngoại sinh trên bề mặt địa hình như xói mòn, trôi lấp, trượt chảy v.v...


- Địa chất: Kinh nghiệm nghiên cứu địa chất đầu tiên từ ảnh viễn thám là khu vực White Sands
và địa chất vùng Tây Sahara. Các tấm ảnh vệ tinh đã cho phép xác định nhiều yếu tố cấu trúc địa
chất và kiến tạo như các đứt gãy, các phay phá và uốn nếp v.v...
- Trong nghiên cứu địa chất thường sử dụng nhiều loại ảnh viễn thám có độ phân giải khác nhau.
Tuy vậy, kinh nghiệm cho thấy rằng: Hiệu quả cao nhất để nghiên cứu địa chất là ảnh MSS của
ERTS-1 và của Landsat chụp trên các khu vực hẹp và độ cao nhỏ.
Câu 24. ứng dụng kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu thổ nhưỡng
- Khi sử dụng kỹ thuật viễn thám để nghiên cứu lớp thổ nhưỡng trên bề mặt trái đất, người ta
chia ra làm 2 loại:
- Xác định nguồn gốc địa lý của đất, bao gồm: Nguồn gốc hình thành đất thành phần thổ nhưỡng
chu trình sinh học của đất v.v...
- Xác định tính chất và các đặc trưng của đất, bao gồm: độ ẩm và nhiệt độ , thành phần hữu cơ ,
độ nhiễm mặn , nhiễm phèn, thành phần khoáng . Các hiện tượng xói mòn, rửa trôi . Sự biến
động tài nguyên đất, phân loại cây trồng v.v...
- Kinh nghiệm nghiên cứu lớp thổ nhưỡng bằng phương pháp viễn thám của nhiều tác giả cho
thấy rằng: Việc giải đoán ảnh để nghiên cứu thổ nhưỡng là vấn đề khá phức tạp, phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như lớp phủ thực vật, cây trồng trên đất, hình thái địa hình, cấu trúc địa chất, chế độ
thủy văn, ... và đặc biệt còn phụ thuộc vào điều kiện và thời gian chụp ảnh (mùa, ngày và điều
kiện thời tiết)
,
Câu 25. ứng dụng kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu thảm thực vật
- Một trong những ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả nhất của phương pháp viễn thám là nghiên
cứu thảm thực thực vật, kể cả thực vật tự nhiên và cây trồng.
- Có thể xử lý ảnh viễn thám để xác định một số đặc trưng về thảm thực vật như nguồn gốc, độ

che phủ, phân loại hiện trạng lớp phủ v.v...
- Trong những năm vừa qua, trên thế giới và ở Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong lĩnh
vực ứng dụng công nghệ viễn thám để nghiên cứu môi trường rừng.
- Việc xây dựng bản đồ hiện trạng rừng luôn được coi là một trong những nội dung quan trọng
khi nghiên cứu sự biến động tài nguyên rừng và thảm thực vật.
- ở Việt Nam, một số chương trình, dự án nghiên cứu sự biến động tài nguyên rừng và thảm thực
vật toàn quốc bằng phương pháp viễn thám đã được tiến hành.
- Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Viễn thám là phương pháp tối ưu nghiên cứu sự biến
động tài nguyên rừng, cho phép theo dõi, xác định một cách khách quan, khoa học về hiện trạng
phân bố thảm thực vật và sử dụng đất rừng trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia trong một khoảng thời
gian nhất định. (
- Ví dụ một số ứng dụng đã thực hiện ở Việt Nam.


Câu 26. ứng dụng kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu cảnh quan nhân sinh và biến động
các yếu tố môi trường
- Một trong những ứng dụng phổ biến hiện nay của viễn thám là theo dõi sự hình thành và biến
đổi các đối tượng cảnh quan nhân sinh và các thành phần môi trường.
- Có nhiều loại hình cảnh quan nhân sinh khác nhau phụ thuộc vào loại hình và cường độ hoạt
động của các lĩnh vực kinh tế-xã hội khác nhau (công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng
sản, giao thông, thủy lợi v.v...).
- Ví dụ: Trong công nghiệp khai thác mỏ lộ thiên: Kết quả của việc đào xẻ và chuyển dời một
khối lượng đất đá lớn đã tạo ra những hình thái địa hình nhân sinh như bãi thải, khai trường sâu
hàng trăm mét (moong khai khác) gây ô nhiễm môi trường rất trầm trọng.
- Bên cạnh các tác động trực tiếp, công nghiệp mỏ còn gây suy thoái thảm thực vật, ô nhiễm
nước, ô nhiễm không khí v.v…
- Với khả năng thu nhận thông tin nhanh, trên diện tích rộng và chính xác, viễn thám được coi là
một trong những phương tiện hiệu quả nhất hiện nay để monitoring sự biến đổi các thành phần môi
trường do tác động của nhân sinh.
- Phát hiện các nguồn, các tụ điểm ô nhiễm môi trường

- Theo dõi và thể hiện trên các loại bản đồ sự phân bố các đối tượng nhân sinh và ảnh hưởng của
nó đối với môi trường.
- Nghiên cứu cường độ và xác định phạm vi biến đổi các hệ sinh thái.
Câu 27. ứng dụng kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu môi trường không khi
- Từ khả năng phân tích ảnh viễn thám, có thể chia các thành phần và tính chất ô nhiễm không
khí ra làm 3 loại:
Ô nhiễm cơ học
Ô nhiễm hoá học
Ô nhiễm nhiệt
- Ô nhiễm cơ học không khí là tác nhân ô nhiễm thứ sinh. Thông qua tư liệu viễn thám đã ghi
nhận được hình ảnh các đám khói do cháy rừng kéo dài 5000 km.
- Cũng chính từ các tấm ảnh vệ tinh đã phát hiện những cơn bão cát cuốn theo hàng tỷ tấn bụi cát
phát tán, lan toả, làm ô nhiễm bầu không khí trong bán kính từ hàng trăm đến hàng ngàn km.


- Ô nhiễm hoá học không khí dễ đoán đọc nhất trên các tấm ảnh viễn thám đa phổ là các đám
khói từ các nhà máy hoá chất, luyện kim, nhiệt điện... hậu quả của việc đốt nhiên liệu hoá thạch.
- Quan sát trên nhiều tấm ảnh qua nhiều thời kỳ khác nhau, cho nhận xét rằng: Hình dạng các
luồng khói phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Trong điều kiện thời tiết ổn định, gió cấp 1 đến cấp
4, dòng xoáy không khí không lớn, luồng khói có hình thù rõ nét, ổn định. Trong điều kiện thời
tiết không ổn định, gió mạnh, luồng khói sẽ phát tán, lan toả không định hình.
- Thành phần hoá học của các chất ô nhiễm không khí có thể phân tích và theo dõi qua các ảnh
đa phổ chụp trong các dải bức xạ điện từ khác.
- Ô nhiễm nhiệt của không khí được theo dõi thông qua dị thường bức xạ.
- Những đám cháy rừng, đốt rừng, các hoạt động núi lửa đã hun nóng không khí. Nhìn chung
hiện tượng ô nhiễm nhiệt của không khí được quan sát khá rõ trên các ảnh vệ tinh.
Caau28. ứng dụng kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu môi trường nước
- Việc xác định hàm lượng các hợp chất ô nhiễm nước thông qua phương pháp viễn thám được
coi là một trong những có hiệu quả nhất. Đặc biệt, khi đối tượng là các nguồn nước được nghiên
cứu trên diện rộng.

-Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật viễn thám khi nghiên cứu ô nhiễm nước là đánh giá độ sáng của
phổ.
- Độ trong của nước sạch, (nằm trong dải phổ xanh lam-lá cây 0,47 - 0,57 µm) có thể sâu đến 2030 m. Nước càng bị ô nhiễm, chỉ số độ sáng càng tăng. nước ô nhiễm nặng, có hàm lượng
khoảng 200-300g/m3, chỉ số rở rất cao và đạt giá trị cực đại trong phạm vi ở = 0,66 - 0,72 µm.
- Những kết luận về quan hệ giữa hiệu quả quang học và mức độ ô nhiễm trên đây là kết quả
nhiều năm nghiên cứu một số vùng nước bị ô nhiễm các chất lơ lửng, các chất hữu cơ v.v... ở các
lưu vực sông, hồ lớn và của biển (sông Potomac thành phố Houston và Michigan City).
- Từ tư liệu viễn thám có thể phát hiện và theo dõi sự ô nhiễm của biển và đại dương do sự rò rỉ
và chảy loang của dầu mỏ.
- Trên dải phổ sóng ngắn (ở = 0,3 - 0,4 µm), mặt biển ô nhiễm dầu sẽ phản quang mạnh hơn là
mặt biển nước sạch.


- Ô nhiễm nhiệt của nước là hiện tượng nước bị hâm nóng do các chất thải lỏng từ các nguồn
nước làm lạnh thải ra từ các nhà máy, cơ sở công nghiệp. Nhiệt độ của nước tăng lên 2-3 o C gây
nguy hiểm cho các loaì sinh vật sống trong nước.
- Tính dị thường nhiệt của nước có thể lan rộng 1-2 km và có thể quan sát thấy trên ảnh hồng
ngoại trong khoảng ở = 10,5 - 12,5 µm.
Câu 29. ứng dụng kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu môi trường đất
- Những sự biến động của quá trình qui hoạch, di dời, hiện trạng sử dụng đất, thay đổi sơ cấu sử
dụng đất v.v... được thể hiện rất rõ trên các tư liệu ảnh viễn thám.
- Xử lý ảnh viễn thám qua các thời kỳ cho thấy rõ sự biến động của yếu tố môi trường này.
- Vấn đề xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn, phèn hoá là những yếu tố của môi trường đất có thể quan
sát, theo dõi qua các tư liệu viễn thám.
- Hiện tượng xói mòn do gió được quan sát trên cơ sở các đặc tính địa mạo của bề mặt địa hình,
sự hình thành các bão bụi, cồn cát v.v...
Câu 30. ứng dụng kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu môi trường rừng
- Viễn thám được coi là công cụ hữu hiệu để nghiên cứu thực trạngi rừng cả về số lượng và chất
lượng.
- Ví dụ viễn thám phát hiện cháy rừng: Trên ảnh vệ tinh chụp ở Caliphonia, Bắc Australia, Sudan

đã phát hiện suy thoái rừng trên một diện tích rộng lớn. Hiện tượng cháy rừng, cháy các đồng cỏ
lớn liên tiếp được phát hiện từ các tấm ảnh vệ tinh vùng Alaska, Canada, Mỹ, Châu Âu,
Indonesia, CHLB Nga.
- Phân tích hình thái các luồng khói có thể định hướng được vị trí điểm cháy, phạm vi cháy,
hướng phát triển của đám cháy v.v...
- Sử dung kênh nhiệt để xác định cháy rừng.
- Ảnh viễn thám còn sử dụng để tính toán sinh khối rừng.
- Với đặc điểm đa thời gian, viễn thám nghiên sự biến động rừng.
- Với các chỉ số thực vật ảnh viễn thám có quan hệ tương quan với sinh khối rừng. Do vậy viễn
thám nghiên cứu xác định các loại thực vật rừng.


- Nhờ khả năng phản xạ của thực vật ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau. Viễn thám ứng dụng
trong nghiên cứu sinh trưởng rừng.



×