BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
------------------------
NGUYỄN THANH HỢP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã ngành: 60340301
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
------------------------
NGUYỄN THANH HỢP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ VĂN DŨNG
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2017
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HÀ VĂN DŨNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày
23 tháng 04 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
T
T
1P
G
2P
G
3T
S.
4T
S.
5T
S.
Ch
ức
Ủ
v
Th
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã sửa
chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
PGS.TS. Phạm Văn Dược
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 31 tháng 03 năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thanh Hợp
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 19/12/1984
Nơi sinh: Nam Định
Chuyên ngành: Kế Toán
MSHV: 1541850018
I-
Tên đề tài:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
II - Nhiệm vụ và nội dung:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Biên Hòa
Nội dung thực hiện bao gồm:
o Đánh giá tầm quan trọng của KTQT.
o Đánh giá thực trạng việc vận dụng KTQT trong các DNVVN tại Biên Hòa
o Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng đến việc vận
dụng kế toán quản trị trong các DNVVN tại thành phố Biên Hòa
o Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao tính khả thi trong việc
vận dụng KTQT tại các DNVVN này
III - Ngày giao nhiệm vụ: 26/09/2016
IV - Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/03/2017
V - Cán bộ hướng dẫn: TS. Hà Văn Dũng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Họ tên và chữ ký)
Nguyễn Thanh Hợp
ii
LỜI CÁM ƠN
Để thực hiện được bài luận văn này là cả một quá trình học hỏi, tìm hiểu và được sự
giúp đỡ của từ Nhà trường, thầy cô, bạn bè, và đồng nghiệp… Vì vậy, trước tiên, tôi
xin được gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường và tất cả các
Quý Thầy/Cô trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt
những kiến thức quý báu cũng như các tài liệu cần thiết để tôi có đủ điều kiện hoàn
thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cám ơn trân thành và sâu sắc nhất đến người thầy là
TS. Hà Văn Dũng – người trực tiếp hướng dẫn tôi một cách tận tình để hoàn thành
luận văn trong thời gian qua.
Sau cùng, tôi xin được gửi lời cám ơn đến các bạn học, đồng nghiệp, lãnh đạo
trường Cao đẳng Công nghệ & Quản trị Sonadezi và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng
Nai đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa học cũng như bài luận văn đúng thời
hạn.
Chắc chắn rằng, luận văn của tôi không thể tránh được những thiếu sót, hạn chế. Do
đó, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của Quý Thầy Cô và
bạn bè.
Trân trọng cảm ơn!
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Thanh Hợp
3
TÓM TẮT
Trong nền kinh tế thị trường mở, đón nhận đầu tư từ tất cả các nước trên thế giới đã
mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, nhưng cũng đặt ra những
thách thức không hề nhỏ. Điều này đòi hỏi các DN Việt Nam phải chủ động trong
quản lý, chủ động trong việc đưa ra những đối sách, chiến lược kinh doanh. Vậy
nên, các DN phải có một công cụ quản lý thực sự hữu hiệu và một công cụ được rất
nhiều các DN trên thế giới đã sử dụng, đó là hệ thống kế toán quản trị (KTQT). Hệ
thống Kế toán quản trị hữu hiệu bởi tính linh hoạt, kịp thời của thông tin kế toán
phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ, giúp nhà quản lý lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra và
ra quyết định.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) ở Việt Nam chiếm khoảng 98% tổng số DN
đang hoạt động trên cả nước. Và DNNVV đóng vai trò rất quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. DNNVV là nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho
người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói
giảm nghèo… Tại tỉnh Đồng Nai, có hơn 90% DNNVV. Trong khi đó, Đồng Nai là
một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phí Nam, là địa phương đi đầu trong cả
nước về xây dựng và phát triển khu công nghiệp và Biên Hòa là thành phố được
mệnh danh là thành phố công nghiệp của tỉnh.
Tuy nhiên, qua điều tra khảo sát thực tế, bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát tới
150 DNVVN trên địa bàn thành phố Biên Hòa và kết quả thu về 111 phiếu khảo sát
hợp lệ, đủ điều kiện đưa vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy thực trạng
việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại thành phố Biên Hòa chưa được chú
trọng, tỷ lệ các DN vận dụng KTQT còn rất thấp. Ngoài ra, tác giả còn xác định
được bốn yếu tố tác động đến việc vận dụng KTQT theo mức độ từ cao xuống thấp,
gồm: Nhận thức và sự am hiểu KTQT của nhà quản lý DN; Trình độ chuyên môn
của nhân viên kế toán; Chi phí DN cam kết cho tổ chức hệ thống KTQT trong DN;
Mức độ cạnh tranh của thị trường.
4
Từ những kết quả có được, tác giả đã đưa ra kết luận và kiến nghị với cơ quan ban
ngành Chính phủ và địa phương tỉnh Đồng Nai; kiến nghị đối với cơ quan, trung
tâm xúc tiến hỗ trợ DNNVV; kiến nghị đối với bản thân các DNNVV. Để các
DNNVV tại thành phố Biên Hòa nâng cao tính khả thi việc vận dụng KTQT tại DN
mình, giúp các DNNVV hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý để cạnh tranh với
các DN lớn hơn trong xu thế hội nhập quốc tế.
5
ABSTRACT
In the open market economy, welcomed the investment from all countries in the
world has opened up many opportunities for businesses in Vietnam, but also poses
the challenge is not small. This requires Vietnamese enterprises to be proactive in
the management and proactive in making those policies, business strategies.
Therefore, the Vietnamese enterprises must have a management tool and a really
effective tools are a lot of businesses around the world already use, that is
management accounting system. Management accounting system effectively by
flexibility, timeliness of accounting information serves internal governance
requirements, helps managers plan, organize, test and make decisions.
Small and medium enterprises in Vietnam accounted for about 98% of all firms
active in the country. And small and medium enterprises played a very important
role in the national economy. Small and medium enterprises where jobs are mainly
created and incomes for workers, to help mobilize resources for investment in social
development, poverty reduction. In Dong Nai province, more than 90% of the small
and medium enterprises. Meanwhile, Dong Nai province is located in the southern
key economic region, is leading the local in the country about the construction and
development of industrial zones, Bien Hoa, the city is known as the industrial city
of Dong Nai.
However, through the actual survey, by sending a questionnaire survey to the list
150 small and medium enterprises of Bien Hoa city and the result of the vote valid
survey 111, eligible to take on research. Research results showed the use of
management accounting in the small and medium enterprises in the city have not
been focused, the percentage of enterprises to apply management accounting is still
very low. In addition, the author also identified four factors that impact the use of
management accounting under the level of parity, including: awareness and
understanding of the management accounting business management; Qualification
of Accountants; The cost of the business commitment to the Organization of
6
management accounting system in enterprises; The level of competition of the
market.
From the results obtained, the author maked conclusions and recommendations to
government agencies and local government; recommendations for agencies
supporting promotion centers for small and medium enterprises and for the small
and medium enterprises in the city of Bien Hoa to enhance the feasibility of
applying management accounting in your business, helping small and medium
enterprises completed and improving the management capacity to compete with
larger businesses in the international integration trend.
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI
CÁM
ƠN
...........................................................................................................ii TÓM TẮT
................................................................................................................iii
ABSTRACT .............................................................................................................. v
MỤC
LỤC
...............................................................................................................vii
DANH
MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................xii
DANH
MỤC
CÁC
BẢNG
....................................................................................xiii DANH MỤC CÁC HÌNH
..................................................................................... xiv CHƯƠNG 1: TỔNG
QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát: ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:............................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................... 3
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................ 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................... 3
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................
4
1.8 Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 4
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ........................ 6
2.1.
Tổng quan về kế toán quản trị......................................................................... 6
vii
2.1.1 Các khái niệm về kế toán quản trị .................................................................. 6
8
2.1.2 Vai trò, chức năng của KTQT ......................................................................... 7
2.1.3 Nội dung của KTQT ........................................................................................ 9
2.1.3.1 Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành .................................................. 9
2.1.3.2 Lập dự toán ngân sách ............................................................................... 12
2.1.3.3 Đánh giá trách nhiệm quản lý .................................................................... 13
2.1.3.4 Thông tin kế toán cho việc ra quyết định ................................................... 16
2.2. Một số nét về DNVVN .................................................................................... 17
2.2.1 Khái niệm DNVVN ........................................................................................ 17
2.2.2 Đặc điểm của các DNVVN ở Việt Nam......................................................... 18
2.2.3 Những khó khăn và thuận lợi của các DNVVN ............................................ 20
2.3. Một số nghiên cứu trước .................................................................................. 22
2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................................ 22
2.3.1.1 Một số các nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 22
2.3.1.2 Nhận xét...................................................................................................... 25
2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................. 25
2.3.2.1 Một số các nghiên cứu trong nước............................................................. 25
2.3.2.2 Nhận xét...................................................................................................... 29
2.3.3 Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu ......................................... 29
2.3.3.1
Xác định khe hổng nghiên cứu .................................................................. 29
2.3.3.2
Định hướng nghiên cứu của tác giả ......................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................... 32
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 33
3.1 Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................ 33
9
3.2 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 34
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 34
3.1.2 Khung nghiên cứu ......................................................................................... 35
3.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT
trong DNVVN tại Biên Hòa ............................................................................ 38
3.4 Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................. 39
3.4.1 Thiết kế nghiên cứu định tính........................................................................ 39
3.4.2 Kết quả thảo luận chuyên gia ....................................................................... 40
3.4.3 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 41
3.5 Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................... 42
3.5.1 Hệ hống thang đo:......................................................................................... 43
3.5.2 Bảng câu hỏi khảo sát:.................................................................................. 44
3.5.3 Mẫu nghiên cứu: ........................................................................................... 44
3.5.4 Đặc điểm mẫu nghiên cứu: ........................................................................... 45
3.5.5 Độ tin cậy của phiếu khảo sát:...................................................................... 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 48
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 49
4.1
Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 49
4.1.1 Thực trạng việc vận dụng KTQT trong các DNVVN tại thành phố Biên Hòa
....................................................................................................................... 49
4.1.2 Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong
các DNVVN tại Biên Hòa.............................................................................. 52
4.1.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ..... 52
10
Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố “Nhận thức và sự am hiểu KTQT
của nhà quản trị DN” ............................................................................... 52
Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố “Trình độ chuyên môn của nhân
viên kế toán” ............................................................................................. 53
Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố “Chi phí DN cam kết cho tổ chức
hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp”. ...................................... 54
Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố “Mức độ cạnh tranh của thị
trường”. .................................................................................................... 55
Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố “Hỗ trợ về lý luận và văn bản
hướng dẫn của Nhà nước về KTQT”. ....................................................... 57
4.1.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................. 58
4.1.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình – Phân tích hồi quy ........................... 62
4.2
Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 68
4.2.1 Quy mô doanh nghiệp ................................................................................... 68
4.2.2 Nhóm nhân tố Nhận thức và sự am hiểu KTQT của nhà quản lý DN........... 68
4.2.3 Nhóm nhân tố Mức độ cạnh trạnh của thị trường ........................................ 69
4.2.4 Nhóm nhân tố Trình độ chuyên môn của nhân viên kế ................................. 70
4.2.5 Nhóm nhân tố Chi phí DN cam kết cho tổ chức KTQT trong DN ................ 71
4.3
So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước.................................. 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................... 73
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 74
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 74
5.2 Một số kiến nghị .............................................................................................. 76
5.2.1 Kiến nghị đối với c quan ban ngành Chính phủ và địa phư ng ................. 76
5.2.2 Kiến nghị đối với c quan, trung tâm x c tiến hỗ trợ DNVVN..................... 77
11
5.2.3 Kiến nghị đối với bản thân các DNVVN ....................................................... 77
5.2.3.1
Đối với các DN siêu nhỏ ........................................................................... 77
5.2.3.2
Đối với các DN nhỏ và v a....................................................................... 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5....................................................................................... 83
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 85
PHỤ LỤC
xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
CHỮ TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ– NGHĨA TIẾNG VIỆT
CIMA
The Chartered Institute of Management Accoutants
Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc
IMA
Institude of Management Accountants
Hiệp hội KTQT Hoa Kỳ
IFAC
International Federation of Accountant
Hiệp hội kế toán quốc tế
C-V-P
Cost-Volume-Profit
Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận
SMEs
Small Medium Sized Enterprises
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
CP
Chi phí
DN
Doanh nghiệp
DNVN
Doanh nghiệp Việt Nam
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
KT
Kế toán
KTQT
Kế toán quản trị
NN
Nhà nước
NVKT
Nhân viên kế toán
QTDN
Quản trị doanh nghiệp
QL
Quản lý
TP
Thành phố
MQH
Mối quan hệ
13
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 – Tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ........................................................ 17
Bảng 3.1 – Thang Likert 5 mức độ dùng trong nghiên cứu ..................................... 43
Bảng 3.2 – Phân loại lĩnh vực hoạt động của DNVVN của mẫu nghiên cứu .......... 45
Bảng 3.3 – Tổng hợp phiếu khảo sát........................................................................ 46
Bảng 4.1 – Mức độ vận dụng hệ thống kế toán quản trị tại doanh nghiệp .............. 49
Bảng 4.2 – Mức độ vận dụng hệ thống KTQT phân theo loại hình và quy mô DN 50
Bảng 4.3 – Mức độ vận dụng KTQT phân theo quy mô DN .................................. 50
Bảng 4.4 – Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố Nhận thức và sự am
hiểu KTQT của nhà quản trị DN .............................................................................. 52
Bảng 4.5 – Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố Trình độ chuyên môn
của nhân viên kế toán ............................................................................................... 53
Bảng 4.6 – Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố Chi phí DN cam kết
cho tổ chức KTQT trong DN ................................................................................... 54
Bảng 4.7 – Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố Mức độ cạnh trạnh
của thị trường ........................................................................................................... 55
Bảng 4.8 – Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố Hỗ trợ về lý luận và
văn bản hướng dẫn của Nhà nước về KTQT ........................................................... 57
Bảng 4.9 – KMO and Bartlett’s Test ....................................................................... 59
Bảng 4.10 – Kiểu dữ liệu của các biến trong mô hình hồi quy................................ 62
Bảng 4.11 – Omnibus Tests of Model Coefficients ................................................. 64
Bảng 4.12 – Model Summary .................................................................................. 65
a
Bảng 4.13 – Classification Table ............................................................................ 65
Bảng 4.14 – Variables in the Equation .................................................................... 66
14
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 – Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 37
Hình 3.2 – Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu ..................................................... 39
Hình 3.3 – Mô hình nghiên cứu sau thảo luận chuyên gia....................................... 42
Hình 4.1 – Mô hình nghiên cứu xây dựng dựa trên EFA ....................................... 61
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, Việt Nam hội nhập quốc tế sâu hơn với các hiệp định
song phương và đa phương, đây là những hiệp định mở ra cơ hội, song cũng đặt ra
yêu cầu đổi mới thể chế kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của cả nền kinh tế và
từng doanh nghiệp. Trong khi đó, các Doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) lại có trình
độ sản xuất lạc hậu 2 – 3 thế hệ công nghệ so với các nước phát triển, tiềm lực về
vốn cũng rất nhỏ bé, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) chiếm đa số và giữ
một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Điều này yêu cầu các DNVN phải có
cái nhìn mới trong cách thức quản lý, đặc biệt là các DNNVV để có hướng hoạt
động bài bản, chủ động trong hoạch định các chiến lược cho doanh nghiệp. Muốn
chủ động ra quyết định, các doanh nghiệp phải có công cụ thật tốt giúp nhà điều
hành DN nắm bắt được thông tin hoạt động nội bộ một cách nhanh chóng, chính
xác thì mới đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời. Và hệ thống Kế toán quản
trị (KTQT) là một trong các công cụ quản lý hữu hiệu bởi tính linh hoạt, kịp thời
của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ, giúp nhà quản lý lập kế
hoạch, tổ chức, kiểm tra và ra quyết định (Võ Văn Nhị, 2007).
Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều
lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung nhiều loại hình doanh nghiệp, đóng
góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, vào kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm, tạo
công ăn việc làm trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước. Biên Hòa là thành phố công
nghiệp của tỉnh Đồng Nai, có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp, là trung
tâm công nghiệp quan trọng cả nước với nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn và cũng
không ít những DN có quy mô vừa và nhỏ khác nhau đóng trên địa bàn thành phố.
Và là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vì vậy mà lượng DNNVV ở đây đang phải
đối đầu với nhiều thử thách, hoặc thay đổi kịp nhịp phát triển, hoặc bị đào thải. Để
vượt qua thử thách DN phải có những chiến lược cụ thể, phải có công cụ KTQT để
làm được điều đó.
2
Theo IFAC (Liên đoàn kế toán quốc tế) thì vai trò KTQT thể hiện như một
phần không thể tách rời của quy trình quản trị tại DN (trích dẫn bởi Trần Ngọc
Hùng, 2016). Kế toán quản trị được sử dụng để phục vụ cho các chức năng hoạch
định, tổ chức – điều hành, kiểm soát và ra quyết định của các nhà quản lý doanh
nghiệp. Kế toán quản trị có tính đa dạng, linh hoạt gắn liền với quy mô hoạt động
đang diễn ra. Mọi cấp quản lý trong doanh nghiệp đều phải dựa vào thông tin kế
toán quản trị để ra quyết định. Như vậy, kế toán quản trị có một vai trò đặc biệt
quan trọng trong quản lý doanh nghiệp (Võ Văn Nhị, 2007).
Vì những lý do trên, vấn đề nghiên cứu để nhận diện và lượng hóa mức độ tác
động của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại thành phố
Biên Hòa là quan trọng và cần thiết. Đề tài tác giả hướng tới nghiên cứu “Các nhân
tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại thành phố Biên Hòa” để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các
DNNVV tại khu vực thành phố Biên Hòa để đưa ra gợi ý một số giải pháp nhằm
nâng cao tính khả thi trong việc vận dụng KTQT tại các DNNVV này, giúp các DN
hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để sẵn sàng hội nhập quốc tế.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV
tại thành phố Biên Hòa.
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc vận dụng KTQT trong
các DNNVV tại thành phố Biên Hòa.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao tính khả thi trong việc vận dụng KTQT
tại các DNNVV.
3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu đã nêu ở mục 1.2, đề tài tập trung nghiên cứu
để trả lời các câu hỏi sau:
Có những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV
tại thành phố Biên Hòa?
Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc vận dụng KTQT trong các
DNNVV tại thành phố Biên Hòa như thế nào?
Có những giải pháp nào giúp nâng cao tính khả thi trong việc vận dụng
KTQT tại các DNNVV?
1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
KTQT trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Biên Hòa – tỉnh
Đồng Nai.
Khách thể nghiên cứu: Là các DNNVV đóng trên địa bàn thành phố Biên
Hòa – tỉnh Đồng Nai
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Giới hạn về nội dung: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng KTQT tại các DNNVV của thành phố Biên Hòa.
Giới hạn về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Biên
Hòa – tỉnh Đồng Nai.
Giới hạn về thời gian: Thời gian nghiên cứu trong vòng 6 tháng kể từ ngày
26 tháng 9 năm 2016 đến 26 tháng 3 năm 1017.
1.6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu định tính: Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và
phương pháp điều tra bằng internet các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhân
4
viên kế toán để xác định các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các
DNNVV tại thành phố Biên Hòa thông qua bảng câu hỏi.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Từ dữ liệu thu thập được thông qua
bảng câu hỏi khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành xây dựng mô
hình kinh tế lượng phù hợp, kiểm định các giả thuyết liên quan tới các yếu tố tác
động đến việc vận dụng KTQT trong DNNVV tại thành phố Biên Hòa.
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học:
Xây dựng được mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng KTQT trong các DNNVV tại thành phố Biên Hòa, mô hình có giá trị tham
khảo tích cực đối với các nghiên cứu định lượng về sau trong cùng chủ đề.
Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo đối với các cơ quan
hữu quan của nhà nước, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và
người làm công tác kế toán để có cái nhìn bao quát và sự chuẩn bị cần thiết các điều
kiện cần cho việc vận dụng KTQT trong các DNNVV.
1.8 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
5
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu liên quan tới
đề tài tác giả lựa chọn nghiên cứu, bao gồm:
Nêu được tính cấp thiết, tầm quan trọng của việc vận dụng KTQT trong các
DNNVV tại thành phố Biên Hòa – là địa bàn thu hút và tập trung nhiều nhà đầu tư.
Với mong muốn, từ nghiên cứu này tác giả có thể đưa ra các giải pháp giúp công cụ
KTQT được sử dụng một cách rộng rãi trong các DNNVV, cũng như giúp các DN
này sử dụng công cụ KTQT hiệu quả hơn trong xu thế hội nhập toàn cầu.
Từ đó, tác giả tiếp tục đi vào xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.
Xây dựng câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như phương
pháp nghiên cứu của đề tài để thấy được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Kết thúc chương là phần mô tả cấu trúc luận văn.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
2.1.
Tổng quan về kế toán quản trị
2.1.1 Các khái niệm về Kế toán quản trị
KTQT theo định nghĩa của CIMA (Chartered Institute of Management
Accountants) – Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc (CIMA, 2005,
trang 18) như là “…việc áp dụng các nguyên lý kế toán và quản trị tài chính nhằm
tạo ra, bảo vệ, duy trì lâu dài và gia tăng giá trị của cổ đông và các bên có liên quan
trong các DN hoạt động vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, trong khu vực tư nhân hay
khu vực công. KTQT là một phần không thể thiếu trong quản lý, bao gồm việc nhận
diện, tạo ra, trình bày, giải thích và sử dụng các thông tin có liên quan đến: ra quyết
định chiến lược và xây dựng chiến lược doanh nghiệp; kế hoạch logistics; các hoạt
động trong trung và ngắn hạn; xác định cơ cấu vốn và cấu trúc tài trợ vốn; thiết kế
chiến lược thưởng cho giám đốc và cổ đông; ra quyết định hoạt động; kiểm soát
hoạt động và đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đo lường và báo cáo hoạt
động tài chính và phi tài chính cho cấp quản lý và các bên liên quan; bảo vệ tài sản
hữu hình và vô hình; triển khai thực hiện quản lý công ty, quản lý rủi ro và kiểm
soát nội bộ…”
Theo IMA (Institude of Management Accountants) – Hiệp hội KTQT Hoa
Kỳ thì KTQT còn được định nghĩa là “…một nghề nghiệp liên quan đến việc tham
gia vào quá trình ra quyết định quản lý, vạch ra kế hoạch và hệ thống quản lý hiệu
suất, đồng thời cung cấp báo cáo tài chính chuyên nghiệp, hỗ trợ nhà quản lý kiểm
soát trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược của một tổ chức…” (IMA,
2008, trang 2)
Định nghĩa về KTQT của IFAC (International Federation of Accountant) –
Hiệp hội kế toán quốc tế cho rằng “…KTQT hướng về các quá trình xử lý và kỹ
thuật, tập trung vào việc sử dụng một cách có hiệu quả và hiệu suất những nguồn