BÔ GIAO DUC VA ĐAO TAO
TRƯƠNG ĐAI HOC CÔNG NGHÊ TP.HCM
DƯƠNG THỊ TUYẾT LOAN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH LỰA CHỌN DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành : 60340301
TP. Hô Chı Minh 30 thang 3 năm 2017
BÔ GIAO DUC VA ĐAO TAO
TRƯƠNG ĐAI HOC CÔNG NGHÊ TP.HCM
DƯƠNG THỊ TUYẾT LOAN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH LỰA CHỌN DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành : 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM NGỌC TOÀN
TP. Hô Chı Minh 30 thang 3 năm 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hô Chı Minh”
là công trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân.
Những kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công
bố trước đây. Các số liệu trong luận văn nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, được
tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy.
TP. Hô Chı Minh, ngày 30 tháng 03 năm 2017
HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN
Dương Thị Tuyết Loan
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng;
Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Công nghệ
Tp.HCM; tất cả quý Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để
truyền đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn TS. Phạm Ngọc Toàn đã tận tâm hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Nếu không có những lời hướng
dẫn tận tình của thầy thì tôi rất khó hoàn thiện được luận văn này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh
nghiệm trong nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy
Cô để luận văn
của tôi được hoàn thiện hơn nữa.
TP. Hô Chı Minh, ngày 30 tháng 03 năm 2017
Tác giả
Dương Thị Tuyết Loan
3
TÓM TẮT
DNNVV ở nước ta đã và đang phát triển mạnh cả về số lượng và chất
lượng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao nguồn
thu của ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động. Trên cơ
sở tổng hợp các lý luận, kế thừa kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên quan
trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu hình thành nên các thang đo lựa
chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh. Việc nghiên cứu lựa chọn dịch vụ kế toán của các DNNVV là cần thiết để
hỗ trợ công tác quản lý và phát triển loại hình doanh nghiệp này.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 5 nhân tố ảnh hưởng quyết định lựa
chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.HCM thì nhân tố chất
lượng dịch vụ ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.HCM với Beta = 0,337; nhân tố đội ngũ nhân
viên ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0.312; nhân tố lợi ích chuyên môn
ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số Beta = 0.294; nhân tố tiếp theo giá phí ảnh
hưởng thứ tư với hệ số Beta = 0.272; nhân tố Sự giới thiệu ảnh hưởng thứ năm
với hệ số Beta = 0,171.
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tác động
đến các nhân tố ảnh hưởng việc lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như kiến nghị về phía các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ kế toán, kiến nghịvới các cơ sở đào tạo kế toán viên, với hội
nghề nghiệp, với Bộ Tài Chính. Kết thúc chương này, tác giả đã trình bày những
hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.
4
ABSTRACT
SMEs in our country have been developing in both quantity and quality,
contributing significantly to the socio-economic development, raising state
budget revenues and creating jobs for employees. The basis of synthesizing the
theories, inheriting the results from the previous studies directly and indirectly
related to the topic, the author initially formed the scale of accounting services
selection of enterprises Small and medium in the city. Ho Chi Minh. The
selection of accounting services by SMEs is necessary to support the
management and development of this type of enterprise.
The research results show that, among the five factors influencing the
choice of accounting services of small and medium enterprises in Ho Chi Minh
City, the service quality factor strongly influences the choice of services.
Accounting for small and medium enterprises in HCMC with Beta = 0.337; The
second most influential staff factor with Beta = 0.312; The third most profound
professional impact factor is the Beta factor of 0.294; The next factor influencing
the fourth charge is the beta factor of 0.272; Factor The fifth-generation effect
with Beta = 0.171.
From the above results, the author has proposed some solutions that
affect the factors influencing the selection of accounting services of small and
medium enterprises in the city. Ho Chi Minh City as the recommendations on the
business of providing accounting services, recommendations to the accounting
training institutions, with professional associations, with the Ministry of Finance.
At the end of this chapter, the author presents the following research limitations
and directions for the topic.
.
5
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
ABSTRACT .......................................................................................................... iv
MỤC LỤC.............................................................................................................. v
DANH MUC TƯ VIÊT TĂT................................................................................ ix
DANH MUC CÁC BANG BIÊU .......................................................................... x
DANH MUC CÁC HINH VE............................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.
Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1
2.
Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2
3.
Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 2
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2
5.
Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 2
6.
Ý nghĩa của đề tài........................................................................................ 3
7.
Kết cấu của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 4
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................... 5
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ...................................................................... 5
1.2. Các nghiên cứu trong nước....................................................................... 7
1.3. Các nhận xét ........................................................................................... 12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................... 13
CHƯƠNG 2.
14
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............
2.1. Tổng quan dịch vụ kế toán ..................................................................... 14
2.1.1. Khái niệm, đặc tính của dịch vụ ...................................................... 14
2.1.2. Dịch vụ kế toán ................................................................................ 15
2.1.2.1. Các khái niệm liên quan đến dịch vụ kế toán ........................... 15
2.1.2.2. Nhiệm vụ kế toán ...................................................................... 16
2.1.2.3. Yêu cầu kế toán ......................................................................... 16
2.1.2.4. Các sản phẩm của dịch vụ kế toán ............................................ 16
2.1.2.5. Điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán ........................................ 17
2.2. Lý thuyết nền .......................................................................................... 18
2.2.1. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng .............................................. 18
2.2.2. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) . 19
6
2.2.3. Thuyết hành vi dự định (TPB) ......................................................... 20
2.2.4. Mô hình mua dịch vụ do Philip Kotler (1997) ................................ 22
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán.......... 23
2.3.1. Đội ngũ nhân viên ............................................................................ 23
2.3.2. Sự giới thiệu ..................................................................................... 24
2.3.3. Lợi ích chuyên môn ......................................................................... 24
2.3.4. Chất lượng dịch vụ kế toán .............................................................. 25
2.3.5. Giá phí.............................................................................................. 27
2.4. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh đến
quyết quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán....................................................... 28
2.5. Mô hình nghiên cứu................................................................................ 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................... 31
CHƯƠNG 3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 32
3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 32
3.2. Nghiên cứu định tính. ............................................................................. 33
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính. ......................................................... 33
3.2.2. Kết quả thảo luận nhóm. .................................................................. 33
3.3. Nghiên cứu định lượng. .......................................................................... 36
3.3.1. Mẫu nghiên cứu: .............................................................................. 36
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi. ...................................................................... 36
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu. ....................................................... 37
3.3.3.1. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Crobach’s Alpha. ..................... 37
3.3.3.2. Phân tích nhân tố EFA. ............................................................. 37
3.3.3.3. Phân tích hồi quy....................................................................... 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................... 39
CHƯƠNG 4.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................................... 40
4.1. Kết quả thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ..................................... 40
4.2. Thống kê mô tả chung về các biến độc lập và biến phụ thuộc quyết định
lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí
Minh. ................................................................................................................ 41
4.3. Phân tích và đánh giá độ tin cậy của thang đo: ...................................... 43
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha: ........... 43
4.3.1.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến
“Đội ngũ nhân viên” ................................................................................. 44
vii
4.3.1.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến
“Sự giới thiệu” .......................................................................................... 44
4.3.1.3. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến
“Lợi ích chuyên môn” ............................................................................... 45
4.3.1.4. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến
“Chất lượng dịch vụ kế toán”.................................................................... 45
4.3.1.5. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến
“Giá phí” ................................................................................................... 46
4.3.1.6. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến
“Quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
TP.HCM” .................................................................................................. 47
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................... 48
4.3.2.1. Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập ............................... 48
4.3.2.2. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “Quyết định lựa
chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.HCM” ......... 51
4.4. Phân tích hồi quy .................................................................................... 52
4.4.1. Phương trình hồi quy tuyến tính ...................................................... 52
4.5. Kiểm định các giả thiết cần thiết trong mô hình phân tích hồi quy ....... 55
4.5.1. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy. ................. 55
4.5.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến............................................... 56
4.5.3. Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư.................................... 56
4.5.4. Kiểm định về tính độc lập của phần dư ........................................... 56
4.6. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ............................................ 57
4.6.1. Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ..... 57
4.6.2. Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn......................... 58
4.7. Bàn luận .................................................................................................. 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..................................................................................... 62
CHƯƠNG 5.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 63
5.1. Kết luận................................................................................................... 63
5.2. Kiến nghị về phía các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán.............. 64
5.2.1. Chất lượng dịch vụ kế toán .............................................................. 64
5.2.2. Đội ngũ nhân viên ............................................................................ 65
5.2.3. Lợi ích chuyên môn ......................................................................... 66
5.2.4. Giá phí.............................................................................................. 67
5.2.5. Sự giới thiệu ..................................................................................... 68
5.3. Một số kiến nghị bổ trợ .......................................................................... 68
8
5.3.1. Đối với các cơ sở đào tạo kế toán viên ............................................ 68
5.3.2. Đối với hội nghề nghiệp .................................................................. 69
5.3.3. Đối với Bộ Tài Chính ...................................................................... 69
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5..................................................................................... 71
KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 73
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 75
9
DANH MUC TƯ VIÊT TĂT
DN
Doanh nghiêp
DNNVV
Doanh nghiêp nho và vừa
TP HCM
Thanh phô Hô Chı Minh
BTC
Bô tai chınh
DV
Dịch vụ
KH
Khách hàng
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
10
DANH MUC CÁC BANG BIÊU
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu..................................................................... 10
Bảng 3.1: Thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành
phố Hồ Chí Minh ................................................................................................. 33
Bảng 4.1: Thống kê theo giới tính của đối tượng được khảo sát ......................... 40
Bảng 4.2: Thống kê theo độ tuổi của đối tượng được khảo sát ........................... 40
Bảng 4.3: Thống kê theo trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát ............ 41
Bảng 4.4: Thống kê theo chức vụ của đối tượng được khảo sát .......................... 41
Bảng 4.5a Kêt qua thông kê mô ta các biến độc lập ............................................ 42
Bảng 4.5b Kêt qua thông kê mô ta biến phụ thuộc quyết định lựa chọn dịch vụ kế
toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh ......................... 42
Bảng 4.6. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Đội ngũ nhân viên” ....................... 44
Bảng 4.7. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Sự giới thiệu” ................................ 44
Bảng 4.8. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Lợi ích chuyên môn” .................... 45
Bảng 4.9. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chất lượng dịch vụ kế toán” ......... 46
Bảng 4.10. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Giá phí”....................................... 46
Bảng 4.11. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Quyết định lựa chọn dịch vụ kế
toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.HCM” ............................................... 47
Bảng 4.12: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần............................ 49
Bảng 4.13: Bảng phương sai trích........................................................................ 49
Bảng 4.14. Ma trận xoay ...................................................................................... 50
Bảng 4.15: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần............................ 52
Bảng 4.16: Phương sai trích ................................................................................. 52
Bảng 4.17: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình ..................................................... 53
Bảng 4.18: Bảng phân tích ANOVA ................................................................... 54
Bảng 4.19: Bảng kết quả hồi quy ......................................................................... 54
Bảng 4.20: Kết quả chạy Durbin-Watson ............................................................ 57
11
DANH MUC CÁC HINH VE
Hình 2.1: Mô hình TRA ....................................................................................... 20
Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi dự định TPB .............................................. 21
Hình 2.3: Quy trình mua dịch vụ của Philip Kotler (1997) ................................. 22
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 30
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 32
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ............... 57
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa........................................ 59
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa .................................... 60
1
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, kế toán Việt Nam không ngừng được đổi mới, góp
phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính thông qua công cụ hữu
hiệu này. Nền kinh tế nước ta đã và đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, kế toán càng
trở nên quan trọng trong việc cung cấp thông tin về kinh tế tài chính phục vụ cho công
tác điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên hầu hết những người mới bắt đầu sự nghiệp, mới thành lập công ty đều
thất bại nhanh chóng vì họ không nắm bắt được tầm quan trọng của kế toán, thuế và
pháp luật. Chi phí chi trả cho một kế toán trưởng là cao so với doanh nghiệp mới khởi
nghiệp. Họ không thể chi trả, hoặc có thể họ không tin tưởng vào một kế toán khi mới
bắt đầu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể bị phạt với số tiền lớn, gấp nhiều lần
nếu làm sai lệch sổ sách, chứng từ liên quan đến kế toán. Từ đó các doanh nghiệp
thường tìm đến công ty dịch vụ kế toán như là một nhu cầu thiết yếu đối với các doanh
nghiệp này. Theo thông lệ của các nước phát triển, các DN nói chung, trong đó các
DNNVV có thể sử dụng dịch vụ kế toán trong tổ chức công tác kế toán mà không phải
tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán, đây cũng là xu hướng phổ biến ở tất cả
các nước phát triển mà các DNNVV đang triển khai thực hiện.
DNNVV ở nước ta đã và đang phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp
phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao nguồn thu của ngân sách
nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt tại TP. Hồ Chí Minh –
Trung tâm kinh tế của cả nước tập trung số lượng lớn nhất các DNNVV mà trong điều
kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, vấn đề tổ chức công tác kế toán là nhiệm vụ
trọng yếu của các doanh nghiệp nhằm tuân thủ pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh,
đảm bảo phát triển bền vững.
Trong nghiên cứu này, mục tiêu của tác giả là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán cũng như đánh giá thực trạng hiện nay về lựa
chọn dịch vụ kế toán xác định những chỉ tiêu nào đo lường khi quyết định lựa chọn dịch
vụ kế toán của các DNNVV tại TP. HCM. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất định hướng
một số kiến nghị giúp DNNVV có quyết định đúng đắn nhất. Nghiên cứu này sẽ trả lời
các câu hỏi: “Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ kế toán của các
DNNVV tại Thành phố Hồ Chí Minh?” và “Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến
việc lựa chọn dịch vụ kế toán của các DNNVV tại Thành phố Hồ Chí Minh?”.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên thì việc quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán như
đã nêu trên là vô cùng bức bách và quan trọng cho mọi tổ chức nên tác giả đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán
của các DNNVV tại thành phố Hồ Chí Minh”làm mục tiêu nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch
vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến đến quyết định lựa chọn
dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quyết định lựa chọn dịch vụ kế
toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh thế nào?
- Các giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả của quyết định lựa chọn dịch vụ kế
toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế
toán.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Đề tài nghiên tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian khảo sát được tiến hành từ tháng 09/2016 đến tháng 03/2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hỗn hợp kết hợp giữa phương pháp định tính với định lượng.
- Để giải quyết nội dung: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tác giả sử dụng phương pháp so sánh,
tiếp cận hệ thống các lý thuyết nền về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp. Từ đó, áp dụng phương pháp tư duy, tổng hợp để
chọn ra một quan điểm phù hợp các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế
toán của các doanh nghiệp.
- Để giải quyết nội dung: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ
kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh, luận văn sử dụng
phương pháp nghiên cứu suy diễn – định tính. Do hiện nay các nghiên cứu trực tiếp về
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh chưa có nên luận văn phải thừa kế những kết
quả của các nghiên cứu khác trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài đồng thời suy
diễn thêm một số nhân tố sao cho phù hợp với đặc điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thành phố Hồ Chí Minh để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao quyết
định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh.
- Để giải quyết nội dung: Thực trạng về mức độ tác động của các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành
phố Hồ Chí Minh. Luận văn sử dụng phương pháp định lượng thu thập dữ liệu thông
qua điều tra chọn mẫu, sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả, phân tích hệ số tương quan
và phân tích phương sai (ANOVA), sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA)
để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất và thứ hai. Luận văn sử dụng phương pháp chọn
mẫu khảo sát thuận tiện và lấy ý kiến chuyên gia để thực hiện khảo sát.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt lý thuyết: Hệ thống hóa các nghiên cứu liên quan đến Các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Về mặt thực hành: thông qua kết quả xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thành phố Hồ Chí Minh, từ đó nâng cao hiệu quả quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Luận văn bao gồm 5 chương:
-
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
-
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
-
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
-
Chương 4: Kết quả và bàn luận
-
Chương 5: Kiến nghị và kết luận
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày các nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được thực hiện
trên Thế giới và Việt Nam từ đó đưa ra những nhận xét và hướng nghiên cứu tiếp theo
của đề tài
1.1.
Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Scott and Walt (1995)
Scott anh Walt trong nghiên cứu của mình “Choice criteria in the selection of
mternational accounting firms” được thực hiện tại New Zealand v ớ i mục tiêu khám
phá các tiêu chí đo lường chất lượng dịch vụ của Parasuraman et al, Robert et al, Scott
and Shieff, Gronroos and Gillet... có liên quan đến khuynh hướng lựa chọn các công ty
kế toán quốc tế. Nghiên cứu đã xác định 5 nhân tố có ảnh hưởng: danh mục sản phẩm
lợi thế cạnh tranh, thương hiệu, sự giới thiệu từ bên ngoài dịch vụ cá nhân.
Nghiên cứu của Hunt et al (1999)
Hunt và cộng sự ( 1999) đã thực hiện một nghiên cứu để xác định các tiêu chí lựa
chọn và duy trì dịch vụ kế toán của hai nhóm khách hàng các chuyên gia và chủ doanh
nghiệp nhỏ dựa trên cuộc khảo sát mẫu 500 doanh nghiệp, có 81 câu trả lời được sử
dụng để phân tích. Theo nghiên cứu này có 13 tiêu chí ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà
cung cấp của hai nhóm khách hàng này: có mối quan hệ cá nhân với nhà cung cấp dich
vụ; nhận thức được chuyên môn của nhà cung cấp; giá phí đề xuất; kiến thức của nhà
cung cấp về ngành nghề của khách hàng; trình bày bằng văn bản của nhà cung cấp; quy
mô của nhà cung cấp; sự giới thiệu từ các khách hàng của nhà cung cấp quen biết từ
trước với nhà cung cấp; VỊ trí; cung cấp các dich vụ quốc tế; trình bày bằng miệng của
nhà cung cấp; Đa dạng loại hình dịch vụ cung cấp.
Mô hình của ShiíTman and Kanub (2000) nghiên cứu về thái độ của người tiêu
dùng, nghiên cứu chỉ ra thái độ bao gồm 3 thành phần cơ bản: Nhận biết, cảm xúc và xu
hướng hành vi. Thành phần nhận biết là biểu hiện kiến thức của người tiêu dùng về sản
phẩm nào đó, sự nhận biết thể hiên sự tin tưởng của khách hàng về dịch vụ. Cảm xúc ở
dạng đánh giá dịch vụ tốt hay xấu, thân thiện hay ác cảm. Cuối cùng, thành phần xu
hướng nói lên xu hướng người tiêu dùng sẽ thực hiện hành động của mình.
Nghiên cứu Carl L. Saxby va cộng sự (2004)
Năm 2004, Carl L. Saxby và cộng sự tại Malaysia đã tiến hành nghiên cứu với tiêu
đề “Service Quality In Accounting Firms : The ralationship Of Service quality To
Client Satisfaction Anh Firm/Client Conflict” Tạm dịch là “ chất lượng dịch vụ tại
doanh nghiệp kế toán : Mối quan hệ giữa chất ượng dịch vụ đến sự hài lòng khách
hàng và xung đột giữa doanh nghiệp/khách hàng”.
Nghiên cứu này cũng tiến hành khám phá các nhân tố tác động đến chất lượng
DVKT cũng như đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến sự hài lòng của
khách hàng. Carl L. Saxby và cộng sự dùng mô hình năm nhân tố SERVQUAL để
khám phá ra các nhân tố tác động đến chất lượng DVKT bằng phương pháp nghiên
cứu định tính thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia. Để đo
lường mối liên hệ giữa chất lượng DVKT đến sự hài lòng của khách hàng bằng
phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát với thang đo dựa
trện mô hình SERVQUAL.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ (sự tin cậy, năng lực phục vụ) có
mối quan hệ tích cực với sự hài lòng của khách hàng và tiêu cực với xung đột giữa
doanh nghiệp/khách hàng. Theo kết luận này, công ty DVKT có thể nâng cao sự hài
lòng khách hàng bằng cách tập trung vào tiêu chí bằng cấp “ chứng chỉ kế toán công
chứng” với nhân tố sự tin cậy và năng lực phục vụ. Công ty dịch vụ phải độc lập.
Việc cung cấp một câu trả lời chính xác là một nhân tố quan trọng hơn là việc cung
cấp dịch vụ đúng thời điểm.. Công ty DVKT có thể giảm đi sự xung đột giữa doanh
nghiệp/khách hàng bằng cách tập trung vào khía cạnh khả năng đáp ứng và năng lực
phục vụ. Kiến thức chuyên môn là một trong những thành phần quan trọng của nhân
tố năng lực phục vu đối với cả sự hài lòng khách hàng và xung đột giữa doanh
nghiệp/khách hàng.
Nghiên cứu Aga và Safakli (2007)
Năm 2007, hai tác giả Mehment và Akan Veli Safakli trong một nghiên cứu với tiêu
đề “ An Empricial Investigation of Service Quality anh Customer Satisfaction in
Professional Accounting Firms : Evidence from North Cyprus”, tạm dịch là :
Nghiên cứu thực nghiệm : điều tra về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách
hàng tại các công ty DVKT chuyên nghiệp – bằng chứng tại Cyprus” với mục tiêu
kiểm định tính năng của công cụ SERVQUAL – một công cụ được sử dụng thường
xuyên trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực tiêu dùng.
Nghiên cứu Groff, Stumberger anh Slapnicar (2012)
Tiếp tục kế thừa nghiên cứu trước liên quan đến công cụ SERVQUAL đo lường
chất lượng dịch vụ, Maja Zaman Groff, Neza Stumberger, Sergeja Slapnicar trong
nghiên cứu “ The influence of professional qualification on customer’s perceived
of accounting services anh ratention decision” tạm dịch là “ Sự tác động của trình
độ chuyên môn đến nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ kế toán và
quyết định tiếp tục sử dụng dịch vụ của khách hàng”. Nghiên cứu này nhận thấy
tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế Châu Âu cũng
như tầm quan trọng của chất lượng BCTC.
1.2.
Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Mai Thị Hoàng Minh
(2010)
Tác giả Mai Thị Hoàng Minh đã nghiên cứu đề tài “ Kế toán và dịch vụ kế toán
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ”, đề tài đánh giá tác động của các
cam kết quốc tế về dich vụ kế toán khi Việt Nam hội nhập kinh tế để từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán và dịch vụ kế toán tiếp với các
tiêu chuẩn quốc tế từng bước thực hiện các cam kết hội nhập theo các điều ước quốc tế
mà Việt Nam đã ký kết. Hiện nay thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán thống nhất đã
hình thành trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Điều đó là một cơ hội, một yêu cầu
phát triển. Tuy nhiện thực trạng dịch vụ kế toán Việt Nam vẫn có những hạn chế: phần
lớn các doanh nghiệp nghiệp kế toán còn nhỏ, mới thành lập, cơ sở vật chất nghèo nàn,
kinh nghiệm quản trị còn ít; dịch vụ kế toán có quá nhiều lực lượng cạnh tranh không
lành mạnh; quản lý về đạo đức của người hành nghề đang bị bỏ lở trong công tác quản
lý nhà nước; bất cập về trình độ,... Từ đó tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán và tăng cường công tác
quản lý hành nghề, xây dựng hồ sơ quản lý trong các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, xây
dựng đội ngũ nhân viên trong các doang nghiệp dịch vụ kế toán.
Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Việt (2013)
Trong nghiên cứu với tựa đề “Nhân tố môi trường và tiêu chí đánh giá ảnh hưởng
đến thị trường dịch vụ kế toán” của tác giả Nguyễn Vũ Việt, tác giả xác định các yếu tố
thuộc về môi trường và các tiêu chí đánh giá các yếu tố này ảnh hưởng đến thị trường
dịch vụ kế toán bao gồm: kinh tế, pháp lý và văn hóa xã hội. Các quy định khung pháp
lý về quản lý kinh tế tài chính và về lĩnh vực kế toán gắn liền v ớ i sự tồn tại và phát
triển
của thị trường dịch vụ kế toán. Các tiêu chíđo lường và đánh giá trình độ phát triển của
nền kinh tế thị trường là cơ sở để đánh giá yếu tô môi trường kinh tế ảnh hưởng tới sự
phát triển của dịch vụ kế toán. Những khía cạnh của văn hóa xã hội trực tiếp ảnh hưởng
đến thị trường dịch vụ kế toán gồm: quan điểm của xã hội về ý nghĩa của thông tin tài
chính và tính minh bạch của thông tin, thói quen và phương thức truyền thống ảnh
hưởng sâu sắc đến mức độ chấp nhận dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Dương Thị Hương Liên
(2013)
Dựa trên “Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” do Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18 tháng 03 năm 2013 tác giả Dương Thị Hương Liên
đã nghiên cứu chiến lược “Xây dựng thị trường dich vụ kế toán, kiểm toán hoàn chỉnh
và đồng bộ”. Mục tiêu của chiến lược này bao gồm:
Thứ nhất là phải tạo lập được một môi trường pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, hoàn
chỉnh và đồng bộ để thúc đẩy hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toán phát triển, đồng
thời quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề, nâng
cao vai trò và năng lực quản lý của nhà nước;
Thứ hai là tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp dich vụ kế toán và chất
lượng nguồn nhân lực.
Nghiên cứu này được xem là bản chiến lược đầu tiên trong lịch sử phát triển
ngành nghề kế toán, kiểm toán ở Việt Nam nhằm góp phần hoàn thiện thị trường dich
vụ kế toán, kiểm toán.
Nghiên cứu của Đỗ Thị Sâm,
2013
Tác giả đã nghiên cứu đề tài “ Các yếu tố quyết định lựa chọn khai thuế qua
mạng: nghiên cứu tinh huống tại chi cục thuế Quận 7” dựa trên mô hình kết hợp của
thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) và thuyết hành vi dự đinh (TPB) và mô hình rào cản
chuyển đổi trong lĩnh vực công nghệ thông tin để đề xuất mô hình nghiên cứu gồm các
nhân tố tác động: Nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, chuẩn chủ quan,
nhận thức kiểm soát hành vi, niềm tin và nhận thức về rào cản chuyển đổi.
Trần Huỳnh Anh Thư (2013) “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định
sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại Thương Việt Nam”.
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện gồm 300 khách
hàng là những người chưa từng sử dụng hoặc đã sử dụng qua internet banking của các
ngân hàng thương mại. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: Lòng tin về chất lượng
công nghệ, sự hữu ích và sự dễ sử dụng ảnh hướng đáng kể đến quyết định sử dụng
internet banking của khách hàngcá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
Thương Việt Nam.
Nghiên cứu của Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Phạm Tấn Nhật (2013):
“Phân
tích các nhân tố tác động tới quyết định chọn kênh siêu thịkhi mua thực phẩm tươi sống
của người tiêu dùng TP. HồChí Minh”Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích
tìm hiểu mối quan hệgiữa các nhân tốvới quyết định chọn kênh siêu thị của người tiêu
dùng TP.Hồ Chí Minh khi mua thực phẩm tươi sống. Bài nghiên cứu này của tác giảđã
được thực hiện phân tích trên 120 mẫu. Mô hình mà nhóm nghiên cứu đưa ra trong
nghiên cứu này thì không áp dụng nguyên mẫu bất kỳmô hình nghiên cứu nào mà đã
hiệu chỉnh các thành phần trong mô hình sao cho phù hợp nhất
Nhóm nghiêncứu đã đề xuất một mô hình nghiên cứu bao gồm các nhân tố tác
động bao gồm: (1) sản phẩm, (2) giá cả, (3) địa điểm, (4) lợi ích chuyên môn. Tuy
nhiên, sau khi tiến hành phân tích nhân tố thì kết quả thu được là có năm nhân tố được
rút trích từ mười tám biến quan sát; nhân tốmới xuất hiện đó là hình thức bao bì.
Kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy bốn nhân tố“sản phẩm”,“hình thức bao bì”,“giá
cả” và “địa điểm” có ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng có chọn kênh siêu thị khi mua
thực phẩm tươi sống. Còn nhân tố“lợi ích chuyên môn” hầu như không có tác động đối
với quyết định này. Cụ thể là:
-“Sản phẩm” có tác động cùng chiều đối với quyết định lựa chọn kênh siêu thị
khi mua thực phẩm tươi sống: nếu siêu thị đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng tốt, sự
đa dạng của sản phẩm và đáng tin cậy thì người tiêu dùng sẽ càng ưu tiên chọn kênh
siêu thịhơn.
-“Hình thức bao bì” cũng có tác động cùng chiều đối với quyết định lựa chọn siêu
thịkhi mua thực phẩm tươi sống: sản phẩm có bao bì bắt mắt và đóng gói cẩn thận là lợi
thếcủa siêu thị trong việc lôi kéo khách hàng.
-“Địa điểm” cũng là một nhân tố tác động cùng chiều: siêu thị càng gần nhà hay
nằm trên các tuyến đường giao thông thuận tiện sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc lựa chọn
kênh siêu thị của người tiêu dùng.
-“Giá cả” cũng chính là nhân tốtác động cùng chiều: giá cảdễdàng so sánh cũng
như được thể hiện rõ ràng sẽ ưu tiên trong việc lựa chọn kênh siêu thị hơn.
Nguyễn Thị Hải Thư (2015) “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp
nhận
dịch vụ internet banking tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam”. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 630 khách hàng với sốlượng bảng câu hỏi đạt yêu
cầu là
540 bảng. Kết quả nghiên cứu đã xác định 5 yếu tố như: Cảm nhận về việc dễ dàng sử
dụng dịch vụ, cảm nhận về hữu ích của dịch vụ, cảm nhận về rủi ro trong giao dịch, ảnh
hưởng xã hội, hình ảnh của ngân hàng có ảnh hưởng đến sự chấp nhận dịch vụ internet
banking. Nghiên cứu khảo sát cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhưng không tách
bạch rõ ràng và phụ thuộc sự đánh giá chủ quan của người chịu trách nhiệm thực hiện
giao dịch internet banking của doanh nghiệp.
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu
Tác giả
nghiên cứu
Mục tiêu nghiên
cứu
Scott and
Hành vi của
Walt (1995)
người tiêu dùng
Dữ liệu nghiên
cứu
PP nghiên cứu
Định tính
Kết quả nghiên cứu
Xác định 5 nhân tố có ảnh
hưởng: danh mục sản phẩm lợi
thế cạnh tranh, thương hiệu, sự
giới thiệu từ bên ngoài dịch vụ
cá nhân.
Hunt et al
Xác định các tiêu
Định lượng.
Xác định được 13 tiêu chí ảnh
(1999)
chí lựa chọn và
Khảo sát mẫu 500
hưởng
duy trì dịch vụ kế
doanh nghiệp, có
toán
81 câu trả lời được
sử dụng để phân
tích.
Carl L.Saxby
Chất lượng dịch
Định tính & Định
Nghiên cứu cho thấy chất
và cộng sự
vụ tại các doanh
lượng
lượng dịch vụ có mối quan hệ
(2004)
nghiệp kế toán
tích cực với sự hài lòng của
khách hàng và tiêu cực với
xung đột giữa doanh nghiệp
khách hàng.