Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

PHẠM THỊ ÁNH HỒNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN
DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC
CÔNG TY DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN
TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán Mã
số ngành: 60340301

TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

PHẠM THỊ ÁNH HỒNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN
DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC
CÔNG TY DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN
TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán Mã
số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG



TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
kế toán quản trị trong công ty dịch vụ công ích trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” là
công trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân. Những
kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước
đây. Các số liệu trong luận văn nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ
những nguồn thông tin đáng tin cậy.

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 30 tháng 03 năm 2017
HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Phạm Thị Ánh Hồng


2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng;
Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Công nghệ
Tp.HCM; tất cả quý Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền
đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Quyết Thắng đã tận tâm hướng dẫn tôi trong

suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Nếu không có những lời hướng dẫn tận tình
của thầy thì tôi rất khó hoàn thiện được luận văn này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong
nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn của
tôi được hoàn thiện hơn nữa.
TP. Hồ Chí Minh,Ngày 30 tháng 03 năm 2017
Tác giả

Phạm Thị Ánh Hồng


3

TÓM TẮT
Thông tin kế toán quản trị có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động
doanh nghiệp. Nhà quản trị ở các cấp khác nhau sẽ có những nhu cầu thông tin khác
nhau. Tuy nhiên, bản thân kế toán tài chính không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu
thông tin của doanh nghiệp (DN).Vì vậy, DN phải vận dụng kế toán quản trị
(KTQT) trong hoạt động của mình. Kế toán quản trị được coi là cần thiết và phù
hợp, tuy nhiên trong khu vực công hay các công ty dịch vụ công ích không coi
trọng.
Đề tài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản
trị tại các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” từ đó
đánh giá sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT nhằm
đưa ra các giải pháp vận dụng KTQT tại các công ty dịch vụ công ích.
Nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích?” và “Đo lường mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty

dịch vụ công ích?”.
Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên
quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu hình thành nên các thang đo
lựa chọn các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các công ty dịch vụ công ích
Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) gồm 05 nhân tố: Quy mô công ty (QMCT),
Chất lượng nguồn nhân lực (CLNNL), Chính sách nhà nước (CSNN), Nhận thức về
KTQT nhà điều hành (NTNDH), Đặc điểm công ty(DDCTCI). Trong 5 nhân tố này
thì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến vận dụng kế toán quản trị tại các công ty
dịch vụ công ích là QMCT (β= 0,460), tiếp đến là nhân tố CSNN (β=0,352),
CLNNL (β=0,342), DDCTCI (β=0,342), và cuối cùng là NTNDH (β = 0,148).
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tác động trực tiếp
đến các nhân tố nhằm có các giải pháp vận dụng kế toán quản trị tại các công ty dịch
vụ công ích. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ thực hiện ở một nhóm mẫu, chưa đại
diện hết cho tất cả các các doanh nghiệp tại Việt Nam, ngoài ra còn nhiều hạn chế về
thời gian, số lượng mẫu nhỏ nên hạn chế tính tổng quát cao của đề tài.


4

ABSTRACT
Management accounting information has a very important role in business
operations. Administrators at different levels will have different information needs.
However, financial accounting itself can not fully meet the information needs of the
enterprise so businesses must apply management accounting in its activities.
Management accounting is considered to be necessary and appropriate for
large-scale enterprises. But in the public sector or the public service companies do
not attach importance to management accounting.
Research project on "The factors affecting the application of management
accounting in the public service company in the area of Ho Chi Minh City" from
which to measure the impact of factors affecting to the application of management

accounting to provide solutions for management accounting applied in the public
service company.
This study will answer the question: "The factors that affect the application
of management accounting in the public service company?" And "Measure the
impact of factors affecting the management accounting applied in the public service
company? ".
Synthesis of reasoning, inheritance results from previous studies related
directly and indirectly to the subject, the author initially formed the scale selection
factors affecting accounting applied Managing in the public service company TP.
HCM consists of 05 factors: company size (QMCT), quality of human resources
(CLNNL), policy of government (CSNN), Perceptions of international economic
operators (NTNDH), Corporate Identity (DDCTCI). 5 factors, the factors that most
strongly influence to apply to management accounting in the company's utility
services QMCT (β = 0.460), followed by policy of government (β = 0.352),
CLNNL (β = 0.342), DDCTCI (β = 0.342), and finally NTNDH (β = 0.148)
From the study results, the authors have proposed a number of measures
have a direct impact on the people in order to have the solution applying
management accounting in the public service company. However, this study is only
done in a sample group, not representative of all for all businesses in Vietnam, in
addition to many restrictions on time, number of small samples should limit high
generality topic.


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv

MỤC LỤC.................................................................................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI........................................................................ 1
1.1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................. 2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
1.5.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu ....................................................................... 3
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 3
1.5.2.1. Nghiên cứu định tính............................................................................. 3
1.5.2.2. Nghiên cứu định lượng ......................................................................... 3
1.6 Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 4
1.7 Kết cấu luận văn................................................................................................. 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................
5
2.1 Khái quát về công ty dịch vụ công ích ................................................................. 5
2.1.1 Khái niệm công ty dịch vụ công ích ............................................................. 5
2.1.2 Vị trí, vai trò, bản chất của công ty công ích ................................................ 5
2.1.3 Các loại dịch vụ công ích .............................................................................. 7
2.2 Khái quát về kế toán quản trị ............................................................................. 8


6


2.2.1 Định nghĩa kế toán quản trị ........................................................................... 8
2.2.2 Vị trí của kế toán quản trị trong tổ chức ....................................................... 8
2.2.3 Mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính ................................ 9
2.2.4 Nhiệm vụ của kế toán quản trị .................................................................... 10
2.2.5 Nội dung của kế toán quản trị ..................................................................... 11
2.2.5.1 Chi phí và các công cụ kỹ thuật KTQT ............................................... 11
2.2.5.2. Các kỹ thuật ra quyết định .................................................................. 13
2.2.5.3 Dự toán và kiểm soát............................................................................ 14
2.2.5.4 Đo lường hiệu quả hoạt động và kiểm soát.......................................... 16
2.2.6 Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức hệ thống KTQT trong doanh nghiệp ...... 17
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ
công ích
............................................................................................................................. 17
2.3.1 Quy mô doanh nghiệp ................................................................................. 18
2.3.2 Chất lượng nguồn nhân lực ......................................................................... 18
2.3.3 Chính sách Nhà nước .................................................................................. 19
2.3.4 Nhận thức của người điều hành .................................................................. 19
2.3.5 Đặc điểm của các công ty dịch vụ công ích ................................................ 20
2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây ................................................................. 21
2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................... 21
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 24
2.4.3 Điểm mới của đề tài .................................................................................... 26
2.5 Mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thiết ..................................................... 27
2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................... 27
2.5.2. Các giả thiết đề xuất ................................................................................... 29
2.5.2.1 Quy mô công ty .................................................................................... 29
2.5.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực .................................................................. 29
2.5.2.3 Chính sách Nhà nước ........................................................................... 29
2.5.2.4 Nhận thức của người điều hành ........................................................... 30

2.5.2.5 Đặc điểm công ty dịch vụ công ích ...................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 32
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 33


7

3.1 Thiết kế nghiên cứu............................................................................................ 33
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 33
3.1.1.1 Nghiên cứu định tính............................................................................ 33
3.1.1.2 Nghiên cứu định lượng ........................................................................ 35
3.1.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 37
3.1.3 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 38
3.1.4 Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................. 38
3.2 Xây dựng thang đo ............................................................................................. 39
3.3 Thực hiện nghiên cứu định lượng ...................................................................... 42
3.3.1 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng ..................................... 42
3.3.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu .................................................................... 43
3.3.2.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát .............................................................. 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 45
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 46
4.1 Thực trạng công tác kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh ...................................................................................................... 46
4.1.1 Giới thiệu sơ lược về nhiệm vụ công ty dịch vụ công ích TP.HCM .......... 46
4.1.1.2 Sơ đồ tổ chức công ty dịch vụ công ích ............................................... 48
4.1.2 Thực trạng công tác kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh ...........................................................................................
50
4.1.2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty dịch vụ ..... 50
công ích trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ........................................................... 50

TP. Hồ Chí Minh .................................................................................................. 50
ĐVT: Triệu đồng .................................................................................................. 50
4.1.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác kế toán quản trị..... 51
4.1.2.3 Hệ thống thông tin kế toán quản trị...................................................... 52
4.1.2.4 Nhu cầu tổ chức công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp ............. 55
4.1.2.5 Công tác nâng cao cơ sở vật chất phục vụ công tác kế toán.............. 56
4.1.2.6 Công tác thực hiện cơ chế giám sát ................................................... 56
4.2 Phân tích và đánh giá độ tin cậy của thang đo:................................................ 57
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha:.................... 58


8

4.2.1.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Quy mô
công ty”. ........................................................................................................... 58
4.2.1.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Chất
lượng nguồn nhân lực” ..................................................................................... 59
4.2.1.3. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Chính
sách nhà nước” ................................................................................................. 60
4.2.1.4. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Nhận
thức về kế toán quản trị của người điều hành”
........................................................ 60
4.2.1.5. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Đặc điểm
công ty dịch vụ công ích”................................................................................. 61
4.2.1.6. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Vận
dụng kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích TP.HCM”
........................... 62
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA............................................................... 63
4.2.2.1. Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập ......................................... 63
4.2.2.2. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “Vận dụng kế toán quản trị

tại các công ty dịch vụ công ích Tp. HCM”..................................................... 66
4.3.

Phân tích hồi quy - Phương trình hồi quy tuyến tính ................................... 66

4.4.

Kiểm định các giả thiết cần thiết trong mô hình phân tích hồi quy ............. 70

4.4.1 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy.............................. 70
4.4.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................... 70
4.4.3 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư ............................................... 71
4.4.4 Kiểm định về tính độc lập của phần dư....................................................... 71
4.5. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ....................................................... 72
4.5.1. Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi.............. 72
4.5.2. Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn ................................. 73
4.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................. 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................... 76
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 77
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 77


9

5.2 Các kiến nghị về phía các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh nhằm hoàn thiện việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị này
........................ 77


10


5.2.1 Quy mô doanh nghiệp ................................................................................. 77
5.2.2 Chính sách nhà nước ................................................................................... 79
5.2.3 Chất lượng nguồn nhân lực ......................................................................... 80
5.2.4 Đặc điểm của các công ty dịch vụ công ích ................................................ 81
5.2.5 Nhận thức của người điều hành .................................................................. 82
5.3 Các kiến nghị khác về phía các công ty công ích tại TP. Hồ Chí Minh ............ 82
5.4 Kiến nghị về phía cơ quan chức năng ................................................................ 83
5.5 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng............................................. 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5......................................................................................... 86
KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 88
PHỤ LỤC .....................................................................................................................


11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

K
T
D
N
D
N
T
P
D
N
D

N
N
Đ
C
P
S
P
D
V
H
H
T
T
B
T
N
V
K
T
S
X
Q
M
C
L
C
L
N
T
D

D
V
D

Kế
toá
Do
an
Do
an
Th
àn
Do
an
Do
an
Ng
hị
Ch
ính
Sả
n
Dị
ch

ng
Th
ôn
Bộ
tài

Ng
u
Kế
toá
Sả
n
Q
y
Ch
ất
Ch
ất
Nh
ận
Đặ
c
Vậ
n


12

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa Kế toán quản trị và Kế toán tài chính ....................... 10
Bảng 2.2: Những cách phân loại chi phí .................................................................. 12
Bảng 2.3: Yêu cầu tổ chức hệ thống KTQT trong doanh nghiệp ............................ 17
Bảng 2.4: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính ................. 28
Bảng 3.1: Trình tự tiến hành .................................................................................... 34
Bảng 3.1: Thang đo chính thức được mã hóa .......................................................... 39
Bảng 3.2: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng .................................. 42

Bảng 3.3: Thống kê mẫu về giới tính....................................................................... 43
Bảng 3.4: Thống kê mẫu về độ tuổi ......................................................................... 43
Bảng 3.5: Thống kê mẫu về trình độ học vấn .......................................................... 44
Bảng 3.6: Thống kê mẫu về chức vụ........................................................................ 44
Bảng 4.1 Các công ty dịch vụ công ích tại thành phố Hồ Chí Minh ....................... 46
Bảng 4.2: Các hoạt động của công ty dịch vụ công ích ........................................... 48
Bảng 4.3: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh các công ty dịch vụ công ích ...... 50
Bảng 4.4: Số lượng nhân viên kế toán tại các công ty công ích giai đoạn 2013-2015
.................................................................................................................................. 51
Bảng 4.5: Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác kế toán quản trị ........ 52
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát tình hình tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các
công ty công ích TP. Hồ Chí Minh .......................................................................... 54
Bảng 4.7: Nhu cầu tổ chức công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp................... 55
Bảng 4.8: Mức độ xử lý thông tin kế toán bằng máy tính ....................................... 56
Bảng 4.9: Công tác thực hiện cơ chế giám sát ......................................................... 56
Bảng 4.10. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Quy mô công ty”............................. 59
Bảng 4.11 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chất lượng nguồn nhân lực”............ 59
Bảng 4.12 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “chính sách nhà nước”....................... 60
Bảng 4.13 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Nhận thức về kế toán quản trị của
người điều hành” ...................................................................................................... 61
Bảng 4.14 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Đặc điểm công ty dịch vụ công ích” 61
Bảng 4.15 Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Vận dụng kế toán quản trị tại các công
ty dịch vụ công ích TP.HCM”.................................................................................. 62


13

Bảng 4.16: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần................................ 64
Bảng 4.17: Bảng phương sai trích............................................................................ 64
Bảng 4.18 Ma trận xoay ........................................................................................... 65

Bảng 4.19: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần................................ 66
Bảng 4.20: Phương sai trích ..................................................................................... 66
Bảng 4.21: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình ......................................................... 67
Bảng 4.22: Bảng phân tích ANOVA ....................................................................... 68
Bảng 4.23: Bảng kết quả hồi quy ............................................................................. 69
Bảng 4.24: Kết quả chạy Durbin-Watson ................................................................ 71


xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1: Nội dung của kế toán quản trị................................................................. 11
Sơ đồ 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại Jordan ................ 21
Sơ đồ 2.3: Giá trị cho các doanh nghiệp khi áp dụng KTQT theo Ronald W. Hilton
(2005) ....................................................................................................................... 22
Sơ đồ 2.4: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT vào doanh
nghiệp theo Đào Khánh Trí (2015) .......................................................................... 26
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 28
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 37
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức công ty dịch vụ công ích................................................ 49
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa............................................ 73
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ........................................ 74


11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
Thông tin kế toán, đặc biệt thông tin kế toán quản trị (KTQT) giữ một vai trò
quan trọng trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp (DN). Đó là nguồn thông tin

ban đầu của quá trình kiểm tra và ra quyết định, giúp nhà quản trị DN có những
quyết định kịp thời và chính xác nhất (Phạm Văn Dược, 2006). Tùy theo chức năng
vả nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ chức, kế toán quản trị được thiết lập giúp
DN cải tiến việc quản lý và kinh doanh của mình hiệu quả nhất.
Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu coi trọng kế toán tài chính. Tuy nhiên,
thông tin kế toán tài chính phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của DN tại một
thời điểm nào đó. Ngược lại, kế toán quản trị mang tính nội bộ, vạch ra những chính
sách và đường lối rõ ràng, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định có tính chất
xây dựng và cũng cố DN lâu dài. Do đó, các DN nên sử dụng kế toán quản trị trong
hoạt động của mình không chỉ phục vụ cho việc quản lý DN ngày càng tốt hơn, mà
còn cung cấp thông tin kế toán tài chính chính xác và kịp thời, giúp DN hoàn thành
trách nhiệm và nghĩa vụ với nhà nước, kiểm toán, và các đối tác liên quan.
Theo quan niệm thông thường, KTQT được coi là cần thiết và phù hợp cho
các doanh nghiệp có quy mô lớn. Với các doanh nghiệp công, hay các công ty dịch
vụ công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, KTQT chưa được phổ biến rộng
rãi, bởi vì loại hình kinh doanh không phức tạp và thị trường cạnh tranh không cao.
Đây là nguyên nhân chính đẩy các DN chưa thực sự quan tâm tới việc sử dụng
KTQT trong việc quản lý DN của mình .
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh, việc xây dựng môi
trường sạch và xanh là cấp bách và cần thiết. Để góp phần thực hiện chủ trương của
chính phủ, việc vận dụng KTQT trong các các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh nên được phổ biến và bắt buộc.
Việc vận dụng KTQT trong các các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự tác động của nhiều yếu tố, tác động đến tính khả thi
của việc vận dụng KTQT. Do đó việc nghiên cứu nhằm nhận diện các yếu tố, mức
độ tác động của từng yếu tố đến việc vận dụng KTQT trong các công ty dịch vụ
công ích


22


trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là chủ đề quan trọng và cần thiết. Đây cũng là
lý do tôi đã chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị
tại các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn
thạc sĩ của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các
công ty dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các
công ty dịch vụ công ích và xây dựng mô hình nghiên cứu.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc vận dụng kế
toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích.
- Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng việc vận dụng kế toán quản trị tại các công
ty dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực tế công tác kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty
dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các
công ty dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thế nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Là các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty
dịch vụ công ích.



33

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về thời gian khảo sát được tiến hành từ tháng 9/2016 đến tháng 01/2017.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
- Dữ liệu thứ cấp: các báo cáo, kế hoạch của phòng, ban tại các công ty dịch vụ
công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản ban hành của Chính
phủ, UBND thành phố Hồ Chí Minh, các nghiên cứu có liên quan.
- Dữ liệu sơ cấp: điều tra khảo sát, thu thập ý kiến từ cán bộ quản lý, nhân viên
kế toán tại 25 công ty dịch vụ công ích trên địa bàn Tp.HCM để thực hiện nghiên
cứu định lượng.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ
sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp
định lượng.
1.5.2.1. Nghiên cứu định tính
Tham khảo một số tài liệu đã nghiên cứu của các tác giả và kế thừa các
nghiên cứu khảo sát về việc vận dụng kế toán quản trị để rút ra các nhân tố cơ bản
ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích. Sau
đó xây dựng bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát và lựa chọn mẫu.Thực hiện phỏng
vấn bao gồm: cán bộ quản lý, trưởng, phó phòng – ban, và kế toán viên tại đơn vị.
Riêng phần đánh giá thực trạng việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty
dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đề tài còn sử dụng các phương
pháp thống kê phân tích, so sánh, tổng hợp để làm rõ các chỉ tiêu phân tích.
1.5.2.2. Nghiên cứu định lượng

Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng là


44

lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty
dịch vụ công ích tại TP.HCM.
Thiết kế bảng câu hỏi dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá các
mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại
các công ty dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Dùng kỹ thuật
thu thập thông tin trực tiếp bằng cách điều tra, phỏng vấn . Từ đó chọn lọc các biến
quan sát, xác định các thành phần cũng như giá trị, độ tin cậy Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan hồi quy.
Sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.
1.6 Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt khoa học: Hệ thống hóa các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh
hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty dịch vụ công ích.
-

Về mặt thực tiễn: thông qua kết quả xác định mức độ ảnh hưởng đến việc

vận dụng kế toán quản trị, từ đó nâng cao việc vận dụng kế toán quản trị tại các
công ty dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần phụ lục, tài liệu tham khảo thì luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị



55

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Khái quát về công ty dịch vụ công ích
2.1.1 Khái niệm công ty dịch vụ công ích
Dịch vụ công ích (DVCI) - từ tiếng Anh là “public service” có quan hệ chặt
chẽ với phạm trù hàng hóa công cộng. Theo ý nghĩa kinh tế học, hàng hóa công
cộng có một số đặc tính cơ bản như:
- Là loại hàng hóa khi đã được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc sử
dụng nó;
- Việc tiêu dùng của người này không làm giảm lượng tiêu dùng của người
khác;
- Và không thể vứt bỏ, ngay khi không được tiêu dùng thì hàng hóa công cộng
vẫn tồn tại.
Tại Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ, Doanh nghiệp công ích
(DNCI) được quan niệm như sau: Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hoạt động công
ích là DNNN độc lập, hoặc DNNN là thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty
nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sản xuất sản phẩm,
cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước, do Nhà nước giao kế
hoạch, khung giá hoặc phí do Nhà nước quy định, hoạt động chủ yếu không vì mục
tiêu lợi nhuận (Chính phủ, 1996).
Hiện nay, theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành
ngày 16 tháng 10 năm 2013, DVCI là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống,
kinh tế, xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ. Để có khả
năng bù đắp chi phí, việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ này được Nhà nước giao kế
hoạch, các DN đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định (Chính phủ, 2013).
2.1.2 Vị trí, vai trò, bản chất của công ty công ích
Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam rất nhanh, phát sinh nhiều

vấn đề phải giải quyết như: vệ sinh đô thị, duy tu bảo quản công viên cây xanh, duy
tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, thoát nước đô thị, xây dựng và quản lý các dịch vụ


66

công cộng khác… Chính các công ty dịch vụ công ích là đơn vị chủ lực của Nhà
nước giải quyết các vấn đề trên, đáp ứng và phục vụ nhu cầu xã hội ngày càng tốt
hơn. Các công ty dịch vụ công ích đã có nhiều đóng góp tạo tiền đề thúc đẩy nền
kinh tế phát triển: thu nộp ngân sách, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên ở các
doanh nghiệp, tạo thêm việc làm cho người lao động. Cơ cấu tài sản công ty dịch vụ
công ích cũng phát triển theo hướng tích cực, giá trị tài sản cố định phục vụ cho các
hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp được tăng lên.
Các Công ty dịch vụ công ích (CTDVCI) bước đầu đảm bảo cung ứng những
sản phẩm dịch vụ quan trọng theo kế hoạch của Nhà nước giao, giải quyết được nhu
cầu thiết yếu về hàng hóa công cộng.
Vai trò của công ty dịch vụ công ích là cung cấp hàng hóa công cộng (HHCC),
HHCC được tập trung trên ba khía cạnh cơ bản sau:
- Thứ nhất, Cung ứng các hàng hóa và dịch vụ: trên thị trường hiện nay có
nhiều "chỗ trống" do tính phi hiệu quả, hoặc sự cấm đoán của pháp luật trong việc
cung ứng các hàng hóa và dịch vụ công ích. Do đó, CTDVCI góp phần lấp những
chỗ trống này. Các DN tham gia và hình thành một môi trường kinh doanh ổn định,
đóng góp tích cực trong việc nâng cao hệ thống kinh tế - xã hội nói chung.
- Thứ hai, Phân bổ nguồn lực: Xét trên phương diện sản xuất xã hội có hai
phương thức phân bổ nguồn lực: phân bổ thị trường áp dụng chủ yếu cho các hàng
hóa cá nhân, và phân bổ phi thị trường áp dụng chủ yếu cho các HHCC. Nếu như tất
cả hàng hóa đều là hàng hóa cá nhân, mọi nguồn lực không được phân bổ qua thị
trường, điều này dẫn tới sự bất bình đẳng, điều này không phải là mục đích kinh
doanh của CTDVCI. Mỗi công dân VN, tuy có địa vị xã hội và mức thu nhập không
giống nhau, nhưng họ có quyền hưởng thụ một số lợi ích tối thiểu như nhau được

cung cấp bởi các CTDVCI. Tạo ra sự công bằng trong xã hội là mục tiêu lợi nhuận
của các CTDVCI.
- Thứ ba, Tích cực đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội: CTDVCI cung cấp
HHCC góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng, ngành và cân
đối sự phát triển kinh tế của đất nước. Tác dụng điều tiết và cân đối thể hiện rõ
trong các chương trình đầu tư vào kết cấu hạ tầng nông thôn, miền núi, các chương


77

trình về giáo dục, nước sạch, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe.
2.1.3 Các loại dịch vụ công ích
Theo tác giả Võ Đoàn Xuân Trường (2015) thì dịch vụ công ích có thể phân
loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây tác giả trình bày một số các tiêu chí
phân loại dịch vụ công ích như sau:

- Xét theo tiêu chí chủ thể cung ứng, dịch vụ công ích được chia thành 3
loại, như sau:
+

Dịch vụ công ích do tổ chức nhà nước, tổ chức tư nhân phối hợp thực

hiện: Loại hình cung ứng dịch vụ này ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nước.
Như ở Trung Quốc, việc thiết lập hệ thống bảo vệ trật tự phối hợp thực hiện.
+

Dịch vụ công ích do các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân

cung cấp: Gồm những dịch vụ mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp, nhưng không
trực tiếp thực hiện mà ủy nhiệm cho tổ chức phi chính phủ và tư nhân thực hiện,

dưới sự đôn đốc, giám sát của nhà nước. Thí dụ các công trình công cộng do chính
phủ gọi thầu có thể do các công ty tư nhân đấu thầu xây dựng.
+

Dịch vụ công ích do cơ quan nhà nước trực tiếp cung cấp: Đó là

những dịch vụ công cộng cơ bản do các cơ quan của nhà nước cung cấp. Thí dụ: an
ninh, giáo dục, phổ thông, chăm sóc y tế công cộng, bảo trợ xã hội…

- Dựa vào tính chất và tác dụng của dịch vụ được cung ứng, có thể chia
dịch vụ công ích thành ba loại sau:
+

Dịch vụ hành chính công: Đây là loại dịch vụ gắn liền với chức năng

quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Đối tượng cung ứng dịch
vụ công này là cơ quan công quyền hay các cơ quan do nhà nước được ủy quyền
thực hiện. Tuy nhiên, nhà nước trực tiếp cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký,
công chứng, thị thực, hoặc hộ tịch….Người dân được hưởng những dịch vụ này phải
đóng lệ phí hoặc phí cho cơ quan hành chính nhà nước. Phần lệ phí này mang tính
chất hỗ trợ cho ngân sách nhà nước.
+

Dịch vụ sự nghiệp công: Bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã

hội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khỏe,
thể dục


88


thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội….Hiện nay nhà nước chỉ thực hiện những dịch vụ
công nào mà xã hội không thể làm được, cho nên loại dịch vụ này được thực hiện
bởi tư nhân hoặc các tổ chức xã hội.
+

Dịch vụ công cộng: Là các hoạt động như: Vệ sinh môi trường, xử lý

rác thải, cấp nước sạch, duy tu bảo dưỡng công viên cây xanh, vận tải công cộng
phòng chống thiên tai… được làm bởi các doanh nghiệp nhà nước. Có một số hoạt
động ở địa bàn cơ sở được đảm nhiệm bởi tư nhân như vệ sinh môi trường, thu gom
vận chuyển rác thải, cung ứng nước sạch ở một số vùng nông thôn.
2.2 Khái quát về kế toán quản trị
2.2.1 Định nghĩa kế toán quản trị
Theo quan niệm truyền thống, KTQT là một hệ thống thu thập, xử lý, kiểm
tra, phân tích và cung cấp thông tin cho những người ra quyết định. Người sử dụng
thông tin kế toán bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, trong và ngoài DN. Nhóm
bên trong là những người có trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành hoạt động
của DN. Nhóm bên ngoài bao gồm nhà đầu tư, chủ nợ, các cơ quan chức năng của
nhà nước.
Theo các giáo sư đại học South Florida: “Kế toán quản trị là một hệ thống kế
toán cung cấp những thông tin định lượng cho các nhà quản trị, mà họ cần để hoạch
định và kiểm soát” (Abdel, 2006).
Tóm lại, Kế toán quản trị là một hệ thống thu thập, xử lý và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính cho các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp để hoạch định,
kiểm soát và ra quyết định, nhằm quản lý và sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực
doanh nghiệp. Qua đó, KTQT giúp gia tăng giá trị khách hàng và giá trị cổ đông.
2.2.2 Vị trí của kế toán quản trị trong tổ chức
Để có thể thấy được vai trò của kế toán quản trị trong quá trình hoạch định và
kiểm soát ta cần phải hiểu được cơ cấu của tổ chức, vị trí của kế toán trong tổ chức,

kỹ thuật và qui trình kế toán quản trị. Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận hoặc
các khâu khác nhau trong tổ chức, được chuyên môn hóa và có chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn nhất định. Cơ cấu tổ chức được phân chia thành những cấp khác nhau


99

nhằm thực hiện các chức năng quản trị, hướng mọi hoạt động trong tổ chức về mục
tiêu chung. Tuy nhiên, do qui mô, lĩnh vực và môi trường hoạt động khác nhau nên
cơ cấu của mỗi tổ chức cũng khác nhau và luôn thay đổi khi môi trường hoạt động
thay đổi.
Kế toán nói chung là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức quản
lý của mỗi tổ chức, nhất là đối với các đơn vị kinh doanh. Bộ máy kế toán là tập hợp
những kế toán viên và những trang bị kỹ thuật để thực hiện toàn bộ công tác kế toán
trong doanh nghiệp. Bộ phận này thực hiện các công việc của cả kế toán tài chính và
kế toán quản trị. Ở một số doanh nghiệp lớn, có thể tổ chức kế toán quản trị thành
một hệ thống riêng biệt, nhưng cũng không ít doanh nghiệp chỉ tổ chức một bộ phận
kế toán quản trị trong bộ máy kế toán hoặc cũng có những doanh nghiệp không có
chức danh kế toán quản trị. Tuy nhiên, chức năng kế toán quản trị vẫn được thực
hiện ở những mức độ khác nhau đan xen với bộ phận khác trong bộ máy kế toán
doanh nghiệp. Bộ máy kế toán trong tổ chức có thể được xây dựng theo mô hình tập
trung, mô hình phân tán hay mô hình kết hợp. Người đứng đầu bộ máy kế toán, ở
Việt Nam, là kế toán trưởng. Trên thế giới, người chịu trách nhiệm về chức năng kế
toán trong tổ chức có nhiều chức danh khác nhau: kế toán trưởng (controller), giám
đốc tài chính (financial manager), hay chuyên gia phân tích tài chính (financial
analyst),… Người đứng đầu bộ máy kế toán, dù với chức danh gì, vẫn là người
tham mưu, cố vấn cho lãnh đạo về toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính trong tổ
chức; là nhân sự cao cấp trong tổ chức, trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết
định. (Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương, 2003)
2.2.3 Mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều có chung đối tượng phản ánh, cùng
dựa vào một hệ thống ghi chép ban đầu và cả hai cùng phản ánh trách nhiệm của
nhà quản trị tổ chức.
Tuy nhiên, giữa KTQT và kế toán tài chính (KTTC) có những điểm khác nhau,
được so sánh trong bảng sau:


×