Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các công ty ngành công nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
-----------------------------

HUỲNH THỊ THANH VI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY
NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 4 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
------------------------------

HUỲNH THỊ THANH VI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY
NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC


HUY

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 4 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Ngọc Huy

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 23 tháng 4 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

T
T1
2
3
4
5

P
G
T
S.
T
S.
P

G
T
S.

C
h
P
bi
P
bi

v

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

PGS.TS Trần Phước



TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHỆ TP.HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 31 tháng 3 năm 2017


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ :
tên
Ng H
:
ày,
Ch 0:

G
iN
ơ
M
S
H
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC

uy K
ên ế

CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
II- Nhiệm vụ và nội dung:


Thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các
công ty ngành công nghiệp.



Kế thừa các nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam có liên

quan đến đề tài để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.



Thu thập và xử lý số liệu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
các công ty ngành công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Tp.HCM. Từ đó xác định được các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động
của các yếu đó đến hiệu quả hoạt động.



Đề xuất một số giải pháp do các yếu tố tác động đến nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động các công ty ngành công nghiệp.

III- Ngày giao nhiệm vụ

: Ngày 26 / 09 / 2016

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ

: Ngày 31 / 03 / 2017

V- Cán bộ hướng dẫn

: Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. Nguyễn Ngọc Huy


KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các
công ty ngành công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 3 năm 2017
Học viên thực hiện Luận văn

Huỳnh Thị Thanh Vi


ii

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù gián tiếp hay trực tiếp từ người khác. Lời đầu tiên,
tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô Hiệu Trưởng và Ban Giám Hiệu trường Đại
học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi
được có cơ hội học lớp Cao học kế toán niên khóa 2015 - 2017 tại trường. Đồng
thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô, những người đã truyền đạt
kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học cao học vừa qua tại trường.
Và để hoàn thành được Luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy
TS. Nguyễn Ngọc Huy, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện

Luận văn. Nếu không có những lời dạy bảo, sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy thì
Luận văn của tôi khó có thể hoàn thành được. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm
ơn thầy.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 3 năm 2017
Học viên thực hiện Luận văn

Huỳnh Thị Thanh Vi


3

TÓM TẮT
Đề tài đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công ty (Firm
Performance) được rất nhiều tác giả nổi tiếng trên thế giới nghiên cứu trong nhiều
thập niên qua. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều các yếu tố tác động
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố có thể xuất phát
từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp như: tình hình kinh tế - chính trị - xã hội,
chính sách quy định của Nhà nước… Hoặc các yếu tố đó có thể xuất phát từ bản
thân nội tại của doanh nghiệp như: năng lực tài chính, việc huy động và sử dụng
vốn, vấn đề công nghệ, con người, cách thức quản lý… Và tùy theo từng ngành
nghề kinh doanh mà các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành khác nhau thì
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động khác nhau.
Nhằm nhận diện những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp niêm yết ngành công nghiệp, bài viết tiến hành phân tích 91 doanh nghiệp
trong ngành công nghiệp trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015 thông qua
phương pháp định lượng FEM (Fixed effects model) và REM (Random effects
model). Mô hình nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Trong mô hình nghiên cứu này, tác giả sử dụng 6 biến độc lập, bao gồm: cơ
cấu vốn (LEV), tính thanh khoản (LIQ), tỷ lệ tài sản cố định (TANG), quy mô

(SIZE), tốc độ tăng trưởng (GROW) và vòng quay tổng tài sản (TURN). Ngoài ra,
yếu tố đầu tư của tổ chức nước ngoài (FOR) cũng được đưa vào mô hình nghiên
cứu với vai trò là một biến định tính.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến cơ cấu vốn, quy mô doanh nghiệp và vòng
quay tổng tài sản tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành
công nghiệp trong khi các biến còn lại trong mô hình chưa cho thấy được mối quan
hệ tác động này. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp phù
hợp đối với doanh nghiệp ngành công nghiệp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp như sau: (i) xây dựng cơ cấu
vốn hợp lý. (ii) gia tăng quy mô doanh nghiệp hợp lý. (iii) quản lý và sử dụng tài
sản hiệu quả.


4

ABSTRACT
A lot of research on the determinants of firm performance have been done in
the last century. These study results showed that, there are many factors in
determining firm success. Some of them are external market factors, others are
internal factors. Depending on the industry structure, firms operating in different
industries are influenced by different factors.
The aim of the study is to explore the factors that affect the performance of
listed companies which are placed in the industrial sector. This paper examines a
sample of 91 listed firms from 2009 to 2015, employs panel data analysis using both
the FEM (Fixed Effects Model) and REM (Random Effect Model). We use the return
on assets (ROA) and return on equity (ROE) to measure the performance of
companies and investigate 6 factors in determining firm success include: capital
structure, liquidity, fixed assets ratio, firm size, asset growth rate and total asset
turnover. Beside, the foreign ownership ratio is used as a dummy variable in
analysis.

Results of the study suggest that capital structure, firm size and total asset
turnover of the firm affect firm performance positively whereas other variables do
not show this impact relationship. Base on this study results, the authors propose
some recommendations to companies in the industrial sector to increase
performance and capacity of firms: (i) to choose a reasonable capital structure (ii)
to increase the firm size (iii) to carry out an effective asset management practice.


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT .............................................................................................................. iii
ABSTRACT ............................................................................................................ iv
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH............................ xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu đề tài:..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:...............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................5
1.1. Nghiên cứu nước ngoài ........................................................................................5
1.2. Nghiên cứu trong nước.......................................................................................11
1.3. Nhận xét .............................................................................................................14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................16

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ......................................................................................17
2.1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ...............................................................17
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ................................17
2.1.2. Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.......................................17


6

2.2. Các nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. ............................................................................................................19
2.2.1. Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp .....................................19
2.2.2. Tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .....................21
2.2.3. Tài sản cố định và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........................22
2.2.4. Quy mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .............22
2.2.5. Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ..................23
2.2.6. Vòng quay tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ............23
2.2.7. Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp........................24
2.2.8. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DN ..............25
2.3. Giới thiệu doanh nghiệp ngành công nghiệp ở Việt Nam .................................27
2.3.1. Quy mô ngành công nghiệp niêm yết ở Việt Nam....................................27
2.3.2. Đặc thù doanh nghiệp ngành công nghiệp ................................................28
2.3.3. Định hướng phát triển ngành công nghiệp ở Việt Nam ............................28
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................30
3.1. Tổng quan quy trình nghiên cứu ........................................................................30
3.2. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................31
3.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: .............................................................31
3.4. Mô hình nghiên cứu: ..........................................................................................31
3.4.1. Các biến nghiên cứu:.................................................................................31
3.4.2. Mô hình nghiên cứu: .................................................................................34

3.4.3. Giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố: ..........................34
3.4.4. Phương pháp ước lượng mô hình ..............................................................37
3.4.5. Kiểm định mô hình....................................................................................38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................40


vii

4.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu: ................................................................40
4.1.1. Mô tả các biến trong mô hình ...................................................................40
4.1.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình....................................................40
4.2. Phân tích tương quan..........................................................................................42
4.3. Phân tích hồi quy................................................................................................43
4.3.1. Lựa chọn phương pháp ước lượng ............................................................43
4.3.2. Kết quả ước lượng mô hình ......................................................................45
4.4. Phân tích kết quả nghiên cứu .............................................................................47
4.4.1. Phân tích nhóm yếu tố không có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ......48
4.4.2. Phân tích nhóm yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động..........................49
4.4.3. Phân tích tác động của yếu tố định tính ....................................................51
4.5. Các kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình nghiên cứu ...............................51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................54
5.1. Kết luận ..............................................................................................................54
5.1.1. Kết quả đạt được về nghiên cứu lý thuyết ................................................54
5.1.2. Kết quả đạt được về mặt ý nghĩa thực tiễn ...............................................54
5.2. Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp ngành công nghiệp ........................................................................................55
5.2.1. Đối với doanh nghiệp ngành công nghiệp ..................................................55
5.2.2. Đối với Nhà nước ........................................................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5..........................................................................................60

KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .......61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................63
PHỤ LỤC A: SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ HỒI QUY
PHỤ LỤC C: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU


8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DEA

Phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis)

FEM

Fixed effects model

FOR

Sở hữu bởi cổ đông là tổ chức nước ngoài

GROW

Tốc độ tăng trưởng

HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM


LEV

Cơ cấu vốn

LIQ

Tính thanh khoản

MBVR

Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu

P/E

Chỉ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần

PROF

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay cộng với khấu hao trên tổng tài sản

REM

Random effects model ROA

Lợi nhuận trên tổng tài sản ROE

Lợi

nhuận trên vốn chủ sở hữu ROS


Lợi

nhuận trên doanh thu
SFA

Phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis)

SIZE

Quy mô

STDTA

Tổng nợ trên tổng tài sản

TANG

Tỷ lệ tài sản cố định

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TURN

Vòng quay tổng tài sản


9


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Mô tả các biến............................................................................................33
Bảng 3.2 Dự đoán dấu của biến ................................................................................37
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến ...........................................................................40
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ...................................................42
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định hệ số VIF của các biến độc lập ..................................43
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng ....................................................................................45
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng ....................................................................................46
Bảng 4.6: Kết quả phân tích tương quan so với kỳ vọng dấu ban đầu .....................48


10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Khái quát về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ........................................18
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................30


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài:
Nền kinh tế nước ta đang từng bước xây dựng theo cơ chế thị trường với
nhiều thành phần kinh tế song song tồn tại dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Một
nền kinh tế vững mạnh là một nền kinh tế trong đó các tế bào của nó là các doanh
nghiệp tồn tại và phát triển. Hiệu quả là vấn đề cơ bản sản xuất kinh doanh của một
hình thái kinh tế xã hội. Các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế tiến hành sản
xuất kinh doanh phải đặt mục tiêu hiệu quả lên hàng đầu cùng với nâng cao năng
suất và chất lượng. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp
thỏa mãn tối đa nhu cầu về hàng hóa - dịch vụ của xã hội trong giới hạn cho phép

của các nguồn lực hiện có và thu được nhiều lợi nhuận nhất, đem lại hiệu quả kinh
tế xã hội cao nhất. Như vậy, có thể nói mục đích chính của sản xuất kinh doanh là
lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Có rất nhiều các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Các yếu tố có thể xuất phát từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp
như: tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, chính sách quy định của Nhà nước…
Hoặc các yếu tố đó có thể xuất phát từ bản thân nội tại của doanh nghiệp như: năng
lực tài chính, việc huy động và sử dụng vốn, công nghệ, con người, cách thức quản
lý… Và tùy theo từng ngành nghề kinh doanh mà các doanh nghiệp hoạt động trong
những ngành khác nhau thì chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động khác nhau.
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đánh dấu một
bước thay đổi quan trọng. Từ đây sẽ tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp
trong ngành công nghiệp; bởi lẽ đây là ngành đi tiên phong, tạo thế và lực cho công
cuộc đổi mới. Sự thay đổi to lớn về môi trường kinh doanh có thể đồng thời tạo ra
những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp. Thách thức
lớn nhất đó chính là sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, với các đối thủ
mạnh hơn về vốn, về công nghệ, khôn ngoan hơn trong việc sử dụng vốn, cách thức


2

quản lý. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như vậy, làm thế nào để duy trì hiệu
quả hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là một câu hỏi
lớn và không dễ trả lời đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. Xuất
phát từ tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của vấn đề hiệu quả hoạt động kinh
doanh và sự cần thiết phải tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành công
nghiệp, học viên đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động các công ty ngành công nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
Tp. HCM”. Qua đó nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp ngành công nghiệp, giúp các doanh nghiệp kịp thời có những chính sách phù
hợp với hoạt động kinh doanh của mình tránh được nguy cơ phá sản, đồng thời tạo
điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xem xét các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
ngành công nghiệp.
- Đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty ngành
công nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến hiệu quả
hoạt động các doanh nghiệp ngành công nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 91 công ty ngành công nghiệp niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Học viên dựa trên tiêu chuẩn phân ngành ICB
(Industry Classification Benchmark) để chọn ra 91 công ty thuộc ngành này trong
giai đoạn từ 2009-2015. Tiêu chuẩn phân ngành ICB do đơn vị Stoxplus cung cấp.
- Dạng dữ liệu: dữ liệu bảng (panel data) dạng không cân bằng.


3

4. Phương pháp nghiên cứu
- Nguồn dữ liệu: báo cáo tài chính đã kiểm toán từ năm 2009 đến năm 2015
của 91 công ty ngành công nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
Tp.HCM. Cơ sở dữ liệu được đơn vị Stoxplus hỗ trợ.
- Phương pháp thực hiện: nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính và
phương pháp định lượng. Trong phương pháp định lượng, tác giả sử dụng phân tích
hồi quy đa biến nhằm kiểm định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các

doanh nghiệp. Sử dụng các mô hình hồi quy đa biến Fixed effects model (FEM) và
Random effects model (REM) để xem xét đánh giá. Dùng các kiểm định Hausman
test, để chọn ra mô hình tối ưu. Dữ liệu được xử lý thông qua phần mềm Excel và
thực hiện định lượng bằng phần mềm Stata.
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của đề tài nghiên cứu dự kiến bao gồm 5 chương, cụ thể như sau:
 Chương 1: Tổng quan về đề tài
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
 Chuơng 4: Kết quả nghiên cứu
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị


4

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu khái quát chung về đề tài như: Tính cấp
thiết, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã khái quát sơ bộ kết cấu của đề tài
nghiên cứu, bao gồm 5 chương, chương 1 giới thiệu khái quát về nghiên cứu;
chương 2 tổng quan cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, từ đó phân tích mối quan hệ của các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; chương 3 trình bày mô hình, dữ liệu và
phương pháp nghiên cứu; các kết quả nghiên cứu sẽ được tác giả thảo luận trong
chương 4; trong phần kết luận và kiến nghị ở chương 5, dựa trên kết quả nghiên
cứu, tác giả sẽ đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp ngành công nghiệp.



5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu Skandalis and Liagovas (2005); khi xem xét các nhân tố tác
động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Hy Lạp. Mẫu quan sát là 102
công ty tại sàn Athens. Hiệu quả được nhóm tác giả sử dụng là ROA, ROE, ROS.
Các yếu tố tác động bao gồm cơ cấu vốn (Leverage), tính thanh khoản (Liquidity),
tỷ lệ vốn, đầu tư ròng, quy mô doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp… Kết quả cho thấy
cơ cấu vốn, đầu tư ròng…có tương quan với hiệu quả hoạt động. Điều này thể hiện
hiệu quả hoạt động các công ty Hy Lạp có hoạt động xuất khẩu, có năng lực cạnh
tranh và có tỷ lệ nợ hợp lý.
Nghiên cứu của Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007) về các yếu tố tác
động đến hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài chính của 167 công ty thuộc 16
ngành nghề kinh doanh khác nhau trong lĩnh vực phi tài chính niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán Amman – Jordan từ năm 1989 - 2003. Hiệu quả kinh doanh
được đo lường bằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) . Kết quả nghiên cứu
cho thấy, các yếu tố tác động dương (+) đến hiệu quả kinh doanh gồm: quy mô công
ty (SIZE), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH), thuế thu nhập (TAX).
Còn tỷ trọng tài sản cố định (TANG) có tác động âm (-) đến hiệu quả kinh doanh,
kết quả này trái với lý thuyết. Trong đó, tỷ lệ nợ (D) có tác động mạnh nhất, yếu tố
ngành nghề kinh doanh (INDUST) có tác động mạnh ở một số lĩnh vực như: bất
động sản, dịch vụ giáo dục, hóa học và dầu mỏ, thuốc lá. Ưu điểm của nghiên cứu
là xác định được một số yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh ROA. Tuy nhiên
cần phải nghiên cứu tác động đến hiệu quả kinh doanh đo bằng ROE.
Nghiên cứu Teruel and Solano (2007) đã công bố nghiên cứu tác động của
việc quản lý vốn lưu động đến lợi nhuận các doanh nghiệp trong giai đoạn 19962002. Theo đó; tác giả đã chỉ ra tác động của chu chuyển tiền mặt cải thiện lợi
nhuận; giảm hàng tồn kho và số ngày hàng tồn kho để gia tăng lợi nhuận. Trong
nghiên cứu này, ROA được xem xét đến là biến phụ thuộc; các biến độc lập bao
gồm: số ngày tồn kho, số ngày phải thu, số ngày phải trả, vòng quay tiền mặt, quy



6

mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh thu, nợ, và tăng trưởng kinh tế hàng
năm.
Nghiên cứu Otulunla and Obamuyi (2008) khi xem xét các yếu tố tác
động đến lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nigeria thì các
biến độc lập được sử dụng đến như: nợ của doanh nghiệp, doanh thu, độ tuổi của
doanh nghiệp, số lao động và lãi suất. Dữ liệu nghiên cứu với số mẫu là 115 doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tiền vay có ảnh hưởng cùng chiều đến
lợi nhuận; quy mô doanh nghiệp càng lớn thì lợi nhuận càng cao và lãi suất có quan
hệ ngược chiều với lợi nhuận.
Nghiên cứu của Neil Nagy (2009) về các nhân tố tác động đến hiệu quả
kinh doanh dưới góc độ tài chính của 500 công ty tại Mỹ từ năm 2003 – 2007. Hiệu
quả kinh doanh được đo lường bằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Kết
quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh
gồm: tỷ lệ chi phí (RD), doanh thu (Sales), tỷ suất lợi nhuận (NPM), tỷ lệ tái đầu tư
(ReinR), giá cổ phiếu trong 3 năm (ThreeYrRt), tuổi của công ty (Year). Trong khi
đó, các yếu tố tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh gồm: chi phí vốn (Capx),
tỷ lệ nợ (DE), khoản đầu tư mua lại (ACQ), số phân khúc thị trường (BusSeg), tỷ lệ
thanh khoản (CurrR).
Nghiên cứu của Yana Safarova (2010) về “Các yếu tố quyết định đến hiệu
quả của công ty ở New Zealand” của 76 công ty trong giai đoạn từ năm 1996 –
2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố tăng trưởng doanh thu (G), vốn hóa thị
trường (S), tiền mặt (C) tác động tích cực đến hiệu quả của công ty, yếu tố tỷ lệ đòn
bẩy (L) tác động tiêu cực và các yếu tố hữu hình (T), rủi ro (R) … ảnh hưởng không
đáng kể đến hiệu quả công ty. Hạn chế là các kết quả của nghiên cứu được dựa trên
một mẫu của 76 công ty niêm yết mà thay đổi đáng kể về kích thước, vì vậy kết quả
tổng quát cũng nên được xem xét. Toàn bộ mẫu là không đủ lớn và giới hạn sức

mạnh của mô hình hồi quy. Do đó các yếu tố quyết định hiệu quả của công ty niêm
yết ở New Zealand có thể được tiếp tục nghiên cứu . Khi dữ liệu trở nên có sẵn và
có nhiều thời gian.


7

Nghiên cứu của Onaolapo and Kajola (2010) về các yếu tố tác động đến
hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài chính của 30 công ty phi tài chính được niêm
yết trên sàn chứng khoán Nigeria từ năm 2001 – 2007. Hiệu quả kinh doanh được
đo lường bằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), và tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sỡ hữu (ROE). Ưu điểm của nghiên cứu là tác giả đã tiến hành nghiên cứu đo
lường hiệu quả kinh doanh bằng 2 biến ROA và ROE trên tất cả các ngành nghề
kinh doanh (IND). Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành rượu bia, thực phẩm và đồ
uống, ngành in ấn, thuốc lá, thiết bị điện tử có tác động đến hiệu quả kinh doanh
(ROA); còn ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, thuốc lá, ngành xây dựng có tác
động mạnh đến hiệu quả kinh doanh (ROE). Vòng quay tài sản (TURN) tác động
dương (+) tới ROA và ROE, quy mô công ty (SIZE) và năm thành lập (AGE) tác
động dương (+) tới ROE. Còn tỷ trọng tài sản cố định (TANG) tác động âm (-) tới
ROA, trái với lý thuyết nhưng giống với kết quả nghiên cứu của Zeitun và Tian
(2007).
Nghiên cứu Kharuddin, Ashari and ctg (2010) nghiên cứu về hiệu quả
của các doanh nghiệp tại Malaysia. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 205 doanh
nghiệp trong giai đoạn 2004 - 2008. ROA được sử dụng là biến để đánh giá hiệu
quả. Kết quả cho thấy biến quy mô đo bằng tổng tài sản, biến tỷ lệ nợ có tương quan
âm; theo đó khi doanh nghiệp càng lớn hay khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy càng
cao thì hiệu quả sẽ giảm xuống.
Nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion
(2011) về “Determinants of profitability what factors play a role when assessing a
firm’s return on assets?” nghiên cứu hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài chính của

40 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Bucharest của Romania trong thời
gian từ 2007 đến 2010, trong đó hai năm (2007 và 2008) tăng trưởng kinh tế và hai
năm (2009 và 2010) suy thoái kinh tế của Romania. Hiệu quả kinh doanh được đo
lường bằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Nghiên cứu cho thấy hiệu quả
kinh doanh của các công ty Rumani giảm là kết quả của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra (2007) hiệu quả kinh doanh bị ảnh hưởng đáng


8

kể bởi cấu trúc tài chính, sau cuộc khủng hoảng tầm quan trọng của các chỉ số tỷ
suất lợi nhuận và tỷ lệ doanh thu được nhấn mạnh. Ngoài ra, còn có sự tác động của
các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài mà không thể kiểm soát bằng quản lý.
Nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas
(2012) về “Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
ngành dệt may Pakistan” dưới góc độ tài chính của 141 công ty ngành dệt may của
Pakistan trong thời gian 6 năm từ 2004 – 2009. Hiệu quả được đo lường bằng tỷ
suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Kết quả nghiên cứu cho thấy: qui mô công ty
(SIZE), tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), tỷ trọng tài sản cố định (TANG) tác
động âm (-) đến hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu cho thấy công ty có tỷ trọng tài
sản cố định càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng thấp, kết quả này ngược với lý
thuyết nhưng giống nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007) và Onaolapo & Kajola
(2010). Còn tốc độ tăng trưởng (GROWTH) và thuế thu nhập (TAX) tác động (+)
tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Rủi ro kinh doanh (RISK) tác động tích
cực đáng kể đến hiệu quả kinh doanh, điều này phù hợp với lý thuyết về mối quan
hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nhưng lại trái ngược với nghiên cứu của Zeitun & Tian
(2007) và Onaolapo & Kajola (2010)
Nghiên cứu của Dr. Amal Yassin Almajali vàcác tác giả (ctg.)(2012) về
“Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty bảo hiểm Jordan
trên sàn chứng khoán Amman” của 25 công ty bảo hiểm trên sàn chứng khoán

Amma trong 5 năm 2002 – 2007. Hiệu quả được đánh giá thông qua tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản (ROA). Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các biến như đòn bẩy
tài chính (Leverage), tính thanh khoản (Liquidity), quy mô của doanh nghiệp (Size),
và chỉ số năng lực quản lý (Management competence index) đều có tác động cùng
chiều đến hiệu quả tài chính của các công ty bảo hiểm ở Jordan. Riêng yếu tố tuổi
công ty (Age) không có ý nghĩa thống kê về hoạt động tài chính của các công ty bảo
hiểm. Phát hiện này là phù hợp với những gì (Liargavvas and Skandalis, 2008) cho
thấy rằng tuổi không có tác động ý nghĩa thống kê về hoạt động tài chính.


9

Nghiên cứu của Vatavu (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài
chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Bucharest của
126 doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2012. Hiệu quả được đánh
giá thông qua tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Kết quả nghiên cứu cho thấy:
quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều (+); các biến tỷ trọng tài sản cố
định trên tổng tài sản, rủi ro kinh doanh, mức thuế suất, tỷ lệ lạm phát, đòn bẩy tài
chính và khủng hoảng có mối quan hệ ngược chiều (-) với hiệu quả tài chính. Khả
năng thanh toán thì không có mối tương quan.
Nghiên cứu của Hatem (2014) so sánh của các nước Châu Âu về các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Với dữ liệu nghiên cứu
mẫu từ 103 doanh nghiệp từ Italy, 103 công ty từ Thụy sĩ và 103 công ty từ Thụy
Điển từ giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011. Hiệu quả hoạt động được đo lường
bằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu
(ROE), tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), và tỷ suất sinh lời trên mỗi cổ phiếu
thường (EPS). Kết quả nghiên cứu cho thấy giá thị trường trên giá trị sổ sách, thời
gian hoạt động có mối tương quan dương (+) đến hiệu quả hoạt động; còn quy mô
doanh nghiệp, khả năng thanh toán có mối tương quan âm (-) đến hiệu quả của
doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Burca và Batrinca (2014) về các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu suất tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường Romanian từ năm
2008 đến năm 2012. Hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA). Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính, rủi ro bảo lãnh
và tăng trưởng có mối quan hệ ngược chiều (-) với hiệu quả hoạt động; trong khi đó
quy mô doanh nghiệp, tỷ số khả năng thanh toán và tỷ lệ rủi ro giữ lại thì có mối
quan hệ cùng chiều (+). Còn thời gian hoạt động, vốn chủ sở hữu, và tỷ số đầu tư
không có mối tương quan.
Nghiên cứu của Ana-Maria Burca et al (2014) phân tích các yếu tố quyết
định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Rumani
giai đoạn 2008 – 2012. Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt


10

động của các doanh nghiệp bảo hiểm là: đòn bẩy tài chính, quy mô công ty, tăng
trưởng phí bảo hiểm, rủi ro bảo lãnh phát hành, tỷ lệ rủi ro và khả năng thanh toán
biên.
Nghiên cứu của Islamoglu và Celik (2015) về các yếu tố quyết định
hiệu suất tài chính của các doanh nghiệp giấy và sản xuất giấy niêm yết trên thị
trường chứng khoán Borsa Istanbul trong giai đoạn từ tháng 01 năm 2011 đến tháng
09 năm 2014. Hiệu quả được đánh giá thông qua tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
(ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả nghiên cứu cho thấy
hiệu quả hoạt động có mối tương quan cùng chiều (+) với cấu trúc vốn trên tổng tài
sản thì; khả năng thanh toán, sự thâm hụt thương mại nước ngoài có mối tương
quan nghịch chiều (-) với hiệu quả hoạt động,. Còn doanh thu trên tổng tài sản, lãi
suất vay thì không có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động.
Nghiên cứu của Mwangi và Birundu (2015) về tác động của cấu trúc tài
chính lên hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thika, Kenya từ 40
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013. Hiệu quả

được đánh giá thông qua tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Kết quả nghiên
cứu cho thấy: tỷ số nợ trên tổng tài sản, doanh thu trên tổng tài sản và tài sản cố
định trên tổng tài sản không có mối tương quan với hiệu quả tài chính.
Nghiên cứu của Mwangi, M. & Wanjugu, J. (2015) các yếu tố vi mô tác
động đến hiệu quả hoạt động của 23 doanh nghiệp bảo hiểm ở Kenya giai đoạn từ
năm 2009 đến năm 2012. Hiệu quả hoạt động được đánh giá thông qua tỷ suất sinh
lời trên tổng tài sản (ROA). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều (+) với đòn bẩy tài chính, vốn chủ sở hữu,
lợi nhuận trên tổng số các chuyên gia và chỉ số năng lực quản lý. Còn khả năng
thanh toán, quy mô doanh nghiệp và quyền sở hữu nước ngoài có tác động ngược
chiều (-). Nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa hiệu quả với tính thanh
khoản, rủi ro bảo lãnh phát hành và tuổi của doanh nghiệp, thời gian hoạt động, và
lợi nhuận giữ lại.


×