Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sản tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ KIM NGÂN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN
TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán Mã
số ngành: 60340301

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2017


i

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Phan Đức Dũng.
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 23 tháng 04 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
STT


Họ và tên

Chức danh Hội Đồng

1

PGS.TS. Trần Phước

Chủ tịch

2

TS. Trần Văn Tùng

Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Thị Thu Hiền

Phản biện 2

4

PGS.TS. Phạm Văn Dược

Ủy viên

5


TS. Phan Mỹ Hạnh

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa
chữa
(nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


ii

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 30 tháng 03 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trần Thị Kim Ngân
Ngày, tháng, năm sinh: 21/11/1988
Chuyên ngành: Kế toán.

Giới tính: Nữ
Nơi sinh: Tiền Giang
MSHV: 1541850030

I- Tên đề tài:
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp

thủy sản tỉnh Bạc Liêu
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu để giải quyết ba nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và các kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như
trong nước về kế toán quản trị, làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài này.
- Xác định các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các
doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu.
- Đề xuất các chính sách và hàm ý quản trị nhằm vận dụng kế toán quản trị
phù hợp, hiệu quả hơn tại các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu.
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, tác giả thực hiện và trình bày đề tài nghiên cứu
trong 5 nội dung, bao gồm: (1)Tổng quan về vấn đề nghiên cứu; (2) Cơ sở lý thuyết;
(3) Phương pháp nghiên cứu; (4) Kết quả nghiên cứu và thảo luận; (5) Kết luận và
kiến nghị.
Hạn chế của đề tài: Nghiên cứu này được thực hiện tại các doanh nghiệp thủy
sản tỉnh Bạc Liêu, chưa được thực hiện tại các tỉnh khác.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 26/09/2016.
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30 tháng 03 năm 2017
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Phan Đức Dũng

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

PGS. TS. Phan Đức Dũng

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Trần Thị Kim Ngân


4

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc đối với của trường Đại học
Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kế toán – Kiểm toán đã tạo
điều kiện cho tôi có nhiều thời gian để hoàn thành khóa luận của mình. Và tôi xin chân
thành cảm PGS.TS.Phan Đức Dũng đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và quý anh/chị trong các doanh nghiệp
đã dành thời gian quý báu của mình đã giúp đỡ tôi hoàn thành khảo sát.
Họ và tên học viên

Trần Thị Kim Ngân


5

TÓM TẮT
Kế toán quản trị có vai trò quản lý hữu hiệu, giúp nhà quản trị có những công cụ

hiệu quả để quản lý. Đây là một nhu cầu tất yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong
nền kinh tế thị trường. Đối với các doanh nghiệp thủy sản hiện nay đang hoạt động
trong giai đoạn khó khăn. Thông qua việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc
vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu, tác giả đã tìm
hiểu và đưa ra các vấn đề cần nghiên cứu:
+ Xác định thực trạng về Kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thủy sản tỉnh
Bạc Liêu.
+ Các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng Kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu.
+ Các giải pháp nhằm hoàn thiện Kế toán quản trị.
Với phương pháp điều tra, khảo sát thực tế bài viết này sẽ góp phần giả quyết các
vấn đề nói trên. Qua việc khảo sát gồm 62 doanh nghiệp với 154 phiếu khảo sát, tác giả
đã xác định và lượng hóa tác động của 5 nhân tố: Quy mô doanh nghiệp, Văn hóa
doanh nghiệp, trình độ của nhân viên kế toán, nhận thức của người điều hành doanh
nghiệp, chi phí cho việc vận dụng kế toán quản trị. Bảng câu hỏi đã gửi đến các doanh
nghiệp, từ những thông tin thu thập được, tác giả đã tập hợp, phân tích và đánh giá thực
trạng. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra kết luận và kiến nghị.


6

ABSTRACT
Management Accounting takes the role of managing effectively, it’s seen as an
effective management tool for managers. This is an indispensable need for any
enterprises in the market economy. In this research, the author studies factors that
impact the process of applying management accounting at fishery enterprises in Bac
Lieu province. And the result of this research helps us to solve these issues:
- Determining the situation of management accounting at fishery enterprises in
Bac Lieu province.
- Factors and impact degree of these factors to the process of applying

management accounting at fishery enterprises in Bac Lieu province.
- The solutions to improve the situation of applying management accounting.
The author used investigation and survey method to solve these above issues. Via
the survey of 62 enterprises and 154 survey papers, the author has identified and
quantified the effect of 5 factors: Enterprise scale, Enterprise culture, Accoutant level,
the Manager awareness and the Expenses of applying management accounting. From
the information collected in the survey papers, the author gathered, analysed and
evaluated the situation before giving conclusion and recommendation.


vii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................Trang
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1
2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................ 2
2.1.

Mục tiêu của đề tài ............................................................................... 2

2.2.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 2

2.3.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................... 2

3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 3

5. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 3
6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 5
1.1. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 5
1.2. Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................. 8
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KTQT TẠI CÁC DN ............................ 21
2.1. Tổng quan về KTQT ................................................................................... 21
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của KTQT .............................................. 21
2.1.2. Các khái niệm về KTQT ............................................................................ 22
2.2. Vai trò, bản chất của KTQT ...................................................................... 23
2.2.1. Vai trò của KTQT ...................................................................................... 23
2.2.2. Bản chất của KTQT ................................................................................... 25
2.3. Nội dung cơ bản của KTQT ....................................................................... 25
2.3.1. Dự toán ngân sách ...................................................................................... 26
2.3.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của dự toán ........................................................ 26
2.3.1.2. Phân loại dự toán ................................................................................. 26
2.3.2. Hệ thống kế toán chi phí và phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh
.................................................................................................................................. 30


8

2.3.2.1. Phân loại chi phí .............................................................................. 30
2.3.2.2. Các mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 33
2.3.2.3. Phân tích biến động chi phí .............................................................. 35
2.3.3. Kế toán trách nhiệm ............................................................................... 35
2.3.4. Thiết lập thông tin KTQT phục vụ cho việc ra quyết định.................... 38
2.4. Các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT tại các DN ................... 40
2.5. Một số lý thuyết nền tảng có liên quan các nhân tố tác động đến việc vận

dụng KTQT......................................................................................................... 42
2.5.1. Lý thuyết bất định .................................................................................. 43
2.5.1.1. Nội dung lý thuyết........................................................................... 43
2.5.1.2. Áp dụng lý thuyết bất định vào việc vận dụng KTQT .................... 44
2.5.2. Lý thuyết đại diện .................................................................................. 46
2.5.2.1. Nội dung lý thuyết........................................................................... 46
2.5.2.2. Áp dụng lý thuyết đại diện vào việc vận dụng KTQT..................... 46
2.5.3. Lý thuyết xã hội học .............................................................................. 47
2.5.3.1. Nội dung lý thuyết........................................................................... 47
2.5.3.2. Áp dụng lý thuyết xã hội học vào việc vận dụng KTQT ................. 47
Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................ 50
3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 50
3.1.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 50
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 51
3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng
KTQT tại doanh nghiệp thủy sản ..................................................................... 52
3.3 Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................ 53
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ................................................................ 53
3.3.2. Kết quả thảo luận chuyên gia................................................................. 53
3.3.3. Xây dựng các giả thuyết thiết kế ........................................................... 56
3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................................ 56


9

3.4.1. Xây dựng thang đo................................................................................. 56
3.4.2. Phương pháp đo lường và tính toán dữ liệu........................................... 57
3.4.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng ............................................................. 58
3.4.4. Mô hình hồi quy..................................................................................... 59
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 61

4.1. Tổng quan về doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu ............................... 61
4.2. Thực trạng về KTQT tại các DN thủy sản tỉnh Bạc Liêu ....................... 65
4.2.1.Nhận diện, phân loại chi phí ................................................................... 65
4.2.2. Phân tích biến động chi phí ................................................................... 68
4.2.3.Xây dựng hệ thống dự toán ngân sách.................................................... 71
4.2.4. Xây dựng kế toán trung tâm trách nhiệm .............................................. 78
4.2.5. Xây dựng và thiết kế thông tin thích hợp cho việc ra quyết định.......... 79
4.3. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 81
4.3.1. Bước 1: Thực hiện kiểm định thang đo ................................................. 81
4.3.2. Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá ..................................................... 86
4.3.3. Bước 3: Phân tích hồi quy đa biến......................................................... 91
4.4. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết ....................................................... 95
4.4.1. Giả định liên hệ tuyến tính..................................................................... 95
4.4.2. Giả định phân phối chuẩn của số dư...................................................... 96
4.4.3. Giả định về tính độc lập của sai số ........................................................ 97
4.4.4. Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập .................... 98
4.4.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .................................................... 98
4.5. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ................................................................. 99
4.5.1. Đối với nhân tố quy mô DN ................................................................ 100
4.5.2. Đối với văn hóa DN ............................................................................. 100
4.5.3. Đối với người điều hành DN ............................................................... 101
4.5.4. Đối với chi phí cho việc vận dụng KTQT ........................................... 101
4.5.5. Đối với trình độ nhân viên kế toán ...................................................... 102


10

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 104
5.1.Kết luận ....................................................................................................... 104
5.2. Một số kiến nghị......................................................................................... 105

5.2.1. Đối với cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ................................................. 105
5.2.2. Đối với nhân viên KTQT ..................................................................... 105
5.2.3. Đối với nhà quản trị DN ...................................................................... 105
5.2.4. Đối với DN .......................................................................................... 106
5.2.5. Đối với cơ quan nhà nước.................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 109
PHỤ LỤC I: Phiếu Khảo sát
PHỤ LỤC II: Danh sách các doanh nghiệp khảo sát


11

DANH MỤC VIẾT TẮT
BTC:

Bộ tài chính

CP:

Cổ phần

DNTN:

Doanh nghiệp tư nhân

KTQT:

Kế toán quản trị

MTV:


Một thành viên

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TT:

Thông tư


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Sản lượng các mặt hàng thủy sản tỉnh Bạc Liêu từ năm 2011-2015 ....... 61
Bảng 4.2: Phân loại chi phí trong doanh nghiệp thủy sản theo cách ứng xử ........... 66
Bảng 4.3: Cronbach Alpha của thang đo quy mô doanh nghiệp .............................. 82
Bảng 4.4: Cronbach Alpha của thang đo văn hóa doanh nghiệp ............................. 83
Bảng 4.5: Cronbach Alpha của thang đo nhận thức của người điều hành DN ........ 83
Bảng 4.6: Cronbach Alpha của thang đo trình độ của nhân viên kế toán DN ......... 84
Bảng 4.7: Cronbach Alpha của thang đo chi phí cho việc tổ chức KTQT............... 85
Bảng 4.8: Cronbach Alpha của thang đo khả năng vận dụng KTQT trong DN thủy sản
tỉnh Bạc Liêu ............................................................................................................ 85
Bảng 4.9: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần ................................... 88
Bảng 4.10: Kiểm định phương sai trích ................................................................... 88
Bảng 4.11: Bảng ma trận xoay ................................................................................. 90
Bảng 4.12: Kiểm định hệ số hồi quy ........................................................................ 91
Bảng 4.13: Bảng tóm tắt mô hình............................................................................. 92

Bảng 4.14: Bảng phân tích hồi quy Anova .............................................................. 93
Bảng 4.15: Kiểm định Spearman.............................................................................. 93
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu........................................ 98


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ khung lý thuyết bất định cập nhật của Macy và Arunachalam.. 44
Hình 2.2.: Sơ đồ diễn giải khung lý thuyết bất định cập nhật của Chenhall........ 45
Hình 2.3: Sơ đồ khung lý thuyết đại diện Healy và Palepu ................................. 47
Hình 2.4: Khung lý thuyết xã hội học Covaleski và ctg (1996) .......................... 48
Hình 3.1: Khung nghiên cứu luận án ................................................................... 52
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 53
Hình 4.1: Số lượng các DN thủy sản tỉnh Bạc Liêu............................................. 62
Hình 4.2: Mô hình kết quả hồi quy ...................................................................... 95
Hình 4.3: Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa...................................................... 96
Hình 4.4: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa................................................. 97


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng với khu vực và thế giới
nhằm tạo ra sự phát triển nhanh của đất nước. Phù hợp với sự phát triển của chính sách
kinh tế vi mô và vĩ mô, công cụ kế toán cũng thay đổi theo.Tuy nhiên, kế toán quản trị
chỉ mới được hệ thống hóa và phát triển một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễn ở
những thập kỹ gần đây trong các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp có quy
mô, sự tiến bộ nhất định về khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, điều kiện xử lý thông

tin . Ngày 12 tháng 6 năm 2006 Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 53/2006/TTBTC về việc “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp”, nhưng việc
triển khai, áp dụng cụ thể vào từng loại hình doanh nghiệp như thế nào thì còn nhiều
vấn để phải xem xét và nghiên cứu.
Một khi môi trường kinh doanh thay đổi theo xu hướng hội nhập toàn cầu, một
thách thức lớn đặc ra cho các nhà quản trị Việt Nam là phải vận dụng các công cụ kỹ
thuật quản trị mới để ứng phó, nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Việc vận dụng kế toán quản trị sẽ tận dụng được các công cụ quản trị để giúp các nhà
quản trị có được thông tin kịp thời và thích hợp và hiệu quả nhằm hổ trợ cho quá trình
ra quyết định. Chế biến thủy sản là một trong những ngành đang được Nhà nước quan
tâm hỗ trợ nhằm phát triển chương trình kinh tế biển, khai thác lợi thế về biển của Việt
Nam, nhưng những năm gần đây các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về thị
trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý,…... Việc vận
dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam chịu tác động của
nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, có thể làm tăng tính khả thi của
việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp và ngược lại. Do đó việc nghiên
cứu nhằm nhận diện và lượng hóa mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng
KTQT trong các doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu là chủ đề quan trọng và cấp
thiết. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn nội dung “Các nhân tố tác động đến việc vận


2

dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu” để thực hiện
luận án của mình.
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu của đề tài:
- Mục tiêu tổng quát: Luận văn được thực hiện nhằm nghiên cứu các nhân tố tác
động và mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng Kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu.
- Mục tiêu cụ thể:

+ Xác định thực trạng về Kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thủy sản tỉnh
Bạc Liêu
+ Các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng Kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu
+ Các giải pháp nhằm hoàn thiện Kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sản
tỉnh Bạc Liêu
2.2. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng
Kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu.
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu và kết hợp hai phương
pháp nghiên cứu định tính và định lượng như sau:
- Phương pháp định tính: dùng công cụ phỏng vấn kết hợp với xin ý kiến của
chuyên gia để xác định nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các doanh
nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Từ nội dung trao đổi, tác giả sẽ sử dụng kết
quả thảo luận cuối cùng để làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho công tác
khảo sát.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng
+ Tổng thể mẫu và mẫu nghiên cứu
• Xác định tổng thể mẫu nghiên cứu
• Xác định mẫu nghiên cứu


3

+ Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu phục vụ để kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu được thu thập thông qua điều tra bảng câu hỏi/phiếu điều tra. Các câu hỏi
điều tra gồm các câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Trên cơ sở các biến và thang đo cho các
biến đã được xác định, quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra được tiến
hành như sau:
+ Soạn thảo phiếu điều tra để khảo sát thử

+Hoàn thiện phiếu điều tra
+ Phát hành phiếu điều tra để thu thập thông tin
+ Tiếp cận phiếu điều tra và cập nhật thông tin
+ Làm sạch dữ liệu
+Phương pháp phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Tác giả phân tích và kiểm định bằng phần mềm SPSS để kiểm tra lại độ tin cậy của
các thang đo các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp
thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, đồng thời tìm ra các nhân tố mới và đo lường mức
độ tác động của chúng. Công cụ sử dụng bao gồm Conbach’s Alpha, phân tích nhân tố
khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi về không gian: Tìm các nhân tố tác động đến việc vận dụng Kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu.
Phạm vi về thời gian: thời gian thực hiện luận văn từ tháng 9/2016 – tháng
3/2017.
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu trên, các câu hỏi cần đặt ra như sau:
- Thực trạng của việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc
Liêu ?
- Các nhân tố nào tác động, mức độ tác động của từng nhân tố và mối tương quan
giữa chúng với nhau trong các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu?
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN


4

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã đóng góp khoa học một số điểm cơ bản sau:
-Thông qua việc tổng hợp thực tiễn về vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp
thủy sản , rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc vận dụng KTQT trong các
DN thủy sản tỉnh Bạc Liêu.

- Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các giả pháp đồng bộ để góp
phần làm tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DN thủy sản tỉnh Bạc
Liêu.
- Nghiên cứu này cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích cho các
nghiên cứu tiếp theo.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 5 chương:
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị và các nhân tố tác động đến việc
vận dụng kế toán quản trị
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Khi tìm hiểu về các nghiên cứu các đề tài về Kế toán quản trị thì tác giả tập trung
nghiên cứu, tập hợp, phân tích và tổng hợp được một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến
sĩ, công trình nghiên cứu và bài báo tiêu biểu có tính chất, nội dung về cơ bản có liên
quan đến luận án như sau:
(i) Tác giả Phạm Văn Dược (1997) đã nghiên cứu đề tài “Phương hướng xây
dựng nội dung và tổ chức vận dụng KTQT vào các doanh nghiệp Việt Nam”. Nghiên
cứu này đã nêu những điểm khái quát nhất về KTQT, đồng thời chỉ ra những điểm
khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính. Qua đó nghiên cứu đưa ra các giải
pháp để xây dựng các nội dung kế toán quản trị như: kế toán quản trị chi phí, xây dựng
dự toán ngân sách, phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận (CVP) và

phương hướng vận dụng những nội dung đó vào các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy
nhiên nghiên cứu này chỉ đề ra những nội dung và phương hướng áp dụng, tổ chức
KTQT cho tất cả các loại hình doanh nghiệp nói chung mà chưa quan tâm đến sự khác
nhau giữa các ngành nghề, loại hình doanh nghiệp.
(ii) Nghiên cứu của Phạm Thị Thủy (2005) về “Xây dựng mô hình kế toán quản
trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam” theo hướng hệ thống
kế toán quản trị chi phí hiện đại, có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị
trong việc ra các quyết định kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt.
Nghiên cứu đã tiến hành xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí linh hoạt cho các
doanh nghiệp sản xuất dược phẩm với quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ. Tăng cường
kiểm soát chi phí thông qua việc phân loại chi phí, lập dự toán và phân tích biến động
chi phí, xác định quy mô hợp lý cho từng lô sản phẩm sản xuất. Yêu cầu phải đánh giá
kết quả hoạt động chi tiết theo từng sản phẩm, từng phân xưởng sản xuất và từng chi
nhánh cụ thể. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ tập trung xây dựng mô hình quản trị chi phí
chứ chưa đề cập đến những nội dung khác của kế toán quản trị.


6

(iii) Nghiên cứu của Nguyễn Bích Liên (2007) về “Hoàn thiện công tác kế toán
quản trị tại tại Công ty Phân bón Miền Nam” đã phân tích công tác kế toán quản trị
với các nội dung: hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách, kế toán trách nhiệm, kế toán
chi phí và tính giá thành sản phẩm, hệ thống thông tin phục vụ cho việc ra quyết định
kinh doanh tại Công ty Phân bón Miền Nam. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra
rằng việc hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị sẽ tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo
quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh, kịp thời đưa ra các quyết định chính xác và
hiệu quả. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung tại một công ty nên không mang tính
khái quát chung cho ngành.
(iv) Tác giả Văn Thị Thái Thu (2008) “Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi
phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ở

Việt Nam”, nghiên cứu đã xác định được sự cần thiết, yêu cầu, các nguyên tắc cơ bản
và nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh
doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ở Việt Nam, đồng thời cũng chỉ rõ
các điều kiện cơ bản mà các cơ quan quản lý Nhà Nước và bản thân các doanh nghiệp
khách sạn có thể đáp ứng đề hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị này. Tuy nhiên, nghiên
cứu chưa xem xét đến những nội dung khác của công tác tổ chức kế toán quản trị tại
những doanh nghiệp khách sạn này.
(v) Phạm Ngọc Toàn (2010), “Xây dựng nội dung và tổ chức KTQT cho các
DNNVV ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế. Luận án của tác giả đã
tổng hợp, phân tích và trình bày các nội dung và tổ chức KTQT trong DN , tác giả đã
khảo sát hiện trạng tình hình tổ chức cũng như nội dung KTQT đang áp dụng trong các
DNNVV, từ đó tác giả đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm hổ trợ cho các DNNVV tổ
chức tốt KTQT, tăng cường cung cấp thông tin phục vụ cho các quyết định quản lý.
(vi) Tác giả Hồ Thị Huệ (2011) “Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp
sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh” đã chứng minh tầm quan trọng của kế toán quản
trị trong các doanh nghiệp sản xuất. Kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế
đã được đo lường xử lý và cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để điều hành hoạt


7

động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác kế toán quản trị giúp ban lãnh đạo doanh
nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọn một trong những phương án có hiệu quả kinh
tế cao nhất: phải sản xuất những sản phẩm nào, sản xuất bằng cách nào, bán các sản
phẩm đó bằng cách nào, theo giá nào, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực và phát triển khả năng sản xuất. Luận văn đã đi sâu tìm hiểu thực trạng sử dụng kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời
cũng nêu lên một số nguyên nhân chưa xây dựng mô hình kế toán quản trị và thông tin
nhà quản lý cần bộ phận kế toán quản trị cung cấp. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra mô
hình kế toán quản trị sử dụng cho các doanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí

Minh.
(vii) Nguyễn Thị Bảo Ngọc (2013) “Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại công ty
CP thủy sản 584 Nha Trang”, luận văn đã cho thấy để thực hiện tốt những nội dung
của kế toán quản trị, công ty cần tổ chức bộ máy kế toán sao cho đáp ứng được các
quan điểm của công ty, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán một cách
hiệu quả nhất nhằm phát huy tối đa lợi ích mà kế toán quản trị đem lại. Nhà quản lý
của công ty CP thủy sản 584 đã và đang nỗ lực đưa công cụ kế toán quản trị vào quá
trình quản lý. Việc tổ chức được một hệ thống kế toán quản trị tốt sẽ giúp công ty tận
dụng những điểm mạnh, hạn chế và loại bỏ dần sai sót còn tồn đọng, giúp công ty đạt
được những thành quả tốt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng như
những nghiên cứu trên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào một công ty nên chưa khái
quát chung được nhóm ngành thủy sản.
(viii) Nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016), “Các nhân tố tác động đến việc vận
dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam”. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế.
Luận án của tác giả đã đưa ra 7 nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT bao gồm:
mức độ sở hữu của Nhà nước, mức độ cạnh tranh của thị trường, văn hóa DN, nhận
thức của người chủ/ người điều hành DN, quy mô doanh nghiệp, chi phí cho việc tổ
chức KTQT và chiến lược doanh nghiệp lần lượt đóng góp 19,16%, 18,67%, 18,19%,


8

17,19%, 11,46%, 11,17% và 4,16% vào việc tác động làm gia tăng tính khả thi khi vận
dụng KTQT vào các DNNVV tại Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu ở những hoàn cảnh khác nhau luôn đặt ra những vấn đề
nghiên cứu khác nhau. Dù phạm vi, phương pháp hay phương diện nghiên cứu có khác
nhau thì mục đích duy nhất và cuối cùng mà các nhà nghiên cứu hướng đến vẫn là đưa
ra được các biện pháp để đánh giá, từ đó hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tổ chức công
tác kế toán quản trị trong từng loại hình doanh nghiệp, từng doanh nghiệp cụ thể.


1.2.

NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
Hiệp hội kế toán quốc tế (IFAC) vào năm 1998 đã tóm lược tiến trình phát triển

của KTQT qua bốn giai đoạn. Theo đó giai đoạn một (trước những năm 1950) với trọng
tâm xác định chi phí và kiểm soát tài chính. Trong giai đoạn này, KTQT chủ yếu liên
quan đến các vấn đề nội bộ, đặc biệt là năng lực sản xuất. Và trong nửa đầu thế kỷ 20,
việc vận dụng KTQT thịnh hành là sử dụng dự toán và kế toán chi phí. Tuy nhiên việc
phổ biến về thông tin chi phí có khuynh hướng bị xem nhẹ, và việc sử dụng thông tin
chi phí để ra quyết định chỉ được khai thác một cách kém cỏi (Aston et al., 1995).
Trọng tâm của KTQT trong giai đoạn hai (từ những năm 1950 – 1960) là cung cấp
thông tin để phục vụ cho mục địch hoạch định và kiểm soát. IFAC (1998) đã mô tả
KTQT trong giai đoạn này là “hoạt động quản trị nhưng trong vai trò của nhân viên”.
Thông qua việc sử dụng các công cụ kỹ thuật như phân tích quyết định và kế toán trách
nhiệm, các nhân viên sẽ hỗ trợ cấp trên trực tiếp của mình. Quản trị kiểm soát giai đoạn
này hướng đến sản xuất và quản lý nội bộ hơn là hướng về chiến lược và các vấn đề về
môi trường. Giai đoạn này có khuynh hướng là chỉ khi có sự sai lệch giữa kết quả thực
tế với kế hoạch kinh doanh đã được lập thì KTQT, với vai trò là một bộ phận của hệ
thống quản trị kiểm soát, mới xác định vấn đề và đưa ra hành động ứng phó (Aston et
al., 1995). Giai đoạn ba (từ những năm 1970 – 1980) trọng tâm KTQT lại thay đổi sang
“giảm sự lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực cho quá trình kinh doanh”. Sự thay
đổi này được lý giải là do một phần kết quả từ cuộc suy thoái thế giới những năm thập
kỷ 70 và kéo theo sau đó về cú sốc giảm giá dầu và sự gia tăng cạnh tranh toàn cầu


9

trong những năm đầu thập kỷ 80. Sự phát triển nhanh chóng về mặt công nghệ đã tác
động nhiều mặt của khu vực công nghiệp, cũng như kéo theo sự phát triển về máy tính

đã làm thay đổi về bản chất và khối lượng thông tin mà các nhà quản trị có thể truy cập.
Thách thức đặt ra đối với các kế toán quản trị viên – với vai trò là người cung cấp hàng
đầu các thông tin này – trong giai đoạn này là thông qua các quy trình phân tích và công
cụ kỹ thuật quản trị chi phí, làm cách nào đó để đảm bảo việc các thông tin thích hợp
luôn có sẵn để hỗ trợ các nhà quản trị cũng như nhân viên ở mọi cấp độ. Giai đoạn bốn
(từ những năm 1980 trở về sau) trọng tâm KTQT lại thay đổi qua việc tạo ra các giá trị
bằng cách sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực. Điều này đạt được thông qua việc
“… sử dụng các công cụ kỹ thuật nhằm nghiên cứu sự hướng tới các giá trị khách hàng,
giá trị cổ đông và sự cải tiến của DN nói chung” (IFAC, 1998).
Tuy nhiên cho đến nay theo Gary Cokin (2013) chúng ta có thể nói đến một giai
đoạn mới của KTQT với xu hướng phát triển mạnh từ 2015 trở về sau là kỷ nguyên
phân tích dự báo (predictive analytics era). Theo đó dựa trên dữ liệu quá khứ, DN có
thể đánh giá và dự báo tầm nhìn chiến lược cũng như các hành động cụ thể, cùng với
các kế hoạch chi phí thì DN có thể dễ dàng chuyển đổi các mục tiêu, hành động cụ thể
thành những con số để có thể đánh giá hiệu quả và hiệu lực của các quyết định. Và
trong kỷ nguyên phân tích dự báo này, Gary Cokin (2013) tổng hợp bảy xu hướng chính
của KTQT bao gồm:
+ Mở rộng từ việc phân tích sản phẩm sang phân tích kênh phân phối và tính khả
lợi của khách hàng;
+ Sự mở rộng vai trò của KTQT trong việc quản lý hiệu suất DN (EPM –
Enterprise performance management);
+ Sự nhấn mạnh về kế toán dự báo;
+ Phân tích kinh doanh được bao hàm trong các phương thức quản lý hiệu suất
DN;
+ Cùng tồn tại và hoàn thiện các phương pháp KTQT khác nhau trong DN;
+ Quản trị công nghệ thông tin và chia sẻ dịch vụ;


+ Nhu cầu về kỹ năng cao hơn và năng lực tốt hơn về quản trị chi phí theo hành vi
ứng xử.

Sau thập niên 90s, các nghiên cứu nổi bật lên về các điều tra về sự thay đổi của
việc vận dụng KTQT (MAPs) trong các DN. Tại các nước Châu Âu, các nghiên cứu của
Abdel-Kader và Luther (2006) đối với các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) trong lĩnh
vực công nghiệp thức ăn và nước giải khát của Anh Quốc chỉ ra rằng các công cụ kỹ
thuật KTQT truyền thống vẫn được các DN quen dùng tiếp tục áp dụng phổ biến, tuy
nhiên đồng thời cũng có dấu hiệu cho thấy các công cụ kỹ thuật của KTQT tiên tiến
được áp dụng như: các thông tin liên quan đến chi phí chất lượng, các thước đo phi tài
chính liên quan đến nhân viên, các phân tích về điểm mạnh – điểm yếu của đối thủ cạnh
tranh. Bên cạnh đó, có rất nhiều các tác giả khác cũng đã tiến hành các nghiên cứu việc
vận dụng KTQT tại các DN Châu Âu về rất nhiều các lĩnh vực như chi phí, hoạch định
và kiểm soát, hệ thống đo lường và đánh giá cũng như các hệ thống thông tin hỗ trợ ra
quyết định (DSS – decision support system). Vào năm 1996, Bruggeman et al. đã tiến
hành điều tra việc vận dụng KTQT tại các DN Bỉ và phát hiện ra rằng các công cụ kỹ
thuật truyền thống của KTQT vẫn được sử dụng nhưng đồng thời các DN cũng chọn lựa
sử dụng các công cụ kỹ thuật quản trị mới như ABC (activity-based costing). Pierce và
O‘Dea (1998) khi tiến hành nghiên cứu vận dụng KTQT tại các DN Ailen đưa ra kết
luận rằng các công cụ kỹ thuật truyền thống của KTQT như các chỉ tiêu tài chính về đo
lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của DN vẫn được lựa chọn và chiếm ưu thế, tuy
nhiên việc cập nhật các công cụ kỹ thuật hiện đại của KTQT như ABC, kế toán chi phí
mục tiêu (target costing) … ngày càng được phổ biến. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng
các công cụ kỹ thuật hiện đại đóng vai trò bổ sung chứ không phải thay thế cho các
công cụ kỹ thuật truyền thống. Hyvo¨ nen (2007) khi nghiên cứu về vận dụng KTQT
trong các DNSX đã cung cấp các bằng chứng thực tiễn về việc mở rộng chấp nhận vận
dụng KTQT trong các DN, sự ghi nhận về những tiện ích khi vận dụng KTQT cũng
như những tiềm năng phát triển trong tương lai. Các kết quả chỉ ra rằng các thước đo
tài chính như phân tích lợi nhuận biên sản phẩm, dự toán, kiểm soát chi phí … vẫn còn


tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tương lai, tuy nhiên đồng thời cũng nhấn mạnh
vai trò quan trọng trong tương lai của các công cụ kỹ thuật đo lường phi tài chính như

đo lường sự hài lòng của khách hàng, thái độ của khách hàng …
Tại các nước Châu Á – Thái Bình Dương, theo Scarbrough et al. (1991) thì các
nghiên cứu về việc vận dụng KTQT tại Nhật chỉ ra rằng các DN tại Nhật không chú
trọng phát triển các phương pháp cải tiến cho việc đánh giá chi phí sản phẩm và đánh
giá hàng tồn kho hơn các nước phương Tây. Thay vào đó, các công ty chú trọng nhiều
vào sự nỗ lực cải tiến vào phân tích chi phí cho việc ra quyết định và kiểm soát chi phí
thông qua các công cụ kỹ thuật KTQT đơn nhất như chi phí mục tiêu và các công cụ kỹ
thuật TQC, TPM, JIT, VE và ROS. Việc phát triển công cụ kỹ thuật trong các mảng
này dường như rất cẩn trọng khi hội nhập và hỗ trợ cho các hoạt động của hệ thống
chiến lược. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng sự tập trung của các cố gắng về quản trị
DN đã trở thành một vấn đề được mô tả và giao tiếp trong mục tiêu và chiến lược toàn
DN; nó không phải là một hệ thống phức tạp phản ánh đặc thù riêng của thị trường và
quá trình SX. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về các bước phát triển của KTQT từ việc
vận dụng các công cụ kỹ thuật truyền thống cho đến các công cụ kỹ thuật của kế toán
quản trị chiến lược (SMA) đã chỉ ra rằng cùng với nhu cầu phát triển về quản trị chiến
lược, sự liên quan của KTQT đến công tác quản trị chiến lược DN ngày càng được các
học giả quan tâm. Là một trong những người tiên phong, Simmonds (1981) đã khái
niệm SMA theo hướng KTQT phát triển và hỗ trợ cho quản trị chiến lược, có nghĩa
SMA là “… việc cung cấp và phân tích dữ liệu KTQT về một DN và các đối thủ cạnh
tranh của nó để sư dụng và kiểm soát chiến lược doanh nghiệp”. Theo đó sự phát triển
của SMA để đáp ứng cho nhu cầu quản trị nhằm đạt đến sự thành công và “…đạt được
một lợi thế cạnh tranh bền vững”. Sau này ngày càng nhiều học giả tiếp tục phát triển
nghiên cứu chuyên sâu của SMA trong ứng dụng và liên kết của kế toán và chiến lược
trong thực tiễn (Ahrens and Chapman, 2005, 2007). Simon, trong các loạt nghiên cứu
của mình từ những năm 1987, 1990, 1991, 1994 đã truyền bá rằng việc sử dụng các hệ
thống kiểm soát quản trị như dự toán có tác động qua lại với các mục đích quản trị;


×