Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Luận văn tốt nghiệp thực trang thu hút và hiệu quả sử dụng FDI địa bàn bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.65 KB, 70 trang )

Khoa Tài Chính Quốc Tế

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................4
Chương 1LÝ LUẬN CHUNG VÈ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI....1
1.1.

Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi)....................................1
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài........................1
1.1.2. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài...............................3
1.1.2 Quy trình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài..............6

1.2
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thu hút và hiệu quả sử dụng fdi tại địa
phương..............................................................................................................7
1.2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính....................................................................7
1.2.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng.............................................................10
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút và hiệu quả sử dụng fdi..............11
1.3.1 Nhân tố ảnh hưởng tới thu hút........................................................11
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI................14
1.4 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hải dương trong
những năm gần đây.........................................................................................17
Chương 2:THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG FDI VÀO
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH........................................................................21
2.1 khái quát chung về tỉnh bình định.............................................................21
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên...................................................21
2.1.2 Dân số, lao động.............................................................................22
2.1.3 Tình hình kinh tế xã hội.................................................................23
2.1.4 Những thế mạnh và năng lực cạnh tranh của tỉnh Bình Định........27
2.2 thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng fdi tại địa bàn tỉnh bìnhđịnh........29
2.1.1 Thực trạng về thu hút FDI vào địa bàn tỉnh Bình Định..................29


2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng FDI tại địa bàn tình Bình Định.......42
2.3. đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng vốn fdi của tỉnh bình định............45
2.3.1 Những thành tựu đạt được..............................................................45
Sv: Nguyễn Kim Nam

CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại.............................................................49
Chương 3:GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG FDI VÀO ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH...........................52
3.1 Định hướng thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng fdi trên địa bàn tỉnh
bình định..........................................................................................................52
3.1.1. Dự báo nhu cầu và khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào địa bàn tỉnh Bình Định............................................................52
3.1.2. Định hướng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào tỉnh Bình Định..................................................................................53
3.2 Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh bình định.....................................................54
3.2.1 Các giải pháp tăng cường thu hút FDI...........................................54
3.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng FDI...............................63

Sv: Nguyễn Kim Nam

CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
DANH MỤC VIẾT TẮT


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Kí hiệu
DN
ĐTNN
ĐTTN
FDI
GCNĐT
KCN
KKT
TP
UBND

Sv: Nguyễn Kim Nam

Nội dung
Doanh nghiệp
Đầu tư nước ngoài
Đầu tư trong nước
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Giấy chứng nhận đầu tư
Khu công nghiệp
Khu kinh tế
Thành phố
Ủy ban Nhân dân

CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VÈ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.
1.1.1.

TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI).
Khái niệm và đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): là hình thức chủ đầu tư nước ngoài

đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án nhằm dành quyền
điều hành hoặc trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn.
Trên thực tế có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về FDI. Theo quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF) đưa ra năm 1997: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign
Direct Investment - FDI) là vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích
lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền
kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là dành tiếng nói hiệu quả
trong việc quản lý doanh nghiệp đó”. Theo Luật Đầu tư chung năm 2005 tại
Việt Nam “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước
ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào
được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp

đồng hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài”.
Như vậy, bản chất của FDI là sự di chuyển một khối lượng nguồn vốn
kinh doanh dài hạn giữa các quốc gia - hình thức xuất khẩu tư bản nhằm thu
lợi nhuận cao hơn. Do đi kèm với đầu tư vốn là đầu tư công nghệ và tri thức
kinh doanh nên hình thức này thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa
– hiện đại hóa ở nước nhận đầu tư. Xuất phát từ khái niệm, chúng ta có thể
rút ra một số đặc điểm của FDI như sau:
Sv:Nguyễn Kim Nam1CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
-Thứ nhất, chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia điều
hành dự án đầu tư tùy theo tỷ lệ vốn góp. Các chủ đầu tư nước ngoài phải
đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy
theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham
gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
-Thứ hai, nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp thu công nghệ, kỹ thuật tiên
tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại. FDI thường kèm theo chuyển giao công
nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ
nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm
quản lý từ nước đầu tư.
-Thứ ba, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện chủ yếu bằng
nguồn vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về
sản xuất kinh doanh, lãi, lỗ.Theo cách phân loại đầu tư nước ngoài của
UNCTAD, IMF và OECD, FDI là đầu tư tư nhân. Các nước nhận đầu tư,
nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút
FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính
sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ mục tiêu phát triển kinh
tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm

kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự
lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư
cũng như công nghệ cho mình. Do đó, sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi
nhất cho họ. Vì thế, hình thức này mang tính khả thi cao, không có những
ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế của
nước nhận đầu tư. Lợi nhuận của nhà đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả
hoạt động sản xuất, kinh doanh được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp

Sv:Nguyễn Kim Nam2CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
định sau khi đã nộp thuế thu nhập và các khoản đóng góp khác cho nước sở
tại, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.
Thứ tư, vốn đầu tư trực tiếp bao gồm vốn góp để hình thành vốn pháp định,
vốn vay hoặc vốn bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp để triển khai và mở
rộng dự án.
1.1.2.

Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.2.1 Hình thức doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các
bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng góp vốn, cùng kinh
doanh nhằm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ
doanh nghiệp liên doanh, phù hợp với khuôn khổ luật pháp nước nhận đầu
tư. Doanh nghiệp liên doanh có các đặc điểm sau:
- Về pháp lý: Doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân của nước
nhận đầu tư, hoạt động theo luật pháp của nước nhận đầu tư. Hình thức của
doanh nghiệp liên doanh là do các bên tự thỏa thuận phù hợp với các quy

định luật pháp của nước nhận đầu tư. Quyền lợi, nghĩa vụ của các bên và
quyền quản lý doanh nghiệp liên doanh phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn và được
ghi trong hợp đồng liên doanh và điều lệ của doanh nghiệp liên doanh.
- Về tổ chức: Hội đồng quản trị doanh nghiệp là mô hình chung cho
mọi doanh nghiệp liên doanh không phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực, ngành
nghề. Đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh.
- Về điều hành sản xuất kinh doanh: Quyết định sản xuất kinh doanh
dựa vào các quy định pháp lý của nước nhận đầu tư về việc vận dụng nguyên

Sv:Nguyễn Kim Nam3CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
tắc nhất trí hay quá bán.

Sv:Nguyễn Kim Nam4CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
1.1.2.2 Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh quốc
tế có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư nước ngoài góp 100% vốn pháp
định, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc điểm của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là pháp nhân của nước nhận đầu
tư nhưng toàn bộ doanh nghiệp lại thuộc sở hữu của người nước ngoài. Hoạt
động sản xuất kinh doanh theo hệ thống pháp luật của nước nhận đầu tư và
điều lệ doanh nghiệp. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài là do nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong khuôn khổ pháp luật.
Quyền quản lý doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn chịu trách

nhiệm.
- Mô hình tổ chức của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là do nhà
đầu tư nước ngoài tự lựa chọn. Nhà đầu tư nước ngoài tự chịu trách nhiệm về
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phần kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nước sở tại là thuộc sở hữu
hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài.
- Nhà đầu tư nước ngoài tự quyết định các vấn đề trong doanh nghiệp
và các vấn đề liên quan để đạt hiệu quả cao nhất trong khuôn khổ luật pháp
cho phép.
1.1.2.3 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là một văn bản được ký kết
giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư nước chủ nhà để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách

Sv:Nguyễn Kim Nam5CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới.
Hình thức này có đặc điểm:
- Hai bên hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng phân định
trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi.
- Thời hạn.
- Thời hạn hợp đồng do hai bên thỏa thuận.
- Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thiết phải đề cập trong hợp đồng.
1.1.2.4 Các hình thức BTO, BOT, BT
Hợp đồng BOT (Build - Operation - Transfer) - (Hợp đồng xây dựng
- kinh doanh - chuyển giao): Là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyển nước chủ nhà và đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng.
Sau khi công trình hoàn thành sẽ tiến hành kinh doanh khai thác trong một

thời hạn nhất định, đảm bảo thu hồi được vốn và có lợi nhuận hợp lý. Hết
thời hạn nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công nghệ đó cho nhà nước
sở tại.
Hợp đồng BTO (Build - Transfer - Operation) - (Hợp đồng xây dựng chuyển giao - kinh doanh): Là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng công trình.
Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước
sở tại. Chính Phủ sở tại dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó
trong một thời hạn nhất định đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.

Sv:Nguyễn Kim Nam6CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
Hợp đồng BT (Build - Transfer) - (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao):
Là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước
chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng công trình. Sau khi xây
dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước sở tại. Chính
phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư
và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng
BT.
Ngoài các hình thức kể trên, một số nước nhằm đa dạng hóa và tạo
thuận lợi cho việc thu hút đầu tư còn áp dụng một số hình thức FDI khác như
thành lập công ty quản lý vốn, đa mục tiêu, đa dự án, thành lập văn phòng đại
diện hoặc chi nhánh công ty nước ngoài tại nước chủ nhà. Có thể nói, mỗi
hình thức đầu tư đều có sức hấp dẫn riêng đối với các nhà đầu tư, vì thế, việc
đa dạng hóa các hình thức đầu tư sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng cường
thu hút FDI cả về số lượng cũng như chất lượng.
1.1.2 Quy trình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Một kế hoạch thu hút đầu tư điển hình sẽ bao gồm năm yếu tố chính
sau

Thứ nhất, việc xác định sản phẩm, dịch vụ sẽ được bán cho các nhà
đầu tư tiềm năng. Điều này sẽ dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng(thường dưới
dạng phân tích theo mô hình SWOT) về môi trường kinh doanh của quốc gia
và sự hấp dẫn của nó với nhà đầu tư đã được nhắm đến
Thứ hai, tập trung vào những nhà đầu tư có tiềm năng và nhu cầu của
họ. Yếu tố này có thể liên quan đến những vấn đề sau: (1) quốc tịch của nhà
đầu tư, (2) nguồn tài chính của hoạt động đầu tư, (3) phân loại nhà đầu tư: họ

Sv:Nguyễn Kim Nam7CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
là người nước ngoài, địa phương, các công ty xuyên quốc gia hay các DN
vừa và nhỏ…(4) nếu có thể, xác định lý do tại sao những nhà đầu tư tiềm
năng đang tìm kiếm địa điểm đầu tư, (5) những thông tin sơ lược điển hình về
những nhà đầu tư mục tiêu, sắp xếp từ những thông tin cơ bản về các công ty
này đến những vấn đề riêng biệt có thể hỗ trự cho chiến dịch thu hút
Thứ ba, việc xác định kỹ càng chủ đề nội dung cơ bản cho kế hoạch
thu hút. Tầm quan trọng của công tác thu hút đầu tư sẽ dựa trên sự hiểu biết
về những thuận lợi của địa điểm so với những yêu cầu về địa điểm của ngành
nghề. Những yêu cầu này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại ngành nghề
đang được xem là mục tiêu
Thứ tư, lựa chọn cách thức tiếp cận thu hút đầu tư và những phương
pháp mời gọi chính yếu như: quảng cáo/PR, quan hệ truyền thống/các chuyến
đi quảng bá, những tài liệu thu hút đầu tư, chương trình gửi thư mời trực tiếp,
tiếp thị truyền thông… Các hoạt động đa dạng nhắm tạo nên một phần của
chiến dịch XTDT sắp xếp theo thứ tự từ việc tiếp thị truyền thông đến chuyến
viếng thăm nhà máy. Kinh nghiệm của các cơ quan XTĐT toàn cầu là việc
tiếp cận càng có mục tiêu, chiến dịch càng có hiệu qả.
Thứ năm, việc xác định đầy đủ mục tiêu đầu tư và quy trình giám sát

của kế hoạch thu hút đầu tư. Các loại mục tiêu có thể được thiết lập dưới
dạng mục tiêu đầu tư bao gồm: (1) các công ty được tiếp xúc; (2) số lượng
chuyến viếng thăm địa điểm sẽ đầu tư; (3) tầm cỡ và giá trị của việc đầu tư;
(4) lao động được tuyển dụng. Về phương diện giám sát, công cụ có hiệu quả
nhất đã được chứng minh là phương pháp kiểm tra tiến độ kết hợp một chính
sách theo đuổi nhà đầu tư có hệ thống
1.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ HIỆU QUẢ
Sv:Nguyễn Kim Nam8CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
SỬ DỤNG FDI TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Xét trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế, hiệu quả kinh tế phản ánh hiệu quả
(lợi ích) chung của toàn xã hội. Đối với các nhà ĐTNN thì hiệu quả mà họ
mong muốn là hoạt động đầu tư của họ đem lại lợi nhuận cao với một mức độ
rủi ro thấp. Đối với nước chủ nhà thì họ muốn thông qua hoạt động đầu tư của
các nhà ĐTNN sẽ đem lại cho đất nước không chỉ hiệu quả kinh tế mà còn cả
hiệu quả xã hội.
1.2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính
Nhóm chỉ tiêu định tính phản ánh những tiêu chí đánh giá không lượng
hoá được. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI dựa trên những tiêu chí này
phụ thuộc rất nhiều vào yếu tổ chủ quan của bên nhận đầu tư. Nhóm chỉ tiêu
định tính có một số chỉ tiêu định tính cơ bản như sau:
Một là, tính hiệu suất
Hiệu suất đo lường mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và các sản
phẩm đầu ra cả định tính và định lượng. Đây là thuật ngữ kinh tế cho biết dự
án FDI sử dụng các nguồn lực với chi phí thấp nhất có thể đạt được các kết
qủa mong muốn. Khi đánh giá hoặc theo dõi hiệu suất, cần xem xét các vấn
đề sau:
+ Chi phí cho các hoạt động có hiệu suất.

+ Các kết quả và mục tiêu có thể đạt được theo đúng tiến độ.
+ Đầu tư có được thực hiện hiệu suất với các phương án khác nhau.
Hai là, tính hiệu quả

Sv:Nguyễn Kim Nam9CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
Hiệu quả là thước đo mức độ đạt được kết quả và mục tiêu của một
hoạt động phát triển. Khi đánh giá hiệu quả của một dự án FDI, cần xem xét
các vấn đề sau:
+ Mức độ các kết quả và mục tiêu đạt được hoặc có khả năng đạt được.
+ Những nhân tố chính tác động đến khả năng đạt được hay không đạt được
các kết quả và mục tiêu.
Ba là, tính tác động
Tác động đề cập đến những thay đổi tích cực và tiêu cực do hoạt động
phát triển tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp, chú ý hay không chú ý. Khái niệm
này liên quan đến các tác động và hiệu ứng chính bắt nguồn từ hoạt động dựa
trên các chỉ số xã hội, kinh tế, môi trường và các chỉ số phát triển khác. Khi
xem xét tác động phải dựa trên kết quả đạt được do vô tình hày hữu ý và phải
tính đến tác động tích cực và tiêu cực của các nhân tố bên ngoài như thay đổi
các điều kiện thương mại và tài chính. Khi đánh giá tác động của một dự án
FDI cần xem xét các vấn đề sau:
+ Những gì xảy ra như một kết quả của dự án FDI.
+ Hoạt động đầu tư đã tạo ra những sự khác biệt thật sự nào đối với người thụ
hưởng.
+ Có bao nhiêu người chịu tác động của hoạt động đầu tư.
Bốn là, mức độ phù hợp
Mức độ phù hợp đề cập đến mức độ thích hợp của dự án FDI đối với
các ưu tiên và chính sách của nhóm đối tượng, quốc gia đối tác và nhà tài trợ.

Khi đánh giá mức độ phù hợp cần xem xét các vấn đề sau:

Sv:Nguyễn Kim Nam10CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
+ Mục tiêu và mục đích của dự án FDI có phù hợp hay không và mức độ phù
hợp đến đâu. Có nhất quán với mục đích tổng thể và đạt được mục tiêu của dự
án hay không.
+ Các hoạt động và các sản phẩm đầu ra của dự án có nhất quán đối với các
tác động và hiệu ứng dự kiến hay không.
Năm là, tính bền vững
Tính bền vững liên quan đến việc xác định liệu rằng các lợi ích của dự
án FDI có khả năng tiếp tục được duy trì sau khi nguồn vốn của nhà tài trợ
cho hoạt động đầu tư đã kết thúc. Dự án FDI cần đảm bảo tính bền vững của
một dự án FDI cần xem xét các vấn đề sau:
+ Mức độ duy trì các lợi ích của dự án FDI sau khi dự án đã hoàn thành.
+ Những nhân tố chính nào tác động đến việc đạt được hay không đạt được
tính bền vững của dự án.
1.2.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng
Một là, số lượng vốn thu hút Số lượng vốn FDI thu hút tăng lên hay
giảm xuống theo giai đoạn hay theo từng năm vào một tỉnh là chỉ tiêu để đánh
giá tình hình thu hút FDI của tỉnh đó có hiệu quả hay không.
Hai là, kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI. Doanh thu và
lợi nhuận là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sử dụng vốn FDI của
doanh nghiệp có hiệu quả hay không
Ba là, nguồn thu ngân sách Nhà nước. Đối với nhiều nước đang phát
triển như Việt Nam, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Lợi nhuận
của doanh nghiệp FDI một phần được để lại cho nước sở tại thông qua những

đóng góp vào cho ngân sách nhà nước. Nó được đánh giá qua số lượng thuế
mà các doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước, và tỷ trọng trong tổng
Sv:Nguyễn Kim Nam11CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
lượng thuế mà các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Thuế nộp nhiều
chứng tỏ các doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả với doanh thu và lợi
nhuận lớn.
Bốn là, giải quyết việc làm. Một trong những mục đích của FDI là khai
thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Do vậy, càng
nhiều doanh nghiệp FDI càng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao
động địa phương. Số lượng việc làm là một chỉ tiêu đánh giá tình hình thu hút
dự án FDI.
Năm là, tăng trưởng kinh tế. Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế,
nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh
hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế
này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. Mục tiêu hàng
đầu của mỗi quốc gia là giá trị gia tăng tổng sản phẩm quốc dân. Do đó, đánh
giá hiệu quả đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế là một nhiệm vụ quan
trọng. Đóng góp của GDP được căn cứ vào chỉ số quy mô đóng góp và tỷ lệ
đóng góp. Tỷ lệ đóng góp vào GDP được tính bằng tỷ lệ giữa tổng giá trị gia
tăng do khu vực FDI sản xuất ra và giá trị gia tăng tổng sản phẩm quốc dân.
Thông qua chỉ số này, ta xác định được vai trò của nguồn vốn FDI với tăng
trưởng kinh tế thông qua quy mô đóng góp vào GDP.
Sáu là, trình độ công nghệ Máy móc, công nghệ phát triển, hiện đại sẽ
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI ở các dự án. Và ngược lại, máy móc,
công nghệ lạc hậu có thể làm giảm hiệu quả sử dụng vốn FDI.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC THU HÚT VÀ HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG FDI
1.3.1 Nhân tố ảnh hưởng tới thu hút

Sv:Nguyễn Kim Nam12CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI
1.3.2.1Nhân tố môi trường quốc tế
Đó là các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu có
ổn định hay không, có thuận lợi hay không thuận lợi cho nước chủ đầu tư và
nước nhận đầu tư cũng như cho chính phủ đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu
tư ra nước ngoài. Tình hình cạnh tranh giữa các nước trong thu hút FDI ảnh
hưởng nhiều đến dòng chảy FDI. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu
hút FDI các nước sẽ phải cải tiến môi trường đầu tư, tạo thuận lợi và đưa ra
những ưu đãi cho FDI.
1.3.2.2 Nhân tố thuộc các nhà đầu tư
Mục tiêu của các chủ đầu tư luôn là nhằm thu lợi nhuận càng nhiều
càng tốt. Muốn vậy, các nhà đầu tư sẽ phải giải quyết vấn đề đặt ra là phải lựa
chọn được hình thức xâm nhập phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất và góp
phần thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Chủ đầu tư, đặc biệt là các
MNC và TNC, có thể nghĩ dến việc đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức FDI
khi họ sở hữu một hoặc một số lợi thế cạnh tranh độc nhất (lợi thế về quyền
sở hữu, năng lực đặc biệt), lợi thế này giúp các chủ đầu tư khắc phục những
bất lợi trong cạnh tranh với các công ty của nước nhận đầu tư trong chính lãnh
thổ nước nhận đầu tư và cả với các công ty nước chủ đầu tư, đặc biệt nó cho
phép doanh nghiệp vượt qua các khó khăn về chi phí phụ trội khi hoạt động ở
nước ngoài như: sự khác biệt về văn hóa, luật pháp, thể chế và ngôn ngữ;
thiếu hiểu biết về các điều kiện thị trường nội địa; chi phí thông tin liên lạc và
hoạt động do sự cách biệt về địa lý.

Các lợi thế riêng biệt của doanh nghiệp được sở hữu độc quyền và
doanh nghiệp sẵn sàng chuyển giao trong nội bộ các chi nhánh, các công ty
con ở các nước khác nhau. Khai thác các lợi thế này sẽ giúp chủ đầu tư có
được thu nhập cận biên cao hơn hoặc chi phí cận biên thấp hơn so với các đối
thủ cạnh tranh. Các lợi thế này được chia thành ba nhóm cơ bản:

Sv:Nguyễn Kim Nam13CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
- Kiến thức/công nghệ: bao gồm tất cả các hoạt động phát minh (sản
phẩm mới, qui trình sản xuất, kỹ năng marketing và quản lý, năng lực sáng
tạo, nền tảng kiến thức của doanh nghiệp).
- Giảm chi phí nhờ hoạt động với quy mô lớn (lợi thế quản lý chung),
giảm chi phí nhờ chia sẻ kiến thức, tiếp cận dễ hơn các nguồn tài chính lớn
của các công ty nước ngoài, và các lợi thế từ việc đa dạng hóa mang tính quốc
tế các tài sản và rủi ro, đa dang hóa sản phẩm.
- Lợi thế độc quyền tập trung vào MNC dưới hình thức ưu tiên hoặc
độc quyền tiếp cận các thị trường đầu vào và đầu ra thông qua các quyền về
đối tác, sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm,.. Lợi thế về nội
bộ hóa.
1.3.2.3 Nhân tố trong nước (nước tiếp nhận đầu tư)
Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư ở nước ngoài, chủ đầu tư sẽ phải cân
nhắc đến các điều kiện sản xuất, kinh doanh ở địa điểm đó xem có thuận lợi
hay không, nghĩa là cân nhắc đến các yếu tố có liên quan đến lợi thế địa điểm
của nước nhận đầu tư. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế địa điểm của các
nước nhận đầu tư được chia thành ba nhóm:
- Thứ nhất là khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư, bao gồm
các quy định liên quan trực tiếp đến FDI và các quy định có ảnh hưởng gián
tiếp đến FDI. Các quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và kết quả

hoạt động của FDI. Bên cạnh đó, một số các quy định, chính sách trong một
số ngành, lĩnh vực khác cũng có ảnh hưởng đến quyết định của chủ đầu tư.
Nhìn chung thì các chủ đầu tư nước ngoài thích đầu tư vào những nước có
hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng, minh
bạch và có thể dự đoán được. Điều này đảm bảo cho sự an toàn của vốn đầu
tư.

Sv:Nguyễn Kim Nam14CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
- Thứ hai là các yếu tố của môi trường kinh tế. Nhiều nhà kinh tế cho
rằng các yếu tố kinh tế của nước nhận đầu tư là những yếu tố có ảnh hưởng
quyết định trong thu hút FDI. Tùy động cơ của chủ đầu tư nước ngoài mà có
thể có các yếu tố khác nhau của môi trường kinh tế ảnh hưởng đến dòng vốn
FD I.
- Thứ ba là các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh, bao gồm chính
sách xúc tiến đầu tư; các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư; giảm các tiêu
cực phí bằng cách giải quyết nạn tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính để
nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước;..
1.4 KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI CỦA HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Tính tới ngày 15/12/2014, Hải Dương đứng thứ 11/63 địa phương trên
cả nước (tính cả khu vực dầu khí ngoài khơi) về thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài với 321 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,48 tỷ
USD. Quy mô vốn đầu tư bình quân một dự án là 20,2 triệu USD, cao hơn so
với quy mô vốn đầu tư bình quân một dự án của cả nước là 14,3 triệu USD.
Phân theo ngành:
Trên địa bàn Hải Dương, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 13
trên tổng số 21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó

vốn đầu tư tập trung nhiều vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với
270 dự án, tổng vốn đầu tư 3,57 tỷ USD (chiếm 55,2% tổng vốn FDI đăng ký
của tỉnh Hải Dương). Đứng thứ hai là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí,
nước, điều hòa chỉ với 2 dự án nhưng vốn đăng ký lên tới trên 2,3 tỷ USD
(chiếm 55,2% tổng vốn FDI đăng ký của tỉnh Hải Dương). Riêng 2 lĩnh vực

Sv:Nguyễn Kim Nam15CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
này đã chiếm hơn 90% tổng vốn đầu tư đăng ký trên toàn địa bàn tỉnh. Còn lại
là một số lĩnh vực khác như y tế và trợ giúp xã hội, kinh doanh bất động sản...
Phân theo hình thức đầu tư:
Các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương tập trung chủ yếu vào
hình thức 100% vốn nước ngoài với 278 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 3,6 tỷ
USD (chiếm 55,6% tổng vốn FDI đăng ký của tỉnh Hải Dương). Với 1 dự án
quy mô lớn 2,258 tỷ USD, hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO đứng thứ
2 (chiếm 34,8% tổng vốn FDI đăng ký của tỉnh Hải Dương). Các dự án còn
lại thuộc hình thức liên doanh, công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh
doanh.
Phân theo đối tác đầu tư:
Tính đến nay, Đã có 25 Quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào
địa bàn tỉnh Hải Dương. Hồng Kông dẫn đầu với 2,88tỷ USD(chiếm 44,4%
tổng vốn FDI đăng ký của tỉnh Hải Dương) trên 30 dự án. Nhật Bản đứng thứ
hai với tổng vốn đầu tư 1,05 tỷ USD (chiếm 16,2% tổng vốn FDI đăng ký của
tỉnh Hải Dương) trên 62 dự án. Đài Loan đứng thứ ba , có 51 dự án với tổng
vốn đầu tư là 427,2 triệu USD (chiếm 6,6% tổng vốn FDI đăng ký của tỉnh
Hải Dương). Còn lại là nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác như Hàn Quốc,
Samoa, Singapore...
Một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh Hải Dương:

(1)Công ty TNHH điện lực Jaks Hải Dương (nhà máy nhiệt điện BOT
Hải Dương), cấp ngày 30/6/2011, tổng vốn đầu tư 2,258 tỷ USD, do Jaks
Pacific Power Ltd (Hong Kong) đầu tư với mục tiêu thiết kế, xây dựng vận
hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than.
Sv:Nguyễn Kim Nam16CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
(2)Công ty TNHH Dệt Pacific Việt nam, cấp ngày 7/4/2011, tổng vốn
đầu tư 425 triệu USD, do Công ty TNHH PCGT (Hồng Kông) đầu tư với mục
tiêu sản xuất kinh doanh các sản phẩm dệt kim.
(3)Công ty xi măng Phúc Sơn – Hải Dương, cấp ngày 06/01/1996, tổng
vốn đầu tư đăng ký 265 triệu USD, do World Cement (singapore) Pty.,Ltd đầu
tư với mục tiêu sản xuất xi măng tại Hải Dương.
(4)Công ty TNHH bệnh viện quốc tế Đại An Việt Nam - Canada, cấp
phép ngày 20/2/2014 của nhà đầu tư Triplle Eye Infrastructure Corporation
(Canada). Tổng vốn đầu tư dự án là 260 triệu USD, hoạt động trong lĩnh vực
bệnh viện đa khoa và các dịch vụ y tế liên quan.
(5)Công ty TNHH Adien Việt Nam, cấp ngày 14/11/2006, tổng vốn đầu
tư 120 triệu USD, do Công ty TNHH Adien và Công ty TNHH Mitsui (Nhật
Bản) đầu tư với mục tiêu sản xuất chế tạo, lắp rác các bộ phận chi tiết, linh
kiện sản phẩm điện tử, màn hình LCD.
Trong thời gian trở lại đây, Hải Dương đang thực sự trở thành vùng
động lực phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ tập trung trên trục kinh tế
giữa đô thị hạt nhân TP Hà Nội, TP Hải Phòng và TP Hạ Long trong đó đô thị
Hải Dương đóng vai trò trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ
thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng đồng
bằng phía Nam, Đông Nam đồng bằng sông Hồng.
Với lợi thế và tiềm năng to lớn, trong những năm qua Hải Dương đã
thu hút được nhiều dự án lớn, làm thay đổi đáng kể vị trí của tỉnh so với các

địa phương trong cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bài học rút ra:
Sv:Nguyễn Kim Nam17CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
- Cần thống nhất nhận thức, có cái nhìn nhạy bén, nắm bắt thời cơ thuận
lợi, thấy được khó khăn cũng như thách thức để đề ra chủ trương,
đường lối đúng đắn.
- Công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, tạo niềm tin
với nhà đầu tư
- Thủ tục hành chính cho việc đầu tư phải đơn giản gọn nhẹ, không làm
tăng chi phí, không gây phiền hà, sách nhiễu.
- Phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các sở, các ngành, địa
phương
- Chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng hỗ trợ đầu tư

Sv:Nguyễn Kim Nam18CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG FDI VÀO ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, có
tổng diện tích tự nhiên 6.025km2, Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, Nam giáp tỉnh
Phú Yên, Tây giáp tỉnh Gia Lai, Đông giáp Biển Đông, cách Thủ đô Hà Nội

1.065km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 686km, cách Thành phố Đà Nẵng
300km, cách Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) qua Lào 300km. Là 1
trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (cùng với Thừa Thiên
Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi).
Bình Định nằm ở Trung tâm của trục Bắc - Nam (trên cả 4 tuyến Quốc lộ
1A, đường sắt xuyên Việt, đường hàng không nội địa và đường biển), là cửa
ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc
Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19).
Với sân bay Phù Cát, việc đi lại giữa Bình Định với Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh chỉ mất trên 1 giờ. Trong tương lai gần, cảng biển Nhơn Hội thuộc
Khu kinh tế Nhơn Hội được xây dựng sẽ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao
thông vận tải, tạo cho Bình Định một lợi thế vượt trội trong giao lưu khu vực
và quốc tế.
Các đơn vị hành chính gồm thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và 9
huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão, Tây Sơn,
Vân Canh, Vĩnh Thạnh.

Sv:Nguyễn Kim Nam19CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 1, diện tích 284,28 km 2, dân số trên
284.000 người, được Chính phủ xác định là đô thị trung tâm phía nam của
Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, cùng với Đà Nẵng và Huế là những
trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực Miền
Trung và Tây Nguyên.
Vị trí địa lý và địa hình của tỉnh Bình Định đã chi phối đến các quá trình
hình thành các đặc trưng khí hậu của tỉnh. Bình Định nằm ở miền Nam Trung
bộ, thuộc khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
Nhiệt độ không khí trung bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 26,1°C; tại vùng duyên hải là 27°C. Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong

năm: tại khu vực miền núi là 22,5 - 27,9% và độ ẩm tương đối 79 – 92%; tại
vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối
79%. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751mm, cực đại là 2.658mm, cực
tiểu là 1.131mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 – 12; mùa khô kéo dài từ tháng
1 – 8.
2.1.2 Dân số, lao động
Dân số hiện nay khoảng 1,5 triệu người, trong đó người trong độ tuổi
lao động chiếm trên 55%.
Bình Định gồm 1 thành phố tỉnh lỵ Quy Nhơn và 10 huyện (An Nhn, Hoài
Nhơn, Tuy Phước Tây Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh,
Vân Canh), trong đó có 3 huyện miền núi. Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại
1, diện tích 284,28km2, dân số trên 284.000 người; được Chính phủ xác định
là đô thị trung tâm phía nam của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, cùng
với Đà Nẵng và Huế là những trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch
quốc tế của cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Sv:Nguyễn Kim Nam20CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
Bình Định có nhiều dân tộc chung sống, đoàn kết trong đấu tranh và xây dựng
đất nước. Dân tộc Kinh chiếm 98% so tổng dân số, 3 dân tộc thiểu số chiếm
khoảng 2% chủ yếu là Ba Na, H're, Chăm ở 113 làng/22 xã các huyện miền
núi, trung du. Với tổng dân số 1.489.700 người (năm 2010) phân bố không
đều, trong đó thành phố Quy Nhơn cao nhất là 983 người/km2 , thấp nhất là
huyện Vân Canh 30,9 người/ km 2. Dân số nam chiếm 48,7%, nữ chiếm
51,3%; dân số thành thị chiếm 27,7% dân số, nông thôn chiếm 72,3%. Cơ cấu
dân số trẻ, dưới 30 tuổi chiếm 62,8% là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho
các ngành kinh tế.
Hiện có 832.600 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
2.1.3 Tình hình kinh tế xã hội

Trong điều kiện kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức
nhưng UBND tỉnh đã phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội và dự toán ngân sách năm 2014.
Đánh giá kết quả đạt được cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu ước đạt và vượt so
với kế hoạch được giao, nổi bật là tổng sản phẩm của tỉnh tăng 8,75% (kế
hoạch 8,7%), sản lượng lương thực đạt 778.237 tấn(kế hoạch 710.000 tấn),
sản lượng hải sản khai thác 188.800 tấn (kế hoạch 187.000 tấn), kim ngạch
xuất khẩu đạt 400,037 triệu USD (kế hoạch 380 triệu USD), tổng thu ngân
sách nhà nước 7.100 tỷ đồng (kế hoạch 6.466 tỷ đồng), trong đó thu nội địa là
3.975 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách tập trung là 661
tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành
nông lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ. Giá trị sản
xuất công nghiệp và nhiều sản phẩm chủ yếu tăng so với năm trước như: khai
thác cát xây dựng, đá xây dựng, thuỷ sản, hàng may mặc. Tiến độ đầu tư xây

Sv:Nguyễn Kim Nam21CQ49/08.01


Khoa Tài Chính Quốc Tế
dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án điện được đẩy
nhanh, thu hút các dự án đầu tư. Các KCN thu hút thêm 9 dự án, lũy kế đến
nay có 47 dự án đầu tư trong đó có 14 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn
là 125,9 triệu USD.

Hoạt động du lịch tiếp tục tăng lên cả về số lượng du khách, thời gian
lưu trú, doanh thu và chất lượng dịch vụ, trong năm có gần 3,8 triệu lượt (tăng
7,5%), đặc biệt khách quốc tế tăng gần 8% (khoảng 410.000 lượt khách),
doanh thu đạt 6.459 tỷ đồng.
Hệ thống thuỷ lợi được khai thác và phát huy tốt, diện tích gieo trồng,
sản lượng lương thực vượt kế hoạch và tăng so với năm trước. Cụ thể, tổng

diện tích gieo trồng thực hiện 203.515ha, sản lượng lương thực thực hiện
778.237 tấn. Diện tích cây thanh long tăng gần 13%, ước trồng 23.200ha,
trồng rừng đạt kế hoạch đề ra, sản lượng hải sản khai thác đạt 188.800 tấn.
Hoạt động thương mại nội địa ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1 con
số là 5,62% so với năm trước. Trong năm các ban, ngành của tỉnh đã tham gia
nhiều hội chợ trong nước và quốc tế để quảng bá thương hiệu, sản phẩm lợi
thế và mở rộng thị trường xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng
5,1% so với năm trước đạt 277 triệu USD, trong đó nhóm hàng thủy sản và
hàng may mặc tăng khá; kim ngạch nhập khẩu (ước 120,2 triệu USD) giảm
9,5% so với năm trước. Các dịch vụ vận tải, viễn thông tiếp tục phát triển.
Công tác quản lý thị trường, kiểm soát giá cả được tăng cường.
Tổng thu ngân sách ước đạt 7.100 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra, thu nội địa
đạt 3.975 tỷ đồng, đạt kế hoạch và tăng so năm trước. Tổng vốn đầu tư phát

Sv:Nguyễn Kim Nam22CQ49/08.01


×