Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính đến dòng tiền tự do của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.44 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY
TÀI CHÍNH ĐẾN DÒNG TIỀN TỰ DO CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY
TÀI CHÍNH ĐẾN DÒNG TIỀN TỰ DO CỦA
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. TRẦN ANH TUẤN

TP.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS TRẦN ANH TUẤN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ
ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm …

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

T
T
1

C
h

2

P
b

P
b

3
4
5


v

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đư
ợc sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 201..


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Nữ

Giới tính:

Ngày, tháng, năm sinh: 12/08/1981
Ninh


Nơi sinh: Tây

Chuyên ngành: Kế toán
1341850025
I- Tên
tài:

MSHV:

đề

Nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính đến dòng tiền tự do của các công ty
niêm
yết
trên
thị
trường
............................................................................

chứng

khoán

TP.HCM

II- Nhiệm vụ và nội
dung:
Nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính đến dòng tiền tự do tại các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM dựa trên các lý thuyết về dòng

tiền tự do và các nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tác giả
xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính đến dòng tiền tự do
với số liệu thu thập của 80 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM
trong thời gian 2010 – 2013. Thông qua xử lý số liệu thống kê phần mềm Stata
12 tác giả đã tìm thấy tác động của đòn bẩy tài chính đến dòng tiền tự do và đưa
ra một số giải pháp cho việc quản lý dòng tiền tự do của các công ty
III- Ngày
18/8/2014

giao

IV- Ngày
15/3/2015

hoàn

nhiệm
thành

vụ:
nhiệm

vụ:


VCán
bộ
hướng
dẫn:
.....................................................................


TS

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGÀNH

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN

(Họ tên và chữ ký)

Trần

Anh

(Họ tên và chữ
ký)

Tuấn


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đư ợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đư ợc chỉ rõ
nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Bích Liên


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cám ơn TS Trần Anh Tuấn, thầy đã hướng dẫn tôi tận
tình, đóng góp nhi ều ý kiến quý báo cũng như đ ộng viên giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến tất cả các thầy cô vì kiến thức cũng như
kinh nghiệm từ bài giảng mà các thầy cô đã truyền đạt trong quá trình học tập tại
trường Đại học công nghệ TPHCM.

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Bích Liên


3

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này kiểm tra tác động của đòn bẩy tài chính đến dòng tiền
tự do tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Mẫu gồm
320 quan sát nghiên cứu dữ liệu của 80 công ty trong giai đoạn 2010-2013. Mô
hình nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng (panel data) được thực hiện hồi quy bằng
phần mềm thống kê Stata 12 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, dòng tiền tự do
trung bình của các công ty là 28,625%, Tỷ lệ nợ dài hạn, Tobin Q và tỷ suất lợi

nhuận trên tổng tài sản có mối tương quan dương đến dòng tiền tự do còn Tỷ lệ
nợ trên vốn chủ sở hữu thì có mối tương quan âm đến dòng tiền tự do. Biến quy
mô công ty, Lợi nhuận, Quyền sở hữu quản lý và chi trả cổ tức không có mối
tương quan đến dòng tiền tự do.


4

ABSTRACT

This study examined the effects of financial leverage to free cash flow in
companies listed on the stock market in HCMC. The sample includes 320
observations of 80 data research company in 2010-2013. Research model using
panel data (panel data) is performed by regression Stata 12 statistical software
research results show that the average free cash flow of the company is 28.625%,
Ratio long-term debt, Tobin's Q ratio and return on assets has a possive
correlation to the free cash flow remaining debt ratio on equity, it has a negative
correlation to free cash flow. Variable company size, profit, property rights
management and dividend payments no relation to free cash flow.


5

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................. 2

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
1.7 Ý nghĩa c ủa đề tài .............................................................................................. 3
1.8 Kết cấu luận văn ................................................................................................ 3
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC............ 5
2.1 Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................... 5
2.1.1 lý thuyết đánh đổi .............................................................................................. 5
2.1.2 Lý thuyết trật tư phân hạng ............................................................................... 5
2.1.3 Lý thuyết dòng tiền .......................................................................................... 6
2.1.3.1 Khái niệm dòng tiền ....................................................................................... 6
2.1.3.2 Các bộ phận cấu thành dòng tiền ................................................................... 6
2.1.3.3 Dòng tiền giữa công ty và thị trường tài chính .............................................. 9
2.1.4 Lý thuyết dòng tiền tự do ............................................................................... 11
2.1.5 Lý thuyết chi phí đại diện .............................................................................. 12
2.1.5.1 Khái niệm ..................................................................................................... 13
2.1.5.2 Các mối quan hệ đại diện ............................................................................. 14
2.1.6

Đòn bẩy tài chính ........................................................................................ 15

2.1.7 Tính thanh khoản ............................................................................................ 16
2.2 Các nghiên cứu trước ........................................................................................ 17
2.3 Các yếu tố được sử dụng làm đòn b ẩy tác động đến dòng tiền tự do ................ 26
2.3.1Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu .......................................................................... 26
2.3.2 Tỷ lệ nợ dài hạn .............................................................................................. 26
2.3.3 Quy mô công ty .............................................................................................. 27


6


2.3.4 Lợi nhuận ....................................................................................................... 27
2.3.5 Quyền sở hữu quản lý ..................................................................................... 27
2.3.6 Tobin’Q ........................................................................................................... 27
2.3.7 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ...................................................... 28
2.3.8 Chi trả cổ tức ................................................................................................... 28
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 32
3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 33
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 34
3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................................. 34
3.4 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 35
3.5. Mô tả các biến trong mô hình và phương pháp đo lư ờng ................................. 35
3.5.1 Biến phụ thuộc (FCF): Dòng tiền tự do ......................................................... 35
3.5.2. Các Biến độc lập ............................................................................................ 36
3.5.2.1 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) ............................................................. 36
3.5.2.2 Tỷ lệ nợ dài hạn (LTDR) .............................................................................. 36
3.5.3 Biến kiểm soát ................................................................................................. 36
3.5.3.1 Quy mô doanh nghiệp (SIZE) ...................................................................... 36
3.5.3.2 Lợi nhuận (PRFT) ........................................................................................ 37
3.5.3.3 Tỷ lệ quyền sở hữu quản lý (MGR) ............................................................. 37
3.5.3.4 Tobin’ Q (TOBINQ) .................................................................................. 38
3.5.3.5 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Asset - ROA) ..................... 38
3.5.3.6. Chi trả cổ tức (Dividend) ............................................................................ 38
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 41
4.1 Phân tích thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ...................................... 41
4.2. Phân tích tương quan Peason giữa các biến. .................................................... 44
4.3. Kiểm tra đa cộng tuyến ..................................................................................... 47
4.4. Hồi quy tuyến tính các biến trong mô hình ....................................................... 47
4.5 Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan .............................................. 49
4.6. Phân tích kết quả hồi quy sau hiệu chỉnh .......................................................... 50
4.6.1. Tỷ lệ nợ trên vốn chù sở hữu ......................................................................... 51

4.6.2. Tỷ lệ nợ dài hạn .............................................................................................. 52


vii
4.6.3 Tobin’Q ........................................................................................................... 53
4.6.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ................................................................. 54
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ..................................................................................... 57
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 57
5.2. Giải pháp gợi ý .................................................................................................. 58
5.3. Hạn chế .............................................................................................................. 59
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................. 60
Tài liệu tham khảo


8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Vi
ết
tắt
FC
F
LT
D
SI
ZE
PR
FT
M
G

T
O
R
O
DI
V
FB
R

Tiến
Tiếng
g A
việt
D
DòF
ngr
T L
lệ o
QF
y i
LợP
i r
QM
y a
To
bi
T R
su e
ChP
i a

CụF
c e


9

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.3. Tổng hợp mối tương quan giữa các biến và dòng tiền tự do của
các nghiên cứu trước ...................................................................................... 29
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các biến và kỳ vọng về dấu .................................. 39
Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả giữ các biến trong mô hình ......................... 42
Bảng 4.2. Hệ số tương quan Pearson ............................................................ 45
Bảng 4.3: Hệ số phóng đại phương sai .......................................................... 47
Bảng 4.4: Bảng phân tích kết quả hồi quy đa biến ....................................... 48
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan ............. 49
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy Robust khắc phục phương sai thay đổi trong
mô hình .......................................................................................................... 50


10

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sự tương tác giữa các hoạt động của công ty với thị trường tài chính .... 10
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức đơn giản trong một công ty lớn ........................................ 12


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Dòng tiền tự do rất quan trọng vì nó cho phép một công ty để theo đuổi
các cơ hội nâng cao giá trị cổ đông. Nếu không có tiền, công ty rất khó phát triển
sản phẩm mới, thực hiện mua lại, trả cổ tức và giảm nợ. Một số người cho rằng
mục tiêu duy nhất là tập trung thiển cận về thu nhập trong khi đó họ đã bỏ qua
tiền "thật" mà một công ty tạo ra. Nhưng thu nhập thường có thể được che khuất
bởi sự phù phép của kế toán, tuy nhiên họ sẽ nó khó khăn hơn để tạo ra dòng tiền
giả. Vì lý do này, một số nhà đầu tư tin rằng dòng tiền tự do sẽ cho một cái nhìn
rõ ràng hơn về khả năng tạo ra tiền mặt. Điều quan trọng cần lưu ý là bản thân
dòng tiền tự do âm không phải là xấu .Nếu dòng tiền tự do là âm, nó có thể là
một dấu hiệu cho thấy một công ty đang đầu tư lớn. Khi các khoản đầu tư kiếm
được lợi nhuận cao, chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả thì khả năng nâng
cao giá trị doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có quá nhiều
tiền tự do chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã bỏ qua các cơ hội đầu tư và đang nắm
giữ tiền một cách bị động.
Từ những vấn đề nêu trên ta thấy rằng dòng tiền tự do là tài sản có tính
thanh khoản cao và đóng một vai trò hết sức đặc biệt đối với mọi hoạt động một
công ty dưới sự kiểm soát của nhà quản trị. Bên cạnh đó, dòng tiền tự do cũng r ất
hữu ích trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của công ty. Như vậy, tiền tự do
trung bình trong doanh nghiệp Việt Nam ở mức bao nhiêu, cao hơn hay thấp hơn
so với các quốc gia trên thế giới. Nhận thấy được vấn đề đó, tác giả nghiên cứu
“Tác động của đòn bẩy tài chính đến dòng tiền tự do của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán TPHCM” nhằm đề xuất một số giải pháp cho cho
các nhà quản trị công ty trong việc quản lý dòng tiền tự do.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Tiền tự do là tiền nhàn rỗi trong doanh nghiệp. Jensen (1986) cho rằng quá nhiều
dòng tiền tự do sẽ gây ra mất đoàn kết nội bộ và lãng phí lợi ích của công ty, dẫn
đến chi phí đại diện là một gánh nặng lớn có của cổ đông. Trong một công ty
quyền sở hữu và quản lý bởi một người duy nhất thì không có vấn đề tồn tại về
chi phí đại diện vì không có xung đột lợi ích, điều này là ưu điểm của doanh



nghiệp tư nhân. Tuy nhiên chi phí đại diện luôn là vấn đề nhức nhối trong các
công ty cổ phần do luôn tồn tại mâu thuẩn về lợi ích giữa các thành phần trong
công ty như cổ đông và người quản lý, chủ nợ và cổ đông. Hàng loạt công ty, tập
đoàn đã b ị thất bại mà phần lớn là do sai lầm của người quản lý trong việc phân
bổ dòng tiền tự do. Do vậy, người quản lý luôn phải chịu áp lực từ nhiều phía
như: cổ đông, các chủ nợ, các khoản thanh toán trong công ty, các dự án đầu tư
mới… buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải cân nhắc, xem xét mọi khía cạnh
khi đưa ra quyết định về dòng tiền tự do nhằm mang lại hiệu quả cao nhất . Việc
nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính đến dòng tiền tự do sẽ giúp cho các
nhà quản trị ở Việt Nam nhận biết được dòng tiền tự do bị tác động bởi các nhân
tố nào để có thể chủ động hơn trong việc sử dụng dòng tiền tự do mang lại hiệu
quả cao nhất.Bên cạnh đó góp phần giải quyết mối quan hệ căng thẳng giữa
người quản lý và chủ sở hữu của công ty.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
-

Phân tích tác động của đòn b ẩy tài chính đến của dòng tiền tự do tại các
doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM.

-

Dựa trên những kết quả nghiên cứu có được đề xuất một số giải pháp cho
cho các nhà quản trị công ty trong việc quản lý dòng tiền tự do.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
-


Các nhân tố nào tác động đến dòng tiền tự do?

-

Đòn bẩy tài chính có tác động như thế nào đến dòng tiền tự do?

-

Giải pháp nào kiểm soát dòng tiền tự do của các doanh nghiệp niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM?

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của đòn b ẩy
tài chính của dòng tiền tự do tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán


TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm: các công ty phi tài chính được niêm yết
trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả đã sử dụng các lý thuyết
như lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng , lý thuyết dòng tiền, lý thuyết
dòng tiền tự do lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết đòn bẩy tài chính, tính thanh
khoản để làm cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
Sau đó tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu thông qua các bài
nghiên cứu trước đây và khung lý thuyết đã ch ọn. Sử dụng phương pháp định
lượng với mô hình hổi quy đa biến bằng cách dùng phần mềm Stata 12 với
phương pháp ước lượng Pooled OLS để xử lý và phân tích hồi quy dữ liệu để
đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính đến dòng tiền tự do. Bên cạnh đó, tác giả
tiến hành so sánh với dấu kỳ vọng trong khung lý thuyết đã trình bày ở trên để

rút ra kết luận.
1.7. Ý nghĩa đ ề tài nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính đến dòng tiền tự do giúp cho
nhà quản trị công ty biết được các nhân tố tác động đến dòng tiền tự do và dòng
tiền tự do trung bình của các công niêm yết trên thị trường chứng khoán
TPHCM. Từ đó, họ có căn cứ để đưa ra những quyết định quản lý dòng tiền tự do
sau cho vừa đảm bảo cân bằng lợi ích giữa cổ đông vừa đảm bảo mục tiêu quản
lý của nhà quản trị và mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty.
1.8. Kết cấu luận văn
Đề tài nghiên cứu gồm có năm chương.
 Chương 1: Mở đẩu
Chương này tác giả giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu và ý nghĩa c ủa đề tài nghiên cứu.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu tru7o1c


Trong chương này tác giả trình bày cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước
đây và các nhân tố được sử dụng làm đòn bẩy tác động dòng tiền tự do của các
công ty, từ đó hình thành mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết cho mô
hình nghiên cứu.
 Chương 3: phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, mô hình
nghiên cứu và đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu.
 Chương 4: kết quả nghiên cứu
Chương này sẽ bắt đầu với phần trình bày và phân tích các số liệu thống kê mô tả
của nghiên cứ u. Sau đó, phân tích tương quan đơn giữa các biến và phân tích hồi
quy.
 Chương 5: Kết luận
Chương này ghi nhận những kết luận quan trọng từ đề tài nghiên cứu,

đồng thời nêu lên những hạn chế và gợi ý hướng mở rộng cho đề tài nghiên cứu
tiếp theo.


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trong chương này tác giả sẽ trình bày lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân
hạng, lý thuyết về dòng tiền, đòn bẩy tài chính, chi phí đại diện, tính thanh khoản
trong các công ty. Đồng thời, chương hai cũng trình bày nh ững nghiên cứu thực
nghiệm trước đây tại các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam về tác động
của đòn bẩy tài chính đến dòng tiền tự do và các kết quả thu được từ các nghiên
cứu đó. Từ các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm được trình bày, tác giả tổng
hợp lại rút ra các nhân tố tác động đến dòng tiền tự do của các công ty, sau đó
xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu tác động của đò n bẩy tài chính đến
dòng tiền tự do.
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết đánh đổi
Lý thuyết đánh đổi (Myers, 1977) Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc
đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp. Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra
“lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định
quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư). Gánh nặng
nợ, mặt khác, tạo áp lực với doanh nghiệp. Chi phí vay nợ có tác động đáng kể
tới vận hành kinh doanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa doanh nghiệp. Tài trợ từ vốn
góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các
cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp. Kỳ vọng cao
vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng t ạo sức ép đáng kể cho
đội ngũ quản lý.
2.1.2. Lý thuyết trật tự phân hạng.
Lý thuyết trật tự phân hạng của Myers (1984) cho rằng, các công ty tài trợ
cho các khoản đầu tư đầu tiên là lợi nhuận giữ lại, sau đó là vay nợ và cuối cùng
là vốn chủ sở hữu. Mục đích thứ tự của việc tài trợ này là để tối thiểu hóa chi phí

bất cân xứng thông tin và các chi phí tài chính khác. Lý thuyết này cho các rằng
công ty không có các mức chi tiêu tiền mặt, thay vào đó tiền mặt được dùng như


tấm đệm giữ lợi nhuận giữ lại và nhu cầu đầu tư. Vì vậy, khi dòng tiền hoạt động
hiện tại đủ để tài trợ cho đầu tư mới, công ty thực hiện trả nợ và tích lũy tiền mặt.
Khi lợi nhuận giữ lại không đủ cho đầu tư hiện tại, công ty sử dụng tiền mặt đã
tích lũy và n ếu cần thiết thì sử dụng nợ. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nợ
thường tăng lên khi đầu tư vượt quá lợi nhuận giữ lại và giảm xuống khi đầu tư ít
hợn lợi nhuận giữ lại. Do đó, nắm giữ tiền đi theo tiến trình ngược lại, nghĩa là
nắm giữ tiền giảm xuống khi đầu tư vượt quá lợi nhuận giữ lại và nhiều thêm khi
đầu tư ít hơn lợi nhuận giữ lại. Mối quan hệ giữ nắm giữ tiền, nợ và đầu tư cho
thấy rằng có mối quan tương âm giữ đòn b ẩy tài chính và việc nắm giữ tiền mặt.
Các công ty lớn thường gặt hái được nhiều thành công, vì vậy cần có dòng tiền tự
do lớn để phục vụ cho đầu tư.
2.1.3 Lý thuyết về dòng tiền
2.1.3.1 Khái niệm dòng tiền
Dòng tiền (cas h flow) là một khái niệm chỉ sự di chuyển vào, ra của tiền trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở một giai đoạn cụ thể.
Trong chuẩn mực kế toán số 24 (VAS) thì khái niệm Dòng tiền: Là luồng vào và
luồng ra của tiền và tương đương tiền, không bao gồm chuyển dịch nội bộ giữa
các khoản tiền và tương đương tiền trong doanh nghiệp.
2.1.3.2 Các bộ phận cấu thành dòng tiền
Có lẽ một trong các báo cáo quan trọng nhất mà có thể được tạo ra từ các
báo cáo tài chính là dòng tiền thực tế của công ty. Một báo cáo kế toán chính
thức nằm trong hệ thống báo cáo tài chính là báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp giải
thích sự thay đổi trong kế toán tiền mặt và các khoản tương đương tiền.
David Hiller et al (2012) xác định dòng tiền của một công ty đến hoặc đi
vào ba lĩnh vực chính: các hoạt động kinh doanh, CF (O); các hoạt động đầu tư,
CF (I) và các hoạt động tài chính, CF (F). Giá trị tài sản của một công ty luôn

bằng tổng giá trị của các khoản công nợ và giá trị vốn cổ phần, dòng tiền thuần
trong một công ty trong một giai đoạn cụ thể là tổng của các luồng tiền phát sinh
từ hoạt động, đầu tư và hoạt động tài chính. Một dòng tiền âm đại diện cho sự
biến động tiền mặt của công ty.
.


NCF = CF(O) + CF(I) + CF(F)
* Dòng tiền từ hoạt dộng kinh doanh (CF(O): là tiền thuần cung cấp bởi các hoạt
động kinh doanh.Theo chuẩn mực kế toán 24 ( VAS) thì :
Dòng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan
đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông
tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh
doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành
các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài.
Thông tin về các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp
với các thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt
động kinh doanh trong tương lai. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh
doanh, gồm:
- Tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ;
- Tiền thu được từ doanh thu khác (tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và các
khoản khác trừ các khoản tiền thu được được xác định là luồng tiền từ hoạt động
đầu tư và hoạt động tài chính);
- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch
vụ;
- Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ người lao
động về bảo hiểm, trợ cấp...;
- Tiền chi trả lãi vay;
- Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Tiền thu do được hoàn thuế;

- Tiền thu do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh
tế;
- Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và các khoản
tiền khác theo hợp đồng bảo hiểm;
- Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh
tế.


Các luồng tiền liên quan đến mua, bán chứng khoán vì mục đích thương mại
được phân loại là các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.
* Dòng tiền từ hoạt động đầu tư CF(I): Theo chuẩn mực kế toán số 24 (VAS)
luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua
sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác
không thuộc các khoản tương đương tiền. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động
đầu tư, gồm:
- Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, bao gồm cả
những khoản tiền chi liên q uan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là TSCĐ
vô hình;
- Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn
khác;
- Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổ chức
tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị
khác, trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương
đương tiền và mua các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại;
- Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi cho vay c ủa
ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền thu do bán lại các công
cụ nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là
các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích thương
mại;
- Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu

vì mục đích thương mại;
- Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại
cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại;
- Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nh uận nhận
được.
* Dòng tiền từ hoạt động tài chính CF(F) : Theo chuẩn mực kế toán số 24 ( VAS)
thì dòng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là dòng tiền có liên quan đến việc
thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính, gồm:


- Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu;
- Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh
nghiệp đã phát hành;
- Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn;
- Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay;
- Tiền chi trả nợ thuê tài chính;
- Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.
2.1.3.3 Dòng tiền giữa công ty và thị trường tài chính
Theo David Hiller et al (2012) thì trong mỗi công ty sẽ luôn có một người
chịu trách nhiệm về nhiệm vụ quản lý tài chính. Công việc quan trọng nhất của
một nhà quản lý tài chính là phải tạo ra giá trị từ ngân sách vốn của công ty, tài
chính hiện tại của công ty và các hoạt động về vốn lưu động ròng. Như vậy làm
thế nào để quản lý tài chính tạo ra giá trị? Câu trả lời là các công ty cần phải:
- Hãy thử để mua tài sản để nó tạo ra tiền nhiều hơn chi phí mà họ đã bỏ ra.
- Bán trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác để huy động một
lượng tiền mặt nhiều hơn là chi phí mà họ đã bỏ ra.
Vì vậy, các công ty phải tạo dòng tiền nhiều hơn khối lượng vốn ban đầu .
Dòng tiền trả cho trái chủ và cổ đông của công ty phải lớn hơn dòng tiền đưa vào
các công ty của các trái chủ và cổ đông. Để có thể quan sát rõ hơn , David Hiller

et al ( 2012) đã theo dõi các luồng tiền từ các công ty cho các thị trường tài chính
và ngược lại cho thấy sự tương tác giữa các hoạt động của công ty với các thị
trường tài chính được minh họa trong hình 2.1.


Hình 2.1: Sự tương tác giữa các hoạt động của công ty với thị trường tài
chính

Tiền mặt do phát hành chứng khoán bởi
công ty( A)
Công ty đầu tư
vào tài sản (B)
Tài sản lưu động
Tài sản cố định

Tái đầu tư dòng tiền
(E)

Cổ tức và
Thanh toán nợ (F)

Thị trường tài
chính
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn cổ phần

TM từ tài sản công ty( C))

Tổng giá trị tài sản

Chính Phủ (D)

Tổng giá trị của
công ty từ các nhà
đầu tư trên thị
trường tài chính

Các mũi tên trong hình 2.1 chỉ dòng tiền từ các công ty cho các thị trường
tài chính và ngược lại. Giả sử chúng ta bắt đầu với hoạt động tài chính của công
ty. Để gây quỹ, công ty bán chứng khoán nợ (trái phiếu) và chứng khoán vốn (cổ
phiếu) cho các nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Điều này tạo ra dòng tiền từ
các thị trường tài chính đến các công ty (A). Tiền này được đầu tư vào các hoạt
động đầu tư (tài sản) của các công ty (B) bởi các nhà quản lý công ty. Số tiền
được tạo ra bởi các công ty (C) được trả cho các cổ đông và trái chủ (F). Các cổ
đông được nhận tiền dưới dạng cổ tức; các trái chủ người cho công ty vay vốn
nhận được lãi và các khoản vay ban đầu được hoàn lại vốn gốc. Tất cả tiền mặt
của công ty không phải sử dụng toàn bộ để chi trả mà một số được giữ nguyên
(E), và một số được trả cho chính phủ như thông qua việc đóng thuế (D).


×