Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

GIÁO DỤC LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG CỘNG ĐỒNG Ở THÀNH PHỐ BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.29 KB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

TRẦN THỊ XUÂN THU

GIÁO DỤC LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
TRONG CỘNG ĐỒNG Ở THÀNH PHỐ BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

TRẦN THỊ XUÂN THU

GIÁO DỤC LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
TRONG CỘNG ĐỒNG Ở THÀNH PHỐ BẮC NINH
Chuyên ngành:Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSNguyễn Quang Uẩn

HÀ NỘI, NĂM 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và
kết quả trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, tháng5 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thị Xuân Thu


LỜI CẢM ƠN
Để luận văn được hoàn thiện, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lời tri
ân sâu sắc nhất tới GS - TS Nguyễn Quang Uẩn, người Thầy đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn ân sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Tâm lí Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy và hướng dẫn chúng
tôi nghiên cứu khoa học trong suốt khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội đã tạo điều kiện giúp chúng tôi hoàn thiện hồ sơ để luận văn được bảo vệ trước
Hội đồng khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Hội LHPN thành phố,
Hội LHPN các xã, phường thành phố Bắc Ninh; Ban vì sự tiến bộ phụ nữ thành phố
và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng
tôi trong quá trình nghiên cứu.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong các quý Thầy (Cô) giáo, các đồng chí Lãnh đạo cơ
quan, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến, giúp tôi hoàn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
HỌC VIÊN


Trần Thị Xuân Thu


MỤC LỤ
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu....................................................................3
4. Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..............................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn.........................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO
LỰC GIA ĐÌNH TRONG CỘNG ĐỒNG..............................................................7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề.........................................................7
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài............................................................................7
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước.............................................................................9
1.2. Một số khái niệm cơ bản về phòng, chống bạo lực gia đình và giáo dục
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.....................................................................12
1.2.1. Khái niệm gia đình....................................................................................12
1.2.2. Khái niệm bạo lực gia đình........................................................................13
1.2.3. Khái niệm phòng, chống bạo lực gia đình.................................................14
1.2.4. Khái niệm giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trong cộng đồng
cho hội viên, phụ nữ............................................................................................14
1.3. Thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trong cộng đồng................16
1.3.1. Thực hiện những quy định chung về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.........16
1.3.2. Thực hiện phòng ngừa bạo lực gia đình....................................................21
1.3.3. Hòa giải mâu thuẫn....................................................................................23
1.3.4. Tư vấn, góp ý, phê bình.............................................................................24

1.3.5. Bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình..................................................25
1.3.6. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng chống
bạo lực gia đình...................................................................................................26


1.4. Vai trò của Hội LHPN trong việc phòng, chống bạo lực gia đình và giáo
dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho hội viên, phụ nữ...........................28
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình và giáo
dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho hội viên, phụ nữ...........................31
1.5.1. Nhóm các yếu tố chủ quan........................................................................31
1.5.2. Nhóm các yếu tố khách quan.....................................................................33
Tiểu kết chương 1..................................................................................................35
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN LUẬT VÀ GIÁO DỤC LUẬT
PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG CỘNG ĐỒNG Ở THÀNH
PHỐ BẮC NINH....................................................................................................36
2.1. Khái quát chung về địa bàn và khách thể nghiên cứu.................................36
2.1.1. Về địa lí, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục thành phố Bắc Ninh.............36
2.1.2. Khái quát về Hội LHPN Thành phố và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ thành phố
Bắc Ninh.............................................................................................................37
2.2. Thực trạng thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở thành phố
Bắc Ninh.................................................................................................................39
2.2.1. Thực hiện những quy định chung của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.....39
2.2.2. Thực hiện phòng ngừa bạo lực gia đình....................................................50
2.2.3. Thực hiện hòa giải mâu thuẫn trong phòng, chống bạo lực gia đình.........52
2.2.4. Thực hiện tư vấn, góp ý, phê bình trong giáo dục Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình..........................................................................................................54
2.2.5. Thực hiện bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân trong giáo dục Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình..........................................................................................................56
2.2.6. Thực hiện trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong giáo
dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.............................................................58

2.2.7. Đánh giá chung tình hình thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
trong cộng đồng ở thành phố Bắc Ninh...............................................................61
2.3. Thực trạng giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho hội viên, phụ
nữ trong cộng đồng ở thành phố Bắc Ninh..........................................................65


2.3.1. Thực hiện mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, biện pháp giáo dục
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho hội viên, phụ nữ trong cộng đồng ở
thành phố Bắc Ninh.............................................................................................65
2.3.2. Hoạt động của Hội LHPN và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Thành phố trong
phòng, chống bạo lực gia đình và giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
cho hội viên, phụ nữ............................................................................................74
2.3.3.Đánh giá chung về thực trạng giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
cho hội viên, phụ nữ trong cộng đồng ở thành phố Bắc Ninh.............................77
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
cho hội viên, phụ nữ thành phố Bắc Ninh............................................................80
Tiểu kết chương 2..................................................................................................82
Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA
ĐÌNH TRONG CỘNG ĐỒNG Ở THÀNH PHỐ BẮC NINH............................84
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp tổ chức giáo dục Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình.............................................................................................................84
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục..............................................84
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.............................................................84
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đối tượng.......................................85
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả............................................................85
3.2. Tổ chức giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho hội viên, phụ nữ
trong cộng đồng………………………………………………………………… 86
3.2.1. Xác định mục tiêu giáo dục Luật phòng, chống bạo lực gia đình………..86
3.2.2. Thực hiện các nội dung giáo dục Luật phòng, chống bạo lực gia đình......87
3.2.3. Các hình thức tổ chức giáo dục Luật phòng, chống bạo lực gia đình…….89

3.2.4. Các phương pháp giáo dục Luật phòng, chống bạo lực gia đình…………90
3.2.5. Các biện pháp giáo dục Luật phòng, chống bạo lực gia đình……. ……...91
3.2.6. Đánh giá kết quả giáo dục Luật phòng, chống bạo lực gia đình………… 92
3.3. Các biện pháp tổ chức giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình........93


3.2.1. Tăng cường việc giáo dục Luật và xây dựng kế hoạch phân công, phối hợp
chặt chẽ giữa các bộ phận tham gia giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
............................................................................................................................ 94
3.2.2. Tổ chức tuyên truyền giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên các
phương tiện thông tin đại chúng..........................................................................96
3.2.3. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
cho hội viên, phụ nữ và các thành viên tham gia giáo dục Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình cho cộng đồng.................................................................................98
3.2.4. Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức giáo dục Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình.................................................................................................100
3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện môi trường cho việc
giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình....................................................102
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất giáo dục Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình trong cộng đồng thành phố Bắc Ninh............................................103
3.4. Khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp đề xuất trong giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình...........105
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm............................................................................105
3.4.2. Khách thể khảo nghiệm...........................................................................105
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm............................................................................105
3.4.4. Các bước tiến hành khảo nghiệm............................................................106
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm...............................................................................106
Tiểu kết chương 3................................................................................................109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................115



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của các về các hành vi bạo lực gia đình.................................39
Bảng 2.2.Thực hiện những hành vi bị nghiêm cấm về bạo lực gia đình..................43
Bảng 2.3.Thực hiện các quy định về nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình.........44
Bảng 2.4.Thực hiện quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bị bạo lực gia đình...............46
Bảng 2.5.Thực hiện chính sách Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình..........48
Bảng 2.6.Thực hiện phòng ngừa bạo lực gia đình...................................................50
Bảng 2.7.Thực hiện hòa giải mâu thuẫn..................................................................52
Bảng 2.8.Thực hiện tư vấn, góp ý, phê bình............................................................54
Bảng 2.9.Thực hiện bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.................................57
Bảng 2.10.Thực hiện trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong
phòng chống bạo lực gia đình...................................................................59
Bảng 2.11.Thực hiện mục tiêu giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho hội
viên, phụ nữ trong cộng đồng...................................................................65
Bảng 2.12.Thực hiện các nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình...........67
Bảng 2.13.Thực hiện các hình thức tổ chức giáo dục Luật Phòng, chốngbạo lực gia
đình cho hội viên, phụ nữ.........................................................................70
Bảng 2.14.Thực hiện các phương pháp giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.......71
Bảng 2.15.Thực hiện các biện pháp giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.........73
Bảng 2.16. Đánh giá các hoạt động của Hội LHPN và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ
thành phố Bắc Ninh trong việc phòng, chống bạo lực gia đình và giáo dục
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho hội viên, phụ nữ........................75
Bảng 2.17. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực

gia

đình cho hội viên, phụ nữ thành phố Bắc Ninh........................................80
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi của

các biện pháp được đề xuất.....................................................................106


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tình hình thực hiện những quy định chung của Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình trong cộng đồng ở thành phố Bắc Ninh............................61
Biểu đồ 2.2: Thực hiện phòng ngừa bạo lực gia đình; thực hiện hòa giải mâu thuẫn; tư
vấn, góp ý, phê bình; hỗ trợ bảo vệ nạn nhân và trách nhiệm của cá nhân,
gia đình và cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình............62
Biểu đồ 2.3.Thực trạng giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho hội viên,
phụ nữ trong cộng đồng ở thành phố Bắc Ninh....................................77
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất...............................................104


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1. BP
2. ĐTB
3. ĐLC

Biện pháp
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn

4. LHPN

Liên hiệp phụ nữ



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1.Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, làm hạn chế sự tham gia của họ
vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lí cho bản thân phụ
nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng các Quyền
con người. Trên thế giới, nhất là các nước phát triển rất coi trọng vấn đề phòng,
chống bạo lực gia đình, những người có hành vi bạo lực gia đình bị xử lí nghiêm
khắc, nhưng thực tế số các vụ bạo lực gia đình vẫn gia tăng, thậm chí ở Pháp, theo
thống kê có khoảng 20 - 29% phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình và tình dục;
năm 2013, gần 50% đàn ông Trung Quốc đã thú nhận mình từng có hành vi đánh
đập, thậm chí là lạm dụng tình dục với vợ mình, Liên đoàn phụ nữ của nước này
cũng khẳng định có tới 25% phụ nữ bị hành hạ [40].Để giải quyết thực trạng này,
cho đến nay, nhiều nước đã ban hành các đạo luật về phòng, chống bạo lực gia đình,
chẳng hạn ở Mỹ đó là “Luật liên bang về bạo lực gia đình” được Quốc hội thông
qua năm 1996;“Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” của Pháp năm 2004. Ngày 01
tháng 3 năm 2016 Trung Quốc đã thông qua “Luật Chống bạo lực gia đình nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, Thái Lan đã thông qua “Luật Bạo lực gia đình”
năm 2007,...Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, trên thế giới hiện có hơn 80 quốc
gia đã ban hành các đạo luật riêng rẽ về phòng chống bạo lực gia đình [44].
Năm 2007,Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam đượcra đời và
chính thức có hiệu lực từ năm 2008. Đó là một trong những căn cứ pháp lí quan
trọng để bảo vệ Quyền con người thông qua nội dung phòng, chống bạo lực gia
đình, trong đó đặc biệt bảo vệ phụ nữ trước các vấn đề bạo lực gia đình đang có xu
hướng gia tăng.
1.2. Thực tiễn cho thấy, theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trung
bình mỗi năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia
đình. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn

của cả nước, có hơn 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa

1


nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình.Theo báo cáo của Bộ
Công an, trên cả nước cứ khoảng 2-3 ngày lại có một người bị giết có liên quan đến
bạo lực gia đình. Riêng năm 2015, có 14% số vụ giết người liên quan đến bạo lực
gia đình (151/1.113 vụ giết người), trong đó có 39 vụ chồng giết vợ, 8 vụ vợ giết
chồng); sáu tháng đầu năm 2016, tỷ lệ này là 30,5% (26/77 vụ). Theo báo cáo của Sở
y tế một số tỉnh, gần đây số bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình ở An Giang
có 1.319 bệnh nhân, trong đó có 1.011 người tự tử với 30 người chết; Gia Lai có
3.944 bệnh nhân, trong đó có 715 người tự tử với 27 người chết; Bắc Giang có 464
bệnh nhân, trong đó có 174 người tự tử với ba người bị chết [41]...
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng,trên cả nước số các vụ vi phạm bạo
lực gia đình trong những năm gần đây vẫn được duy trì ở mức khá cao. Bạo lực gia
đình gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển nhân cách của trẻ
chiếm 91%; gây tổn hại về sức khỏe, thể chất: 87,5%; gây tổn thương về tâm lí, tinh
thần: 89,4%; gây tan vỡ gia đình: 89,7% và làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội: 89%
[41]. Do vậy, rất cần phải có biện pháp để giảm hành vi bạo lực gia đình.
1.3. Tại tỉnh Bắc Ninh, theo thống kê của Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch
năm 2015 toàn tỉnh có 1.400 vụ bạo lực gia đình.
Tỉnh Bắc Ninh đã triển khai thực hiện giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình sâu rộng cho nhiều đối tượng, từ người dân lao động đến công nhân viên
chức lao động trong toàn tỉnh, tiến hành tổng kết công tác phòng chống bạo lực gia
đình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008-2015 (ngày 02 tháng 7 năm 2015). Kết quả đã
chỉ ra, qua hơn 7 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đến nay đại bộ
phận nhân dân trong tỉnh đều biết đến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và hiểu
rằng bạo lực đối với thành viên trong gia đình là vi phạm pháp luật. Tính đến hết
tháng 6-2016, toàn tỉnh có 91/126 xã, phường, thị trấn triển khai mô hình phòng,

chống bạo lực gia đình; có 425 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; 415 câu lạc bộ gia đình
phát triển bền vững; 441 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình [42].
Công tác giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở thành phố Bắc Ninh
đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên công tác phát hiện, can thiệp các vụ

2


bạo lực gia đình còn chưa hiệu quả và kịp thời, số lượng các vụ bạo lực gia đình
được phát hiện còn thấp so với thực tế; kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình của
các lực lượng trong cộng đồng còn nhiều hạn chế. Khắc phục những hạn chế trên,
thành phố đã triển khai thực hiện chương trình hành động quốc gia về phòng, chống
bạo lực gia đình đến năm 2020, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả xây
dựng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn vấn đề“Giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình trong cộng đồng ở thành phố Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình và đề xuất các biện pháp giáo dục, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, tạo cơ sở cho việc thực hiện Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình ở thành phố Bắc Ninh có hiệu quả hơn.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho hội viên, phụ nữ
trong cộng đồng tại địa bàn thành phố Bắc Ninh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho hội viên, phụ nữ.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Chúng tôi cho rằng việc thực hiện và tiến hành giáo dục Luật Phòng, Chống
bạo lực gia đình ở thành phố Bắc Ninh đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên,

còn những hạn chế và bất cập. Nếu nắm vững cơ sở lí luận và hiểu biết về thực
trạng thì có thể đề ra các biện pháp giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
cho hội viên, phụ nữ ở thành phố Bắc Ninh tốt hơn, góp phần thực hiện Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình có hiệu quả hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lí luận về giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

3


5.2.Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình và giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở thành phố Bắc Ninh trong thời
gian qua và lí giải nguyên nhân của thực trạng.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đìnhcho
hội viên, phụ nữ ở thành phố Bắc Ninh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện và giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đìnhtrong cộng
đồng xã hội, các biện pháp giáo dục, các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện giáo dục
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu:Quá trình (hoạt động) giáo dục Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình ở cộng đồng xã hội, tập trung vào hội viên, phụ nữ tại thành phố
Bắc Ninh.
* Khách thể khảo sát thực trạng:tổng số 335 khách thể, gồm:
TT
1.
2.
3.
4.

5.

Cơ quan
Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ thành phố Bắc Ninh
Hội LHPN thành phố Bắc Ninh
Các tổ chức chính trị - xã hội
Hội viên, phụ nữ trên địa bàn các xã, phường
Nam giới
Tổng số

Số lượng
10
10
100
140
75
335

6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Thành phố Bắc Ninh.
6.4. Giới hạn thời gian nghiên cứu:Năm 2016-2017.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các cách tiếp cận
- Tiếp cận liên ngành: Giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trong
cộng đồng không chỉ riêng của một ngành khoa học mà phải tiếp cận từ nhiều khoa
học: giáo dục học, giáo dục và phát triển cộng đồng, pháp lí học để có thể có được
cách nhìn và đánh giá đầy đủ, mang tính tổng hợp.

4



- Tiếp cận hoạt động. Giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trong
cộng đồng không thể ở thể ở trạng thái tĩnh, bởi nhận thức và hành động của con
người luôn vận động. Do vậy, để giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có
hiệu quả phải tiếp cận từ hoạt động, từ sự vận động của thực tiễn xã hội.
- Tiếp cận phát triển. Nhận thức về vấn đề bạo lực gia đình trong cộng đồng
không phải là bất biến mà nó luôn vận động theo trình độ nhận thức và cách ứng xử
của người dân. Cho nên việc giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình phải có
sự vận động và phát triển theo sự vận động của xã hội và nhận thức, hành động của
người dân.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận, văn bản.
- Mục tiêu: Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài: tổng quan, xác định các khái
niệm cơ bản, các vấn đề lí luận cơ bản của luận văn.
- Nội dung: phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lí luận, các văn
bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Các tiến hành: đọc, phân tích, so sánh, tổng hợp hóa, khái quát hóa các tài
liệu lí luận, văn bản cho việc xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
7.2.2.Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp chuyên gia,
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan
sát, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực nghiệm.
- Mục tiêu:xác định được thực trạng giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình trong cộng đồng ở Thành phố Bắc Ninh bằng việc thu thập dữ liệu bằng số và giải
quyết quan hệ trong lí thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.
- Nội dung:thực trạng các nội dung giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình trong cộng đồng ở Thành phố Bắc Ninh
- Các tiến hành:thông qua lấy ý kiến chuyên gia, khảo sát bằng trưng cầu ý
kiến, phỏng vấn, quan sát và thảo luận nhóm các biện pháp giáo dục Luật
Phòng,chống bạo lực gia đình trong cộng đồng ở Thành phố Bắc Ninh và thực
nghiệm các biện pháp đề xuất.


5


7.2.3. Phương pháp xử lísố liệu bằng thống kê toán học với sự
trợ giúp của SPSS
- Mục tiêu:xử lí các kết quả thu được qua phương pháp trưng cầu ý kiến bằng
phiếu hỏibằng thống kê toán học với sự trợ giúp của SPSS.
- Nội dung:các kết quả thu được qua phiếu hỏi, phỏng vấn sâu.
- Cách tiến hành:nhập số liệu thu được, những phiếu không hợp lệ sẽ được
loại bỏ khi không trả lời trọn vẹn 1 câu hỏi hoặc để trống nhiều items. Kết quả thu
được sẽ được phân tích điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tương quan thứ bậc
Spearmen.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1.Cơ sở lí luận của giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
trong cộng đồng.
Chương 2.Thực trạng giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trong
cộng đồng ở Thành phố Bắc Ninh.
Chương 3.Biện pháp giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trong
cộng đồng ở Thành phố Bắc Ninh.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC LUẬT PHÒNG, CHỐNG
BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG CỘNG ĐỒNG.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu và được nhiều nước trên thế
giới cũng như các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Nghiên cứu “Sự thật về bạo lực chống lại phụ nữ gốc Mỹ gốc Ấn
Độ/Alaska” của hai tác giả người Mỹ là Tjaden, P. và Thonennes (2000) đã chỉ ra,
34% hoặc nhiều hơn một phần ba phụ nữ bản địa bị cưỡng hiếp, trong khi đó đối
với phụ nữ nói chung nguy cơ ít hơn một phần năm [36].
Trong báo cáo của Liên hợp quốc năm 2006 trong nghiên cứu sâu về các
hình thức bạo lực đối với phụ nữ cho thấy có rất nhiều hình thức bạo hành với phụ
nữ, như bạo hành về tinh thần, xâm hại đến sức khỏe là hai nhóm chính, dù bạo lực
dưới góc độ nào cũng gây nên những tổn thương và có thể ảnh hưởng đến tâm lý,
sức khỏe của phụ nữ, thậm chí nhiều trường hợp bạo hành đã dẫn đến các trường
hợp tử vong [38].
Nghiên cứu của CDC năm 2008 đã chỉ ra, 39% phụ nữ bản địa người Mỹ da
đỏ được khảo sát xác định là nạn nhân của bạo lực đối tác thân mật trong cuộc đời
của họ, tỷ lệ này cao hơn bất kỳ chủng tộc khác hoặc dân tộc nào được khảo sát [37].
Năm 2010, nước Mỹ đã tiến hành “Cuộc điều tra bạo lực tình dục và và bạo
lực gia đình”, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, trong 6 phụ nữ thì có một một người bị
bạo lực tình dục do bạn tình của họ gây ra trong cuộc đời của họ. Kết quả cho thấy
hơn bốn trong năm phụ nữ Mỹ da Đỏ và Alaska (84,%) đã trải qua bạo lực trong
đời. Điều này bao gồm 56,1% phụ nữ từng bị bạo lực tình dục, 55,5% phụ nữ từng
bị bạo lực thể xác bởi bạn tình, 48,8% gặp rình rập và 66,4% đã từng bị hành hung
bởi bạn tình. Nói chung, hơn 1,5 triệu phụ nữ Mỹ da Đỏ và Alaska đã bị bạo hành
trong cuộc đời của họ [32].

7


Trong báo cáo “Các trường hợp bạo lực gia đình trong hệ thống tư pháp của
Azerbaijan” năm 2013 của nước Cộng hòa Azerbaijan về vấn đề thực hiện Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình và để đánh giá việc áp dụng luật này trong tố tụng tòa

án phù hợp với pháp luật quốc gia và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan cũng như
việc thúc đẩy những nỗ lực của Chính phủ để chống lại hiện tượng bạo lực gia đình.
Báo cáo đã đưa ra các kết quả thu thập được thông qua giám sát xét xử các vụ bạo lực
gia đình, cụ thể, trong năm 2012 có 1.633 người là nạn nhân của các vụ bạo lực gia
đình, tỷ lệ nam giới chiếm 21% (349 nam giới), trong khi đó tỷ lệ này ở nữ giới chiếm
tới 79%, với 1.284 nữ giới, số vụ giết người có chủ ý 3%, các vụ cố ý xâm hại sức
khỏe là 27%. Có thể thấy phần nhiều các vụ bạo lực gia đình là nữ giới [32].
Bạo lực gia đình được nghiên cứu không chỉ gia đình truyền thống mà còn
xảy ra đối với những gia đình đồng tính được hai tác giả người Mỹ đề cấp đến trong
nghiên cứu “Bạo lực gia đình, hiếp dâm ở những người đồng tính” năm 2013. Số
các vụ bạo lực gia đình xảy ra tương đối phổ biến và thường xuyên khi họ không
đạt được sự hòa hợp về thể chất và tâm sinh lý.Nghiên cứu đã chỉ ra việc phòng và
chống bạo lực gia đình không chỉ ở các gia đình truyền thống mà còn phải thể hiện
ở những người, những gia đình đồng tính [34].
Nghiên cứu của nhóm tác giả người Australia “Bạo lực gia đình: các vấn đề và
thách thức chính sách” (2015) cho rằng,bạo lực gia đình là một vấn đề nghiêm trọng ảnh
hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Hình thức bạo lực phổ biến nhất của phụ nữ
Australia là do bạo lực gia đình gây ra, thường được gọi là bạo lực gia đình [32].
Có nhiều nghiên cứu về bạo lực gia đình, nạn nhân phổ biến của bạo lực gia
đình là nữ. Vì vậy, nhiều nước đã cho ra đời những đạo luật để bảo vệ phụ nữ khỏi các
nguy cơ của bạo lực gia đình và sự kiên quyết của Chính phủ đã nhận được sự ủng hộ
của đông đảo người dân, song trên thực tế, số vụ bạo lực gia đình vẫn không giảm,
thậm chí ở một số nước có chiều hướng gia tăng như Ấn Độ, Pakistan, một số nước
thuộc Châu Phi. Mặc dù có các luật hay đạo luật, song chưa có nghiên cứu nào đề cập
đến vấn đề tuyên truyền các luật hay đạo luật này, nhằm nâng cao kết quả thực hiện
luật, đạo luật, nâng cao vị thế của phụ nữ, tránh các nguy cơ bạo lực gia đình.

8



Như vậy, nghiên cứu của các tác giả trên có ưu điểm đã chỉ ra thực trạng bạo
lực gia đình ở phụ nữ, đặc biệt ở một số nhóm phụ nữ có nguy cơ cao thường bị bạo
lực gia đình (lĩnh vực bạo lực thân thể và bạo lực tình dục phụ nữ thường bị bạo
lực nhiều nhất). Ngoài ra các nghiên cứu cũng chỉ ra nỗ lực của các Chính phủ
trong việc cho ra đời các luật, đạo luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên,
cho đến nay thế giới và Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về giáo dục
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, điều này dẫn đếnnhận thức của nam giới cũng
như phụ nữ về vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình khá hạn chế, cho nên các luật
hay đạo luật ra đời nhưng thực trạng số các vụ bạo lực gia đình vẫn không giảm mà
nạn nhân của các vụ bạo lực đa phần là phụ nữ.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
Nhóm tác giả Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh (2007) đã công bố nghiên
cứu “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị”, đã chỉ ra những hậu quả của các
hành vi bạo lực gia đình. Kết quả của các hành vi bạo lực gia đình vi phạm nghiêm
trọng đến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, phá vỡ hạnh phúc gia đình, là hành
vi lệch chuẩn bị nghiêm cấm, dù bạo lực dưới bất cứ hình thức nào [13].
Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội trên cơ sở nghiên cứu về “Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới” (2006) đã cho rằng,
kể từ khi mỗi nước có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, các hành vi bạo hành gia
đình được xử lí rất tích cực và có căn cứ rõ ràng, đồng thời làm cho mọi người có
nhận thức rõ hơn về các hành vi bạo lực gia đình, kể cả các hành vi trước đây không
được đề cập đến như các hành vi bạo lực về tâm lý, về tinh thần. Mặc dù có khác
nhau về cách tiếp cận song điểm chung của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở
các nước là nghiêm cấm mọi hình thức bạo lực gia đình ở cả hai giới [27].
Các tác giả Phạm Văn Dũng, Nguyễn Đình Thơ (2009), qua công trình: “Tìm
hiểu và thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã khẳng định việc thực hiện
phòng, chống bạo lực gia đình ở nước ta hiện hay còn khá hạn chế, nhiều người
hiểu chưa đúng về phòng, chống bạo lực gia đình, thạm chí có những phụ nữ bị bạo
hành mà không biết rằng bản thân bị bạo hành, như các hình thức gây căng thẳng,


9


tạo áp lực về tâm lí. Có những cá nhân cho rằng bạo hành gia đình chỉ xảy ra với
phụ nữ.Trên thực tế, các tác giả khẳng định bạo hành gia đình có thể xảy ra ở cả
nam giới và nữ giới trong gia đình [5].
Trong nghiên cứu “Pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình đối
với phụ nữ” của tác giả Trần Thị Hòe đăng trên Tạp chí Khoa học Chính trị năm
2010 cho rằng, phụ nữ thường là đối tượng của bạo lực gia đình. Việc ra đời pháp
luật về phòng, chống bạo lực gia đình là một bước tiến rất lớn để xây dựng sự bình
đẳng, bình quyền giữa nam giới và nữ giới, nhưng trên thực tế, nhiều nước có Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình, thậm chí như Việt Nam, số vụ bạo lực gia đình vẫn
khá phổ biến, tỏng đó tình trạng bạo lực về thể chất chiếm phần lớn số vụ bạo lực
gia đình [8].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lệ qua đề tài“Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình với việc hạn chế ly hôn do bạo lực gia đình” năm 2010 đã chỉ ra thực trạng
việc ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay chưa hiệu quả, đối
tượng bị bạo hành đa phần là phụ nữ. Nông thôn và miền núi chiếm phần lớn số các
vụ bạo hành và bạo hành chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng li hôn gia
tăng.Tác giả cho rằng cần phải chú trọng đến việc tuyên truyền Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình sâu rộng trong cộng đồng, nhất là trách nhiệm của các thành viên
trong gia đình [11].
Ngày 25 tháng 11 năm 2010 Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố
“Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” cho thấy cả
ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng - thể xác, tình dục và tinh
thần, thì có hơn một nửa (58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít
nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên. Khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm
dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng. Tỷ lệ bị bạo
lực về thể xác trong đời do chồng gây ra đối với phụ nữ Việt Nam là 31,5%; khoảng
9,9% phụ nữ từng kết hôn bị bạo lực tình dục trong đời do chồng gây ra; tỷ lệ bạo

lực tình dục hoặc bạo lực thể xác, hoặc cả hai đối với phụ nữ do chồng gây ra là
34,4%; tỷ lệ bị bạo lực tinh thần đối với phụ nữ do chồng gây ra là 53,6%; tỷ lệ phụ

10


nữ cho biết đã bị một hoặc nhiều hơn các hành vi kiểm soát của chồng là 33,3% và
9% phụ nữ bị bạo lực kinh tế từ người chồng của mình. Các số liệu được đưa ra đã
nêu bật một thực trạng là đa số phụ nữ Việt Nam đều có nguy cơ tiềm tàng bị bạo
lực gia đình ở một hay một vài thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ [25].
Tác giả Đặng Trường Xuân trong nghiên cứu “Tìm hiểu bạo lực gia đình với
phụ nữ ở Hà Nội” năm 2013 cho biết, phụ nữ ở nông thôn bị bạo lực cao hơn thành
thị (45,5% so với 38,4%). Nạn nhân có trình độ phổ thông cơ sở, phổ thông trung
học bị bạo lực với tỷ lệ cao nhất 78,0%, nhóm này tỷ lệ cả bốn hình thái bạo lực
cũng cao nhất; sau đó là cao đẳng, trung cấp, đại học, trên đại học 16,3%; không
biết chữ, tiểu học 5,7%. Bạo lực thể chất, tinh thần, kinh tế cao nhất ở nhóm tuổi
30-39. Tỷ lệ bạo lực thể xác ở những phụ nữ có trình độ học vấn thấp (chưa học hết
lớp 1, tiểu học và trung học cơ sở) chiếm khoảng hơn 30% (lần lượt là 31,2%,
36,9% và 33,9%), cao hơn so với tỷ lệ này ở những phụ nữ có trình độ học vấn cao
hơn như trung học phổ thông hoặc cao hơn, mặc dù vẫn còn ở mức cao khoảng 20%
(21,6% và 17,7%) [29].
Tóm lại, những nghiên cứu trên đã thể hiện được:
Một số ưu điểm cơ bản:
- Các nghiên cứu chủ yếu xoay quanh vấn đề thực trạng mức độ bạo lực gia
đình, tỷ lệ bạo lực gia đình ở các vùng miền, trình độ học vấn với vấn đề bạo lực gia
đình,... điều này nói lên vấn đề bạo lực gia đình có rất nhiều nguyên nhân.
- Các tác giả đã chỉ ra khá đầy đủ các vấn đề lí luận cũng như thực trạng vấn
đề phòng, chống bạo lực gia đình.
- Bạo lực gia đình ở nước ta chủ yếu ở hình thức bạo lực về thể xác và bạo
lực tình dục, điều này khá tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra.

Một số hạn chế trong các nghiên cứu:
- Do tập trung nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực trạng phòng, chống bạo lực
gia đình và các nguyên nhân của bạo lực gia đình, nhưng các nghiên cứu không đề cập
đến hiệu quả từ công tác tuyên truyền, giáo dục các luật, đặc biệt là Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình, nên khó nắm được nhận thức của cộng đồng về Luật này.

11


- Các nghiên cứu chủ yếu tập trung chỉ ra thực trạng số các vụ bạo lực gia đình
nhiều hơn việc chỉ ra những kết quả giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thiếu nghiên cứu về vai trò của các cấp quản lí đối với vấn đề phòng,
chống bạo lực gia đình, do vậy một trong những yếu tố rất quan trọng để nâng cao
nhận thức của cộng đồng đó là tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình lại
chưa được nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản về phòng, chống bạo lực gia đình và giáo dục
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
1.2.1. Khái niệm gia đình
Theo Điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã khẳng định: “Gia đình
là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do
quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy
định của Luật này”[17].
Đại Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên định nghĩa: “Gia đình là
tập hợp những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống sống trong cùng một nhà”
[30, tr.719].
Hai định nghĩa trên có chung quan niệm về sự gắn kết giữa các thành viên trên
cơ sở hôn nhân và huyết thống, các thành viên có quan hệ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
Trong thực tế, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm gia đình: gia đình
là tập hợp những người có cùng tên trong sổ hộ khẩu; gia đình là tập hợp những
người cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà…Từ những góc độ nhìn nhận

khác nhau, gia đình được chia thành rất nhiều dạng thức khác nhau: gia đình hiện
đại, gia đình truyền thống; gia đinh đa thế hệ…Xuất phát từ những khái niệm khác
nhau về gia đình dẫn tới những quan niệm khác nhau về thành viên gia đình. Trong
giới hạn của đề tài, chúng tôi dựa trên khái niệm gia đình theo Luật Hôn nhân và
Gia đình làm khái niệm công cụ để nghiên cứu luận văn. Khái niệm này chỉ ra:
+ Gia đình được tạo thành từ mối quan hệ hôn nhân và huyết thống.
+ Các thành viên có trách nhiệm xây dựng hạnh phúc gia đình.

12


+ Cùng với nghĩa vụ với gia đình, các thành viên còn thực hiện các trách
nhiệm với gia đình theo quy định của pháp luật, như chống lại các hành vi bạo lực.
1.2.2. Khái niệm bạo lực gia đình
Bạo lực được hiểu là “dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp người
khác”.Trên thực tế, bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan
hệ xã hội nói chung, hành vi bạo lực rất phong phú, được chia thành nhiều dạng
khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn
thấy được; bạo lực với phụ nữ, trẻ em…
Mục 1, Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa:
“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia
đình”[17]. Bạo lực gia đình có thể coi là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với
nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể chia bạo lực gia đình thành các
hình thức chủ yếu sau:
- Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình,
làmtổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới
danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình.
- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của

thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…).
- Bạo lực về tình dục: là bất kì hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong
các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Với định nghĩa trên, ta có thể đưa ra một số đặc điểm chung nhất, điển hình
nhất của bạo lực gia đình như sau :
Một là, bạo lực gia đình xảy ra giữa các thành viên gia đình hoặc những
người đã từng có quan hệ gia đình.Vì vậy, phạm vi của bạo lực gia đình khá rộng và
có tính bao quát.
Hai là, bạo lực gia đình khó bị phát hiện, khó can thiệp bởi thường xảy ra
trong gia đình và đã là chuyện gia đình thì người ngoài khó can thiệp.

13


Ba là, bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều kiểu loại và dạng thức khác nhau.
Có thể là bạo lực giữa vợ - chồng, cha mẹ - các con, ông bà - các cháu, anh, chị, em
trong gia đình với nhau,...
Luận văn tập trung vào việc giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
cho hội viên, phụ nữ trong cộng đồng dân cưvà bạo lực ở đây chủ yếu được giới hạn
nghiên cứu đối với phụ nữ.
1.2.3. Khái niệm phòng, chống bạo lực gia đình
Theo Khoản 1 Điều 3, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì phòng, chống
bạo lực gia đình là sự: “Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống
bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục
về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam”[18].
Xuất phát từ thực tế quan hệ trong gia đình mang tính khép kín, độc lập với
những người xung quanh.Vì thế, những vụ bạo lực gia đình thường khó phát hiện,
khi bị phát hiện cũng khó xử lí bởi tâm lí e ngại của nạn nhân và cả những người
biết chuyện, và thậm chí nếu xử lí rồi thì khả năng tái diễn cũng rất cao vì để tìm ra

biện pháp ngăn chặn phù hợp là không dễ. Các quy định pháp luật khó vươn tới
từng gia đình, bởi nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế, sự can thiệp
thô bạo của người thực thi pháp luật có thể dẫn tới phá hoại các mối quan hệ các
thành viên gia đình.
Vì vậy, công tác giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình rất quan trọng, góp
phần định hướng hành vi của mỗi người: nạn nhân được trang bị kiến thức để tự bảo
vệ; người có thể có hành vi bạo lực có thể nhận thức được tính chất, hậu quả của
hành vi để tự kiềm chế bản thân tốt hơn; những người xung quanh biết được trách
nhiệm tham gia phòng chống bạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp, để từ đó giảm
thiểu các hành vi bạo lực gia đình.
1.2.4. Khái niệm giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trong cộng đồng
cho hội viên, phụ nư
Theo mục 1, Điều 1, “Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là những quy định
về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách

14


×