Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ VẬN HÀNH ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.44 KB, 13 trang )

TIÊU CHUẨN BẬC THỢ
NGHỀ VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA ĐƯỜNG DÂY
TRUYỀN TẢI ĐIỆN ĐẾN 500KV
Cơ sở lập:
Căn cứ các quy trình nhiệm vụ vận hành đường dây.
Căn cứ theo các qui trình: Vận hành sửa chữa đường dây trên không điện
áp 110, 220kV, Qui trình vận hành đường dây 500kV, qui trình kỹ thuật an
toàn điện, v.v ...
Căn cứ theo các qui phạm trang bị điện, Nghị định 106/CP, v.v... và các
qui định khác của ngành.
Căn cứ theo các qui định, hướng dẫn, phương án sửa chữa, xử lý sự cố
liên quan đến công tác vận hành & sửa chữa đường dây do Công ty TTĐ3
ban hành.
Nhiệm vụ chung:
Quản lý vận hành và sửa chữa các đường dây truyền tải điện, điện áp đến
500kV, đảm bảo cho đường dây vận hành an toàn liên tục và đạt yêu cầu chất
lượng kỹ thuật cụ thể là:
Thường xuyên kiểm tra nắm vững tình hình, chất lượng các phụ kiện,
thiết bị đường dây, bảo dưỡng sửa chữa thay thế kịp thời các phụ kiện thiết bị
đường dây, xử lý kịp thời các sự cố xảy ra, giảm bớt sự cố khách quan và loại
trừ sự cố chủ quan.
Nghiệm thu đưa vào vận hành các công trình đường dây mới xây lắp.
Giám sát thi công xây dựng mới và sửa các công trình .
Vận động tuyên truyền nhân dân dọc tuyến đường dây tham gia bảo vệ
đường dây truyền tải điện.
Yêu cầu chung: Các bậc thợ từ bậc 1/7 đến 7/7 bắt buộc phải nắm vững:
Quy trình vận hành, sửa chữa đường dây trên không điện áp 110kV,
220kV.
Quy trình vận hành đường dây 500kV (áp dụng cho công nhân có QLVH
đường dây 500kV).
Quy trình nhiệm vụ vận hành đường dây 500kV (áp dụng cho công nhân


có QLVH đường dây 500kV).
Quy trình kỹ thuật an toàn điện.
Nghị định của Chính phủ về việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Quy phạm Trang bị điện.
Các hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác quản lý vận hành đường dây.
Các trang bị BHLĐ, trang bị an toàn.
Các qui định khác của Công ty, Ngành.
Phạm vi áp dụng: Dùng cho tất cả các công nhân quản lý vận hành các đường
dây Truyền tải điện của hệ thống lưới điện do Công ty TTĐ3 quản lý.


Bậc 1/7
I- Hiểu biết
Hiểu biết các yêu cầu chung và bổ sung thêm:
1Hiểu được các khái niệm cơ bản về kỹ thuật điện như: Nội dung cơ
bản của các định luật về kỹ thuật điện, các công thức toán học và đơn vị tính.
2Có khái niệm cơ bản về hệ thống phát, truyền tải và phân phối điện.
3Nhận biết các loại dây dẫn, dây chống sét, dây cáp quang đang dùng
trên lưới, hiểu được cấu tạo cơ bản của dây dẫn, có khái niệm cơ bản về sự dẫn
điện trong dây dẫn và các yếu tố ảnh hưởng khác.
4Hiểu được về các chất cách điện và dẫn điện thông dụng. Biết được
tên, hình dáng và công dụng của phần lớn các loại vật liệu, phụ kiện trên đường
dây như: Cột điện, xà dây dẫn, xà dây chống sét, dây dẫn điện, dây chống sét,
móng cột và các phụ kiện khác trên đường dây.
5Biết được tên và hình dáng các dụng cụ sửa chữa trên đường dây như:
Tời, tăng đơ các loại, kìm, mỏ lếch, dây cáp thép, dây thừng, puly các loại, ốc
xiết cáp, kẹp 3 bulông, ...
6Biết phương pháp vận chuyển, bảo quản các vật liệu, dụng cụ, thiết bị
an toàn, không bị đổ vỡ, hư hỏng.
7Biết cách đào các loại hố móng cột, hố thế, rãnh tiếp địa, ... theo đúng

quy cách không bị sạt lở, đúng vị trí và kích thước đã hướng dẫn.
8Biết thành phần cấu tạo của bê tông, các loại mác bê tông thông dụng
như: Vữa XM M50, M75, bê tông mác M150, M200, M250, ... Phân biệt được
các loại thép xây dựng.
9- Nhận biết các ký hiệu trên thanh cột, trên cách điện, phụ kiện đường
dây.
10- Hiểu và thuộc được quy trình QLVH đường dây, nghị định về bảo vệ an
toàn hành lang lưới điện.
11- Hiểu được nguyên lý chặt cây.
12- Hiểu được mức độ nguy hiểm của các vết thương do động vật cắn, cách
sơ cứu người bị thương.
13- Hiểu được công dụng và cách thực hiện các mối gút, buột thông thường
14- Hiểu được ý nghĩa của các loại biển báo dùng trên đường dây.
Làm được:
1- Dưới sự hướng dẫn đào được hố móng, đắp đất, đầm đất đúng yêu cầu
thiết kế, chuẩn bị cốt pha, lắp cốt pha, tháo dỡ cốt pha, gia công cốt thép.
2- Biết trộn, đổ, đầm và bảo dưỡng bê tông đúng kỹ thuật.
3- Đào và lấp rảnh tiếp địa theo hướng và vị trí đã được chỉ dẫn, rải dây và
đóng cọc tiếp địa.
4- Tham gia lắp dựng cột phải làm được các công việc theo hướng dẫn như:
đóng cọc hãm và chỉnh các dây néo tạm, đào lắp đặt được hố thế, quay tời, kéo
palăng, tăng đơ, đắp đất chân cột, vận chuyển thủ công các chi tiết trụ và dụng
cụ thi công, cột kéo thanh giằng, dụng cụ vật tư lên cao, sử dụng thành thạo các
loại thước đo thông thường, lắp cột tháp thép dưới đất (kể cả trụ Kema)


5- Thay thế, lắp đặt các biển báo hiệu đường dây.
6- Ra dây, kéo dây, thu hồi dây mà không gây tổn thương cho dây, táp bảo
dưỡng các kiểu dây dẫn khi hạ xuống đất.
7- Tháo và lắp ghép được các chuỗi sứ ở dưới đất. Vận chuyển, bốc dỡ cách

điện không bị hư hỏng, di chuyển và vệ sinh trên chuỗi cách điện đỡ đường dây,
thay cách điện đỡ đường dây 220kV không phân pha.
8- Tham gia đi kiểm tra đường dây, đối chiếu với quy trình, quy phạm phát
hiện, nhận định được các hiện tượng bất thường có thể gây mất an toàn cho
đường dây, và ghi cụ thể vào phiếu kiểm tra đường dây.
9- Phát quang cây trong hành lang, dọn chân trụ, khơi mương rảnh thoát
nước chân trụ, đắp đất móng cột, tiếp địa bị xói lở, xiết bulong cột, tiếp địa, đắp
vá bê tông, chặt được các cành cây thấp hơn dây dẫn.
10- Xử lý khi bị rắn, rết, côn trùng nguy hiểm cắn, sơ cứu được các vết
thương thông thường.
11- Sử dụng thành thạo và biết cách bảo quản các trang bị bảo hộ lao động,
dụng cụ an toàn và các dụng cụ thi công khác như: Dây da an toàn, dây choàng
chính, phụ, dây chống rơi, tăng đơ, tời, kìm, kéo, mỏ lếch…Vận chuyển thủ
công, bốc dỡ vật tư dụng cụ, thiết bị thi công an toàn.
12- Cột (buộc) được các mối gút dây thông dụng để cột (buộc) dây, kéo đồ
nghề, vật tư trong thi công.
13- Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu.
Bậc 2/7
I. Hiểu biết:
Hiểu biết các yêu cầu của bậc 1/7 và bổ sung thêm:
1- Hiểu rõ các khái niệm về kỹ thuật điện tới mức: Phân biệt được sự
khác nhau cơ bản giữa điện 1 chiều và xoay chiều, ứng dụng của từng loại. Có
khái niệm về điện kháng, điện dung, chu kỳ, tần số và đơn vị tính của các đại
lượng đó.
2- Hiểu rõ các khái niệm về điện trở dây dẫn. Tại sao phải sử dụng biện
pháp phân pha dây dẫn đường dây dẫn điện trên không.
3- Biết được các phương pháp lắp dựng cột thông thường mà Công ty
đang áp dụng: Lắp dựng cột BTLT bằng phương pháp chạc tự đổ và tó 3 chân,
lắp dựng cột thép bằng phương pháp lắp đuổi thanh, phương pháp thay bulông
cột thép bị rỉ sét ..., phương pháp ép nối dây dẫn.

4- Hiểu được phương pháp lắp dựng cột Kema, nhận biết các dụng cụ
thiết bị và phụ kiện trụ Kema.
5- Hiểu rõ và giải thích được cấu tạo của dây dẫn, dây chống sét, hiểu
được công dụng, cấu tạo của dây cáp quang phương pháp lắp đặt dây cáp quang.
6- Phân biệt được khu vực đông dân cư, ít dân cư, khu vực ít người qua
lại và khu vực khó đến.


7- Biết và hiểu được sơ đồ bố trí pha trên cột cung đoạn đơn vị quản lý
vận hành.
8- Giải thích được hiện tượng sét đánh. Biết về tác dụng của dây chống
sét, tiếp địa và tiếp địa di động.
9- Hiểu và giải thích được công dụng và tác dụng của các phần tử trên
đường dây như: cột, xà, sứ cách điện, tiếp địa...
10- Biết được tính năng, công dụng và vị trí lắp đặt dây cáp quang trên
đường dây.
11- Đọc được bảng vẽ tiếp địa, móng cột, hố thế, bản vẽ lắp chuỗi cách
điện.
12- Hiểu được nguyên tắc thử điện, tháo và lắp tiếp đất di động.
13- Hiểu được cấu tạo cơ bản, công dụng của thiết bị nhất thứ trong TBA
như MBA, dao cách ly, máy cắt, TU, TI, qui định đánh số thiết bị nhất thứ trong
trạm biến áp (TBA).
II. Làm được:
Làm được các yêu cầu của bậc 1/7 và bổ sung thêm:
1- Lắp cốt pha, gia công và lắp đặt cốt thép móng trụ, lắp đặt được hố thế
theo đúng bản vẽ thiết kế.
2- Khoang (Khoan) lỗ, đột lỗ, hàn được các mối hàn thông thường bằng que
hàn điện, hàn nối tiếp địa, chuẩn bị dụng cụ thi công tiếp địa.
3- Dựng và hạ, nối được các chân tó, chân chạc, cần bích dưới đất.
4- Dưới sự hướng dẫn tham gia lắp dựng cột bê tông ly tâm, cột gỗ, trụ thép

tròn ở địa hình thuận lợi bằng phương pháp thủ công, lắp dựng cột Kema, sơn
các chi tiết bị rỉ sét.
5- Treo puly, luồn dây dẫn qua puly và lắp dây dẫn vào máng đỡ chuỗi cách
điện trên cao.
6- Dưới sự hướng dẫn tham gia thực hiện ép ống vá bảo dưỡng dây dẫn
(quấn bảo dưỡng, ép vá dây dẫn) dưới đất, lắp đặt Amarod néo, đỡ dây cáp
quang và khoá đỡ dây dẫn, xử lý các mối nối tiếp xúc bulong tai lèo.
7- Thực hiện táp (quấn) tưa, (ép vá) bảo dưỡng dây dẫn, dây chống sét trên
cao, gỡ dây diều không quá 30m (20m) từ trụ (không sử dụng xe ra dây), thay
thế và hiệu chỉnh chống rung.
8- Thay các thanh giằng cột thép bị rỉ sét, thay bulông cột thép bị rỉ sét,
9- Tham gia công tác sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt mới dây cáp quang.
10- Tháo hạ dây dẫn đường dây đến 500kV tại trụ đỡ.
11- Thay cách điện đường dây đến 220kV không phân pha, cách điện đỡ
đường dây 220kV phân pha, đường dây 500kV, chỉnh chuỗi cách điện đỡ bị
nghiêng, di chuyển trên chuỗi cách điện và vệ sinh chuỗi cách điện néo, chuỗi
cách điện hình V.
12- Dưới sự hướng dẫn tham gia lắp đặt các thiết bị nhất thứ trong TBA, vệ
sinh các thiết bị trong TBA.
13- Chặt được các cành cây cao hơn hay bằng dây dẫn.
14- Sử dụng thành thạo và biết cách bảo quản các trang thiết bị như: sào tiếp
địa, bút thử điện, dây tiếp địa lưu động, đồng hồ vạn năng, ampe kế, kéo cắt dây,
máy ép thuỷ lực, thước kẹp…


15- Biết cách thử đèn dz còn điện, tháo lắp đặt tiếp địa di động.
16- Có khả năng làm việc theo nhóm, trong một số trường hợp cần thiết có
khả năng giải quyết công việc độc lập và tự chịu trách nhiệm kết quả công việc
của mình.
Bậc 3/7

I. Hiểu biết:
Hiểu biết các yêu cầu của bậc 2/7 và bổ sung thêm:
1- Biết được ý nghĩa của điện áp, dòng điện, công suất định mức của các
thiết bị điện thông dụng trên đường dây cao áp như: Sứ, dây dẫn, cầu dao, máy
cắt điện, ....
2- Biết được cấu tạo và một số tính chất cơ lý hoá của 1 số vật liệu điện
thông dụng như: Cột, xà, sứ cách điện, dây dẫn, dây chống sét, ... .
3- Hiểu biết về hệ thống điện 3 pha trung tính trực tiếp nối đất và trung tính
cách đất.
4- Giải thích thành thạo các bài toán điện xoay chiều 1 pha và 3 pha cân
bằng.
5- Đọc và hiểu được các bản vẽ lắp ráp cột, bản vẽ kè móng cột, tổng kê
đường dây, mặt bằng tuyến (kể cả trụ kema).
6- Có khái niệm về quá điện áp. Biết được nguyên tắc làm việc của chống
sét van, mỏ phóng sét, tác dụng của nối đất chống sét và phạm vi bảo vệ của dây
chống sét.
7- Biết được hiện tượng và nguyên nhân dòng điện rò trên bề mặt sứ cách
điện, cách đo dòng điện rò.
8- Hiểu được về mật độ dòng điện, mật độ dòng điện cho phép và vận dụng
tính toán chọn dây dẫn theo mật độ dòng điện cho phép. Giải thích được các
hiện tượng phát nóng của dây dẫn và các mối nối.
9- Hiểu được tính chất điện hoá giữa các mặt tiếp xúc đồng nhôm.
10- Biết và giải thích được các số liệu trên bảng tổng kê căng dây dẫn và
dây chống sét, biết phương án thi công căng dây lấy độ võng.
11- Biết được phương án thay dây dẫn và dây chống sét, thay cách điện
(kể cả cách điện composit)
12- Biết được nguyên lý làm việc, cấu tạo cơ bản của các thiết bị nhất thứ
trong TBA.
13- Hiểu được nguyên lý máy đo tiếp địa, các phương pháp đo tiếp địa, xử
lý các tình huống khi đo tiếp địa.

II. Làm được:
Làm được các yêu cầu của bậc 2/7 và bổ sung thêm:
1. Tính toán được cấp phối bê tông theo thể tích và mác bê tông, xác định
khối lượng ximăng, cát, đá cần đúc móng
2. Xác định vị trí thi công tiếp địa, đo kiểm tra tiếp địa, sửa chữa hoàn
chỉnh các bộ tiếp địa (kể cả phần nổi và phần chìm) đảm bảo tiêu chuẩn điện trở
tiếp địa ứng với với vùng đất nơi lắp tiếp địa.


3. Công tác dựng trụ làm được: Tham gia lắp dựng cột tháp thép bằng
phương pháp lắp đuổi thanh, dựng, di chuyển và cố định cần bích, thanh chính
(làm việc trên cao), chuẩn bị mặt bằng thi công, phân loại và nhận biết các thanh
giằng, thanh chính, bulong, êcu,
4. Chuẩn bị dụng cụ, thu dọn và bảo quản thiết bị lắp dựng và tháo gỡ trụ
Kema.
5. Thi công kè móng
6. Công tác căng dây lấy độ võng làm được: Lắp các sơ đồ bố trí dụng cụ
chịu lực để căng dây lấy độ võng dây dẫn, dây chống sét, lắp dây dẫn vào chuỗi
cách điện néo, lắp dây lèo, dưới sự hướng dẫn tham gia thực hiện ép khoá néo,
ống nối các loại dây dẫn dưới đất, sử dụng thành thạo máy tời, máy hãm, rọ cáp,
con xoay, chống xoắn để kéo và căng dây dẫn, dây cáp quang
7. Sửa chữa dây dẫn làm được: Đo nhiệt độ mối nối, xử lý các mối nối dây
dẫn, tháo hạ dây dẫn đường dây đến 500kV tại trụ néo, néo tạm giải phóng lực
cho dây dẫn để cắt nối ép khi dây dẫn đã hạ xuống đất, thay dây lèo, kiểm tra,
xử lý và thay các khung định vị trên đường dây phân pha,
8. Thực hiện (ép vá) bảo dưỡng, táp quấn tưa, gỡ dây diều (ngoài) dây dẫn,
dây chống sét ở giữa khoảng không mà không cần hạ dây xuống đất khi có dụng
cụ chuyên dùng
9. Thay cách điện đỡ V, néo đơn (kép) đường dây đến 500kV, (kể cả cách
điện Composite).

10.Lắp đặt và hiệu chỉnh mỏ phóng sét, Amarod khoá đỡ.
11.Lắp và cân chỉnh các thanh xà TBA, thi công, đấu nối các thiết bị nhất
thứ TBA.
12.Làm trưởng nhóm một nhóm công tác kiểm tra định kỳ (đêm hoặc ngày)
kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra sự cố đường dây theo qui định của phiếu công
tác. Kiểm tra cột vượt và cột néo sát cột vượt. Ghi sổ tổng hợp tình hình đường
dây sau kiểm tra định kỳ và đột xuất, sổ theo dõi hành lang an toàn lưới điện.
13.Thuộc đường vào các tuyến đường dây, các vị trí điểm đầu, điểm cuối,
đảo pha, các vị trí giao chéo hoặc song song của các đường dây khác, đường dây
thông tin, đường giao thông, đường sông các vị trí vượt quan trọng của toàn bộ
hệ thống điện do đơn vị phụ trách quản lý
14.Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy móc chuyên dùng như: Các loại
thước đo clê lực, máy đo nhiệt độ mối nối, Megaôm, máy đo tiếp địa, xe ra dây.
15.Tính toán được phạm vi bảo vệ của dây chống sét.
16.Nắm được các loại thép hình thông dụng dùng cho sửa chữa.
17.Có khả năng suy xét, phán đoán và giải thích thông tin
Bậc 4/7
I. Hiểu biết:
Hiểu biết các yêu cầu của bậc 3/7 và bổ sung thêm:
1- Nắm vững các thông số đặc trưng như: Dòng điện, điện áp, công suất và
tổn hao công suất trên đường dây truyền tải, kích thước, trọng lượng và các đặc
tính cơ lý hoá khác của các loại vật liệu, thiết bị thông thường dùng trong công
tác sửa chữa đường dây cao áp.


2- Hiểu, giải thích và phân tích được các ưu nhược điểm của hệ thống điện 3
pha trung tính nối đất và trung tính cách đất.
3- Hiểu được tác dụng của việc nối đất cột điện, nối đất chống sét. Giải thích
được quá trình hình thành sét, tác hại của sét đối với các thiết bị trên đường dây.
Biết nguyên lý, tác dụng của các thiết bị chống sét như: Thu lôi ống, thu lôi van,

mỏ phóng sét, dây chống sét, ... Nắm được yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt từng
loại.
4- Hiểu biết về điện trở đất, điện trở suất của đất và điện trở tiếp địa của cột
điện. Các yêu cầu cơ bản của các thiết bị nối đất. Tính được điện trở nối đất của
cột điện theo công thức có sẵn.
5- Biết được phương pháp vát móng trụ, cách xác định tim cột, tim móng và
cốt móng
6- Hiểu được nguyên tắc và cách lắp puly phân lực. Biết được lực phân bố
trên các puly chịu lực, chuyển hướng...
7- Hiểu được cách đo độ võng đường dây, phương pháp tính toán kết quả đo
độ võng.
8- Nắm vững các yêu cầu về lựa chọn cách điện cho đường dây.
9- Nắm vững cách tra cứu các tài liệu định mức vật tư kỹ thuật.
10- Nắm vững công dụng của các loại thép hình trên cột: Thanh cánh,
thanh giằng ngang, giằng chống xoắn, các chi tiết bắt sứ, ..
11- Đọc và hiểu được các bản vẽ mặt cắt dọc, bảng ứng suất và độ võng,
biết cập nhật đường vào tuyến
12- Nắm vững các qui định, nội dung của phiếu công tác, phiếu thao tác và
lệnh công tác.
13- Biết các thông số kỹ thuật cơ bản của các thiết bị nhất thứ trong trạm
biến áp. Đọc và hiểu được các bản vẽ lắp đặt các thiết bị nhất thứ trong TBA.
II. Làm được:
Làm được các yêu cầu của bậc 3/7 và bổ sung thêm:
1. Đào đúc móng trụ làm được: Vát móng cột, xác định tim móng, tim cột
đỡ, hướng tuyến khi đã có bàn giao tim cột và hướng tuyến, định vị bulong
móng neo.
2. Xử lý móng cột bị xói lỡ
3. Lập phương án thi công, chỉ huy một nhóm công tác thi công tiếp địa và
chịu trách nhiệm kỹ thuật , chất lượng sản phẩm của nhóm công tác
4. Dựng cột làm được: Kiểm tra tim móng, tim cột, cốt móng cột, chuẩn bị

dụng cụ, thiết bị thi công, dựng, di chuyển và cố định cần bích, thanh chính trên
cao.
5. Chỉ huy lắp dựng, tháo dỡ các loại cột tròn, thay một số chi tiết cột như
bulong, thanh giằng mà không cần cắt điện đường dây
6. Thực hiện ép nối dây dẫn, dây chống sét ở giữa khoảng không mà không
cần hạ dây xuống đất khi có dụng cụ chuyên dùng
7. Bố trí hệ thống tời (hoặc xe kéo) puly giảm lực, puly chuyển hướng phục
vụ các công việc sau: kéo cột, lắp dựng cột, kéo dây lấy độ võng các khoảng
vượt, khoảng néo có lực căng dây nhỏ hơn 5 tấn.


8. Chỉ huy 1 nhóm hoặc 1 tổ công tác làm nhiệm vụ chuẩn bị, thay và lắp đặt
hoàn thiện dây dẫn, dây chống sét và dây cáp quang trong 1 khoảng néo đường
dây 110, 220 không phân pha ở địa hình không quá phức tạp;
9. Đo độ võng dây dẫn đường dây khi thi công, dưới sự giám sát, tham gia
đo võng đường dây khi đường dây đang vận hành, đo điện trở mối nối.
10.Chỉ huy tháo hạ dây dẫn tại cột đỡ, néo tạm giải phóng lực cho dây dẫn để
cắt nối ép khi dây dẫn đã hạ xuống đất
11.Thay cách điện néo kép đường dây đến 500kV (kể cả cách điện
Composite), Chỉ huy thay cách điện đỡ đường dây đến 500kV
12.Dưới sự hướng dẫn sửa chữa, hiệu chỉnh được các dao cách ly có cấp điện
áp tới 220kV. Bảo dưỡng sửa chữa các loại hư hỏng thông thường khác và lắp
đặt được các cuộn kháng treo trên đường dây, lắp đặt các thiết bị nhị thứ trong
TBA
13.Biết tổ chức việc kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra sự cố đường dây theo
qui định của phiếu công tác và sửa chữa sự cố
14.Cập nhật đường vào tuyến, các thay đổi biến động trong hành lang tuyến
đường dây
15.Biết cấp cứu người bị điện giật, cứu hộ người bị nạn trên cao.
16.Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy móc chuyên dùng như: máy đo

nhiệt độ mối nối, máy đo độ võng.
17.Khi có hướng dẫn có thể làm được: sửa chữa hệ thống đèn báo trên các
cột vượt cao.
18.Biết cách thuyết phục, hướng dẫn người dân cùng tham gia bảo vệ lưới
điện cao áp
19.Kiểm tra được việc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn trước khi tổ,
nhóm công tác làm việc theo lệnh công tác, phiếu công tác
20.Biết sử dụng các phần mềm Word, Excel trên máy vi tính.
21.Có khả năng nhận biết, phân tích và đánh giá thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau, hướng dẫn người khác trong tổ, nhóm chịu trách nhiệm đối với kết
quả công việc, sản phẩm của mình về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và
chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác
trong tổ, nhóm.
Bậc 5/7
I. Hiểu biết:
Hiểu biết các yêu cầu của bậc 4/7 và bổ sung thêm:
1- Giải thành thạo các bài toán về mạch điện 3 pha cân bằng như: tính được
dòng điện dung, dòng điện chạm đất, tổn thất điện áp, tổn thất công suất... trên
các đường dây truyền tải.
2- Hiểu được ý nghĩa của tổn thất điện áp, tính chọn được dây dẫn theo
điều kiện tổn thất điện áp trên đường dây theo công thức có sẵn.
3- Với công thức có sẵn tính được lực căng dây dẫn, lực tác dụng lên cột,
lên xà, tính được góc trượt chân thang, chân tó trong qúa trình dựng cột, hạ cột...
4- Tính toán được phạm vi bảo vệ của dây chống sét, mỏ phóng sét, thu lôi
ống và thu lôi van bảo vệ đường dây cao áp.


5- Tính toán được khối lượng đất đào và đất lấp, khối lượng và quy cách
cốt thép, tiếp địa
6- Hiểu và giải thích được tác dụng của việc đảo pha dây dẫn đường dây

dẫn điện trên không.
7- Biết cách lập phương án thi công với các công việc được giao chỉ huy.
8- Nắm vững quy trình giám sát và nghiệm thu đường dây có cấp điện áp
đến 500kV
9- Tính toán và lựa chọn các thiết bị nhất thứ trong TBA. Giải thích được
các sơ đồ phương thức vận hành của TBA.
Hiểu được các mức độ nhiễm bẩn của môi trường đường dây truyền tải điện đi
qua, các yêu cầu lựa chọn cách điện theo điều kiện môi trường.


II. Làm được:
Làm được các yêu cầu của bậc 4/7 và bổ sung thêm:
1. Làm thông thạo các công việc như: thay xà trên các loại cột néo, cột đỡ
các tuyến đường dây có cấp điện áp đến 500kV.
2. Nhận bàn giao tim cột và hướng tuyến, xác định và giữ cốt móng, giữ tim
cột, tim móng.
3. Chỉ huy một nhóm công tác đào đúc móng trụ ở địa hình bình thường và
chịu trách nhiệm kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của nhóm công tác, chỉ huy sửa
chữa hư hỏng móng trụ và các cấu kiện bêtông
4. Lập phương án, chỉ huy lắp dựng, tháo dỡ cột tháp thép ở địa hình bình
thường, trụ xà trong TBA, kiểm tra chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công lắp dựng
trụ, chỉ huy lắp dựng trụ Kema.
5. Chỉ huy 1 nhóm hoặc 1 tổ công tác làm nhiệm vụ chuẩn bị, thay và lắp đặt
hoàn thiện dây dẫn, dây chống sét và dây cáp quang trong 1 khoảng néo đường
dây 110, 220 không phân pha ở địa hình phức tạp, đấu nối dây dẫn tại các vị trí
đảo pha theo bản vẽ.
6. Trưởng nhóm thực hiện ép khoá néo, ống nối các loại dây dẫn
7. Bố trí hệ thống tời (hoặc xe kéo) puly giảm lực, puly chuyển hướng phục
vụ các công việc sau: kéo cột, lắp dựng cột, kéo dây lấy độ võng các khoảng
vượt, khoảng néo có lực căng dây lớn hơn 5 tấn

8. Tính toán chiều dài dây lèo, chuẩn bị dây lèo và chỉ huy thay dây lèo
9. Chỉ huy thay cách điện đỡ hình V, cách điện néo đơn đường dây đến
500kV
10.Đánh giá tình hình vận hành của chuỗi cách điện, kiến nghị các biện pháp
sửa chữa bảo dưỡng thay thế cách điện phù hợp với điều kiện vận hành
11. Chỉ huy 1 nhóm hoặc 1 tổ công tác thi công lắp đặt các thiết bị nhất thứ
trong TBA (có giám sát kỹ thuật công trình).
12.Tham gia với kỹ thuật viên đơn vị kiểm tra kỹ thuật hàng năm
13.Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy móc chuyên dùng như: máy kinh
vỹ
14.Tham gia giám sát thi công các công trình đường dây đến 500kV
15. Biết Sử dụng các phần mềm Word, Excel, Autocard, gởi Email trên máy
vi tính
16.Biết phân tích, đánh giá thông tin và sử dụng kết quả phân tích đánh giá
để đưa ra ý kiến, kiến nghị cho mục đích quản lý và nghiên cứu;
Bậc 6/7
I. Hiểu biết:
Hiểu biết các yêu cầu của bậc 5/7 và bổ sung thêm:
1- Giải thích các bài toán mạch điện 1 chiều và xoay chiều phức tạp.
2- Hiểu được cách tính toán, chọn dây dẫn, chọn dao cách ly, máy cắt điện
theo điều kiện ổn định nhiệt và tổn thất điện áp cho phép cuối đường dây, tính tụ
bù ngang.


3- Biết tính toán điện trở tiếp đất theo các thông số cho sẵn.
4- Giải thích được các hiện tượng cảm ứng giữa các tuyến đường dây cao áp
chạy song song và vận dụng giải thích được hệ thống đèn báo trên các cột vượt
sông quan trọng dùng đèn cảm ứng.(sơn cột báo tín hiệu vượt)
5- Đọc và hiểu được tất cả các bản vẽ thiết kế đường dây, phát hiện những
điểm không phù hợp với điều kiện thực tế trong thiết kế, thi công, vẽ được 1 số

bản vẽ điện, cơ khí, móng, kè móng đơn giản.
6- Giải thích được qui trình, qui phạm vận hành và thi công, vận dụng tốt
vào thực tế.
7- Hiểu biết tất cả các hiện tượng xảy ra trên hệ thống điện như: dao động
lưới, chạm đất 1 pha, nguyên nhân gây ra cộng hưởng điện áp, qúa điện áp do
thiên nhiên, qúa điện áp do thao tác, do chạm đất ...
8- Có khái niệm về sự phân bố điện áp trên đường dây dài không tải, sự phản
xạ sóng ở cuối đường dây.
9- Tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình sự cố trên đường dây để rút
kinh nghiệm trong công tác quản lý vận hành.
10Hiểu được việc truyền tín hiệu thông tin trên đường dây tải điện,
nguyên tắc ghép thiết bị thông tin tải ba trên đường dây tải điện.
11Hiểu được các định mức lao động, các qui chế của Tổng Công ty và
Nhà nước trong công tác sửa chữa đường dây tải điện.
12Hiểu biết về cơ khí đường dây, biết tính toán lực căng, chiều dài
dây dẫn...
II. Làm được:
Làm được các yêu cầu của bậc 5/7 và bổ sung thêm:
1. Chỉ huy một nhóm hoặc một tổ công tác làm nhiệm vụ chuẩn bị, thay và
lắp đặt hoàn thiện dây dẫn, dây chống sét và dây cáp quang trong 1 khoảng néo
đường dây 220 phân pha cho địa hình phức tạp, đường dây 500kV cho địa hình
bình thường. Lập phương án thi công và chỉ huy nhóm công tác sửa chữa, bảo
dưỡng và lắp đặt mới dây cáp quang.
2. Khảo sát và lập phương án lắp dựng cột Kema.
3. Bố trí hệ thống tời (hoặc xe kéo) puly giảm lực, puly chuyển hướng phục
vụ các công việc sau: kéo dây lấy độ võng các khoảng vượt, khoảng néo có lực
căng dây lớn hơn 5 tấn.
4. Chỉ huy đo độ võng đường dây khi đường dây đang vận hành,tính toán và
đề xuất phương án xử lý các trường hợp độ võng dây dẫn pha đất không đạt.
5. Chỉ huy một nhóm công tác đào đúc móng trụ ở địa hình phức tạp và chịu

trách nhiệm kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của nhóm công tác, xử lý móng cột
lún móng, chỉ huy đào và chống thấm chân móng trụ bằng cách quét Bitum hoặc
hắc ín.
6. Đánh giá, xử lý và kiến nghị các biện pháp sửa chữa khi trị số tiếp đất cột
điện không đạt.
7. Lập phương án, chỉ huy lắp dựng, tháo dỡ cột tháp thép ở địa hình phức
tạp chỉ huy xử lý mọi trường hợp cột cong, cột nghiêng.


8. Chỉ huy thay cách điện néo kép đường dây đến 500kV
9. Thử nghiệm, kiểm tra dụng cụ an toàn, dụng cụ chịu lực, bảo dưỡng, sửa
chữa các hư hỏng thông thường các dụng cụ, thiết bị thi công. Tết được các đầu
dây nài cáp theo yêu cầu tải trọng chịu lực
10.Thuộc tất cả các đặc điểm chủ yếu của từng tuyến đường dây cao áp và
đặc điểm chủ yếu của từng tuyến như, điều kiện khí hậu, địa chất, đặc điểm canh
tác, sinh hoạt của người dân vùng đường dây đi qua, các vị trí xung yếu thường
gây ra sự cố, địa hình phức tạp
11.Phân tích đánh giá nguyên nhân, rút kinh nghiệm các sự cố đường dây
12.Kiểm tra, đối chiếu qui phạm, quy chuẩn với thực tế thi công các công
trình điện đã và đang xây lắp, phát hiện được những sai sót trong quá trình thi
công lắp đặt.
13.Phụ trách được một nhóm hoặc một tổ công tác tham gia giám sát thi
công, nghiệm thu các tuyến đường dây có điện áp đến 500kV.
14.Chỉ huy thi công các công trình sửa chữa lớn theo thiết kế hoặc các tuyến
vượt qua nhiều địa hình phức tạp, kéo thêm các mạch vòng hoặc cải tiến thay
đổi điện áp các tuyến đường dây.
15.Tổ chức và phụ trách một tổ hoặc đội công tác tham gia giám sát chất
lượng thi công và nghiệm thu các công trình đường dây đang xây dựng có điện
áp đến 500kV.
16.Có khả năng quản lý, điều hành được tổ, nhóm trong quá trình thực hiện

công việc, tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm
nhiệm về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu trách nhiệm một phần đối
với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm.
Bậc 7/7
I. Hiểu biết:
Hiểu biết các yêu cầu của bậc 6/7 và bổ sung thêm:
1Giải thích các hiện tượng ngắn mạch, nguyên nhân và hậu quả gây
ngắn mạch.
2Phân tích và xử lý được tất cả các tình huống, diễn biến bất thường xảy
ra trên hệ thống điện.
3Đọc hiểu và góp ý quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện khu vực.
4Biết lập và hiệu chỉnh các phương án phòng chống bảo lụt, xử lý sự cố
phù hợp với điều kiện của đơn vị.
5Hiểu và vận dụng được định mức thi công xây dựng, sửa chữa đường
dây truyền tải, nắm được các chế độ chính sách của công nhân để lập dự toán và
quyết toán công trình.
6Đọc hiểu và vận dụng quy trình, quy phạm phát hiện và điều chỉnh kịp
thời các bản vẽ thiết kế bị sai sót.
7Sử dụng được phần mềm Kelsop 2000.
8Tham gia biên soạn giáo trình BDN-TNB cho công nhân.
9Hiểu và biết cách tổ chức, điều hành và giám sát nhóm công tác, tổ
công tác, lập kế hoạch công tác cho tổ nhóm mình phụ trách


II. Làm được:
Làm được các yêu cầu của bậc 6/7 và bổ sung thêm:
1. Khảo sát lập phương án thi công và chỉ huy nhóm công tác căng dây lấy
độ võng trong 1 khoảng néo đường dây 500kV ở mọi địa hình
2. Tính toán và thiết kế lắp dựng trụ Kema.
3. Xử lý được mọi tình huống sự cố xảy ra nhằm khôi phục và đóng điện lại

đường dây nhanh nhất.
4. Đối chiếu quy trình, qui phạm với thực tế công tác quản lý vận hành, lập
kế hoạch, phương án và dự toán trong công tác sửa chữa thường xuyên, sửa
chữa lớn, kế hoạch trung đại tu đường dây hoặc có kế hoạch kịp thời nhằm tăng
cường công tác quản lý vận hành đặc biệt đối với các vị trí xung yếu trên đường
dây
5. Tổ chức và phụ trách một hoặc nhiều tổ công tác tham gia thi công các
công trình điện có cấp điện áp đến 500kV
6. Lập phương án và tổ chức thi công sửa chữa lớn, đại tu lưới điện
7. Có sáng kiến hợp lý hoá sản xuất được hội đồng Công ty chấp nhận
8. Biết cách truyền đạt, huấn luyện, đào tạo tại chỗ cho công nhân, tham gia
biên soạn và huấn luyện công nhân
9. Biết tổ chức và chỉ huy làm việc theo nhóm, vận dụng trí tuệ và sức mạnh
tập thể để giải quyết công việc.
10.Viết và bảo vệ một chuyên đề về công tác quản lý vận hành đường dây
đến 500kV
11.Biết tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm các công việc, các vấn đề liên quan
đến quản lý vận hành, sửa chữa và xử lý sự cố .
12.Biết phân tích, đánh giá thông tin và tổng quát hoá để đưa ra các quan
điểm, sáng kiến của mình; quản lý, điều hành tổ, nhóm trong thực hiện công
việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm
nhiệm về chất lượng và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của tổ, nhóm theo
yêu cầu nhiệm vụ quy định



×