Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Văn học dân gian cao lan nhìn từ văn hóa tộc người tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.86 KB, 26 trang )

1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN BA

VĂN HỌC DÂN GIAN CAO LAN
NHÌN TỪ VĂN HÓA TỘC NGƢỜI
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số:

9.22.01.25

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐỖ LAI THÚY

HÀ NỘI, 2018


2

Công trình đƣợc hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đỗ Lai Thúy
2. TS. Bùi Thị Thiên Thai

Phản biện 1:
Phản biện 2:


Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Quận
Thanh Xuân, Hà Nội
vào hồi…….giờ…….phút, ngày…….tháng…….năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người Cao Lan hiện nay đang sinh sống ở khu vực Trung du và miền núi phía
Bắc Việt Nam, trong đó tập trung đông nhất ở Tuyên Quang. Cũng giống như các tộc
người thiểu số khác, Cao Lan có kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng, gắn
liền với những đặc trưng văn hóa tộc người. Tuy nhiên, đến nay văn học dân gian Cao
Lan chưa được nghiên cứu tổng thể, đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào về văn học dân
gian Cao Lan từ góc độ văn hóa tộc người. Trước tình hình đó, hàng loạt những câu
hỏi đặt ra cần được giải đáp: Từ những cạnh khía của văn hóa tộc người, ta khám phá
được gì về văn học dân gian của người Cao Lan? Ngược lại, qua văn học dân gian, ta
nhận biết thêm gì về văn hóa Cao Lan? Đặt trong không gian văn hóa tộc người, văn
học dân gian góp phần giúp Cao Lan xác định vị thế của mình trong mối quan hệ với
các tộc người khác như thế nào? Và đặc biệt, qua việc giải quyết các nghi vấn này, ta
định hình được gì về bản sắc văn hóa của Cao Lan?...
Nghiên cứu Văn học dân gian Cao Lan từ văn hóa tộc người chính là cái nhìn nội
– ngoại quan, sử dụng những tri thức văn hóa tộc người để minh giải các hiện tượng
văn học, qua đó đưa ra một phương cách giải đáp những vấn đề nêu trên. Nghiên cứu

này cũng xuất phát từ thực tiễn về sự mai một nhanh chóng của văn hóa Cao Lan
những năm gần đây. Vì thế, luận án tận dụng hoạt động thực địa để nghiên cứu, mong
góp vào hiểu biết, ở chiều sâu, văn học dân gian Cao Lan và tộc người Cao Lan.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Nghiên cứu văn học dân gian Cao Lan từ văn hóa tộc người, luận án hướng tới
vận dụng văn hóa học như một công cụ, lấy các tri thức văn hóa tộc người để lí giải
các hiện tượng văn học dân gian. Qua thao tác đó, luận án góp phần khẳng định mối
quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa tộc người trong tính tương tác đa chiều
và biện chứng, đồng thời hiểu thêm về những đặc điểm văn hóa trong đời sống cũng
như những đặc điểm tâm thức của người Cao Lan.


4

2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những lí thuyết về văn học dân gian, văn hóa tộc người, không
gian xã hội như những công cụ nền tảng làm cơ sở lí thuyết cho luận án. Bên cạnh đó
cần tìm hiểu những vấn đề cơ bản của dân tộc học, nhân học, tâm lí học tộc người...
để bổ trợ các lí thuyết trong quá trình nghiên cứu.
- Phân tích, lí giải các hiện tượng văn học dân gian Cao Lan qua góc nhìn văn hóa
tộc người. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của luận án.
- Định hình bản sắc văn hóa Cao Lan trong mối quan hệ với các tộc người lân cận.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng: Văn học dân gian Cao Lan nhìn từ văn hóa tộc người.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về ngữ liệu khảo sát: Văn học dân gian Cao Lan rất phong phú và đa dạng,
bao gồm nhiều loại hình khác nhau (dân ca, câu đố, tục ngữ, truyện kể, truyện thơ...).
Trong phạm vi luận án, chúng tôi tập trung khảo sát hai loại hình văn học dân gian đã
được sưu tầm tương đối phong phú là truyện cổ và dân ca (sịnh ca) Cao Lan.

- Về phạm vi lí thuyết: Văn hóa tộc người là khái niệm rộng, bao gồm mọi yếu
tố văn hóa cấu thành và làm nên đặc trưng của tộc người này so với tộc người khác.
Trong phạm vi luận án, chúng tôi vận dụng những quan điểm về không gian xã hội
của G. Condominas như công cụ để khảo sát, soi chiếu vào các hiện tượng văn học
dân gian Cao Lan.
- Về không gian/địa bàn khảo sát thực địa: Để thực hiện luận án, chúng tôi tiến
hành khảo sát người Cao Lan đang sinh sống tại các tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang,
Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang... trong đó trọng tâm là ở Tuyên Quang.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Tiếp cận văn học dân gian Cao Lan từ văn hóa tộc người, chúng tôi tuân thủ tính hệ
thống – tổng thể của văn hóa tộc người. Theo đó, luận án nhận định các yếu tố của văn
hóa tộc người (kinh tế, xã hội, văn hóa...) đều có liên quan, tác động qua lại với con
người của tộc người đó, và qua đó, có liên hệ, tác động qua lại với nhau theo một cấu


5

trúc nhất định. Mặt khác, chúng tôi quán triệt một số nguyên tắc trong nghiên cứu văn
hóa tộc người như: nguyên tắc tổng thể, nguyên tắc phân cấp, nguyên tắc phát triển.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp
chính sau đây:
- Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học: Từ cái nhìn văn hóa, chúng tôi sẽ tìm
thấy những mối quan hệ tương hỗ, biện chứng giữa văn hóa và văn học, sử dụng tri
thức văn hóa để minh giải các vấn đề văn học, mà ở đây là văn học dân gian Cao Lan.
- Phƣơng pháp điền dã dân tộc học: Phương pháp này thể hiện ở những hình
thức tiến hành cụ thể: Một là, lấy quan sát thực địa làm cơ sở thẩm định những tư
liệu đã có, đồng thời thu thập thêm tư liệu mới. Hai là, phỏng vấn, trò chuyện cá
nhân nhằm giúp tìm hiểu rõ hơn về nhận thức, thái độ, hành vi của người địa

phương về các vấn đề của văn hóa tộc người mà họ là những thành viên.
- Phƣơng pháp so sánh: Bằng cái nhìn so sánh với các tộc người lân cận (như
Sán Chí, Tày, Nùng, Thái, Mường, H’mông…), luận án sẽ khái quát được những
điểm tương đồng, khác biệt, những mối liên hệ, giao lưu tiếp biến văn hóa, văn học
giữa các tộc người, từ đó bước đầu định hình bản sắc Cao Lan.
- Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Để lí giải các hiện tượng văn học dân
gian Cao Lan từ văn hóa tộc người, luận án cần vận dụng kết hợp tri thức của nhiều
ngành khoa học, như văn hóa học, nhân học, ngôn ngữ học, xã hội học…
Bên cạnh những phương pháp chính nêu trên, các phương pháp thống kê, phân
loại, sơ đồ hóa cũng được chúng tôi sử dụng như những thao tác với từng nội dung cụ
thể của luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là nghiên cứu đầu tiên về văn học dân gian Cao Lan từ góc nhìn văn
hóa tộc người; qua đó, tạo dựng bức tranh tổng thể của văn học dân gian Cao Lan,
đồng thời nhận diện những đặc điểm bản sắc văn hóa Cao Lan trong mối quan hệ với
các tộc người lân cận. Trong khi đã có nhiều hướng tiếp cận khác nhau đối với văn
học dân gian nói chung và văn học dân gian Cao Lan nói riêng, thì tiếp cận không


6

gian xã hội là sự thử nghiệm một hướng nghiên cứu mới đối với một đối tượng vốn
đã trở nên quen thuộc - văn học dân gian Cao Lan.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
- Về lí luận: Luận án cung cấp một hướng tiếp cận mới khi nghiên cứu về văn
học dân gian từ góc độ văn hóa tộc người. Cách tiếp cận này không đồng nhất với
cách tiếp cận văn hóa nói chung, bởi văn hóa là chung cho mọi cộng đồng tộc
người, còn văn hóa tộc người xác định những dấu ấn, những bản sắc văn hóa của
tộc người này có thể phân biệt với tộc người khác.
- Về thực tiễn: Luận án cung cấp thêm những hiểu biết về Cao Lan, qua đó

góp phần vào việc bảo tồn văn hóa tộc người. Luận án có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho sinh viên, học viên chuyên ngành ngữ văn, văn hóa học, những
nghiên cứu về tộc người Cao Lan và văn hóa tộc người nói chung.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận án được triển
khai thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chương 2: Khái quát văn học dân gian Cao Lan
Chương 3: Văn học dân gian Cao Lan nhìn từ không gian sinh tồn
Chương 4: Văn học dân gian Cao Lan nhìn từ không gian thiêng

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Về nguồn gốc và lịch sử tộc người Cao Lan ở Việt Nam
Với vị trí chiến lược đặc biệt và những trầm tích văn hóa độc đáo, từ lâu Việt
Nam đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả nước ngoài. Với tộc người
Cao Lan, vào đầu những năm 1900, các học giả người Pháp (đáng kể nhất là


7

Bonifacy) đã quan tâm điều tra, khảo sát về nguồn gốc tộc người, các đặc điểm đất
đai, canh tác và một số nét văn hóa truyền thống của Cao Lan.
Ở Việt Nam, đến nay, các nghiên cứu đều thống nhất rằng, Cao Lan là tộc
người vốn từ Trung Quốc (khu vực Quảng Đông, Quảng Tây) di cư sang Việt Nam
vào cuối đời nhà Minh, đầu thời nhà Thanh cách đây khoảng 300 – 400 trăm năm
(khoảng giữa những năm 1640 – 1660). Tuy nhiên vấn đề quá trình tộc người Cao
Lan vẫn còn nhiều giả thuyết, nhất là việc xác định nguồn gốc tộc người Cao Lan

trong mối quan hệ với các tộc người khác cùng di cư sang Việt Nam.
1.1.2. Về thành phần tộc người và tộc danh Cao Lan
Qua việc tổng quan các tư liệu, chúng tôi khái quát các quan điểm đã có về
thành phần tộc người và tộc danh Cao Lan trên các nhóm sau:
- Nhóm thứ nhất: Cao Lan là một bộ phận thuộc nhóm Mán (tức nhóm Dao). Tiêu
biểu cho nhóm nghiên cứu này là quan điểm của các tác giả: Lê Quý Đôn, Lã Văn Lô,
Nguyễn Trắc Dĩ, Mạc Đường, Đặng Nghiêm Vạn...
- Nhóm thứ hai: Cao Lan là tộc người riêng biệt, không liên quan đến Mán
(hay Dao). Tiêu biểu là các quan điểm của Chu Quang Trứ, Phù Ninh - Nguyễn
Thịnh, Nguyễn Văn Lợi...
- Nhóm thứ ba: Cao Lan và Sán Chí là một tộc người. Tiêu biểu là ý kiến của Bế
Viết Đẳng, Nguyễn Nam Tiến, Nguyễn Xuân Cần, Trần Văn Lạng...
- Nhóm thứ tư: Cao Lan và Sán Chí là hai tộc người độc lập. Tiêu biểu là ý kiến
của Phạm Hoằng Quý (Đại học Dân tộc Quảng Tây – Trung Quốc), Nguyễn Khắc
Tụng, Khổng Diễn, Trần Bình, Nguyễn Văn Lợi...
1.1.3. Về văn hóa Cao Lan
Cho đến nay, những công trình nghiên cứu trực tiếp và khái quát về văn hóa Cao
Lan có thể kể đến như: Văn hóa truyền thống Cao Lan (Phù Ninh - Nguyễn Thịnh,
1999), Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam (Khổng Diễn - Trần Bình, 2003), Văn hóa Cao
Lan (Lâm Quý, 2004). Các công trình này đã tạo dựng không gian văn hóa đặc thù của
Cao Lan qua hai phương diện: văn hóa vật chất/vật thể và văn hóa tinh thần/phi vật thể.


8

Các nghiên cứu về văn hóa vật chất của người Cao Lan (đất đai – nhà ở, công
cụ sản xuất, canh tác và tập quán canh nông, trang phục…) cho thấy, “phần vật thể
của người Cao Lan trước khi được nâng lên thành vật thể văn hóa thì vẫn ở dạng thô
sơ. Nó xuất phát từ sự sáng tạo của một người hay một nhóm người trước nhu cầu
của cuộc sống (…). Văn hóa vật thể của người Cao Lan xuất hiện, tồn tại và phát

triển hoặc mất đi đồng thời với tiến trình phát triển, tư duy, trí thông minh của họ
(…). Văn hóa vật thể của người Cao Lan được xếp vào diện văn hóa vật thể thông
Minh”. Nhận định này của Lâm Quý đã làm nổi bật sự phát triển của văn hóa vật thể
gắn liền với các đặc điểm tư duy, trình độ phát triển của người Cao Lan.
Về văn hóa tinh thần: Các nghiên cứu đều đề cập đến vấn đề tôn giáo, tín
ngưỡng và một số lễ tục của người Cao Lan; về cơ cấu gia đình, dòng họ và hương
ước làng bản của người Cao Lan; về ngôn ngữ và văn nghệ dân gian; về lễ hội truyền
thống của người Cao Lan…
1.1.4. Về văn học dân gian Cao Lan
Cho đến nay, ngoài một số đề tài, luận văn, luận án nghiên cứu một số thể loại
cụ thể, còn hầu hết các nghiên cứu đều giới thiệu văn học dân gian như một bộ phận
trong văn nghệ dân gian Cao Lan. Về nội dung này, phải nói đến công sức sưu tầm
giới thiệu của Lâm Quý, Ngô Văn Trụ… Bên cạnh đó là một số luận văn, luận án
của Lê Hồng Sinh (Khảo sát đặc điểm truyện thơ Cao Lan “Kó Lau Slam”, 2003),
Triệu Thị Linh (Ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan, 2008), Đặng Thị Hường
(Thơ ca dân gian Cao Lan từ góc nhìn văn hóa, 2015), Bùi Thị Mai Lan (Sình ca
của người Cao Lan ở Phú Thọ, 2017)…
1.1.5. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa
Đến nay, tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đã trở nên tương đối quen
thuộc, bởi đã có những tiểu luận, chuyên luận được xuất bản, trong đó phải kể đến
Hồ Xuân Hương – Hoài niệm phồn thực (2008) của Đỗ Lai Thúy, Tiếp cận văn học
từ góc nhìn văn hóa (2013) của Lê Nguyên Cẩn, Nghiên cứu văn học dân gian từ
mã văn hóa dân gian (2018) của Nguyễn Thị Bích Hà,... Những chuyên luận này đã
cung cấp cho chúng tôi những vấn đề cơ bản về lí thuyết, phương pháp và đặc biệt


9

là các thao tác nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng có nhiều luận văn, luận án được thực
hiện như Văn xuôi Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa

(Ngô Minh Hiền, 2009), Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hóa (Lương Minh Chung,
2012), Thơ Nguyễn Duy từ góc nhìn văn hóa, (Trần Thị Lệ Minh, 2013), Thơ ca dân
gian Mông từ góc nhìn văn hóa (Hùng Thị Hà, 2015)... Như vậy, nghiên cứu văn
học từ góc nhìn văn hóa không phải là hướng nghiên cứu mới, nhưng với các luận
văn, luận án nêu trên, bên cạnh những đóng góp nhất định, vẫn tồn tại những hạn
chế về thao tác, trong đó chủ yếu là tìm ra các chủ đề văn hóa trong văn học chứ
chưa thật sự lí giải các hiện tượng văn học bằng những đặc điểm/tri thức văn hóa.
1.1.6. Về văn học dân gian Cao Lan từ góc nhìn văn hóa
Về văn học dân gian Cao Lan, đến nay đã có một số công trình, luận án nghiên cứu
một số thể loại, trong đó đáng kể nhất là luận án Thơ ca dân gian Cao Lan từ góc nhìn
văn hóa của Đặng Thị Hường (bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2015).
1.2. Cơ sở lí luận
Trong phần Phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đã xác định: luận án vận dụng những
quan điểm về không gian xã hội của G. Condominas như công cụ để khảo sát, soi chiếu
vào các hiện tượng văn học dân gian Cao Lan. Để thực hiện được ý tưởng này, luận
án cần chỉ ra được các mối tương quan giữa không gian xã hội và văn hóa tộc
người, giữa không gian xã hội và văn học dân gian, đặc biệt là những phương diện
cơ bản của không gian xã hội. Trong quá trình phân tích các mối quan hệ trong
không gian xã hội để soi chiếu vào các dữ kiện ngữ văn cụ thể, chúng tôi cũng vận
dụng một số quan điểm xã hội học của Emile Durkheim [60], quan điểm nhân học
của John Monaghan và Peter Just [123], Marcel Maus [121], quan điểm văn hóa học
của J.Frazer [79], Robert Lowie [113], B.E. Tylor [213], v.v…
1.2.1. Không gian xã hội trong mối tương quan với văn hóa tộc người
Trong mối tương quan với văn hóa tộc người, không gian xã hội được xác định
như sự cụ thể hóa đặc trưng/bản sắc tộc người qua các mối quan hệ cụ thể. Mặt khác,
nếu văn hóa tộc người thường giới hạn phạm vi từng tộc người, thì không gian xã hội
có khả năng khái quát hóa các tộc người, với những đặc điểm/đặc trưng văn hóa


10


tương đồng tạo thành không gian rộng lớn hơn, như cách mà Condominas đã làm
trong Không gian xã hội vùng Đông Nam Á. Vì thế, không gian xã hội vừa mang tính
cụ thể, vừa có sức khái quát hóa. Tính cụ thể sẽ giúp chúng ta định hình được bản
sắc văn hóa tộc người; tính khái quát cho thấy sự thống nhất của tộc người đó trong
một không gian rộng hơn - không gian văn hóa vùng.
1.2.2. Văn học dân gian trong mối quan hệ với không gian xã hội
Văn học dân gian là những sáng tác ngôn từ, nên nó luôn được sáng tạo và tái
tạo trong các đặc điểm văn hóa và chủ thể của sự sáng tạo ấy chính là con người.
Trong mối quan hệ với các yếu tố kể trên, con người luôn giữ vị trí trung tâm và điều
tiết các mối quan hệ quanh nó. Vì thế, văn học dân gian có mối quan hệ mật thiết với
không gian xã hội với những mối quan hệ mà nó thể hiện. Từ góc nhìn không gian xã
hội sẽ thấy được tính tổng thể của văn học dân gian trong sự liên kết chặt chẽ với văn
hóa tộc người.
1.2.3. Những phương diện cơ bản của không gian xã hội
G.Condominas chủ trương xem xét các khía cạnh của không gian xã hội bằng
cách lấy từng khía cạnh ấy trong các nền văn hóa khác nhau. Vì đối với mỗi khía
cạnh chúng ta đang xem xét có thể bị chồng lấn bởi các khía cạnh khác trong một hệ
thống. Vì thế, việc định hình một số khía cạnh của không gian xã hội chỉ là tương
đối. Theo đó, những phương diện cơ bản của không gian xã hội được cụ thể hóa qua
các mối quan hệ đặc thù của con người với thiên nhiên, con người với con người:
- Về mối quan hệ với không gian thời gian
- Về những mối quan hệ với môi trường
- Những mối quan hệ và trao đổi của cải
- Những mối quan hệ về giao tiếp và ngôn ngữ
- Những mối quan hệ họ hàng và xóm giềng
Tiểu kết chƣơng 1
Những nghiên cứu đã được khái quát ở trên, ở những mức độ khác nhau, đã tạo
dựng một cách khái quát không gian văn hóa Cao Lan; cung cấp những tri thức cơ bản



11

về văn học dân gian, văn hóa tộc người. Tuy nhiên hầu hết những nghiên cứu ấy đều
chưa cắt nghĩa, lí giải, đặc biệt chưa thấy được mối quan hệ giữa văn học dân gian và
văn hóa Cao Lan. Luận án này nghiên cứu văn học dân gian – nơi văn hóa được dồn
nén và bảo lưu, chính là một điểm tựa để tìm về nguồn cội tộc người cũng như những
dấu ấn văn hóa truyền thống của tộc người ấy; xác lập những mắt xích văn hóa qua
những sự kiện định hình nên cấu trúc văn hóa Cao Lan.
Với tính chất tổng hợp bao gồm cả văn hóa, lịch sử, địa lí…, không gian xã hội
đã thực sự trở thành công cụ để có thể soi chiếu, thám mã những di sản văn học,
những đặc trưng văn hóa tộc người. Đây là điều mà hầu hết các nghiên cứu trước đây
chưa đề cập đến rõ nét, nhất là với những nghiên cứu về Cao Lan thì chưa được quan
tâm như một công cụ, một phương pháp tiếp cận.

Chƣơng 2
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN CAO LAN
Để làm nổi bật diện mạo văn học dân gian Cao Lan cần có một cái nhìn khái
quát về tất cả các thể loại tạo thành bức tranh chung của văn học dân gian tộc người,
lấy đó làm cơ sở ngữ liệu văn học cho những kiến giải từ góc nhìn văn hóa tộc người.
Mặt khác, qua sự khái quát này, chúng ta sẽ có thêm cơ sở để nhìn nhận mối tương
quan giữa các thể loại, đồng thời xác định được “thể loại cái” trong dòng văn học dân
gian của một tộc người.
2.1. Truyện cổ Cao Lan
2.1.1. Về diện mạo truyện cổ Cao Lan
Đến nay, về văn bản, nếu tính đầu truyện (cả dị bản), hiện có khoảng 52 truyện
(chính thức được công bố). Còn nếu không tính dị bản – tức xét về cốt truyện thì hiện
mới sưu tầm được 30 truyện (đã xuất bản) và 22 truyện (chưa xuất bản). Số lượng
truyện cổ đã công bố như thế rõ ràng là rất khiêm tốn đối với kho tàng truyện cổ
phong phú của người Cao Lan.



12

2.1.2. Về phân loại truyện cổ Cao Lan
Đến nay chưa có công trình nào đề cập đến việc phân loại truyện cổ Cao Lan, đặc
biệt là phân chia theo hệ thống thể loại như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ
ngôn… như thông thường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khái quát các truyện đã sưu
tầm được theo các chủ đề và xếp thành các nhóm truyện, bao gồm:
- Nhóm truyện về Trời - Đất và các lực lượng siêu nhiên (10 truyện)
- Nhóm truyện về quan hệ gia đình (28 truyện)
- Nhóm truyện về lao động sản xuất (03 truyện)
- Nhóm truyện đấu tranh xã hội (04 truyện)
(07 truyện còn lại, chúng tôi không xếp vào các chủ đề trên)
Việc phân chia các nhóm truyện này, một mặt phù hợp với hướng nghiên cứu
của đề tài (nhìn từ văn hóa tộc người); mặt khác tạo được bức tranh khái quát về tư
duy, quan niệm của người Cao Lan về thiên nhiên, vũ trụ, về đời sống lao động, các
mối quan hệ xã hội, qua đó nhận diện những đặc thù văn hóa của tộc người. Dĩ nhiên
cách phân chia theo hệ thống chủ đề sẽ không tránh khỏi những điểm giao thoa giữa
các yếu tố hoặc một vài nội dung đan xen trong các truyện. Vì vậy, chúng tôi xác
định sự phân chia này cũng mang tính tương đối.
2.2. Dân ca Cao Lan
2.2.1. Cội nguồn tiếng hát
Theo tư liệu viết tay của Lâm Quý (do gia đình nhà thơ cung cấp cho chúng
tôi), tất cả những bài sịnh ca này nhân dân truyền lại rằng do nàng Lưu Ba (Lưu
Tam) sáng tác ra và truyền lại cho đời sau. Nhân vật này, hiện nay đã trở thành thần
Ca hát của người Cao Lan. Nàng Lưu Ba có thể là một nhà thơ lớn, một nữ nghệ sĩ
dân gian có tài thời thượng cổ. Nhưng qua nhiều thời kì lịch sử, tên tuổi nàng đã bị
thất truyền, đến nay chỉ còn lại những truyền thuyết về nàng và nhân dân đã tôn lên
thành một vị thần Ca hát.



13

Truyền thuyết về nàng Lưu Ba không chỉ tồn tại như một câu chuyện xa xưa mà
trên hết, nó luôn hiện hữu trong đời sống tinh thần của người Cao Lan. Đặc biệt, việc
thiêng hóa nhân vật này thành thần Ca hát chính là một thông tin ban đầu về một tộc
người yêu ca hát, say mê ca hát, tôn thờ ca hát. Họ yêu nhau bằng/từ tiếng hát để
rồi cất tiếng hát trong đám cưới; họ cất tiếng hát cúng mụ cho đứa trẻ mới chào đời;
họ hát mời thần Ca hát về chứng giám việc làm nhà mới; họ hát đưa tiễn linh hồn về
cõi trời, v.v… Tiếng hát như thế đã đi theo suốt cuộc đời của người Cao Lan, trở
thành nguồn sáng thiêng liêng trong văn hóa tộc người.
2.2.2. Phân loại dân ca Cao Lan
Việc phân loại dân ca (sịnh ca) Cao Lan có nhiều quan điểm, cách thức khác
nhau. Căn cứ vào những ngữ liệu dân ca đã được sưu tầm, giới thiệu và xuất phát từ
góc nhìn không gian xã hội, chúng tôi chia dân ca Cao Lan theo các nhóm gắn với
các không gian, đối tượng tham gia và mục đích cụ thể của từng loại như sau:
(1) Sịnh ca ban đêm
(2) Hát ghẹo (tềnh sà ca) và bài ca thề thốt (mầng ca)
(3) Sịnh ca trong đám cưới
(4) Sịnh ca trong lễ hội
(5) Sịnh ca trong đám tang
2.2.3. Giới thiệu một số loại sịnh ca Cao Lan
Trong số năm loại sịnh ca kể trên, loại (1) và loại (2) đã được sưu tầm, in trong
tập sách Dân ca Cao Lan [12]. Tuy nhiên loại (1) cũng mới chỉ có đêm hát thứ
nhất. Trong luận án, chúng tôi sẽ bổ sung ngữ liệu cho một số đêm hát tiếp theo.
Loại (3) có một tập sách riêng, cũng được chúng tôi sưu tầm, lược dịch và giới
thiệu trong nội dung này. Loại (4), (5) không có sách riêng mà được lồng ghép
trong các sách cúng gắn với các nghi lễ cụ thể của người Cao Lan. Vì vậy, trong
giới hạn dung lượng luận án cũng như giới hạn ngữ liệu, ở phần này, chúng tôi chỉ

giới thiệu loại (1), (2) và (3); còn loại (4) và (5) sẽ được chúng tôi giới thiệu lồng
ghép trong các phân tích ở chương 3 và 4 của luận án.


14

2.2.3.1. Sịnh ca ban đêm
Đây là loại chiếm số lượng lớn nhất trong kho tàng dân ca Cao Lan. Mỗi đêm
hát được người Cao Lan chép lại thành một tập sách, theo đó có 12 tập sách hát
tương ứng với 12 đêm hát (hiện chúng tôi đã sưu tầm được 8 đêm hát). Mục đích
chính của các đêm hát là cách thức, quá trình để đôi trai gái tìm hiểu nhau. Khi cuộc
hát càng kéo dài nhiều đêm càng chứng tỏ trình độ của người hát cũng như tình yêu
và sự gắn bó mà họ sẽ dành cho nhau càng chân thành, sâu sắc.
Việc tổ chức hát ban đêm không phải là cá biệt với người Cao Lan mà nó là một
sự kiện văn hóa phổ biến với nhiều tộc người. Điều thú vị trong những đêm hát của
người Cao Lan chính là tính bài bản (hát theo sách), trình tự (hát theo thứ tự từng
đêm). Hát ban đêm có thể diễn ra bất kì thời gian nào, nhưng chủ yếu là sau ngày
mùa cấy hái (khoảng từ tháng Mười âm lịch cho đến hết tháng Giêng). Điều quan
trọng là, hát giao duyên không chỉ có tình cảm, sự ý tứ mà còn phải có cả sự thông
minh, sự hiểu biết đa dạng các tri thức về thiên nhiên, vũ trụ, đạo lí làm người... Cũng
chính vì vậy, những đêm hát còn là một sự kiện bộc lộ đặc điểm văn minh và những tri
thức tộc người của người Cao Lan.
2.2.3.2. Hát ghẹo (tềnh sà ca) và bài ca thề thốt (mầng ca)
Đây là hai loại ca giao duyên được hát ở ngoài đường. Đối với các bài hát loại
này, những người già thường cho là không chính thức, thiếu trang trọng, thậm chí có
người còn cho là thiếu đứng đắn nữa. Thực tế thì ca ngoài đường đã mang được đầy
đủ tính dân gian truyền miệng nhất bởi tính ứng tác tự nhiên của người hát. Về không
gian và thời gian thì ca ngoài đường không bị một hạn chế nào, không cần lúc nông
nhàn bỏ ra hàng đêm hoặc nhiều đêm như sịnh ca ban đêm. Trái lại, nó được hát rất
linh hoạt. Trai, gái gặp nhau trong các buổi chợ phiên, hội hè, đình đám, khi đi bản

đều có thể hát được.
Tềnh sà ca là những bài ca chủ yếu do nam hát vạch tội phụ tình và sự thất hứa
của cô gái. Tềnh sà ca cũng là những bài kể lể tập trung mọi tủi nhục, mọi bất công
mà xã hội cũ đã đem đến cho người con gái, từ đó gây cho cô gái nỗi dằn vặt về tâm
hồn, day dứt về tình cảm và tủi nhục về thể xác.


15

Mầng ca tức các bài ca thề thốt được hát khi đôi trai gái đã có một quãng thời
gian tìm hiểu nhau. Sự tìm hiểu đó có thể đã từ lâu hoặc vừa mới nhen nhóm, nhưng
chưa thực sự gắn bó. Nếu ở tềnh sà ca, lời hát đầy u uất và chua xót thì mầng ca lại
trong sáng, tươi mát, nhẹ nhõm tâm tình.
2.2.3.3. Sịnh ca trong đám cưới
Với người Cao Lan, hát sịnh ca trong đám cưới truyền thống là một yêu cầu bắt
buộc, bởi nếu nhà trai hoặc nhà gái không biết hát sẽ bị chê cười hoặc cho rằng không
tôn trọng nhau. Hát đám cưới của người Cao Lan có sách hát riêng và được tổ chức
thành nhiều chặng. Cũng giống như một số tộc người khác (Tày, Nùng, Mường, Sán
Chí…), các thủ tục trong đám cưới của người Cao Lan đều được hát như hát chào
hỏi, hát xin vào nhà, trao lễ vật, xin dâu, mời trầu, mời rượu… Tham dự đám cưới
không chỉ có nhà trai, nhà gái mà còn có cả bốn bên làng xóm, hoặc đến chúc phúc
cho đôi bạn, hoặc đến để xem hát sịnh ca. Bởi thế, đám cưới của người Cao Lan
không đơn thuần là công việc của hai gia đình mà thật sự nó đã trở thành ngày hội
của cả làng bản, một hình thức sinh hoạt văn hóa đầy tính cộng đồng.
2.3. Tục ngữ, câu đố, truyện thơ
2.3.1. Tục ngữ
Lâm Quý cũng là một trong những người đầu tiên có công sưu tầm, giới thiệu
tục ngữ của người Cao Lan. Thế nhưng thật đáng tiếc, công tác này còn dang dở thì
ông đã qua đời. Vì vậy, đến nay, thể loại văn học này vẫn chưa được giới thiệu đầy
đủ ngoài một số phần sơ lược trong sách của Lâm Quý (26 câu), phần phụ lục luận án

Đặng Thị Hường (79 câu). Như vậy, số lượng câu đố của người Cao Lan cũng rất
phong phú. Nếu được tiếp tục dày công sưu tầm và nghiên cứu kĩ lưỡng, thì đây cũng
sẽ là ngữ liệu quan trọng để qua đó thấy được những đặc điểm nổi bật trong tri thức
tộc người qua tục ngữ của người Cao Lan.
2.3.2. Câu đố
Trong kho tàng văn học dân gian Cao Lan, câu đố là bộ phận không chỉ tạo nên
sự phong phú của các thể loại văn học, mà còn thể hiện sự đa dạng của tri thức dân


16

gian Cao Lan. Nếu như sịnh ca chủ yếu được thể hiện ban đêm, thì câu đố được sử
dụng ban ngày, thường là các buổi trưa, trong lúc được nghỉ ngơi sau buổi sáng lao
động. Nội dung các câu đố rất phong phú, có thể là các sự vật, hiện tượng đời sống
sinh hoạt hoặc phong tục tập quán và lao động sản xuất của đồng bào. Từ sự quan
sát những đặc điểm, tính chất của các sự vật, hiện tượng, người Cao Lan đã khái
quát thành những câu đố vừa dí dỏm, vừa uyên thâm, thể hiện sự tinh tế, thông minh
của người đố cũng như người giải đố. Cũng giống như tục ngữ, câu đố của người Cao
Lan mới chỉ được giới thiệu sơ lược chứ chưa được nghiên cứu chuyên sâu.
2.3.3. Truyện thơ
Truyện thơ của người Cao Lan không nhiều, trong đó chủ yếu là sự cải biên,
nâng cao một số truyện kể thành truyện thơ như truyện Kó Lau Slam, Sằm Sừ,
Chàng Út của ông Trời. Bên cạnh đó, theo Lâm Quý còn có thêm các truyện như:
Sáu Vênh, Cam Lò (chưa sưu tầm được). Như thế, có thể nói so với các thể loại
khác như truyện kể, dân ca, truyện thơ của người Cao Lan ít hơn hẳn về dung
lượng. Những truyện thơ đã có gắn liền với tên tuổi Lâm Quý – nhà thơ duy nhất
của người Cao Lan cho đến thời điểm này.
Tiểu kết chƣơng 2
Những khái quát trên đây là một cách để nhận diện bức tranh toàn cảnh văn học
dân gian Cao Lan. Trong bức tranh chung đó, có thể thấy truyện cổ và dân ca là hai

loại hình chiếm ưu thế hơn cả. Vì thế, trong luận án, chúng tôi tập trung nhiều hơn
vào các ngữ liệu thuộc truyện cổ và dân ca Cao Lan.
Trong hai loại hình ưu trội nêu trên thì trong thực tế, dân ca được sử dụng phổ biến
hơn và bản thân dân ca luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của
người Cao Lan. Điều này sẽ liên quan trực tiếp đến một giả thuyết mà chúng tôi đã nêu:
Cao Lan là một tộc ngƣời yêu ca hát. Trong xã hội truyền thống, hát sịnh ca là một
yêu cầu bắt buộc nếu như chàng trai, cô gái muốn kết duyên vợ chồng. Bởi sịnh ca
không chỉ là phương thức tâm tình, mà quan trọng hơn, nó còn là biểu hiện của tâm tính,
của trí tuệ con người. Sịnh ca, do đó còn là một biểu hiện của nền văn minh Cao Lan.


17

Chƣơng 3
VĂN HỌC DÂN GIAN CAO LAN
NHÌN TỪ KHÔNG GIAN SINH TỒN
3.1. Một nhận thức về không gian sinh tồn
Thuật ngữ không gian sinh tồn được hiểu như một phương diện của không gian xã
hội, chứa đựng các mối quan hệ của con người với không gian và thời gian, với môi
trường tự nhiên; của con người với con người qua hình thức trao đổi, quan hệ hàng xóm
láng giềng qua việc tổ chức xã hội và giao lưu văn hóa. Không gian sinh tồn ở đây
không phải lúc nào cũng đồng nhất với không gian lãnh thổ - địa lí mà nó được khu biệt
trong các mối quan hệ cụ thể, gắn liền với đặc điểm văn hóa của từng tộc người. Vì vậy,
mỗi tộc người đều có không gian đặc thù trong quá trình sinh sống của họ.
3.2. Văn học dân gian Cao Lan nhìn từ những mối quan hệ trong không gian
sinh tồn
Văn học dân gian, với những tính năng của mình đã là nơi hội tụ đầy đủ những
mối quan hệ trong không gian sinh tồn của tộc người. Sự hiện hữu trực tiếp hay gián
tiếp các mối quan hệ ấy đều cho thấy sự quy chiếu sắc nhạy của loại hình văn hóa
này với các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Ngược lại, từ những đặc điểm không

gian, thời gian đã tác động đến tư duy sáng tạo nghệ thuật của tộc người. Những ánh
xạ của nó như cách thức để tộc người lưu giữ những đặc sắc văn hóa, cả tư duy nếp
nghĩ của mình, để rồi, trong một môi trường nhất định, nó cất lên những lời ca,
những trang huyền thoại về lịch sử, văn hóa của tộc người.
3.2.1. Các mối quan hệ [của con người] với không gian và thời gian
Trong mối quan hệ thời gian - không gian, người Cao Lan đã có những hình dung
về các tầng không gian trong tính chất liên hoàn của chúng. Mặt khác, cách nói thời gian
luôn gắn liền với không gian là một trạng thái tâm lí gắn liền với ý thức về sự sinh tồn
của con người. Trong những hoàn cảnh cụ thể (như trong truyện), mối quan hệ ấy còn
cho thấy nhận thức nguyên sơ của con người về thời gian và không gian, nhất là trời –
đất – rừng – sông, những không gian gắn liền với sự sinh tồn của tộc người (phân tích


18

qua các truyện: Chàng Út của ông trời, Truyện trứng tiên, Hai anh em tài giỏi, Sự
tích người Cao Lan ở núi cao và một số bài dân ca).
3.2.2. Các mối quan hệ [của con người] với môi trường tự nhiên
Các mối quan hệ với môi trường trước hết là quan hệ của tộc người với môi
trường tự nhiên, thiên nhiên, là sản phẩm của một quá trình tích lũy kinh nghiệm trên
cơ sở khai thác môi trường sống, đồng thời ứng phó để thích nghi với môi trường.
Quan hệ này liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn địa bàn sinh sống; đến sự tương tác
giữa con người và thiên nhiên; đến sự hiểu biết của tộc người về môi trường đó; về
con đường và cách thức mà con người tác động đến tự nhiên. (truyện: Sự tích các núi
Ba Vì và Tam Đảo, Vì sao phải gặt lúa, Sự tích hạt lúa, Cha con người thợ săn, Sự
tích ngôi nhà trâu thần, Cô gái nghèo và chàng tiên lợn, Chàng mồ côi lấy vợ
tiên. Kó Lau Slam và một số bài dân ca).
3.2.3. Các mối quan hệ [của con người] thông qua sự trao đổi
Sống trong môi trường tự nhiên và buộc phải thích nghi với tự nhiên khiến
người Cao Lan cũng như nhiều tộc khác hình thành được cách ứng xử riêng để duy trì

cộng đồng. Sự hình thành trời đất đã được người Cao Lan nhận thức trong trạng thái
hài hòa với thiên nhiên (Ông Trời, bà Đất). Trong sự vận động tất yếu của đời sống
xã hội, những mối quan hệ mới sẽ được hình thành để thay thế quan hệ cũ. Không
phải trao đổi để có sự hài hòa nữa, mà sự trao đổi nhiều khi là nguyên tắc sống còn
đối với con người (Hoàng tử rắn, Truyện trứng tiên). Trong hôn nhân, quan hệ trao
đổi còn có chức năng gắn kết giữa hai dòng họ (bài ca đám cưới).
3.2.4. Các mối quan hệ gia đình, họ hàng, xóm giềng
- Quan hệ gia đình, họ hàng - Tính tôn ti, trật tự: Gia đình là một yếu tố xã hội cơ
bản tạo nên các làng của người Cao Lan. Ở người Cao Lan trước đây thường tồn tại hai
loại gia đình: gia đình lớn và gia đình nhỏ. Quyền lực của người chủ gia đình dù được
thực hiện ở những mức độ khác nhau nhưng đó là điều không ai phủ nhận được, và
chính điều đó đã có sức mạnh gắn kết gia đình từ nhiều thế hệ, trong nhiều hoàn cảnh
(truyện Kó Làu Slam và các bài dân ca).


19

- Quan hệ xóm giềng - Luật tương trợ và tính cố kết cộng đồng: Quan hệ họ
hàng, ở một khía cạnh nào đó sẽ là cơ sở của quan hệ xóm giềng (thực tế trong xã hội
xưa, có khi một làng được tạo nên từ một họ gồm nhiều gia đình). Ngược lại, nhiều khi
tính chất họ hàng không đơn thuần là huyết thống, là thông gia, mà với sự thân tình của
dân làng, họ cũng coi nhau như họ hàng của nhau vậy. Với những tộc người cùng di cư
từ nơi khác đến, việc xác lập quan hệ làng xóm là nguyên tắc sống còn đối với cộng
đồng của họ.
3.3. Không gian sinh tồn và ý thức tộc ngƣời [ở ngƣời] Cao Lan
Bên cạnh đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa, thì ý thức tộc người được xác định là
chỉ báo quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại độc lập của một tộc người.
Bởi lẽ, nếu như ngôn ngữ, văn hóa tộc người dễ biến đổi do tác động của quá trình
giao lưu, hội nhập, thì ý thức tộc người dường như bền vững và ít thay đổi hơn. Ý
thức tộc người luôn gắn liền với những mối quan hệ trong không gian sinh tồn. Đó là

ý thức tự coi mình thuộc về một tộc người nhất định, được thể hiện qua các yếu tố:
thống nhất tên gọi (tộc danh), ý niệm chung về nguồn gốc lịch sử, về tổ tiên và vận
mệnh lịch sử của tộc người.
Tiểu kết chƣơng 3
Nhìn tổng quan các mối quan hệ trong không gian sinh tồn, soi chiếu vào các ngữ
liệu văn học dân gian, có thể nhận thấy một đặc điểm nổi bật trong văn hóa Cao Lan,
đó chính là năng lực cộng sinh – thích ứng một cách có ý thức. Với những tính chất
và mức độ khác nhau, trong mỗi mối quan hệ, người Cao Lan đều thể hiện phẩm chất
này như một nguyên tắc sinh tồn. Đặc biệt, cũng từ điểm tựa văn học dân gian, ở cấp
độ sâu hơn, chúng ta sẽ tìm thấy những ý niệm sâu kín, thiêng liêng của tộc người
trong không gian đặc biệt gắn liền với tâm thức con người: không gian thiêng.


20

Chƣơng 4
VĂN HỌC DÂN GIAN CAO LAN
NHÌN TỪ KHÔNG GIAN THIÊNG
4.1. Mối quan hệ giữa không gian sinh tồn và không gian thiêng
Mối quan hệ này đã được định hình trong bản thân sự tồn tại của mỗi loại không
gian. Thực tế cho thấy, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong những không gian nhất
định. Bản thân không gian không làm nên tính chất của nó, mà chính ý niệm của con
người tạo cho nó tính thiêng hay không thiêng.
Qua việc nhìn nhận mối quan hệ giữa không gian sinh tồn và không gian thiêng,
một mặt, thấy được tính chất đồng hành của hai loại không gian này trong đời sống của
con người; mặt khác, thấy sự chuyển giao giữa các loại không gian gắn liền với quan
niệm của từng tộc người, do đó góp phần làm nên bản sắc của tộc người đó.
4.2. Không gian thiêng và đời sống gia đình của ngƣời Cao Lan
4.2.1. Ngôi nhà sàn: Bài ca sự sống
Với ý niệm ngôi nhà Trâu thần, trong tâm thức của người Cao Lan, ngôi nhà sàn

là một không gian chứa đựng nhiều yếu tố thiêng liêng. Vì có tính thiêng như vậy cho
nên mọi việc liên quan đến làm nhà đều cần được chuẩn bị rất chu đáo và phải có sự
tham dự của thầy cúng. Từ việc chọn đất làm nhà, đến quá trình xây dựng ngôi nhà. Vì
quan niệm ngôi nhà thiêng, nên cần có những kiêng kị trong nhà và có quy định rõ
ràng vị trí của từng không gian trong ngôi nhà
Ngôi nhà với những sinh hoạt nghi lễ quanh nó đã có sự kết nối tự nhiên giữa
không gian sinh tồn và không gian thiêng. Từ ngôi nhà sàn cất lên những lời ca của các
đêm hát. Từ ngôi nhà đã nảy sinh bao mối tình đằm thắm và đặc biệt là nơi hội tụ tình
cảm gia đình rất đỗi thiêng liêng, gắn kết các thế hệ. Ngôi nhà như thế đã trở thành bài
ca về sự sống rất bền chặt của người Cao Lan (Sự tích ngôi nhà Trâu Thần).
4.2.2. Nghi lễ nhà xe: Bài ca đưa tiễn linh hồn
Theo quan niệm của người Cao Lan, con người ta từ lúc sinh ra đến khi chết, thì
ngôi nhà là nơi trú ngụ cuối cùng của một đời người, nếu như chết đi mà không có


21

nhà thì coi như linh hồn vẫn chưa yên vị, vẫn lang thang, ẩn dật bơ vơ. Chính vì vậy,
việc con cháu làm nhà xe cho linh hồn người chết là một cách báo hiếu và đối với
người Cao Lan, đây là lễ báo hiếu lớn nhất của con cháu với cha mẹ, tổ tiên. Mặt
khác, nhà xe đã trở thành một quy ước trong gia đình, làng bản. (Khảo sát qua các
bài tang ca- ca hình nhân, ca đưa tiễn linh hồn…).
4.3. Không gian thiêng và đời sống cộng đồng làng bản
4.3.1. Lễ hội Đám tăng: Bài ca các vị thần
Khác với các lễ hội khác - phần lễ thường được tổ chức trước rồi mới đến phần
hội, Đám tăng của người Cao Lan ngược lại, ban ngày tổ chức phần hội và đêm hôm
đó mới tổ chức phần lễ, phần này kéo dài từ chập tối cho đến sáng. Điều đáng nói ở lễ
hội này chính là phần ca lễ. Chưa kể đến các nghi lễ, nguyên nội dung các bài ca lễ đã
cho thấy tính phong phú, đa dạng của Đám tăng trong tín ngưỡng thờ thần của người
Cao Lan. Tất cả cả vị thần trong ý niệm thiêng liêng của người Cao Lan đều được gọi

về trong Hội đèn. Vì thế có thể nói, Đám tăng cũng là ngày hội của các vị thần (Khảo
sát qua các bài ca lễ hội).
4.3.2. Lễ hội đình làng: Bài ca cộng đồng
Trong tâm thức của người Cao Lan, đình làng đã trở thành một thực thể quan
trọng của làng, bởi họ biết rằng làng là nơi mà họ sinh ra, sinh sống rồi lại trở về với
“cái bản thể uyên nguyên” (chữ của Phù Ninh – Nguyễn Thịnh) của mình. Với hệ
thống ý niệm chặt chẽ như vậy, đương nhiên dân làng thực hiện cuộc sống bằng tinh
thần cố kết cộng đồng, và đặc trưng này vừa là nền tảng, vừa là nội dung, ý nghĩa
sâu sắc trong hội làng của người Cao Lan (khảo sát qua truyện Làu Slam và sịnh ca
trong lễ hội).
4.4. Không gian thiêng và cảm quan vũ trụ - nhân sinh của ngƣời Cao Lan
4.4.1. Về sự hình thành vũ trụ
Nắng hạn và mưa lụt là hai tai họa khủng khiếp nhất trong buổi ban mai của loài
người. Hầu như dân tộc nào trên thế giới cũng có truyền thuyết khá giống nhau về
các tai họa này, nhất là về nạn lụt – nạn hồng thủy. Truyện Vợ chồng Trời Đất (tên


22

khác là Chuyện ông Trời – bà Đất) của người Cao Lan cũng nói về nạn đại hồng
thủy, nhưng có một chi tiết thú vị liên quan đến nguồn gốc sinh thành tổ tiên loài
người: sinh ra từ đá. Ông Trời, bà Đất chính là sự hiện hữu đầu tiên trong nhận thức
của con người về sự hình thành trời đất, vũ trụ. Họ đã hòa hợp nhau để tạo ra muôn
loài cũng như duy trì, tổ chức cuộc sống của con người.
Không gian có chức năng cầu nối giữa trời và đất chính là không gian của các vị
thần. Tĩn ngưỡng đa thần hiển nhiên không phải là cá biệt của người Cao Lan. Tuy
nhiên, như đã nói ở trên, trong tín ngưỡng đa thần, người Cao Lan đã có sự phân chia
cụ thể thứ bậc của các thần, bao gồm: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần, Hạ đẳng
Thần. Sự phân chia thành ba bậc như trên cũng là một nhận thức về sự phân tầng thế
giới trong cảm quan vụ trụ của người Cao Lan.

4.4.2. Con đường tâm linh hay sự kết nối các tầng vũ trụ
Đối với người Cao Lan, linh hồn không chỉ tồn tại mà còn có những mối liên
quan nhất định đối với người sống: “Vợ phương Bắc chết có bàn thờ / Người chết rồi
hồn còn quay về tổ / Người chết đi vẫn có hiếu / Người không có học không có tài”.
Ý niệm này được thể hiện qua các nghi lễ trong đám nhà xe của người Cao Lan như lễ
cấp đèn, lễ lập cây phan, lễ phá ngục, lễ Trấn môn quan… Khi các phần lễ xong,
người ta đốt nhà xe, mênh kênh và những thứ tùy táng. Riêng cây phướn vàng là
không đốt. Người ta cắm trước mộ như một sự đánh dấu hay cũng chính là một biểu
tượng cho sự hoàn tất công việc cũng như biểu tượng cho sự giao hòa trời đất.
Trong các tầng vũ trụ, bên cạnh sự kết nối trời – đất đã được chúng tôi phân tích ở
trên, người Cao Lan còn hay nói về một không gian khác – không gian nước. Nước
không chỉ là không gian sinh tồn mà trên hết, nó đã trở thành không gian thiêng, hay
chính xác là nước đã được thiêng hóa, có vai trò quan trọng đối với sự sống, số phận
của con người (Hoàng tử rắn, Chú rể rắn, Chiếc nỏ thần, Chiếc hũ vàng…)
4.4.3. Địa vị của những linh hồn
Trong quan niệm của người Cao Lan, người sống ở địa vị nào thì khi chết đi,
linh hồn vẫn có thể giữ địa vị ấy ở thế giới người chết. Người Cao Lan quan niệm,


23

thầy cúng khi hành lễ là người của Trời Phật, của thần linh, Thượng đế, người được
trao những quyền lực tối cao để giúp cho việc tổ chức tang lễ đầy đủ, để dẫn đường
chỉ lối cho linh hồn về đúng quê hương. Chính vì vậy, khi thầy cúng chết, linh hồn
thầy cúng hiển nhiên cũng có những đòi hỏi cao hơn (hay ít nhất là phải được như
trước đây họ đã từng làm cho người khác). Cũng vì thế, nếu như với người bình
thường, nghi thức nhà xe có thể cắt giảm thủ tục và thời gian, nhưng đám nhà xe thầy
cúng phải giữ nguyên gốc. Đây cũng chính là lí do tạo nên tính bền vững trong nghi
lễ nhà xe của người Cao Lan (Khảo sát biểu tượng Rồng – Phượng trong dân ca,
truyện cổ, văn hóa Cao Lan)

Tiểu kết chƣơng 4
Khi tiếp cận từ không gian thiêng chúng tôi nhận thấy ở người Cao Lan một
phẩm chất thứ hai (bên cạnh năng lực cộng sinh) là năng lực điều tiết cân bằng cuộc
sống. Cũng trong những không gian thiêng, khi người Cao Lan phân cấp các vị thần
cũng có nghĩa là họ đã giữ cho mình những tri thức khách quan về các vị thần ấy, họ
thờ cúng các vị thần trong các ngày lễ tết, lễ hội bởi lòng tôn kính thiêng liêng. Đây
không phải là sự kiêu ngạo mà trên hết, đó là những biểu hiện của một tinh thần
khoan hòa tôn giáo. Niềm tin vào thần linh, niềm tin vào linh hồn chỉ là một nhận
thức về sự tồn tại một thế giới khác, song song với thế giới thực tại của con người và
các thế giới này có thể liên lạc, giao tiếp với nhau, trong đó con người thực tại luôn ở
trạng thái chủ động.

KẾT LUẬN
1. Những tổng quan về lịch sử, nguồn gốc tộc người, về văn học, văn hóa đã phần
nào tái hiện được bức tranh toàn cảnh về tộc người Cao Lan. Ở những khía cạnh nhất
định, các ghi chép dân tộc chí, các khảo sát thực địa đã cho chúng ta những thông tin
thiết thực về người Cao Lan. Tuy nhiên, những cách tiếp cận văn học dân gian của tộc
người này cũng như của các tộc người thiểu số khác vẫn cơ bản rơi vào tình trạng mô
tả hoặc phân tích văn học mà chưa chú trọng đến mối quan hệ giữa văn học dân gian
và không gian sinh thành, tác động đến nó. Như đã trình bày trong phần đầu, bất kì một


24

sáng tác văn học nào cũng được đặt trong không gian văn hóa sinh thành ra nó. Đối với
văn học dân gian, khi các ghi chép văn hóa chưa thành văn thì bản thân văn học dân
gian chính là văn hóa, theo cách thể hiện riêng của nó. Từ góc nhìn này có thể thấy,
những cách phân chia văn hóa theo các tiêu chí như văn hóa vật thể - văn hóa phi vật
thể, văn hóa vật chất – văn hóa tinh thần... đã không còn phù hợp với đối tượng. Bởi
một thực tế không có một thực thể nào đơn thuần là vật chất hay đơn thuần là tinh thần.

Hai yếu tố này tồn tại trong nhau và tồn tại trong ý thức của con người. Vì thế, cách
tiếp cận không gian mà chúng tôi đã sử dụng (ở đây là không gian sinh tồn và không
gian thiêng) đã góp phần minh định được phần nào các hiện tượng văn học gắn liền với
không gian văn hóa của nó, nhất là những mối quan hệ đặc trưng cho một tộc người.
2. Từ cái nhìn khái quát, chúng tôi nhận diện được bức tranh toàn cảnh văn học
dân gian Cao Lan, đồng thời qua đó xác định được hai loại hình ưu trội là truyện cổ
và dân ca. Truyện cổ đã phản ánh nhiều mặt trong tư duy, nhận thức của con người về
các vấn đề nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc tộc người; về các mối quan hệ họ hàng, làng
bản; về lao động sản xuất và đấu tranh xã hội gắn liền với những giai đoạn khác nhau
của lịch sử tộc người. Dân ca lại phản ánh được đặc tính yêu ca hát và tôn thờ ca hát
của người Cao Lan. Đặc biệt, với hệ thống các đêm hát phong phú, với các dạng thức
bài hát nhằm thực hiện những mục đích khác nhau, dân ca đã đi sâu vào đời sống tộc
người, tham gia vào mọi mặt đời sống của người Cao Lan, từ hát giao duyên nam nữ,
hát chúc tụng năm mới, hát trong hội hè, hát trong lao động, hát trong đám cưới, hát
trong đám tang... Vì vậy trong hai loại hình này thì dân ca là phổ biến hơn. Nhận định
Cao Lan là một tộc người yêu ca hát cũng được chúng tôi lí giải qua những phương
diện khác nhau và xác định đây là dấu hiệu ban đầu về cá tính của tộc người này.
3. Khi tiếp cận văn học dân gian Cao Lan từ không gian sinh tồn, chúng tôi cố
gắng đi tìm những mối quan hệ trong các không gian ấy để thấy được vị trí trung tâm
của con người. Trong những mối quan hệ với thiên nhiên, người Cao Lan đã bộc lộ
lối sống dung hòa vừa như một cách thức, vừa như một khát vọng về cuộc sống yên
bình. Trong các mối quan hệ trao đổi như một phương thức để cố kết cộng đồng,
người Cao Lan lại thể hiện sự tế nhị và khéo léo. Trong các mối quan hệ họ hàng là


25

tính tôn ti, trật tự và trong các mối quan hệ xóm giềng qua luật trương trợ, người Cao
Lan đã khẳng định: tương trợ lẫn nhau là một nguyên tắc sinh tồn của tộc người. Từ
các mối quan hệ trong không gian sinh tồn, chúng tôi khái quát được một đặc điểm

nổi bật trong văn hóa của người Cao Lan, đó chính là năng lực cộng sinh. Phẩm chất
này xuất phát từ tính cách ưa thích sự hài hòa, không thích gây hấn của người Cao
Lan. Hài hòa là một lựa chọn như một nguyên tắc để tộc người này có thể định cư
sinh sống tập trung hoặc xen kẽ với các tộc người khác. Năng lực cộng sinh sẽ đặt tộc
người trước cơ hội đẩy mạnh được giao lưu văn hóa với các tộc người khác, qua đó
làm giàu thêm văn hóa tộc người mình; tận dụng những cơ hội để phát triển tộc
người. Dĩ nhiên để tận dụng được điều đó, bản thân Cao Lan phải thể hiện được bản
lĩnh của mình trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp,
trong đó nhiều giá trị được lưu giữ trong văn học dân gian của tộc người.
4. Từ những phân tích về mối quan hệ giữa không gian sinh tồn và không
gian thiêng, chúng tôi đi tới phân định các phạm vi của không gian thiêng của
người Cao Lan. Đó là không gian thiêng gắn với đời sống gia đình và không gian
thiêng gắn với đời sống cộng đồng làng bản. Từ đó, luận án đưa ra những lí giải
ban đầu về cảm quan vũ trụ của người Cao Lan qua những nhận thức về sự hình
thành trời đất, về sự kết nối các tầng vũ trụ, về linh hồn. Những mối quan hệ của
không gian thiêng được chúng tôi phân tích trong ba phạm vi: gia đình, làng bản
và cảm quan vũ trụ, qua đó thấy được tính thống nhất trong các phạm vi không
gian xã hội Cao Lan. Ở phạm vi gia đình, không gian thiêng gắn liền với những ý
niệm về linh hồn với những nghi thức thờ cúng tổ tiên, thờ cúng ma hương hỏa,
nghi lễ đám nhà xe. Những mối liên hệ này được soi chiếu vào các hiện tượng văn
học để thấy được đời sống tâm linh phong phú, sinh động của người Cao Lan. Từ
đời sống tâm linh ấy, chúng tôi khái quát thành đặc điểm thứ hai mang tính đặc thù
của Cao Lan: năng lực điều tiết cân bằng cuộc sống. Trong các mối quan hệ với
thần linh, và qua việc phân cấp các vị thần thành Thượng đẳng thần, Trung đẳng
thần và Hạ đẳng thần đã thể hiện cái nhìn khách quan về địa vị của các vị thần, và
đó cũng là cách thức phân định các tầng vũ trụ/thế giới. Qua việc phản ánh quan


×