Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Lập kế hoạch và xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – kinh doanh sản phẩm thủy hải sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.05 KB, 14 trang )

LẬP KẾ HOẠCH VÀ XÂY DỰNG CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT – KINH
DOANH SẢN PHẨM THỦY HẢI SẢN
Chế biến thực phẩm đã và sẽ mãi là ngành kinh doanh mang lại nhiều lợi
nhuận hấp dẫn. Nhưng hễ ở đâu có lợi nhuận thì ở đó luôn là chiến trường khốc
liệt và không có chỗ cho những “tay chơi” amateur. “Mặt trận” hải sản mới ngày
nào còn được khuấy động “rộn ràng” bởi các “nhà đầu tư” đủ các nguồn gốc thì
hôm nay đang chứng kiến cuộc thanh lọc lịch sử để chỉ còn những ai thực sự tâm
huyết, am hiểu và có đủ nguồn lực mới có thể trụ lại và phát triển lên một tầm
cao mới. Công ty Cổ phần Đại thuận (Nha trang) có thể coi là một ví dụ cho
những bước thăng trầm nói trên.
Là doanh nghiệp được thành lập từ trào lưu mở cửa đầu tiên, từng nhiều năm
giữ vị trí độc tôn trong hoạt động chế biến các loại hải sản khô tẩm gia vị, với ưu
thế vượt trội trong ngành về công nghệ độc đáo, hạ tầng đồng bộ , đội ngũ công
nhân giàu kinh nghiệm và thị trường rộng khắp cả trong và ngoài nước, tưởng
chừng như không gì có thể ngăn cản được sự phát triển vững mạnh của Công ty.
Nhưng chỉ một thời gian ngủ quên trên “chiến thắng” đã khiến Công ty lâm vào
tình trạng khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Sự thay đổi trong thị hiếu
người tiêu dùng, trong nguồn cung cấp nguyên liệu và nguồn lao động phổ thông
đã khiến những thế mạnh trước đây của Công ty trở thành điểm yếu. Rất may là
Công ty đã có những hành động kịp thời để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các
mặt hàng giá trị gia tăng (cả hàng khô và hàng đônglạnh), sử dụng nhiều nguồn
nguyên liệu đa dạng và tăng cường cơ giới hóa, đồng thời “lắng nghe” và bắt
mạch được với nhu cầu và nhịp của thị trường để phục hồi đà tăng trưởng.
Với ý thức sâu sắc và sự tôn trọng đúng mức về sức mạnh của thị trường và
nhu cầu của người tiêu dùng nội địa, Công ty đã tiến hành những bước đi bài bản
để “khám phá sự thật ngầm hiểu” của người tiêu dùng – từ đó khoanh vùng và
xác định rõ thị trường, khách hàng mục tiêu, lựa chọn và định vị lại sản phẩm
nhằm mang lại những giá trị thiết thực và hữu ích nhất cho khách hàng của mình
- đồng thời xây dựng thương hiệu mạnh tới người tiêu dùng, làm nền tảng để phát
triển những sản phẩm và dịch vụ mới trên thị trường trong và ngoài nước. Nhãn



hiệu Mngon, bắt đầu bằng những sản phẩm đông lạnh chế biến sẵn tiện lợi chất
lượng cao, với thông điệp về những giá trị tới người tiêu dùng : “Món ngon tiện
lợi, thêm thời gian hạnh phúc” sẽ là bước đi đầu tiên để triển khai chiến lược sản
xuất và phân phối thực phẩm tiện lợi chất lượng cao của Công ty Đại thuận. Đây
là kết quả của một quá trình chuẩn bị công phu, tốn kém và là bước khởi đầu của
một cuộc cách mạng trong nội bộ Công ty để chuyển từ một doanh nghiệp chế
biến hải sản dưới dạng thô, qui mô vừa phải, thành một guồng máy sản xuất-phân
phối- bán lẻ thực phẩm tiện lợi chất lượng cao. Về thực chất, quá trình này đã
được khởi động từ nhiều năm trước bằng việc xây dựng hệ thống bán hàng theo
quan điểm hiện đại (quản lý tới tận điểm bán lẻ), làm đại lý phân phối độc quyền
các sản phẩm kem, sữa của một Công ty Hàn quốc Hàn quốc tới khắp các kênh
và các địa bàn trọng điểm trong cả nước. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã định hình
được chân kiềng thứ ba trong các hoạt động cốt lõi của mình bằng việc hình
thành chuỗi 6 cửa hàng thực phẩm tiện lợi đầu tiên dưới thương hiệu Amart và
Amart & More. Hiện các cửa hàng này đang nhận được sự hưởng ứng tốt đẹp từ
khách hàng và ngày càng phục vụ đắc lực hơn cho chiến lược “thực phẩm &
more” của Công ty – ít nhất là ở góc độ thâm nhập thị trường và tiếp nhận phản
hồi của khách hàng cho những sản phẩm Mngon. Hỗ trợ cho các hoạt động trên
có cả các bộ phận Marketing và Nghiên cứu & phát triển.
Với thế chân kiềng đã được hình thành, Công ty Đại thuận quyết định đẩy
mạnh hoạt động sản xuất thực phẩm – nhằm vào chất lượng, sự tiện lợi và các giá
trị gia tăng mang đến cho khách hàng nhờ vào việc thu mua và chế biến ở qui mô
lớn tập trung, đội ngũ công nhân lành nghề, hạ tầng sản xuất hiện đại và qui trình
chế biến chuẩn mực – được đúc kết thành “những bí quyết Mngon”.
Để có thể triển khai thành công chiến lược kinh doanh đã đề ra, Công ty CP
Đại Thuận cần quản trị hoạt động một cách đúng đắn và bước đầu tiên cần thiết
là ra các quyết định tác nghiệp dài hạn một cách chuẩn xác, làm nền tảng cho quá
trình vận hành sản xuất và kinh doanh một cách thuận lợi và đúng đắn về sau.
I/ QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ:



Kết quả nghiên cứu thị trường của một công ty nghiên cứu độc lập (theo đặt hàng
của Đại thuận) đã khẳng định suy đoán rằng : với cuộc sống ngày càng bận rộn và điều
kiện kinh tế ngày càng cao thì nhu cầu về các loại thực phẩm chế biến sẵn ngày càng lớn.
Mẫu người mẹ đảm đang trong gia đình truyền thống sẽ dần được thay thế bằng mẫu
người phụ nữ năng động giỏi giang, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, biết cùng
chồng làm việc và cũng biết làm tròn bổn phận của người nội trợ trong gia đình bằng
cách thu xếp công việc bếp núc sao cho chu toàn, ngon miệng, đủ dinh dưỡng, tiết kiệm
mà vẫn còn thời gian, sức lực để vui hưởng niềm vui, hạnh phúc gia đình. Bên cạnh đó,
ngay cả các nhà hàng, khách sạn cũng dần đi vào chuyên môn hóa và công nghiệp hóa,
muốn tiết giảm tối đa chi phí và thời gian cho những công tác chuẩn bị mà tập trung
nhiều hơn cho việc sáng tạo và chăm sóc khách hàng kịp thời, nên họ cũng cần hơn các
loại thực phẩm, nguyên liệu được chế biến sẵn. Đó là những tiền đề vững chắc để công ty
Đại Thuận mạnh dạn lựa chọn các loại thực phẩm tiện lợi chất lượng cao làm mũi nhọn
đột phá mới cho hoạt động chế biến thực phẩm của mình.
Với lợi thế về chi phí chế biến, bảo quản cùng thói quen sử dụng hàng đông lạnh
ngày càng rộng rãi và mức độ trang bị tủ lạnh ngày càng phổ biến trong mỗi gia đình Việt
nam thì công nghệ cấp đông nổi lên là lựa chọn ưu việt nhất trong các giải pháp chế biến,
bảo quản và phân phối thực phẩm hiện nay. Tiến xa hơn nữa, Công ty Đại thuận đã quyết
định lựa chọn “công nghệ đông cực nhanh” để có thể làm đông lạnh tới – 16 độ C chỉ
trong thời gian tính bằng phút, khiến cho nước trong tế bào nguyên liệu kết thành tinh thể
đá hình tròn, không chọc vỡ màng vỏ tế bào (nếu đông chậm theo cách thông thường thì
sẽ tạo thành tinh thể đá hình que, có nguy cơ chọc thủng màng vỏ tế bào), nên khi rã
đông, nước tinh chất của thực phẩm không thoát ra, sản phẩm không bị hao hụt trọng
lượng và món ăn sau chế biến vẫn “ngọt, mềm, mọng nước” như được chế biến từ
nguyên liệu tươi.
Chính vì những lý do trên mà sản phẩm được lựa chọn cho chiến lược tác nghiệp
của Công ty Đại thuận là “Thực phẩm đông lạnh tiện lợi, chất lượng cao” và công ty tự
tin là có đủ nguồn lực và kinh nghệm để thực hiện lựa chọn đột phá này



II/ QUYẾT ĐỊNH VỀ QUÁ TRÌNH
Các sản phẩm Mngon của Công ty được sản suất hàng loạt - theo qui trình riêng,
dựa trên cơ sở “phân tích mối nguy điểm kiểm soát tới hạn” (HACCP) – đáp ứng qui định
chung của ngành chế biến hải sản Việt nam và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế (Mỹ,
Nhật…).
Về cơ bản, qui trình sản xuất các sản phẩm đông lạnh Mngon sẽ như sau :
Tiếp nhận nguyên liệu -> chế biến 1 (sơ chế) -> chế biến 2 (tinh chế) -> định hình thành
phẩm -> xếp khay, lên khuôn -> tiền đông -> cấp đông (nhanh) -> bao gói (túi PE) ->
đóng thùng carton -> nhập kho lạnh bảo quản -> xuất kho (bán hoặc đưa vào công đoạn
sản xuất tiếp theo)
• Qui trình trên đây áp dụng chung cho tất cả các thành phần nguyên liệu tham
gia trong việc hình thành sản phẩm cuối cùng
• Tùy theo từng sản phẩm mà có thể thực hiện tất cả hoặc một phần các công
đoạn trong qui trình trên đây
• Thành phẩm của nguyên liệu hay sản phẩm này có thể được sử dụng làm
nguyên liệu hay bán thành phẩm để tham gia chế biến ra thành phẩm của sản
phẩm khác
• Công việc tại mỗi công đoạn được thực hiện tại khu vực riêng (có hoặc không
có tường/vách ngăn cách), với mức độ chuyên môn hóa sâu - nhằm đáp ứng
tốt nhất việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt được năng suất lao
động cao nhất, với chi phí sản xuất thấp nhất.
• Hàng hóa (nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm) được di chuyển từ công
đoạn này tới công đoạn khác bằng băng chuyền (liên tục) hoặc bằng tay (theo
lô)
• Khi cần nâng công suất thì có thể thiết lập một dây chuyền sản xuất song song
với qui trình tương tự (riêng phần kết thúc là cấp đông và nhập kho bảo quản
là chung)



III/ QUYẾT ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG :
Kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy, hiện đã có nhiều loại thực phẩm đông lạnh
được bán rộng rãi trên hầu hết các kênh phân phối chính yếu, nhưng chưa có Công ty nào
chú trọng đúng mức đến việc xây dựng thương hiệu mạnh tới người tiêu dùng. Trong khi
đó, lòng tin của người tiêu dùng đang bị chi phối bởi nhiều yếu tố có hoặc hoàn toàn
không có liên quan tới chất lượng của sản phẩm, và bản thân “lòng tin” này rất dễ thay
đổi. Vì vậy, với tư cách là “người đến sau”, Công ty Đại thuận phải chọn cách tiếp cận
phù hợp : song song với việc bán hàng, sẽ triển khai đồng bộ việc xây dựng thương hiệu
nhằm chiếm được lòng tin của người tiêu dùng – từ đó hỗ trợ việc phát triển bền vững –
không chỉ cho nhóm sản phẩm Mngon mà cả cho các sản phẩm của những nhãn hàng
khác của Công ty. Muốn vậy, ngay từ đầu cần tạo sự khác biệt về hàng hóa để thu hút
người tiêu dùng. Chúng tôi cũng xác định, chỉ có sản phẩm khác biệt, chất lượng cao mới
cho phép công ty áp dụng chính sách giá hiệu quả để có nguồn thu trang trải cho các chi
phí làm thương hiệu.
Cũng cần nói thêm rằng nội dung “chất lượng” đã nêu bao gồm cả yếu tố “tiện
lợi” của sản phẩm, trong đó, sự tiện lợi được hiểu là :
-

Sản phẩm đã được chế biến, chuẩn bị sẵn sàng đến mức đầu bếp chỉ cần
mở túi hàng, rã đông (có những sản phẩm không cần rã đông), đun nấu và
nêm nếm bổ sung (có những sản phẩm đã được làm chín, chỉ cần hâm
nóng là dùng được)

-

Có nhiều sản phẩm, đáp ứng cho nhiều mục đích sử dụng

-


Sản phẩm được đông rời (individual frozen) cần dùng bao nhiêu có thể lấy
bấy nhiêu, phần còn lại được tiếp tục bảo quản dẽ dàng và giữ nguyên
chất lượng (nếu rã đông rồi đông lại bằng tủ lạnh thì sẽ giảm chất lượng
rất nhiều).

-

Định lượng bao gói hợp lý theo nhu cầu (mỗi gói vừa đủ cho một lần sử
dụng),

-

Được phân phối rộng khắp nên người tiêu dùng dễ tiếp cận


Chính sách về chất lượng đã nêu sẽ được đảm bảo nhờ việc thiết lập các qui trình
sản xuất phù hợp và việc phát huy đúng mức các “bí quyết” của thương hiệu Mngon - đó
là : 1/ Nguyên liệu chọn lọc ; 2/ Qui trình chế biến Nhanh + Sạch + Lạnh và, 3/ Công
nghệ đông cực nhanh.
Tuy nhiên, căn nguyên sâu xa dẫn tới việc chất lượng và sự tiện lợi của thương
hiệu Mngon sẽ được duy trì và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là bởi vì bộ phận
marketing của công ty không ngừng kết nối để khám phá thị trường và bộ phận nghiên
cứu & phát triển không ngừng sáng tạo, kiểm chứng và điều chỉnh cho đến khi thực sự
làm ra những sản phẩm – đáp ứng đến mức tốt nhất những mong đợi của người tiêu dùng
cả về mặt nội dung và hình thức, vật chất và tinh thần.
Một điều hiển nhiên khác, chất lượng của sản phẩm Mngon cũng sẽ được bảo đảm
không chỉ nhờ vào sự đầu tư đúng mức và đồng bộ vào hạ tầng sản xuất mà còn vào việc
chăm sóc và huấn luyện, kiểm tra và giám sát đội ngũ cán bộ công nhân viên tại tất cả các
công đoạn trong quá trình từ khi tiếp nhận nguyên liệu cho tới khi phân phối tới tận tay
người tiêu dùng.

IV/ QUYẾT ĐỊNH VỀ CÔNG SUẤT
Theo chiến lược kinh doanh đã được thiết lập dựa trên kết quả nghiên cứu của
công ty tư vấn độc lập, sau 3 năm “tung hàng” (bắt đầu từ 2012) nhãn hiệu Mngon có thể
đạt doanh số ổn định khoảng 260 tỷ đồng – trong đó doanh số của nhóm hàng thực phẩm
đông lạnh tiện lợi dự kiến là khoảng 200 tỷ đồng/năm – tương đương khoảng 1500 tấn
sản phẩm/năm,
Trong ngành chế biến hải sản, công suất sản xuất của nhà máy phụ thuộc chính
vào 3 yếu tố : nguồn nguyên liệu, nguồn lao động và công suất thiết bị máy móc.
Với mức độ sản xuất 1500 tấn thành phẩm như đã nêu trên thì việc cung cấp đủ
lượng nguyên liệu (gồm nhiều thành phần) không phải là vấn đề lớn và hoàn toàn nằm
trong khả năng của công ty.
Với sản lượng nói trên thì nhu cầu lao động phổ thông của công ty là khoảng 400
người. Hiện công ty đã có khoảng 150 lao động làm việc thường xuyên tại xưởng, lúc cao


điểm đang huy động lên đến 200 lao động. Do việc sản xuất các mặt hàng thuộc nhóm
Mngon mang lại giá trị gia tăng cao, chi phí lao động chỉ chiếm khoảng 8% trong cơ cấu
giá, nên một khi có nhu cầu và có kế hoạch sản xuất dài hạn thì hoàn toàn có thể tuyển
dụng lao động mới để làm việc. Trường hợp cần thiết vẫn có thể tăng giá nhân công lên
thêm đến 20% để thu hút, bổ sung nguồn lao động một cách kịp thời.
Để sản xuất mặt hàng đông lạnh theo định hướng Mngon, công ty đã lựa chọn
công nghệ “đông cực nhanh”. Những thiết bị đáp ứng công nghệ này trên thị trường có
công suất tối thiểu là 500 kg/h. Như vậy, để sản xuất đủ sản lượng cần thiết thì sẽ cần
3000 giờ máy hoạt động hết công suất – tương đương với 300 ca sản xuất với cường độ
làm việc 10h/ca (đây là cường độ sản xuất bình thường trong ngành hải sản để có thể có
hiệu quả về mặt chi phí nhân công và điện). Như vậy, nếu làm việc trải dài trong năm
(300 ngày làm việc/năm) thì sử dụng thiết bị 500 kg/h là vừa đủ. Trong thực tế, do tính
chất mùa vụ (thường chỉ tối đa là 9 tháng/năm), nên sẽ có khoảng 60 ngày phải làm việc
2 ca (10h/ca) và 180 ngày làm việc 1 ca (10h/ca). Phương án làm việc tăng ca rất cần
được quan tâm vì có thể giúp giảm chi phí sản xuất đáng kể (giá điện ca đêm rẻ, máy

chạy liên tục 2 ca cũng giúp giảm chi phí tiêu hao điện năng, trong khi chi phí nhân công
gần như không thay đổi – thậm chí có thể giảm các chi phí phụ trợ cho công nhân khi tổ
chức đưa đón công nhân theo 2 ca). Tuy nhiên, tăng ca liên tục sẽ làm công nhân mỏi mệt
và hiện đang là lý do chính yếu khiến các doanh nghiệp khó thu hút lao động mới vào
làm. Chính vì vậy, công ty chủ trương chỉ sử dụng phương án tăng ca khi thật cần thiết.
Trên thực tế công ty đã trang bị dây chuyền đông cực nhanh công suất 500 kg/h –
đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong vòng 3 năm tới. Trong qui hoạch mặt bằng, công ty
đã bố trí sẵn vị trí để khi cần có thể bố trí ngay thêm một dây chuyền sản xuất song song
với dây chuyền hiện tại. Trường hợp nhu cầu tăng nhanh hơn dự kiến thì công ty sẽ tổ
chức hoạt động tăng ca trong thời gian chờ lắp đặt dây chuyền mới. Công ty cũng có thể
sử dụng phương án tích trữ nguyên liệu cấp đông để kéo dãn mức huy động công suất
thiết bị cấp đông thông qua việc sản xuất trái vụ và chấp nhận dự trữ hàng thành phẩm
tồn kho đến mùa tiêu thụ.


V/ ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP
Hiện Công ty Đại thuận đang sở hữu mặt bằng và nhà xưởng chế biến hải sản tại
Nha trang, Đà nẵng và Quảng ngãi – đều là những vùng có ưu thế nhất định về
mặt nguyên liệu và lao động và về cơ bản đều phù hợp để xây dựng xưởng chế
biến hải sản.
Xét về mặt tiêu thụ, thành phố HCM luôn là thị trường lớn nhất. Đây cũng là nơi
tập trung nhiều nguồn nhân lực với giá cả hợp lý – cả với lao động quản lý lẫn
lao động phổ thông. Điều này lý giải nguyên nhân vì sao rất nhiều nhà máy chế
biến thủy sản đã mọc lên tại HCM và khu vực lân cận trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, công ty Đại thuận đã quyết định chọn xưởng Lương
sơn (ở Nha trang) làm địa điểm đầu tư để phát triển nhóm hàng thực phẩm đông
lạnh tiện lợi với lý do như sau :
1. Chi phí đầu tư thấp nhất (so với các lựa chọn khác) vì đã có sẵn hạ tầng của
xưởng chế biến hàng khô trước đây – gồm nhà xưởng rộng rãi, hệ thống cấp
điện đủ công suất, cấp nước tạm đủ nêu sử dụng tiết kiệm (sẽ có hệ thống cấp

nước thành phố trong tương lai gần), hệ thống xử lý nước thải đủ đáp ứng
50% công suất (chi phí nâng công suất không quá lớn)
2. Các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu tự nhiên thuận lợi, lại nằm
sát quốc lộ 1 nên rất tiện cho việc giao thông bắc nam.
3. Các điều kiện xã hội :
- Dù thuộc nội thành Nha trang, nhưng vì nằm trong khu vực vốn là dân lao
động gần với nghề biển nên khá phù hợp với phong tục tập quán sinh hoạt của
địa phương, thuận lợi trong việc thuê mướn lao động phổ thông. Tuy nhiên
lao động ở đây còn thiếu ý thức tổ chức kỷ luật và khả năng tiếp thu hạn chế
-

do trình độ văn hóa có hạn
Tuy nhiên, do nằm sát khu dân cư, nên các nguy cơ từ việc đảm bảo môi
là lớn, chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải sẽ cao hơn so
với các nơi khác. Đây là điểm yếu lớn nhất của địa điểm này, nhưng về

-

mặt kỹ thuật hoàn toàn có thể khắc phục được
Về mặt qui hoạch, mặc dù trước đây công ty đã ký hợp đồng với nhà nước
và thanh toán đủ 50 năm tiền thuê đất để làm cơ sở chế biến hải sản,


nhưng trong năm 2010 nhà nước đã qui hoạch địa điểm này thành cơ sở
giáo dục phổ thông và phát triển tiểu thủ công nghiệp. Chính vì vậy, trong
kế hoạch dài hạn, công ty dự kiến sẽ làm việc với nhà nước để điều chỉnh
qui hoạch nơi đây thành “cơ sở giáo dục hướng nghiệp ngành chế biến
thực phẩm”. Dù chưa làm việc chính thức, nhưng qua trao đổi với các cấp
lãnh đạo cao nhất của địa phương thì hướng điều chỉnh này là khả thi và
hợp lý – đáp ứng được nhu cầu của đia phương và hoạt động của doanh

nghiệp. Theo đó, bên cạnh việc đào tạo, dạy nghề như một có sở giáo dục,
công ty cũng sẽ có thêm nguồn lao động thường xuyên.
4- Các nhân tố kinh tế
a. Thị trường tiêu thụ
Mặc dù TP HCM luôn là thị trường tiêu thụ lớn nhất, nhưng cạnh tranh
cũng cao nhất – đặc biệt từ các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Miền
Tây. Trong khi đó, các tỉnh phía bắc mới thực sự là nơi có thói quen
tiêu dùng thực phẩm đông lạnh sớm nhất. Chính vì vậy, xét về mặt tiêu
thụ, việc đặt nhà máy tại Nha trang có cả những mặt bất lợi lẫn thuận
lợi, mang tính dung hòa
b. Nguồn nguyên liệu
So với các địa điểm khác, việc đặt nhà máy tại Nha trang mang lại
nhiều thuận lợi nhất về mặt nguyên liệu. Nha trang không có nhiều
nguyên liệu ở qui mô tập trung như đồng bằng song Cửu long, nhưng Nha
trang lại có rất nhiều loại nguyên liệu – phù hợp và đủ để đáp ứng nhu cầu
của định hướng các sản phẩm Mngon (gồm nguyên liệu đánh bắt và
nguyên liệu nuôi, kết hợp với các loại nông sản khác).
Trên thực tế, chi phí vận chuyển nguyên liệu là khá cao nên càng gần nhà
máy thì càng tiết kiệm, nhưng quan trọng hơn, việc mua được và giữ được
chất lượng nguyên liệu cao mới là điều quan trọng mang tính sống còn –
vì vậy, Nha trang có thể coi là nơi đáp ứng tốt nhất cho tiêu chí này.
c. Những vấn đề khác :


- Nha trang vốn nổi tiếng cả nước về chất lượng thủy sản, nên khi trên
bao bì sản phẩm có ghi “sản xuất tại Nha trang” sẽ giúp cho việc xây dựng
và phát triển thương hiệu Mngon có nhiều thuận lợi hơn
- Có một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới quyết định đặt nhà máy
quan trọng này của công ty tại Nha trang đó là vì hầu hết lực lượng cán bộ
cốt cán và lao động có kinh nghiệm trong ngành hải sản của công ty đều

sống ở Nha trang và trường đại học đào tạo nhân lực chủ chốt cho ngành
thủy sản cả nước cũng ở Nha trang, nên khi đặt nhà máy tại đây, công ty
đã có sẵn nguồn nhân lực quan trọng cho trước mắt và lâu dài
VI/ BỐ TRÍ SẢN XUẤT
Hiện công ty Đại thuận đang tổ chức sản xuất nhiều mặt hàng trên cùng khu vực
nhà xưởng và sân phơi rộng hơn 10.000 m2. Riêng diện tích nhà xưởng có mái che là gần
5000 m2. Công ty đã dành riêng khu vực khoảng 3000 m2 để bố trí sản xuất các mặt
hàng đông lạnh và trước mắt dành riêng cho nhóm hàng “thực phẩm đông lạnh tiện lợi
Mngon” khoảng 1000 m2 mặt bằng sản xuất – kết nối hợp lý với khu vực sản xuất hàng
đông còn lại. Việc bố trí sản xuất của công ty tuân thủ nghiêm ngặt qui trình sản xuất và
quản lý theo tiêu chuẩn HACCP và được cơ quan quản lý chuyên ngành hải sản của nhà
nước là NAFIQUAVED kiểm tra trước, trong và sau khi xây dựng. Tiêu chuẩn áp dụng
trong việc bố trí nhà xưởng đáp ứng những yêu cầu khắt khe của hầu hết các nước phát
triển trên thế giới (trừ châu Âu có một số qui định riêng, khi công ty có nhu cầu xuất
khẩu vào thị trường này thì sẽ đầu tư bổ sung). Việc bố trí mặt bằng sản xuất theo qui mô
hiện tại đã dự liệu khả năng mở rộng công suất về sau mà không gây trở ngại hay tốn
kém đáng kể cho quá trình sản xuất hiện nay.
Xét về loại hình, hiện việc bố trí sản xuất hiện tại của công ty là thiên theo hình
thức “bố trí theo sản phẩm” và có “pha” mô hình “bố trí theo qui trình” (những khu vực
riêng, dành chế biến những sản phẩm đặc thù)
Chi tiết về việc bố trí nhà máy được thể hiện trên bản vẽ.


Việc bố trí sản xuất hiện nay được đánh giá là :
- Hiệu quả (tiết kiệm chi phí sản xuất và vận hành)
- An toàn cho người lao động
- Đáp ứng các qui định quản lý của nhà nước về sản xuất, an toàn vệ sinh thực
phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ v.v…
- Phù hợp với quy mô sản xuất hiện nay và khả năng mở rộng trong tương lai
- Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ và phương pháp sản xuất

- Thích ứng với môi trường sản xuất bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
VII/ DỰ BÁO
Do lần đâu tiên công ty triển khai mặt hàng mới vào thị trường nội địa, nên mọi kế
hoạch hoạt động đều được xác lập dựa trên kết quả khảo sát thị trường và dự báo của đơn
vị tư vấn kết hợp với kinh nghiệm riêng của công ty trong ngành chế biến thủy sản nói
chung. Trên thực tế, dựa trên kết quả phân tích tốc độ phát triển của ngành hàng, tỷ trọng
tham gia (dự kiến) của công ty trong ngành hàng. Kết quả dự báo đưa ra và được chấp
thuận thành kế hoạch kinh doanh trong 3 năm của Công ty đối với nhóm hàng thực phẩm
đông lạnh tiện lợi là :
-

Năm 2012 đạt doanh số 50 tỷ đồng (tương đương 375 tấn hàng)

-

Năm 2013 : 100 tỷ (tương đương 750 tấn hàng)

-

Năm 2014 : 200 tỷ (tương đương 1500 tấn hàng)

Đây là dự báo và kế hoạch được coi là khá lạc quan, nhưng xét trên nhiều mặt
cũng là khả thi, đồng thời tạo nên nguồn hứng khởi làm việc mới đầy thách thức
trong công ty. Vì vậy đã được các phòng ban chấp thuận và yêu cầu được tập trung
nguồn lực để thực hiện
VIII/ QUẢN LÝ DỰ TRỮ
Do đặc tính của ngành thủy sản, nhất là đối với nhóm hàng Mngon, nguyên liệu
sản xuất phải có chất lượng cao, cần ưu tiên sản xuất khi còn tươi. Việc cấp đông
nguyên liệu để sản xuất dần theo nhu khả năng tiêu thụ chỉ nên thực hiện khi giá



nguyên liệu thật rẻ - đủ bù đắp cho chi phí cũng như hao hụt phát sinh (ở mức lớn
hơn nhiều so với việc dự trữ hàng hóa thành phẩm). Chính vì vậy, phương án ưu
tiên ở đây sẽ là dự trữ hàng thành phẩm
Đối với công ty Đại thuận, do khép kín từ khâu sản xuất tới phân phối, nên bài
toán cân đối giữa chi phí đặt hàng và chi phí dự trữ trở nên vô nghĩa (vì dự trữ
trong sản xuất hay trong phân phối đều rơi vào một “túi”), chính vì vậy quyết
định dự trữ được đưa ra chủ yếu dựa vào kết quả tính toán : với mức giá bán dự
kiến trong tương lai thì việc sản xuất rồi trữ hàng sẽ có hiệu quả hay không ?
Cũng do đặc tính kỹ thuật của hàng, việc tồn trữ tối đa chỉ nên không quá 1 năm,
trong khi mùa vụ hải sản cũng theo từng năm, vì vậy nếu trữ hàng thì chỉ nên trữ
vào cuối mùa nguyên liệu ở mức đủ lượng để bán trong thời gian chờ tới mùa
nguyên liệu tiếp theo
Trên thực tế, rủi ro trong việc tồn trữ hàng không đến từ chi phí tồn trữ mà đến từ
khả năng giảm giá hàng bán – một yếu tố rất khó đoán định.
Chính vì vậy, công ty sẽ quyết định việc tồn trữ hàng dựa trên tồn kho tại thời
điểm cuối vụ nguyên liệu và mức dự báo lượng hàng sẽ bán được trong thời gian
giáp vụ (nguyên liệu) cũng như sự biến động của giá nguyên liệu tại thời điểm
tồn trữ so với khả năng biến động của giá bán thành phẩm trong tương lai. Chính
vì bị tác động bởi nhiều biến không xác định (giá bán và giá nguyên liệu, lượng
tồn kho tại thời điểm và lượng bán dự kiến trong tương lai), nên phương châm
quán triệt chung là :
- Đối với năm thứ nhất (chưa có dữ liệu dự báo) : Cần đến đâu làm đến đó, làm
đến đâu bán đến đó (được hiểu là dự báo, sản xuất, bán hàng (chấp nhận rủi ro)
trong vòng một chu kỳ sản xuất-bán hàng : khoảng 3 tháng)
- Đối với năm thứ 2 và thứ 3 : nâng mức dự báo và chấp nhận rủi ro lên 3 tháng
(cộng với 3 tháng theo chu kỳ bình thường nêu trên thành 6 tháng tồn trữ)
* Việc tính toán hiệu quả tồn trữ không đặt nặng vào chi phí tồn kho (nhưng vẫn
phải quan tâm) mà tập trung vào dự báo biến động giá nguyên liệu và hàng hóa.
Nghĩa là quyết định về tồn trữ sẽ được đưa ra chủ yếu dựa vào những dự báo về

biến động giá nói trên.


IX/ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU
Trong ngành chế biến hải sản (và thực phẩm), định mức tiêu hao nguyên liệu được
tính toán hết sức chính xác và quản lý hết sức chặt chẽ. Chính vì vậy mà dựa trên những
định mức đã được xác lập và dự báo về nhu cầu tiêu thụ, bộ phận sản xuất có thể dễ dàng
tính ra nhu cầu của từng loại nguyên liệu tham gia vào việc cấu thành sản phẩm. Ngoài
hải sản thì hầu hết các loại nguyên liệu khác đều có thể tồn trữ mà không làm tăng đáng
kể chi phí, vì vậy, phương châm hành động ở đây là chọn thời điểm có giá hợp lý (so với
quá khứ và dự báo của mùa vụ sắp tới) để quyết định việc mua và tồn trữ đủ cho sản xuất
cả mùa tiếp theo

X/ CHUỖI CUNG ỨNG :
Thuận lợi hơn hẳn so với hầu hết các công ty chế biến hải sản khác, việc tiêu thụ
các sản phảm của Mngon sẽ được sự hỗ trợ của hệ thông phân phối hiện hữu của công ty
cho các mặt hàng kem (ice cream) và sữa chuối (banana milk) của Hàn quốc. Hiện hệ
thống phân phối này đã phủ khắp các tỉnh từ bắc vào nam và thâm nhập vào tất cả các
kênh chính yếu (siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng truyền thống, nhà hàng, khách sạn
v.v...). Tuy nhiên, để có thể phát triển các mặt hàng Mngon theo đúng qui mô và đẳng cấp
đã xácđịnh, sẽ cần có thêm bộ máy bán hàng, lực lượng marketing và sự phát triển mạnh
mẽ hơn hệ thống phân phối – nhất là kênh nhà hàng khách sạn.
Ngoài ra, để có thể chủ động hơn về nguồn cung ứng và chi phí nguyên liệu, công
ty dự kiến sẽ tham gia vào hệ thống nuôi trồng thủy sản – bằng cách đặt hàng và tham gia
đầu tư với nông dân để họ yên tâm, cam kết sản xuất, cung ứng nguyên liệu theo sản
lượng và giá bán được thống nhất
Bên cạnh đó, công ty sẽ tổ chức các trung tâm kho vận và hoạt động logistic dưới
sự điều phối tập trung - có sử dụng thêm nguồn lực vận tải thuê ngoài, nhằm tiết kiệm chi
phí đầu tư và khai thác tối đa các năng lực hậu cần sẵn có



Bằng những biện pháp nói trên và dựa trên quan điểm thiết lập hệ thống phân phối
hiện đại, công ty sẽ nhanh chóng hình thành, phát triển và phát huy hiệu quả chuỗi cung
ứng đồng bộ cho dòng sản phẩm Mngon – hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai chiến lược
hoạt động đã thiết lập một cách thành công – tạo bước phát triển nhảy vọt cho công ty cổ
phần Đại thuận trong vòng 5 năm tới.



×