Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.42 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

NGUYỄN ĐĂNG PHONG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ
QUẬN BÌNH THẠNH – TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh
doanh Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm
2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

NGUYỄN ĐĂNG PHONG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ
QUẬN BÌNH THẠNH – TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh
doanh Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN


THUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm
2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS,TS. Nguyễn Thuấn
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ
ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày tháng 04 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
sĩ)

T
T
1 P
G
2 T
3 S.
P

C
h


G
T
S.
T
S.

b

4
5

P
bP

v

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

PGS.TS Nguyễn Phú Tụ


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày
tháng 04 năm

2018.

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Đăng Phong

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 10/02/1969

Nơi sinh: Hải

Phòng Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

MSHV:

1641820058
I- Tên đề tài:
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh –
TP. Hồ Chí Minh
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Luận văn có nhiệm vụ và nội dung sau:
Nhiệm vụ của luận văn:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận
Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
 Nội dung chính của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kiểm tra thuế
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Nội dung nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý nghiên cứu

III- Ngày giao nhiệm vụ:
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS,TS. Nguyễn Thuấn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

PGS,TS. Nguyễn Thuấn

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Đăng Phong


ii

LỜI CÁM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ
Tp. HCM (Hutech) đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt
thời gian tôi học tại trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS,TS. Nguyễn
Thuấn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này nhờ vậy
mà tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể
lớp
đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn,
luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn và bạn bè cũng như các anh chị
trong Chi cục thuế Quận Bình Thạnh, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi quý báu của quý thầy, cô và bạn
đọc.
Trân trọng cảm ơn.
Tp.HCM, tháng 04 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Đăng Phong


3

TÓM TẮT
Thuế là nguồn thu quan trọng và chủ yếu đối với ngân sách nhà nước của mọi
quốc gia, chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế thông qua công tác kiểm
tra thuế có ý nghĩa quan trọng.
Dựa trên các lý thuyết về kiểm tra thuế và các nghiên cứu trước đây trên Thế
giới và Việt Nam, tác giả đã kiến nghị mô hình lý thuyết gồm 10 yếu tố tác động
đến công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh bao gồm: chất lượng
kiểm tra; nhận thức của người nộp thuế; đặc điểm của doanh nghiệp; tần suất kiểm

tra thuế; hỗ trợ quản lý của cấp trên; tính nghiêm minh trong xử lý vi phạm thuế;
chính sách pháp luật thuế; chế độ đãi ngộ cán bộ thuế; cơ sở hạ tầng phục vụ kiểm
tra thuế; sự phối hợp của cơ quan nhà nước có liên quan. Phương pháp nghiên cứu
sử dụng để kiểm định mô hình đo lường và mô hình lý thuyết bao gồm nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua
kỹ thuật thảo luận nhóm với 05 Cán bộ thuế đang làm việc tại Chi cục thuế quận
Bình Thạnh. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực
tiếp với một mẫu có kích thước là n = 200. Nghiên cứu này dùng để khẳng định độ
tin cậy và giá trị của các thang đo và để kiểm định mô hình lý thuyết thông qua
phương pháp hồi quy đa biến.
Kết quả nghiên cứu nhận diện được 7 yếu tố tác động đến công tác kiểm tra
thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh là: Chất lượng kiểm tra; cơ sở hạ tầng phục
vụ kiểm tra thuế; chính sách pháp luật thuế; nhận thức của người nộp thuế; tần suất
kiểm tra thuế; sự phối hợp của cơ quan nhà nước có liên quan. Các biến này giải
thích được 60% sự thay đổi trong hiệu quả của công tác kiểm tra thuế tại Chi cục
thuế quận Bình Thạnh. Trong các biến độc lập trong mô hình sau khi kiểm định thì
biến độc lập "chất lượng kiểm tra" có mức ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả công
tác kiểm tra thuế với tỷ trọng là 23,4%, ảnh hưởng thấp nhất là yếu tố tần suất kiểm
tra thuế.


4

ABSTRACT
Taxation is an important and essential source of revenue for all state budgets,
so improving tax administration efficiency through tax audits is important.
Based on the theory of tax audit and previous studies in the world and
Vietnam, the author proposed a theoretical model of 10 factors affecting tax audits
of Binh Thanh District Tax Department includes: audit quality; awareness of
taxpayers; characteristics of the enterprise; tax audit frequency; support the

management of the superior; strictness in the handling of tax violations; tax law
policies; preference to tax officials; infrastructure for tax audit; the coordination of
the relevant state agencies. Research methods used to test measurement models and
theoretical models include qualitative research and quantitative research. Qualitative
research was conducted through group discussion with 05 tax officials working at
Binh Thanh District Tax Department. Quantitative research was conducted by direct
interview technique with a sample size of n = 200. This study used to confirm the
reliability and validity of the scales and to test the theoretical model through
multivariate regression.
Results of the study identified 7 factors affecting tax audits of Binh Thanh
District Tax Department is: audit quality; infrastructure for tax audit; tax law
policies; awareness of taxpayers; tax audit frequency; the coordination of the
relevant state agencies. These variables explain 60% of the changes in the
effectiveness of tax inspections of Binh Thanh District Tax Department. In the
independent variables in the model after the test, the independent variable "audit
quality" has the greatest impact on the effectiveness of the tax audit with a weight
of 23.4%, the least effect being frequency factor of tax audit.


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................x

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.........................................................3
1.3.
Đối
tượng

phạm
........................................................................4

vi

1.4.
Phương
pháp
......................................................................................4

nghiên
nghiên

cứu
cứu

1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................5
1.6. Kết cấu của luận văn.............................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ...............6
2.1.
Các
khái
niệm

.......................................................................................6

liên

quan

2.1.1.Khái niệm thuế ...............................................................................................6
2.1.2.Quản lý thuế ...................................................................................................7
2.1.3.Khái niệm kiểm tra thuế và hiệu quả kiểm tra thuế .......................................7
2.2.

thuyết
về
kiểm
....................................................................................8

tra

thuế

2.2.1.Lý thuyết kinh tế ............................................................................................9
2.2.2.Lý thuyết tâm lý .............................................................................................9
2.2.3.Lý thuyết xã hội học.....................................................................................10
2.2.4.Lý thuyết về tạo dựng niềm tin ....................................................................10
2.2.5.Lý thuyết về đạo đức thuế ............................................................................11
2.2.6.Lý thuyết AS (The Allingham and Sandmo Theory) ..................................11


6


2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây .................................................................12
2.3.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................12
2.3.2.Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................19
2.4. Giới thiệu tổng quan Chi cục thuế quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh .........24
2.5. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu ...............................................................26
2.5.1.Chất lượng kiểm tra .....................................................................................26
2.5.2.Nhận thức của người nộp thuế .....................................................................29
2.5.3.Đặc điểm của doanh nghiệp .........................................................................29
2.5.4.Tần suất kiểm tra thuế ..................................................................................30
2.5.5.Hỗ trợ quản lý của cấp trên ..........................................................................30
2.5.6.Tính nghiêm minh trong xử lý vi phạm thuế ...............................................31
2.5.7.Chính sách pháp luật thuế ............................................................................31
2.5.8.Chế độ đãi ngộ cán bộ thuế ..........................................................................31
2.5.9.Cơ sở hạ tầng phục vụ kiểm tra thuế............................................................32
2.5.10.Sự phối hợp của cơ quan Nhà nước có liên quan ......................................32
2.5.11.Hiệu quả kiểm tra thuế ...............................................................................32
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................34
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................35
3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................35
3.1.1.Nghiên cứu định tính....................................................................................35
3.1.2.Nghiên cứu định lượng ................................................................................36
3.1.3.Quy trình nghiên cứu ...................................................................................36
3.1.4.Phương pháp chọn mẫu................................................................................37
3.1.5.Thiết kế bảng câu hỏi ...................................................................................38
3.2. Xây dựng thang đo .............................................................................................38
3.2.1.Phương pháp xây dựng thang đo .................................................................39
3.2.2.Nghiên cứu định tính khám phá, điều chỉnh, bổ sung thang đo ..................41
3.2.3.Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng..............................................47
3.2.4.Kích thước mẫu nghiên cứu định lượng ......................................................49



vii

3.2.5.Mô hình nghiên cứu lý chính thức ...............................................................50
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................53
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................54
4.1. Mô tả mẫu ...........................................................................................................54
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ..........................59
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................................60
4.4. Phân tích hồi quy đa biến ...................................................................................65
4.4.1.Phân tích tương quan giữa các nhân tố ........................................................65
4.4.2.Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ...........................................................67
4.4.3.Kiểm định hiện tượng phương sai của các phần dư thay đổi.......................67
4.4.4.Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.....................................................68
4.4.5.Kiểm định hệ số hồi qui và giả thuyết .........................................................69
Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................73
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...............................................74
5.1. Kết luận...............................................................................................................74
5.2. Hàm ý quản trị ....................................................................................................75
5.3. Những đóng góp chính của nghiên cứu ..............................................................76
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................77
PHỤ LỤC ......................................................................................................................


8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
T
ê

C C
C hi
D D
N oa
K Ki
T ể


9

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo nháp đầu của các khái niệm nghiên cứu................................... 39
Bảng 3.2: Thang đo Chất lượng kiểm tra sau khi điều chỉnh ................................... 42
Bảng 3.3: Thang đo Nhận thức của người nộp thuế sau điều chỉnh ......................... 43
Bảng 3.4: Thang đo Đặc điểm của doanh nghiệp sau khi điều chỉnh ....................... 43
Bảng 3.5: Thang đo Tần suất KTT sau khi điều chỉnh ............................................. 44
Bảng 3.6: Thang đo Hỗ trợ quản lý của cấp trên sau khi điều chỉnh ........................ 44
Bảng 3.7: Thang đo Tính nghiêm minh trong xử lý vi phạm thuế sau khi điều chỉnh45
Bảng 3.8: Thang đo Chính sách pháp luật thuế sau khi điều chỉnh .......................... 45
Bảng 3.9: Thang đo Chế độ đãi ngộ cán bộ thuế sau khi điều chỉnh ........................ 46
Bảng 3.10: Thang đo Cơ sở hạ tầng phục vụ KTT sau khi điều chỉnh ..................... 46
Bảng 3.11: Thang đo Sự phối hợp của cơ quan Nhà nước có liên quan sau khi điều
chỉnh .......................................................................................................................... 47
Bảng 3.12: Thang đo Hiệu quả KTT sau khi điều chỉnh .......................................... 47
Bảng 3.13: Thang đo chính thức hiệu quả KTT tại CCT Bình Thạnh...................... 48
Bảng 4.1: Bảng mô tả các biến quan sát trong thang đo ........................................... 54
Bảng 4.2: Mô tả mẫu theo nhóm tuổi và giới tính .................................................... 56
Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu phân tầng theo đơn vị công tác tại Chi cục .......................... 58
Bảng 4.4: Kết quả hệ số Cronbach Alpha ................................................................. 59
Bảng 4.5: Kiểm định KMO và Bartlett ..................................................................... 61

Bảng 4.6: Tổng phương sai trích được giải thích...................................................... 61
Bảng 4.7: Ma trận nhân tố xoay ................................................................................ 62
Bảng 4.8: Trọng số các nhân tố biến phụ thuộc hiệu quả KTT ................................ 63
Bảng 4.9: Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach's Alpha và phân tích EFA 64
Bảng 4.10: Các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình chính thức ............................ 65
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ....................... 70
Bảng 4.12: Vị trí quan trọng của các yếu tố.............................................................. 71


10

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTT.................................... 33
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn ........................................................... 36
Hình 3.2: Quy trình xây dựng thang đo .................................................................... 39
Hình 4.1: Cơ cấu mẫu chia theo trình độ học vấn..................................................... 57
Hình 4.2: Cơ cấu mẫu theo thu nhập......................................................................... 57
Hình 4.3: Cơ cấu mẫu theo thâm niên làm việc ........................................................ 58
Hình 4.4: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTT được điều chỉnh sau khi
EFA ........................................................................................................................... 64
Hình 4.5: Phân tích tương quan giữa các nhân tố ..................................................... 66
Hình 4.6: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........................................................ 67
Hình 4.7: Kết quả kiểm định phương sai của phần dư.............................................. 68
Hình 4.8: Tóm tắt mô hình ........................................................................................ 69
Hình 4.9: Phân tích phương sai ................................................................................. 69
Hình 4.10: Hệ số hồi quy .......................................................................................... 69


1


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là nguồn thu quan trọng và chủ yếu đối với ngân sách nhà nước của tất
cả các quốc gia trên thế giới. Thuế ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển
của Nhà nước, chính vì vậy hệ thống và chính sách thuế được xây dựng dựa trên cơ
sở điều kiện – kinh tế - xã hội cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sự nhất định của mỗi
quốc gia.
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc do luật pháp quy định đối với các tổ
chức và cá nhân có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ nước ta
nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Năm 2013, tỷ trọng đóng góp thuế so
với GDP chiếm khoảng 18%, tỷ trọng này có giảm trong những năm gần đây nhưng
vẫn là nguồn thu rất quan trọng của Việt Nam (Huỳnh Thế Du, 2016). Trong cơ cấu
nguồn thu thuế hiện nay của nước ta thì nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đang chiếm tỷ lệ cao, chiếm khoảng 90% tổng nguồn thu thuế, và
theo dự báo nguồn thu thuế từ doanh nghiệp vẫn là chủ yếu trong thời gian tới của
nước ta (Huỳnh Thế Du, 2016). Đảm bảo nguồn thu thuế đúng và đủ là vô cùng
quan trọng để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho đầu tư và phát triển đất nước. Thực tế
cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều ý thức được việc thực hiện đầy đủ chế độ
hóa đơn chứng từ, hạch toán kế toán, chấp hành tốt việc kê khai nộp thuế theo quy
định của pháp luật thuế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các Luật
thuế mới cũng còn nhiều hạn chế, vướng mắc, do đó một số doanh nghiệp lợi dụng
kẻ hở của Luật để khai man trốn thuế ở nhiều mức độ khác nhau, từ đơn giản đến
tinh vi phức tạp, trong nội bộ doanh nghiệp đến liên kết nhiều doanh nghiệp ở nhiều
tỉnh, thành phố khác nhau, mức độ vi phạm ngày càng đa dạng, phức tạp, nghiêm
trọng. Đặc biệt, hiện tượng các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kê
khai lỗ đang khá phổ biến (khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động
trên cả nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục trong 3 năm). Mức



2

độ trốn thuế và tránh thuế cao một phần do khu vực kinh tế phi chính thức còn quá
lớn, trong khi chính sách thuế và cơ chế quản lý thuế còn nhiều kẽ hở khiến cho đối
tượng nộp thuế lợi dụng, đi đôi với vấn đề đạo đức của công chức ngành thuế và
chế tài trừng phạt hành vi trốn, tránh thuế chưa đủ sức răn đe. Chi phí tuân thủ thuế
cao và mức độ tham nhũng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trốn tránh thuế,
thất thoát nguồn thu thuế. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), với quy mô khu vực
kinh tế phi chính thức từ 17,6% GDP đến 35,7% GDP thì mức độ thất thoát nguồn
thu thuế tương ứng từ 3,5% GDP đến 6,1% GDP (Nhóm nghiên cứu Vietnam
Report, 2014).
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có đóng góp lớn nhất (30%) vào
nguồn thu ngân sách nhà nước (Minh Thư, 2015). Thực trạng về các hành vi trốn
thuế, lách thuế như đề cập ở trên diễn ra trên địa bàn Thành phố cũng hết sức phổ
biến. Chính vì vậy công tác KTT đối với doanh nghiệp tại Thành phố có ý nghĩa
quan trọng đối với ngân sách chung của cả nước.
Cơ quan thuế của 24 quận huyện trên địa bàn Thành phố là đơn vị trực tiếp
quản lý thuế của các doanh nghiệp đang hoạt động thuộc khu vực quản lý của mình.
Chính vì vậy, sự hiệu quả trong công tác quản lý trong đó có công tác kiểm tra thuế
(KTT) của các Chi cục đóng góp chung vào hiệu quả quản lý thuế của Thành phố
Hồ Chí Minh. Giống như các Chi cục thuế khác, Chi cục thuế quận (CCT) Bình
Thạnh nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc góp phần đảm bảo nguồn
thu thuế chung của Thành phố, do đó lãnh đạo đơn vị luôn nỗ lực tìm kiếm giải
pháp để quản lý thuế hiệu quả, trong đó công tác KTT được xem là một trong
những hoạt động cốt lõi của quản lý thuế. Để công tác KTT đạt hiệu quả cao thì cần
thiết phải xác định được yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác KTT tại
CCT Bình Thạnh, để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp.
Nhiều cuộc họp chuyên môn trong CCT Bình Thạnh được tiến hành hàng
tháng, hàng quý và hàng năm để khắc phục các bất cập trong công tác KTT, bên
cạnh đó Chi cục cũng tham khảo các kinh nghiệm từ các đơn vị khác trên địa bàn

Thành phố và cả nước để vận dụng vào thực tiễn đơn vị. Thực tế cách tiếp cận này


3

vẫn hiệu quả trong một phạm vi nhất định nhưng vẫn thiếu tính hệ thống khoa học
trong giải quyết vấn đề đó là chưa đo lường được các yếu tố nào tác động lên công
tác kiểm tra. Thêm nữa cách tiếp cận này chưa đánh giá yếu tố nào tác động đáng kể
lên hoạt động KTT, điều này dẫn đến các giải pháp đưa ra chưa mang lại hiệu quả
cao. Khảo lượt các nghiên cứu tại đơn vị dưới góc độ học thuật và ứng dụng, vẫn
chưa có nghiên cứu nào liên quan đến xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
công tác KTT tại CCT Bình Thạnh. Từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài "Các yếu tố
ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh – TP.
Hồ Chí Minh" để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát trong nghiên cứu này là "Xác định các yếu tố ảnh hưởng
công tác KTT tại CCT Bình Thạnh nhằm gợi ý một số giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác KTT tại Chi cục".
Mục tiêu cụ thể


Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTT tại CCT Bình Thạnh.




Xác định mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến KTT tại CCT
Bình Thạnh.



Đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTT tại
Chi cục.

Để đạt được mục tiêu đề ra cần trả lời các câu hỏi sau:
(1) Những yếu tố chính nào ảnh hưởng đến công tác KTT tại CCT Bình Thạnh –
TP. Hồ Chí Minh?
(2) Đối với các yếu tố được xác định có ảnh hưởng đến công tác KTT tại CCT
Bình Thạnh thì vị trí quan trọng của mỗi yếu tố như thế nào đối với công tác
này?
(3) Hàm ý quản trị gì cần rút ra từ nghiên cứu này đối với công tác KTT tại CCT
Bình Thạnh?


4

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là "Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh".
Đối tượng khảo sát là cán bộ công chức thuế đang làm việc tại CCT Bình
Thạnh. Cán bộ thuế tham gia vào quá trình khảo sát đều có kinh nghiệm từ ít nhất 1
năm trở lên và là những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình

kiểm tra thuế.
Phạm vi nghiên cứu:


Phạm vi nội dung: Trong nghiên cứu này tập trung vào xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến công tác KTT thuế trên góc độ hiệu quả kinh tế. Theo
đó, đối với hiệu quả kinh tế, chi phí kiểm tra là tối thiểu, không ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đối tượng kiểm tra, khai
thác đầy đủ các khoản thu vào ngân sách nhà nước. Cụ thể hơn, hiệu quả
KTT thể hiện ở các khía cạnh như tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp
được nâng cao, chi phí tiến hành KTT tại đơn vị giảm dần, số lượng hồ sơ
phát hiện vi phạm thuế giảm hàng năm, hỗ trợ công tác quản lý thuế
chung tốt hơn.



Phạm vi không gian: Xét trong phạm vi CCT Bình Thạnh



Phạm vi thời gian: Nghiên cứu chủ yếu thu thập dữ liệu sơ cấp do chính
tác giả thực hiện trong năm 2017.

1.4.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm (dự kiến n=5). Nghiên

cứu này được thực hiện để điều chỉnh và bổ sung thang đo các yếu tố ảnh hưởng

đến công tác KTT tại CCT Bình Thạnh.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn
khảo sát với cán bộ công chức đang làm việc tại CCT Bình Thạnh có liên quan trực


5

tiếp hoặc gián tiếp đến công tác KTT tại Chi cục. Mục đích của nghiên cứu này
dùng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTT tại CCT Bình Thạnh và mức
độ quan trọng của mỗi yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTT tại Chi cục. Công cụ sử
dụng cho phân tích dữ liệu nghiên cứu là phần mềm SPSS 22.

1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài điều chỉnh và bổ sung thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTT

tại CCT Bình Thạnh. Kết quả nghiên cứu trong đề tài góp phần vào bổ sung vào
kho tàng tri thức chung trong lĩnh vực KTT đối với doanh nghiệp tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu trong đề tài góp phần hỗ trợ CCT Bình Thạnh nhận diện
được các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến công tác KTT của đơn vị, qua đó đưa ra
các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả trong công tác KTT.

1.6.

Kết cấu của luận văn
Nội dung nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan: Trong chương này sẽ trình bày nội dung về tính cấp

thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương

pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về công tác KTT: Trong chương này sẽ trình bày
các khái niệm và lý thuyết có liên quan đến hiệu quả KTT, tổng quan các nghiên
cứu trước đây, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này sẽ trình bày nội dung thiết
kế nghiên cứu, xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTT tại CCT
Bình Thạnh.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trong chương này sẽ mô tả mẫu nghiên cứu
đã thu thập dữ liệu, đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến.
Chương 5: Kết luận và hàm ý nghiên cứu: Trong nội dung chương sẽ trình
bày những kết quả nghiên cứu chính, hàm ý của nghiên cứu, những đóng góp chỉnh
của nghiên cứu, hạn chế và những gợi ý nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ
2.1.

Các khái niệm liên quan

2.1.1. Khái niệm thuế
Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze (1934), “Thuế là một khoản trích nộp bằng
tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho
Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà
nước. Một định nghĩa về thuế tương đối hoàn chỉnh được nêu lên trong cuốn Kinh
tế học của hai nhà kinh tế Mỹ Makkollhell và Bruy: “Thuế là một khoản
chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc chuyển giao bằng hàng hóa, dịch vụ) của các

công ty và các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận
được một cách trực tiếp hàng hóa dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền
phạt mà tòa án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật” (được trích dẫn trong
Đặng Hồng Kỳ, 2013, trang 11).
Theo từ điển tiếng Anh, thuế là một khoản tiền mà một người phải trả cho
chính phủ để có thể trả cho các dịch vụ công.
Theo từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển học – 1998), thuế là khoản tiền hay
hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề
nghiệp ... buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định.
Một định nghĩa cụ thể hơn trên góc độ thời gian, theo đó thuế là một khoản
đóng góp bắt buộc từ các thề nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời
hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng (Nguyễn Thị
Liên and Nguyễn Văn Hiệu, 2009).
Tổng quát chung có thể hiểu Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc bằng tiền
hoặc hiện vật từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn
được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.


7

2.1.2. Quản lý thuế
Quản lý thuế là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ và phương
pháp thích hợp tác động lên đối tượng của quản lý thuế là cho chúng vận động theo
đúng mục tiêu đề ra.
Theo điều 3 của Luật quản lý Thuế năm 2006 thì nội dung quản lý thuế gồm:
1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
2. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
3. Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.
4. Quản lý thông tin về người nộp thuế.
5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

6. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
7. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
2.1.3. Khái niệm kiểm tra thuế và hiệu quả kiểm tra thuế
Khái niệm kiểm tra thuế
Kiểm tra, theo từ điển tiếng Việt, có nghĩa là xem xét tình hình thực tế để đánh
giá, nhận xét. Ở góc độ khác, theo từ điển luật học, kiểm tra là xem xét tình hình
thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn nói chung hay một công
tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét v.v.(Nguyễn Văn Tiến, 2013).
KTT là hoạt động nhằm kiểm tra tính trung thực, tính chính xác của của cơ sở
tính thuế mà người nộp thuế đã kê khai (Bouvier, 2005). Ở một góc độ khác, KTT
là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng
kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng
kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá (Nguyễn Thị Bất and Vũ Duy Hào, 2002).
Dưới góc nhìn khác, KTT là việc kiểm tra hồ sơ kinh doanh và các vấn đề tài
chính của người nộp thuế để đảm bảo rằng số thuế báo cáo và phải trả theo luật thuế
và các quy định về thuế. Đây là hoạt động kiểm tra bổ sung theo luật định và được
thực hiện bởi các viên chức thuế từ cơ quan thuế liên quan (Oyedokun, 2016).


8

Tổng quát chung có thể hiểu, KTT là hoạt động xem xét, đánh giá của cơ quan
thuế các cấp đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực
hiện pháp luật về thuế.
Khái niệm hiệu quả kiểm tra thuế
Trong lĩnh vực thuế, hiệu quả kiểm tra không chỉ xét đơn thuần theo giá trị
bằng tiền mà còn thể hiện thông qua hiệu quả thực hiện các chính sách thuế, phát
huy các tác dụng vốn có của mỗi loại thuế đối với sản xuất và đời sống xã hội, phục
vụ công tác quản lý người nộp thuế. Hiệu quả công tác kiểm tra phải được xem xét

trên góc độ hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị (Nguyễn Văn
Tiến, 2013).
Dựa trên khái quát KTT, hiệu quả KTT có thể hiểu là hiệu quả hoạt động xem
xét, đánh giá của cơ quan thuế đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự quản lý
trong việc thực hiện pháp luật về thuế.
Trong nghiên cứu này tập trung vào xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả KTT thuế trên góc độ hiệu quả kinh tế. Theo đó, đối với hiệu quả kinh tế, chi
phí kiểm tra là tối thiểu, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
đối tượng kiểm tra, khai thác đầy đủ các khoản thu vào ngân sách nhà nước. Cụ thể
hơn, hiệu quả KTT thể hiện ở các khía cạnh như tính tuân thủ thuế của doanh
nghiệp được nâng cao, chi phí tiến hành KTT tại đơn vị giảm dần, số lượng hồ sơ
phát hiện vi phạm thuế giảm hàng năm, hỗ trợ công tác quản lý thuế chung tốt hơn.

2.2.

Lý thuyết về kiểm tra thuế
KTT là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức

năng. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai, tự nộp thuế của người nộp
thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến
khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi
phạm pháp luật thuế. KTT là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi
phạm, giúp người nộp thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại
và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ. Nội dung KTT là việc chấp hành


9

pháp luật thuế. Thông qua các phương pháp phân tích, đánh giá tình hình thực tế
của đối tượng kiểm tra, hoạt động kiểm tra giúp phát hiện, ngăn ngừa, xử lý những

vi phạm pháp luật thuế, góp phần thúc đẩy các tổ chức, cá nhân hoàn thành nghĩa vụ
thuế đối với nhà nước. Từ đó, công tác quản lý thuế được hoàn thiện, tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân.
Sự tuân thủ tốt của người nộp thuế và hiệu quả KTT có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, việc KTT nhằm đảm bảo người nộp thuế tuân thủ đúng quy định về pháp
luật thuế. Theo đó, nếu việc KTT có hiệu quả thì sự tuân thủ thuế sẽ cao và ngược
lại. Dưới đây sẽ trình bày một số lý thuyết có liên quan:
2.2.1. Lý thuyết kinh tế
Các nhà kinh tế đang tiếp cận câu hỏi tại sao người ta không tuân thủ luật pháp
bắt đầu bằng cách xây dựng một lý thuyết dựa trên giả định về hành vi của con
người, là nền tảng của tất cả các nền kinh tế; cụ thể là các cá nhân nói chung hành
động hợp lý trong việc đánh giá chi phí và lợi ích của bất kỳ hoạt động nào đã chọn.
Ý nghĩa ở đây là người trả thuế liên tục tiềm kiếm lợi ích từ chính phủ ngoài số tiền
thuế đã trả. Nói cách khác, lý thuyết là người nộp thuế sẽ được chuẩn bị để trả nhiều
hơn miễn là anh ta có lý do để tin rằng chính phủ đang giữ cho mình một phần của
hợp đồng trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng và an ninh. Đối lập với suy nghĩ ở đây
là sự không tuân thủ sẽ tăng lên khi nhận thức của người nộp thuế là nhà nước
không thực hiện vai trò cung cấp hàng hóa công cộng của mình (Ladi and Henry,
2015).
2.2.2. Lý thuyết tâm lý
Nhiều nhà phân tích đã gợi ý rằng mô hình kinh tế về hành vi của con người
phản ánh quan điểm quá đơn giản của con người, và trong thế giới thực của cuộc
sống hàng ngày, không có bất kỳ giá trị tiên đoán nào. Giống như các nhà kinh tế
học, các nhà tâm lý học cũng có xu hướng giải thích hành vi của con người dưới
dạng những biến số liên quan đến cá nhân. Tuy nhiên, họ có xu hướng mô hình
hành vi của con người theo những thuật ngữ phức tạp hơn nhiều so với các nhà kinh


10


tế. Ý niệm của họ là các lý thuyết kinh tế hiện hữu còn quá đơn giản để giải thích
đầy đủ các hành vi của con người thường được che khuất trong các tình huống cá
nhân mà có thể không có khả năng giải thích mô hình phản ứng lợi ích – chi phí
theo các lý thuyết kinh tế. Một số tác giả lập luận rằng, hiểu rõ tại sao tỷ lệ không
tuân thủ cao sẽ vượt xa kinh tế và lý thuyết để xác định những gì khiến người nộp
thuế phải tuân thủ hoặc không tuân thủ luật (Ladi and Henry, 2015).
2.2.3. Lý thuyết xã hội học
Các nhà xã hội học thường có xu hướng nhìn thấy nguyên nhân gây ra sự thay
đổi trong hành vi của con người trong cấu trúc của hệ thống xã hội. Do đó chúng
giải thích hành động của người dân bằng cách kiểm tra các lực lượng ảnh hưởng
đến vị trí mà chúng chiếm trong hệ thống. Điều này cho thấy rằng hành động của
người dân có thể được hiểu bởi bằng cách kiểm tra các lực lượng xung quanh môi
trường của họ. Lý thuyết này đưa một số nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng tình
trạng tham nhũng trong xã hội được phàn nàn thường xuyên sẽ dẫn đến hậu quả là
sự không tuân thủ thuế của người dân. Nói cách khác, người dân sẽ quan sát những
gì diễn ra xung quanh họ trong một thời gian dài như là một văn hóa và dễ dàng bị
cuốn vào cách hành xử như những người khác. Kết luận này sẽ hỗ trợ kiểm tra và
thanh tra thuế một cách tích cực để giải quyết hậu quả một số trường hợp tiêu cực
của việc không tuân thủ thuế của người nộp thuế (Ladi and Henry, 2015).
2.2.4. Lý thuyết về tạo dựng niềm tin
Due (2003, được trích dẫn trong Mirera, 2014) phát biểu rằng các bên liên
quan yêu cầu trách nhiệm giải trình từ ban quản lý để đổi lại sự đóng góp của họ đối
với tổ chức. Lý thuyết giả định rằng các bên liên quan muốn biết nguồn lực của họ
được tối ưu hóa như thế nào và rằng các nhà quản trị có trách nhiệm và hướng dẫn
hướng đến mục tiêu như các bên liên quan. Lý thuyết khẳng định rằng thông qua
các báo cáo tài chính được kiểm toán có thể minh chứng được trách nhiệm giải
trình. Sau đó, trách nhiệm giải trình được đưa ra trong kiểm tra.


11


2.2.5. Lý thuyết về đạo đức thuế
Lý thuyết về đạo đức thuế được phát triển đầu tiên bởi các học giả người Đức
mà trung tâm là Gunter Schmolders được biết đến như Trường tâm lý học Thuế
Cologne. Đạo đức thuế có thể được gọi là nhân tố cá nhân thúc đẩy một người thực
hiện nghĩa vụ thuế của mình. Như là một nhân tố quyết định hành vi thuế, đạo đức
thuế nhằm mục đích giải thích làm thế nào và tại sao đạo đức người nộp thuế ảnh
hưởng lên hành vi thuế của họ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự vi phạm thuế
được cho liên quan đến đạo đức thuế (Barone and Mocetti, 2011). Theo lý thuyết
này, người nộp thuế sẽ giảm vi phạm thuế khi cộng đồng nơi họ sống hoặc hoạt
động không đồng tình với sự vi phạm thuế. Người nộp thuế có nhiều khả năng hơn
để tuân thủ nghĩa vụ thuế nếu bạn bè, người thân họ tuân thủ nghĩa vụ thuế này.
Hơn nữa, người nộp thuế sẽ trốn thuế nếu họ cảm thấy rằng người khác cũng đang
trốn thuế. Nói một cách khác, nếu xã hội khoan dung sự trốn thuế thì xã hội đó
khuyến khích sự trốn thuế. Niềm tin tôn giáo cũng là một biến số trong sự vi phạm
thuế khi các nghiên cứu chỉ ra rằng người nộp thuế mà có sự cam kết hoặc niềm tin
tôn giáo mạnh mẽ có thể sẽ tuân thủ thuế ngay cả khi họ thấy thuế suất cao (McGee,
2011). Trong một vài trường hợp, người nộp thuế có thể cảm thấy có đạo đức và
công bằng về trốn thuế nếu họ cảm thấy rằng chất lượng và số lượng hàng hóa và
dịch vụ công không thỏa mãn. Ngược lại cũng đúng. Trong các nền kinh tế nơi sự
cung ứng hàng hóa và dịch vụ công thỏa mãn thì tỷ lệ trốn thuế thấp. Người nộp
thuế sẽ có khuynh hướng tuân thủ nghĩa vụ thuế nếu họ cảm thấy chính phủ của
mình là trung thực, dân chủ và có sự tham gia và cũng như nếu người nộp thuế cảm
thấy họ đóng vai trò có ý nghĩa trong chính quyền (Cummings et al., 2006).
2.2.6. Lý thuyết AS (The Allingham and Sandmo Theory)
Lý thuyết AS cho rằng, chính phủ ngăn trốn thuế thông qua xử phạt và kiểm
tra. Người nộp thuế sẽ quyết định vi phạm các luật tài chính và trốn tránh nghĩa vụ
thuế của họ khi họ nhận thức rằng chi phí việc trốn thuế là quá thấp, và tin tưởng
rằng những gì mình làm không thể bị phát hiện hoặc kiểm tra (Allingham and



×