Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.74 KB, 2 trang )
ĐỀ THI THỬ KHỐI 9 NĂM 2008-2009
Phần 1( 6 điểm)Viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng
chiến, một nhà thơ đã viết:
...Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên theo
sách Ngữ văn 9.
Câu 2: Khổ thơ vừa chép trích trong bài thơ nào? Bài
thơ đó do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào được dùng trong câu
thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”? Từ “trái
tim”trong câu thơ được hiểu theo nghĩa nào?
Câu 4: Dựa vào khổ thơ vừa chép viết đoạn văn
khoảng 10- 12 câu theo cách lập luận diễn dịch trong
đó có dùng 1 câu bị động, lời dẫn trực tiếp làm rõ vẻ
đẹp trong ý chí và quyết tâm của người chiến sĩ lái xe?
Phần 2: 4 điểm
… “ Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt,
nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ
ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề
này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc,
ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
Huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em
đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế
đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất…”
( Trích “Lặng lẽ Sa Pa” Nguyễn Thành Long)
Câu 1: Những câu văn trên nêu suy nghĩ của anh
thanh niên, đó là những suy nghĩ gì?
Câu 2: Một trong những thành công của truyện ngắn
“Lặng lẽ Sa Pa” ( Nguyễn Thành Long) là tác giả đã
tạo được tình huống truyện thú vị, đó là tình huống
nào? Tình huống ấy có ý nghĩa gì trong truyện?