Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH xây dựng và thương mại tường vy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.43 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

VÕ THỊ KIM LOAN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG
VÀ THƯƠNG MẠI TƯỜNG VY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh
doanh Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm
2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

VÕ THỊ KIM LOAN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG
VÀ THƯƠNG MẠI TƯỜNG VY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh
doanh Mã số ngành: 60340102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DƯƠNG CAO THÁI
NGUYÊN

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm
2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Dương Cao Thái Nguyên
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ
ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 26 tháng 04 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
sĩ)

T
T1
2
3
4
5

T

S.
T
S.
T
S.
T
S.
T
S.

C
h
P
bP
b

v

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

TS. Trương Quang Dũng


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm

2017.

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: VÕ THỊ KIM LOAN

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 09/10/1989

Nơi sinh: Long An

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

MSHV: 1541820072

I- Tên đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG
TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TƯỜNG VY
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Luận văn có nhiệm vụ và nội dung sau:
 Xác định mô hình các yếu tố cấu thành NLCT trong lĩnh vực XD,NV&SL.
 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng NLCT của công ty Tường Vy so với
các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường.
 Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chính để nâng cao NLCT của
công ty Tường Vy.
Nội dung chính của luận văn:
Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình năng lực cạnh tranh
Chương 2: Thực trạng NLCT của công ty Tường Vy
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của công ty Tường Vy.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/09/2016

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/03/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Dương Cao Thái Nguyên
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Võ Thị Kim Loan


ii

LỜI CÁM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ
Tp. HCM (Hutech) đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt
thời gian tôi học tại trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Dương Cao

Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này
nhờ vậy mà tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể
lớp lớp 15SQT12 đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm
luận
văn.
Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn,
luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn và bạn bè cũng như các anh chị
trong công ty TNHH XD&TM Tường Vy, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai
sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi quý báu của quý thầy, cô và
bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn.
Tp.HCM, tháng 05 năm 2017
Tác giả

Võ Thị Kim Loan


3

TÓM TẮT
Cạnh tranh là một hoạt động mang tính then chốt của doanh nghiệp để tồn tại
trên thị trường. Không có doanh nghiệp nào phát triển bền vững trên thị trường mà
không có NLCT so với đối thủ của mình.
Nghiên cứu NLCT đã được thực hiện nhiều trên thế giới và Việt Nam ở các
cấp độ khác nhau từ quốc gia tới địa phương và doanh nghiệp. Nghiên cứu NLCT
trong luận văn này dưới góc độ doanh nghiệp hoạt động trong một ngành tương đối
mới đó là ngành XD,NV&SL.
NLCT là một khái niệm đa hướng với sự ảnh hưởng từ các nhân tố bên trong
và bên ngoài. Nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa NLCT và LTCT,

trong khi đó LTCT lại phụ thuộc vào NLCL. Để nhận diện được NLCL cần sử dụng
công cụ đánh giá nguồn lực và chuỗi giá trị doanh nghiệp.
Nghiên cứu đã điều chỉnh mô hình NLCT tổng quát thành mô hình NLCT
trong ngành XD,NV&SL và thang đo chính thức các yếu tố cấu thành NLCT trong
ngành này. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 9 thành phần và 26 biến quan sát
cấu thành NLCT ngành XD,NV&SL.
Nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu n =138 gồm đối tượng là chuyên
gia và khách hàng, đồng thời so sánh NLCT công ty Tường Vy với 3 đối thủ chính
là công ty Sao Mai, công ty Song Thương và công ty Minh Hằng. Nghiên cứu đã
giúp công ty Tường Vy đánh giá được vị thế NLCT của mình so với đối thủ và nhận
biết yếu tố nào là có ảnh hưởng lớn đến NLCT của công ty
Nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị giải pháp dựa trên ma trận hình ảnh
cạnh tranh. Các giải pháp đã có căn cứ khoa học rõ ràng và có các tiêu điểm hướng
đến cải thiện nhằm giúp công ty Tường Vy cải thiện NLCT trong thời gian tới.


4

ABSTRACT
Competition is a key activity of the business to survive in the market. There is
no business having sustainable development on the market without competitive
capability against its competitors.
There are many research on competitive capability has been carried out over
the world and Vietnam national level to level of local and enterprises. The research
on competitive capability in this thesis from the perpective of enterprises operating
in a new relatively industry such as construcstion, dredging and leveling.
Competitive capability is a multidemensional concept with influence from
both internal and external factors. Research has shown a trong link between
competitive and competitive advantage, while competitive advantage is dependent
on core competencies. To identify the core competencies, it is necessary to use a

tool for assessing resources and the enterprise value chain
Research modified general competitive capability model into a model of
competive capability in industry of construcstion, dredging and leveling, and its
official scale's components. The result of the research have identified nine
components and 26 observations that make up the competitive capability of this
industry.
Official research conducts with sample size of 138 including experts and
customers, and compares competitive capability of company Tuong Vy with three
main competitors including Sao Mai, Song Thuong and Minh Hang. The research
help Tuong Vy assess its competition position against its rivals and identify which
factors have a major impact on competitive capability of the company.
Research has provided solution recommendations based on competitve profile
matrix. The solutions have a clear scientific basis and focus on improvements to
help Tuong Vy improve NLCT in the coming time.


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ...............................................................................................................iv
MỤC LỤC................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH.................................. x
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.


Giới thiệu ............................................................................................................ 1

1.1.

Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1

1.2.
1

Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................

2.
2

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................

3.
4

Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................

3.1.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 4

3.2.

Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ............................................................. 4

3.3.


Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 4

4.

Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................... 5

5.

Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH .....
6
1.1. Khái quát về cạnh tranh ...................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh .................................................................................................
6
1.1.2. Phân loại cạnh tranh ...................................................................................................
7

1.2. Khái quát về năng lực cạnh tranh ....................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh .................................................................................. 8
1.2.2. Đặc trưng cơ bản NLCT của doanh nghiệp .............................................................
10
1.2.3. Khung phân tích NLCT của doanh nghiệp .............................................................. 11


6

1.3. LTCT và LTCT bền vững của doanh nghiệp ................................................... 16



7

1.4. Tổng quan về NLCL......................................................................................... 21
1.4.1. Các khái niệm về NLCL .......................................................................................... 21
1.4.2. Các nguồn lực và khả năng ...................................................................................... 22
1.4.3. Phương pháp xây dựng NLCL ................................................................................. 26

1.5. Công cụ đánh giá NLCT của doanh nghiệp ..................................................... 32
1.6. Mô hình nghiên cứu NLCT của doanh nghiệp ................................................. 34
1.7. Tóm tắt chương 1 ............................................................................................. 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
TƯỜNG VY .............................................................................................................. 36
2.1. Giới thiệu về công ty Tường Vy ...................................................................... 36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................................... 36
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ............................................................................... 36
2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty Tường Vy ........................................................................... 38
2.1.4. Một số dự án điển hình công ty thực hiện................................................................ 39

2.2. Phân tích hoạt động kinh doanh công ty Tường Vy......................................... 39
2.2.1. Kết quả kinh doanh .................................................................................................. 39
2.2.2. Hoạt động sản xuất và vận hành .............................................................................. 41
2.2.3. Hoạt động Marketing và dịch vụ.............................................................................. 42
2.2.4. Hoạt động quản trị tổng quát.................................................................................... 43
2.2.5. Quản trị nguồn nhân lực........................................................................................... 44
2.2.6. Hoạt động phát triển công nghệ ............................................................................... 45

2.3. Đặc điểm các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty Tường Vy ................... 46
2.4. Thiết kế nghiên cứu đánh giá NLCT của công ty Tường Vy........................... 48
2.4.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 48

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 49
2.4.3. Thang đo sơ bộ các yếu tố cấu thành NLCT............................................................ 49
2.4.4. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................................... 51

2.4.4.1. Mô hình các yếu tố cấu thành NLCT ngành XD, NV&SL ....................... 51
2.4.4.2. Thang đo chính thức NLCT trong ngành XD, NV&SL ............................ 51
2.4.5. Nghiên cứu định lượng chính thức .......................................................................... 53

2.4.5.1. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 53


vii

2.4.5.2. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu ...................................................... 54
2.4.6. Ma trận hình ảnh cạnh tranh công ty Tường Vy ...................................................... 54

2.5. Tóm tắt chương 2 ............................................................................................. 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TƯỜNG VY.................................................................................. 59
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển nhằm nâng NLCT công ty Tường Vy ...... 59
3.2. Một số giải pháp nâng cao NLCT công ty Tường Vy...................................... 60
3.2.1 Giải pháp về năng lực tài chính ............................................................................... 60
3.2.2 Giải pháp về trình độ khoa học công nghệ............................................................... 61
3.2.3 Giải pháp về khả năng nguồn nhân lực .................................................................... 62
3.2.4 Giải pháp về năng lực quản trị ................................................................................. 63
3.2.5 Giải pháp về uy tín thương hiệu............................................................................... 64
3.2.6 Giải pháp về năng lực sản xuất và vận hành ............................................................ 65
3.2.7 Giải pháp về năng lực nghiên cứu và phát triển....................................................... 65
3.2.8 Giải pháp về khả năng cung ứng dịch vụ ................................................................. 66
3.2.9 Giải pháp về năng lực Marketing............................................................................. 66


KẾT LUẬN ............................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 70
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 76


8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Vi
ện
L
ợi
N
ăn
N
ăn
C
ô
U
ni
te
dX
ây


n
CI
E

L
T
N
L
N
L
C
ôn
U
N
D
X
D,


9

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các nguồn lực hữu hình của công ty ........................................................23
Bảng 1.2: Các nguồn lực vô hình của công ty ..........................................................24
Bảng 1.3: Minh họa các khả năng của công ty .........................................................25
Bảng 1.4: Bốn tiêu chuẩn của LTCT bền vững ........................................................27
Bảng 1.5: Các kết quả từ sự kết hợp các tiêu chuẩn LTCT bền vững .....................28
Bảng 1.6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh minh họa của một công ty mẫu ..................33
Bảng 2.1: Ngành nghề đăng ký kinh doanh ..............................................................37
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty Tường Vy (2011-2015) ..............40
Bảng 2.3: Thang đo các yếu tố cấu thành NLCT tổng quát......................................50
Bảng 2.4: Thang đo chính thức NLCT trong ngành XD,NV&SL ............................52
Bảng 2.5: Ma trận hình ảnh cạnh tranh công ty Tường Vy ......................................55



10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Khung phân tích NLCT quốc gia ..............................................................12
Hình 1.2: Khung phân tích NLCT địa phương .........................................................13
Hình 1.3: Sự hình thành giá trị trên mỗi đơn vị sản phẩm ........................................18
Hình 1.4: Các khối cơ bản tạo ra lợi thế cạnh tranh..................................................18
Hình 1.5: Chuỗi giá trị tổng quát doanh nghiệp........................................................29
Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu tổng quát NLCT.......................................................34
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty Tường Vy ..............................................................38
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu đánh giá NLCT của công ty Tường Vy .................48


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
1.1. Đặt vấn đề
Thật khó để bất kỳ một doanh nghiệp nào tồn tại lâu dài trên thị trường mà
không có NLCT so với đối thủ của mình. Trong điều kiện nguồn lực có giới hạn,
mỗi doanh nghiệp phải chọn cho mình một chiến lược phù hợp nhằm khai thác các
yếu tố then chốt một cách hiệu quả để nâng cao NLCT. Trong bối cảnh hội nhập
hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ký kết các
hiệp định thương mại song phương với nhiều nước trên thế giới, đã và đang đàm
phán các hiệp định quan trọng khác thì tính chất cạnh tranh sẽ càng ngày khốc liệt
hơn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp trong nước ở bất kỳ ngành nghề nào cũng phải
vận động không ngừng, đổi mới sáng tạo liên tục để tìm ra những cách thức cạnh
tranh thông minh nhằm dành thắng lợi trên thị trường. NLCT là một khái niệm
không còn quá xa lạ với những nhà doanh nghiệp, những nhà nghiên cứu kinh

doanh. Tuy nhiên, xác định mô hình như thế nào để nâng cao NLCT của doanh
nghiệp không phải là một điều dễ dàng. Thực tế, không có mô hình chuẩn cho toàn
bộ các doanh nghiệp, mà mỗi doanh nghiệp phải xác định mô hình cạnh tranh cho
phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp mình.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Cạnh tranh diễn ra trong tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong mọi ngành
nghề, ngay cả những doanh nghiệp độc quyền thuần túy trong một quốc gia cũng
phải nỗ lực nâng cao NLCT của mình để hạn chế sự ảnh hưởng của các lực lượng
cạnh tranh khác trên thị trường như sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp quốc tế, các
doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thay thế, sức mặc cả tăng lên từ khách hàng, nhà
cung cấp, đối thủ tiềm ẩn.
Công ty Tường Vy hiện đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
XD,NV&SL, đây là thị trường mà khách hàng không phải là đại chúng người dân
mà chủ yếu là các doanh nghiệp. Thị trường có số lượng khách hàng ít trong khi có


2

nhiều doanh nghiệp đang cạnh tranh trên thị trường, cộng thêm đó là tiềm ẩn nhiều
đối thủ mới dự định gia nhập thị trường làm cho sức ép cạnh tranh lên doanh nghiệp
ngày một lớn hơn. Lĩnh vực xây dựng và nạo vét có sản phẩm tương đối đặc thù và
mức độ phức tạp không quá cao, điều này cũng góp phần tăng thêm sức ép cạnh
tranh do các đối thủ dễ dàng bắt chước phương thức sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Trước đây, để thành công và tồn tại trong lĩnh vực này, doanh nghiệp phải có mối
quan hệ tốt với khách hàng, cơ quan chính quyền địa phương, cơ quan quản lý, tuy
nhiên dưới sức ép của hội nhập và minh bạch hơn trong cạnh tranh thông qua đấu
thầu công khai thì yếu tố mối quan hệ tốt không thể là yếu tố duy nhất đảm bảo cho
NLCT của doanh nghiệp mà cần phải xây dựng được các yếu tố cạnh tranh then
chốt để nâng cao NLCT của doanh nghiệp.
Trong vai trò là một thành viên quản lý của doanh nghiệp, tác giả chọn đề tài

“Một số giải pháp nâng cao NLCT của công ty Tường Vy” để nghiên cứu. Đề tài
này là một cơ hội để tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong môi
trường học thuật và kinh nghiệm thực tế nhằm đề xuất các giải pháp mang tính cụ
thể, khả thi qua đó giúp công ty của mình nâng cao được NLCT trên thương trường
và đạt được những cột mốc tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có nhiều nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng về NLCT trong nhiều ngành khác
nhau, trong phần này tác giả chỉ khảo lược một số nghiên cứu nổi bật và có liên
quan nhiều đến đề tài:
UNDP & CIEM (2003) đưa ra những khái niệm và đánh giá về NLCT quốc
gia. Các nhân tố then chốt tạo ra NLCT cho mỗi quốc gia đã được hai đơn vị này
phối hợp thực hiện chặt chẽ và kiến nghị những giải pháp thiết thực cho Việt Nam.
Xét về phạm vi thì nội dung trong tài liệu này đề cập đến quốc gia nhưng có thể sử
dụng kết quả nghiên cứu này áp dụng linh hoạt vào trong các doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Quy (2005) đã đưa ra hệ thống khung lý thuyết về NLCT và
NLCT của ngân hàng thương mai đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong tài
liệu này, tác giả đã đưa ra một số điểm và các yếu tố được xem là quan trọng ảnh


3

hưởng đến NLCT của các ngân hàng thương mại. Đây là cơ sở cho các nghiên cứu
ứng dụng trong từng ngân hàng thương mại cụ thể. Nhiều luận án tiến sĩ của một số
tác giả cũng đi sâu nghiên cứu lý luận về NLCT và đề xuất giải pháp trong lĩnh vực
ngân hàng như “Các giải pháp nâng cao NLCT và hội nhập của ngân hàng thương
mại đến năm 2010” (Trịnh Quốc Trung, 2004); “Giải pháp nâng cao NLCT của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” (Lê
Đình Hạc, 2005). Còn nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng về NLCT nhưng
đi sâu hơn vào từng ngân hàng cụ thể.
Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng, các lĩnh vực khác cũng có nghiên cứu về NLCT.

Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp (2012) nghiên cứu về LTCT trong doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ siêu thị, nghiên cứu này cũng đưa ra những hàm ý chính
sách quan trọng để các doanh nghiệp tham khảo nhằm nâng cao NLCT của mình.
Nguyễn Khánh Cường (2009) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về NLCT, phân tích
NLCT của Tổng công ty xây lắp máy Việt Nam, đồng thời đề ra các giải pháp để
nâng cao NLCT của doanh nghiệp này. Những kết quả nghiên cứu này được thực
hiện trong luận văn thạc sĩ “Nâng cao NLCT của Tổng công ty lắp máy Việt Nam”.
Các công trình nghiên cứu về NLCT đề cập ở trên đã hệ thống một cách rõ
ràng và tương đối đầy đủ về các khái niệm cạnh tranh và NLCT trong các lĩnh vực
khác nhau. Các nghiên cứu này cũng đã có những cách tiếp cận khoa học trong việc
xác định các yếu tố quan trọng tạo ra NLCT cho doanh nghiệp, việc thu thập và
kiểm định mô hình thông qua các phương pháp tiếp cấn khác nhau cũng làm tăng độ
tin cậy của nghiên cứu.
Theo như hiểu biết của tác giả thông qua khảo lược các công trình nghiên cứu
thì hiện hầu như chưa có đề tài nghiên cứu về NLCT trong lĩnh vực XD,NV&SL.
Đề tài luận văn “Một số giải pháp nâng cao NLCT của công ty Tường Vy” là một
dạng nghiên cứu ứng dụng cho doanh nghiệp cụ thể, vì vậy mô hình nghiên cứu
hoặc kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp khác trong cùng ngành cũng khó có thể
vận dụng cho công ty Tường Vy do đặc thù của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Thêm
nữa, tính đến thời điểm tác giả thực hiện, chưa có bất kỳ đề tài nào nghiên cứu về


4

NLCT của công ty Tường Vy, do đó kết quả của nghiên cứu trong luận văn tác giả
hoàn toàn là những điểm mới cung cấp cho doanh nghiệp.
3. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu của luận văn tập trung vào :



Xác định mô hình các yếu tố cấu thành NLCT trong lĩnh vực XD,NV&SL.



Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng NLCT của công ty Tường Vy so
với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường.



Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chính để nâng cao NLCT
của công ty Tường Vy.

3.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là NLCT của công ty Tường Vy so
với đối thủ cạnh tranh trên thị trường XD,NV&SL.



Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích và đánh giá các lực lượng
cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của công ty Tường Vy tại Việt
Nam trong ngành XD,NV&SL.



Số liệu, thông tin thu thập phục vụ cho nghiên cứu từ 2012-2016.

3.3. Phương pháp nghiên cứu



Phương pháp tiếp cận suy diễn được sử dụng để khái quát cơ sở lý thuyết về
NLCT và đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT trong
ngành XD,NV&SL. Bước tiếp sau đó là thu thập dữ liệu và số liệu quan sát
để điều chỉnh mô hình nghiên cứu và đánh giá NLCT của công ty Tường Vy
trên thị trường, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT của doanh
nghiệp.



Kết hợp với phương pháp tiếp cận suy diễn, phương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này, cụ thể:


5

Phương pháp nghiên cứu định tính giúp xác định các yếu tố cấu thành
NLCT và thang đo. Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên lý thuyết các
yếu tố cấu thành NLCT của doanh nghiệp và kinh nghiệm thực tế tại
doanh nghiệp để đề xuất các yếu tố cấu thành NLCT trong lĩnh vực
XD,NV&SL. Sau đó, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 10 chuyên gia
để hiệu chỉnh các yếu tố cấu thành NLCT và thang đo để đảm bảo đầy đủ,
phù hợp. Đây là cơ sở xây dựng bảng câu hỏi để phục vụ nghiên cứu định
lượng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Từ bảng câu hỏi xây dựng được từ
nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích
thực trạng NLCT của công ty Tường Vy. Phương pháp thống kê sử dụng
là thống kê mô tả, thang đo sử dụng trong bảng câu hỏi đánh giá mức độ
quan trọng của từng yếu tố trong mô hình NLCT là thang đo Likert với 5

mức độ quan trọng, trong khi thang đo đánh giá phân loại NLCT là thang
đo 4 mức độ theo đề xuất của David (2011). Phiếu khảo sát được phát trực
tiếp tới 2 nhóm đối tượng: Nhóm đối tượng chuyên gia và nhóm đối tượng
khách hàng của công ty.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề xuất được mô hình và thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các
doanh nghiệp trong ngành XD,NV&SL.
Đưa ra các phân tích và đánh giá khoa học về NLCT của công ty Tường Vy
trên thị trường, từ đó đề xuất các giải pháp xuất phát từ các đánh giá khoa học này
để giúp công ty Tường Vy nâng cao NLCT của mình.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn có 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình NLCT
Chương 2: Thực trạng NLCT của công ty Tường Vy
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của công ty Tường Vy.


6

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.

Khái quát về cạnh tranh

1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một thuật ngữ đã trở nên phổ biến trong thế giới kinh doanh, tuy
có nhiều định nghĩa đã nêu ra nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất chung
trong giới học thuật và kinh doanh.
Theo Từ điển rút gọn về kinh doanh (2017) định nghĩa "Cạnh tranh là sự ganh

đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài
nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình". Theo định nghĩa
này, cạnh tranh là nâng cao vị thế của người này và giảm vị thế của người khác.
Đưa ra định nghĩa cạnh tranh của các đối tượng cụ thể hơn, Từ điển Bách khoa toàn
thư mở (2016) định nghĩa "cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (như
nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân v.v…) nhằm
giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi thế kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều
lợi ích nhất cho mình". Ở một phạm vi hẹp hơn khi đề cập đến sự cạnh tranh giữa
các chủ thể trong cùng ngành, Đại Từ điển tiếng Việt (2013) định nghĩa "cạnh tranh
là tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau nhằm dành phần
hơn, phần thắng về mình".
Hội đồng Trung ương (2013) biên soạn Giáo trình kinh tế học chính trị Mác –
Lênin đưa ra định nghĩa "cạnh tranh sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể
trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản
xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho
mình".
Ngô Kim Thanh (2013) cho rằng, "cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp,
là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay
nguồn lực của các doanh nghiệp". Một góc nhìn khá tương đồng khác, Đoàn Thị


7

Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2011) cho rằng cạnh tranh là sự ganh đua giữa các cá
nhân, tổ chức, cùng hoạt động trong một lĩnh vực để dành phần hơn (về thị trường,
khách hàng, lợi nhuận v.v…), phần thắng về mình. Một góc nhìn tương đối mở hơn,
Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2006) cho rằng "cạnh tranh trong thương trường không
phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là đem lại cho khách hàng những giá trị
gia tăng cao hơn hoặc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải

lựa chọn các đối thủ cạnh tranh của mình".
Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học (2001) đưa ra định nghĩa "cạnh tranh - sự đấu
tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai
bên hay nhiều bên cố gắng dành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể dành được".
Porter (1998) cho rằng cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của
cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung
bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi
nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm
đi. Porter (1998), trong cuốn sách lợi thế cạnh tranh, cũng cho rằng "cạnh tranh là
vấn đề cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Sự cạnh
tranh cũng xác định tính phù hợp của các hoạt động của doanh nghiệp để đạt đến
kết quả sau cùng, chẳng hạn như cải tiến, liên kết văn hóa hoặc sự thực thi đúng
đắn".
Một cách tổng quát có thể thấy rằng, cạnh tranh là sự tranh đua của các chủ
thể trên thị trường nhằm tạo dựng vị thế cho mình để thu được nhiều lợi ích nhất có
thể. Để tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường kinh doanh khắc nghiệt, các
doanh nghiệp phải luôn đổi mới, sáng tạo tìm ra những giải pháp mang tính khoa
học, thực tế để giúp doanh nghiệp của mình phát triển.
1.1.2. Phân loại cạnh tranh
Trong kinh tế học và trong khoa học pháp lý, có nhiều cách phân loại cạnh
tranh khác nhau để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu hoặc cho công tác xây dựng
chính sách cạnh tranh (Lê Danh Vĩnh et al., 2010). Dưới đây là một số cách phân
loại:


8

Dựa vào vai trò điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh được chia thành hai loại: cạnh
tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước.
 Căn cứ vào tính chất mức độ biểu hiện, cạnh tranh được chia thành cạnh tranh

hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền.
 Dựa vào tính lành mạnh và sự tác động của hành vi đối với thị trường, các hành vi
cạnh tranh được chia làm 3 loại là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không
lành mạnh và hạn chế cạnh tranh.
1.2.

Khái quát về năng lực cạnh tranh

1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
NLCT, khả năng cạnh tranh hay sức cạnh tranh là những khái niệm có cùng
nội dung, thuật ngữ NLCT có liên quan mật thiết đến cạnh tranh và ngày càng được
sử dụng rộng rãi nhưng hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất (Nguyễn Viết Lâm,
2014). NLCT là cách thức các nước tạo điều kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội và môi
trường cho phát triển kinh tế. Nó đo lường những gì hình thành nên sự phát triển
này, những thứ như chính sách, thể chế và các yếu tố quyết định năng suất. Nói đơn
giản, NLCT theo dõi những yếu tố quan trọng giúp một nền kinh tế có năng suất lao
động cao và so sánh thành quả của mỗi quốc gia với chuẩn mực thế giới (Nguyễn
Xuân Thành, 2014). Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2014) định
nghĩa NLCT là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc
khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều
kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vừng. Trên góc độ tổng quát lấy con người
làm trung tâm, khái niệm NLCT được diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) quan niệm,
đối với doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh có nghĩa là tạo ra những lựa chọn tăng
trưởng mới, mang lại giá trị cho các cổ đông. Đối với xã hội, nâng cao năng lực
cạnh tranh là tạo ra việc làm mới và điều kiện sống tốt hơn (Schwab and Savier,
2015).
Ba cấp độ phổ biến nhất thường được xem xét, phân biệt và đánh giá là NLCT
cấp quốc gia, NLCT cấp doanh nghiệp và NLCT cấp sản phẩm/dịch vụ. NLCT ở



9

mỗi cấp độ hoặc phạm vi như vậy đều có mối liên hệ mật thiết với nhau và cũng có
nhiều quan niệm khác nhau. Để tìm hiểu rõ NLCT của doanh nghiệp, thì cần phân
biệt được NLCT quốc giá và NLCT sản phẩm/dịch vụ (Nguyễn Viết Lâm, 2014).
NLCT quốc gia là khả năng của quốc gia để sản xuất, phân phối và phục vụ
hàng hóa trong nền kinh tế quốc tế cạnh tranh với hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở
nước khác và làm như vậy theo một cách thức nhằm nâng cao mức sống (Scott and
Lodge, 1985, được trích dẫn trong Verner, 2011). Hoặc một cách cụ thể hơn, NLCT
quốc gia được quan niệm là năng lực của nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền
vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của
người dân, chủ yếu nhờ khả năng cung cấp công nghệ hoặc bằng cách tự sáng tạo
hoặc tiếp thu nhanh chóng và tích cực công nghệ từ nước khác (Đinh Văn Ân, 2003,
được trích dẫn trong Nguyễn Viết Lâm, 2014). Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)
cho rằng "NLCT quốc gia là năng lực của nền kinh tế nhằm đạt và duy trì được mức
tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc
trưng kinh tế khác" (được trích dẫn trong Nguyễn Viết Lâm, 2014).
NLCT của sản phẩm hay dịch vụ là khả năng trao đổi sản phẩm, thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. NLCT của sản
phẩm hay dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế so sánh của nó, trong khi đó lợi thế so sánh
lại được đánh giá theo nhiều tiêu thức khác nhau (Nguyễn Viết Lâm, 2014). Theo
Porter (1990), NLCT của sản phẩm là sự vượt trội của nó so với các sản phẩm cùng
loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường.
Những cách tiếp cận về NLCT trên đây cho thấy những quan điểm khác nhau
về NLCT ở hai cấp độ khác nhau. Cách tiếp cận về NLCT của doanh nghiệp cũng
được hiểu và diễn đạt theo những cách thức khác nhau. Từ điển Bách khoa toàn thư
mở (2016) định nghĩa "NLCT của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế
của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi
của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực
lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn

người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải


10

tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường". Cũng theo Từ điển Bách
khoa toàn thư mở (2016), NLCT của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của
doanh nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. NLCT không chỉ
được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị
doanh nghiệp v.v. mà còn gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra
thị trường, thị phần mà nó nắm giữ, hiệu quả sản xuất kinh doanh. NLCT còn có thể
được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong
muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như
năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị
trường mới.
Quan điểm của Porter (1998) cho rằng, NLCT của doanh nghiệp là khả năng
có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh, mở rộng thị phần, tăng lợi nhuận thông
qua một số chỉ tiêu như năng suất, chất lượng, công nghệ, sự khác biệt về hàng hóa
dịch vụ được cung cấp, giá trị tăng thêm, chi phí sản xuất; là khả năng doanh nghiệp
thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong việc đạt được mục tiêu quan trọng nhất là
lợi nhuận.
Từ các quan điểm nêu trên, một cách tổng quan nhất có thể định nghĩa NLCT
của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp trong việc thỏa mãn nhu cầu khách
hàng vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh thông qua việc khai thác các lợi thế bên trong
và tận dụng các cơ hội bên ngoài nhằm đạt mục tiêu kinh doanh.
1.2.2. Đặc trưng cơ bản NLCT của doanh nghiệp
Nguyễn Viết Lâm (2014) cho rằng, mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau về
NLCT, nhưng nếu xét về bản chất thì có thể có các đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, NLCT của doanh nghiệp phụ thuộc vào cả yếu tố bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp.

Thứ hai, NLCT của doanh nghiệp không phải được xác định một cách biệt lập,
riêng rẻ mà là sự đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng
một lĩnh vực, cùng một thị trường.


×