Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ THI THỬ KHỐI 9 NĂM HỌC 2009 - ĐỀ 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.04 KB, 2 trang )

ĐỀ THI THỬ VÒNG 1 KHỐI 9 NĂM 08-09 ( Dịch Vọng)
Phần 1 ( 7 điểm): Trong tác phẩm “ Truyện Kiều”, Nguyễn Du, nhà thơ lớn
của dân tộc đã viết những dòng thơ rất đặc sắc tả cảnh thiên nhiên ngày xuân
như sau:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Câu 1: Hình ảnh “Con én đưa thoi” trong câu thơ 1 diễn tả được những điều
gì?
Câu 2: Từ ‘thiều quang” trong câu thơ thứ hai có nghĩa là gì, được dùng
trong câu thơ theo phương thức chuyển nghĩa nào?
Câu 3: Có người đã thay chữ “tận” trong câu thơ thứ 3 bằng từ “rợn”, theo
em việc thay từ như vậy có làm nghĩa diễn tả của câu thơ thay đổi không?
Em hãy viết một chuỗi khoảng 3 đến 4 câu để trả lời cho mạch lạc, rõ ràng.
Câu 4: Cấu trúc ngữ pháp của câu thơ thứ 4 có gì đặc biệt? Nó góp phần
diễn tả cảnh vật trong câu thơ như thế nào?
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu, trong đó em sử dụng một câu có
thành phần phụ chú nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Phần II ( 3 điểm)
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói
cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy, ông nói như để ngỏ lòng mình,
như để mình lại minh oan cho mình nữa.
Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết
có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói được đôi câu như vậy, nỗi khổ trong
lòng ông cũng vợi đi được đôi phần. ( Làng – Kim Lân)
1. Truyện ngắn Làng của Kim Lân được viết trong thời gian nào?
2. Ông Hai, nhân vật trong truyện “Làng” đã trò chuyện những điều gì với
đứa con thơ dại của mình


3. Qua những lời trò chuyện của ông Hai với đứa con, em cảm nhận được
điều gì trong tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc
kháng chiến.

×